Cấp cứu ngộ độc số 44 – BS Nguyễn Văn Thịnh

NGỘ ĐỘC AMPHETAMINE
(AMPHETAMINE OVERDOSE)

Jean-Louis Vincent
Chef du service des soins intensifs
Hôpital Erasme
Université libre de Bruxelles

Amphetamines được chứa trong các thuốc làm ăn mất ngon (anorexigènes) (thường dưới dạng dược chế, kết hợp với những trích chất tuyến giáp và các thuốc an thần hay các beta-bloquants, để làm giảm những tác dụng phụ), trong speed (D-amphétamine) và trong các chất kích thích gây ảo giác (stimulants hallucinogènes), được bào chế bởi những phòng thí nghiệm bí mật (“ ectasy hay XTC ”- méthylènedioxyméthamphétamine hay MDMA- và các dẫn xuất). Sự sử dụng các chất kích thích gây ảo giác chất này chủ yếu để vui chơi giải trí, tình dục hay xã hội (tìm kiếm“ highs ”). Sự sử dụng chúng phổ biến ở các thanh thiếu niên. Sự sử dụng kinh niên hơn đôi khi được gặp để chống lại sự mệt mỏi hay để gia tăng những hiệu năng vật lý hay trí tuệ (tài xế xe tải, sinh viên, nghệ sĩ…). Đôi khi người ta liên kết chúng với các barbituriques hay héroine (“ speedballs ”).
Tác dụng được tìm kiếm bởi những người nghiện ma túy là “ rush ”, trạng thái vô cùng dễ chịu, kèm theo cảm giác có sức mạnh, không mệt mỏi..Tiếp theo sau là “ crash ” khi trở về với thực tế đột ngột. Chu kỳ rush-crash là nguồn gốc của một tình trạng phụ thuộc tâm thần (dépendance psychique) xảy ra nhanh chóng. Ngoài ra có accoutumance hay tolérance với sự cần thiết gia tăng những liều lượng để duy trì tác dụng tìm kiếm.
Sự quá liều gây nên bừng mặt (flush), ra mồ hôi nhiều, khô miệng, chóng mặt, run, bực bội, kích động (hoặc mê sảng ảo giác), các cơn lo âu (bouffée anxieuse) và mất ngủ. Co giật và hôn mê, đôi khi với tăng thân nhiệt, đều có thể xảy ra. Nói chung người ta quan sát thấy giãn đồng tử, tim nhịp nhanh, cao huyết áp hay trụy mạch. Những rối loạn tiêu hóa thường xảy ra. Những biến chứng chính là tan cơ van (rhabdomyolyse), hoại tử cơ tim, các rối loạn nhịp hay những hoại tử tạng khác (thí dụ tai biến mạch máu não). Cũng như đối với cocaine, một thiếu máu cục bộ ngoại biên (ischémie périphérique) có thể xảy ra trong trường hợp tiêm quanh tĩnh mạch hay động mạch do tai biến. Các amphétamine gây ảo giác có thể gây nên những bệnh cảnh lâm sàng thuộc loại loạn tâm thần. Ecstasy cũng có thể dẫn đến những viêm gan do chất độc (hépatite toxique).

ĐIỀU TRỊ
Điều trị triệu chứng, dựa trên an thần (benzodiazépines, neuroleptiques) và kiểm soát co giật (diazépam), những beta-bloquants để điều trị cao huyết áp hay loạn nhịp
Sự loại bỏ có thể được gia tăng bằng cách sinh ra một diurèse acide, nhưng với sự hiện diện của những rối loạn nhịp, suy tuần hoàn hay tán cơ vân (rhabdomyolyse), những nguy cơ của điều trị này (tăng kali huyết, suy thận cấp tính) vượt nhiều những lợi ích tiềm năng.

Reference : Le Manuel de Réanimation, Soins intensifs et Médecine d’urgence.

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(21/10/2018)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu ngộ độc, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

2 Responses to Cấp cứu ngộ độc số 44 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu ngộ độc số 55 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu ngộ độc số 64 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Bình luận về bài viết này