Dublin (tiếp theo)

DUBLIN CASTLE
Được dựng lên bởi các Anglo-Normands vào thế kỷ XIII (1204), Dublin Castle trong 7 thế kỷ biểu tượng cho sự thống trị của người Anh. Thật vậy chính ở đây đã sống cho mãi đến năm 1922, các phó vương (vice-roi) Ái Nhĩ lan, được Anh bổ nhiệm. Record Tower và Powder Tower là tất cả những gì còn lại của pháo đài nguyên thủy. Sau đám cháy năm 1684, Sir William Robinson đã nghĩ ra hai cái sân (Lower Yard và Upper Yard) hiện nay. Ở tầng thứ nhất nhìn ra Upper (cour haute) là những căn hộ lớn Nhà Nước (les grands appartements d’etat), là nơi trú ngụ của những phó vương do nước Anh bổ nhiệm. Những tấm thảm Killybers và những lustre en cristal de Waterford trang điểm những căn phòng xa hoa này. Thắng cảnh chứa đầy lịch sử, Dublin Castle vẫn luôn luôn là một nơi của uy quyền.

BEDFORD TOWER (1761) : đường vào sân lâu đài, bên cạnh Bedford Tower, phía trên là bức tượng của thần Công Lý, đã luôn luôn là một chủ đề để đùa giỡn và chế giễu. Bức tượng này tượng trưng cho công lý, chế ngự lối vào chính Cork. Bức tượng quay mặt vào lâu đài và đưa lưng ra thành phố, được người dân Dublin trung lưu mỉa mai xem như đó là một dấu hiệu chứng tỏ mức độ của nền công lý mà người dân có thể trông chờ vào chính quyền Anh.

RECORD TOWER (1226) nằm giữa Lower Yard và Castle Gardens, được xây dựng vào thế kỷ XIII, thấp cổ nhất ở Duble, còn lại từ thời trung cổ

ROBERT EMMET (1778-1803), thủ lãnh của cuộc nổi dậy 1803, là anh hùng của nền tự do Ái Nhĩ lan. Ông đã định chiếm Dublin Castle và cũng cho hiệu lệnh toàn đất nước nổi dây chống lại Acte d’Union (1800) (trên bình diện pháp lý Ái Nhĩ Lan là một bộ phận của nước Anh). Ông bị cầm tù trong Record Tower rồi bị treo cổ, nhưng bài phát biểu mà ông đọc ở tòa án đã là nguồn cảm hứng của những thế hệ sau này trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập của Ái Nhĩ lan.

STATES APARTMENTS : có từ thế kỷ XVIII. Căn phòng uy nghi nhất cua Appartements d’états là Throne Room (Salle du trone), ở đây có ngôi vua, nguyên thủy được dựng lên cho cuộc viếng thăm của George IV vào năm 1821. Có tham quan được hướng dẫn mỗi 20 phút.

CHAPEL ROYAL. Nhà tho này duoc hoàn thành boi Francis Johnston nam 1814.

CITY HALL
Tòa nhà này được dự kiến bởi Thomas Cooley. Sau 10 năm công trình, vào năm 1779 đây là trụ sở của Royal Exchange (Bourse de commerce). Sau đó, toà nhà này được trao lại cho các lực lượng của chính phủ trong cuộc nổi dậy năm 1798 để dùng làm phòng tra tấn. Từ năm 1852, tòa thị chính tọa vị ở đây. Được trùng tu lại gần đây, hiện nay do là trụ sở của các văn phòng của Hội Đồng thành phố Dublin và một nhà báo tàng của thị xã. Các archive của đô thị và những kỷ niệm của cuộc đấu tranh vì độc lập được bảo tồn ở đây. Mặt tiền được trang trí bởi một lan can (balustrade) và một hàng hiên (portique).
Vừa mới được trùng tu lại trong tinh thần tôn trọng kiến trúc nguyên thủy, City Hall là nơi thường xuyên trưng bày triễn lãm vạch lại lịch sử của thành phố. Chính ở City Hall đã là nơi diễn ra các lễ tang của Michael Collins cà Charles Parnell, hai trong các anh hùng của kháng chiến Ái Nhĩ Lan.

CHRIST CHURCH CATHEDRAL
Chrrist Church Cathedral đã được xây dựng bởi vua Viking của Dublin Sitric Silkbeard, và Dunan, giám mục đầu tiên của Dublin. Sau đó nhà thờ được tái xây dựng vào năm 1186 bởi tổng giám mục anglo-normand John Cumin. Ngày nay đó là cathédrale của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan (anglicane), diocèse của Dublin và Glendalough.

LES VIKINGS A DUBLIN
Người Viking đến được Ái Nhĩ lan vào cuối thế kỷ XVIII. Họ thành lập Dublin vào năm 841. Họ đã xây dựng một đồn lũy trên địa điểm của Dublin Castle, ở cửa sông Liffey được gọi là cái “ ao đen »(Dubb Linn). Họ cũng lập nghiệp ở bờ phía nam, ở Wood Quay. Những dân cướp biển này sống bằng thương mãi và buôn nô lệ.
Sau khi đã bị đánh bại bởi Brian Boru ở Clontarf vào năm 1014, dân Viking hòa lẩn vào người Ái Nhĩ lan và cải đạo theo Ky Tô Giáo. Sự xâm lăng anglo-normande được lãnh đạo bởi Strongbow năm 1170 đánh dấu sự suy tàn của cộng đồng Viking.

Đại Linh

Bài này đã được đăng trong Ảnh hải ngoại, Du lịch đó đây, Tập ảnh kỷ niệm. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s