NGỘ ĐỘC PHENCYCLIDINE
(PCP INTOXICATION)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST
Một bệnh nhân 25 tuổi được police mang đến khoa cấp cứu vì nghi sử dụng chất ma túy. Bệnh nhân rất kích động và đánh lại police. Cần 3 nhân viên bệnh viện và hai nhân viên cảnh sát để giữ bệnh nhân trên brancard. Những dấu hiệu sinh tồn là HA 150/80 mmHg, tần số tim 107 đập/phút, nhiệt độ 99,7 độ F, tần số hô hấp 18 hơi thở mỗi phút, và độ bảo hòa oxy 99% ở khí phòng. Khám vật lý không có gì đặc biệt ngoại trừ da lạnh, vã mồ hôi, nhãn chấn thẳng đứng và ngang (vertical and horizontal nystagmus) kéo dài, và đôi khi những giật rung cơ (myoclonic jerks). Chẩn đoán nào sau đây là khả dĩ nhất ?
(a) Ngộ độc cocaine
(b) Cai cocaine (cocaine withdrawal)
(c) Ngộ độc Amphetamine
(d) Ngộ độc PCP
(e) Cai thuốc phiện (opiate withdrawal)
Câu trả lời đúng là (d)
Ngộ độc PCP được đặc trưng bởi một phổ các dấu hiệu. Hành vi có thể kỳ lạ, kích động, lú lẫn hay hung bạo. Dấu hiệu xác nhận của nhiễm độc PCP là ảo giác tái diễn có sức mạnh siêu nhân (superhuman strength) và tính chất bất khả xâm phạm (invulnerability), do cả những tính chất gây mê và phân ly (anesthetic and dissociative properties) của chất ma túy. Bệnh nhân đã đập vỡ còng tay của cảnh sát, làm gãy xương lúc hành động như thế. Nguyên nhân quan trọng của tử vong hay thương tổn do PCP là behavioral toxicity dẫn đến tự tử và provoked homicide. Những dấu hiệu thần kinh điển hình gồm có nhãn chấn (ngang, thẳng đứng, hay xoay), thất điều (ataxia), và dáng đi bị biến đổi (altered gait). Những đồng tử thường kích thước trung bình và phản ứng với ánh sáng, nhưng có thể giãn hay hẹp. Điệu bộ kỳ dị (bizarre posturing), nhăn mặt (grimacing), và quằn quại (writhing) có thể thấy. Xử trí có tính chất bảo tồn. Để phòng ngừa tự gây thương tích (self-injury), bệnh nhân phải được kềm giữ một cách an toàn. Những thuốc chống loạn thần (antipsychotics) và benzodiazepines thường được cho để an thần hóa học. Ngộ độc PCP thường kéo dài từ 8 đến 16 giờ, nhưng có thể kéo dài lâu hơn ở những người sử dụng mãn tính.
(a và c) Cocaine và amphetamine là những sympathomimetics, có thể lầm với ngộ độc PCP. Tuy nhiên dấu hiệu xác nhận ngộ độc PCP, thường không được nhận thấy trong ngộ độc thuốc giống giao cảm (sympathomimetic intoxication) là sự ảo giác tái diễn có sức mạnh siêu nhân và nhãn chấn.
(b) Khi sự sử dụng cocaine bị ngừng lại hay khi chấm dứt một cuộc chè chén say sưa, một crash tiếp theo ngay tức thời. Điều này được kèm theo bởi một sự thèm muốn mạnh nhiều cocaine hơn, mệt mỏi, thiếu lạc thú, lo âu, bực tức, mất ngủ, và đôi khi kích động hay cực kỳ nghi ngờ.
(e) Cai thuốc phiện (opioid withdrawal) khởi đầu được biểu hiện bởi sự thèm thuốc phiện, ngáp, chảy nước mũi, và dựng lông và tiến triển đến nôn, mửa, ỉa chảy, ruột tăng hoạt, vã mồ hôi, đau cơ, đau khớp, lo âu, sợ hãi và tim nhịp nhanh nhẹ.
Reference : Emergency Medicine. PreTest
Đọc thêm :
– Ngộ độc cocaine : Cấp cứu ngộ độc số 37, 38, 39
– Hội chứng cai thuốc phiện : Cấp cứu ngộ độc số 34, 35
– Ngộ độc amphetamine : Cấp cứu ngộ độc số 40, 41, 42, 43, 44
– Sympathomimetic syndrome : Cấp cứu ngộ độc số 48
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(28/12/2018)
Pingback: Cấp cứu ngộ độc số 56 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương