Thời sự y học số 420 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHUYÊN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ
PHẦN III

1/ CÁC ĐÊM BỊ CHIA NHỎ VỚI TUỔI GIÀ

NGƯỜI GIÀ (SENIORS)
– 7 đến 8 giờ ngủ mỗi 24 giờ là cần thiết bắt đầu từ 65 tuổi
– Giấc ngủ bị phân đoạn vì nhiều thức giấc ban đêm
– Thời gian thiu ngủ (délai d’endormissemnt) gia tăng, chuyển từ trung bình dưới 30 phút lúc 30 tuổi lên hơn 45 phút lúc 80 tuổi.
– Những giai đoạn giấc ngủ sâu (phases de sommeil profond) giảm
– Giờ ngủ trở nên quá sớm
– Không nên ngủ trước 21 giờ
– Hãy tiếp xúc với ánh sáng ban ngày
– Hãy làm một giấc ngủ trưa dưới 1 giờ trước 15 giờ
– Hãy gia tăng hoạt động vật lý, hoạt động xã hội và hãy ăn uống lành mạnh.
– Giảm tiêu thụ thuốc lá, cà phê và rượu.

Mặc dầu thời gian ngủ vẫn không thay đổi, ngược lại chất lượng của nó thường suy thoái.
Với thời gian, giấc ngủ cũng bị những nếp nhăn. Như thế, ở Pháp, 1/3 những người trên 65 tuổi kêu kém ngủ. Những thành kiến rất đề kháng. ” Không, những người già không cần ngủ ít hơn những người khác bởi vì thời gian ngủ vẫn không thay đổi trong suốt cuộc đời. Thời gian ngủ chuyển từ 8 giờ ở người trưởng thành trẻ (adulté jeune) xuống 7 giờ lúc khoảng 70 tuổi “, BS Véronique Viot-Blanc, thuộc Centre du sommeil thuộc bệnh viện Lariboisière (Paris) đã nhấn mạnh như vậy.Ngược lại, chất lượng và nhịp của giấc ngủ tiến triển một cách đáng kể : ta ngủ ít tốt hơn lúc 80 tuổi so với lúc 20 tuổi. Một sự “chia nhỏ” (fragmentation) bắt đầu lúc 50 tuổi với sự xuất hiện của một hay nhiều sự tỉnh dậy vào giữa đêm (réveils nocturnes). Tất cả nói chung trên một nền lo âu, kẻ thù số 1 của giấc ngủ, liên hệ với những biến cố thường xảy ra trong thời kỳ này của cuộc sống : đoạn tuyệt, tang chế, con cái ra đi, về hưu, bệnh tật…Không quên tuổi mãn kinh và những đợt phừng mặt về đêm đôi khi rất gây phế tật. Những tỉnh giấc càng khó chịu khi chúng kéo dài một giờ thậm chí hơn nữa. ” Cũng chính ở lứa tuổi này mà những rối loạn đặc thù (ngừng thở ngắn, mất ngủ, jambes sans repos…) thường gặp hơn, do đó tầm quan trọng của việc luôn luôn tìm kiếm một nguyên nhân liên kết khi người nào đó kêu ngủ kém”, người chuyên gia đã ghi nhận như vậy. Bởi vì những kêu ca này thường kèm theo một yêu cầu thuốc ngủ không thích ứng.
MỘT SỰ NHẠY CẢM GIA TĂNG ĐỐI VỚI NHỮNG TIẾNG ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
Vòng xoắn của tình trạng phụ thuộc (spirale de la dépendance) khi đó được bắt đầu. Những năm trôi qua, ” cơ cấu nội tại của giấc ngủ lại còn bị biến đổi một cách sâu đậm hơn và ở nhiều mức độ “, Julie Carrier, thuộc Centre d’études avancées en médecine du sommeil, Montréal (Canada), đã nói rõ như vậy. Chủ yếu có 4 “mức”. Mức đầu tiên tương ứng với sự tích tụ của những thức giấc về đêm, đưa đến một sự chia nhỏ của đêm trường ; mức thứ hai tương ứng với sự kéo dài của thời gian thiu ngủ (temps d’endormissement), từ dưới 30 phút đối với một người trưởng thành trẻ lên 45 phút đối với một người già 70 tuổi. Mức thứ ba liên hệ giấc ngủ sâu, rất bị thu giảm. ” Giấc ngủ sâu giảm từ 20-25 % của thời gian ngủ xuống 10-15% lúc 80 tuổi “, Julie Carrier đã xác nhận như vậy. Kết quả : giấc ngủ trở nên nông hơn, do đó nhạy cảm hơn với những tiếng động môi trường. Tính tăng nhạy cảm này là do sự khan hiếm, ở những người già, những sóng não nhanh (spindles). Những sóng này, được nhận diện vào năm 2010 bởi một kíp của đại học Harvard (Hoa Kỳ), cho phép chuyển từ giấc ngủ nhẹ sang giấc ngủ chậm sâu.
Sau cùng, giờ ngủ càng ngày càng sớm hơn chủ yếu do giảm những hoạt động xã hội, do buồn chán, đôi khi do trầm cảm….Như thế vài người rất già bắt đầu lên giường khoảng 18 giờ, đôi khi ngay cả không ăn tối. Không nên như vậy.. bởi vì sự thức dậy sẽ xảy ra vào sáng sớm thậm chí ban đêm, ” điều này thường bị lầm với một sự mất ngủ “, Julie Carrier đã ghi nhận như vậy. Sự đi ngủ sớm dẫn đến điều mà các chuyên gia mệnh danh là một avance de phase, đảo ngược của retard de phase của những thiếu niên.
Sự thực hiện một giấc ngủ trưa (sieste) có thể có lợi, với điều kiện nó không vượt quá 1 giờ và luôn luôn trước 15 giờ, để tránh quá chênh lệch.Sau cùng điều quan trọng là đi ra ngoài, vì sự tiếp xúc với ánh sáng cho phép điều hòa đồng hồ nội tại (horloge interne) bởi vì cơ thể nhận diện tốt hơn sự luân phiên ngày-đêm và kích thích mélatonine, kích thích tố tự nhiên của giấc ngủ. Những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng gần một nửa những người trên 80 tuổi, và còn hơn thế nữa trong số những người ở viện dưỡng lão, đi ra ngoài dưới 1 giờ mỗi ngày.
(SCIENCES ET AVENIR 12/2016)

2/ TẠI SAO THỜI GIAN NGỦ CỦA CHÚNG TA GIẢM VỚI TUỔI GIÀĐó là một sự kiện : lúc về già, chúng ta ngủ càng ngày càng ít. Các nhũ nhi ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, những người trưởng thành từ 7 đến 8 giờ, và những người trên 60 tuổi, 6 giờ rưỡi.Những kết cấu của giấc ngủ cũng thay đổi. Trong tử cung, thai nhi hầu như luôn luôn ngủ, không chịu những luân phiên ngày/đêm. Đồng hồ sinh học của nó bắt đầu sự thành thục vào khoảng 18 tuần thai nghén và trở nên hoạt động ngay 24 tuần, với những thời kỳ kích động (sommeil agité) giữa 21 giờ và nửa đêm, và những thời kỳ bất động (sommeil calme) giữa 9 giờ và nửa trưa. Khi đó nó chỉ biết hai trạng thái của giấc ngủ ; kích động và yên tĩnh, luân phiên một cách đều đặn bắt đầu từ 27 tuần. Sau khi sinh, em bé tiếp tục ngủ bằng những thời kỳ 3 đến 4 giờ. Rồi toàn bộ giấc ngủ giảm, nhất là ban ngày, và giấc ngủ ban đêm trở nên ít bị phân đoạn hơn. Những chu kỳ ngủ ngắn, từ 50 đến 60 %, luân phiên giấc ngủ kích động (60% toàn bộ thời gian ngủ, kèm theo nhiều cử động nhãn cầu và nét mặt), giấc ngủ yên tĩnh (30%) và giấc ngủ không xác định (10%), một trạng thái chia sẻ những tiêu chuẩn của hai trang thái kia. Lúc lớn lên, giấc ngủ không xác định biến mất, phần của giấc ngủ yên tĩnh gia tăng và biến hóa thành giấc ngủ chậm (với những giai đoạn khác nhau của nó : nhẹ và sâu), và giấc ngủ kích động giảm, biến hóa thành giấc ngủ nghịch lý. Ngay năm 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, giấc ngủ có những đặc điểm của giấc ngủ của người lớn.
GIẤC NGỦ NGHỊCH LÝ ĐỔI CHỖGiấc ngủ nghịch lý cũng xê dịch trong chu kỳ (một giờ sau thiu ngủ lúc 5 tuổi và hai giờ sau thiu ngủ lúc 6-7 tuổi). Trong thời kỳ thơ ấu, những chuyển tiếp giữa các giai đoạn không luôn luôn trơn tru và thường gây nên những những khiếp sợ về đêm (terreurs nocturnes) hay sự miên hành (somnambulisme). Nhu cầu ngủ trưa biến mất giữa 3 và 6 tuổi.
Về các thiếu niên, chúng cần 8 giờ rưỡi đến 9 giờ rưỡi ngủ. Chúng có khuynh hướng có những retard de phase, nghĩa là ngủ muộn và dậy muộn. Nhiều lý do : muốn có nhiều hoạt động hơn, nhất là liên quan đến các écran, mà ánh sáng làm chậm sự tiết mélatonine (điều này làm dễ sự thiu ngủ) ; nhưng cũng những thay đổi kích thích tố của tuổi dậy thì. Cơ cấu của giấc ngủ bị biến đổi, với một sự giảm của giấc ngủ chậm sâu. Khi sự ngủ muộn không thể được bù bởi một sự dậy muộn, những thiếu niên bị nợ ngủ. Đó là trường hợp của 40,5% những thiếu niên 15 tuổi ở Pháp hôm nay.
Những người già bị một avance de phase : họ ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn.
Họ cần một ít thời gian hơn để thiu ngủ và thời gian ngủ toàn bộ giảm. Ngoài ra giấc ngủ bị phân đoạn : những thức giấc thường xảy ra hơn trong đêm và giấc ngủ trưa bắt buộc vào après midi.
(SCIENCE ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES 9/2014)

3/ MỘT NGƯỜI CÓ THỂ SỐNG BAO LÂU KHÔNG NGỦ ?
Không thể cho một thời gian chính xác bởi vì tiến hành một công trình nghiên cứu như thế là điều không thể quan niệm được. Tuy nhiên, vào năm 1964, trong khung cảnh của một thí nghiệm khoa học, một sinh viên Hoa Kỳ đã không ngủ 264 giờ, hoặc 11 đêm.Mặc dầu con cobaye này không chết, sự tước mất giấc ngủ này đã gây nên những cơn paranoia, những ảo giác, những rối loạn trí nhớ và những thiếu sót nhận thức (déficit cognitif) nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau 14 giờ ngủ, người sinh viên đã hoàn toàn bình phục, người ta đã kể lại như vậy.
Tuy vậy phải chăng ta có thể chết vì một sự mất ngủ hoàn toàn hay một phần ? ” Ta không chết vì mất ngủ, những vì não trở thành một cái chảo (passoire) không còn kiểm soát gì nữa cả “, Isabelle Arnulf, thầy thuốc thần kinh học, giám đốc của đơn vị những bệnh lý của giấc ngủ ở bệnh viện Pitié-Salpêtrière (Paris), đã trả lời như vậy. Nhà nghiên cứu ở đây dựa trên trường hợp của những bệnh nhân bị “insomnie familiale fatale”. Một căn bệnh cực hiếm được nhận diện năm 1986 ở Ý. Ở Pháp, 18 trường hợp, tương ứng với 4 hay 5 gia đình (50 gia đình bị bệnh đã được mô tả trên thế giới cho đến hôm nay), đã được báo cáo trong 20 năm, Jean-Philippe Brandel, phụ trách mạng quốc gia theo dõi những bệnh Creutzfeldt-Jacob và những bệnh tương tự, đã nói thêm như vậy. Các bệnh nhân vẫn nằm ngây dại trong giường, không thể tìm thấy giấc ngủ và chết từ 6 tháng đến 5 năm sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Họ chủ yếu bị một chứng mất ngủ mãn tính nặng, nhưng cũng những rối loạn thần kinh thực vật (cao huyết áp, sốt, són tiểu…), những rối loạn vận động và chứng sa sút trí tuệ muộn. Bệnh lý di truyền này (những đứa con của những bệnh nhân này có một nguy cơ trên hai mang cũng biến dị di truyền), rất giống với bệnh Creutzfeldt-Jacob : cả hai bệnh lý này là những encéphalopathies à prion, protéine bình thường hiện diện trong cơ thể, nhưng có thể trở nên độc lúc thay đổi hình dạng và tích tụ trong não.Trong insomnie familiale fatale, chính vùng đồi thị (một cấu trúc có liên quan trong sự kiểm soát khí chất) chủ yếu bị thương tổn, với mất neurone đến hơn 80%.
(SCIENCE ET VIE : QUESTIONS ET REPONSES 9/2014)

4/ NGƯỜI ĐẸP NGỦ RỪNG KHUYA CÓ THẬT SỰ HIỆN HỮU KHÔNG ?Dẫu sao, những người bị hội chứng mang tên này (syndrome de La Belle au bois dormant) thật khó thức dậy ! Đó là trường hợp của Cannelle, phụ nữ 20 tuổi, vào năm 2009 đột ngột bắt đầu ngủ hơn 18 giờ mỗi ngày. Chỉ thức dậy đề ăn và đi cầu. Trong những giai đoạn thức tỉnh ngắn ngủi, cô ta không giống chút nào con người năng động của cô ta thường ngày. ” Tôi có cảm tưởng ở trong một giấc mơ, với một cái nhìn mờ và nhiều ảo giác “, cô ta đã kể lại như vậy. Cơn kéo dài một tuần và lập lại gần như mỗi tháng. Các chuyên gia cần hơn một năm rưởi để chẩn đoán ở có một hội chứng Kleine-Levin, hay hypersomnie récurrente, được gọi là ” hội chứng người đẹp ngủ rừng khuya” (syndrome de la Belle au bois dormant). Rối loạn giấc ngủ cực kỳ hiếm này xảy ra ở 1,5 đến 2 người trên mỗi triệu người dân. Ở Pháp ta ước tính khoảng 120 người bị hội chứng này. Một bẩm chất di truyền là một trong những giả thuyết được chấp nhận : 5% các bệnh nhân có một bà con gần cũng bị hội chứng này. Nhưng một nhiễm trùng cũng có thể là nguồn gốc : ba trường hợp trên bốn, đợt đầu tiên xảy ra sau một nhiễm trùng như một bệnh cúm. Và đôi khi sau một chấn thương sọ. Thế mà sốt hay một chấn thương nhẹ có hậu quả là làm cho hàng rào máu-não (barrière hémato-encéphalique) dễ bị thẩm thấu hơn và như thế cho phép tác nhân gây bệnh đi vào trong não. Tác nhân nào ? Có thể đó là một virus, nhưng không một virus nào đã được nhận diện. Nguyên nhân và yếu tố khởi phát của hội chứng Kleine-Levin đến nay vẫn chưa được biết. Và điều trị các triệu chứng được thực hiện tùy theo trường hợp. Để phòng ngừa, valproate de sodium (một thuốc chống động kinh) và muối lithium (một chất điều hòa khí chất) cho phép làm cách quãng các cơn ở 2/3 những bệnh nhân.
(SCIENCE ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSES AUTOMNE 2015)

5/ TẠI SAO CON NGƯỜI NGỦ NẰM CHỨ KHÔNG NGỦ ĐỨNG NHƯ NHỮNG LOÀI KHÁC ?
Bởi vì ngủ nằm là tư thế duy nhất thích hợp cho giấc ngủ của chúng ta. Ngoài tình trạng vô trọng lực, được nịt chặt trong một sac de couchage, con người không thể ngủ thẳng đứng trên đôi cẳng chân của mình.
Vì những lý lẽ đã rõ, mặc dầu chúng ta giữ một trương lực cơ nào đó trong giấc ngủ chậm (sommeil lent) (chúng ta có thể ngủ một giấc trong một fauteuil mà đầu không bị ngã, một người miên hành có thể đi qua đi lại), trong giấc ngủ nghịch lý trương lực cơ này biến mất. Khi đó thân thể của chúng ta hoàn toàn duỗi ra và các cơ co giãn ra hoàn toàn. Nếu một người ngồi hay đứng sẽ bị té ! Trái với con người, vài động vật như ngựa, voi hay hươu cao cổ có thể ngủ đứng. Thật vậy, chúng có một cơ chế làm bloquer các khớp (bánh chè và xương đùi) trong khi ngủ và cho phép chúng ngủ đứng đồng thời chịu được trọng lượng mà không bị gấp mình và không làm mệt cơ. Mặc dầu cảm thấy an toàn, một con ngựa hay một con voi có thể ngủ dưới đất, nhưng tư thế này khiến chúng dễ bị một nguy cơ hơn vì lẽ khi ngủ trong cỏ cao, chúng không thấy một con vật săn mồi đi đến.
(SCIENCES ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSE 9/2014)

6/ TA CÓ THỂ THẬT SỰ TÉ VÌ NGỦ ĐỘT NGỘT KHÔNG ?
Vâng, nếu ta bị ngủ rủ (narcoleptique). Từ nguyên của chữ là rõ ràng : tiếng Hy Lạp narkê có nghĩa “sự tê cóng” (engourdissement), và lepsis, “cơn” “attaque”.Một người bị bệnh lý này (một trên 2000 người trên thế giới) ngủ đột ngột và bất cứ ở đâu, bất cứ giờ nào trong ngày. Những cơn ngủ gà của người bị bệnh này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Sau đó, bệnh nhân lấy lại một sự cảnh giác (vigilance) bình thường.
Những triệu chứng thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên, đôi khi sớm hơn hay chỉ ở tuổi trưởng thành. Nhưng một khi xuất hiện, chúng kéo dài suốt cuộc đời. Vì không được biết rõ, căn bệnh thường được chẩn đoán nhiều năm sau khi xuất hiện.
Trái với những người ngủ “bình thường”, vào giờ ngủ, cần ít nhất 15 phút để thiu ngủ và bắt đầu đêm của họ bằng một giai đoạn giấc ngủ chậm (phase de sommeil lent), những người bị chứng ngủ rủ (narcoleptique) trong vài phút chìm vào trong một giấc ngủ với nhiều giấc mơ, giấc ngủ nghịch lý (sommeil paradoxal). Nhưng, hết sức mỉa mai, những người này, vốn rất dễ ngủ ban ngày lại cảm thấy khó ngủ buổi chiều tối !
Nguyên nhân : orexine (hay hypocrétine), một chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ kích thích cảm giác ăn ngon và trạng thái thức tỉnh. Theo một công trình nghiên cứu Californie, trong não của những người bị chứng ngủ rủ chất dẫn truyền thần kinh này ở nồng độ 10 lần thấp hơn. Các neurone chế tạo chúng hầu như vắng mặt, trong khi một não “lành mạnh” đếm được 70.000.
Một bệnh tự miễn dịch bị nghi ngờ. Những công trình nghiên cứu đã phát hiện một mối liên hệ giữa narcolepsie và vài gène có liên quan trọng hệ phòng vệ miễn dịch. Hệ này xem những neurone chế tạo orexine này như là những tế bào thù địch, và hủy diệt chúng. Trong khi chờ đợi những xí nghiệp dược phẩm hiệu chính một tương đương của chất dẫn truyền thần kinh, những chất kích thích tâm thần (psychostimulant) như méthylphénidate (Ritaline) có thể hạn chế những cơn ngủ. (SCIENCE ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSES AUTOMNE 2015)

7/ TA CÓ THẬT SỰ LẤY LẠI SỨC SAU KHI LÀM NHỮNG GIẤC NGỦ TRƯA NGẮN ?
Vâng. Và không cần tìm cách ngủ với bất cứ giá nào, chỉ sự việc nghỉ ngơi vài phút (nằm thoải mái, không quá nhiều ánh sáng lẫn tiếng ồn) cho phép nạp lại các batterie. Và điều đó dầu ta ở trong métro, ở nơi làm việc hay khi ngồi trong chiếc ghế ở nhà mình !Nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện rằng, khi thời gian ngủ ban đêm đủ, một giấc ngủ trưa ngắn vào đầu après midi gia tăng trạng thái cảnh giác và duy trì, thậm chí cải thiện, những hiệu năng trong hai giờ rưỡi tiếp theo. Vào năm 2008, các nhà nghiên cứu Đức đã cho thấy rằng một giấc ngủ trưa 6 phút đủ để cải thiện những hiệu năng cua mémoire được gọi là déclarative. 44 sinh viên có hai phút để ghi nhớ một danh sách 30 chữ. Chịu một trắc nghiệm một giờ sau, nhóm thứ nhất đã làm một giấc ngủ trưa ngắn (6 phút) trong khi nhóm thứ hai vẫn thức. Kết quả : nhóm đã ngủ trưa nhớ trung bình 8 chữ so với 7 đối với những nhóm khác.
Nhưng chú ý, một giấc ngủ ngắn không được quá 30 phút. Không những tà thức dậy mệt mỏi sau một giấc ngủ trưa dài và giấc ngủ ban đêm tiếp theo cũng bị xáo trộn. Vậy cần phân biệt “sieste plaisir” (giấc ngủ trưa vui thú) và “sieste besoin” (giấc ngủ trưa nhu cầu). Nếu giấc ngủ trưa trở nên một nhu cầu không cưỡng được và hệ thống, khi ấy điều đó có thể là một bệnh lý của giấc ngủ. Ngược lại, nếu giấc ngủ trưa là một thú vui và nếu nó kéo dài dưới 30 phút, khi đó nó được khuyến nghị.
(SCIENCES ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSE. 9/2014)

8 / NHỮNG GIẤC MƠ PHẢI CHĂNG ĐẶC THÙ CHO MỖI CHÚNG TA ?
Những cuộc chạy truy đuổi, những cảnh tượng khiêu dâm, những té ngã chóng …theo hai công trình nghiên cứu được tiến hành, một vào năm 2003, ở Québec, và một năm 2004, ở Đức, những giấc mơ thông thường nhất của chúng ta giống đến mức dễ lầm lẫn những kịch bản thuộc série B và cuối cùng khá thông thường. Nếu mục tiêu của các nhà khoa học không phải là mang lại một lời giải thích cho những những điều vớ vẩn ban đêm, ngược lại họ liệt kê những câu chuyện, và rút ra những bài học thống kê. Vào năm 2010, một nhà nghiên cứu của đại học Hong kong, đã hỏi hơn 600 người về hoạt động chiêm bao của họ để xác định giấc mơ nào thường được chia xẻ nhất của nhân loại. Ngoài sự chạy trốn, sự té ngã và sự sợ bị trần truồng hay tình dục, top dix của những giấc mơ thường gặp nhất cũng chứa sự học tập, sự việc bị đến muộn, bay hay không tìm thấy cầu vệ sinh.Tùy theo tuổi và giới tính của các ” nhà kịch bản” (scénariste), xuất hiện những khác nhau nhỏ : nhiều người đàn ông hơn mơ về những trải nghiệm tình dục. Ngoài ra những giấc mơ nam giới mang dấu của tính hung dữ nhiều hơn. Những người đàn ông cũng thường mơ hơn rằng họ tìm thấy tiền, họ sở hữu những trí năng cao siêu hay họ có những siêu quyền lực. Trong khi đó những người đàn bà mơ rằng họ bị hỏng thi, đến hẹn trễ hay một người thân đang qua đời ! ” Những nội dung ở các phụ nữ thường âm tính hơn so với những người đàn ông”, Tore Nielsen, giám đốc của laboratoire des reves et cauchemars của bệnh viện Sacré-Coeur de Montréal và tác giả của công trình nghiên cứu của Québec đã tóm tắt như vậy. Dĩ nhiên những giấc mơ cũng tiến triển với tuổi tác. Và trái với điều mà người ta có thể nghĩ, các trẻ em không mơ nhiều. ” Khi ta đánh thức những trẻ dưới 7 tuổi trong giai đoạn giấc ngủ nghịch lý, nhà tâm lý học Hoa Kỳ David Foulkes, cựu giám đốc của laboratoire des rêves ở đại học Wyoming đã kể lại như vậy, ” chỉ 20% những trẻ em này báo cáo rằng chúng đang mơ. Ở người trưởng thành tỷ lệ này là 80%.” Chỉ bắt đầu từ 7 tuổi mà những giấc mơ ngày càng thường xảy ra hơn. Ở lứa tuổi đó, trẻ em chủ yếu nằm mơ về những động vật. Nhưng khi nó càng lớn, những nhân vật và những phối cảnh của cuộc sống hàng ngày xuất hiện. Bắt đầu từ 15 tuổi, những động vật chỉ còn chiếm 10% của những giấc mơ. Ngoài những khác nhau liên quan đến tuổi tác, giới tính và nhân cách của người nằm mơ, những giấc mộng của chúng ta có nhiều điểm chung. Trước hết những hình ảnh có màu sắc. Ngoài ra, trong những giấc mộng của chúng ta, chúng ta tiến triển trong sự sử dụng ngũ quan. Nhưng những khả năng phát triển khi nằm giấc mơ không luôn luôn liên quan lắm với những năng lực phát triển lúc thức tỉnh, như những giấc mơ của những người phế tật chứng tỏ điều đó : những người điếc thì nghe, những người câm thì nói…Đặc điểm khác của những giấc chiêm bao của chúng ta, đó là nội dung của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi những kích thích rất hiện thực, như gió đập vào các cửa sổ của căn phòng. Và những giấc mộng của chúng ta lại còn nhạy cảm hơn với những xáo trộn sinh lý xảy ra trong giấc ngủ.
(SCIENCES ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSE 9/2014)

9/ MỘT GIẤC MƠ CÓ THỂ BÁO MỘNG KHÔNG ?
Một người đàn ông đi vào trong một tiệm bánh mì. Anh ta hỏi mua bánh mì nhưng không còn nữa. Anh ta vào một tiệm bánh mì thứ hai, rồi một tiệm thứ ba…vô ích. Trong khi anh ngạc nhiên về sự khan hiếm này, người bán bánh mì trả lời anh ta : ” Nhưng thưa ông, ông không biết hay sao ? Chúng ta đang trong thinh trạng chiến tranh…” Người đàn ông nằm mơ này thức dậy. Chúng ta ở nước Áo, năm 1938. Anh ta là người Do thái. Nghĩ rằng giấc mơ là một điềm triệu (prémonition), anh cùng vợ con trốn khỏi nước Áo. Anh quả có lý, vài tuần sau nước Áo bị xâm chiếm. Câu chuyện này, được người con gái trở thành nhà phân tâm học kể lại, là một trong nhiều lời chứng về báo mộng (prémonition onirique). Nhưng cho đến nay, không có một công trình nghiên cứu thí nghiệm nào đã có thể xác nhận sự hiện hữu của chúng. Các nhà khoa học chỉ có thể khảo sát những câu chuyện này, và tìm cho chúng, hay không, một lời giải thích hợp lý. Người cha gia đình này, đã phát hiện một cách vô thức những chỉ dấu kinh tế và xã hội khiến nghĩ rằng chiến tranh sắp xảy ra. Cùng sự giải thích đối với loại giấc mơ mà nhiều người trong chúng ta đã thực hiện : anh đã đánh mất carte bancaire của anh. Một đêm, anh nằm mơ thấy rằng anh tìm thấy lại nó sau chiếc máy giặt. Lúc tỉnh dậy, anh xông vào trong phòng tắm. Không thể tin được : carte bancaire nằm ở nơi mà giấc mơ của anh đã chỉ ! Ở đây, có lẽ chính cõi vô thức đã ghi lúc mà anh đã đánh mất carte bancaire, và giấc mơ, mà ta biết là liên quan đến circuit de la mémoire, chỉ đã phát hiện nó…
(SCIENCE ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSES AUTOMNE 2015)

10/ PHẢI CHĂNG LÀ BÌNH THƯỜNG KHI TA CÓ NHỮNG GIẤC MỘNG DỮ ?
Gần như mọi người đều làm những giấc mộng dữ, vâng. Khoảng 98% những người trưởng thành tuyên bố đã có một cơn ác mộng vào một hay nhiều dịp, và 85% trong năm qua. Vậy ta có thể cho rằng ác mộng là một trải nghiệm phổ biến, được chia xẻ bởi tất cả con người, dầu nguồn gốc, môi trường văn hóa của họ là gì. Trong văn hóa amérindien, vài nhóm dân bảo vệ mình để khỏi những giấc mộng dữ bằng cách chế tạo những capteur de rêves (xem hình).
Theo tín ngưỡng dân gian, những vật này ngăn những giấc mộng xấu xâm chiếm giấc ngủ của người mang bằng cách bắt bẫy chúng trong trong lỗ trung tâm của mạng nhện được chăng ra, trước khi ném tung chúng lúc sáng dậy. Mặc dầu tất cả mọi người đều làm thế, tuy nhiên tần số mộng dữ biến thiên nhiều từ người này đến người khác : trong khi 8 đến 29% những người trưởng thành báo cáo làm ít nhất một ác mộng mỗi tháng, 2-6% làm ít nhất một ác mộng mỗi tuần. Làm sao giải thích những khác nhau này ? Một phần bởi môi trường gia đình, ảnh hưởng cha mẹ, di truyền..những công trình nghiên cứu cho thấy rằng các trẻ em làm nhiều ác mộng thường có cha mẹ đã và đang làm nhiều ác mộng. Những công trình nghiên cứu được thực hiện ở những người sinh đôi, ước tính 45 đến 50% phần có thể quy cho đi truyền ở các trẻ em và khoảng 37% ở những người lớn. Sau cùng nhân cách (personnalité) cũng có ảnh hưởng.Những người thường làm ác mộng nói chung có một tính khí âu lo hơn và bị trầm cảm hơn.
(SCIENCE ET AVENIR : QUESTIONS ET REPONSES AUTOMNE 2015)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(24/1/2017)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Thời sự y học số 420 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 515 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 605 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 611 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s