Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 51 – BS Nguyễn Văn Thịnh

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
(HYPOGLYCEMIA)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

TEST 2

(Test 1 : xem Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 24)

Một bà già 65 tuổi lên cơn co giật được EMS đưa vào phòng cấp cứu. Bà được tìm thấy qụy xuống trên ghế ở chỗ dừng xe bus. Nhân viên EMS nói rằng khi họ tìm thấy người đàn bà, bà ta vã mồ hôi và nói không hiểu được. Trên đường đến bệnh viện, bệnh nhân bắt đầu co giật. Khi anh đưa bệnh nhân đến một căn phòng, y tá cho anh vài dấu hiệu sinh tồn, gồm có HA 150/90mmHg, Tần số tim 115 đập mỗi phút, và độ bảo hòa oxy 96%.
Bước nào tốt nhất trong những bước sau đây khi xử trí bệnh nhân này ?
a. Đòi đo nhiệt độ trực tràng để loại bỏ một viêm màng não
b. Gọi kỹ thuật viên chụp cắt lớp vi tính (CT technologist) và bảo họ anh sẽ mang bệnh nhân đang co giật đến.
c. Yêu cầu làm ngay một điện tâm đồ và cho một viên aspirin
d. Kiểm tra nồng độ đường huyết của bệnh nhân bằng chích đầu ngón tay
(fingerstick)
e. Nội thông khí quản bệnh nhân.

Câu trả lời đúng là (d) : Ở một bệnh nhân co giật, điều thiết yếu là kiểm tra nồng độ đường huyết. Hạ đường huyết là nguyên nhân có thể đảo ngược dễ dàng của co giật và được điều chỉnh bằng cách tiêm tĩnh mạch dextrose, chứ không phải cho những thuốc chống động kinh thông thường. Những bệnh nhân quá già hay quá trẻ đặc biệt dễ bị hạ đường huyết (glucose stress) trong bệnh cấp tính.
Những biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết tiến triển một cách nhanh chóng. Bệnh nhân được điều trị vì một loạt những triệu chứng và dấu chứng lâm sàng liên quan trực tiếp với sự phóng thích những hormone de stress nội tại, trong đó vã mồ hôi, biến đổi trạng thái tâm thần, run, da tái, ẩm ướt và lạnh. Nếu hạ đường huyết không được điều trị, bệnh nhân có thể phát triển những co giật toàn thân đe dọa tiên lượng sinh tồn. Điều quan trọng là kiểm tra glucose huyết thanh ở tất cả những bệnh nhân bị một cơn co giật trước khi gán cơn động kinh này cho hạ đường huyết.
Sự sử dụng một glucomètre để định lượng glucose huyết thanh đã trở thành một norme de soins trong thực hành tiền viện của y khoa cấp cứu. Trong quá khứ, glucosé đã được cho một cách thường nghiệm ở tất cả những bệnh nhân có những rối loạn tri giác mà không định lượng trước hết glucose huyết thanh. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chứng thực rằng ít bệnh nhân hưởng lợi một phương thức như vậy. Một glucomètre cho nhanh những kết quả glucose ở giường bệnh nhân và sự sử dụng nó trong khung cảnh tiền viện được đánh giá là an toàn và chính xác. Một cách lý tưởng, anh phải đo glucose từ những mẫu nghiễm máu mao mạch, chứ không phải từ máu tĩnh mạch có được khi đặt một đường tĩnh mạch, vì lẽ mẫu nghiệm máu tĩnh mạch này có thể cho những kết quả không chính xác
(a) Nếu nồng độ đường bình thường khi đó việc đòi hỏi một nhiệt độ trực tràng là thích đáng. Tuy nhiên, điều này phải được thực hiện đồng thời với sự xử lý đường khí, thiết đặt đường tĩnh mạch, và cho một thuốc chống co giật.
(b) Chụp cắt lớp vi tính có thể cần thiết ở một bệnh nhân co giật ; tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện một khi bệnh nhân đã được ổn định.
(c) Một điện tâm đồ và aspirin thường là xử trí đầu tiên đối những bệnh nhân với đau ngực. Ở một bệnh nhân đang co giật, không gì được cho bằng đường miệng bởi vì có một nguy cơ gia tăng hít vào phổi (aspiration) và bệnh nhân có thể không có một gag reflex.
(e) Nội thông khí quản bệnh nhân có thể cần thiết nếu co giật không thể kiểm soát được bằng thuốc, nếu bệnh nhân giảm oxy mô (hypoxic), hay nếu không bảo vệ được đường khí của mình. Ở bệnh nhân trên đây, anh dự kiến co giật ngừng lại một khi glucose được cho. Ngoài ra, độ bảo hòa oxygen của bệnh nhân là 96%.

Reference : Emergency Medicine. Pretest
AMLS. Prise en charge des urgences médicales
Đọc thêm : Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 23, 24, 29

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(14/12/2018)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu nội tiết và chuyễn hóa, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 51 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 52 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 53 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s