Quang liệu pháp: Niềm hy vọng mới cho ung thư tiền liệt tuyến

Hiện tại có nhiều liệu pháp được đưa vào sự dụng trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, các liệu pháp này vẫn còn gây tranh cãi vì tính hiệu quả và dư chứng của chúng. Sau đây là các liệu pháp kinh điển:
– Phẫu thuật: Bao gồm việc cắt bỏ toàn phần hoặc một phần tiền liệt tuyến, có thể được thực hiện bằng phương pháp cổ điển hoặc mới hơn là bằng nội soi. Mặc dù biến chứng về tiết niệu có giảm hơn (dưới 5%) nhưng biến chứng về sinh dục vẫn cao (50%).
– Xạ trị: có thể xạ trị từ bên ngoài, tức là dùng tia xạ từ bên ngoài để tiêu diệt tế bào ung thư . Hoặc nội xạ trị, trong trường hợp này người ta dùng các Iod phóng xạ gắn vào trong tiền liệt tuyến để chiếu xạ các tế bào ung thư từ bên trong. Biến chứng phụ thuộc vào vùng được xạ trị và liều lượng chất phóng xạ. Rối loạn sinh dục tương tự như phẫu thuật.

– Siêu âm tiêu điểm: còn được gọi là Ablatherm, kỹ thuật này sử dụng một máy phát siêu âm, tập trung vào khối u để phá huỷ tế bào ung thư. Biến chứng tiết niệu khoảng 10% và sinh dục khoảng 50%.
– Liệu pháp đông lanh: bằng cách đưa các chất gây lạnh, như tuyết cacbonic hay nitơ lõng, qua một ống thông vào khối u để phá huỷ tế bào ung thư. Biến chứng sinh dục đến 80% còn tiết niệu là 20%.
– Liệu pháp hoc-môn: ung thư tiền liệt tuyến được cho là do nhạy cảm với hoc-mon. Tế bào ung thư tăng sinh do sự kích thích testosteron, một loại hoc-mon nam chịu tác động của một loại hoc-mon khác là LHRH. Có nhiều liệu pháp khác nhau như kháng-testosteron hay kháng-LHRH được đề xuất để ức chế sự phát triển của ung thư. Các thuốc này được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Biến chứng khá nhiều như liệt dương, béo phì, trầm uất…

Diệp lục tố và ánh sáng đã tạo ra một liệu pháp mới đầy hứa hẹn đối với ung thư tiền liệt tuyến. Liệu pháp này đang được thử nghiệm giai đoạn III tại Bệnh viện Trường đại học Angers, Pháp, có tên gọi là VTP (Vascular Targeted Therapy= Liệu pháp tiêu điểm mạch máu). Liệu pháp này tỏ ra có ưu điểm là không phải cắt bỏ một phần tiền liệt tuyến và ít gây rối loạn về tiết niệu sinh dục như đái rắt hay rối loạn cường dương so với các liệu pháp kinh điển.
Cơ chế tác dụng của quang liệu pháp như sau: trước tiên ánh sáng do tia laser phát ra sẽ hoạt hóa một chất nhạy cảm với ánh sáng, dẫn xuất từ diệp lục tố. Sự phối hợp này sẽ nhanh chóng phá hủy vùng mà khối u khu trú. Theo GS Abdel-Rahmene Azzouzi, phẫu thuật gia kiêm giám đốc Bệnh viện Trường đại học Angers, Pháp, cho biết diễn tiến của liệu pháp này được thực hiện tại phòng mỗ qua 3 giai đoạn :

1. Trước tiên, bệnh nhân được gây mê. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của siêu âm, phẫu thuật viên đưa những cây kim và các sợi quang kèm theo một diod laser vào vùng khối u ở tiền liệt tuyến.

2. Tiếp theo, phẫu thuật viên tiêm bằng đường tĩnh mạch một chất cảm thụ ánh sáng, được gọi là Padeliporfin, dẫn xuất từ diệp lục tố. Chất này có màu lục sẽ phân bố đều khắp các mạch máu của tiền liệt tuyến.

3. Diod laser được kích hoạt theo độ dài sóng 753 nanomet và các diod được “thắp sáng” trong tiền liệt tuyến. Một phản ứng hoá học xảy ra tại chỗ giữa ánh sáng và chất cảm thụ ánh sáng. Hiện tượng này xảy ra do sự sản sinh ra các gốc tự do ở các mạch máu đã tự bít lại. Hậu quả là gây ra sự hoại tử ở vùng khối u. Trong suốt tiến trình này, đèn trong phòng mỗ phải được giảm độ sáng xuống, còn bệnh nhân phải được trùm kín lại và mắt được đeo kính bảo hộ để chống sáng.
Kết quả sẽ được kiểm tra bằng chụp CT vào ngày thứ 7. Thời gian điều trị chỉ mất một ngày so với 7 ngày nếu phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến hay xạ trị thì phải mất 40 buổi trong nhiều tuần lễ. Đây sẽ là một liệu pháp ít tốn kém, hạn chế xâm nhập và dễ thực hiện. Nếu thành công đối với tiền liệt tuyến thì trong tương lai sẽ thử nghiệm trên các cơ quan khác như thận, tụy tạng và phổi.

(Theo Sciences & Avenir, 2/2012)
BS NGUYỄN VĂN THÔNG
DrThong007@gmail.com

Bài này đã được đăng trong Khoa học ngày nay. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s