Cấp cứu môi trường số 16 – BS Nguyễn Văn Thịnh

XỬ TRÍ BAN ĐẦU NHỮNG BỆNH NHÂN BỎNG
(PRISE EN CHARGE INITIALE DES BRULES)

I/ ĐẠI CƯƠNG.
Bỏng là sự phá hủy da do chấn thương và đôi khi các mô bên dưới. Một cách cổ điển, bỏng do nhiều nguyên nhân :
– Bỏng nhiệt : do tiếp xúc với một vật thể nóng, do ngọn lửa, do tiếp xúc với các chất dịch, do sức nóng lan tỏa.
       – Bỏng điện : đó là một loại bỏng nhiệt
       – Bỏng hóa học : sự phá hủy mô là do một chất ăn mòn (produit corrosif)  (chất độc tế bào, acide hay bazo). Tiến triển lâm sàng chậm hơn, choáng ít rõ rệt hơn và nguy cơ sinh tử thường được liên kết với độc tính của chất gây bỏng
       – Bỏng cơ học : một vài sự mất da do chợt da (dermabrasion) khi tai nạn công lộ. Kết quả là một sự mất da khá đủ quan trọng để biện minh cho một sự nhập viện trong một trung tâm chuyên khoa.
    Trong bài này chỉ nói bỏng do nhiệt, chiếm 90% các loại bỏng.

    Bỏng nặng tiến triển theo ba giai đoạn :
        – Một giai đoạn khởi đầu (phase initiale) được đánh dấu bởi một sự thoát huyết thanh về phía các mô kẽ, tạo thành phù nề và giảm thể tích với cô đặc máu (hypovolémie avec hémoconcentration). Trên một mức độ nghiêm trọng nào đó hay trong trường hợp liên kết thương tổn, phản ứng viêm vượt quá khung tại chỗ và tạo nên một SIRS (syndrome de réponse inflammatoire systémique). Khi đó đó là những “ bỏng nặng ”, trong đó sự thoát dịch cũng xây ra ở các mô không bị bỏng và trong trường hợp này những tuần hoàn toàn hệ, phổi, tim, tiêu hóa bị biến đổi ; có những rối loạn về cầm máu (hémostase). 
       – Một giai đoạn chuyển hóa (phase métabolique) dài, chỉ ngừng sau khi da được che phủ và cần những équipe, những trang thiết bị và những ky thuật, được hội đủ tốt nhất ở những trung tâm chuyên khoa.
       – Một giai đoạn hóa sẹo (phase cicatricielle) được đánh dấu bởi những vấn đề phục hồi chức năng và ngoại khoa thẩm mỹ.
    Chỉ có giai đoạn ban đầu là liên quan đến chúng ta ; giai đoạn này phải được xử trí một cách đúng đắn bởi mọi kíp cấp cứu hay SMUR. Tuy nhiên bỏng bệnh tại chỗ (brulure maladie locale) không được quên lãng : thay thế nguy cơ sinh tử là một nguy cơ tại chỗ mà sự xử trí tồi có thể được thể hiện bởi những vết sẹo không đáng có và/hoặc những khó khăn chức năng.

II/ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA BỎNG.
Mức độ nghiêm trọng của một bỏng được đánh giá căn cứ trên diện tích thân thể bị bỏng, độ sâu của bỏng, vị trí của bỏng, sự hiện diện của những thương tổn trước đây hay mắc phải.

      1/ Diện tích.
          Diện tích được biểu hiện bằng bách phân diện tích thân thể bị bỏng. Trong những trường hợp bỏng diện tích nhỏ, ta ước tính thương tổn này từ mặt lòng bàn tay (face palmaire de la main) của bệnh nhân, thể hiện khoảng 1% diện tích thân thể. Mọi chuyên viên cấp cứu phải có trong đầu quy tắc số 9 của Wallace và mọi khoa cấp cứu phải có những sơ đồ trên đó các vết thương bỏng được vẽ và đánh giá theo tuổi và vị trí, theo bảng Lund và Browder.

      2/ Độ sâu.
          Không có một phương pháp khoa học nào được hợp thức hóa để đánh giá độ sâu của một vết bỏng. Mặc dầu ta phải nhắc lại các độ bỏng khác nhau, nhưng có vẻ ảo tưởng nếu muốn sử dụng một thang đánh giá độ sâu (échelle de profondeur) căn cứ trên mô học, và gây nên một tỷ lệ cao các sai lầm ngay cả ở những thầy thuốc chuyên môn về bỏng.
         Tính hiệu quả đòi hỏi cố gắng phân biệt những bỏng chữa lành một cách ngẫu nhiên với những bỏng cần phải ghép.
         Chúng ta hãy nhắc lại rằng :
               – Các bỏng tự chữa lành được đặc trưng bởi một phỏng nước, đau đớn dữ dội, một dạng vẻ xuất tiết, sự toàn vẹn của các sợi lông, Sự mất màu hay nhuộm màu trở lại vẫn tồn tại khi đè, các mô vẫn mềm dẻo
               – Các bỏng cần phải ghép được đặc trưng bởi tính vô cảm giác, sự không mất màu hay nhuộm màu trở lại lúc đè, sự mất tính mềm mại của các mô, sự không dính của các lông tóc và một dạng  vẻ ít xuất tiết hơn.
          Khi ta do dự về độ sâu, đặc biệt trong các bỏng do chất lỏng, chính sự tiến triển sẽ quyết định và chẩn đoán độ sâu sẽ không được thực hiện trước ngày thứ 10.
          Một quy tắc vàng muốn rằng mọi vết bỏng không cho thấy những dấu hiệu hóa sẹo vào ngày 15 phải được gọi hội chẩn chuyên khoa.

      3/ Vị trí của bỏng.
          Vài vị trí đặc biệt hơn cần được tìm kiếm, vì tạo nên những vấn đề sinh tử, chức năng hay thẩm mỹ.

+ Bỏng mặt là nơi của một phù nề đáng kể :
                 – làm khó nhận diện các bệnh nhân, buộc phải chụp hình họ sớm
                 – làm nghẽn mắt, khiến bệnh nhân bị mù tạm thời
                 – có thể xâm chiếm cổ và gây trở ngại sự thông khí đường hô hấp
                 – thường che khuất một sự hít khói (inhalation de fumées)
             Những bệnh nhân này phải được theo dõi một cách tích cực : đặc biệt phát hiện mọi biến đổi giọng nói, dấu hiệu tắc đường hô hấp sớm hơn là khó thở. Các bệnh nhân phải ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

         + Bỏng tầng sinh môn có nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt. Phù sớm dương vật buộc phải thông tiểu nhanh ở người đàn ông.

         + Bỏng vòng và sâu của các chi gay nen, nếu không có extensibilité cua da (bị bị phá hủy), một sự gia tăng áp suất bên trong các chi bị thương tổn (thậm chí của cổ và ngực). Những loại bỏng này có thể bàn bạc về những incision de décharge.

           + Bỏng của các bàn tay và bàn chân, những vùng không có mô mỡ dưới da, cần, ngay khi chúng ở sâu, một xử trí trong khoa chuyên khoa để tránh sự gột sạch và sự đào sâu có thể làm mất cơ năng.

4/ Các thương tổn liên kết.
           Các thương tổn liên kết thường xảy ra và thường bị bỏ sót. Vài trường hợp gợi ý
:           a/ Đã có hỏa hoạn với các ngọn lửa và khói.
Nguy cơ là nguy cơ của một hít khói (inhalation des fumées) với giảm oxy mô (hypoxie). Thương tổn phổi có tính chất ăn mòn (caustique) chứ không phải do nhiệt, thường là ở phế quản hay phế bào. Biểu hiện lâm sàng lúc khởi đầu rất nghèo nàn, bởi vì sự tạo thành các thương tổn diễn ra chậm nhưng sự mất bù có thể đột ngột. Sự kết hợp các thương tổn bỏng ở mặt, ý niệm có lửa hay khói và ý niệm bầu không khí bị giam hãm bởi một khoảng kín cũng đủ khiến nghi ngờ. Ho ra đờm có những vết chất đọng màu đen và sự hiện diện của những dấu hiệu thính chẩn mang lại sự chắc chắn nhưng rất thường vắng mặt ; sự khám phá chất bò hóng trong các đường hô hấp trên có một giá trị chẩn đoán lớn. Ta phải e sợ một thương tổn thiếu oxy toàn thể : thêm vào thiếu oxy không khí môi trường là thiếu oxy vận chuyển và sử dụng (hypoxie de transport et d’utilisation), liên kết với một ngộ độc CO hay acide cyanhydrique. Vậy định lượng CO là bắt buộc, trước hết trong khí thở ra, rồi trong máu ; nếu không thể định nồng độ nhanh chóng, thì chính sự hiện diện của một nhiễm toan lactic quan trọng làm ta nghi ngờ ngộ độc acide cyanhydrique. Việc tìm kiếm những độc chất khác được thực hiện ở mọi bệnh nhân bất tỉnh. Sự tìm kiếm này thường làm sáng tỏ những nguồn gốc của hỏa hoạn và sự mất khả năng thoát của bệnh nhân. Những thương tổn này thường là nguyên nhân đầu tiên của tử vong sớm của nạn nhân bỏng.
b/ Đã có nổ, nhảy qua cửa sổ, tai nạn xe hơi.
Những thương tổn liên kết có thể là chấn thương. Việc tìm kiếm chúng phải tính đến những nhận xét sau đây :
– Một người bị bỏng luôn luôn tỉnh táo ngoại trừ một ngộ độc liên kết. Một scanner não cho phép xử trí một cách an toàn một bệnh nhân đã bị mất tri giác ban đầu do chấn thương
                 – Choáng của bệnh nhân bỏng kèm theo một sự cô đặc máu (hémoconcentration). Lúc choáng đề kháng (choc réfractaire), việc khám phá một hématocrite dưới hoặc bằng 35% phải tìm kiếm, bằng siêu âm bụng hay, một xuất huyết nội
                 – Phù và bỏng có thể làm che khuất những biến dạng đặc trưng của các gãy xương. Phải tìm kiếm những biến dạng này, đồng thời nhớ rằng sự phối hợp bỏng vòng (brulure circulaire) và máu tụ quanh ổ gãy xương là nguyên nhân của một hội chứng loge xảy ra rất sớm, và rằng nursing vết thương bỏng cần cố định gãy xương, đồng thời loại bỏ platre hay traction
                 – Sự liên kết chấn thương sọ hay ngực và bỏng đặt vấn đề theo dõi những cung cấp nước điện giải, tránh cho “quá nhiều” cũng như “quá ít”. Những phương tiện của sự theo dõi này chỉ hiện hữu ở hồi sức. Vậy đó là những cấp cứu cực kỳ.

        5/ Những tiền sử của bệnh nhân
            Chúng có thể biến đổi tiến triển của bỏng, cần biết rằng nói chung bỏng hay điều trị nó dẫn đến sự mất bù của thương tổn có trước. Tuổi tác là một trong những yếu tố tiên lượng chủ yếu và ta có thể xác nhận rằng nếu hy vọng sống gia tăng một cách đều đặn, tiên lượng bỏng ở các lão niên chỉ tiến bộ ít.

       6/ Scores de gravité
3 yếu tố chủ yếu biến đổi tiên lượng của một vết thương bỏng :
               – Diện tích bỏng và nhất là diện tích bỏng độ 3 (sẽ cần phải ghép)
               – Tuổi của bệnh nhân
               – Sự hiện diện của những thương tổn phổi do hít khói.
          Tổng số tuổi của bệnh nhân và diện tích bỏng tạo thành score de Baux, tiên lượng xấu khi trên 100. Cộng diện tích bỏng toàn thể vào 3 lần diện tích bỏng sâu tạo thành score UBS (unit burn unit) : những bỏng nặng trên 50 và tiên lượng xấu trên 150.

III/ ĐIỀU TRỊ

A/ NƠI HIỆN TRƯỜNG RAMASSAGE)
         Đó là lúc chính yếu, là lúc tình trạng của bệnh nhân phải được đánh giá một cách nhanh chóng, điều trị được khởi đầu, những phương tiện của một theo dõi tốt được thực hiện, tất cả không quá đáng và không làm hại bệnh nhân. Phải luôn luôn ghi nhớ rằng hai nguy cơ có thể làm gia trọng tình hình : nhiễm trùng và tình trạng hạ thân nhiệt (hypothermie) ; phải làm bằng mọi cách để ngăn ngừa chúng.

            1. Sự làm lạnh (refroidissement) các thương tổn bỏng là công việc của những người cứu thương. Các áo quần giữ nhiệt và có một tác dụng thuốc đắp (cataplasme) phải được lấy đi nhanh chóng, cũng như các vòng nhẫn, trước khi một phù nề được tạo nên. Để được hiệu quả, sự làm lạnh phải tức thời và không còn lợi ích gì nữa khi 15 phút đầu đã trôi qua. Sự làm lạnh phải được thực hiện một cách chọn lọc vào những vùng bị bỏng và phải tránh làm chảy ròng ròng. Thời gian làm lạnh phải càng ít kéo dài khi nạn nhân càng mảnh dẻ (không hơn 5 phút) và phải tránh ở những bệnh nhân bị choáng, bất tỉnh hay khi những điều kiện nhiệt độ bên ngoài không thuận lợi, bởi vì sự hạ thân nhiệt đe dọa người bị bỏng. Phải làm lạnh vết thương bỏng chứ không phải người bị bỏng (il faut refroidir la brulure et non le brulé).Thường để làm lạnh phải cần đến nước lạnh dùng trong nhà, có thể được thay thế một cách có lợi bởi các gel nước (Water-Jel hay Brulstop), dễ sử dụng hơn mà không cần phải làm lạnh toàn bộ bệnh nhân và có tác dụng chống đau ngoạn mục.

            2. Cần phải truyền dịch ngay khi cảc thương tổn vượt quá 5% diện tích của một nhũ nhi (5 lòng bàn tay), 10% diện tích của một đứa trẻ hay một ông già và 15% diện tích của một người lớn. Sự đánh giá bỏng ở mức độ này phải nhanh chóng và không bắt buộc chính xác : quy tắc số 9 ở đây được sử dụng rộng rãi. Lưu lượng truyền dịch không phải đáp ứng với những tính toán phức tạp nhưng phải được đánh giá trên trọng lượng của bệnh nhân. Bệnh nhân phải nhận 20 ml Ringer lactate/kg thể trọng đối với giờ đầu tiên và cần thiết đặt cho bệnh nhân một hay nhiều cathéter ngắn để đảm bảo một lưu lượng như vậy. Sự theo dõi, được giới hạn vào mức độ xử trí này, sẽ đánh giá khả năng chịu đựng của bệnh nhân đối với thương tổn và sự hồi sức, bằng sự đánh giá huyết áp trung bình (PAM > hoặc = 70mmHg), lưu lượng nước tiểu mỗi giở (diurèse horaire : 0,5 đến 1ml/kg/giờ), ngay khi sự vận chuyển đe dọa kéo dài, cần thiết đặt ống thông tiểu. Phải hồi sức người bị bỏng chứ không phải thương tổn bỏng (il faut réanimer le brulé et non la brulure).    

3. Oxy liệu pháp bắt buộc trước bệnh nhân tiềm năng choáng này, đặt ống thông nội khí quản và thông khí nhân tạo phải được dành cho những nạn nhân mất tri giác, suy hô hấp hay có những thương tổn quan trọng ở đầu và cổ sẽ tiến triển những phút tiếp theo sau đó làm tắc nghẽn các đường hô hấp. Những thương tổn rõ ràng do hít khói mặc dầu không có suy kiệt hô hấp ban đầu sẽ được nội thông nếu vận chuyển kéo dài hay được thực hiện bằng đường hàng không. Ngược lại vô ích khi nội thông khí quản theo nguyên tắc một bệnh nhân bỏng tiềm năng hít khói, nhưng tỉnh táo, thở bình thường, và đối với bệnh nhân này một chỗ phải được bảo đảm một cách nhanh chóng trong một service gần đó mà nạn nhân sẽ được gởi đến bằng ambulancier médicalisée. Nội thông để an thần thường là quá đáng.

            4. Sự giảm đau được thực hiện bằng morphine. Thay vì đường tiêm mông hay dưới da làm bất động thuốc trong phù nề, phải sử dụng đường tĩnh mạch : tiêm những emboles 0,3 mg/kg, lập lại 3 lần trong 3 phút để đạt đến một mức độ giảm đau tốt (thường có được với một liều lượng 0,1 mg/kg). Paracétamol hay protoxyde d’azote chỉ là những chất bổ sung cho morphine.
               Sự gây mê phải là trong trường hợp đặc biệt và được biện minh bởi các động tác đau đớn. Vào giai đoạn này, gây mê được thực hiện với những chất chỉ ít có tác dụng huyết động : kétamine, étomidate, gamma-OH. Trong những giờ đầu, có thể sử dụng một curare dépolarisant (chống chỉ định sau 24 giờ) và có thể thực hiện một crash induction để nội thông khí quản dạ dày đầy với étomidate succinylcholine

           5. Hydroxocobalamine (Cyanovit)  được dành cho những nạn nhân hỏa hoạn khi những nạn nhân này bị ngừng tim, ngừng hô hấp, những rối loạn nhịp, một bất ổn định huyết động lớn hay những rối loạn tri giác. Trước khi tiêm thuốc (5g ở người trưởng thành, 70mg/kg ở trẻ em), cần phải lấy máu để định lượng CO, cyanure, các enzymes. Sau đó lấy máu sẽ khó khăn vì các chất dịch sinh học bị nhuộm đỏ. Sự nhuộm đỏ bì là một vướng víu trong sự đánh giá độ sâu của bỏng.

      B/ Ở BỆNH VIỆN
Điều trị phải tính đến những đặc điểm sinh lý bệnh lý của bỏng.

             1. Người bị bỏng thiếu oxy mô (hypoxique). Tình trạng thiếu oxy-mô này do nhiều nguyên nhân : thiếu oxy do môi trường (hypoxie d’ambiance) trong các hỏa hoạn ; thiếu oxy nguồn gốc do phổi (hypoxie d’origine pulmonaire) ngay khi bỏng trở nên quan trọng hay khi bỏng ở ngực, phù phổi khi hít khói ; thiếu oxy nguồn gốc tuần hoàn (hypoxie d’origine circulatoire) do giảm thể tích huyết (hypovolémie) và do phù nề ; thiếu oxy do các rối loạn của sự vận chuyển và sự sử dụng oxy xảy ra khi hít khói. Vậy cho oxy là cần thiết. Quyết định nội thông khí quản, ngoài suy hô hấp hay những tiêu chuẩn khí huyết động mạch (gazométrie) và lâm sàng thông thường, phải được thực hiện trước mọi thương tổn do hít khói được chứng tỏ bằng nội soi, liên kết với một bỏng có diện tích rộng. Soi phế quản bằng ống soi mềm (bronchofibroscopie) là một thăm dò chủ yếu phải được thực hiện trước mọi ý niệm về khói, tai nạn trong khoảng kín, mặc dầu các thương tổn mặt chỉ được giới hạn ở một kích thích mắt (irritation oculaire). Sự phối hợp của bỏng da và hít khói tạo nên một cộng lực viêm, làm gia tăng 30% đến 50% các nhu cầu nước-điện giải, nhưng làm sợ hyperhydratation. Các phương tiện theo dõi, được thiết lập để tránh nguy cơ này, biến thiên từ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (pression veineuse centrale) đơn thuần đến thiết đặt một sonde de thermodilution. Sự cho hydroxocobalamine phải được thực hiện trước mọi rối loạn tri giác không thể giải thích được, kèm theo một bất ổn định huyết động ; về mặt xét nghiệm sinh học, bằng cớ gián tiếp là một nhiễm axit lactic với lactates > hoặc = 10 và một ngộ độc CO nghiêm trọng.Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 5g, được bổ sung một liều thứ hai bằng seringue điện trong trường hợp nhiễm toan chuyển hóa kéo dài.

            2. Người bị bỏng giảm thể tích (hypovolémique).

            Trong hầu hết các trường hợp, sự bù dịch được theo dõi bằng sự bài niệu (diurèse) đơn thuần, với điều kiện sự bài niệu có thể được xem như là một bằng chứng của thể tích máu (volémie) chứ không phải là một charge osmotique.
             Sự cần thiết phải hạn chế một phù nề có hại khiến sử dụng colloides

ở những bệnh nhân nghiêm trọng nhất, dưới dạng sérumalbumine đẳng trương, bắt đầu từ giờ thứ 8 (tính thẩm thấu mao mạch được phục hồi trong những vùng không bị bỏng). Khi diurèse không đủ mặc dầu một bù dịch thích ứng, cần phải tìm kiếm nguyên nhân của sự gia tăng của các nhu cầu này hay sự hiện diện của một bất túc cơ tim liên kết

             Do đó cần thiết đặt một cathéter trung ương để đo PVC. Vài bệnh nhân đặc biệt nặng đáp ứng tồi với điều trị này : dịch bị giam hãm trong các phù nề càng lúc càng quan trọng mà thể tích máu hiệu quả không được cải thiện ;

          3. Người bỏng đau. Sự đau đớn này, càng cấp tính nếu bỏng càng nông, được điều trị bằng morphine. Ở người trưởng thành, tiêm truyền 2-3mg/giờ thường là đủ. Ở bệnh nhân không lệ thuộc và tỉnh táo, sử dụng một giảm đau bằng PCA (patient control analgesia) rất là hữu ích (sau chuẩn độ, bolus 1mg, thời kỳ réfractaire 7 phút). Tiếp nối sau đó bằng đường miệng.

           4. Ống tiêu hóa của người bị bỏng phải được sử dụng rất nhanh. Nhằm làm giảm những rối loạn ruột về sau, người ta nhỏ ống tiêu hóa ngay bệnh nhân được đặt an vị trên giường. Sự thiết đặt một ống thông dạ dày cho phép cung cấp một hỗn hợp 0,5cal/ml với lưu lượng 25ml/giờ. Sự đo đều đặn các chất cặn trong dạ dày cho phép tránh mửa.Vô ích phải nhờ đến các chất chống axit dạ dày ở những bệnh nhân được dinh dưỡng như thế, ngoại trừ những người có một tiền căn loét.

           5. Người bỏng không bị nhiễm trùng. Không có một liệu pháp kháng sinh nào được chỉ định trong những giờ đầu. Chính bằng điều trị tại chỗ là để ngăn ngừa sự xâm thực tại chỗ. Chỉ các bỏng bị vấy bẩn hay bỏng sàn hội âm mới biện minh cho việc dùng kháng sinh, đồng thời phải tính đến nguy cơ nhiễm trùng bởi vi trùng kỵ khí.

           6. Điều trị tại chỗ. Các giai đoạn của điều trị tại chỗ luôn luôn giống hệt nhau : rửa các vết bỏng, lấy bỏ các phỏng nước bằng xà phòng sát khuẩn rồi dội với nước máy, cạo lông trên và quanh vùng bỏng ; Băng với một thuốc đắp ngừa nhiễm trùng : sulfadiazine argentique (Flammazine hay Sicazine) ngày nay vẫn là một dược phẩm được khuyến nghị. Nếu bệnh nhận được chuyển đến một trung tâm chuyên môn, phải tránh các pommade và crème làm biến đổi dạng vẻ tại chỗ và chỉ cần bọc bệnh nhân bằng champs vô trùng rồi bọc lên trên một mền đằng nhiệt (couverture isotherme). Trong trường hợp thời hạn vận chuyển rất dài (4 đến 6 giờ) hay khi có những dấu hiệu lâm sàng đè ép (signes de compression) hay khi bỏng vòng tròn và sâu, phải bàn đến escarrotomie để phục hồi một tuần hoàn xa bình thường.

           7. Điều trị các thương tổn phối hợp : các thương tổn chấn thương liên kết giữ ưu tiên trong điều trị. Sự liên kết gãy xương/bỏng thuờng xảy ra nhất : để cho phép sự chuyển động cần thiết để điều trị bỏng tại chỗ, vậy các gãy xương phải được cố định. Rất thường, chính cố định ngoài (fixation externe) được chọn mặc dầu không có một trở ngại nào để thực hiện kết hợp xương sớm. Việc dùng đường xẻ ngoại khoa đi xuyên qua bỏng có thể được thực hiện trong 12 giờ đầu.

IV. CHUYỂN BỆNH NHÂN BỎNG ĐEN MỘT CƠ SỞ THÍCH HỢP.
       Các trung tâm bỏng nằm trong 10 thành phố thường xa nơi ở của bệnh nhân. Số giường cho những bệnh nhân bỏng (không phải luôn luôn mở) là 200, trong đó 100 là những giường hồi sức. Vậy khó và quá đáng khi muốn nhập viện tất cả những bệnh nhân bỏng trong một service spécialisé. Circuit hợp lý của bệnh nhân là đi qua bệnh viện khu vực và, ngoại trừ những trường hợp trầm trọng nhất, việc chuyen trực tiếp đến trung tâm là trường hợp đặc biệt. Những chỉ định nhập viện được tóm tắt rõ bởi American Burn Association, phân biệt những bỏng hiền tính với những bỏng trung bình và những bỏng nặng cần chuyển đến trung tâm bỏng (centre des brulés).

Référence : Urgences 2006. Conférences médecins et infirmiers
Đọc thêm :
– Cấp cứu chấn thương số 10, 12, 28
   – Cấp cứu nhi khoa số 6

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(31/1/2023)
          

       

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu môi trường, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s