I. BỆNH TRẦM CẢM : HƯỚNG VỀ SỰ CÁO CHUNG CỦA SỰ THỐNG TRỊ CỦA CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM
Trong một thời gian lâu, được xem như là những viên thuốc mang lại hạnh phúc (pilule du bonheur), những thuốc chống trầm cảm này không hẳn là một thuốc bá bệnh và không có lợi cho tất cả những bệnh nhân.
PSYCHIATRIE. Florence Foresti, nhà hài hước (humoriste), 45 tuổi và 20 năm được điều trị bởi những thuốc chống trầm cảm. Chính thư thế mà nhà hài hước được ưa thích bởi những người Pháp tự giới thiệu mình trong autofiction Désordres, được phát hành vào lúc này trên Canal+. Trong số những thuốc của ông, chắc là có một inhibiteur de la recapture de la sérotonine (ISRS). Thật vậy đó là lớp những thuốc chống trầm cảm được kê đơn nhất khắp nơi trên thế giới. ISRS gia tăng nồng độ của sérotonine, chất dẫn truyền thần kinh cho phép sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh và thường được giới thiệu như hormone du bonheur (kích thích tố của hạnh phúc). Được phát triển trong những năm 1990, với fluoxétine (Prozac) như chef de file, những ISRS đã nhanh chóng thay thế nhưng thuốc chống trầm cảm xưa hơn. Nhưng tính hiệu quả và tính thích đáng của sự kê đơn của các thuốc chống trầm cảm cho đại chúng được đặt câu hỏi một cách đều đặn.
Mùa hè năm nay, cuộc tranh luận lại được khởi động tiếp theo sau sự công bố của hai nghiên cứu mới : một nghiên cứu đất lại vấn đề về cơ chế sinh học của bệnh, và nghiên cứu kia tấn công vào tính hiệu quả của thuốc. Nghiên cứu thứ nhất, được công bố vào tháng bảy trong Molecular Psychiatry, đặt lại vấn đề về sự liên quan của một sự thiếu hụt sérotonine trong nguồn gốc của bệnh trầm cảm. Kết luận này không làm ngạc nhiên giới tâm thần học. « Chúng ta biết từ lâu rằng bệnh trầm cảm không chỉ là một sự thiếu hụt của một chất dẫn truyền thần kinh. Chúng ta sẽ không điều trị một trầm cảm bằng cách cho sérotonine hay noradrénaline, như chúng ta làm điều đó với với insuline đối với bệnh đái đường loại 1 hay với kích thích tố giáp trạng đối với một giảm năng tuyến giáp », GS Michel Lejoyeux, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện Bichat (Paris), đã nhấn mạnh như vậy.
Thật vậy, bệnh trầm cảm là một bệnh nhiều yếu tố (maladie multifactorielle), trong đó những yếu tố sinh học thân kinh (facteur neurobiogique) xen lẫn với những yếu tố bối cảnh hay xã hội (facteur contextuel hay sociologique) mà ta phải tính đến. Kê đơn một thuốc chống trầm cảm ở người nào đó bị burn-out professionnel những người này vẫn chịu sự xách nhiễu nghề nghiệp, thì điều đó chẳng có ý nghĩa gì nếu ta không giải quyết vấn đề xách nhiễu », BS Guillaume Fond, thầy thuốc tâm thần, giảng viên và nhà nghiên cứu ở những bệnh viện đại học của Marseille, đã giải thích như vậy.
Tuy vậy, trong đầu óc của công chúng cũng như của nhiều thầy thuốc, sự hiểu lầm về sự thiếu hụt sérotonine được bù bởi thuốc vẫn tồn tại. «Nó phát xuất từ marketing của công nghệ dược phẩm, đã sử dụng sự giải thích bằng cơ chế của một sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh để bán thuốc của mình, BS François Montastruc, thầy thuốc chuyện về psychopharmacologie clinique ở CHU de Toulouse đã phân tích như vậy. Những cơ chế tác dụng không được thu tóm tác dụng lâm sàng. Đối với các thầy thuốc, đó cũng là một con đường tắc dễ sử dụng để giải thích căn bệnh cho bệnh nhân. Ý tưởng này đã được củng cố trong vô thức tập thể của chúng ta bởi những mạng xã hội, hay bởi những tiểu thuyết như tiểu thuyết của Michel Houellebecq, mà nhan đề là Sérotonine. Nhưng với những niềm tin này, các bệnh nhân trông chờ quá nhiều từ thuốc ».
Thế mà, và đó là cả vấn đề, ở 85% những người, những thuốc chống trầm cảm hơi hiệu quả hơn một placebo ! Nói một cách khác, chúng chỉ thật sự hữu ích đối với 15% những bệnh nhân, theo nghiên cứu thứ hai, được công bố trên site của British Medical Journal vào tháng tám. Làm sao phát hiện chúng ? « Không có trắc nghiệm để biết những bệnh nhân nào đáp ứng, trong khi chúng ta điều trị tất cả mọi người, một cách probabiliste, GS Remy Boussageon, thầy thuốc đa khoa và chủ tịch của cộng đồng khoa học của Collège national des généralistes enseignants đã lấy làm tiếc như vậy. Thế mà nghiên cứu vững chắc này nhắc lại cho chúng ta rằng những thuốc chống trầm cảm có một hiệu quả rất thấp.Thuốc là một đáp ứng kỹ thuật, nhanh chóng và thực tiễn cho những vấn đề phức tạp và chủ yếu người ». Tuy nhiên đó là một phân tích mà tất cả cộng đồng y khoa không cùng quan điểm. «Những thuốc chống trầm cảm là hiệu quả trong những rối loạn trầm cảm rõ nét. Thế mà chúng càng hiệu quả khỉ những rối loạn càng nặng và những bệnh nhân càng có triệu chứng», GS Emmanuelle Corruble, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện Bicêtre (Kremlin-Bicêtre) đã xác nhận như vậy.
Thật vậy chính trong những rối loạn trầm cảm nghiêm trọng và/hay với những ý tưởng tự tử, ít nhất ở người trưởng thành, mà sự kê đơn ít bị tranh cãi nhất. Bất hạnh thay, chúng tôi còn thấy quá nhiều bệnh nhân bị trầm cảm nặng không được điều trị, GS Michel Lejoyeux đã cảnh báo như vậy. Phải nói rằng những bệnh nhân bị trầm cảm không nhất thiết đi khám bệnh, nhất là bởi vì họ nghĩ rằng điều đó là vô ích, rằng họ không đáng phải là như vậy…Thuốc chống trầm cảm đúng là sẽ bảo vệ họ chống lại những cảm xúc âm tính này xâm chiếm họ. « Đó hơi như thể là một «matelas» sérotonique làm giảm bớt những cảm xúc, GS Bruno Falissard, pédopsychiatre ở bệnh viện Robert-Debré (Paris) đã mô tả như vậy. Các bệnh nhân thường giải thích : Trước đây, những cảm xúc bám lấy tôi, nhưng giờ đây, đó như thể có một kính giảm âm (vitre insonorisée) giữa thế giới và tôi. Điều này giúp họ vượt qua tình huống khó khăn nhất. »
Sau khi chẩn đoán đã được xác lập và điều trị được thực hiện, phải chờ đợi 2 đến 4 tuần để quan sát sự cải thiện của các triệu chứng. «Nếu tất cả diễn biến tốt, ta tiếp tục điều trị trong hai tháng, rồi ta chuyển qua một giai đoạn củng cố từ 4 đến 9 tháng để tránh nguy cơ tái phát. Nếu không tái phát trong năm, ta ngừng điều trị», GS Philippe Fossati, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện Pitié-Salpêtrière (Paris) đã giải thích như vậy.
Ngược lại, trầm cảm càng ít nặng, hiệu quả của những thuốc chống trầm cảm tương tự với placebo. Và khiến các bệnh nhân chịu những tác dụng phụ của các thuốc (những rối loạn tiêu hóa hay những rối loạn của libido», BS François Montastruc đã nhắc lại như vậy. Vả lại, trong những rối loạn trầm cảm nhẹ nhất, chính tâm lý liệu pháp liên kết với hoạt động vật lý và những biến đổi ăn uống, chứ không phải thuốc, được khuyến nghị như điều trị ưu tiên. «Vả lại, những thuốc chống trầm cảm không được chỉ định ở những người chỉ đôi khi buồn hay thê lương, nhưng không bị những rối loạn trầm cảm đặc trưng», GS Emmanuelle Corrube đã nhấn mạnh như vậy.
(LE FIGARO 24/10/2022)
Đọc thêm :
– TSYH số 436
II. TÂM LÝ TRỊ LIỆU, THỂ THAO, CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG,
ĐIỀU BIẾN THẦN KINH (NEUROMODULATION) VÀ KÉTAMINE CŨNG ĐÃ CHỨNG TỎ TÍNH HIỆU QUẢ.
Trước khi cho thuốc chống trầm cảm, hay để bổ sung cho điều trị này, những phương pháp khác, đã chứng tỏ tính hiệu quả của chúng, có thể được xét đến để chống trầm cảm, trong đó vài phương pháp không dùng thuốc.
+ TÂM LÝ LIỆU PHÁP
Tâm lý liệu pháp phải chiếm một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm. Đối với Bộ y tế, tâm lý liệu pháp ngay cả là điều trị duy nhất được chỉ định trong trường hợp trầm cảm nhẹ. «Và ngay cả khi ta kê đơn một thuốc chống trầm cảm, tâm lý liệu pháp phải được đề nghị một cách hệ thống, BS Guillaume Fond, thầy thuốc tâm thần đã nhấn mạnh như vậy. Trong số những tâm lý liệu pháp đã chứng minh tính hiệu quả của chúng, được sử dụng nhất là những liệu pháp nhận thức-hành vi (thérapie cognitivo-comportementale), như thérapie d’acceptation et d’engagement và liệu pháp dựa trên méditation de pleine conscience. «EMDR ( Eye Movement Desensitization and Reprocessing) cũng có thể hiệu quả rất nhanh. Bởi vì nói chung, chính trầm cảm phản ứng (dépression réactive) của những chấn thương tâm thần xảy ra trước đây mà EMDR sẽ làm thuyên giảm », BS Guillaume Fond đã giải thích như vậy. Nhưng những tâm lý liệu pháp vẫn không được kê đơn đủ, nhất là bởi vì những buổi được thực hiện bởi các psychologue, cho đến rất gần đây, không được bồi hoàn bởi Assurance-maladie. Từ tháng tư vừa qua, chúng được đảm nhận trong khung cảnh của một forfait 8 buổi mỗi năm đối với trẻ em và người lớn.
Ghi chú :
– Những chữ cái EMDR có nghĩa là Eye Movement Desensitization and Reprocessing (désensibilisation et retraitement par les mouvements oculaires). L’EMDR là một tâm lý liệu pháp cho phép giải quyết những hậu quả tâm lý, vật lý, quan hệ, của những trải nghiệm sống chấn thương tâm thần, làm rối loạn
– La thérapie cognitivo-comportementale (liệu pháp nhận thức-hành vi) là một thực hành hướng vào nhận thức (cognition) và hành vi (comportment). Liệu pháp nhằm biến đổi một cách tích cực những niềm tin và tư duy tiêu cực mà bệnh nhân vun đắp trên chính mình.
+ HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trong một thời gian lâu, chúng ta đã phân ly tinh thần và thân thể. Thế mà, hôm nay chúng ta biết rằng điều tốt cho cơ thể cũng tốt cho tinh thần. Vậy bệnh trầm cảm cần một sự xử trí toàn bộ», GS Michel Lejoyeux, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện Bichat (Paris), đã nhấn mạnh như vậy. Như thế hoạt động vật lý được xem như một điều trị nói riêng. « Những nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích điều trị của những chương trình hoạt động vật lý thích ứng ở những người trưởng thành có một đợt trầm cảm từ nhẹ đến trung bình là tương tự với lợi ích của những điều trị khác được công nhận như những thuốc chống trầm cảm và những tâm lý liệu pháp», Inserm nhắc lại như vậy trong một expertise về những bệnh mãn tính và hoạt động vật lý.
Chế độ ăn uống là một khía cạnh khác của điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài chế độ địa trung hải, đã cho thấy tính hiệu quả của nó trong phòng ngừa, các thầy thuốc tâm thần ngày càng quan tâm những nutraceutique, cũng được gọi là «alicaments». Hai société savante internationale de psychiatrie vừa công bố những khuyến nghị về sự sử dụng của chúng. «société khuyên nhất là thêm oméga-3, vitamine D, zinc hay probiotiques bổ sung cho những điều trị chống trầm cảm, và và ngay cả oméga 3 cho en première intention ở những người béo phì hay có một viêm mãn tính, BS Guillaume Fond, tác giả của tác phẩm « Bien manger pour ne plus déprimer», đã nhắc lại như vậy.
Ghi chú :
– Nutraceutique : được nói về một sản phẩm hay một thức ăn được bán bằng cách viện dẫn những hiệu quả dương tính, thật sự hay được xác nhận lên sức khỏe.
+ SỐC ĐIỆN (ÉLECTROCONVULSIVOTHÉRAPIE) VÀ KÍCH THÍCH TỪ (STIMULATION MAGNÉTIQUE)
Phương pháp được biệt nhất, électroconvulsivothérapie, thường được gọi là sốc điện (électrochoc), chịu một hình ảnh tiêu cực liên kết với những thực hành của một thời kỳ khác. Hôm nay, nó được thực hiện dưới gây mê tổng quát. Ta áp dụng một dòng điện qua hai điện cực được đặt ở thái dương để gây nên một cơn tương tự với một cơn động kinh toàn thể kéo dài khoảng 30 giây. « Phương pháp này, được sử dụng trong những khoa tâm thần, được dành cho những trầm cảm nghiêm trọng nhất hay đề kháng », GS Philippe Fossati, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện la Pitié-Salpêtrière (Paris), đã giải thích như vậy. Từ vài năm nay, kích thích từ (stimulation magnétique) cũng được phát triển. Một bobine, hơi như một «super-aimant », được đặt trên đầu của bệnh nhân để gởi một từ trường trên vùng của não cần điều trị. Kỹ thuật này cũng dành cho những trầm cảm đề kháng, nhưng tính hiệu quả của nó không đều.
+ KÉTAMINE
Thuốc này, từng được sử dụng trong gây mê từ những năm 1960, sau đó được cải dụng như drogue psychédélique. Những tác dụng chống trầm cảm của nó đã được khám phá tình cờ trong những năm 1990. Kétamine cũng mở đường cho những thuốc khác, trong số đó những psychédéliques. «Thật vậy Psilocybine, LSD và ayahuasca là đối tượng của những nghiên cứu lâm sàng khắp nơi trên thế giới, GS Guillaume Fond dã tâm sự như vậy. Trong khi các thuốc chống trầm cảm cầ n 4 đến 6 tuần mới tác dụng, kétamine tác động trong 24 giờ. Nó giúp bệnh nhân vượt qua những niềm tin tiêu cực mà họ có trên chính họ và trên thế giới và phục hồi một lạc quan, như chúng tôi vừa cho thấy điều đó trong một nghiên cứu mới đây, GS Philippe Fossati đã giải thích như vậy. Ở Pháp, chất này, đã nhận được sự cho phép thương mãi hóa để điều trị những trầm cảm nặng, là một dẫn xuất của kétamine, eskétamine. Vài người đã giới thiệu nó như một «innovation de rupture», nhất là bởi vì nó tác động một cách nhanh chóng lên những ý tưởng tự tử. Tuy nhiên vẫn cần phải thận trọng : Sự đánh giá phải luôn luôn được thực hiện tùy theo cán cân lợi ích-nguy cơ, và, vào lúc này, chúng tôi thiếu những dữ liệu về những tác dụng trong thời gian dài hạn và về sự an toàn. Ngoài ra, không một đánh giá nào đã được thực hiện để xác định thời gian kê đơn thuốc và cách thôi kê đơn », BS François Montastruc, thầy thuốc tâm thần và pharmacologue ở đại học Toulouse, đã nhấn mạnh như vậy.
(LE FIGARO 25/10/2022)
III. TRẦM CẢM : PHÂN RÕ THẬT VÀ GIẢ
Là bệnh tâm thần thường gặp nhất ở Pháp, Trầm cảm còn gây nhiều câu hỏi và mang nhiều thành kiến.
+ Trầm cảm luôn luôn được kèm theo buồn bã
Sai. Triệu chứng là rất thay đổi và căn bệnh bị che đau ít hay nhiều. Ta có thể bị những rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mệt, mất hứng thú và vui thích mà không nhất thiết cảm thấy buồn. Ta cũng có thể không có triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, chỉ kêu đau đầu hay đau lưng và trong tình trạng tăng hoạt động. Ở người thiếu niên, trầm cảm đúng hơn được thể hiện bởi những nghiện ngập (rượu, chất ma túy, thuốc), những trạng thái kích động, nói năng hung bạo hay sự lãnh cảm rõ rệt, những rối loạn về ăn uống (boulimie, anorexie), những khó khăn đột ngột trong học hành…Ngược lại, tất cả các bệnh nhân có một cái nhìn tiêu cực về chính họ, về môi trường và tương lai của họ.
+ Đó là một bệnh thật sự
Đúng. Cũng như bệnh đái đường và hen phế quản. Cảm giác trống trải, thiếu vui thích, khó hay không có năng lực đứng dậy, đi làm việc, đi mua hàng…Ta nói là trầm cảm ngay khi có nhiều rối loạn về khí chất, được thể hiện một cách (gần như) thường trực trong ít nhất hai tuần và chúng không gây nên một sự trở ngại quan trọng trong đời sống hàng ngày
+ Đó là do di truyền
Sai. Mặc dầu ta tìm thấy nhiều trường hợp hơn trong vài gia đình. Bệnh này phát triển trên một thể địa thuận lợi do một tập hợp của những hoàn cảnh : những trải nghiệm chấn thương tâm thần trong thời thơ ấu, nhưng cũng tình trạng cô đơn, những khó khăn về kinh tế, một sự mất tình cảm (tang chế, ly dị), thất nghiệp, có nhiều con…và những bất thường hóa học của não. Ta đã quan sát một sự tan vỡ tạm thời của sự thăng bằng giữa vài chất dẫn truyền thần kinh (trong đó sérotonine), những chất vận chuyển luồng thần kinh về những neurone khác, nhưng cơ hay những tuyến.
+ Bệnh trầm cảm xảy ra nhiều hơn ở đàn bà
Đúng. Trước 55 tuổi, có lẽ vì những lý do kích thích tố bởi vì ta đã chứng thực rằng những phụ nữ đặc biệt dễ bị thương tổn trong phần hai của chu kỳ kinh nguyệt, khi những buồng trứng của họ tiết progestérone và khi nhiệt độ cơ thể của họ được điều hòa ít tốt hơn.
+ Sự ô nhiễm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm
Đúng. Một nghiên cứu Anh-Mỹ, được thực hiện bởi psychopathologiste Helen L.Fischer của King’s College of London và được công bố năm 2019, trong tạp chí Psychiatry Research, đã chứng minh rằng những trẻ của thành phố Londres, bị phơi nhiễm với những tỷ lệ cao các hạt mảnh được gọi là PM 2,5 (đường kính dưới 2,5 micromètre) và dioxyde d’azote (NO2), giữa 12 và 18 tuổi), là 4 lần nhiều hơn bị một trầm cảm hay những rối loạn liên kết so với những trẻ đã hít khí ít bị ô nhiễm hơn. Có lẽ bởi vì khi đi vào hàng rào máu-não (barrière hémato-encéphalique) (kiểm soát những trao đổi giữa những ngăn máu và não), sự ô nhiễm dần dần gây nên một sự viêm của não.
+ Vitamine D có thể có một tác dụng có lợi
Đúng. Một nghiên cứu lâm sàng, được công bố năm 2017, đã cho thấy một tính hiệu quả đáng kể của một sự cho bổ sung vitamine D trong 9 tuần (liều 50000 UI/tuần) lên những score de dépression ở những thiếu niên. Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những cung cấp vitamine D càng thấp (trong thức ăn hay suppléments) thì những triệu chứng trầm cảm càng quan trọng
+ Có ý chí là đủ để thoát khỏi trầm cảm
Sai. Thường nhất, một điều trị chống trầm cảm là cần thiết, liên kết với một tâm lý liệu pháp, để có được sự thuyên giảm hoàn toàn, hạn chế nguy cơ tái phát và tránh không để cho trầm cảm trở nên mãn tính. Trong số 30 thuốc hiện có, thường được kê đớn nhất là những thuốc chống trầm cảm được gọi là thế hệ mới, kích thích sự sản xuất sérotonine và noradrénaline. Tuy nhiên phải cần 3 đến 4 tuần trước khi cảm thấy những lợi ích và khoảng 30% những bệnh nhân đề kháng với những thuốc này. Những nhà nghiên cứu như Claire Jaffré, interne de psychiatrie va doctorante trong équipe Motivation, cerveau et comportement, ở Institut du cerveau (Paris), cố làm sáng tỏ những cơ chế của bệnh và những yếu tố dự đoán tính hiệu quả của những điều trị, để nhắm tốt hơn những thuốc tùy theo bệnh nhân
+ Trầm cảm chỉ ảnh hưởng những người lớn
Sai. Sự buồn rầu, những rối loạn giấc ngủ, của chế độ ăn uống, của sự tập trung, mất năng lượng, sự thờ ơ, những ý nghĩ đen tối…không tha miễn những người trẻ tuổi nhất, mặc dầu những triệu chứng thay đổi với tuổi. Ở trẻ em, sự trầm cảm chủ yếu được thể hiện bởi những rối loạn của hành vi (thu mình lại, cáu kỉnh, kích động, hờn dỗi, dễ tự ái, đòi hỏi thường trực sự trìu mến…). Thường nhất không có một nguyên nhân duy nhất, nhưng một «phénomène de boule de neige», một sự nhằng nhít của nhiều yếu tố : di truyền, hành vi, sinh lý (những bất thường hóa học của não) và tâm lý xã hội (tang chế, stress quan trọng, những tai nạn, những bệnh nặng). Chỉ một điều trị sớm mới có thể cho phép vượt qua thử thách này.
+ Dépression (trầm cảm) et déprime (tâm trạng u buồn) là giống nhau
Sai. Bị u buồn sau một cái chết, một sự ly dị, một sự cho thôi việc, sự đi ra khỏi nhà của các con đã khôn lớn, đó là chuyện bình thường. Có thể cần nhiều tuần để vượt qua tình trạng u buồn này và thích nghi với cuộc sống mới của mình, nhưng dần dần, ngày qua ngày, những chuyển biến thuận lợi ngày càng nhiều, người ta ta bắt đầu vững chân trở lại, tạo nên những dự định mới…Ngược lại, nếu sự đau khổ xuất hiện, có mặt khắp nơi, người ta không còn thích thú, không còn ước muốn, không còn một chút hy vọng tương lai tốt hơn nào, người ta thu mình lại, đó đúng là trầm cảm.
(TOP SANTÉ 9/2021)
IV. 7 CÁCH ĐỂ LÊN TINH THẦN
1. NHỮNG THỨC ĂN «TÍNH KHÍ VUI VẺ »
Nhờ một sự hiểu biết tốt hơn về microbiote intestinal, chúng ta biết rằng chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng trạng thái tâm thần của chúng ta. Các nhà nghiên cứu (Viện Pasteur, CNRS, Inserm) đã chứng minh rằng nếu ta chuyển microbiote của những con chuột bị stress và lo âu đến những con chuột lành mạnh, những con chuột này trong vài ngày có tất cả những triệu chứng của một trạng thái trầm cảm (giảm motivation, mất hứng thú, vô cảm…). Về phía mình, équipe của Tasmine Akbaraly, nhà nghiên cứu ở Inserm, nghiên cứu về những mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và sức khỏe tâm thần từ hơn 10 năm nay, đã phát hiện một tác động của những hành vì ăn uống (comportements alimentaires) lên vài cấu trúc não liên quan trong trầm cảm. Ở những bệnh nhân bị trầm cảm, ta quan sát một sự giảm thể tích của hippocampe, một vùng cơ bản để học tập và trí nhớ. Equipe của chúng tôi đã cho thấy tầm quan trọng của chất lượng của chế độ ăn uống trong sự duy trì của những thể tích hippocampe này. Vì lo âu và stress rất liên quan với trầm cảm, nên những tác dụng của chế độ ăn uống chỉ có thể có lợi, dầu đó là rối loạn gì.
Một chế độ ăn uống loại địa trung hải giảm 33% nguy cơ trầm cảm, theo một nghiên cứu được công bố trong Molecular Psychiatry năm 2009. Vậy trong thực đơn đó là những trái cây và rau giàu những chất chống oxi hóa, những ngũ cốc và những cá mỡ (oméga 3) có những đặc tính chống viêm. Tyrosine và tryptophane, hai acide aminé được mang lại bởi vài protéine động vật (trứng, thịt, cá) và thực vật (noix, noix de cajou, amande, avocat) cho phép chế tạo sérotonine và dopamine, hai chất chống trầm cảm thiên nhiên, làm cho stress và lo âu ít gây thương tổn hơn. Cũng vậy, theo một nghiên cứu, được công bố trong «Journal of Physiological Anthropology » năm 2014, những thức ăn fermenté (dấm, trà, fromage, yaourt và sữa lên men, đậu nành, bánh mì, choucroute) cải thiện sự đồng hóa các chất kiểm soát khí chất (vitamine B, magnésium, kem). Ngược lại, ta tránh rượu, sucres ajoutés và những sản phẩm quá chế biến làm gia tăng sự viêm, một cơ chế dường như đóng một vai trò trung tâm trong trầm cảm. Như thế, «theo một chế độ ăn uống có chất lượng, bằng cách giảm những mức viêm mãn tính, tạo một chiến lược bổ sung cho những thuốc chống trầm cảm để điều trị bệnh trầm cảm, người chuyên gia đã khuyên như vậy.
2. MỘT HOẠT ĐỘNG VẬT LÝ ĐỀU ĐẶN
Vận động làm dễ sự sản xuất endorphine (những chất ăn thần), dopamine (kích thích tố hạnh phúc), sérotonine (cải thiện khí chất)…những chất dẫn truyền thần kinh góp phần phòng ngừa stress và những sa sút tinh thần. Thực hành thể thao cũng giúp làm giảm trạng thái viêm của cơ thể, chịu trách nhiệm một số trường hợp trầm cảm. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí «American Journal of Psychiatry », một giờ hoạt động vật lý cho phép tránh 12% những trường hợp trầm cảm ở đàn ông cũng như đàn bà, dầu tuổi tác thế nào. Và nguy cơ làm một trầm cảm trung bình dưới 25% ở những người thực hành những hoạt động vật lý 2-3 lần mỗi tuần, so với những người nhàn rổi không hoạt động.
Những hoạt động có lợi nhất dường như là bước (marche), bơi lội và vélo, nhưng cũng tất cả những hoạt động mang lại sự vui thích, dầu đó là yoga, taichi, khiêu vũ, chèo thuyền hay làm vườn. Và đó còn tốt hơn khi ta thực hành hoạt động này trong gia đình, với bạn bè hay trong câu lạc bộ, ở ngoài trời dưới ánh sáng ban ngày để điều hòa đồng hồ nội tại và ngủ ngon hơn.
3. GIẤC NGỦ
Tiềm năng bị rối loạn ngay khi ta bị stress, lo âu hay/và trầm cảm, giấc ngủ là thiết yếu cho sự cân bằng tâm lý. Những neurorécepteur như sérotonine có liên quan trong những cơ chế của giấc ngủ và trong những cơ chế của tính khí, Violaine Londe, psychologue clinicienne, chuyên về những rối loạn về giấc ngủ đã giải thích như vậy. Thế mà, sự việc tích lũy những đêm ngủ xấu góp phần duy trì trạng thái lo âu hay trầm cảm. Để không làm gia tăng vòng luẩn quẩn này, phải theo một vệ sinh giấc ngủ tốt.
4. NHỮNG SÓNG NHẠC TỐT
Mọi nhạc êm dịu là có lợi. Lúc nghe một bản nhạc, tâm trí được tách khỏi những mối bận lòng gây nhiễu nó và ngúng hăng tiết lên, hô hấp dịu lại, sự sản xuất sérotonine được kích thích. Một dự án nghiên cứu được gọi là Psy-Son nham sử dụng âm thanh như giải pháp thay thế để điều trị lo âu trong tâm thần học.
5. THƯ GIÃN
Một ngày nhiều công việc, những xung đột trong gia đình, những âu lo nghề nghiệp thế là ta trở nên cáu kỉnh, âu lo, sẵn sàng bùng nổ vì một chuyện chẳng ra gì. Tại sao không thử relaxation dynamique ? Bài tập «pompage des épaules» liên kết hô hấp kiểm soát và những cử động mềm dẻo cửa cơ thể. Bài tập này cho phép thoát khỏi stress một cách nhanh chóng
6. THIỀN ĐỊNH (LA PLEINE CONSCIENCE)
Sự thực hành đều đặn thiền (méditation) cho phép một sự điều hòa tốt hơn những cảm xúc và khí chất, bằng cách góp phần làm gia tăng nồng độ dopamine, sérotonine và endorphines (kích thích tố thoải mái), và làm hạ những nồng độ cortisol và noradrénaline, có khuynh hướng tăng cao khi stress
7. CÔNG VIỆC TỪ THIỆN
Chuyên tâm vào những dự án mà không rút ra lợi nhuận, điều này sẽ giúp quản lý tốt hơn stress của mình, làm giảm bớt nó và ngay cả chống trầm cảm, đó là điều được rút ra từ một phân tích méta của Anh, được công bố trong tạp chí «BMC Public Health». Nhiều lý do được nêu lên : công tác từ thiện làm dễ sự tạo nên những liên hệ giữa các cá nhân, điều này cho phép vượt qua những khó khăn của riêng mình. Nó cũng làm dễ niềm tự tin và sự đánh giá về mình, bởi vì người làm từ thiện cảm thấy có giá trị và hãnh diện về anh ta.
(TOP SANTÉ 9/2021)
V. MỘT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CHO PHÉP HẠN CHẾ NGUY CƠ TRẦM CẢM NHƯ THẾ NÀO ?
Psychonutrition nghiên cứu những mối liên hệ ngày càng nhiều giữa sức khỏe tâm thần và chế độ ăn uống.
PSYCHIATRIE. Chiến tranh ở Ukraine, sự rối loạn khí hậu, nguy cơ của một làn sóng Covid mới…Tính thời sự gây căng thẳng có nguy cơ đè nặng lên tinh thần của những người Pháp và làm trầm trọng những rối loạn lo âu và trầm cảm. Thế mà phương thuốc để chống lại sự rầu rĩ có nằm trong những đĩa thức ăn của chúng ta ? Thật vậy hôm nay ta biết rằng chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của chúng ta. Điều đó ngay cả sinh ra một môn học nói riêng : psychonutrition. Người ta đã chứng minh rằng những chế độ ăn uống giàu những thức ăn chế biến, frits, những ngũ cốc tinh chế và đường được liên kết với một sự gia tăng của những triệu chứng trầm cảm. « Chế độ ăn uống này của phương tây làm xáo trộn microbiote của chúng ta (những tỷ vi khuẩn và vi sinh vật sống trong ruột của chúng ta) và làm dễ sự viêm. Sự viêm này lót đường cho bệnh béo phì, những bệnh tim mạch, bệnh đái đường, những ung thư. Những điều mà ta biết ít hơn, đó là nó cũng có thể lên đến não và tạo điều kiện cho chứng trầm cảm», BS Guillaume Fond, thầy thuốc tâm thần ở hôpital de la Conception, Marseille và tác giả của «Bien manger pour ne plus déprimer», đã giải thích như vậy.
Ngược lại, vài chế độ ăn uống đã cho thấy một tác dụng bảo vệ chống lại lo âu và trầm cảm. Đó nhất là trường hợp của chế độ địa trung hải, cũng hiệu quả chống lại những bệnh tim mạch. Một phân tích những nghiên cứu, được thực hiện bởi một équipe Pháp đã cho thấy một sự giảm 33% của nguy cơ trầm cảm ở những người đã theo chế độ ăn uống này. Chế độ ăn uống địa trung hải đặt tầm quan trọng vào các rau xanh và những trái cây mùa, những légumineuse, cá và những sản phẩm sữa, dầu olive và hạn chế sự tiêu thụ thịt. Một nghiên cứu mới đây đã kết luận rằng chính sự tiêu thụ rau xanh và trái cây và sự hủy bỏ những sản phẩm quá chế biến điều trị thật sự vài chứng trầm cảm, BS Guillaume Fond đã định rõ như vậy. Thầy thuốc tâm thần cũng khuyến nghị những complément alimentaires dựa trên oméga 3 (DHEA và EPA). Những oméga 3 là những axit béo thiết yếu cần thiết cho sự vận hành tốt của các neurone và cho sự tổng hợp của những chất dẫn truyền thần kinh : chúng cũng có một tính chất kháng viêm. Thế mà, chúng ta tiêu thụ ít những thức ăn giàu oméga 3 (cá mỡ tươi/không đông lạnh, noix, graine để chia, dầu colza, olive, lin được ép lanh và được bảo quản đúng đắn..). Kết quả : hiện nay chúng ta tiêu thụ trung bình ít hơn 1/3 của điều được khuyến nghị. « Chính vì vậy, ngoài điều trị, tôi cho bổ sung một cách hệ thống những bệnh nhân trầm cảm của tôi với những complément alimentaire chứa oméga 3 », BS Guillaume Fond đã nói như vậy.
Hôm nay, các thầy thuốc tâm thần không còn do dự nữa khi đưa ra những khuyến nghị dinh dưỡng cho những bệnh nhân của họ. Tất cả những gì có thể hữu ích để điều trị bệnh nhân phải được thực hiện. Chế độ ăn uống là một phần của điều trị, cũng như hoạt động vật lý và giấc ngủ. Không quên ngừng thuốc lá và giảm tiêu thụ rượu, GS Florian Ferrari, thầy thuốc tâm thần ở Saint-Antoine và đồng tác giả của Régime antidéprime, đã giải thích như vậy. Những lời khuyên dinh dưỡng áp dụng cho những bệnh tâm thần khác với bệnh trầm cảm. « Những conseils de bon sens, như tránh những thức ăn được chế biến, quá nhiều đường, ăn trái cây và rau…nằm trong những khuyến nghị của tôi, nhất là ở những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt. Không như điều trị, nhưng để chống lại hội chứng chuyển hóa, một trong những biến chứng thường gặp của những điều trị », BS Jasmina Mallet, thầy thuốc tâm thần ở bệnh viện Louis Mourier, Colombes, đã giải thích như vậy.
Nhưng BS Fond đi xa hơn. Ông đề nghị, qua nghiên cứu Alimental, cung cấp những dữ liệu cho chính quyền để thiết đặt những chiến lược tập thể nhằm làm giảm sự trầm cảm nhờ chế độ ăn uống. «Nghiên cứu này có mục đích xác lập những mối liên hệ giữa chất lượng của chế độ ăn uống và nguy cơ trầm cảm. Bảng câu hỏi dành cho những bệnh nhân bị trầm cảm và gia đình họ chia sẻ cùng chế độ ăn uống, cho các sinh viên, mà chế độ ăn uống thường ít được cân bằng, cho những người điều trị, nhưng cũng cho toàn dân, ở Pháp, và trong những nước nói tiếng Pháp », BS Guillaume Fond đã mô tả như vậy. Sự mở rộng nghiên cứu ra nước ngoài đang được tiến hành, bắt đầu bởi Canada.
Nhưng vô ích chờ đợi những kết quả rồi mới thay đổi những thói quen ăn uống của chúng ta. Tin vui, đó là cách ăn uống bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng bảo vệ hành tinh : giảm thịt đỏ, hủy bỏ những sản phẩm quá chế biến, gia tăng trái cây và rau…Ngoài ra, áp dụng một chế độ ăn uống như thế cho phép có cảm giác có thể hành động. Điều này cũng tốt cho tinh thần, BS Guillaume Fond đã kết luận như vậy.
(LE FIGARO 29/8/2022)
VI. TRẦM CẢM HẬU SẢN ẢNH HƯỞNG HƠN 16% CÁC PHỤ NỮ.
Lần đầu tiên, điều tra quốc gia chu sinh quan tâm hai tháng sau khi đẻ.
SANTE PUBLIQUE. Đó là một photographie về những tình trạng sinh đẻ ở Pháp, được thực hiện mỗi 5 năm từ 30 năm nay. Điều tra chu sinh quốc gia 2021 Inserm-Santé publique France, được thực hiện ở 12723 phụ nữ ở métropole vừa được công bố. 6ème édition này có đặc điểm là đã được thực hiện ở những phụ nữ đã sinh vào tháng ba 2021, hoặc là ngay trong đại dịch Covid.
Nó cũng được phân biệt bởi một volet mới dành cho sự theo dõi các phụ nữ và những em bé của họ hai tháng sau sinh. Nó phát hiện rằng 16,7% các phụ nữ có những triệu chứng của trầm cảm hậu sản (trên cơ sở échelle d’évéluation EPDS) và rằng thêm 12,6% co vài trong số những triệu chứng này. Những dữ liệu cơ bản, đối với BS Antoine Guédeney, professeur honoraire de pédopsychiatrie ở đại học Paris Cité, chuyên gia về bệnh lý này.« sau cùng ! Vài nước như Vương quốc Anh có những chỉ dấu này từ 20 năm, nhung Pháp chưa từng có.»
16,7% những người mẹ trẻ bị trầm cảm hậu sản này đất nước Pháp trong fourchette cao của các nước có thể so sánh, ông đã phân tích như vậy. Với sự thực hiện từ 1/7 một entretien postnatal bắt buộc, hai tháng sau sinh, để phát hiện những dấu hiệu của bệnh, Pháp dường như tìm cách đuổi kịp sự chậm trễ của mình. Một cô gắng cần thiết, nhưng một đáp ứng không nhất thiết thích ứng, GS Guédeney đã đánh giá như vậy.
Thật vậy, yếu tố nguy cơ chính đối với một trầm cảm hậu sản không phải là một trải nghiệm xấu của thai nghén hay của sinh đẻ, nhưng là một tiền sử trầm cảm hay chấn thương, lúc trẻ hay lúc trưởng thành. Trong trường hợp tín hiệu gây quan ngại, những soignant de proximité có thể hướng bệnh nhân về một thầy thuốc tâm thần có khả năng đánh giá những nguy cơ, nhất là tự tử. Nhưng không phải tất cả các phụ nữ đều muốn đi khám một thầy thuốc tâm thần vào lúc này của cuộc sống của họ : đôi khi mở cuộc đối thoại, nghe nỗi đau khổ của họ cũng đủ để tạo nên một sự khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, trầm cảm sẽ tự giải quyết lấy, mặc dầu vài trường hợp cần đi khám một psychologue, hay những điều trị nhằm vào lo âu hay những rối loạn giấc ngủ.
«BẠO HANH SẢN KHOA»
Điều tra cũng đã quan tâm đến trải nghiệm của những bệnh nhân về suivi de grossesse và sự sinh đẻ của họ. Mặc dầu bối cảnh đại dịch đã có thể biến đổi diễn biến của suivi obstétrical hay của séjour en maternité, nhưng đại đa số các phụ nữ được hỏi (96%) đã tuyên bố thỏa mãn hay rất thỏa mãn. Tuy nhiên một trên mười bày tỏ những lời nói hay những thái độ « đôi khi » không phù hợp của những nhân viên y tế. Đó là lần đầu tiên mà câu hỏi này được đưa vào điều tra, sau những tố cáo bạo hành sản khoa » đã gia tăng trong những năm qua. Phương pháp luận của điều tra tuy nhiên không cho phép biết rõ hơn về bối cảnh của những lời nói hay động tác này.
Về sự sinh đẻ nói riêng, điều tra xác nhận dynamique của démédicalisation.
Điều đó được ghi nhận ở nhiều indicateur : sự lùi rõ rệt của những épisiotomie, chuyển từ 27% xuống 8% giữa 2010 và 2021, hay chọc vỡ màng ối nhân tạo trong trường hợp chuyển dạ tự nhiên (57,7% năm 2010, so với 33% năm 2021). Nếu tỷ lệ của péridurale thay đổi rất ít trong cùng thời kỳ, những can thiệp không dùng thuốc để giảm đau (hypnose, sophrologie, ballon) tiến triển mạnh, từ 14% lên 49%. Một cách nghịch lý, trong khi các phụ nữ nói là thỏa mãn rất nhiều về những phương pháp giảm đau trong khi sinh (90%), thì 40% tuyên bố đau không chịu nỗi khi tống xuất thai quá đường âm đạo, một sự tương phản cần được « thăm dò », Camille Le Ray, gynécologue obstétricienne, chuyên gia dịch tễ học ở Inserm, đã nhấn mạnh như vậy.
Về profil của các sản phụ, hai dynamique được xác nhận. Tuổi lúc sinh tiếp tục giảm. Phần của những phụ nữ hơn 35 tuổi khi sinh, tăng cao từ điều tra trước năm 2016, tăng lên 24,6%. Một chỉ dấu khiến phải cần cảnh giác, bởi vì tuổi là một yếu tố nguy cơ của vài biến chứng. Cũng như tăng thể trọng, liên quan 23% những phụ nữ đã sinh và chứng béo phì. Chứng béo phì gia tăng nguy cơ bị những biến chứng trong thai nghén và lúc sinh : tiền sản giật, đái đường thai nghén, césarienne…
Về những nghiện ngập, ngược lại, tình hình được cải thiện. Tỷ lệ những phụ nữ khai hút thuốc vào tam cá nguyệt thứ ba giảm. yếu tố nguy cơ quan trọng này giảm, nhưng 12,2% các phụ nữ vẫn còn liên quan năm 2021 », Nolwenn Regnault, nhà dịch tễ học, phụ trách unité périnatale ở Santé publique France, đã nhấn mạnh như vậy. Sự tiêu thụ rượu chỉ còn liên quan 3% phụ nữ có thai.
(LE FIGARO 7/10/2022)
Đọc thêm :
– TSYH số 514 : bài số 10
– TSYH số 507 : bài số 8
– TSYH số 499 : bài số 6
– TSTH số 436 : bài số 3
VII. SỨC KHỎE TÂM THẦN : LÀM SAO CHĂM SÓC
Phòng ngừa trầm cảm và lo âu, những rối loạn tâm thần thường gặp nhất, là có thể. GS Michel Lejoyeux nói về phương pháp mới này.
Hỏi : Có phải ông muốn nói về phòng ngừa ?
GS Michel Lejoyeux : Vâng và đó là khá mới. Những lợi ích của một phòng ngừa chống những bệnh tim-mạch và ung thư đã được chống tốt với một tính hiệu quả được chứng minh. Tại sao không phải là như vậy đối với những rối loạn tâm thần hay tâm lý ? Một điều tra của Santé publique France, được thực hiện giữa đại dịch (2/2021), đã phát hiện rằng 34% những người Pháp có một trạng thái lo âu hay trầm cảm. Theo OMS, 3,8% dân số toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Con số này lên đến 5% ở những người trưởng thành và 5,7% ở những người trên 60 tuổi. Ở mức hành tinh, tất cả các lứa tuổi trộn lẫn, 300 triệu người bị chứng trầm cảm. Những dữ liệu của Inserm cho thấy rằng 21% những người Pháp bị chứng lo âu, các phụ nữ hai lần nhiều hơn đàn ông. Về mặt tâm lý, những người trưởng thành trẻ và những thiếu niên đã không được tha miễn bởi những hậu quả của đại dịch. Khi một người bị, ta ước tính rằng ít nhất hai người xung quanh cũng bị ! Vậy hành động để phòng ngừa có ý nghĩa.
Hỏi : Trong năm nay, ông dẫn Montaigne. Tại sao ?
GS Michel Lejoyeux : Thời kỳ mà đại triết gia này sống (1533-1592) khó khăn hơn thời đại của chúng ta. Montaigne đã đối đầu với nhiều dịch bệnh (trong đó có dịch hạch), với những cuộc chiến tranh tôn giáo, với những vấn đề về sức khỏe, với những sầu muộn sâu sắc (mất 4 đứa con), tóm tắt, với một toàn bộ những thử thách mà ông đã rút ra bài học để phát triển 3 trục bảo vệ vẫn còn có tính chất thời sự và có thể áp dụng.
Montaigne chủ trương : 1. Những hành vi tốt (hoạt động vật lý, chế độ ăn uống chọn lựa, đọc sách báo, tình bạn, từ chối buồn). 2. Lòng tin vào những tín ngưỡng có tính chất bảo vệ (« tự cho mình là can đảm, đó là bắt đầu như thế, tự cho mình là chắc chắn, đó là một cách như thế »). Ông chủ trương tin tưởng vào mình. Với điều đó ông là người báo trước của psychologie cognitive. 3. Ngoài ra, mặc dầu sự chấp nhận về bản chất của mình, Montaigne không bao giờ là chỉ đạo. Ông ưa thích tự do lựa chọn hơn là những quy tắc quá cứng nhắc. Dưới mắt ông, sức khỏe là cái quý giá nhất trong số các của cải, phải theo dõi nó.
Hỏi : Có những bằng cớ về một sự phòng ngừa trên bình diện tâm thần ?
GS Michel Lejoyeux : Vâng, nhất là ở hai lãnh vực được Montaigne gán cho tầm quan trọng, chế độ ăn uống và thể dục. Những nghiên cứu mà chúng ta hiện có không mang lại những bằng cớ của một quan hệ nhân quả trực tiếp, nhưng chúng cho thấy những tương quan mạnh giữa vài hành vi và một nguy cơ ít hơn bị một trầm cảm hay một lo âu mãn tính.
1.Trên bình diện ăn uống, một méta-analyse, tập hợp những dữ liệu của 31 nghiên cứu quy tụ gần 550.000 người, được theo dõi từ 3 đến 12 năm trên ba lục địa, tiết lộ rằng những người mà chế độ ăn uống giàu trái cây, rau xanh và cá có một tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm rõ rệt thấp hơn (trung bình dưới 20%) những người mà chế độ ăn uống thuộc loại phương Tây (được gọi là western diet và proinflammatoire), giàu acide béo bảo hòa, thịt, đường và những sản phẩm công nghiệp. Những nghiên cứu trọng điểm hơn đã quan sát một nguy cơ trầm cảm giảm 50% ở những người tiêu thụ trung bình 20 g nấm mỗi ngày (nghiên cứu trên 32000 người). Những thức ăn giàu vitamine B6 (cá) và B12 (gan bò, cá thu (maquereau), cá hồi sông (truite), saumon nấu chín), những mầm lúa mì, những rau khô (đậu lăn : lentille), những salade, cà chua, rau bi na (épinard), carotte (giàu vitamine A), hành tây, chuối, quả mận và quả lê tàu (avocat), tất cả những thức ăn giàu vitamine C liên kết với một sự giảm những rối loạn mà chúng tôi đã nói đến, nhờ những tác dụng chống oxy hóa và/hay kháng viêm.
2. Về hoạt động vật lý, nhiều nghiên cứu quy mô lớn (đã theo dõi hàng chục ngàn người và một phân tích méta đã tập hợp hơn 267.000 người) đã quan sát cùng khuynh hướng có lợi lên sự lo âu và trầm cảm ở những người thực hành ít nhất ba giờ thể dục mỗi tuần so với những người không hoạt động. Những nghiên cứu dịch tễ học chỉ cho chúng ta một cách rõ rằng rằng ngạn ngữ cổ, nói rằng một tinh thần khỏe mạnh trong một thân thể mạnh khỏe, không phải là một ảo tưởng
(PARIS MATCH 16/6-22/6/2022)
VIII. NHỮNG RỐI LOẠN THẦN KINH CHỨC NĂNG : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Những rối loạn thần kinh chức năng (TNF : trouble neurologique fonctionnel) thường bị hiểu lầm nhưng ta có thể điều trị chúng và, trên lý thuyết, gần như chữa lành tất cả chúng.
Hỏi : Đó là gì ?
BS Béatrice Garcin. Đó là một bệnh lý nằm ở biên giới giữa thần kinh học và tâm thần học, thường được đổ lỗi duy nhất cho sự giả vờ (simulation), somatisation hay hystérie (trong ý nghĩa của một rối loạn nhân cách). Bệnh thường bắt đầu giữa 30 và 40 tuổi, và thường ảnh hưởng những phụ nữ hơn (75% những trường hợp). Là động cơ thứ hai khiến bệnh nhân đi khám chuyên khoa thần kinh sau migraine, bệnh này ít nhất cũng thường gặp như xơ cứng rải rác (viết tắt là SEP và có 3000 trường hợp mới mỗi năm). Bệnh lý này có thể được biểu hiện bởi một thiếu hụt vận động (déficit moteur) xảy ra ở một hay nhiều chi (đôi khi liệt 4 chi), bởi những cử động bất thường, những cơn có dạng vẻ động kinh…Tuy vậy, ở những bệnh nhân này không có một thương tổn thần kinh nào có thể phát hiện. Chụp hình ảnh không cho thấy gì hết. Những rối loạn thần kinh chức năng (TNF) thường là nguyên nhân của một sự lang thang chẩn đoán (errance diagnostique), khiến người bệnh đi lui đi lại trong nhiều năm giữa những thầy thuốc tâm thần học và thần kinh học, mà không thể nhận một phương sách hiệu quả nào. Kết quả là một tuyệt vọng làm gia tăng những rối loạn.
Hỏi : Khi đó ta có thể xác nhận chẩn đoán như thế nào ?
BS Béatrice Garcin. Bằng một khám lâm sàng. Một đặc điểm của những rối loạn thần kinh chức năng là chúng biến một khi ta chuyển hướng sự chú ý của người bệnh bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện một động tác tự động (không được tự ý gây nên). Thí dụ, nếu ta gấp những cẳng chân của một bệnh nhân liệt hai chân trên một mặt phẳng của giường, những cẳng chân này thường có thể giữ vững một mình, điều này không phải là trường hợp của những bại liệt hai chân do thương tổn (paraplégie lésionnelle). Theo cùng cách, ta có thể biến đổi tần số của một run bằng cách yêu cầu người bệnh đánh nhịp (battre la mesure) (run đồng bộ với nhịp của khuôn nhịp), điều này không phải là trường hợp với những nguyên nhân khác của run. Trong rối loạn thần kinh chức năng, có một sự chú ý quá mức vào vùng của cơ thể xảy ra các triệu chứng, mà ta có thể lấy đi bằng cách vận dụng tính tự động. Ở những người này, IRM cérabrale fonctionnelle đã có thể cho thấy sự hiện hữu của một loạn vận hành chức năng của những vùng điều khiển cử động và những vùng xúc cảm.
Hỏi : Những nguyên nhân và những yêu tố làm dễ là gì ?
BS Béatrice Garcin. Không hiện hữu một nguyên nhân nhưng một tập hợp của những yếu tố nguy cơ. Một chấn thương tâm thần trong thời thơ ấu (ngược đãi, hãm hiếp…) được tìm thấy ba trường hợp trên bốn. Sự trải nghiệm chấn thương này có thể làm dễ sự phân ly (dissociation), cơ chế bảo vệ cho phép tránh xa trước biến cố và sự hung bạo của nó hay sự khó nhận diện những cảm xúc của mình (alexithymie), hay một khuynh hướng quên mình . Ba nét này tất cả là những yếu tố nguy cơ của những rối loạn thần kinh cơ năng (TNF). Trên một thể địa như thế, sự xuất hiện của những triệu chứng thường được phát khởi bởi một chấn thương mới, lần này vật lý (tai nạn, ngoại khoa, bệnh tật) hay tâm lý. Những yếu tố sinh học và di truyền chưa được nhận diện cũng hiện hữu. Vài tiến triển là nghiêm trọng, với một tỷ lệ tử vong cao như trong những bệnh thần kinh khác, như bệnh xơ cứng rải rác (SEP).
Hỏi : Điều trị như thế nào ?
BS Béatrice Garcin : Trong 30% những trường hợp, thiết đặt chẩn đoán và giải thích điều đó cho bệnh nhân cho phép chữa lành. Ngoài những trường hợp này, mỗi bệnh nhân cũng phải theo một chương trình điều trị thích ứng một cách đặc hiệu với những triệu chứng của mình.
1. Trong trường hợp rối loạn vận động, một vật lý trị liệu để học lại những cử động bình thường là hiệu quả. Ta thấy những người bại liệt lấy lại niềm tin, đứng dậy và bước trở lại.
2. Trong trường hợp phân ly (dissociation), liệu pháp nhận thức-hành vi (thérapie cognitivo-comportementale) cho phép người bệnh cắm chặt vào hiện tại.
3. Trong trường hợp đau mãn tính (50% những trường hợp), một thuốc chống trầm cảm có thể có lợi.
4. Những phương pháp kích thích não không xâm nhập (thí dụ kích thích từ qua sọ) đôi khi hữu ích.
Phần lớn nhưng thầy thuốc thần kinh và tâm thần học đã không được đào tạo để phát hiện và điều trị nhưng rối loạn thần kinh chức năng (TNF). Không một cơ cấu đặc hiệu nào hiện hữu trong những bệnh viện công. Thành lập chúng cho phép cải thiện số phận của các bệnh nhân, bởi vì tất cả những rối loạn thần kinh chức năng tiềm năng có thể chữa lành. (PARIS MATCH 20-26/10/2022)
IX. STALINE KẺ QUÁI ÁC HỦY DIỆT
« Le petit père du peuple» đã để lại dấu ấn và vẫn còn để lại dấu ấn định mệnh của nước Nga. Ông ta không phải là người mắc chứng hoang tưởng bộ phận (paranoiaque), mà là người tai ác quá tự mê (pervers narcissique).
TỪ MỘT THỜI THƠ ẤU KHÓ KHĂN ĐẾN ĐỈNH CAO CỦA NHÀ NƯỚC
Với hơn 30 triệu người chết có được trong thành tích của mình, Staline là kẻ tội đồ lớn nhất của nhân loại sau Mao Zedong (50 đến 80 triệu người chết tùy theo những nguồn). Ông sinh ngày 21/12/1879, dưới tên Iossif Djougachvilli, ở Gori, Géorgie, trong một gia đình rất nghèo (mẹ thợ may, cha thợ giày và nghiện rượu). Khi ông được 14 tuổi thì mẹ ông đưa ông vào chủng viện để ông trở thành linh mục. Một cách nhanh chóng ông sẽ ghét những tu sĩ này vì họ giám sát, dò xét, chõ vào trong tâm thức, buộc tội và trừng phạt một cách nghiệt ngã, giam vào ngực tối, đó là để chỉ ghi nhớ từ họ những phương pháp trấn áp của họ. Ở tuổi thiếu niên, ông là thủ lãnh của bọn hung bạo. Vào năm 1904, sau khi gia nhập phe của những người theo chủ thuyết marxiste-léniniste, ông chuyên về cướp ngân hàng có vũ trang, những tổ chức tống tiền và cưỡng đoạt tiền mặt để cung cấp nhung quy cua Dang. Cảnh sát sa hoàng bắt ông và 5 lần đày đi Sibérie, từ đấy ông trốn ngục 4 lần. Vào năm 1905, ông gặp Lénine, đánh giá những phương pháp của ông và giao cho ông nhưng trách nhiệm ngày càng quan trọng : ủy viên bộ chính trị năm 1912, rồi tổng bí thư của Ủy ban trung ương năm 1922, một chức vụ kỹ thuật then chốt. Vào năm 1908, ông quyết định tự gọi là Staline, người thép.Tuy vậy, những người cựu bolchevique, tất cả quan sát nhau và thèm muốn chức vụ đại thủ lãnh của cách mạng đỏ, không thấy ở ông một địch thủ, mà là một người ít nói và không đáng kể về mặt chính trị. Họ lầm. Trong cách mạng 1917, ông nằm ẩn khuất, chờ đợi xem ai sẽ thắng cuộc. Khi Lénine chết, vào năm 1924, ông là một uỷ viên không thể thiếu của Đảng. Ông ngăn cản sự công bố di chúc của lãnh đạo, vốn ưa thích Trotski hơn ông. Trong năm năm, gian giảo, mưu mẹo, không thể dự kiến, Staline loại bỏ, từng người một, tất cả những người ngấp nghé chức vụ tối cao, bằng cách cho lưu đày hay cho ám sát họ. Vào năm 1929, ông nắm chính quyền, thiết lập một chế độ độc tài dựa trên khủng bố, và sẽ vẫn là ông chủ của Liên Xô cho đến khi chết vì xuất huyết não 5/3/1953
MỘT BẠO CHÚA KHẮT KHE KHÔNG BIẾT HỐI HẬN
Những năm 1930 sẽ là những năm của sự tiêu diệt những người koulak, những nông dân chống lại sự sở hữu tập thể đất đai (600.000 người chết), của nạn đói được cố ý gây nên ở Ukraine vào năm 1932-1933 (4-6 triệu người chết), của nhiều diệt chủng (Tchétchènes, Ingouches, Kazakh hay Ba lan và triều tiên, bị giết vì là người nước ngoài), của Đại khủng bố của 1937-1938 (hành quyết 750.000 kẻ thù của nhân dân và hơn một triệu người được đặt trong những trại tập trung), không kể những vụ ám sát mà ông ta ra lệnh gần như mỗi ngày. Làm sao hiểu một con người như vậy ? Trong những ghi chú của mình, các bác sĩ Levine và Pletnev, những thầy thuốc của những nhà lãnh đạo cao cấp của chế độ, nói về chứng loạn tâm thần hoang tưởng đoán nhận (psychose paranoiaque). Sự sùng bái cá nhân của Staline, nỗi ám ảnh thường trực của ông về những âm mưu chống lại ông ta, gần với hoang tưởng bị truy hại (délire de persécution) (cho đến độ cho bắt, trước khi chết, những thầy thuốc săn sóc ông), ủng hộ chẩn đoán này. Tác phẩm đáng chú ý của nhà phân tâm học Paul Fuks về «le petit père des peuples» cho thấy rằng ông trước hết là một người tai ác quá tự mê (pervers narcissique) rất được cơ cấu (structuré), có tất cả bề ngoài của tính chất bing thường. Ro ràng, một người loạn tâm thần trút hết bệnh loạn thần của mình, được che dấu bằng sự hủy diệt những người khác khi có chút sợ hãi hay nghi ngờ, ngay cả tưởng tượng. Uy quyền này làm ông ta nguôi giận, mang lại cho ông ta một sự vui thú. Trái với những người hoang tưởng đoán nhận (paranoiaque), hoàn toàn tán thành những lời nói nhảm của mình, người tai ác quá tự mê (pervers) ý thức về những lời nói dối của mình, về trò chơi mà anh ta đang chơi và về mạng luới mà anh ta đang dệt để đánh bẫy những người khác. Staline đưa ra những lời buộc tội sai, có được nếu cần những lời thú tội dưới sự tra tấn để biện minh những phiên tòa và những cuộc hành quyết mà ông ta tổ chức. Ông cảm thấy tính khác biệt như là một mối đe dọa, không bao giờ như một bổ sung hay một sự làm phong phú. Tình bạn, tình yêu đối với ông là những chữ rỗng tuếch. Ông không có cố vấn, chỉ có những người thi hành. Tất cả sống trong sợ hãi. Bằng giọng chế nhạo, ông vui thích đe dọa giết hay bỏ tù họ nếu họ làm ông thất vọng và rình chờ phản ứng của họ. Ông khiến những người này chống những người khác và giật dây. Ông khuyến khích sự tố cáo. Ông cũng thích chơi với các con mồi : bắt bớ, làm nhục, lời hứa ân xá thậm chí thăng chức, rồi cuối cùng tra tấn và hành quyết. Vợ thứ của ông, trách ông về những hành động và ông làm bà đau khổ nhiều, đã tự tử bằng một viên đạn bắn vào tim. Ông đã không có một tội lỗi nào. Trở nên nổi tiếng dưới thời Staline, dám chỉ trich, đó là lên chương trình cái chết của mình và cái chết của gia đình mình. Vào năm 1956, vào đầu thời kỳ hạ bệ Staline, Nikita Khrouchtchev, người kế vị ông, đã tố cáo trongmột báo cáo mật một phần nhỏ của những tội ác của ông và Mikhail Gorbatchev, vào năm 1985, toàn bộ những tội ác của ông.
Mặc dầu điều đó, sự tan rã dần dần của Liên Xô (từ 1953 đến 1991), mô hình cai trị theo kiểu staline, dựa trên bóp méo thông tin, tuyên truyền, đàn áp và quyền hành tuyệt đối của một người duy nhất, vẫn tồn tại. Ông ta có thêm một giấc mơ điên rồ : tái tạo đế chế xô viết đã biến mất !
(PARIS MATCH 4/8-10/8/2022)
X. NHỮNG CĂN BỆNH THUỘC BÍ MẬT QUỐC GIA
Khi những người bệnh cai trị chúng ta.
Những bệnh lý của họ đã thường xác định cách cư xử của họ, và đôi khi đã làm thay đổi dòng lịch sử
Ngay cả trong những quốc gia dân chủ, dân chúng thường không được thông báo về sức khỏe của những nhà lãnh đạo.
NHỮNG BỆNH BỊ CHE DẤU
« Các căn bệnh làm hỏng sự phán đoán và quan điểm của chúng ta », Blaise Pascal đã viết như vậy năm 1669 trong «Pensées» của ông. « Vì vậy ông ta không dửng dưng trong việc tìm kiếm loại bệnh nào mà người đã từng lãnh đạo định mệnh của một đế quốc đã bị mắc phải. » Tính thích đáng của câu nói này đi xuyên qua các thế kỷ. Những trách nhiệm của một người đứng đầu chính phủ hay nhà nước làm họ trở thành những cá nhân đặc biệt khác với những cá nhân khác, ở họ một sự biến đổi về sức khỏe hay một rối loạn về lý trí có thể có những hậu quả khôn lường. Lịch sử cho thấy rằng khía cạnh nhạy cảm này của con người, khi họ bị một căn bệnh nghiêm trọng, thường nhất vẫn không được biết bởi nhân dân, bởi vì bị cố ý che dấu. Liên xô, ngay khi một nhà lãnh đạo bị bệnh, đã luôn luôn chủ trương bí mật tuyệt đối và thông tin xuyên tạc ; sự giải thích chính thống, mặc dầu những vắng mặt của người đứng đầu nhà nước được nhận thấy, vẫn báo cáo về một người hoạt động và nắm chắc trong tay sự lãnh đạo của đất nước…cho đến khi chết. Gần như thế đối với Lénine, Staline, Brejnev, Andropov hay Tchernenko. Cùng chính sách ở Trung Hoa, ở đâynhững vấn đề về sức khoẻ của Mao Trạch Đông (tim hay phổi, được làm dễ bởi một chứng nghiện thuốc lá rất nặng) được che dấu kỹ bởi chế độ cho đến ngày ông ta chết vì nhồi máu cơ tim (lần thứ ba), ngày 9/9/1976. Sự biến mất đột ngột của Grand Timonier đã dấn chìm nhân dân trung quốc vào trong sự hoài nghi hoàn toàn nhất, bởi vì sự loan báo này có vẻ không chắc và gây ngạc nhiên. Khác với những chế độ độc tài, phương pháp Hoa Kỳ để che dấu những căn bệnh của các tổng thống của họ dựa trên sự bỏ quên có chủ ý hay sự đánh lạc hướng. Vào năm 1919, nhân dân Hoa Kỳ bị cố ý không cho hay biết về bệnh huyết khối não (thrombose cérébrale) với bán thân bất toại xảy ra ở Woodrow Wilson (tổng thống từ 1913 đến 1921) và rằng đất nước khi đó được lãnh đạo trong ba tháng bởi vợ ông…và thầy thuốc gia đình của ông. John Fitzgerald Kennedy (1961-1963) đã không bao giờ muốn rằng căn bệnh Addison (suy thượng thận) của ông bị tiết lộ ; căn bệnh này buộc ông phải sống thường trực với corticoides, dược phẩm khi dùng lâu dài có thể là nguồn của những biến chứng nghiệm trọng(tim mạch, giảm miễn dịch…). Ronald Reagan (1981-1989) đã công bố rộng rải những rối loạn ruột mãn tính của ông nhưng tránh nói rằng đó là một ung thư đại trực tràng và phải bình luận về những trou de mémoire liên tiếp của mình. Thêm vào chúng ngay 1984 một sự giảm đáng kể của năng lúc nhận thức của ông (bệnh Alzheimer giai đoạn đầu), mà nếu không có bệnh này vụ Irangate (vụ tai tiếng chính trị mà Hoa Kỳ bị tấn công bởi Iran của những mollah) có lẽ đã sẽ không bao giờ xảy ra !
Những thầy thuốc Pháp đã luôn luôn tuân thủ cận thận bí mật y khoa mà trong đất nước chúng ta bí mật Quốc gia được buộc vào. Bệnh Waldenstrom và những biến chứng của nó (nhiễm trùng huyết) đã mang đi Georges Pompidou, ngày 2/4/1974, đã chỉ được tiết lộ sau khi ông mất. Bí mật y khoa, khi đó là một chủ tịch nước, phải chăng không có những giới hạn của nó ? Vấn đề được đặt ra, ít nhất trong những quốc gia dân chủ.
HỘI NGHỊ YALTA VỚI MỘT ROOSEVELT SẮP CHẾT
Nếu thầy thuốc riêng của Franklin Roosevelt, đô đốc McIntyre, chuyên khoa TMH, đã không bỏ qua bệnh cao huyết áp rất nặng và suy tim tiến triển của tổng thống Hoa Kỳ, chẩn đoán mà những thầy thuốc tham vấn khác đã xác lập về sau đối với ông, nếu ông ta đã không cấm những thầy thuốc tham vấn này tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nếu ông áp dụng những biện pháp thận trọng mà tình trạng của tổng thống đòi hỏi, Roosevelt sẽ không đi đến Yalta và bộ mặt của thế giới, như tướng De Gaule đã nhấn mạnh, có lẽ đã thay đổi. Thầy thuốc của Churchill đã làm một mô ta không thể chối cãi về Roosevelt : « Bằng cớ đã cho thấy rằng ông ta ở giai đoạn cuối của căn bệnh của mình. Chúng tôi bị choáng khi thấy một người sắp chết đi đến (Roosevelt sẽ chết hai tháng sau). Theo lời mời của Staline, hội nghị được tổ chức từ 4-11/2 1954 ở Yalta, ở Crimée, trên biển đen. De Gaule, mà Roosevelt vốn không ưa, đã không được mời. Đại bác vẫn vang như sấm, quân Đồng minh mặc dầu vẫn chưa vượt qua sông Rhin, nhưng sự thất bại của Đức là không thể tránh khỏi. Hồng quân chỉ còn cách Berlin 70 km. Staline, người chiến thắng của Stalingrad, anh hùng của một cuộc chiến toàn diện chống nước Đức phát xít trên mặt trận miền đông, tự cho là người hùng. Kết quả tai hại nhất của hội nghị này, tiếp tục ghi dấu ấn lịch sử cận đại của chúng ta, là quyết định những vùng ảnh hưởng được Staline yêu sách. Mục đích của ông ta ? Thành lập ở đông Âu một vùng đệm để bảo vệ Liên Xô. Churchill cố báo động tổng thống hoa kỳ về nguy cơ bolchevique nhưng không thành công. Roosevelt, thường vô cảm trong những cuộc tranh luận, ít sáng suốt, đã nhượng bộ trước nhà độc tài nga. Sau hội nghị Yalta, Staline vội vàng sát nhập những vùng bị chinh phục hay được giải phóng. Kết quả là chiến tranh lạnh. Ta đã tin điều đó chấm dứt vào 11/1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin Trên thực tế, nó đã không bao giờ ngừng hiện hữu và dường như tái sinh. Cách nay 77 năm, điều đó đang lý ra có thể tránh được.
(PARIS MATCH 11/8-17/8/2022)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(14/12/2022)