TRẦM CẢM
(DEPRESSION)
+ Trầm cảm
– Gần 20% dân số sẽ có một đợt trầm cảm quan trọng (major depression) suốt trong cuộc đời
– 30% những người trưởng thành trên 60 có những triệu chứng.
+ Tự tử :
– Nguyên nhân thường gặp thứ ba của tử vong ở những người 15-24 tuổi
– Đến 2/3 những bệnh nhân tự tử đã khám một thầy thuốc trong tháng trước.
+ Những yếu tố nguy cơ nguyên phát đối với rối loạn trầm cảm quan trọn gồm có :
– Giới tính nữ
– Tiền sử trầm cảm ở những người bà con thế hệ thứ nhất
– Những đợt trầm cảm quan trọng trước đây
– Tiền sử gia đình xa có rối loạn trầm cảm
– Thiếu sự ủng hộ xã hội
– Những biến cố cuộc sống gây căng thẳng đáng kể
– Hiện lạm dụng rượu và/hay chất
– Đau mãn tính và/hay bệnh mãn tính
I. LÂM SÀNG
+ Những triệu chứng vật lý mơ hồ
– Yếu, đau đầu, những triệu chứng đau không đặc hiệu
+ Những ý tưởng tiêu cực tái diễn
– Tâm trạng sầu thảm, rối loạn giấc ngủ, thay đổi sự thèm ăn, mức độ hoạt động bị biến đổi, anhedonia
II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
– Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism)
– Suy tuyến thuợng thận (adrenal insufficiency)
– Hội chứng Cushing
– Giảm canxi huyết (hypocalcemia)
– Lạm dụng chất (substance abuse)
– Bệnh Alzheimer
– Giảm kali huyết (hypokaliemia)
– Giảm natri huyết (hyponatremia)
– Lo âu
– Thuốc, nhiều Steroids, Beta-blockers
III. XỨ TRÍ Ở KHOA CẤP CỨU
1. CHẨN ĐOÁN
+ Ít nhất 5 trong số những triệu chứng sau đây phải hiện diện mỗi ngày trong một thời gian tối thiểu 2 tuần :
– Interest (giảm sự quan tâm, thích thú trong hầu như tất cả những hoạt động)
– Sleep (mất ngủ hay hypersomnia)
– Appetite (mất cân hay lên cân đáng kể)
– Depressed mood : khí chất trầm cảm
– Concentration (giảm tập trung, tính không dứt khoát)
– Activity (sự kích động hay sự chậm tâm thần-vận đông)
– Guilt (những cảm giác vô dụng, tội lỗi)
– Energy (mệt hay mất năng lượng)
– Suicide (những ý tưởng chết tái diễn hay tự tử)
+ Những triệu chứng này không được do
– Những tác dụng của một chất (thuốc, rượu, hay những chất ma túy không hợp pháp)
– Bất cứ tình trạng y khoa nào hay trong vòng hai tháng sau khi mất người thân
+ Những yếu tố nguy cơ tự tử
– >/= 6 trả lời dương tính và bệnh nhân phải được xét là có nguy cơ cao tự tử.
SAD PERSONS
. Sex : Giới tính (nam)
. Age : Tuổi (< 19 hay > 45)
. Depression : Trầm cảm
. Previous suicide attempt : Trước đây có toan tính tự tử
. Excessive drugs or alcohol : Tiêu thụ quá độ chất mà túy hay ruợu
. Rational thinking loss : Mất tư duy dựa trên lý trí
. Separated, divorced, or widowed : Chia tay, ly dị hay góa
. Organized attempt at suicide : Mưu toan tự tử có tổ chức
. No social support : Không có nơi nương tựa xã hội
. Stated future intent : ý định tương lai được nói rõ
– Hãy trực tiếp hỏi về khí chất và khả năng tự tử
– Thu thập thông tin qua nhìn và lời nói
– Phỏng vấn những thành viên gia đình (một mình nếu cần), EMS, và những người khác
– Dự đoán nguy cơ tự tử : SAD PERSONS giúp nhớ
– Nếu nhập viện, nhiều đơn vị nội trú sẽ muốn xét nghiệm CBC, hóa học, drug screen, và nồng độ cồn
2. ĐIỀU TRỊ
+ Nhận diện và điều trị bất cứ yếu tố sinh lý nào có thể góp phần
+ Đánh giá khả năng tự tử và khả năng điều trị ở nhà
– nếu bệnh nhân có những tư tưởng tự tử, bệnh nhân nên được nhập viên với sự đồng ý hay qua emergency commitment, trừ phi hiện hữu một phương tiện rõ ràng bảo đảm sự an toàn của bệnh nhân trong khi điều trị ngoại trú được bắt đầu.
– Có thể đòi hỏi giấy chứng nhận hợp pháp rằng bệnh nhân cần đánh giá cấp cứu và quan sát bảo vệ
– Một đứa trẻ tự tử phải được nhập viện cho đến khi những medical and social services có thể đánh giá tình hình
+ Các bệnh nhân cần được bảo rằng trầm cảm là một bệnh có thể điều trị
+ Thầy thuốc cấp cứu thường không bắt đầu liệu pháp chống trầm cảm
+ Thiết lập sự theo dõi sát đối với những bệnh nhân trầm cảm không tự tử
Reference : Emergency Medicine. Quick Glance
Đọc thêm:
– Cấp cứu tâm thần số 1: Suicide
– Cấp cứu tâm thần số 2: Depression
– Cấp cứu tâm thần số 6: Depresssion
– Thời sự y học số 436: bài số 1 (Dépression)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(11/12/2022)<