NHỮNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU VÀ VIÊM THẬN BỂ THẬN
(URINARY TRACT INFECTIONS AND PYELONEPHRITIS)
I. SINH BỆNH LÝ
+ Thường là nhiễm trùng hướng thượng (ascending infection)
+ Niệu đạo ngắn hơn ở phụ nữ khiến họ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn.
+ Gia tăng với hoạt động tình dục, thai nghén, và sử dụng dụng cụ
+ Tắc tiết niệu gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu (phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, hồi lưu bàng quan-niệu quản)
+ Các vi khuẩn
– > 80% Escherichia coli
– 10% Staphylococcus saprophyticus
– Proteus, Klebsiella, Enterobacter cũng thường gặp
II. LÂM SÀNG
+ Mót vãi (urgency), tiểu láu (frequency), tiểu khó, sốt, và đau là những triệu chứng thường gặp nhất.
+ Nhiễm trùng đường tiểu trên (upper tract infection) và viêm thận bể thận thường hơn có sốt, liên kết với đau hông và mửa
+ Nhiễm trùng đường tiểu trên có khả năng hơn :
– Với sốt, nguy cơ gây tắc, hay bất thường cấu trúc
– Với bệnh mãn tính kèm theo, như đái đường, suy giảm miễn dịch, bệnh tế bào lưỡi liềm (sickle cell disease)
– Nhiễm trùng tái diễn (3 nhiễm trùng đường tiểu trên hay viêm thận bể thận trong năm qua)
– Thời gian của các triệu chứng > 7 ngày
+ Những phụ nữ cần khám vùng chậu (pelvic exam)
– Bệnh sử triệu chứng vùng chậu (khí hư, nhiều đối tác tình dục)
– Xét nghiệm nước tiểu bình thường với những triệu chứng đường tiểu
+ Những dấu hiệu sinh tử bất thường (sốt, tim nhịp nhanh, hạ huyết áp) phải khiến nghi ngờ nhiễm trùng toàn thân, gồm cả nhiễm trùng với sỏi niệu quản gây tắc (obstructing ureteral stone)
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Những chẩn đoán phân biệt của nhiễm trùng đường tiểu trên và viêm thận bể thận :
– Sỏi thận
– Những bệnh lây nhiễm bằng đường sinh dục
– Viêm ruột thừa
– Viêm mào tinh hoàn (epididymitis)
– Bệnh viêm vùng chậu (PID)
– Bệnh lý vùng chậu khác (kyste, xoắn)
– Viêm tiền liệt tuyến (prostatitis)
– Xoắn tinh hoàn
IV.XỬ TRÍ Ở PHÒNG CẤP CỨU
1. CHẨN ĐOÁN
+ Những bệnh nhân triệu chứng với tiểu láu, tiểu khó, mót vãi, và đau trên vùng mu có thể được điều trị dựa trên lâm sàng nhưng nếu có vấn đề về chẩn đoán, hãy thực hiện xét nghiệm nước tiểu
+ Clean catch midstream UA
– Những tế bào biểu mô chỉ ô nhiễm (contamination) và đòi hỏi lập lại mẫu nghiệm (hãy xét thông tiểu để lấy mẫu nghiệm)
– Leucocyte esterase có độ nhạy cảm 75-96% và độ đặc hiệu 94-98%
– Nitrite test đặc hiệu (92-100%) nhưng không nhạy cảm (40-85%)
– Lúc phối hợp, những trắc nghiệm này phát hiện khoảng 80% những mẫu nghiệm với > /=10 lũy thừa 5 colony-forming units
– Mủ niệu (pyuria) thường với nhiễm trùng đường tiểu, > 10 BC/hpf
– Huyết niệu (hematuria) có thể được thấy với nhiễm trùng đường tiểu, vi thể hay đại thể liên kết với mủ niệu.
– Vi khuẩn-niệu (bacteriuria) riêng rẻ trong thai nghén đòi hỏi điều trị.
+ Viêm thận bể thận có đau hông liên kết, sốt, nôn, và mửa với những triệu chứng viêm bàng quang liên kết.
+ Gởi cấy nước tiểu khi đó là đàn ông, do tắc, thai nghén, nhiễm trùng đường tiểu trên, thất bại điều trị, suy giảm miễn dịch, và sử dụng dụng cụ mới đây
+ Trắc nghiệm chụp hình ảnh ở những bệnh nhân với nghi sỏi niệu quản hay sepsis gồm CT scan không tiêm chất cản quang hay siêu âm để đánh giá tìm
tụ dịch hay thận nước (hydronephrosis)
2. ĐIỀU TRỊ
+ Vi khuẩn-niệu không triệu chứng trong thai nghén
– Ampicillin hay cephalexin, 500 mg qid trong 7-10 ngày
+ Viêm bàng quan đơn thuần
– SMX-TMP DS 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày
– Nitrofurantoin 100 mg qid trong 3 ngày
– Ciprofloxacin 250 mg 2 lần mỗi ngày trong 3 ngày
plus
– Pyridium 100-200 mg 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày, để kiểm soát triệu chứng
UROPYRINE (phénazopyridine chlorhydrate) 100 mg
+ Viêm thận bể thận
– Ciprofloxacin 500 mg 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày
– SMX-TMP DS 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày
+ Điều trị bệnh viện
– Ciprofloxacin, 400 mg IVPB mỗi 12 giờ
hay
– Gentamicin, 4-5 mg/kg
+
– Ampicillin, 1-2 g IVPB mỗi 4-6 giờ
V. DISPOSITION
– Vi khuẩn niệu không triệu chứng trong thai nghén có thể được điều trị ngoại trú với cấy và follow-up
– Viêm bàng quan đơn thuần được điều trị ngoại trú với theo dõi thường quy và không cấy nước tiểu trừ phi trong nhóm nguy cơ cao.
– Viêm bàng quan biến chứng hay tái diễn (> 3 đợt/năm) có thể được điều trị ngoại trú với theo dõi sát, cấy nước tiểu, và có thể khám chuyên khoa niệu
– Viêm thận bể thận không rối loạn huyết động và dung nạp thuốc uống có thể được điều trị với kháng sinh đường miệng, cấy nước tiểu, theo dõi bởi thầy thuốc gia đình.
– Viêm thận bể thận với rối loạn huyết động, không thể dùng thuốc uống, suy giảm miễn dịch, thai nghén, hay tắc đường tiểu nên được nhập viện và điều trị với kháng sinh bằng đường tĩnh mạch
– Nhiễm trùng đường tiểu với sỏi thận gây tắc và bệnh toàn thân cần khám chuyên khoa tiết niệu.
Reference : Emergency Medicine. Quick Glance
Đọc thêm :
– Cấp cứu niệu sinh dục số 5 : pyélonéphrite
– Cấp cứu niệu sinh dục số 6 : urinary tract infection : cystitis, pyelonephritis, prostatitis
– Cấp cứu niệu sinh dục số 7 : nosocomial urinary tract infection
– Cấp cứu niệu sinh dục số 8 : urinary tract infection
– Cấp cứu niệu sinh dục số 11 : urinary tract infection in adult female
– Cấp cứu niệu sinh dục số 13 : pyélonéphrite
B.S NGUYỄN VĂN THỊNH