Cấp cứu chấn thương số 72 – BS Nguyễn Văn Thịnh

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI DƯỚI ÁP LỰC
(TENSION PNEUMOTHORAX)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

TEST 7

Một chiếc xe hơi đậu trước khoa cấp cứu và cho xuống một thanh niên 19 tuổi, bị bắn ở ngực. Người thanh niên cho biết tên họ và kêu đau ngực phải và khó thở. Lúc khám sơ cấp, đường khí của bệnh nhân thông thoáng và miệng họng không có máu hay các răng di lệch. Bệnh nhân thở 32 lần mỗi phút với co rút gian suon và một độ bảo hòa oxygène 88% lúc thở 12 L oxygen. Có một vết thương do đạn ở ngực giữa bên phải với một vết thương khác ở lưng. Khí quản bị lệch về phía trái. Lúc thính chẩn, bệnh nhân có tiếng thở giảm về phía phải.
Bước kế tiếp thích hợp nhất trong xử trí là :
a. Stat portable chest x-ray
b. Nội thông khí quản
c. Thực hiện ED thoracotomy
d. Gọi khoa ngoại
e. Needle decompression

Câu trả lời đúng là (e).
Bệnh nhân này bị tràn khí màng phổi dưới áp lực (tension pneumothorax). Thứ phát một phát súng (gunshot), khí đi vào khoang màng phổi và làm xẹp phổi phải. Khí này không thể thoát ra và áp lực tiếp tục gia tăng, đẩy phổi phải vào trung thất, khiến khí quản lệch về phía trái. Nếu quá trình này không được điều chỉnh, hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim có thể bị suy giảm và bệnh nhân sẽ chết.Những triệu chứng cổ điển của tràn khí màng phổi dưới áp lực gồm có khó thở, thở nhịp nhanh, lệch khí quản về phía không bị thương tổn, vắng tiếng thở ở phía bị thương tổn, và hạ huyết áp.
Điều trị tràn khí màng phổi dưới áp lực là needle decompression tức thời, sử dụng một catheter tĩnh mạch cỡ lớn 14- hay 16-gauge, được đưa vào trong khoang màng phổi (khoang gian sườn thứ hai trên đường giữa đòn). Khí thoát ra từ catheter và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân phải được cải thiện.Một tube thoracostomy phải được thực hiện sau needle decompression.(a) Tràn khí màng phổi dưới áp lực là một chẩn đoán lâm sàng và nếu nghi ngờ phải được điều trị ngay không chờ đợi kết quả của chụp X quang ngực.(b) Mặc dầu nội thông khí quản nói chung hữu ích đối với những bệnh nhân trong tình trạng détresse respiratoire, nhưng nó có thể nguy hiểm trong khung cảnh một tràn khí màng phổi dưới áp lực.Thông khí áp lực dương làm xấu thêm tràn khí màng phổi dưới áp lực, dẫn đến suy tim mạch thêm nữa.
(d) Bệnh nhân này có thể đòi hỏi xử trí ngoại khoa và phải gọi đội phẫu thuật ; tuy nhiên needle decompression và tube thoracostomy là core emergency medicine skills và phải được thực hiện tức thời bởi thầy thuốc cấp cứu.(c) ED thoracotomy được chỉ định ở những bệnh nhân với vết thương ngực hở, bị mất mạch ở hiện trường hay ở khoa cấp cứu.

Reference : Emergency Medicine. PreTest.
Đọc thêm : Cấp cứu chấn thương số 20, 33, 66, 67, 68, 69, 70, 71

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(8/2/2019)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu chấn thương, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to Cấp cứu chấn thương số 72 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu chấn thương số 73 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu chấn thương số 74 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Bình luận về bài viết này