THỞ RÍT (STRIDOR)
I/LIỆT KÊ 4 CHẨN ĐOÁN CHỦ YẾU CẦN XÉT ĐẾN Ở MỘT ĐỨA TRẺ SỐT VỚI THỞ RÍT CẤP TÍNH ?
Bạch hầu thanh quản (croup), viêm nắp thanh quản (epiglottitis), áp xe sau hầu (retropharyngeal bbscess), và viêm khí quản do vi khuẩn (bacterial Tracheitis).
II/ NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA THỞ RÍT Ở CÁC BỆNH NHI ?
Viêm thanh-khí-phế quản (bạch hầu thanh quản : croup) chịu trách nhiệm hơn 90% các thăm khám ở phòng cấp cứu do thở rít của các bệnh nhi. Những tính chất chủ yếu của bạch hầu thanh quản gồm có ho như chó sủa (bark-like cough), thở rít, và khàn giọng, thường đi trước bởi những triệu chứng của nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên. Bạch hầu thanh quản (croup) thường xảy ra nhất ở các nhũ nhi lớn và các trẻ đi chập chững, mặc dầu không phải là ít xảy ra ở các trẻ ở tuổi học đường.
III/ LÀM SAO BIẾT EM BÉ BỊ THỞ RÍT ?
Thở rít thường gặp ở các em bé : khi thở vào, tiếng thở rít xuất hiện, gia tăng, giảm và gia tăng lại, rồi biến mất khi thở ra để bắt đầu lại trong chu kỳ tiếp theo. Thở rít là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tiếng động này, sẽ biến mất với thời gian.
IV/ THỞ RÍT CỐ NGHIÊM TRỌNG KHÔNG ?
Thở rít khi thở vào (stridor inspiratoire) là một cấp cứu y khoa. Sự đánh giá những dấu hiệu sinh tồn và mức độ suy kiệt hô hấp (détresse respiratoire) là giai đoạn đầu tiên của điều trị. Trong vài trường hợp, đảm bảo an toàn đường khí có thể cần thiết trước hay song hành với khám lâm sàng.
V/ BÀI HỌC VĂN PHẠM : CHỮ ĐÚNG ĐẮN ĐỂ MÔ TẢ MỘT ĐỨA TRẺ VỚI THỞ RÍT.
Tĩnh từ dùng để mô tả một bệnh nhân với thở rít là stridulous chứ không phải stridorous.
VI/ TỶ LỆ CỦA BẠCH HẦU THANH QUẢN SO VỚI TỶ LỆ VIÊM NẮP THANH QUẢN TRONG KỶ NGUYÊN SAU TIÊM CHỦNG HIB ?
Ít nhất 2% của tất cả các trẻ em phát triển bạch hầu thanh quản trong vài năm đầu của đời sống. Tỷ lệ của viêm nắp thanh quản (épiglottitis) đã sụt từ 11/10.000 trường hợp nhập viện trước 1990 xuống còn 2/10.000 từ năm 1990. Do đó tỷ suất bạch hầu thanh quản so với viêm nắp thanh quản là > 1000 : 1
VII/ KỂ BA ÂM THANH ĐỘNG VẬT MÀ HO BẠCH HẦU THANH QUẢN (CROUP COUGH) ĐÃ ĐƯỢC SO SÁNH
Tiếng sủa của một con chó biển (seal) hay sư tử biển (sea lion) ; tiếng sủa của một con chó, và tiếng kêu của một con ngỗng trời (the honking of a goose)
VIII/ THUẬT NGỮ «SPASMODIC CROUP» NGHĨA LÀ GÌ ?
Bạch hầu thanh quản co thắt (spasmodic croup), cũng được biết như là laryngismus stridulus, là một biến thể của bạch hầu thanh quản nhưng thiếu tiền chứng virus điển hình (sốt nhẹ, mũi chảy). Những triệu chứng bắt đầu đột ngột, thường vào giữa đêm, và biến mất nhanh. Những triệu chứng có thể trở lại trong vài đêm liên tiếp. Căn nguyên của bạch hầu thanh quản co thắt không rõ ràng. Vì chẩn đoán chỉ có thể được thực hiện trên sự biến mất của các triệu chứng, sự phân biệt giữa bạch hầu thanh quản do virus (viral croup) và bạch hầu thanh quản co thắt (spasmodic croup) trong bệnh cảnh ban đầu thiếu sự thích đáng lâm sàng
IX/ NHỮNG DẤU HIỆU X QUANG ĐẶC TRƯNG Ở MỘT BỆNH NHÂN VỚI BẠCH HẦU THANH QUẢN ? TRONG BỆNH VIÊM NẮP THANH QUẢN ?
Dấu hiệu X quang cổ điển trong bạch hầu thanh quản là steeple sign, một chỗ hẹp lại của cột khí thanh-khí quản, ngay dưới các dây thanh âm.
Những dấu hiệu khác gồm có sự căng phồng (ballooning) của vùng hạ hầu (hypopharynx) trong khi thở vào. Tuy nhiên, steeple sign đã được chứng tỏ là thiếu tính nhạy cảm và đặc hiệu. Những phim X quang thường không được đòi hỏi để đánh giá một đứa trẻ với bạch hầu thanh quản, lý do chủ yếu để chụp chúng là để đánh giá khả năng của những nguyên nhân khác của thở rít trong những trường hợp không điển hình.
Dấu hiệu cổ điển trong viêm nắp thanh quản (epiglottitis) là thumb sign, chỉ lateral view của nắp thanh quản sưng phù giống lateral view của một ngón cái. Tuy nhiên, thumb sign cũng chủ quan, và những phim chụp X quang đơn độc không nên được sử dụng để chẩn đoán viêm nắp thanh quản.
X/ NHIỄM TRÙNG VI KHUẨN CỦA ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN NÀO VỀ PHƯƠNG DIỆN LÂM SÀNG RẤT GIỐNG VỚI BẠCH HẦU THANH QUẢN : VIÊM NẮP THANH QUẢN, VIÊM KHÍ QUẢN DO VI KHUẨN, HAY ÁP XE SAU HẦU ?
Bệnh cảnh lâm sàng của viêm khí quản vi khuẩn (bacteria tracheitis) đôi khi không thể phân biệt được với bạch hầu thanh quản thể nặng. Thật vậy, bạch hầu thanh quản gây nên bởi parainfluenza và influenza type A có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn trong nhiều trường hợp. Viêm khí quản vi khuẩn biểu hiện với những triệu chứng thở rít, sốt, và nhiễm độc, nói chung trở nặng trong một thời kỳ 3 đến 7 ngày. Các dịch tiết khí quản có mủ đặc trưng cho bệnh viêm khí quản vi khuẩn. Racemic epinephrine và steroids không hiệu quả. Hầu hết các bệnh nhân đòi hỏi nội thông khí quản.Vi khuẩn thông thường nhất được báo cáo là tụ cầu khuẩn vàng, mặc dầu một công trình nghiên cứu mới đây cũng nhận diện Moraxella catarrhalis trong một số lớn các bệnh nhân.
XI/ TẠI SAO ÁP XE SAU HẦU (RETROPHARYNGEAL ABSCESS) ÍT GẶP Ở NHỮNG TRẺ TRÊN 5 TUỔI ?
Một áp xe sau hầu thường xảy ra ở những nhũ nhi (infant) và những trẻ đi chập chững (toddlers), điển hình là dưới 4 tuổi. Áp xe gây nên do các vi khuẩn được phóng thích từ các hạch sau hầu (retropharyngeal nodes) ; các vi khuẩn này thường là những vi khuẩn sinh bệnh trong miệng. Sau 4 tuổi, các hạch sau hầu teo đi.
XII/ STERTOR LÀ GÌ ? NÓ KHÁC VỚI STRIDOR NHƯ THẾ NÀO ?
Stertor là tiếng ồn được mô tả đúng đắn nhất như tiếng ngáy. Nó chỉ tiếng rung trầm được thực hiện khi luồng khí bị cản trở trong mũi và các mô mềm của hầu.
Stridor có cường độ cao hơn và chỉ tiếng của luồng không khí náo động đi qua thanh quản và khí quản
XIII/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÔNG THƯỜNG NHẤT CỦA THỞ RÍT (STRIDOR) BẨM SINH ?
Laryngomalacia là nguyên nhân thông thường nhất của thở rít ở các nhũ nhi. Thường hiền tính và biến mất một cách ngẫu nhiên khi trẻ lớn lên. Nguyên nhân chính xác không được biết, mặc dầu những dấu hiệu cơ thể học bao gồm một hay nhiều bất thường trên thanh môn, gồm có một nắp thanh môn dài, sa về phía sau, arytenoids lớn, sa về phía trước, hay những nếp aryepiglottic ngắn, xếp lại về phía trong trên các dây thanh âm.
XIV/ LARYNGOMALACIE LÀ GÌ ?
Đó là một bệnh lý cổ điển của nhũ nhi, nói chung hiền tính. Đó là một nguyên nhân khám bệnh thường gặp ở nhi khoa bởi vì những triệu chứng làm lo ngại cha mẹ. Thật vậy, những cấu trúc thanh quản rung một cách bất thường và đứa bé tạo tiếng ồn khi thở vào.
XV/ CÓ MỘT TRẮC NGHIỆM ĐÁNG TIN CẬY ĐỂ CHẨN ĐOÁN LARYNGOMALACIA ?
Những đầu mối lâm sàng để chẩn đoán laryngomalacia gồm thở rít cải thiện với tư thế nằm sấp và trở nặng khi kêu khóc. Những dấu hiệu khi thực hiện airway fluoroscopy có thể gợi ý chẩn đoán nhưng gold satndard để chẩn đoán là soi thành quản trực tiếp ở một nhũ nhị thức tỉnh, thẳng người, thở tự nhiên. Soi thanh quản trực tiếp cũng được dùng để loại bỏ những nguyên nhân ít thông thường khác của thở rít bẩm sinh, bao gồm liệt dây thanh âm và laryngeal webs and cysts
Le diagnostic de LM peut se faire par nasofibroscopie laryngée avec un patient éveillé au cabinet du praticien ORL ou lors d’une nasofibroscopie laryngée dynamique en anesthésie générale lors des LM sévères.
XVI/ Ở ĐÂU TRONG ĐƯỜNG KHÍ LÀ NƠI KHẢ DĨ NHẤT CỦA BỆNH LÝ Ở MỘT BỆNH NHÂN VỚI THỞ RÍT TO NHẤT TRONG GIAI ĐOẠN THỞ RA ?
Thở rít khi thở ra (expiratory stridor) gợi ý bệnh lý khí quản. Chẩn đoán phân biệt gồm có :
– complete tracheal rings
– primary tracheomalacia (faulty tracheal development)
– secondary tracheomalacia (liên kết với ép ngoài)
Ép ngoài khí quản (external compression) có thể được gây nên bởi những bất thường huyết quản hay những khối trung thất (mediastinal masses), như thymic cysts, cystic hygroma, hay tăng sản tuyến giáp, hay u (tumeur) trung thất
XVII/ 3 BẤT THƯỜNG HUYẾT QUẢN THƯỜNG GẶP NHẤT LIÊN KẾT VỚI ÉP KHÍ QUẢN ?
– Double aortic arch
– Pulmonary sling
– aberrant innominate artery
XVIII/ Một đứa trẻ 2 tuổi, con của một bà mẹ ở tuổi thiếu niên, dần dần phát triển khàn giọng trong một thời kỳ 3 tháng, và có một cơn bộc phát thở rít cấp tính . Những tình trạng bệnh lý nào phải được xét đến ?
Respiratory papillomas, được gây nên bởi vài giống human papilloma virus (HPV), có thể gây tắc đường khí đáng kể, được đi trước bởi một bệnh sử khàn giọng, những đợt ho mãn tính hay đoạn hồi, hay ăn uống kém. HPV rất thường gặp ở những phụ nữ hoạt động sinh dục, với tỷ lệ lưu hành ở tuổi thiếu niên từ 20-40%
XIX/ MỘT ĐỨA TRẺ ĐẾN VỚI TIẾNG THỞ RÍT SAU KHI NGHI HÍT VẬT LẠ, VẬT LẠ CÓ THỂ ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU TRONG ĐƯỜNG KHÍ ?
Trong hai nghiên cứu lớn về hít vật lạ, tiếng rít được báo cáo như là một triệu chứng chỉ khi vật nằm ở khí quản. Ngược lại, tỷ lệ những bệnh nhân với vật lạ khí quản báo cáo tiếng thở rít thay đổi từ 15-50%. Trong số tất cả những vật lạ đường hô hấp, 10-15% được tìm thấy ở khí quản. Điều lý thú là, những vật lạ khí quản đưa đến những phim chụp bình thường trong 50-80% những trường hợp, một tỷ lệ cao hơn của những phim X quang bình thường khi so với những vật lạ trong đường hô hấp dưới
XX/ BẤT THƯỜNG ĐIỆN GIẢI NÀO ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI THỞ RÍT ?
Ngoài tétanie và những dấu hiệu Chvostek và Trousseau đặc trưng, giảm canxi huyết có thể được liên kết với co thắt thanh quản và thở rít
Reference : Pediatric Emergency Medicine Secrets
Đọc thêm : Cấp cứu nhi khoa số 11 : Upper airway obstruction in Pediatrics
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(18/12/2022)