1/ PREMIÈRE MONDIALE : MỘT PROTHÈSE BRONCHIQUE SUR MESURE
BS Nicolas Guibert, pneumologue của bệnh viện Larrey de Toulouse, giải thích tại sao cải tiến này có thể tạo một bước tiến quan trọng.Hỏi : Trong những trường hợp nào ta đặt một prothèse bronchique ?
BS Nicolas Guibert : Khi có một sự hẹp của phế quản hay khí quản. Điều đó có thể xảy ra sau một nội thông khí quản, một mở khí quản (trachéotomie), ghép phổi hay khi một ung thư phổi đè ép khí quản. Prothèse, ống nhỏ bằng silicone, sẽ giữ mở các đường khí.
Hỏi : Khí quản nối với các phế quản như thế nào ?
BS Nicolas Guibert : Khí quản (trachée) là ống dẫn đàn hồi bằng sụn, nối thanh quản với các phế quản. Nó cho phép không khí đi qua đến tận phổi.Khí quản sinh ra trong cổ rồi đi xuống vào trong lòng ngực, ở đây nó đi trong trung thất (phía sau xương ức và giữa hai lá phổi) trước khi phân chia thành những cuống phế quản (bronches souches) phải và trái. Lòng của khí quản, có hình móng ngựa, có cỡ từ 1 đến 2 cm và một chiều dài 12 cm ở người trưởng thành. Một sự giảm cỡ gây khó thở.
Hỏi : Những prothèse chuẩn phải chăng có thể thích ứng với tất cả các bệnh nhân ?
BS Nicolas Guibert : Không, đó là vấn đề lớn ! Tất cả những trường hợp hẹp r)étrécissement hay sténose) này là khác nhau. Vài trường hợp hẹp là phức tạp, hình dạng của chúng không đều và những prothèse chuẩn không hợp với chúng.
Hỏi : Thế thì nguy cơ là gì ?
BS Nicolas Guibert : Prothèse có thể bị di lệch và bị kẹt trong khí quản hay phế quản, do đó nguy cơ détresse respiratoire. Những prothèse cũng có thể gây nên ở những đầu mút của chúng một sự kích thích gây nên sự tạo thành những u viêm giả (granulome) và là nguồn gốc của một hẹp mới.
Hỏi : Ông vừa hiệu chính một prothèse sur mesure mới, cho phép tránh những nguy cơ này. Thành phần của nó là gì ?
BS Nicolas Guibert : Prothèse mới bằng silicone. Từ scanner của bệnh nhân và nhờ một logiciel de construction 3D, ta sẽ chế tạo prothèse bằng cách điều chỉnh bất thường và đưa những dữ kiện này vào trong một machine à commande numérique. Máy này sẽ sản xuất một cái khuôn rồi một prothèse giống hệt với khí quản hay phế quản của bệnh nhân. Prothèse thích ứng một cách hoàn hảo với cơ thể học của bệnh nhân sẽ làm giam nhiều nguy cơ di lệch và kích thích. Sự ghép này được thực hiện theo cùng những phương cách được dùng để đặt một prothèse standard : gây mê tổng quát và bronchoscopie rigide.Hỏi : Khi nào ông đã quyết định tạo prothèse trachéo-bronchique này ?
BS Nicolas Guibert : Một hôm chúng tôi đã nhận trong service de pneumologie ở Toulouse một bệnh nhân ghép phổi. Bệnh nhân này khó thở vì phế quản bị hẹp sau khi ghép. Nhưng trên thị trường không có một prothèse nào hợp với cơ thể học của bệnh nhân. Hỏi : Ông đã đặt prothèse này trên bao nhiêu bệnh nhân ?
BS Nicolas Guibert : Trên 5 bệnh nhân. Hai bệnh nhân đầu sau một ghép phổi, ba bệnh nhân khác sau hẹp khí quản vì nội thông khí quản hay mở khí quản. Chúng tôi đã không nhận thấy một biến chứng nào trong và sau những can thiệp này. Hôm nay tất cả đều mạnh khỏe.
Hỏi : Phải chăng những kết quả tốt của ông đã được công bố trong báo khoa học ?
BS Nicolas Guibert : Trường hợp đầu tiên đã được kể trong tạp chí lớn ” The American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine “. Thử nghiệm, luôn luôn đang được tiến hành, cho phép ghép những bệnh nhân mới và sau đó chúng tôi sẽ công bố những kết quả dài hạn hơn và trên một số lượng bệnh nhân lớn hơn.
Hỏi : Những prothèse sur mesure mới này phải chăng có thể sử dụng trong trường hợp ung thư khí quản hay phế quản ?
BS Nicolas Guibert : Ung thư là nguyên nhân đầu tiên nhất của hẹp khí quản và/hoặc phế quản. Prothèse sur mesure chưa phù hợp với loại bệnh này. Một khối u có thể tiến triển trong khi chế tạo prothèse và sau khi ghép nó, làm cho thiết bị không được thích ứng. Chính vì vậy, hiện nay chúng tôi chỉ điều trị những bệnh không tiến triển. Áp dụng phương pháp của chúng tôi cho những bệnh nhân bị một ung thư là giai đoạn kế tiếp và chúng tôi có hy vọng cho tương lai.
(PARIS MATCH 6/4-12/4/2017)
2/ MỘT PREMIÈRE MONDIALE : ENDOMÉTRIOSE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG SIÊU ÂM
GS Gil Dubernard, trưởng khoa sản phụ khoa của bệnh viện La Croix-Rousse, Hospices civils de Lyon, giải thích với chúng tôi hy vọng được mang lại do sử dụng một điều trị cải tiến trong những thể nặng của endométriose.Hỏi : Endométriose là gì và tần số của nó ?
GS Gil Dubernard : Đó làm một bệnh mãn tính gây bệnh cho 5 đến 10% các phụ nữ. Endométriose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và dịu đi ở tuổi mãn kinh. Bệnh do sự hiện diện của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) ở ngoài tử cung. Những ổ được gọi là “lạc chỗ” (foyer ectopique) này nhạy cảm với các kích thích tố, cùng cách với nội mạc tử cung. Khi đó có thể xảy ra, lúc kinh kỳ, những xuất huyết trong bụng chứ không chỉ trong tử cung.
Hỏi : Những triệu chứng chính và những hậu quả là gì ?
GS Gil Dubernard : Những cơn đau bụng dữ dội khi có kinh và những rối loạn lan tỏa liên kết những campes digestives, giả muốn đi cầu, giao hợp đau, khó tiểu. Tất cả tùy thuộc vào định vị của các ổ nội mạc tử cung lạc chỗ. Hậu quả chính của bệnh này là vô sinh.
Hỏi : Phải chăng có những dạng khác nhau ?
GS Gil Dubernard : Vâng. Chúng tôi phân biệt ba dạng : dạng nhẹ (endométriose légère), với ít ổ lạc chỗ, endométriose buồng trứng (kyste) và endométriose sâu (20% những trường hợp), khó điều trị nhất bởi vì niêm mạc lạc chỗ ở đây có khả năng thâm nhiễm các cơ quan bị thương tổn, nhất là thành trước của trực tràng và đôi khi bàng quang.Hỏi : Những điều trị hiện nay và những kết quả của chúng ?
GS Gil Dubernard : Điều trị cơ bản, có thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân, là nội khoa và thường là đủ : sử dụng những thuốc giảm đau và những thuốc kháng viêm không phải stéroide (AINS) để chống đau, liên kết với một thuốc ngừa thai được sử dụng liên tục, mà mục tiêu là hủy bỏ các kinh nguyệt.Trong trường hợp thất bại, ta nhờ đến ngoại khoa soi ổ bụng (chirurgie par coelioscopie), khá đơn giản để điều trị các kyste ovarien douloureux nhưng rất nặng nề trong trường hợp thương tổn trực tràng, trên thực tế, là dạng trầm trọng của bệnh. Trong trường hợp này, phẫu thuật kéo dài 4 đến 6 giờ và có thể cắt bỏ nhiều (lấy đi trực tràng, dẫn lưu ruột qua da đối với 15% những thương tổn tiêu hóa được mổ), nhập viện trong 7 đến 10 ngày và những triệu chứng giảm nhẹ, nhưng với cái giá của những di chứng chức năng đôi khi quan trọng.Hỏi : Ông sử dụng phương pháp mới nào và nó diễn biến như thế nào ?
GS Gil Dubernard : Phương pháp mới nhằm giải quyết một cách đơn giản vấn đề khó khăn và nặng nề nhất phải điều trị : thương tổn tiêu hóa.Thiết bị được đưa vào qua đường trực tràng duy nhất dưới gây mê quanh màng cứng (anesthésie péridurale). Nó gồm 3 yếu tố. Một sonde siêu âm nhỏ cho phép định vị một cách chính xác những foyer d’endométriose của trực tràng. Một sonde phát sinh những siêu âm cường độ cao, mà mỗi phát bắn, có kích thước một hạt gạo, đưa nhiệt độ của mục tiêu lên 85 độ C và giết vùng mổ được nhắm đến. Sự lặp lại của các phát bắn lên các ổ lạc chỗ làm chúng mất sự sống và bất hoạt. Yếu tố thứ ba là một quả bóng nhỏ với nhiệt độ 4 độ C, cho phép làm lạnh vùng và do đó bảo vệ toàn thể thành trực tràng chống lại nhiệt được sinh ra bởi siêu âm.
Hỏi : Những ưu điểm của phương pháp này ?
GS Gil Dubernard : Ta tránh phải cắt cụt trực tràng, mà những hậu quả chức năng rất là invalidante. Thủ thuật là vi xâm nhập, không cần phải mở bụng. Thủ thuật chỉ kéo dài 3 đến 5 phút. Trong khung cảnh cửa nghiên cứu đang được tiến hành, nhập viện chỉ hai ngày nhưng điều trị ngoại trú dường như có thể được.
Hỏi : Những kết quả nào ông đã có được ?
GS Gil Dubernard : Trên 10 bệnh nhân được dự kiến trong nghiên cứu tiền phong này, 5 đã được điều trị bằng siêu âm tần số cao (Hifu) không bị một biến chứng nào, không tái phát sau 18 tháng nhìn lại và với một sự cải thiện rõ rệt những triệu chứng của bệnh nhân.
Hỏi : Phải chăng những trung tâm khác với những trung tâm của ông đã được cho phép sử dụng Hifu ? Theo ông tương lai của kỹ thuật này là gì ?
GS Gil Dubernard : Chúng tôi là kíp duy nhất được cho phép vào lúc này và đó là một première mondiale. Nhưng nhiều trung tâm ở Pháp có Hifu đối với những chỉ định khác. Tham vọng của chúng tôi là thực hiện một nghiên cứu nhiều trung tâm để truyền bá rộng rãi kỹ thuật này vì lợi ích của các bệnh nhân.
(PARIS MATCH 15/6-21/6/2017)
3/ PREMIÈRE MONDIALE : TRUNG TÂM CẤP CỨU ĐẦU TIÊN DÀNH CHO NHỒI MÁU RUỘT (INFARCTUS INTESTINAL)
GS Olivier Corcos, gastro-entérologue, phụ trách Structure d’urgences vasculaires intestinales, bệnh viện Beaujon, APHP de Clichy, giải thích sự xử trí mới làm đảo ngược tiên lượng xấu của thiếu máu cục bộ cấp tính của ruột.
Hỏi : Bệnh huyết quản nào của ruột biện minh cho việc mở một trung tâm cấp cứu ở bệnh viện Beaujon ?
GS Olivier Corcos : Đó là thiếu máu cục bộ ruột (ischémie intestinale) cấp tính hay mãn tính. Dưới dạng cấp tính, thiếu máu cục bộ ở ruột cũng giống với nhồi máu ở tim hay tại biến mạch máu não ở não. Động mạch mạc treo (artère mésentérique), phát xuất từ động mạch chủ, cung cấp oxy ruột non và một phần của ruột già. Nhưng sự cung cấp máu này có thể bị gián đoạn bởi một cục máu đông hay một mảng cholestérol (athérome). Do thiếu oxygène, ruột bị hoại tử và có dạng vẻ của một dồi đen (boudin noir), nếu không được lấy đi, gây tử vong do nhiễm trùng toàn thể.
Hỏi : Vài triệu chứng cho phép báo động chúng ta ?
GS Olivier Corcos :
1.Trong thiếu máu cục bộ cấp tính (ischémie aigue), chúng được biểu hiện bởi những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột, trên khắp cả bụng, khiến bệnh nhân phải đến khoa cấp cứu (người ta liệt kê khoảng 15.000 trường hợp mới năm ở Pháp).
2. Trong những nhồi máu cục bộ mãn tính, những đau bụng này xảy ra một cách âm ĩ hơn, sau những bữa ăn, trong một thời kỳ kéo dài. Các bệnh nhân, sợ ăn uống, ăn ngày càng ít và mất cân. Nguy cơ của dạng mãn tính là trở nên cấp tính.
Hỏi : Có những yếu tố tạo thuận không ?
GS Olivier Corcos : Những người có nguy cơ nhất là những người bị đe dọa xơ vữa động mạch (athérome) hay với những tiền sử tim mạch. Nhưng những thiếu máu cục bộ ruột (ischémie intestinale) này cũng có thể xuất hiện mà không có yếu tố làm dễ được biết nào.
Hỏi : Ta xác lập chẩn đoán như thế nào ?
GS Olivier Corcos : Nhờ một scanner bụng, đặc biệt cho phép thấy các động mạch. Tất các các thầy thuốc X quang và các thầy thuốc cấp cứu không nghĩ đến điều đó.
Hỏi : Một khi chẩn đoán được xác lập, ta điều trị những thiếu máu cục bộ ruột như thế nào ?
GS Olivier Corcos : Phải có thể khai thông động mạch bị tắc để bảo vệ ruột. Nhưng khi chẩn đoán muộn, điều trị là ngoại khoa : ta phải lấy đi tất cả phần bị hoại tử. Trong trường hợp này, ruột còn lại, thường trở nên quá ngắn, buộc bệnh nhân nuôi dưỡng bằng tiêm truyền ở nhà (thường chịu một bọc dính vào da). Nhưng nếu không phẫu thuật, tử vong 100% ! Chính vì vậy, điều trị một cách nhanh chóng các bệnh nhân sẽ cho phép tránh tử vong hay lấy đi quá nhiều ruột.
Hỏi : Sau mổ có một nguy cơ tái phát không ?
GS Olivier Corcos : Với một điều trị phòng ngừa thứ phát, gồm chủ yếu thuốc kháng đông, aspirine, thuốc giảm cholestérol huyết, ta đã thống kê dưới 5% những trường hợp. Căn bệnh này, đó là un fusil à une balle.
Hỏi : Khi nào ông đã có ý tưởng cho một quan niệm mới về điều trị những ischémie intestinale vasculaire ?
GS Olivier Corcos : Tôi đã tự hỏi làm sao tránh phải lấy đi một khúc ruột, làm sao tránh phải thực hiện một phẫu thuật nặng nề như vậy với tất cả những gò bó của nó. Khi đó tôi đã có ý tưởng hiệu chính một protocole để áp dụng ngay khi nghi ngờ chẩn đoán, trước khi ruột có dạng vẻ của một boudin noir. Điều trị này gồm nhiều giai đoạn. 1. Cho tức thời một cocktail các loại thuốc : thuốc chống đông, aspirine, vài loại kháng sinh, và những biện pháp khác nhằm bảo vệ ruột. 2. Khai thông càng nhanh càng tốt động mạch mạc treo để bảo vệ ruột còn có thể sống được. 3. Lấy đi phần ruột đã bị hoại tử trước khi nó lan rộng và đe dọa mạng sống. Với một tổ chức nhiều chuyên khoa (các thầy thuốc X quang can thiệp, thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa, ngoại tiêu hóa và huyết quản và các thầy thuốc hồi sức), chúng tôi đã thực hiện một công trình nghiên cứu tiền phong, được công bố năm 2013, trên 18 bệnh nhân.
Hỏi : Những kết quả như thế nào ?
GS Olivier Corcos : Với điều trị chuẩn như thường được thực hiện, tỷ lệ tử vong đạt 70 đến 80% những bệnh nhân. Với protocole của chúng tôi, những kết quả đã cho thấy gần 90% tỷ lệ sống sót.
Hỏi : Phải chăng những kết quả dương tính này đã xuất hiện trong một tạp chí khoa học ?
GS Olivier Corcos : Trong nhiều tạp chí khoa học : ” Clinical Gastroenterology và Hematology ” và, mới đây, ” The New England Journal of Medicine ” và ” The American Journal of Gastroenterology “. Chính sau công trình nghiên cứu tiền phong của chúng tôi mà người ta đã quyết định mở, với sự hỗ trợ của cơ sở bệnh viện, một cấu trúc cấp cứu huyết quản ruột (SURVI : structure d’urgences vasculaires intestinales) ở Beaujon, première mondiale.
(PARIS MATCH 13/4-19/4/2017)
4/ BỆNH TỰ KỶ : CHẨN ĐOÁN SỚM
Chẩn đoán bệnh tự kỷ (autisme) trước khi hiện diện những dấu hiệu báo động (khoảng 2 tuổi) cải thiện việc điều trị trẻ em bởi gia đình và thầy thuốc. Một algorithme, cho phép phát hiện ngay 6 tháng tuổi, bằng IRM fonctionnelle của não, những trẻ có nguy cơ phát triển bệnh này, đã tỏ ra đáng tin cậy 80% trong một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ.
(PARIS MATCH 6/7-12/7/2017)
5/ CHỨNG BÉO PHÌ : HY VỌNG CỦA MỘT PACEMAKER ” CHỐNG ĐÓI”
Charles-Henri Malbert, thành viên của Viện hàn lâm y học, Giám đốc nghiên cứu ở Inra, trinh bày những công trình đang được tiến hành để thay thế nhưng phẫu thuật nặng nề bởi một kỹ thuật it xâm nhập hơn.
Hỏi : Những nguy cơ lớn của một chứng béo phì nghiêm trọng (obésité sévère) ?
Charles-Henri Malbert : Chứng béo phì trở nên nghiêm trọng khi chỉ số khối lượng cơ thể (indice de masse corporelle) bằng hoặc trên 40 kg/m2, và ngay cả ở 35 kg/m2 nếu có một bệnh liên kết (đái đường loại 2, những bệnh lý tim mạch…). Những nguy cơ lớn hơn là sự xuất hiện của một cao huyết áp, và bệnh ung thư đại-trực tràng, bệnh đái đường loại 2.
Hỏi : Trong những trường hợp nào ta xét đến một phẫu thuật ?
Charles-Henri Malbert : Chirurgie bariatique được quyết định sau một consultation multidisciplinaire. Vì đó là một phẫu thuật nặng nề, nên nó được thực hiện sau nhiều tháng suy nghĩ. Có những phương pháp khác nhau :1.Vòng dạ dày (anneau gastrique) bằng plastique (càng ngày càng ít được sử dụng) được đặt quanh dạ dày. Nó được nối với một hộp (boitier) được đặt dưới da mà với nó ta có thể điều chỉnh đường kính của anneau. Vòng dạ dày nhằm làm giảm lượng thức ăn được hấp thụ vào mỗi bữa ăn.
2. Sleeve gastrectomie nhằm làm hẹp khoảng 70% dạ dày để làm giảm lượng thức ăn được ăn vào và lấy đi phần dạ dày bị cắt.
3. Kỹ thuật bypass thực hiện một court-circuit nhằm nối phần cao của dạ dày với ruột non để làm giảm sự hấp thụ của những thức ăn. Can thiệp này, được biết nhiều nhất, cho phép làm mất một cách lâu bền 30% hay hơn trọng lượng ban đầu của bệnh nhân, là không đảo ngược được.
Hỏi : Những nguy cơ ngoại khoa nào đã khiến ông hiệu chính một kỹ thuật vi xâm nhập ?
Charles-Henri Malbert : Người ta sợ, trong 3 tuần sau khi mổ, sự rò của những chất chứa trong dạ dày vào ổ bụng, sự nặng bụng sau khi ăn và, trong thời gian dài hạn, những rối loạn của sự hấp thụ các vitamine và những muối khoáng. Mặc dầu đã giảm nhiều, tỷ lệ tử vong vẫn còn là 5%.
Hỏi : Những loạn năng tiêu hóa nào tạo điều kiện cho chứng béo phì ?
Charles-Henri Malbert : Dây thần kinh phế vị giữa ống tiêu hóa và não như một autoroute, đưa tất cả những thông tin lên não, thí dụ thông tin về sự ăn no dẫn đến ngừng một bữa ăn. Một người bình thường là ăn no. Ở người béo phì, những thông tin quá cảnh bị biến đổi và không thể được truyền một cách đúng đắn đến não. Cảm giác no nê bị chậm lại và người béo phì ăn quá nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân của bệnh.
Hỏi : Để phục hồi tình trạng loạn năng của dây thần kinh phế vị, kỹ thuật của kíp nghiên cứu của ông ở Inra là gì ?
Charles-Henri Malbert : Phương pháp nhằm cung cấp một cách trực tiếp cho dây thần kinh phế vị những thông tin tốt bằng những kích thích điện.
Hỏi : Can thiệp diễn ra như thế nào ?Charles-Henri Malbert : Thủ thuật được thực hiện dưới gây mê tổng quát. Bằng đường nội soi, ta đặt hai điện cực ở dây thần kinh phế vị, ở mức dạ dày. Rồi ta đưa vào một hộp nhỏ dưới da, ở một phía. Hộp này phát ra những xung động điện nhằm kích thích dây thần kinh phế vị và phong bế cảm giác đói.
Hỏi : Những kết quả được mong chờ nào từ loại pacemaker này ?
Charles-Henri Malbert : 1. Tái lập sự vận hành chức năng của não. 2. Sự phóng thích bởi dạ dày một kích thích tố, ghréline, dẫn đến sự bình thường hóa sự sử dụng glucose bởi các cơ. 3. Tái lập sự nhạy cảm của cơ thể đối với insuline. Bởi vì sự mất sự nhạy cảm này là một yếu tố quyết định quan trọng của bệnh đái đường loại 2, chúng ta có thể có ở đó một giải pháp phòng ngừa chống lại bệnh.
Hỏi : Cho đến nay, những công trình nghiên cứu mang hy vọng là những công trình nào ?
Charles-Henri Malbert : Những thử nghiệm đã được thực hiện trên heo (modèle gần với người nhất) nặng hai lần hơn bình thường. Ta đã thực hiện ở chúng sự kích thích này của dây thần kinh phế vị trong 5 tháng. Chúng đã mất 25% trọng lượng cơ thể của chúng mà không có một tác dụng phụ nào.
Hỏi : Phương pháp này có những nguy cơ không ?
Charles-Henri Malbert : Chúng tôi sợ những nguy cơ tiêu hóa và tim mạch nhưng người ta đã nhận thấy rằng chúng hoàn toàn không có.
Hỏi : Khi nào ông sẽ bắt đầu những nghiên cứu trên người.
Charles-Henri Malbert : Trước khi tiến hành chúng, chúng tôi phải có được sự chấp thuận của cộng đồng y tế châu Âu. Ngay khi chúng tôi được chấp thuận, kỹ thuật sẽ được đánh giá bởi một bệnh viện ở Paris.
(PARIS MATCH 9/3-15/3/2017)
6/ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO : NGUYÊN NHÂN TỬ VONG ĐỨNG ĐẦU Ở PHỤ NỮ.
Hơn 30.000 người mỗi năm là nạn nhân của tai biến mạch máu não ở Pháp. Và theo Cơ quan y tế công cộng Pháp, các phụ nữ nhiều hơn đàn ông (+25%). Tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ nhất gây tử vong ở phụ nữ trước ung thư phổi. Những yếu tố nguy cơ chính : chứng nghiện thuốc lá, cao huyết áp, bệnh đái đường…
(PARIS MATCH 9/3-15/3/2017)
7/ BỆNH HOÀNG ĐIỂM (MACULOPATHIE) : ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.Hỏi : Điểm vàng hay hoàng điểm (macula) là gì và những chức năng bị ảnh hưởng trong những bệnh gây thương tổn cho nó là gì ?
GS Eric Souied : Đó là một phần nhỏ của trung tâm võng mạc, 2 mm vuông, nằm ở đáy mắt, nối những tế bào cảm thụ thị giác biến đổi ánh sáng thành luồng thần kinh truyền lên não. Hoàng điểm đảm bảo thị giác trung ương (vision centrale) cho phép đọc, viết và nhận biết những chi tiết.
Hỏi : Những hậu quả trong thời gian ngắn hạn và dài hạn của những bệnh điểm vàng (maculopathie) ?
GS Eric Souied : Tất cả những bệnh điểm vàng, ta đếm được 600 loại khác nhau, đều biến đổi thị giác trung ương, do đó những năng lực mà chúng ta vừa kể. Những dấu hiệu báo hiệu gợi ý nhất là sự hiện diện của một vết tối (tache sombre) ở trung tâm của thị trường (scotome central), sự biến dạng của những đường thẳng (métamorphopsies) hay cả hai.Trong thời gian dài hạn và không điều trị, sự mất thị giác trung ương có thể hoàn toàn.
Hỏi : Những bệnh điểm vàng chính và tần số của chúng trong dân chúng ?
GS Eric Souied : Hai bệnh điểm vàng quan trọng nhất là sự thoái hóa điểm vàng do lớn tuổi (DMLA), ảnh hưởng hơn 1 triệu người ở Pháp, và phù điểm vàng (oedème maculaire) liên kết với bệnh đái đường, liên quan 30% những bệnh nhân đái đường, hoặc khoảng cùng số lượng những bệnh nhân.
Hỏi : Điều trị và tiến triển của DMLA là gì ?
GS Eric Souied : Có hai loại lớn DMLA, mà tần số gần bằng nhau. 1.Thể teo (forme atrophique), được gọi là khô (forme sèche), với mất các tế bào cảm thụ ánh sáng, được biểu hiện bởi một sự giảm bề dày của điểm vàng. 2. Thể xuất tiết, được gọi là ướt (forme exsudative ou humide), với, ngược lại, một sự tăng sinh quá mức của những huyết quản võng mạc, nguồn gốc của phù điểm vàng, chịu trách nhiệm nhất là sự biến dạng của những hình ảnh thị giác. Những tố bẩm di truyền tạo điều kiện cho hai DMLA này y hệt nhau. Những yếu tố ngoại tại về chế độ ăn uống (thiếu oméga 3, caroténoides hay antioxydant) cũng là những yếu tố tạo thuận. Hôm nay không có điều trị đối với thể khô. Ngược lại, đối với những thể xuất tiết, những mũi tiêm không đau thuốc chống sinh mạch máu (médicaments angiogénique) vào lòng trắng của mắt nhằm ức chế sự tăng sinh huyết quản và làm giảm phù, cho phép ổn định sự tiến triển trong 95% những trường hợp và đôi khi ngày cả cải thiện thị giác trung tâm.Hỏi : Còn về tiến triển và điều trị của phù điểm vàng liên kết với bệnh đái đường ?
GS Eric Souied : Đó là những bất thường của vi tuần hoàn động mạch ở điểm vàng, tương tự với những bất thường mà bệnh đái đường, có thể gây nên trong những phần khác của cơ thể (tim, thận, các chân…). Những dấu hiệu tương tự với DMLA thể xuất tiết và điều trị y hệt nhau, với sự ổn định và ngay cả cải thiện thị lực ở 60% những bệnh nhân.
Hỏi : Khám đáy mắt, khám phát hiện sớm này dành cho những ai ?
GS Eric Souied : Cho những người 55 tuổi hoặc hơn và cho những bệnh nhân đái đường nếu họ không nhận được thăm khám này từ một năm hoặc hơn.
Hỏi : Những thăm dò nào được đòi hỏi trong trường hợp chẩn đoán bệnh điểm vàng (maculopathie) ?
GS Eric Souied : Chủ yếu hai thăm dò phụ : OCT (tomographie en cohérence optique), đo bề dày của điểm vàng với độ chính xác micron và angiographie rétinienne, cho thấy tình trạng của các huyết quản và đánh giá mức độ lan rộng của các thương tổn.
Hỏi : Phải chăng một phát hiện sớm có thể ngăn cản, làm dừng hay làm chậm lại sự tiến triển của những bệnh lý hoàng điểm ?
GS Eric Souied : Có thể làm ngừng tiến triển, thậm chí cải thiện thị giác ở những bệnh nhân bị bệnh hoàng điểm giai đoạn đầu, điều này liên quan đến một số lớn người. Ta càng can thiệp sớm, những tỷ lệ thành công càng cao. Lợi ích của Journée de la macula là có thể phát hiện những người mang bệnh mà không biết, vì không có hay rất ít triệu chứng. Phải ưu tiên thăm khám thầy thuốc nhãn khoa.
(PARIS MATCH 8/6-14/6/2017)
8/ PHỔI : SẢN XUẤT NHỮNG TẾ BÀO MÁU ?
Ba họ lớn của những tế bào máu : hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, được sản xuất trong tủy xương từ những tế bào gốc. Nhưng dường như không chỉ phát xuất từ tủy xương. Các nhà nghiên cứu của đại học San Francisco, quan sát ở chuột sự chuyển động của các tiểu cầu máu, được làm phát huỳnh quang và có thể phát hiện được bởi một kỹ thuật vidéo microscopique, đã khám phá rằng chúng hiện hữu trong các mạch máu phổi. Phổi có phải là một nơi sản xuất những tế bào máu không được biết đến ? Sau nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đúng là có một sự sản xuất quan trọng không những tiểu cầu mà còn những bạch cầu trong phổi của các con chuột. Nếu những lá phổi này ở người cũng là một réservoir của những tế bào gốc của máu mà đến nầy không được biết đến, thì sự khám phá này có thể dẫn đến những áp dụng điều trị mới.
(PARIS MACH 18/5-23/5/2017)
9/ CẤP CỨU ĐỘNG MẠCH CHỦ : SOS AORTE, 24 GIỜ TRÊN 24 GIỜ, 7 NGÀY TRÊN 7.
GS Jean-Noel Fabiani, service de chirurgie cardio-vascualaire de l’Hopital européen Georges-Pompidou (Paris) giải thích tầm quan trọng của những trung tâm dành cho cấp cứu động mạch chủ.
Hỏi : Những bệnh chính của động mạch chủ và tần số của chúng ?
GS Jean-Noel Fabiani.
1. Những phình động mạch chủ (anévrysme), khi động mạch chủ lớn lên bởi vì thành của nó giãn trên chuẩn.2. Những tách thành (dissection), khi một vết thương trong của động mạch chủ cho phép máu dưới áp lực cắt trên một chiều dài lớn ít hay nhiều lá trong (feuillet interne) của nó và tách nó ra khỏi phần còn lại của thành.
3. Những vỡ không hoàn toàn của động mạch chủ (rupture incomplète de l’aorte), sau một chấn thương nặng.
Những tình huống này đe dọa động mạch chủ vỡ. Tỷ lệ của những tách thành trong dân chúng là thấp (3 trường hợp trên 100.000), tương tự đối với hai giới tính. Vỡ của những phình mạch là mạnh hơn và thường gặp hơn ở người đàn ông (5 trường hợp trên 100) hơn ở người đàn bà (2 trường hợp trên 100). Những trường hợp do chấn thương chỉ chiếm 10% những trường hợp mà chúng ta điều trị.
Hỏi : Ngoài những chấn thương, ngoài những yếu tố làm dễ, có những nguyên nhân chính xác không ?
GS Jean-Noel Fabiani : Di truyền dường như đóng một vai trò chủ chốt. Vài thể trạng di truyền (bệnh Marfan, bicuspidie) có một fragilité đặc biệt của các mô huyết quản. Những yếu tố làm dễ quan trọng là cao huyết áp, bởi vì nó làm mòn những thành của động mạch chủ.
Hỏi : Thời hạn trung bình trước khi vỡ là gì ?
GS Jean-Noel Fabiani : Thời hạn này rất ngắn đối với những chấn thương, ngắn đối với những tách thành, vì lẽ 95% những bệnh nhân chết trong những tháng đầu không điều trị, dài hơn trong những phình mạch, điều này thường cho phép theo dõi sự tăng trưởng của chúng và can thiệp trước khi vỡ.
Hỏi : Những dấu hiệu báo động là gì ?
GS Jean-Noel Fabiani : Những dấu hiệu đi trước vỡ và cho phép một điều trị phòng ngừa, than ôi thường vắng mặt hay kín đáo, đôi khi được báo trước bởi đau mới xảy và dai dẳng ở lưng và bụng, đến độ sự khám phá là tình cờ, thí dụ khi thực hiện một bilan médical.
Hỏi : SOS Aorte là một trung tâm cải tiến ở Pháp ở chỗ nào ?
GS Jean-Noel Fabiani : Sự kiện những ngoại khoa tim và mạch máu cả hai được thực hiện trong khoa của tôi đã cho tôi ý tưởng, năm 2006, thành lập SOS Aorte. Hai loại phẫu thuật này cho phép xử trí tất cả những bệnh nặng của động mạch chủ dầu định vị của chúng ở đâu, điều này càng quan trọng khi định vị này (ngực, bụng hay à cheval giữa hai vùng) không luôn luôn được xác định rõ trước khi thực hiện những thăm dò. Thí dụ, nếu vấn đề đụng đến động mạch chủ đi ra khỏi tim, ngoại khoa tim với tuần hoàn ngoài cơ thể được dự kiến. Nếu xảy ra ở bụng, đó sẽ là một chirurgie vasculaire. Thế mà ít trung tâm có cả hai năng lực và đảm bảo garde 7 ngày trên 7 và 24 giờ trên 24 giờ.
Hỏi : Những kỹ thuật được sử dụng đối với những phình động mạch chủ bụng là gì ?
GS Jean-Noel Fabiani : Ta sử dụng một prothèse hình ống (tube), cùng đường kính với động mạch chủ, mà mô tổng hợp là kín và sẽ thay thế đoạn động mạch chủ bị bệnh. Ta đặt, hoặc bằng đường ngoại khoa sau khi mở bụng, hoặc bằng đường nội mạch máu, không mở bụng, bằng cách đưa prothèse qua những động mạch chủ và bằng cách mở nó ra, dưới sự kiểm soát X quang, ở nơi được đòi hỏi, ở đó nó được gắn một cách tự động vào phần còn lại của động mạch, như thế loại bỏ phình động mạch khỏi tuần hoàn.
Hỏi : Thế trong trường hợp phình động mạch chủ ngực ?
GS Jean-Noel Fabiani : Ta phân biệt hai trường hợp. 1. Nếu đó là một tách thành hay một phình mạch ở chỗ ra của tim, can thiệp là ngoại khoa với mở xương ức và tuần hoàn ngoài cơ thể để đặt một prothèse. 2. Nếu đó là đoạn động mạch chủ nằm giữa vùng này và bụng, khuynh hướng là đặt một prothèse bằng đường nội mạch máu, không mở bụng.
Hỏi : Những kết quả nào của SOS Aorte và những khuyến nghị của ông ?
GS Jean-Noel Fabiani : Đó là những bệnh nghiêm trọng với một tỷ lệ tử vong bệnh viện trung bình từ 35 đến 40% (100% không điều trị), nhưng chúng tôi đã có thể giảm còn 15% từ khi mở SOS Aorte cách nay 10 năm. Điều đó biện minh cho việc thành lập ở Pháp những trung tâm khác và cho nhiều biện pháp phòng ngừa hơn : ngay tuổi 40, đo kích thước của động mạch chủ chỉ bằng siêu âm và mỗi năm năm, nhất là nếu những yếu tố nguy cơ hiện hữu, là thăm dò chủ chốt.
(PARIS MATCH 29/6-5/7/2017)
10/ NHỮNG TẾ BÀO GỐC MỚI LẠ XUẤT HIỆN SAU MỘT TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Những tế bào gốc (cellules souches) đã được tìm thấy ở những vùng não bị hỏng do một thiếu máu cục bộ (tắc một mạch máu dẫn đến sự chết của các neurone) ! Đó là khám phá của một kíp nhà nghiên cứu Nhật Bản của đại học Nishinomiya.
(SCIENCES ET VIE 7/2017)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/7/2017)
Pingback: Thời sự y học số 578 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 602 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương