HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
(HYPOGLYCEMIA)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST 3
Một người đàn ông 45 tuổi được đồng nghiệp mang vào khoa cấp cứu sau khi ngã quy trên sàn nhà trong khi đang làm việc. Một người bạn cùng làm nói rằng bệnh nhân do nhầm lẫn đã uống vài viên thuốc đái đường cách nay một vài giờ. Bệnh nhân không đáp ứng và vã mồ hôi. HA 142/78 mmHg, Tần số tim 115 đập mỗi phút, nhiệt độ 98,9 độ F, và tần số hô hấp 12 thở mới phút. Nồng độ đường huyết được đo tại giường là 42mg/dL.
Xử trí nào là thích hợp nhất đối với bệnh nhân này ?
a. Tiêm tĩnh mạch dextrose, đo nồng độ glucose đầu ngón này mỗi giở và nếu bình thường sau 6 giờ, cho bệnh nhân về nhà.
b. Tiêm tĩnh mạch dextrose và tiếp tục monitoring đường huyết trong ít nhất 24 giờ.
c. Tiêm tĩnh mạch dịch và insulin
d. Tiêm tĩnh mạch dịch
e. Cho than hoạt và tiêm tĩnh mạch dịch.
Câu trả lời đúng là b. Đây là một trường hợp hạ đường huyết do uống quá liều thuốc hạ đường huyết bằng đường miệng (oral hypoglycemic medication overdose). Thuốc uống hạ đường huyết tác dụng bằng cách gia tăng sự tiết insuline của tụy tạng. Nhóm này gồm sulfonylureas, như glyburide và glipizide (Glibenese, Minidiab) và nonsulfonylurea secretagogues, như repaglinide (Novonorm) và nateglinide. Những nguyên nhân thông thường khác của hạ đường huyết là quá liều insuline, lạm dụng rượu (ức chế sự tăng sinh đường) và sepsis.Bệnh cảnh lâm sàng của một bệnh nhân hạ đường huyết gồm những dấu hiệu và triệu chứng của loạn năng hệ thần kinh trung ương do sự phóng thích của những kích thích tố chống điều hòa, thứ phát tình trạng không có sẵn glucose để sử dụng. Những triệu chứng gồm có lo âu, vã mồ hôi, hồi hộp, và lú lẫn.
Đừng bị đánh lừa với những nồng độ glucose huyết sau khi cho dextrose trong trường hợp quá liều với hypoglycémiant oral. Hạ đường huyết có thể kéo dài hơn 24 giờ bởi vì những tác dụng kéo dài của tụy tạng và sẽ tái phát sau khi truyền dextrose. Bệnh nhân cần được theo dõi ở bệnh viện với kiểm tra thường xuyên đường huyết tại giường. Có thể truyền dextrose. Octreotide, một chất ức chế sự phóng thích insuline cũng có thể được cho.
Sử dụng quá liều các thuốc uống hạ đường huyết gây nên một hạ đường huyết sâu, dai dẳng và nghiêm trọng. Có thể cần truyền liên tục với một dung dịch glucose 10%
Thời gian tác dụng của các sulfamide hypoglycémiant có thể dẫn đến những hạ dưỡng huyết kéo dài và đề kháng với điều trị : thời gian bán hủy của gliclazide (Diamicron) (12 giờ) > glibenclamide (Daonil) (10 giờ) > glimepiride (Amarylle) (6 giờ) > glipizide (Glibenèse) (4 giờ).
(a) không thích đáng vì hypoglycémie sẽ tái phát sau khi cho một bolus glucose duy nhất.
(c) truyền dịch và insulin là những điều trị của tăng đường huyết.
(d) truyền dịch không dextrose không hữu ích trong điều trị hạ đường huyết.
(e) Than hoạt được khuyến nghị trong vòng 1 giờ sau khi uống độc chất hay khi cùng uống vào một độc chất không được biết.
Reference :
– Emergency Medicine. PreTest
– AMLS. Prise en charge des urgences médicales
Đọc thêm : Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 23, 24, 29, 51
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(16/12/2018)
Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 53 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương