Điều trị bệnh tâm thần phân liệt… bằng máy vi tính !

Bệnh tâm thần phân liệt thường biểu hiện bằng một rối loạn nghiêm trọng liên quan đến thực tại và tha nhân : phần lớn người bị tâm thần phân liệt (TTPL) thường bị mê sãng và ảo tưởng. Thông thường, họ nghe những giọng nói lạ thì thầm bên tai năn nỉ hoặc đe doạ giết hại họ. Những ảo tưởng này một phần xuất phát từ rối loạn của một khả năng được gọi là “trí nhơ gốc ”, cho phép chúng ta biết được ai là tác giả của hành động hoặc giúp chúng ta nhớ lại bản chất của một cảm giác (thị giác, thính giác…). Một công trình nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy trí nhớ gốc này có thể tái lập được ở những người bị TTPL bằng cách tập luyện lâu dài trên máy vi tính.

TS Karuna và cộng sự thuộc Viện đại học California, Hoa Kỳ, chọn lọc 31 bệnh nhân TTPL và 15 đối tượng khoẻ mạnh để thực hiện cuộc thử nghiệm. Trước tiên, các nhà nghiên cứu bắt buộc tất cả phải trải qua một cuộc trắc nghiệm để đánh giá trí nhớ gốc. Các đối tượng phải đọc những câu ngắn mà thiếu từ sau cùng và tuỳ theo trường hợp mà họ phải tự mình bổ sung cho đầy đủ câu đó hoặc có thể hỏi những người thử nghiệm để họ cho biết từ bị thiếu. Tiếp đó, tất cả được đặt nằm vào máy chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) và các nhà nghiên cứu trình bày cho họ thấy từng cặp từ được rút ra từ những câu mà họ đã đọc. Sau đó, các đối tượng phải đọc ra từ thứ hai của mỗi cặp từ mà họ đã được cung cấp ngay giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm.

LIỆU PHÁP CHỮA TRỊ
Đúng như mong đợi, các đối tượng khoẻ mạnh nhận ra các từ thiếu dễ dàng hơn các đối tượng bị TTPL. Và vùng não bộ liên quan đến trí nhớ gốc, tức là vùng vỏ não giữa-trước trán, được kích hoạt ưu tiên ở các đối tượng khoẻ mạnh hơn là đối tượng TTPL.
Sau cuộc thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 16 trong số 31 đối tượng TTPL đó phải luyện tập 80 giờ trên máy vi tính trong khoảng 16 tuần lễ. Cuộc luyện tập này bao gồm những bài tập đơn giản gợi lại những chức năng nhận thức cơ bản, thí dụ như phân biệt hình ảnh và âm thanh hay nhận biết những biểu hiện của vẻ mặt. Trong cùng thời gian đó, nhóm 15 đối tượng TTPL khác thì được chơi các trò chơi điện tử đơn giản.

Sau 16 tuần lễ, các nhà nghiên cứu cho tất cả các đối tượng trên thử lại cuộc trắc nghiệm ban đầu. Kết quả: những đối tượng TTPL được luyện tập trên máy vi tính đã có trí nhớ gốc tốt hơn so với lúc đầu thử nghiệm, còn những đối tượng TTPL chơi trò chơi điện tử thì không cải thiện. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy vùng vỏ não giữa-trước trán ở những đối tượng luyện tập đã được kích hoạt tốt hơn. Sau 6 tháng thử nghiệm, các đối tượng luyên tập đã có sự cải thiện rõ rệt về khả năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
Theo TS Nicolas Franck thuộc Bệnh viện trung tâm LeVinatier, Lyon, Pháp, kết quả công trình nghiên cứu cho thấy máy vi tính đã trở thành công cụ chữa trị bệnh TTPL hữu hiệu, cải thiện được hoạt động của một chức năng nhận thức phức tạp, có thể là nguồn gốc của ảo tưởng. Tuy vậy, liệu pháp “máy tính” này chỉ nên xem như liệu pháp bổ sung cho thuốc và tâm lý trị liệu.

(Theo LaRecherche, 5/2012)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Khoa học ngày nay. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s