1/ MIỄN DỊCH : VIỆC CỦA CẢ MỘT CUỘC ĐỜI.
Được khởi động rất sớm trong cuộc sống trong tử cung, hệ miễn dịch là một tổng thể phức tạp, tương tác thường trực với môi trường của chúng ta và tiến triển trong suốt cuộc đời.BIOLOGIE. Cũng như cá thể, hệ miễn dịch ra đời, lớn lên, già đi. Ngoài sự phòng vệ của cơ thể chống nhiễm trùng, hệ miễn dịch càng ngày xuất hiện như cái bảo đảm cho sự toàn vẹn của cơ thể.
Những tế bào gốc sinh huyết (cellules souches hématopoiétiques), từ đó phát xuất tất cả những tế bào miễn dịch của thai nhi, được sản xuất bởi tủy xương. Lúc sinh, những tế bào này hiện diện trong tủy xương, hung tuyến, nhưng cũng trong lá lách, ruột, các hạch bạch huyết, da, cũng như cả một stock những tế bào miễn dịch lưu thông : những tế bào lympho B và T, những đại thực bào, những cellules dendritiques hay NK…
Hệ miễn dịch này được thiết đặt rất sớm trong đời sống trong tử cung. ” Sự phát triển của nó được thực hiện bởi những đợt thuần thục kế tiếp nhau của những tế bào báo trước (cellules précurseurs). Những tế bào này sẽ tăng sinh và biệt hóa, với nhiều sắp xếp lại các gène (réarrangement génétique). Mỗi tế bào lympho sau rốt sẽ có một thụ thể khác nhau nhận biết một kháng nguyên nhất định “, nhà nghiên cứu Véronique Thomas-Vaslin (UMRS 959 Inserm, bệnh viện la Pitié, Paris) đã giải thích như vậy. Tóm lại là những tế bào lympho của chúng ta có một lô gồm nhiều tỷ thụ thể.
Lúc sinh, em bé giã từ một vũ trụ vô trùng, trong đó nó đã không gặp một tác nhân gây bệnh nào. ” Đó như thể nó có cả một đạo quân “bleus” sẵn sàng đánh nhau nhưng không biết như thế nào và chống lại cái gì, bởi vì chúng chưa được dạy dỗ, Delphine Sauce, nhà nghiên cứu (Inserm U1135, Paris) đã chỉ như vậy. Khi một vi khuẩn, một virus xuất hiện, những tế bào của miễn dịch bẩm sinh (immunité innée) (những tế bào mono, những đại thực bào, cellules dendritiques, cellules NK) là những tế bào đầu tiên tiến về kẻ xâm lăng để chống lại nó một cách đặc thù. Chúng cũng sẽ cho phép tổ chức một phản ứng miễn dịch không đặc hiệu, bằng cách gây nên sự chế tạo bởi các tế bào lympho những kháng thể, được hướng một cách chính xác chống lại những kháng nguyên của kẻ xâm lược và sự can thiệp của những tế bào lympho T sẽ hủy diệt nó.
Tính miễn dịch thụ đắc (immunité acquise) này đòi hỏi một sự “giáo dục” những tế bào lympho để nhận biết những kháng nguyên của kẻ không mời mà đến này. Cách sinh đẻ, sự cho bú, những tiếp xúc đầu tiên với môi trường là quan trọng trong tính miễn dịch này. Đã rất hiệu quả lúc 6 tháng, tính miễn dịch lại còn hơn thế sau một năm, mỗi lần gặp gỡ một tác nhân sinh bệnh mới tăng cường tính miễn dịch này. Do đó tầm quan trọng của những tiêm chủng của ba năm đầu, nhưng cũng quan trọng những tiếp xúc với những trẻ khác ở nhà trẻ, với những động vật nuôi trong nhà…, chúng cũng bảo vệ tốt hơn các trẻ chống lại những dị ứng.
Nếu “ký ức” (souvenir) này của lần gặp đầu tiên với một tác nhân gây bệnh bảo vệ vào những lần gặp sau (đó là nguyên tắc của vaccin), đó là bởi vì có những tế bào mà đó là vai trò. Tùy theo tuổi của chúng, những tế bào lympho B hay T sẽ là những tế bào “ngây thơ” (lymphocytes naifs), bởi vì đã không bao giờ gặp tác nhân gây bệnh, vậy sẵn sàng đối với những kẻ xâm lược, hay những tế bào “nhớ” (lymphocytes mémoire), “được giáo dục”(éduqué) chống lại một tác nhân gây bệnh và sẵn sàng phản ứng khi nó trở lại.
Trong đáp ứng miễn dịch này, những yếu tố khác can thiệp. Như thế những tế bào của tính miễn dịch bẩm sinh (immunité innée) một phần được điều hòa bởi những tác nhân trung gian của hệ thần kinh-nội tiết (système neuroendocrinien). Ta biết tác dụng làm suy giảm miễn dịch của một stress. Những cơ chế này cũng sẽ can thiệp trong psoriasis hay dermatite atopique.
Yếu tố quan trọng khác, microbiote, xâm thực ruột khi sinh. Tùy theo đường sinh, thấp hay bằng césarienne, thành phần vi khuẩn của nó lúc đầu sẽ hơi khác và có thể đoán trước nguy cơ dị ứng về sau. ” Hệ miễn dịch còn rất non nớt của trẻ sơ sinh được xây dựng, đồng thời em bé được xâm thực bởi những vi khuẩn cộng sinh của microbiote, của da, của mũi,..Microbiote và miễn dịch bẩm sinh ảnh hưởng lẫn nhau. Một con chuột, nếu được giữ để cho không có một vi khuẩn nào, sẽ có một hệ miễn dịch không thành thục “, nhà nghiên cứu Martin Larsen (Inserm UMR 1135, bệnh viện la Pitié, Paris) đã giải thích như vậy.
” Như thế tính miễn dịch sẽ được tăng cường cho đến một tối ưu, vào thời kỳ dậy thì, và sẽ hiệu quả cho đến 50 tuổi. Nhưng, ngay thời kỳ dậy thì, hung tuyến, sản xuất những tế bào lympho, bắt đầu thoái biến. Rất to ở trẻ em, hung tuyến giảm 90% thể tích lúc 50 tuổi. Năng lực của nó và năng lực của tủy xương sinh những tế bào lympho vẫn tồn tại nhưng sẽ chậm dần. Với số lượng những tế bào lympho bằng nhau, nhưng tính đa dạng của chúng sẽ sụt giảm, với ít những tế bào lympho “ngây thơ” (lymphocytes naifs) hơn để sẵn sàng chống lại tất cả tác nhân gây bệnh, và nhiều tế bào “nhớ “(lymphocytes mémoire) chuyên môn hóa chống lại một tác nhân gây bệnh nhất định “, Véronique Thomas-Vaslin đã giải thích như vậy. Vậy khả năng phản ứng với những kẻ xâm lược mới sẽ giảm, vì microbiote cũng sẽ nghèo đi. Với sự tiến nhanh của sự lão hóa, sự suy yếu miễn dịch gia tăng, đến độ tại xuất hiện lúc cao tuổi những bệnh của trẻ nhỏ như bệnh viêm tiểu phế quản hay bệnh ho gà.
(LE FIGARO 23/9/2019)
2/ SỰ SINH : MỘT THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP TẾ NHỊ
Một thai nghén, đó là một cơ quan phát triển trong một cơ quan khác. ” Người mẹ không được thải bỏ thai nhi, thai nhi cũng không được phản ứng chống lại người mẹ. Để đảm bảo trạng thái dung nạp (tolérance) này, người mẹ biến đổi một ít đáp ứng miễn dịch của mình và trở nên nhạy cảm hơn đối với vài nhiễm trùng “, GS Pierre Tissières, pédiatre réanimateur (CHU Bicetre Paris Sud) đã giải thích như vậy. Sự dung nạp miễn dịch hổ tương này sẽ được biến đổi lúc sinh, bởi vì em bé phải rất nhanh có khả năng phòng vệ chống lại những vi trùng.
Do sự thiết đặt dần dần của tính miễn dịch, một trẻ sinh non sẽ không có cùng đáp ứng miễn dịch như một trẻ sinh đủ tháng. ” Vào lúc 26-28 tuần, hệ miễn dịch của nó còn rất không hiệu quả, do đó nó dễ bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch sẽ hiệu quả hơn kể từ 36 tuần “, vị thầy thuốc xác nhận như vậy.
MICROBIOTE.
Trong khi “plan” phát triển miễn dịch, di truyền, được truyền bởi cha mẹ, còn môi trường thì can thiệp rất sớm. ” Người mẹ chuyển cho đứa trẻ bằng đường máu, qua nhau, những immunoglobuline (kháng thể) và những tế bào lympho ; những tế bào này sẽ bắt đầu sự giáo dục miễn dịch (éducation immunitaire) của thai nhi. Sự giáo dục này cũng được thực hiện lúc sinh, là lúc em bé tiếp xúc với quần thể vi trùng (flore microbienne) âm đạo của người mẹ. Césarienne lấy đi ở đứa trẻ sự tiếp xúc thuận lợi này. Vậy vài thầy thuốc đỡ đẻ từ nay truyền một ít quần thể cộng sinh âm đạo (flore commensale vaginale) của người mẹ cho các trẻ được sinh bằng césarienne “, nhà miễn dịch học Véronique Thomas-Vaslin, đã giải thích như vậy. Đó cũng là lợi ích của sự tiếp xúc da với da ngay khi sinh, điều này tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với quần thể da của người mẹ. ” Đôi khi một exanthème xuất hiện vào những tiếp xúc đầu tiên này. Acné du nourrisson này là một phản ứng phòng vệ chống vi khuẩn, được làm quá mức bởi những cơ chế chống điều hòa của miễn dịch chưa được thành thục.
Sự cho bú sữa mẹ tham gia vào sự tạo miễn dịch thụ động của em bé, bởi vì sữa mẹ giàu immunoglobuline và peptide chống vi trùng. Nó cũng một phần truyền sự bảo vệ do tiêm chủng của người mẹ chống lại vài nhiễm trùng nặng, đặc biệt bệnh sởi, rất nguy hiểm ở trẻ em dưới ba tháng. Ở lứa tuổi này, đứa bé bị những nhiễm trùng nặng bởi vì hệ miễn dịch của nó chưa hiệu quả lắm, nhưng cũng bởi vì nó đang trong giai đoạn chuyển tiếp : ” Lúc sinh vẫn tồn tại ở em bé những tế bào miễn dịch phôi thai, những tế bào lympho B điều hòa, chúng tham gia vào sự dung nạp miễn dịch (tolérance immunitaire) của thai nhi đối với người mẹ. Tình trạng dung nạp này kéo dài một ít làm cho em bé ít khả năng hơn tự vệ chống lại vài vi trùng, đặc biệt VRS, virus chịu trách nhiệm viêm tiểu phế quản, tiềm năng nghiêm trọng. Qua 3 tháng, những tế bào này sẽ biến mất, và ở trẻ lớn, VRS chỉ gây một cảm cúm nhẹ”, GS Tissières đã chỉ rõ như vậy.
Nhưng thật sự chính sự tiêm chủng sẽ bảo vệ đứa trẻ chống lại những nhiễm trùng nặng. ” Sự đến của vaccin chống phế cầu khuẩn đã cho phép một sự thụt lùi quan trọng của những nhiễm trùng nặng ở trẻ nhỏ. Ngoài sự bảo vệ đặc hiệu mà mỗi người trao cho, các vaccin có một tác dụng khác loại (effet hétérologue) : chúng khuếch đại đáp ứng miễn dịch ở những nhiễm trùng khác. ” Điều này rõ ràng đối với BCG và tiêm chủng chống bệnh sởi.
(LE FIGARO 23/9/2019)
3/ NHIỄM TRÙNG, UNG THƯ : TUỔI TÁC LÀM CHÚNG TA YẾU ỚT NHƯ THẾ NÀO ?
Những cơ chế lão hóa miễn dịch (vieillissement immunitaire) chưa được biết rõ. Ta biết rằng càng gặp những kháng thể khác nhau trong cuộc đời, hệ miễn dịch càng trở nên ít hiệu quả chống lại những tấn công của một loại mới. Thật vậy, số những tế bào lympho B “ngây thơ” (lymphocytes naifs), còn có khả năng tấn công một kẻ xâm lược không được biết, càng nghèo đi khi càng gia tăng số những tế bào lympho “nhớ” (lymphocytes mémoire), chuyên môn hóa trong sự chống lại một tác nhân gây bệnh nhất định. ” Vậy không phải ngạc nhiên khi những người già khả dĩ bị những nhiễm trùng hơn “, GS Frédéric Vivier, immunologiste (AP-HM, Marseille) đã ghi chú như vậy.
Mặt khác, ” chúng ta đã tìm thấy những marqueur de sénescence trên tất cả những tế bào miễn dịch lưu thông, Delphine Sauce, nhà nghiên cứu (Inserm U1135, Paris) đã giải thích như vậy. Những tế bào lympho T là liên quan nhất. Những vết sẹo này sẽ liên kết với những nhiễm trùng mãn tính dai dẳng”. Đặc biệt CMV, một nhiễm trùng mãn tính và hiền tính do virus, xảy ra ở một người trên hai, và VIH, ngay cả được ổn định bởi một tam liệu pháp (trithérapie).
TÍNH HIỆU QUẢ CỦA MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP
Lãnh vực khác trong đó sự lão hóa miễn dịch có thể đóng vai trò : những ung thư. Những người già bị nhiều ung thư hơn, mà một phần nhỏ là nguồn gốc virus. ” Nhưng người ta đã không chứng minh rằng sự giảm tính miễn dịch với tuổi già tăng 2/3 nguy cơ ung thư không do nhiễm trùng. Ung thư trước hết là kết quả của những biến dị trên ADN của những mô của chúng ta, mà số biến dị gia tăng với tuổi tác “, GS Vivier đã định rõ như vậy.
Là cách mạng trong những điều trị, miễn dịch liệu pháp chống ung thư (immunothérapie anticancéreuse) không dành cho những bệnh nhân mà hệ miễn dịch còn non trẻ. Nó nhằm kích thích một đáp ứng hiệu quả hơn bằng cách “giáo dục ” những lymphocyte T cytotoxique nhận biết tốt hơn những kháng nguyên ung thư, hay bằng cách lôi kéo những tế bào miễn dịch đến gần khối u. ” Theo lý thuyết của immunosénescence, những người già đáp ứng ít tốt hơn với miễn dịch liệu pháp. Đó không phải là điều ta chứng thực. Ngay cả sự lão hóa làm dễ phần nào thể địa ung thư (terrain tumoral), nhưng ảnh hưởng của nó lên đáp ứng với điều trị có lẽ không chủ yếu “, BS Charlotte Domblides, oncologue (bệnh viện Saint-André, Bordeaux) đã đánh giá như vậy. Vì lẽ vài hóa trị có thể quá độc đối với những người rất già. ” Từ đó sự lựa chọn miễn dịch liệu pháp của chúng tôi, dựa trên tính hiệu quả chống ung thư của nó được khảo sát đối với mỗi bệnh nhân, BS Domblides tiếp tục. Chúng tôi chứng thực phối hợp với nó những hóa trị có một tác dụng điều biến miễn dịch.”
Những loại điều trị khác sẽ ra đời. ” Những tế bào lympho T không autonome, GS Vivier đã nhấn mạnh như vậy. Tất cả những tế bào của miễn dịch bẩm sinh cần thiết cho tác dụng của chúng. Bây giờ phải chú tâm hiểu tốt hơn những liên hệ giữa những tế bào này. Những miễn dịch liệu pháp nhắm miễn dịch bẩm sinh đang được thử nghiệm.
(LE FIGARO 23/9/2019)
4/ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP CHỐNG UNG THƯ
Thay vì tấn công một cách trực tiếp vào những tế bào ung thư, miễn dịch liệu pháp nhằm tái kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta để nó chống lại những tế bào ung thư một cách hiệu quả hơn. Hàng ngàn người đã nhận được miễn dịch liệu pháp ở Pháp và trên thế giới. Và trong lãnh vực này, entreprise biopharmaceutique Bristol-Myers Squibb đã là tiền phong. Ở Pháp, miễn dịch liệu pháp đầu tiên đã được đưa vào sử dụng năm 2011. Nghiên cứu tiếp tục bởi vì những thách thức vẫn còn nhiều để chống lại những ung thư này.
Hiện nay đó là một sự kiện được xác lập : sự phát triển của một ung thư là do một sự tăng sinh không kiểm soát được của những tế bào đã trở nên bất thường, nhất là bởi vì hệ phòng vệ miễn dịch của chúng ta không còn khả năng hủy diệt những tế bào bị biến thái này nữa.
Hệ miễn dịch là hệ phòng vệ của cơ thể. Nó được cấu tạo bởi các cơ quan (tủy xương, lá lách, hung tuyến), những hạch bạch huyết, những tế bào, những bạch cầu có nhiệm vụ nhận biết và phá hủy những thành phần lạ và bất thường : virus, vi khuẩn, nhưng cũng những tế bào ung thư. Những tế bào lympho T là một trong những họ các bạch cầu. Là ” những chiến sĩ ” thật sự của miễn dịch, sứ mạng của chúng là loại bỏ những tế bào bất thường, trong đó có những tế bào ung thư.
NHỮNG TẾ BÀO UNG THƯ CÓ NĂNG LỰC ” LÀM NGỦ” HỆ MIỄN DỊCH
Trong tình huống bình thường, có những cơ chế điều hòa tính miễn dịch. Nếu một ung thư phát triển được, những tế bào của khối u chuyển hướng những cơ chế điều hòa này, làm cho các tế bào lympho trở nên bất hoạt.
Những tế bào ung thư khi đó thoát khỏi sự hủy diệt. Khám phá này là nguồn gốc của một sự thay đổi cách mạng trong thái độ điều trị.PHỤC HỒI TÍNH MIỄN DỊCH CHỐNG UNG THƯ
Thay vì tiêu diệt một cách trực tiếp những tế bào ung thư (và cũng những tế bào lành mạnh chung quanh) như xạ trị, hoá trị và những liệu pháp nhắm đích (thérapies ciblées), những miễn dịch liệu pháp nhằm đánh thức hệ miễn dịch. Vậy các tế bào lympho T lại có thể nhận biết, tấn công và dẫn đến sự tiêu diệt những tế bào ung thư.
Hàng ngàn bệnh nhân bị mélanome malin, carcinome à cellules de Merkel (những dạng của ung thư da), vài dạng ung thư phổi, ung thư thận, ung thư đầu và cổ (của sphère ORL) hay lymphome de Hodgkin (ung thư máu) đã được và đang được điều trị bởi miễn dịch liệu pháp. Ở vài bệnh nhân, sự kiểm soát của ung thư được duy trì.
Tuy nhiên, nhiều điều cần phải thực hiện để miễn dịch liệu pháp có lợi cho một số lớn hơn những bệnh nhân và chứng minh tính hiệu quả của nó trong nhiều ung thư hơn.
TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU MIỄN DỊCH-UNG THƯ HỌC
Các nhà khoa học, một mặt, tìm cách nhận diện những chỉ dấu sinh học (biomarqueur) của đáp ứng miễn dịch và mặt khác cải thiện tính hiệu quả bằng cách hiệu chính những phối hợp mới, hoặc là liên kết hai miễn dịch liệu pháp, hoặc là liên kết những miễn dịch liệu pháp với những loại điều trị khác (ngoại khoa, xạ trị, hoá trị, liệu pháp nhắm đích). Những thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trong nhiều ung thư : hơn 2900 thử nghiệm được thống kê trên thế giới vào cuối tháng 7 năm 2019. Với hơn 300 thử nghiệm đang được tiến hành, nước Pháp nằm trong số những nước hoạt động nhất, cho phép làm tiến triển những kiến thức và mang lại những hy vọng mới cho bệnh nhân.
Bristol-Myers Squibb đầu tư ào ạt trong nghiên cứu và phát triển immuno-oncologie và hiện nay phát triển 17 miễn dịch liệu pháp mới trong 35 loại ung thư.
Chính nhờ tăng cuong sự nghiên cứu mà những tiến bộ quyết định mới có thể được thực hiện để chống lại ung thư.
(SCIENCES ET AVENIR 10/2019)
5/ VÌ SAO MIỄN DỊCH LIỆU PHÁP MỞ RA MỘT KỶ NGUYÊN MỚI
Để đo lường nó, phải biết rằng hệ miễn dịch của chúng ta thoạt đầu có năng lực loại bỏ một ung thư…ngoại trừ khi những tế bào ung thư thiết dặt những cơ chế làm cho đáp ứng miễn dịch của chúng ta trở nên không hiệu quả. Miễn dịch liệu pháp khi đó chỉ những phân tử và những chiến lược nhằm giúp hệ miễn dịch nhận biết tốt hơn những tế bào ung thư và loại bỏ chúng. Tác dụng của nó hoặc là nâng lên những phòng vệ, hoặc là phong bế những cơ chế thoát (mécanisme d’échappement) của những tế bào ung thư.
Sự kiện quyết định trong sự phát triển của miễn dịch liệu pháp là sự xuat hiện trên thị trường vào năm 2011 ipilimumab, “molécule inhibitrice de checkpoints” đầu tiên. Để hiểu rõ cách tác dụng của nó, chúng ta hãy nhắc lại rằng những tế bào lympho T, những globules blancs tueurs của cơ thể, gồm những point de contrôle được gọi là “checkpoint” (point de contrôle). Khi những checkpoint này được kích hoạt, chúng ngăn cản các tế bào lympho hăng tiết lên và làm tổn hại các mô lành. Thế mà những tế bào ung thư thành công ” làm ngủ” những tế bào lympho bằng cách gởi những tín hiệu nhằm kích hoạt những checkpoint. Vậy nguyên tắc của những inhibiteur de checkpoint là lấy đi những cái hãm này để buộc những tế bào lympho thức dậy và tấn công những mô ung thư. Những thuốc này, được biết dưới những tên anti-CTLA-4, anti-PD-L1 và anti-PD1, vậy nhằm tái lập tính hung dữ của những tế bào lympho đối với những tế bào bất thường.
Đối với mélanome métastatique, những kết quả đầu tiên đã là ngoạn mục. Hơn 20% những bệnh nhân, sau khi đã nhận những anti-CTLA-4 đầu tiên, sống thêm năm năm, trong khi sự sống sót trung bình là 8 tháng. Vài bệnh nhân ngay cả thuyên giảm hoàn toàn ! Những anti-PD1 đến bổ sung arsenal vào năm 2012, chứng tỏ khả năng chống ung thư phổi. Trong những giai đoạn tiến triển của ung thư phổi thời gian sống đã được tăng gấp đôi, trong khi chỉ là 6 đến 8 tháng. Sau đó, Agence américaine des produits alimentaires et médicamenteux đã chấp thuận những inhibiteur de checkpoints để điều trị những ung thư của cổ, bàng quang, thận, để điều trị lymphome de Hodgkin và vài leucémie…Và danh sách còn dài ra
Ở Viện Gustave-Roussy de Villejuif, hơn 1500 bệnh nhân đã nhận những liệu pháp này trong khung cảnh những thử nghiệm lâm sàng. Với những kết quả này, công nghiệp bào chế nhiều phân tử tương tự. Nhưng những inhibiteur de checkpoints không hề tạo những thành tích cho tất cả mọi người. Thật vậy, ta quan sát một sự giảm ung thư ở 15 đến 30% các bệnh nhân. Đối với nhiều bệnh nhân khác, căn bệnh dường như được ổn định. Một thiểu số không đáp ứng một chút nào. Thế mà ở 10% những bệnh nhân, những liệu pháp này dường như ngay cả gia tốc sự tiến triển của ung thư. Các nhà nghiên cứu không hiểu nguyên nhân của những sự thay đổi này. Vậy, một trong những thách thức lớn của miễn dịch liệu pháp là nhận diện được những bệnh nhân ở họ những điều trị này sẽ hiệu quả. Và học sử dụng những loại thuốc này, xác định sử dụng chúng ở giai đoạn nào và làm sao liên kết chúng với những điều trị khác. Phải biết rằng trong khoảng 10% những trường hợp, các phản ứng tự miễn dịch trầm trọng làm tổn hại da, thận, ruột…Cái giá phải trả vì đã đánh thức tính miễn dịch.
Ở Hoa kỳ, những anti-PD1 đã được khuyến nghị ưu tiên đối với ung thư phổi. Ở Pháp, chúng được chỉ định hơn trong trường hợp thất bại hóa trị quy ước, nhưng có thể trở thành lựa chọn số 1 sau ngoại khoa. Nhiều thử nghiệm lâm sàng trắc nghiệm miễn dịch liệu pháp en première intention. Ta càng sử dụng nó sớm trong điều trị bệnh, nó càng dường như hiệu quả. Ngoài ra miễn dịch liệu pháp dường như tác động cộng lực với vài hoá trị. Sự thành công của những inhibiteur de checkpoints đã mang lại niềm tin vào những phương pháp miễn dịch liệu pháp khác, như vaccin chống ung thư, trở lại sau nhiều lần thất bại. Vaccin này không nhằm phòng ngừa bệnh, nhưng để điều trị nó bằng cách trình với hệ miễn dịch những chỉ dấu đặc hiệu của những tế bào ung thư để giúp hệ miễn dịch nhận biết chúng. Nhiều thử nghiệm đang được tiến hành, nhất là chống lại những ung thư não.
Hướng nghiên cứu khác, các virus oncolytique, đã được chấp thuận để điều trị các mélanome. Lần này, đó là một virus thông thường, như virus của herpès, được biến đổi để gây nhiễm uu tiên những tế bào ung thư. Sau cùng, đối với những ung thư máu, không đáp ứng tốt với những inhibietur de checkpoint, các nhà nghiên cứu dựa vào những CAR T-cells. Kỹ thuật tỏ ra có hiệu quả chống lại những ung thư máu. Kỹ thuật nhằm phân lập những bạch cầu của bệnh nhân và biến đổi chúng về mặt di truyền trong phòng thí nghiệm để chúng biểu hiện một thụ thể nhân tạo (récepteur artificiel), giúp chúng nhận biết những tế bào ung thư. Ta làm tăng sinh những “superlymphocyte” này, rồi ta tiêm chúng trở lại cho bệnh nhân.Sẽ còn cần thời gian trước khi tìm thấy những phối hợp điệu trị tốt nhất cho mỗi loại ung thư. Nhưng gần như chắc chắn rằng miễn dịch liệu pháp sẽ được phổ biến. Miễn dịch liệu pháp dễ cho (tiêm tĩnh mạch 30 phút), điều này khác với hóa trị, độc đến độ cần phải nhập viện. Cuộc cách mạng đã đang tiến bước .
(SCIENCE ET VIE 9-10-11/2018)
6. THIỀN ĐỊNH LÀ MỘT BAIN DE JOUVENCE (TẮM NGUỒN THANH XUÂN) ĐỐI VỚI NÃO BỘ
Một thực hành không giảm sút làm giảm những hậu quả được biết của sự lão hóa não.NEUROLOGIE. Để xác nhận rằng méditation intensive đúng là bảo vệ não già cả già, một kip Inserm của đại học Caen-Normandie phát động công trình nghiên cứu “Silver Santé”. 150 người tình nguyện, hơn 65 tuổi, không nhập định (non-méditant), sẽ thực hành trong 18 tháng nhập định (méditation), tiếng Anh hay không làm gì cả. Rồi tác dụng của những hoạt động này trên sự lão hóa não sẽ được đo lường. Công trình nghiên cứu này là tiếp theo của những công trình được công bố bởi cũng kíp nghiên cứu vào năm 2017, với tu sĩ Phật giáo Matthieu Ricard, thuận cho những nghiên cứu về chủ đề từ nhiều năm nay. 6 méditant expert (người nhập thiền chuyên môn) (hơn 15.000 giờ thực hành), trung bình 65 tuổi, đã qua những xét nghiệm chụp hình ảnh não so sánh với những chụp hình ảnh của những người không nhập định nhưng cùng lứa tuổi. Điều chứng thực : những người nhập định lão luyện có một sự giảm ít hơn thể tích và chuyển hóa của não, hậu quả được biết của sự lão hóa ! Nhất là ” trong cortex frontal (kiểm soát những cảm xúc), cortex cingulaire (quyết định, đồng cảm, cảm xúc) cũng như insula (cảm xúc)”, Gael Chételat, đồng tác giả của công trình nghiên cứu đã nói như vậy.
(SCIENCES ET AVENIR 2/2019)
7/ UNG THƯ : MỘT HƯỚNG MỚI
Sắt là một kim loại cần thiết cho đời sống : nó cho phép tổng hợp hémoglobine để vận chuyển oxygène trong huyết quản và tổng hợp myoglobine (tích trữ oxygène trong các cơ). Trong các tế bào, sắt kích hoạt những enzyme cho phép sử dụng oxygène. Trong máu, sắt được vận chuyển bởi transferrine, một protéine, tương ứng với nó là một thụ thể đặc hiệu, cho phép sắt đi vào trong tất cả những tế bào của cơ thể. BS Raphael Rodriguez và kíp của ông (CNRS, Vien Curie, Paris) đã khám phá rằng một thụ thể của acide hyaluronique được biết rõ, CD44, rất được biểu hiện ở bề mặt của vài tế bào ung thư, cũng có khả năng bắt sắt và rằng đường này có thể nổi trội với, hậu quả, dévourrouillage của vài gène buộc phải im lặng, khi đó làm các tế bào ung thư có khả năng di căn. Thế mà phong bế cơ chế này bởi thuốc dường như có thể thực hiện. Một khám phá tiềm năng cơ bản.
(SCIENCE ET VIE 10-11/2018)
8/ NHỮNG THOÁT VỊ CỦA THÀNH BỤNG : FILLET REPARATEUR.
Những ưu điểm của kỹ thuật mới này để điều trị nhung thoát vị rốn và của đường trắng (ligne blanche) của bụng được trình bày bởi BS Philippe Ngo, thầy thuốc ngoại tiêu hóa, Institut de la hernie, Paris VIII.Hỏi : Thế nào là những thoát vị bụng (hernies ventrales)
BS Philippe Ngo : Đó là những chỗ mở (déhiscence) của thành bụng, ở rốn hay ở đường chính diện của bụng, phía trên rốn (đường trắng), dừng lại ở xương ức. Nguyên nhân là sự yếu của các cơ thành, nhất là trong vùng rốn, do vết sẹo của cuống rốn và do đó là một vùng yếu.Những thoát vị rốn (hernie ombilicale) cần phân biệt với những thoát vị bẹn (hernie inguinale), nằm thấp hơn, xảy ra ở chỗ nối của bụng và các chi dưới.
Hỏi : Đó có phải là một bệnh lý thường gặp ?
BS Philippe Ngo : Thoát vị gây bệnh cho 3 đến 6% dân số và biện minh cho gần 60.000 phẫu thuật ở Pháp mỗi năm. Những thoát vị rốn thường gặp hơn ở phụ nữ, những thoát vị của đường trắng (hernie de la ligne blanche) thường gặp hơn ở đàn ông. Tất các các lứa tuổi đều bị liên hệ, nhưng chủ yếu từ 20 đến 50 tuổi. Những yếu tố làm dễ là cơ học, do sự gia tăng của áp lực trong bụng (ho dai dẳng, những cố gắng lập lại, thai nghén nhiều lần, bón mãn tính), hay sinh học (béo phì, đái đường, thuốc lá, sử dụng lâu dài corticoides, những rối loạn của collagène), do sự biến thái dần dần của chất lượng của các mô.
Hỏi : Chẩn đoán được thực hiện vào cơ hội nào và những nguy cơ khả dĩ là gì ?
BS Philippe Ngo : Thường nhất chính sự xuất hiện của một chỗ sưng khiến báo động, hay một sự lấp đầy đơn thuần của hõm của rốn. Đôi khi đó là một sự khó chịu đau đớn ít hay nhiều. Tiến triển tự nhiên là sự nới rộng của chỗ mở (déhiscence) và sự gia tăng của thể tích của thoát vị. Đôi khi, những tạng đi vào trong lỗ thoát vị (orifice herniaire) bị kẹt : đó là sự thắt nghẹt (étranglement), một cấp cứu ngoại khoa.
Hỏi : Phải chăng điều trị chuẩn luôn luôn là ngoại khoa
BS Philippe Ngo : Vâng, luôn luôn. Lỗ thoát vị có thể được đóng một cách trực tiếp bằng các chỉ khâu, nhưng với một nguy cơ tái phát 20 đến 80% tùy theo kích thước của thoát vị, do những chỗ khâu bị rách, điều này buộc phải thực hiện lại những can thiệp khó khăn.Sự đặt một prothèse (filet synthétique) là được ưa thích hơn : nó được gắn vào các cơ bị căng để tạo một barrière sous tension, và nó làm giảm nguy cơ tái phát (1-5%). Sự đặt prothèse được thực hiện bởi ngoại khoa mở (chirurgie ouverte) hay bằng nội soi ổ bụng (coelioscopie), có ưu điểm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thẩm mỹ hơn nhiều.
Hỏi : Kỹ thuật mới mà ông hiệu chính là gì ?
BS Philippe Ngo : Kỹ thuật được gọi là VTEP, chữ viết tắt tiếng Anh, hay ” cure de hernie ventrale par abord totalement extrapéritonéal “. Kỹ thuật nhằm đặt bằng đường nội soi một lưới tổng hợp trong bề dày của chính thành bụng, giữa phúc mạc và các cơ của bụng, nhưng không gắn chặt vào, và không ở trong bụng, như ta làm hiện nay, với cặp mép vào các cơ kế cận. Prothèse, do được giữ vào giữa dưới sức ép của các cơ, nên đứng vững một cách tự nhiên, như một marque-page trong một cuốn sách đóng. Sau 3 tuần, quá trình hóa sẹo gắn liền nó một cách vĩnh viễn. Ưu điểm : không đau hậu phẫu do sự gắn chặt của prothèse và không có nguy cơ bị dính trực tiếp giữa các tạng và prothèse (vậy không bị tắc về sau). Đó là một ngoại khoa ngoại trú, cho phép bệnh nhân ngay ngày mai tắm và tái tục những hoạt động không phải thể thao.
Hỏi : Một thông điệp cuối cùng ?
BS Philippe Ngo : Có một chục trung tâm trên thế giới sử dụng một phương pháp có thể so sánh với phương pháp của chúng tôi. Viện của chúng tôi, hoàn toàn chuyên điều trị những thiếu sót của thành bụng và của bẹn, phổ biến kỹ thuật này.
(PARIS MATCH 26/9-2/10/2019)
https://www.youtube.com/watch?v=puidMVgUOzA (cure d’hernie inguinale sous coelioscopie)
Đọc thêm : TSYH số 507
TSYH số 394 : bài số 1, 2, 3
9/ SPRAY NASAL CHỐNG BỆNH TRẦM CẢM
PSYCHITRIE. Một thuốc xịt mũi oxytocine, kích thích tố của sự quyến luyến, có thể hiệu quả để điều trị những bệnh nhân bị trầm cảm nặng. Thật vậy, những kết quả sơ bộ, được trình bày trong hội nghị tâm thần học mới đây ở Pháp tiết lộ rằng xịt mũi hai lần mỗi ngày trong 1 tháng cải thiện những score d’anxiété et de dépression. Tuy nhiên, điều trị này, đã được trắc nghiệm đối với những triệu chứng tự kỷ (autisme), có thể gây nên những hành vi hung dữ.
(SCIENCES ET AVENIR 1/2018)
10/ MỘT SPRAY NASAL CHỐNG NGHIỆN CỜ BẠC
ADDICTOLOGIE. Những nhà nghiên cứu Phần Lan phát động một công trình nghiên cứu để đo lường tính hiệu quả của một spray nasal chống chứng nghiện cờ bạc. Bình xịt chứa naloxone, một chất đối kháng để điều trị ngộ độc thuốc nha phiến (overdose aux opiacés), vừa được cho phép sử dụng ở Pháp. Chất này tác động lên sự sản xuất của những chất dẫn truyền thần kinh liên kết với khoái lạc, cũng có liên hệ trong chứng nghiện cờ bạc.
(SCIENCES ET AVENIR 2/2018)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(17/10/2019)