Cấp cứu Nội Tiết và Chuyển Hoá số 24 – BS Nguyễn Văn Thịnh

TEST 1

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
(HYPOGLYCEMIA)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

Một người đàn bà 69 tuổi với tiền sử cao huyết áp, tăng cholestérol huyết, bệnh đái đường loại 1, và lạm dụng rượu, đươc con gái đưa đến phòng cấp cứu. Cô gái nói rằng mẹ cô có những hành động kỳ cục trong giờ vừa qua. Cô nói rằng bệnh nhân không biết bà ở đâu mặc dầu đang ở trong nhà bà. Mẹ cô cũng không nhận biết gia đình mình và nói những lời khó hiểu. HA là 150/80 mmHg, nhịp tim là 90 đập mỗi phút, nhiệt độ 98,9 độ F, và tần số hô hấp là 16 thở mỗi phút. Lúc khám vật lý, bệnh nhân vã mồ hôi, kích động, và run rẩy.Điện tâm đồ cho thấy nhịp xoang với những đoạn ST và sóng T bình thường. Biện pháp nào là thích hợp nhất đối với bệnh nhân này ?
a. Cho ngay một benzodiazepine để điều trị hội chứng cai rượu (ethanol withdrawal)
b. Khởi động stroke team và đưa bệnh nhân trực tiếp đi chụp cắt lớp vi tính
c. Đo ngay đường huyết ở đầu ngón tay (a stat fingerstick) và cho dextrose nếu đường huyết của bệnh nhân thấp.
d. Yêu cầu hội chẩn tâm thần đối với sundowning
e. Cho haloperidol để an thần.
Đáp :
– Câu trả lời đúng là c. Bệnh nhân đã không bao giờ được đo đường huyết bằng chích đầu ngón tay (fingerstick) ở phòng chọn lọc bệnh nhân (triage). Hạ đường huyết có thể giống với một tai biến mạch máu não hay co giật. Do đó điều quan trọng là tất cả các bệnh nhân có trạng thái tâm thần bị biến đổi cần được đo đường huyết với fingerstick. Nồng độ đường huyết nên được xem là một dấu hiệu sinh tồn (vital sign). Hạ đường huyết là một vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân với bệnh đái đường loại I. Bệnh cảnh lâm sàng của hạ đường huyết được gây nên bởi sự tiết gia tăng epinephrine, cũng như loạn năng hệ thần kinh trung ương. Những triệu chứng gồm có vã mồ hôi, sự bồn chồn, run, tim nhịp nhanh, đói, và những triệu chứng thần kinh biến thiên từ co giật và hành vi kỳ lạ đến co giật và hôn mê.
– (a) cai rượu (ethanol withdrawal) có thể có bệnh cảnh tương tự hạ đường huyết vì cả hai gồm có những triệu chứng của một tình trạng adrenergic (tim nhịp nhanh, cao huyết áp, và mồ hôi, kích động). Ngay cả khi anh nghi ngờ hội chứng cai rượu, cũng bắt buộc phải kiểm tra đường bằng chích đầu ngón tay.
– (b) Kíp đột qụy (stroke team) phải được khởi động ở những bệnh nhân có những dấu hiệu và triệu chứng của một đột qụy không gây nên bởi hạ đường huyết. Do đó những bệnh nhân này cần được đo đường huyết bằng chọc đầu ngón tay.
– (d) Sundowning để chỉ những người càng lúc càng lú lẫn vào cuối ngày và vào đêm. Sundowning không phải là một căn bệnh, nhưng là một triệu chứng thường xảy ra ở những người bị sa sút trí tuệ (dementia), như bệnh Alzheimer. Nó thường được quan sát ở các khoa phòng bệnh viện hơn là ở phòng cấp cứu.
– (e) Haloperidol thường được sử dụng như một thuốc an thần đối với những bệnh nhân kích động. Tuy nhiên bệnh nhân này kích động do một nguyên nhân thực thể, hạ đường huyết. Bằng cách điều trị nguyên nhân (cho đường), tình trạng kích động sẽ biến mất.

Emergency Medicine : PreTest
Đọc thêm :
Cấp cứu ngộ độc số 21
Cấp cứu nội thần kinh số 25

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(12/4/2015)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu nội tiết và chuyễn hóa, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Cấp cứu Nội Tiết và Chuyển Hoá số 24 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 51 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 52 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Cấp cứu nội tiết và chuyển hóa số 53 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s