1/ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU CŨNG THAY ĐỔI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.
Hạn hán, bão, dịch bệnh…Những hậu quả của sưởi ấm khí hậu có nhiều nhưng khó đánh giá.SANTE ENVIRONNEMENTALE. ” Thiên nhiên và tầm quan trọng của sự đáp ứng với một thay đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định đối với sức khỏe của các quốc gia trong những thế kỷ sắp đến”, cuối năm 2018 ; Lancet Countdown, nhóm quốc tế chính của các chuyên gia về những tương tác giữa khí hậu và sức khỏe đã đánh giá như vậy.
Từ đầu thế kỷ XX, nhiệt độ ở mặt đất đã tăng cao gần 1 độ C, và nhiệt độ của mặt biển gia tăng 0,7 độ C. Bốn năm vừa qua là nóng nhất từ khi hiện hữu những bản sao kê nhiệt độ. Thế mà sự sưởi nóng toàn cầu này có thể gần như độc nhất được quy cho những hoạt động con người.
Như GS Antoine Flahault, thầy thuốc y tế công cộng ở Đại học Genève, nhắc lại, ” nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng một cách khác nhau tùy theo những latitude, với ở phía nam nhưng sẽ còn hoang mạc hóa hơn nữa. Số những trẻ em suy dinh dưỡng sẽ gia tăng 9 triệu ở châu Phi từ nay đến 2050. ” Sự sưởi nóng khí hậu cũng sẽ làm cho vấn đề tiếp cận với nước trong nhiều vùng lại càng chủ yếu hơn. Ở châu Phi dưới sahara, tỷ lệ tử vong nhi đồng do ỉa chảy gia tăng 4% khi những précipitation giảm 10 mm mỗi tháng bởi vì nước trở nên không đủ điều kiện để uống.”
Sự sưởi ấm, vị thầy thuốc nói thêm, ” cũng làm dễ những xung đột vũ trang và những di chuyển của quần chúng khi họ không còn có thể làm việc nữa để đảm bảo sự sinh kế của họ. Như thế, chiến tranh ở Syrie đụng vào một tâm ngoài của sưởi ấm khí hậu, với những hạn hán mạnh nhất trong những thập niên qua. Những vùng có người ở này, bị làm cho “không thể sống được” bởi hạn hán, những cuộc xung đột, lụt lội, thời tiết xấu…càng ngày càng nhiều. Thêm vào đó là sự bành trường của những bệnh có thể truyền nhiễm, nhất là qua trung gia vecteur truyen benh, sự gia tăng của những thời kỳ nóng bức và những biến cố khi hậu cực kỳ như những gio xoay (cyclone), sự ô nhiễm gia tăng của không khí..”
Chính những nước phía Nam, ít chịu trách nhiệm nhất sự phát ô nhiễm (émission polluante), là những nước chịu sưởi nóng khí hậu nhất. Ở Pháp, người ta chờ đợi một sự gia tăng nhiệt độ và tần số của những đợt khí hậu cực kỳ : coup de chaleur, những đợt nóng bức ở Cévennes (Phap)…Nếu còn quá sớm để biết những hậu quả của đợt thời tiết nóng bức của tuần qua, những bài học được rút ra từ 15.000 tử vong của năm 2003 (70.000 ở châu Âu) đã cho phép làm giảm tỷ lệ tử vong của những thời kỳ nóng bức tiếp theo. Nhưng theo Giec, những thời kỳ nóng bức này có thể trở nên hai hay ba lần thường hơn ở Pháp từ nay đến 2050. Những đợt ô nhiễm đi kèm sự nóng bức cũng tạo điều kiện cho những cơn hen phế quản và làm bộc phát những BPCO.Ngoài những hậu quả tức thời, những biến cố quá mức này cũng có những hậu quả trong thời gian dài hạn lên sức khỏe, nhất là sức khoẻ tâm thần : 2/3 phí tổn y tế liên kết với những trận lụt ở Nimes năm 2003 là do những đơn thuốc chống trầm cảm để điều trị những chấn thương tâm thần kéo dài.
Mối lo ngại khác, nguy cơ những dịch nhiễm trùng, như những dịch do virus của bệnh sốt xuất huyết (dengue) và của chikungunya, và do virus Zika. Moustique tigre đã lan tràn trên toàn thế giới trong 10 đến 15 năm bằng cách theo những vận chuyển bằng đường biển những lốp xe hơi cũ, những nơi sinh sản tuyệt diệu của các ấu trùng. Nhưng sau đó muỗi ở nơi mà nhiệt và độ ẩm hợp với nó. ” Nhưng vecteur không đủ để gây dịch bệnh. Virus của chikungunya, của bệnh dengue,…không hiện hữu trong tình trạng thường trực ở métropole. Những trường hợp địa phương được quan sát liên quan với những du khách bị nhiễm trùng “, Philippe Parola, infectiologue (CHU Marseille) đã ghi chú như vậy.
Tuy nhiên, Jean-François Guégan, écologiste spécialiste de la santé (Montpellier), nhấn mạnh, ” những nguy cơ nhiễm trùng này ít gây lo ngại hơn nhiều so với những hậu quả của các biến cố quá mức, những thời kỳ nóng bức, lụt lội…” Những biến cố này cũng là những biến cố duy nhất mà ta có thể hiểu, bởi vì quy mô thời gian của sưởi nóng khí hậu, rất dài, và tính phức tạp của những yếu tố làm cho sự điều biến của những tác động y tế rất bấp bênh. ” Quy mô thời gian của sự thay đổi khí hậu dài đến độ điều này không thể thực hiện được. Chúng ta có thể thực hiện những đánh giá, những simulation, nhưng không tính được những nguy cơ. Ngoại trừ đối với những biến cố cực kỳ xảy ra trong thời gian ngắn ngủi, như những thời kỳ nóng bức “, GS Isabella Annesi-Maesano, épidiologiste ở Inserm, đã giải thích như vậy.
Sự cần thiết ở dưới 2 độ nữa mà Giec chủ trương vẫn là mệnh lệnh. Đối với GS Flahault, “ngoài các chính phủ, đó là một vấn đề của những hành vi cá nhân trong đó sự nghiện addiction có thể có một tác động lớn. Nếu mọi người giảm sự tiêu thụ thit đỏ của mình, điều đó làm giảm nguy cơ cá nhân bị tai biến tim mạch, đái đường, ung thư…đồng thời góp phần làm giảm sự sưởi nóng khí hậu này. Đó là logique de cobénéfices (cùng có lợi) “.
(LEFIGARO 1/7/2019)
2/ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU : TIẾN TRIỂN KHÓ CÓ THỂ TIÊN ĐOÁN CỦA NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG
Sự thay đổi khí hậu tạo điều kiện cho vài bệnh nhiễm trùng, nhưng mối liên hệ giữa chúng phức tạp. ” Bệnh sốt rét thoái biến khắp nơi trên thế giới bởi vì yếu tố quyết định chủ yếu của nó, trình độ kinh tế, đã tiến triển khắp nơi ở châu Phi. Chính vì vậy mà không có sốt rét ở Guadeloupe hay ở Martinique, nhưng vẫn còn trong những đảo gần ít phát triển hơn, GS Antoine Flahaut, thầy thuốc y tế công cộng (Đại học Genève) đã nhắc lại như vậy. Nếu do sự thay đổi khí hậu trình độ kinh tế của các nước yếu phải thụt lùi, bệnh sốt rét có thể trở lại mạnh mẽ.”
Như thế, với sự tiến bộ, bệnh sốt rét, tung hiện hữu Ở Camarge và ở Ý vào đầu thế kỷ XX đã biến mất với sự tiến bộ. Và nếu muỗi anophèle, vecteur của ký sinh trùng, đã được phát hiện từng nơi ở châu Âu, nguy cơ dịch có vẻ tối thiểu và vài trường hợp chẩn đoán ở Pháp là do du lịch. Đối với những virus à vecteurs khác, khả năng đáp ứng y tế, liên kết với sự giàu có của các quốc gia, cũng được tính đến ; chính vì vậy ở phía Nam Hoa Kỳ, bệnh dengue hoành hành ở bờ mễ tây cơ của Rio Grande nhưng không ở phía Hoa Kỳ.
Chac chan là nhiệt và độ ẩm tạo điều kiện cho sự sinh sôi nảy nở của muỗi, và nhiệt rút ngắn chu kỳ của virus trong cơ thể của chúng. Nhưng ” mặc dầu dường như có khả năng rằng dengue hầu như không ảnh hưởng miền nam châu Âu, nhưng vẫn có nhiều điều không chắc chắn về tất cả những nhiễm trùng qua vật chủ trung gian (infection vectorielle). Làm những dự kiến đòi hỏi đưa vào nhiều tham số về muỗi, virus, môi trường của chúng, những tương tác của chúng và những hậu quả sinh lý của những tương tác này, rất ít được khảo sát. Sinh học thực nghiệm làm phong phú một ít những modèle hiện nay, đáp ứng kém với sự tiên đoán tác động lên sức khỏe của khí hậu “, Jean-Franois Guégan, écologiste để la santé (Montpellier) đã giải thích như vậy.
SỰ LƯU THÔNG CỦA CÁC VIRUS
Ở châu Phi, những trường hợp viêm màng não gia tăng với hạn hán. ” Tại sao ? Ta không biết gì cả về điều đó. Cũng vậy ta không biết tại sao khu vực phân bố của tique, vật trung gian truyền bệnh Lyme và encéphalite à tiques, mở rộng về phía bắc của châu Âu. Ta cũng không biết điều đó có sẽ biến đổi khu vực phân bố của virus của viêm não hay không “, GS Philippe Parola, infectiologue (CHU Marseille) đã chỉ rõ như vậy.
Thế mà sưởi nóng khí hậu hay không, con người cũng là thủ phạm của sự lưu hành của các bệnh lý, với những hậu quả đôi khi bị thảm. Trận dịch tả năm 2010 ở Haiti đã làm 10.000 người chết, trong khi đảo đã chưa bao giờ bị bệnh này trước đây. ” Đã phải có sự điều tra của một đồng nghiệp, Renaud Piarroux, để khám phá ra rằng những người lính của ONU mang vi khuẩn, đã làm lây nhiễm nước khi họ đổ hố xí vào trong các con sông “, thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng đã nói như vậy. Thí dụ khác, trận dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 : nếu dịch bệnh cũng đã lan tràn nhanh trên toàn hành tinh, đó chủ yếu bởi vì những người lính của Đệ nhất thế chiến, được giải ngủ cùng lúc, đã trở về nhà họ đồng thời mang theo virus đi khắp 4 phương trời.
(LEFIGARO 1/7/2019)
3/ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU : KHI NHIỆT KẾ TĂNG CAO, PHỔI KHÓ THỞ
Khi nhiệt độ gia tăng, sự tạo thành ozone cũng gia tăng và điều này thêm vào sự ô nhiễm không khí nguồn gốc công nghiệp hay sự ô nhiễm liên kết với những bếp củi gia đình trong những nước phía Nam. Sự ô nhiễm này làm kịch phát hen phế quản và một bệnh lý phổi nặng, BPCO. Sự thay đổi khí hậu cũng gia tăng bệnh lý này do tác dụng của sự sa mạc hóa (désertification), của những trận bão cát và thường gặp hơn, của những hỏa hoạn hoang dã, như những hỏa hoạn tàn phá Californie.
Hen phế quản rất được gia tăng do sự hiện diện của phấn hoa và mốc, nhiều hơn với sự sưởi nóng khí hậu. ” Mùa của các phấn hoa sớm hơn, dài hơn. Khu vực phân bố của thực vật cũng được biến đổi. Thí dụ, những cây olive, có phấn hoa rất gây dị ứng, gia tăng nhiều hơn về phía Bắc. Ambroisie, rất gây dị ứng, cũng sản sinh nhiều phấn hoa hơn khi nồng độ C02 gia tăng. Ngoài ra, những hạt phấn hoa vỡ lúc tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm treo lơ lửng trong không khí và phóng thích nhiều dị ứng nguyên hơn khi tiếp xúc với niêm mạc hô hấp “, GS Isabella Annesi-Maesano, épidémilogiste ở Inserm, đã đánh giá như vậy. Do đó sự gia tăng của những trường hợp hen phế quản ở trẻ em. ” Chúng tôi cũng thấy nhiều hen phế quản hơn lúc trời giông, đôi khi trầm trọng, ở những người không bị bệnh đó trước đây. Giai đoạn điện của các cơn giông gây mở các hạt phấn hoa treo lơ lửng trong không khí và sự đi đến với lượng lớn của những dị ứng nguyên trong đường hô hấp.”
MỐC
Sự thay đổi khí hậu cũng gia tăng những mốc treo lơ lửng trong không khí, tạo điều kiện cho hen phế quản, BPCO, nhưng cũng làm trầm trọng fibrose, ung thư phổi và nhiều bệnh khác. Những mốc hiện diện nhiều hơn trong trường hợp những biến cố cực kỳ như lụt lội và các cơn giông, trong trường hợp này nồng độ ẩm gia tăng. Những mốc này, rất gây dị ứng, cũng trực tiếp phóng thích những độc tố và những thành phần hữu cơ bay hơi. ” Sự biến đổi của những khu vực phân bố thực vật do sưởi nóng khí hậu cũng biến đổi những mốc liên kết với những thành phần hữu cơ bay hơi này.
Vậy cần khẩn trương làm giảm sự ô nhiễm này.” Nhưng thật sự ta không thấy những biện pháp cụ thể, thí dụ trên những chất đốt, và những ngưỡng không đuoc vượt quá là quá thấp để bảo vệ một cách hiệu quả dân chúng “, GS Annesi-Maesano đã lấy làm tiếc như vậy.
(LE FIGARO 1/7/2019)
4/ TÍNH HỮU ÍCH CỦA VACCIN CHỐNG HPV ĐƯỢC XÁC NHẬN.VACCIN. Sự hy vọng làm giảm một cách đáng kể số những trường hợp ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo, nhờ tiêm chủng chống lại những souche sinh ung thư chính của HPV (papillomavirus) sẽ được thực hiện ? Có lẽ, khi đọc phân tích méta vừa được công bố trong tạp chí khoa học The Lancet.
Sau một thời gian theo dõi trung bình 8 năm, những kết quả có sức thuyết phục. Những kết quả này đã có được ở khoảng 60 triệu người được tiêm chủng trong 14 nước. Kết quả đáng lưu ý nhất liên quan nhưng thương tổn tiền ung thư của cổ tử cung, được gọi là CIN2+. Bởi vì lần này, các nhà thống kê sinh học (biostatisticien) của đại học Laval (Québec) và của Imperial College de Londres đã có một số các trường hợp và một thời gian nhìn lại từ 5 đến 9 năm, đủ để rút ra những kết luận. Sự giảm, đáng kể về mặt thống kê, của các CIN2+ đạt 51% ở những thiếu nữ từ 15-19 tuổi và 31% ở những phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi.Ta không còn xa nữa để chứng minh một sự giảm của những ung thư cổ tử cung.
Dĩ nhiên, khi đó là những mụn cóc hậu môn-sinh dục (verrues ano-génitales), ta xác nhận sự giảm đã được quan sát trong những công trình nghiên cứu trước. Sự giảm này là -67% ở những thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi, -54% ở những phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi và -31% ở những phụ nữ 25-29 tuổi. Đối với con trai, sự giảm chỉ được quan sát trong những lứa tuổi 15-19 tuổi (-48%) và 20-24 tuổi (-32%)
Những kết quả lại còn ngoạn mục hơn trong những nước đã cho đề nghị tiêm chủng cho nhiều lớp tuổi hơn là cho chỉ một lứa tuổi duy nhất. Vả lại đó là điều Pháp đã làm khi khuyến nghị sự tiêm chủng cho tất cả những thiếu nữ tuổi từ 11 đến 14, với một rattrapage đối với những thiếu nữ từ 15 đến 19 tuổi. Sau cùng các tác giả nhận xét một hiệu quả bảo vệ nhóm (effet de protection de groupe) ở những người không được tiêm chủng.Ở Pháp, vaccin anti-HPV không thuộc vào những vaccin bắt buộc của lịch trình tiêm chủng, mặc dầu ” Bộ Y Tế khuyến nghị rằng những thiếu nữ và những phụ nữ trước đây không được tiêm chủng nên nhận Gardasil 9 “. Người ta vẫn ngạc nhiên không thấy cùng khuyến nghị cho tất cả con trai, vì lẽ chúng không những bị những ung thư và verrues (condylome) của bộ phận sinh dục và hậu môn, mà còn bị ung thư họng.
Như thế chỉ những người đàn ông có những quan hệ sinh dục với những người đàn ông dưới 26 tuổi là có thể được tiêm chủng. ” Trong tình huống này, sự tiêm chủng có thể được đề nghị trong vài Centre gratuit d’information, de dépistage et de diagnostic và trong vài trung tâm tiêm chủng công cộng.
(LE FIGARO 1/7/2019)
Đọc thêm :
– TSYH số 379 : bài số 10
– TSYH số 362 : bài số 5
5/ VÀI GIỌT MÁU ĐỂ PHÁT HIỆN CHẤN THƯƠNG SỌ
Té ngã, tai nạn đường xá, hành hung…Những chấn thương sọ mỗi năm xảy đến cho 200 đến 300 người đối với 100.000 dân. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh nhân không có những triệu chứng tức thời và chụp hình ảnh não không cho thấy một thương tổn nào. Chấn thương sọ khi đó được xem là “nhẹ” và từ lâu nay nó tương đối không được chú ý đến. Thế mà từ nay ta biết rằng một chấn động não nhẹ, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng, có thể có những hậu quả trong thời gian dài hạn, nhất là trong trường hợp bị những chấn thương kế tiếp nhau. Vậy chẩn đoán tốt hơn nguy cơ thương tổn là enjeu có tầm quan trọng.
Những thầy thuốc cấp cứu của Orlando đã thực hiện một công trình nghiên cứu trên hơn 700 bệnh nhân (người lớn và trẻ em) của 3 trauma center Hoa Kỳ, được công bố trong BMJ Paediatric Open. Những xét nghiệm máu đã được thực hiện trên 3 nhóm bệnh nhân, được nhập viện sau một tai nạn nhưng không có rối loạn tri giác (score de Glasgow 15). Những bệnh nhân này bị chấn động não, những bệnh nhân khác bị thương ở đầu nhưng không có dấu hiệu rõ ràng chấn động não, sau cùng một nhóm thứ ba bị thương, nhưng không phải ở đầu. Xét nghiệm máu đầu tiên đã được thực hiện trong 4 giờ sau tai nạn, rồi ở những người trưởng thành mỗi 4 giờ cho đến 7 ngày, chừng nào bệnh nhân được nhập viện.
Hai chất chỉ dấu đã được tìm kiếm : protéine gliale fibrillaire acide (GFAP) và hydrolase C-terminale L1 de l’ubiquitine (UCH-L1), hiện diện trong não, chúng được phóng thích trong máu sau một chấn thương. Các tác giả cho thấy rằng những nồng độ trong máu của chúng tiến triển theo mức độ nghiêm trọng của thương tổn não : thấp tức thời hay giảm nhanh ở những người bị thương tích thân thể, chúng tăng cao hơn ở những người bị thương ở đầu nhưng không triệu chứng và còn hơn nữa ở những người bị chấn động não.
Nhiều kíp trên thế giới tìm cách hiệu chính những biomarqueur của chấn thương sọ. Thật vậy phát hiện nó một cách tính tế hơn có thể giúp quyết định cần phải chụp scanner hay không và giúp tiên đoán bệnh nhân có bị những vấn đề trong thời gian dài hạn hay không. Công tác nghiên cứu cũng sẽ nhận được một công cụ chẩn đoán khách quan như thế, ít đắc và ít xâm nhập, nhất là để nghiên cứu tương lai trong thời gian dài hạn của những bệnh nhân, các tác giả đã ghi chú như vậy. ” Kỹ thuật sẽ hiện hữu trong 1 hay 2 năm nữa “, BS Linda Papa, thầy thuốc cấp cứu và tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu tin như vậy.
(LE FIGARO 16/9/2019)
6/ TẠI SAO TA THÍCH BIA HAY CÀ PHÊ ?
GENETIQUE. Ngoài nước uống, phần lớn đồ uống có hoặc là một vị đắng, hoặc là một vị ngọt. Tại sao những người này thích café noir hay một bia có mùi thơm houblon, trong khi những người khác không cưỡng được một jus d’orange hay một đồ uống có gaz và được ướp thơm ? Một kíp nghiên cứu của Northwestern University, gần Chicago, đã thử muốn biết có phải các gène của vị giác chi phối thái độ này hay chuyện khác. Những nghiên cứu này có thể có những áp dụng cụ thể trong vài bệnh lý (những công trình được công bố trong tạp chí Human Molecular Genetics).
Các nhà nghiên cứu đã dựa trên một ngân hàng dữ kiện di truyền Anh : họ đã phân tích profil của 336.000 người ; những người này đã chỉ vị của họ đối với những đồ uống. Những đồ uống này được chia thành hai loại : loại đắng (cà phê, trà, nước bưởi vắt, bia, rượu vang đỏ) và loại ngọt (tập hợp tất cả những đồ uống ngọt, soda…)
Các tác giả đã thực hiện một công trình nghiên cứu Genome Wide Association Study. Công trình này nhằm phân tích những biến đổi của cùng một gène ở nhiều cá nhân, để khảo sát những tương quan của chúng với những nét tượng hình(trait phénotypique), như sự kiện tiêu thụ một đồ uống nào đó. Một điều kỳ lạ đã xuất hiện trong khi nghiên cứu : các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng biến thể của một gène được gọi là FTO được liên kết với vị đối với những đồ uống ngọt. Một cách nghịch lý, đó là một biến thể được biết như là bảo vệ chống béo phì. ” FTO này là một gène bí hiểm và chúng tôi tuyệt đối không biết nó hoạt động như thế nào đối với chứng béo phì.”
Ngược lại, các tác giả đã không tìm thấy sự tương quan giữa những biến đổi trên những gène của vị giác của mỗi người và sự ưa thích vị đắng hay vị ngọt. Kết luận của các tác giả là sự ưa thích của chúng ta đối với những đồ uống đắng không liên kết với vị của chúng, mà với tác dụng tâm lý của chúng. ” Những người thích cà phê hay rượu vì hiệu quả mà điều đó mang lại cho họ. Chính vì điều đó mà họ uống, chứ không phải vì vị của chúng “, nhà nghiên cứu đã xác nhận như vậy. Cũng nhó nghiên cứu này đã cho thấy rằng sự mời mọc của cà phê, sự kích thích của caféine và sự dễ tiếp cận nó làm nuốt trôi viên thuốc của sự đắng cay.
(LE FIGARO 6/5/2019)
Đọc thêm
– TSYH số 447 : bài số 1, 2, 3, 4
– TSYH số 360 : bài số 1, 2, 3, 4
7/ NGOẠI KHOA CỦA ĐỘNG MẠCH CHỦ : THỜI ĐẠI CỦA ROBOT
GS Jean-Marc Alsac, chirurgien vasculaire, HEGP (Hopital européen Georges-Pompidou, Paris, đã điều trị lần đầu tiên phình động mạch chủ bụng bằng robot Da Vinci Xi. Ông bình luận sự phát triển của ngoại khoa mạch máu này.Hỏi : Da Vinci là gì ?
GS Jean-Marc Alsac. Được phát triển từ những năm 1980, robot chirurgical này, được đặt tên Da Vinci để tỏ lòng biết ơn nhà thiên tài Ý nổi tiếng, được trang bị 4 cánh tay hoạt động, đóng vai trò caméra đối với một cánh tay, vai trò pinces và bistouris đối với những cánh tay khác. Chúng được điều khiển bởi thầy thuốc ngoại khoa từ một console trên đó phẫu trường xuất hiện en 3D. Da Vinci cho phép, từ những đường xẻ da nhỏ (như đối với một coelioscopie), một ngoại khoa vi xâm nhập. Nó bày ra một cái nhìn vô song của vùng mổ. Thêm vào là một confort ergonomique, làm dễ sự thực hiện những can thiệp phức tạp. Từ những năm 2000, vài thầy thuốc ngoại mạch máu tiền phong được đào tạo để sử dụng công cụ khác thường này nhằm thực hiện những cuộc mổ trên động mạch chủ.
Hỏi : Một phình động mạch chủ bụng dưới thận (anévrysme de l’aorte abdominle sous-rénale) là gì ? Tần số và những nguy cơ của nó ?
GS Jean-Marc Alsac. Đó là một bệnh nặng, gây bệnh cho gần 10% những người đàn ông trên 65 tuổi. Phình động mạch chủ chỉ một sự giãn bệnh lý của phần tận cùng của động mạch chủ, có thể bị vỡ và gây một xuất huyết nội với số lượng lớn, chết người trong 90% những trường hợp.Nguy cơ trở nên nguy kịch khi đường kính của phình mạch vượt quá ngưỡng 50 mm. Khi đó buộc phải can thiệp ngoại khoa phòng ngừa ; 9000 bệnh nhân được mổ mỗi năm ở Pháp
Hỏi : Những kỹ thuật chuẩn là gì ?
GS Jean-Marc Alsac. Chúng nhằm thay thế đoạn động mạch chủ bị giãn bằng một prothèse (tube synthétique), qua đường nội huyết quản (65%) hay bằng ngoại khoa mở (chirurgie ouverte) (35%). Kỹ thuật nội huyết quản, không mở bụng, cho phép xuất viện nhanh chóng nhưng có bất tiện là để lại tại chỗ phình mạch, trong đó còn sót một tuần hoàn nhỏ, có thể dẫn đến một loạn năng của prothèse và một cuộc mổ thứ hai (40% những trường hợp).Chirurgie ouverte, nặng nề hơn, có ưu điểm lấy đi phình mạch, nhưng cần mở rộng bụng, với một thời gian bình phục khoảng 1 tháng.
Hỏi : Première mondiale mà ông đã thực hiện tháng giêng năm 2019 là gì ?
GS Jean-Marc Alsac. Can thiệp này, được thực hiện cộng tác với BS Salma El Batti trong khoa ngoại mạch máu của GS Julia (HEGP, Paris), là cure đầu tiên trên thế giới của một phình động mạch chủ dưới thận bởi robot Da Vinci Xi thế hệ sau cùng. Bằng những đường xẻ rất nhỏ (mini-incisions), chúng tôi đã có thể lấy ra một cách an toàn đoạn động mạch chủ bị giãn và thay thế nó bằng một tube synthétique, không mở thành bụng. Prothèse đã được may vào động mạch chủ qua trung gian của intrumentation articulée du robot. Đó là một người đàn ông 62 tuổi, đã có thể trở về nhà ngày thứ tư sau mổ.
Hỏi : Những ưu điểm của robot ?
GS Jean-Marc Alsac. Robot gồm có những ưu điểm của những kỹ thuật thông thường nhưng không có những bất tiện của chúng. Kỹ thuật robot đảm bảo một sự sửa chữa hoàn toàn, làm giảm nguy cơ phải can thiệp lại, nhưng ít gây nên những đau hậu phẫu, không làm ngừng nhu động ruột (ăn uống lại tức thời), cho phép xuất viện nhanh. Sự kiện có tất cả những kỹ thuật (ngoại khoa cổ điển, phương pháp nội huyết quản, robot) cho phép chúng tôi chọn điều trị thích ứng nhất cho mỗi bệnh nhân. Về robot, chúng tôi sử dụng nó trong một thử nghiệm đánh giá. Thử nghiệm này điều trị những trường hợp nghẽn các trục động mạch cần một pontage.
(PARIS MATCH 3/10-9/10/2019)
https://www.youtube.com/watch?v=Ob08iu2C9hs (Anévrysme de l’aorte)
https://www.youtube.com/watch?v=4yTPcDWopBo (Robot Da Vinci)
Đọc thêm :
– TSYH số 425 : bài số 6
– TSYH số 246 : bài số 1, 2, 3
8/ VIRUS DU SIDA : REPROGRAMMATION DES LYMPHOCYTES TUEURS
Dưới 1% những người bị nhiễm bởi VIH có khả năng, không điều trị, kiểm soát nhiễm trùng của họ ; virus ở họ không tăng sinh. Người ta gọi họ là những “contrôleur du VIH”, đối lại với “non-contrôleur”, phải điều trị. Vào năm 2007, kíp của Asier Saez-Cirion (Viện Pasteur, Paris) đã khám phá rằng những lymphocyte tueur của họ, T-CD8, có thể tiêu diệt những tế bào bị nhiễm virus (nhất là những T-CD4), trái với T-CD8 của những non-contrôleur. Tại sao có sự khác nhau này ? Các nhà nghiên cứu vừa làm sáng tỏ điều đó : những T-CD8 của những contrôleur có thể sử dụng những ty lạp thể của chúng, những nhà máy nhỏ trong tế bào, với sự hiện diện của oxygène, mang lại một năng lượng tối đa, trong khi những T-CD8 của những non-contrôleur không đạt được điều đó nữa. Nhưng, với một protéine nhỏ được gọi là interleukine 15, chúng đã có thể khởi động lại những ty lạp thể T-CD8 của những non-contrôleur và trả lại cho chúng một năng lực giết người giống hệt với năng lực của những contrôleur.
(PARIS MATCH 3/10-9/10/2019)
9/ GIÁC MẠC : TÍNH HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG GHÉP CHỌN LỌC
Đối tượng của nhiều tiến bộ mới đây, những ghép giác mạc cứu thị giác của 3500 bệnh nhân mỗi năm. GS Eric Gabison, khoa ngoại, Fondation ophtalmologique de Rothschild, Paris XIX, điểm lại tình hình.
Hỏi : Cấu tạo của giác mạc và vai trò của nó ?
GS Eric Gabison. Đó là “kính đồng hồ” của mắt. Nằm trước đồng tử và mống mắt, dày từ 500 đến 570 micron (0,5 mm), giác mạc được cấu tạo bởi 3 lớp : phía trước là biểu mô (épithélium), phía sau là nội mô (endothélium) và giữa chúng là stroma (mô liên kết có cấu trúc trong như pha lê, giàu collagène). Vai trò của giác mạc là truyền ánh sáng đến thủy tinh thể và võng mạc.
Hỏi : Những nguyên nhân khác nhau của sự biến đổi giác mạc ?
GS Eric Gabison. Những nguyên nhân làm mất sự trong suốt của nó hay một sự không đều của hình dạng của nó. Có thể đó là một chấn thương (vết thương, đôi khi nguồn gốc ngoại khoa), một bỏng vật lý hay hóa học, một nhiễm trùng do vi khuẩn, thí dụ tụ cầu khuẩn vàng, hay do pyocyanique (nước máy), đặc biệt được làm dễ bởi những lentille de contact, hay do một virus (adénovirus hay herpès, nguy hiểm nhất). Hai nguyên nhân đặc biệt : dystrophie cornéenne oedémateuse, nguồn gốc di truyền, được gọi là “cornea guttata”, ảnh hưởng lên sự trong suốt, và kératocône, làm biến dạng và làm mỏng giác mạc.
Hỏi : Bao nhiêu ghép giác mạc được thực hiện trong bệnh viện của ông ?
GS Eric Gabison. Bệnh viện của chúng tôi là bệnh viên thực hiện nhiều ghép giác mạc nhất ở Pháp : gần 500 mỗi năm. Phần lớn những người hiến là những bệnh nhân vừa mới chết. Chất lượng của những mẫu ghép (greffons) (tình trạng tế bào, nhiễm trùng và độ trong suốt) được kiểm tra bởi một “banque de cornées”, chủ yếu là Banque française des yeux. Danh sách chờ đợi (6637 bệnh nhân năm 2017) gia tăng hơn số ghép hàng năm: vậy có một sự thiếu hụt.Sự cấp các mẫu ghép tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của những trường hợp chờ đợi
Hỏi : Những chiến lược là gì ?
GS Eric Gabison. Từ ghép giác mạc đầu tiên được thực hiện vào năm 1905 cho đến đầu những năm 2000, ghép toàn bộ (transplantation totale) là kỹ thuật quy chiếu, dầu thương tổn là gì. Đó là một phẫu thuật nặng nề, đòi hỏi một sự theo dõi dài và chỉ phục hồi một thị lực tốt sau một thời hạn 1 đến 2 năm. Nhờ những kính hiển vi mổ (microscope opératoire) hiện nay và những tiến bộ, từ nay ta có thể chỉ thay thế lớp giác mạc bị thương tổn bằng những ghép chọn lọc (greffes sélectives) được gọi là greffe lamellaire antérieure (stroma và biểu mô) hay greffe lamellaire postérieure (nội mô). Như thế, 80% greffes sélectives là những thay thế nội mô (greffe lamellaire postérieure) mà bề dày chỉ 10 micron ; 15% thay thế stroma và épithélium (greffe lamellaire antérieure) ; 5% vẫn là greffe totale (thương tổn lan rộng hơn). Một thời gian quan trọng của động tác là chuẩn bị greffon lamellaire. OCT (tomographie en cohérence optique) cho phép, trong phòng mổ, thay giác mạc của người hiến dưới dạng lát cắt và phẫu tích với một sự chính xác cực kỳ (đôi khi bằng laser) lớp cần phải ghép. Những ghép nội mô (transplantation d’endothélium) được thực hiện dưới gây mê tại chỗ và ngoại trú ở 30% những bệnh nhân. Những ghép khác được thực hiện dưới gây mê tổng quát, có hay không có nhập viện (một đêm)
Hỏi : Những kết quả là gì ?
GS Eric Gabison. Những kết quả là tốt trong hơn 90% những trường hợp, với một sự phục hồi thị giác trong thời gian ngắn hạn. Sự thải bỏ của mẫu ghép hiếm khi xảy ra (< 10% những trường hợp trong 5 năm). Một điều trị suy giảm miễn dịch tại chỗ duới dạng thuốc giọt cũng đủ. Nếu những biến chứng nhiễm trùng là ngoại lệ (3 đối với 1000), chứng loạn thị lại thường gặp (30% những trường hợp), nhưng dễ điều chỉnh. Sự theo dõi những người được mổ, đều đặn lúc đầu, cách quãng với thời gian, nhưng sự xuất hiện của đau, đỏ mặt hay rối loạn thị lực luôn luôn biện minh một khám cấp cứu.
(PARIS MATCH 3/10-9/10/2019)
Đọc thêm : TSYH số 189 : bài số 1
10/ TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN TÁI SINH GIÁC MẠC
Nhờ những tế bào gốc được lập lại chương trình (cellules souches reprogrammées), một bệnh nhân gần như bị mù một mắt đã tìm thấy lại một thị lực tốt.OPHTALMOLOGIE. Lần đầu tiên, những cellule souche pluripotente induite (iPS) đã cho phép tái sinh giác mạc của một bệnh nhân, các nhà nghiên cứu của đại học Osaka (Nhật Bản) đã loan báo như vậy. Những iPS là những tế bào trưởng thành được lập lại chương trình trong phòng thí nghiệm để trở lại một trạng thái không thành thục cho phép chúng biệt hóa lại bất cứ loại tế bào nào : tim, thần kinh, máu…Một kỹ thuật đã mang lại cho người khám phá ra nó, Shinya Yamanaka, giải Nobel năm 2012. Trong trường hợp này, đó là từ những mẫu da mà các nhà nghiên cứu đã gia công để tạo thành những “lá nhỏ những tế bào giác mạc” được ghép.
Một tháng sau khi can thiệp, bệnh nhân, 40 tuổi, gần như mù lòa, đã tìm lại một thị lực thỏa mãn. Hôm nay, chính ghép giác mạc được lấy ở những người hiến chết được sử dụng trong loại trường hợp này, nhưng những mẫu ghép (greffons) có sẵn rất hiếm. Các nhà nghiên cứu Nhật đã được phép trắc nghiệm thủ thuật của họ trên 4 bệnh nhân mới.
(SCIENCES ET AVENIR 10/2019)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(10/10/2019)
Pingback: Cấp cứu nhiễm khuẩn số 22 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 613 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương