Cấp cứu nhi khoa số 71 – BS Nguyễn Văn Thịnh

HO GÀ
COQUELUCHE

I. ĐỊNH NGHĨA
    Ho gà là một nhiễm trùng hô hấp do Bordetella pertussis

II. DỊCH TỄ HỌC
OMS đánh giá 60 triệu số những trường hợp ho gà trên thế giới, nguồn gốc của 400.000 tử vong mỗi năm
      Bordella pertussis tiết những độc tố hướng hô hấp (toxine à tropisme respiratoire) (và có lẽ độc tố hướng thần kinh), cấu thành tính chất nghiêm trọng của bệnh, nhất là ở nhũ nhi.

III. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

       1. HO GÀ Ở NHŨ NHI
          Thường xảy ra trong khung cảnh của cấp cứu. Sau một thời kỳ tiem phục im lặng khoảng 8 ngày, xuất hiện một ho gây mửa nhanh chóng (toux émétisante) được định rõ thành các cơn ho (quintes).
– đôi khi điển hình : loạt những rung chuyển thở ra (secousse expiratoire) với những ngừng nghỉ thở ra (pauses expiratoires) và xanh tía rồi lại thở vào ồn ào.
           – thường không điển hình : những cơn ngắn hay thuộc loại ho co thắt (toux spasmodique) đôi khi nghiêm trọng (các cơn ho làm nghẹt thở, liên kết với những ngừng thở ngắn với xanh tía có thể gây một ngừng tim-hô hấp)

     2. HO GÀ Ở TRẺ LỚN HƠN

          Khung cảnh ở đây nói chung không còn là khung cảnh của cấp cứu : chẩn đoán được gợi lên trước những cơn ho điển hình với sự thở vào trở lại ồn ào  (tiếng gà gáy), thường nhiều cơn (20 đến 30 /24 giờ) và thường vào ban đêm.
         Đôi khi, đó là một ho bất trị loại «co thắt » (spasmodique)

IV. NHỮNG DẤU HIỆU NGHIÊM TRỌNG
       Những dấu hiệu nghiêm trọng chủ yếu liên quan ho gà của nhũ nhi và phải đưa đến nhập viện. Những dấu hiệu này là :
– tuổi dưới 3 tháng
          – một tim nhịp nhanh xoang
          – những cơn ho gây ngạt (quintes asphyxiantes)
          – những ngừng thở ngắn liên tiếp (apnées répétées)  với xanh tía và tim nhịp chậm
          + những rối loạn tri giác
          – chướng bụng
          – một tình trạng mất nước hay suy dinh dưỡng (gây nên bởi ho gây mửa)
          – một bội nhiễm vi khuẩn : viêm tai mủ (otite purulente) và nhất là bệnh phổi mủ (pneumopathies suppurées) đặc biệt được gây nên bởi vi khuẩn Gram âm)
          – những rối loạn thông khí phổi (xẹp phổi : atélectasie)
          – tăng bạch cầu (neutrophiles hay lymphocytes)
         + những rối loạn thần kinh bởi :
          – tiết không phù hợp kích thích tố chống lợi tiểu (lên cân bất thường)
          – viêm não (tuần thứ hai hay thứ ba)
    Chẩn đoán rất thường là probabilite từ một ho co thắt với hay không những cơn có thời gian kéo dài bất thường hay từ một người tiếp xúc gần (nhũ nhi). Chẩn đoán được xác nhận bởi cấy Bordetella pertussis, thậm chí bởi những kỹ thuật PCR (ADN vi khuẩn) được thực hiện trong những phòng xét nghiệm chuyên môn.
     Những xét nghiệm huyết thanh là hữu ích trong trường hợp chẩn đoán muộn : tỷ lệ tăng cao của các kháng thể (chẩn đoán suy đoán khi không có séroconversion) hay ở giai đoạn sớm của bệnh (nhũ nhi nhỏ tuổi).

V. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI

     Tất cả những trường hợp ho gà của nhũ nhi có những dấu hiệu nghiêm trọng phải được nhập viện.

     1. Monitorage cardio-vasculaire
         Nó cho phép một mặt một sự đánh giá rất chính xác số các cơn ho với tính chất ngẫu nhiên hay bị kích thích của chúng, thời gian của các cơn ho, mức độ dung nạp (xanh tía, tim nhịp chậm), những cách phục hồi (ngẫu nhiên hayy bằng thông khí với mặt nạ giữ thường trực ở gần đứa bé) và mặt khác một sự đánh giá nghiêm túc những dấu hiệu nhiễm trung (nhũ nhi), thí dụ : sốt cao bất thường hay bền vững, những bất thường của sắc da hay những rối loạn huyết động.

     2. Điều trị triệu chứng
        Điều trị là ở chỗ chia nhỏ các bữa ăn hay thực hiện một nuôi qua ống dạ dày (gavage gastrique) liên tục (chống mất dinh dưỡng), và chống ứ tiết phế quản bằng cách :       
            – hút và kiné liệu pháp thận trọng – oxygénothérapie bang lunettes nasales (nếu Sa02 < 95%)
            – điều  trị chống hồi lưu dạ dày-thực quản (reflux gastro-oesophagien).

     3. Điều trị kháng sinh
Kháng sinh lựa chọn là érythromycine. Người ta ưa thích josamycine hay roxithromycine hơn (đứa trẻ lớn hơn) do một sự dung nạp tốt hơn, mặc dầu không được trắc nghiệm trong bệnh lý này.
       Kháng sinh liệu pháp làm giảm khả năng lây nhiễm của bệnh và sự khuếch tán của bệnh ở những người thân (nó giảm thời gian buộc nghỉ học từ 30 xuống 5 ngày)
       Điều trị kháng sinh sớm (trước khởi đầu các cơn ho), rút ngắn thời gian của bệnh và làm giảm giai đoạn của các cơn.

    4. Những điều trị khác
       Những thuốc chống ho, phénobarbital là vô ích trong nghiễm trùng này.
       Trong vài trường hợp (những thể nặng), ta có thể đề nghị dùng salbutamol hay corticoides bằng đường miệng hay hít

    5. Những điều trị phòng ngừa
       Điều trị dự phòng của những người tiếp xúc gồm :
            – kê đơn macrolides trong 10 ngày
            – tiêm chủng những trẻ không được tiêm chủng hay được tiêm chủng không hoàn toàn.

Reference : Urgences pédiatriques. Bourrillon et Chéron

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(12/4/2024)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu nhi khoa, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này