Thời sự y học số 612 – BS Nguyễn Văn Thịnh

I. COVID-19 : VIRUS VẪN TIẾP TỤC LƯU HÀNH
Mặc dầu mùa hè nóng bức, những biến thể mới nhất đã tiếp tục duy trì đại dịch gây nên bởi Sars-CoV-2 của Vũ hán. Có phải sợ một sự trở nặng vào mùa thu ?

Vào cuối tháng tám này, những con số tròn mới nhất của đại dịch được xác lập như sau : 586 triệu người đã bị lây nhiễm trên thế giới, trong đó 6.426 triệu người chết, điều này, theo OMS, là một sự đánh giá thấp bởi vì những trường hợp chết muộn xảy ra xa đợt cấp tính do sự mất bù dần dần của những bệnh nền hay do những di chứng, không được tính đến. Ở Pháp, bilan hiện nay là 33 triệu bị lây nhiễm và 150.000 tử vong. Omicron version BA.5, biến thể thống trị sau cùng (98% các trường hợp được phát hiện) vào mùa hè này đã không tha miễn một nước châu Âu nào mặc dù mùa hè oi bức. Đỉnh của làn sóng này dường như ở phía sau chúng ta, nhưng sự sắp đến của mùa thu, với nhiệt độ thấp hơn làm dễ khả năng truyền của virus, khiến sợ một hoạt động trở lại của BA.5 hay sự lên ngôi của những biến thể mới. BS Bruno Lina, virologue ở CHU de Lyon, thành viên của Conseil scientifique, đã xác nhận rằng đại dịch sẽ tiếp tục và rằng virus còn lâu mới ổn định, bởi vì tiềm năng tiến triển của nó vẫn quan trọng. Không loại trừ sự xuất hiện của một biến thể tối ưu hóa còn lây nhiễm hơn, thậm chí nguy hiểm hơn, thoát miễn dịch mà chúng ta đã có thể thụ đắc cho đến nay nhờ tiêm chủng và/hay kết quả của sự lây nhiễm trực tiếp.

NHỮNG NGUY CƠ CỦA MỘT COVID LONG.
Một điều chứng thực cần thiết : 90% những thể nặng hiện nay liên quan những người không được tiêm chủng hay đã không bao giờ mắc phải bệnh và/hay những người già rất yếu và/hay rất dễ thương tổn vì có những bệnh lý nặng. Trừ những trường hợp ngoại lệ, những thể nặng này không xảy ra ở những người đã bị nhiễm và/hay những người đã được tiêm chủng cập nhật, dầu họ lành mạnh hay mang những bệnh mãn tính được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, mặc dầu ta thuộc vào nhóm sau cùng này, triễn vọng của một tái phát bởi một biến thể vẫn ít làm vui bởi vì, khác với một cảm cúm mùa đông thông thường mà ta lành bệnh khá nhanh và không bị những di chứng, nó vẫn có thể, mặc dầu ta được tạo miễn dịch ít hay nhiều và dầu tuổi tác như thế nào, là nguồn của một Covid long, với một loạt những rối loạn rất khác nhau (có thể hơn 50) kèm theo và một sự mệt mãn tính rất quan trọng của nó.
 Một sự tái phát cũng có thể là nguồn của những giảm sút ảnh hưởng vị giác và khứu giác. Một nghiên cứu của Hòa Lan mới đây (đại học Croningue), được công bố trong «Lancet », đã có thể xác lập, từ 4231 người bị nhiễm thuộc hai giới tính, rằng 12,7% của những người này phát triển một thể kéo dài có một thời gian tối thiểu từ 3 đến 5 tháng, hoặc trung bình 1 trên 9, điều này liên quan 78 triệu người trên thế giới. Một nghiên cứu khác mới đây, được công bố trong « British Journal», được thực hiện trên 3700 người bị nhiễm và đã bị những rối loạn của vị giác và khứu giác (mất hay biến đổi tri giác mùi) đã quan sát rằng 25% phục hồi giác quan của họ sau một thảng, 50% sau 3 tháng và rằng sau 6 tháng sự phục hồi đình trệ ; sau hai năm, 5% vẫn luôn luôn không tìm thấy lại những chức năng đã mất.

VACCIN, VŨ KHÍ TỐT NHẤT

Ngoài sự tuân thủ những geste barrière trong những không gian kín và đông người trong trường hợp những làn sóng dịch hoạt động, chiến lược tiêm chủng hiện nay dường như là chiến lược duy nhất có thể làm giảm những nguy cơ bị những thể nặng và biến chứng. 4 vaccin mới được dự kiến.
1. Những vaccin ARN messager của Moderna và Pfizer cho mùa thu này. Tất cả hai đều chống lại virus nguyên thủy Vũ Hán và chồng BA.1, biến thể Omicron đầu tiên đã xuất hiện vào tháng 12/2021. Những vaccin bivalent này có hiệu quả bảo vệ hơn những vaccin trước đó. Tuy nhiên, vấn đề tính hiệu quả của chúng chống lại những biến thể thống trị hiện nay (BA.4 và nhất là BA.5) được đặt ra, bởi vì trong phòng thí nghiệm tác dụng phong bế (blocage) mà chúng gây nên trên hai biến thể này là hai đến ba lần thấp hơn trên BA.1.
2. Hai vaccin được cấu tạo bởi protéine recombinante (tái sản xuất những mảnh được chọn lọc của protéine spike của virus mà nhiều biến thể biểu hiện) được dự kiến cuối năm 2022, một của Tây Ban Nha, của hãng Hipra, một củaPháp, của hãng Sanofi : tính hiệu quả của chúng chống BA.5 có thể cao hơn những vaccin được cấu tạo bởi ARN messager. Cần được xác nhận.
(PARIS MATCH 25/8-31/8/2022)
Đọc thêm :
– TSYH số 607 : bài số 3 (một đại dịch không kết thúc)

II. « TIÊM CHỦNG VẪN LÀ CỘT TRỤ CỦA CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 »
Dịch bệnh lại tiếp tục, những vaccin bivalent : nhà miễn dịch học Brigitte Autran phát họa những triễn vọng của mùa thu. Vào ngày 17/8, nhà miễn dịch học Brigitte Autran, chuyên gia về VIH, cựu thầy thuốc thực hành của bệnh viện la Pitié Salpêtrière và professeur émérite ở Sorbonne-Université, đã được đề cử đứng đầu Comité de veille et d’anticipation des risques sanitaires, có nhiệm vụ thay thế hội đồng khoa học và Conseil d’orientation de la stratégie vaccinale. Trong một buổi nói chuyện, bà trình bày sứ mạng của mình và phát họa những triễn vọng của những tháng sắp đến.

Hỏi : Ở Pháp, 50 người vẫn còn chết mỗi ngày vì Covid-19 ở bệnh viện. Dịch bệnh bị tầm thường hóa, trong khi trên bình diện thế giới, mức một triệu người chết chỉ riêng đối với năm 2022 đã bị vượt qua trong tuần của 22/8. Tổng cộng, đại dịch đã giết chết gần 6,5 triệu người một cách chính thức, có lẽ 3 lần nhiều hơn. Bà thấy tình hình như thế nào trong những tuần đến ?
Brigitte Autran : Tất cả các chuyên gia đều tin chắc rằng sẽ có một sự trở lại của dịch bệnh vào mùa thu, có lẽ khi nhiệt độ sụt giảm. Hiện nay, cũng như trong phần lớn các nước, chúng ta đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn của làn sóng dich. Ta khó tin được rằng một làn sóng mới sẽ đổ xuống chúng ta trong tuần đến. Nhưng vẫn phải rất cảnh giác. Từ vài ngày nay, sự giảm của lưu hành virus chậm lại.

Hỏi : Đứng trước sự gia tăng trở lại của dịch bệnh, những ưu tiên của bà là gì ?
Brigitte Autran : Sự tiêm chủng vẫn là trụ cột của cuộc chiến chống đại dịch này. Hôm nay sự tiêm nhắc lại (mũi tiêm thứ tư trong phần lớn các trường hợp) liên quan tất cả những người trên 60 tuổi, những phụ nữ có thai, những người dưới 60 tuổi có nguy cơ bị những thể nặng (những người suy giảm miễn dịch hay bị những bệnh nền như ung thư hay những bệnh thận mãn tính) và những người thân cận của những người suy yếu. Tôi thật sự nhấn mạnh để mũi tiêm thứ tư này được thực hiện càng nhanh càng tốt. Mũi nhắc lại này được khuyến nghị ngay 6 tháng sau liều cuối cùng, hay ngay 3 tháng đối với những người trên 80 tuổi và hơn, những người già trong các nhà dưỡng lão và trong những unité de longue durée cũng như những người bị suy giảm miễn dịch. Sự lặp lại của tiêm chủng mỗi ba đến sáu tháng đã không gây nên những tác dụng có hại. Ngoài ra, hiện có những điều trị hiệu quả cho những người suy yếu và phải được sử dụng.

Hỏi : Bà chờ đợi gì về sự đi đến sắp đến của những vaccin mới bivalent, nhắm đồng thời chủng lịch sử của virus (chúng đã hoành hành cuối năm 2019 ở Vũ hán, Trung quốc) và biến thể Omicron (trong version đầu tiên, BA.1) ?
Brigitte Autran : Bằng cách nhắm hai chủng khác nhau này của virus SARS-CoV-2, những vaccin này sẽ mở ra danh mục của đáp ứng miễn dịch. Chúng sẽ gây nên sự sản xuất một phổ rộng hơn của các kháng thể và có thể thích ứng tốt hơn với các biến thể sẽ lưu hành vào mùa thu, mặc dầu ta không biết lý lịch của chúng. Chúng sẽ cho phép hệ miễn dịch tự vệ tốt hơn, không những chống lại những thể nặng nhưng cũng chống lại những nhiễm virus, điểm yếu của vaccin hiện nay. Vậy chúng ta chờ đợi một tính hiệu quả gia tăng lên sự lưu hành của virus. Pháp đã đặt mua trước, nhưng các vaccin sẽ không sẵn sàng trước tháng mười.

Hỏi : Những người hội đủ điều kiện để tiêm nhắc lại có phải chờ đợi những vaccin này ?
Brigitte Autran : Những người có nguy cơ không được chờ đợi ! Tất cả những vaccin hiện nay, chỉ nhắm chùng Vũ hán, vẫn tiếp tục bảo vệ một cách rất hiệu quả chống lại những thể nặng, đó là điều thiết yếu. Nhiều người hơi chán nản bởi vì mặc dầu họ đã được tiêm chủng nhưng họ vẫn bị nhiễm. Nhưng, trong đại đa số các trường hợp, đó là một Covid-19 hiền tính, trừ phi đối với vài người có nguy cơ.
Những cơ chế miễn dịch bảo vệ chống lại những thể nặng không hoàn toàn giống với những cơ chế phòng ngừa những nhiễm. Để được bảo vệ chống lại những nhiễm, phải đã phát triển những tỷ lệ rất cao các kháng thể, và những kháng thể này phải nhắm một cách hiệu quả những biến thể lưu hành. Bất hạnh thay, những kháng thể này có một thời gian sống khá ngắn. Sự bảo vệ chống lại những thể nặng huy động những tế bào có một trí nhớ miễn dịch bền bỉ hơn.

Hỏi : Những nhiệm vụ của ủy ban mới mà bà chủ tọa là gì ?
Brigitte Autran : Những nhiệm vụ này liên quan đến toàn thể những bệnh nhiễm trùng khả dĩ tạo một nguy cơ y tế cộng đồng. Đặc biệt là những bệnh động vật truyền cho người (zoonose), những nhiễm trùng này được truyền qua loài của chúng ta bởi những động vật hay ngược lại. Theo OMS, sáu bệnh nhiễm trùng ở người trên mười là những những bệnh động vật truyền cho người. Từ khoảng 15 năm nay, một loạt trong số chúng đã tấn công thế giới : chikungunya, dengue, Zika, Ebola, cúm gia cầm (grippe aviaire), leptospirose. Tất cả được truyền qua loài chúng ta bởi những động vật : khỉ, dơi, chó, những động vật gặm nhấm, chim, gia súc…Vài bệnh được truyền bởi muỗi.
Nguy cơ gia tăng với những thay đổi của tập tính con người, điều này làm biến đổi những quân bình của những loài sống (espèces vivantes), trong đó có những vi trùng. Nguyên nhân, sự phát triển của dân số thế giới, sự khuếch đại và sự toàn cầu hóa của những trao đổi, sự đô thị hóa, sự thâm canh gia súc, sự phá rừng và sự biến đổi khí hậu.

Hỏi : Bà định giám sát những nguy cơ như thế nào ?
Brigitte Autran : Đó là sứ mệnh, đó là hạn chế của tiểu ban. Thật vậynghiên cứu những mối liên hệ chặt chẽ giữa sứckhỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe của hệ sinh thái để phòng ngừa sự trỗi dậy của những bệnh động vật truyền cho ngườilà đối tượng của nhiều chương trình nghiên cứu trên thế giới, trong khung cảnh của One Health. Vả lại, hiện hữu ở Pháp, ở châu Âu và xuyên khắp thế giới, những tổ chức có nhiệm vụ giám sát y tế và dự đoán nguy cơ. Vai trò của chúng tôi là thu thập những yếu tố theo dõi hiện có và tổng hợp chúng. Và làm dễ trong trường hợp nguy cơ lộ ra hay khẩn cấp, sự tổ chức những dự án nghiên cứu và sự quản lý những khủng hoảng này.
(LE MONDE 30/8/2022)

III. COVID-19 : NHIỀU NGƯỜI CHẾT HƠN VÀO NHỮNG CAO ĐIỂM CỦA Ô NHIỄM
Một nghiên cứu cho thấy rằng những thành phố bị ô nhiễm nhất đã chịu những thiệt hại đặc biệt cao trong dịch bệnh.

Jean-Baptiste Renard tin chắc điều đó. Nếu Paris hay Lombardie, trong vùng phía bắc của nước Ý, đã bị ảnh hưởng rất mạnh vào lúc cao điểm của đại dịch, đó là bởi vì chúng chia sẻ một yếu tố làm gia trọng : chất lượng tồi của không khí mà những người dân của những thành phố này thở.Chính những thành phố bị ô nhiễm nhất đã có những tỷ lệ tử vong cao nhất, nhà chuyên gia, giám đốc nghiên cứu ở CNRS trong Laboratoire de physique et de chimie de l’environnement et de l’espace đã chứng thực như vậy. Trái lại, những thành phố như Bordeaux hay Brest, ít bị ô nhiễm hơn nhiều do ảnh hưởng của đại dương, đã được tha miễn nhiều.
Trong một nghiên cứu, được công bố vào đầu tháng tám trong tạp chí Science of the Total Environment, cộng tác với Isabella Annesi-Maesano, giám đốc nghiên cứu ở Inserm và chuyên gia được công nhận về những vấn đề ônhiễm không khí, JeanBaptiste Renard phát hiện một sự tương quan giữa mức độ tiếp xúc với những hạt mảnh (particule fine) (PM2,5, đường kính dưới 2,5 mcm) và tỷ lệ tử vong do Covid-19. Mối liên hệ này đã được gợi lên trong nhiều công trình. Tính độc đáo của tài liệu xuất bản này là ở khả năng định lượng hiện tượng.

Bằng cách dựa trên trường hợp của Paris (được documenté nhất) và bằng cách mở rộng nó đến 31 thành phố và vùng khác của sau nước Tây âu (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan và vương quốc Anh) từ 2020-2022, nghiên cứu cho thấy rằng những mức tử vong cao nhất được chứng thực trong những đỉnh ô nhiễm (pic de pollution) và thay đổi theo cường độ của chúng. Và trong những tỷ suất đáng kể.

Trên cơ sở phân tích toàn thể các dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã nhận diện được một khuynh hướng : một sự gia tăng tỷ lệ tử vong 5 lần được chứng thực khi những nồng độ PM2,5 gần với 45 mcg một mètre cube. Những mức đạt được ở Paris và ở Lombardie. Các tác giả suy ra một sự gia tăng khoảng 10% tỷ lệ tử vong đối với mỗi microgrammme mỗi mètre cube hạt mảnh bổ sung.

NHỮNG «CƠN BÃO DỊCH BỆNH»
Khuynh hướng này tùy thuộc vào thời kỳ được phân tích : nó giảm một cách logic với thời gian, khi giới hữu trách y tế càng cải thiện sự quản lý của dịch bệnh (những biện pháp cách ly rồi tiêm chủng). Trong giai đoạn đầu của sự lannhanh của dịch bệnh, tỷ lệ tử vong vọt lên khoảng 20% mỗi microgramme par mètre cube de PM2,5 bổ sung tiếp theo sau những đỉnh ô nhiễm. Dẫu sao nó cũng tiến triển 10% ở mỗi đỉnh giữa 5/2020 và 5/2021 và những hình thức phong tỏa khác nhau (hoàn toàn hay một phần). Và khoảng 5% sau khi triễn khai ồ ạt sự tiêm chủng.

Thí dụ của Paris là gây ấn tượng vì những đường cong tử vong của Covid-19 và của ô nhiễm chồng lên nhau. Trong làn sóng đầu tiên, vào mùa xuân 2020, giữa đỉnh « ô nhiễm mùa xuân » (lưu thông xe cộ và rải phân nông nghiệp), số những trường hợp tử vong mỗi ngày trên một triệu dân đã tăng gấp mười lần, lên đến 20, hoặc một sự gia tăng đột ngột khoảng 10 lần. Trong những đỉnh ô nhiễm mùa đông và đầu xuân tiếp theo, số tử vong được xác lập giữa năm và bảy mỗi ngày.

Cứ mỗi lần ta có một đỉnh ô nhiễm trên 15 đến 20 microgramme mỗi mètre cube trong một tuần, phía sau, ta quan sát một sự tăng lên đột ngột của tử vong», Jean-Baptiste Renard đã bình luận như vậy. Nghiên cứu cũng gợi ý một sự chênh lệch khoảng một tuần giữa đỉnh của đợt ô nhiễm và đỉnh của tỷ lệ tử vong. Nhà nghiên cứu dự kiến một nghiên cứu mới, nhắm vào Paris, để làm tinh tế điều chứng thực này. Những nghiên cứu khác là cần thiết để thăm dò những cơ chế giải thích mối liên hệ giữa tiếp xúc với các hạt mảnh và tử vong liên kết với Covid-19. Người ta đã xác lập rằng sự ô nhiễm của không khí làm dễ viêm và làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với những nhiễm trùng. «Một trong những giả thuyết là những hạt mảnh làm biến thái những tế bào của biểu mô của cây hô hấp và của mô phổi. Làm dễ sự truyền của các virus hô hấp như virus của Covid-19 hay của cúm, và tạo điều kiện cho những thể nặng và những biến chứng của bệnh, do đó những nhập viện và tử vong», nhà dịch tễ học Antoine Flahault đã nói rõ như vậy.
Trong một bài báo, được công bố ngày tháng 11 năm 2020 trong tạp chí Earth Systems and Environment với những đồng nghiệp của đại học Genève, Antoine Flahault đã cho thấy một tương quan giữa sự xuất hiện của những đỉnh ô nhiễm và những đợt lây nhiễm đột ngột. Khi đó ông gợi lên những bão dịch bệnh (tempête épidémique).

Để tránh những cơn bão này tái diễn, mặc dầu sự tiêm chủng, giới hữu trách phải đưa nhiều dimension pollution hơn vào trong sự quản lý của đại dịch Covid-19, các tác giả của bài báo được công bố trong Science of the Total Environment đã khuyến nghị như vậy. Cho đến nay, vấn đề ô nhiễm, cũng như vấn đề thông khí những không gian công cộng, bắt đầu là những trường học, đã là angle mort của những chính sách y tế để ngăn chặn dịch bệnh, Isabella Annesi Maesano đã bình luận như vậy. Một cách tổng quát hơn, đối với toàn thể những bệnh tim mạch, những nghiên cứu này nhắc lại ở mức độ nào điều chủ yếu là thiết đặt những chính sách nhà nước có khả năng làm giảm một cách đáng kể những mức ô nhiễm trong những thành phố lớn.»
Ở lúc cực độ của làn sóng thứ nhất của Covid-19 và trong đỉnh ô nhiễm mùa xuân, vào tháng tư 2020, cùng với một chục thầy thuốc và nhà nghiên cứu của collectif Air/Santé/Climat, Isabella Annesi-Maesano đã chất vấn các tỉnh trưởng để yêu cầu họ hạn chế tối đa những rải phân nông nghiệp (nguồn quan trọng phát ra những hạt mảnh) để hạn chế sự lan tràn của virus. Hoài công.
(LE MONDE 24/8/2022)

IV. MỘT CUỘC CHIẾN KỊCH LIỆT CHỐNG CHỨNG MẤT KHỨU GIÁC KÉO DÀI
CORONAVIRUS. Những biến thể mới nhất của Sars-CoV-2 may mắn thay gây những rối loạn khứu giác ít hơn những biến thể trước, nhưng một số những nạn nhân của những làn sóng đầu tiên của đại dịch hôm nay vẫn còn bị những vấn đề tồn dư. Nghiên cứu cố gắng đi nhanh hơn.

Ngay năm 2020, các nhà nghiên cứu đã báo cáo sự hiện diện của những rối loạn khứu giác kéo dài ở khoảng một nửa những người bị nhiễm bởi Sars-CoV-2, nhưng hôm nay chúng ta có những con số mới hơn nhờ một nghiên cứu được thực hiện ở hơn 600.000 bệnh nhân và được công bố trong tháng vừa qua.

Từ đó suy ra rằng nguy cơ phát triển những triệu chứng thuoc loại này ít hơn một nửa với biến thể alpha so với chủng gốc Vũ hán và còn yếu hơn với biến thể delta (44%) và omicron (17%). Chưa ai biết rõ lắm tại sao, nhưng điều đó có thể được giải thích nhất là bởi những khác nhau tinh tế trong cách mà virus đi vào trong những tế bào của niêm mạc mũi và trong những cấu trúc infracellulaire bị tổn hai sau đó.

NHỮNG TỔN HẠI THỨ PHÁT.
Trong lúc đó chúng ta biết rằng Sars-CoV-2 không đi vào trong những neurone khứu giác, vì lẽ những tế bào này không có những thụ thể ace2. Trong niêm mạc mũi, virus chủ yếu làm nhiễm những tế bào dinh dưỡng (cellules sustantaculaires) liên quan trọng sự duy trì quá trình chuyển hóa và cấu trúc của các tế bào thần kinh khứu giác ; vậy những tổn hại ở những neurone khứu giác này là thứ phát. Các nhà nghiên cứu đã có thể xác nhận điều đó, nhất là bằng cách cho niêm mạc mũi của các mô hình động vật tiếp xúc với một Sars-CoV-2 không được kích hoạt, đã gây nên những tổn hại có thể so sánh với những tổn hại được quan sát với virus sống. Một cách đặc hiệu hơn, họ đã quan sát một sự xáo lộn của hình thể của chromatine (hoac toàn thể được tạo thành bởi ADN tế bào và những protéine gần bên, điều hòa sự biểu hiện gène), được kèm theo một sự giảm của sự biểu hiện của các gène mã hóa đối với những thụ thể khứu giác ở bề mặt của các neurone, và điều này ở những động vật của phòng thí nghiệm cũng như ở người. Cho đến ta ta không biết một cách chính xác tác nhân gây những tổn hại thứ phát ở những neurone khứu giác là tác nhân nào, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ đến những cytokine liên hệ trong quá trình viêm xảy ra dưới tác dụng của thương tổn của những tế bào dinh dưỡng. Đối với vài nhà nghiên cứu, sự việc virus không ảnh hưởng một cách trực tiếp các neurone là một tin vui, nhưng hiện nay, điều đó vẫn là một điều an ủi ít ỏi.

DI TRUYỀN
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trong những thời gian đầu của đại dịch hôm nay còn bị những rối loạn khứu giác. Một nghiên cứu, được thực hiện năm 2021 đã so sánh một trăm bệnh nhân mất khứu giác này với chừng ấy bệnh nhân contrôle trắc nghiệm âm tính đối với Sars-VoV-2 nhiều lần. Một năm sau nhiễm, 46% các bệnh nhân còn bị những rối lọan khứu giác, so với chỉ 10% của những bệnh nhân contrôle (đã phát triển chúng vì những lý do khác nhau). Ở mức hành tinh, vậy ta có thể cho con số nhiều chục triệu, số những người đã phát triển loại vấn đề này sau một nhiễm bởi Sars-CoV-2.

Những dữ liệu nghiên cứu từ đầu năm nay xác nhận sự hiện hữu của một yếu tố tố bẩm di truyền : thật vậy, một biến dị nhỏ ở hai gène tương cận UGT2A1 và UGT2A2 dường như được liên kết với một nguy cơ gia tăng phát triển những rối loạn khứu giác kéo dài sau một nhiễm Covid. Ta biết rằng hai gène liên hệ mã hóa cho những protéine có nhiệm vụ loại bỏ những phân tử khứu giác của xoang mũi sau khi phát hiện chúng, nhưng mối liên hệ với nhiễm không rõ ràng.

MỘT KHO TRỊ LIỆU HẠN CHẾ.
Điều trị duy nhất được khuyến nghị rộng rãi hiện nay là hồi phục chức năng thính giác (rééducation olfactive). Phương pháp này nhằm buộc bệnh nhân ngửi những mùi để dạy lại họ nhận diện chúng. Tuy nhiên, phương pháp hồi phục chức năng khứu giác này dường như chỉ hiệu quả ở những người chỉ có một sự mất khứu giác một phần.
Trong phạm vi mà những dữ liệu hiện có dường như đi theo chiều hướng của một sự tổn hại của các neurone khứu giác, vài người đã thử một điều trị bằng corticoide, nhưng với những kết quả gây thất vọng. Trong một nghiên cứu ở 100 bệnh nhân đã nhận một hồi phục chức năng khứu giác, sự thêm vào corticoide trong một nửa nhóm đã không cho phép có được một hiệu quả bổ sung.
Một hướng nghiên cứu khác là huyết tương giàu các tiểu cầu (plasma riche en plaquettes) được lấy ở chính bệnh nhân, nhất là được sử dụng cho đến nay để điều trị những thương tổn cơ, dây chằng và dây gân. Những người ủng hộ phương pháp này cậy vào những yếu tố tăng trưởng hiện diện trong các tiểu cầu để sửa chữa những neurone khứu giác. Những nghiên cứu được thực hiện để trắc nghiệm nó trong điều trị những rối loạn khứu giác sau một nhiễm bởi Sars-CoV-2 dường như đầy hứa hẹn, nhưng cho đến nay đó chỉ mới là những công trình quy mô nhỏ ; thật vậy dường như rằng không phải là đơn giản tìm thấy những phương tiện tài chánh cần thiết cho những nghiên cứu quy mô lớn hơn. Cùng vấn đề được đặt ra đối với một nghiên cứu khảo sát tiềm năng của vitamine A trong điều trị những rối loạn khứu giác hậu Covid-19, vì văn liệu đã cho những chỉ dấu rằng vitamine A có thể có một tác dụng thuận lợi trong những loại vấn đề khứu giác khác nhau.
 (LE JOURNAL DU MÉDECIN 30/6/2022)
Đọc thêm :
 – TSYH số 444 : Khứu giác và những rối loạn khứu giác

V. COVID VA KHỨU GIÁC, MỘT CÂU CHUYỆN ĐANG ĐƯỢC VIẾT

CORONAVIRUS. Sau hai năm đại dịch Covid-19, ta biết gì về những mối liên hệ giữa Sars-CoV-2 và loạn năng khứu giác ? GS Jérome Lechien điểm lại những tiến bộ chủ yếu, trong đó tiêm PRP, dường như đầy hứa hẹn để điều trị những bệnh nhân bị những rối loạn khứu giác mãn tính.
Sau nhiều tháng, sự loạn năng khứu giác đã tỏ ra là một triệu chứng điển hình của Covid-19. Sự xuất hiện lần lượt của những biến thể đã thay đổi một ít tình hình : « Omicron phân biệt với những biến thể alpha và delta bởi sự kiện là nó gây mất khứu giác ít hơn nhiều : chúng chỉ xảy ra ở khoảng 30% những bệnh nhân so với 50 đến 85% với những biến thể khác, tùy theo những nghiên cứu và những cá thể (tất cả chúng ta không biểu hiệu cùng cách thụ thể ACE2 ở khe khứu giác, thí dụ những người châu Á biểu hiệu nó ít hơn chúng ta nhiều). Omicron chủ yếu liên kết với những triệu chứng của viêm mũi (rhinite) (mũi nghẹt và chảy) ? Điều đó đã không được nghiên cứu nhưng tôi có cảm tưởng rằng biến thể delta cho nhiều chứng loạn khứu (parosmie: cảm thấy một mùi hôi ở nơi không có) hơn những coronavirus đầu tiên hết », GS Jérome Lechien (Epicura và Đại học Mons) đã nói như vậy.

TMH lôi kéo sự chú ý về sự lẫn lộn, trong y giới và dân chúng, giữa vị giác và mùi thơm : Vị giác (goût) đó là tất cả những gì ngọt, mặn, acide, đắng. Vậy khi ta mất khứu giác, ta có cảm giác rằng điều mà ta gọi là vị giác bị biến đổi trong khi chính sự tri giác những mùi thơm bị rối loạn. Trong Covid, sự mất vị giác không kéo dài lâu : trong hai năm, tôi đã không có một bệnh nhân nào đã bị mất vị giác trong hơn hai tuần.»

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHỨU GIÁC
Hầu hết các bệnh nhân lấy lại khứu giác trong những tháng đầu. Để kích thích sự phục hồi chức năng này, người ta khuyên ngửi và nhìn sản phẩm đương nói đến (hít mùi của cà phê và nhìn tách của nó). « Trên thực hành, ta đã nhận thức rằng những người trong lúc tái tập luyện và nhắm mắt lại có những vấn đề : họ có năng lực nhận thấy một mùi nhưng không biết liên kết nó với ý nghĩa của mùi nữa. Vậy điều rất quan trọng là giữ mắt mở ra.»

Và để tập luyện, những mùi của đời sống hàng ngày cũng đủ. « Tôi cho rằng những tinh dầu, đó là marketing bởi vì thật vậy, ta lấy lại những mùi với chúng ta tập luyện.Thế mà, tập luyện với những tinh đầu lavande, jasmin,.. điều đó không ích lợi, ngoại trừ nếu đó là những mùi mà bệnh nhân ngửi mỗi ngày. Tốt nhất là tập luyện lại với những mùi mà các anh thiếu : mùi của cà phê buổi sáng, của những gia vị mà ta nấu…đó là một thông điệp cần truyền đạt », ông đã nhấn mạnh như vậy.

Những kết quả sơ bộ của équipe của GS Lechien cho thấy rằng những người tập luyện lại có một sự phục hồi hơi nhanh hơn những người khác.

TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
Trong 1 đến 10% những trường hợp, các bệnh nhân phát triển một loạn năng khứu giác mãn tính (kéo dài hơn 6 tháng). Để giúp đỡ họ, các équipe bắt đầu điều trị họ bằng cách tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP : plasma riche en plaquettes)

« Những kết quả rất hy vọng. Đó là gây ấn tượng, ông lấy làm vui sướng. Trong y học thể thao, khi những vẫn động viên có một viêm gân mãn tính (tendinite chronique) hay những vấn đề mãn tính của đầu gối, ta có thể tiêm cho họ những tiểu cầu của chính họ (giàu những yếu tố tăng trưởng và tái sinh) ở một vùng bị thương tổn, mà ở đó ta chờ đợi một sự tái sinh. Một nghiên cứu được thực hiện ở Stanford (Hoa Kỳ), cách nay 3 năm, trước Covid, đã cho thấy rằng điều đó cũng có thể hữu ích trong những mất khứu giác liên kết với một virus như cúm.»
«Ở CHU Saint Pierre ở Bruxelles, GS Lechien nói tiếp, Younès Steffens, một trong những phụ tá của tôi, đã phát động một nghiên cứu để xem xét tính hữu ích và tính an toàn của tiêm PRP ở 36 bệnh nhân bị một loạn năng khứu giác hậu Covid-19 từ ít nhất một năm nay. Người ta đã đánh giá một cách khách quan mức độ nghiêm trọng của mất khứu giác trước khi điều trị và đã tạo hai nhóm : một nhóm kiểm tra và một nhóm PRP trong đó các bệnh nhân đã nhận một mũi tiêm tiểu cầu trong mỗi khe khứu giác. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng sau một tháng, nhóm PRP hồi phục nhanh hơn nhiều.» Không một tác dụng phụ nào đã được báo cáo..
Nghiên cứu này được đăng trên Medrxiv. « Nghiên cứu rất intéressant bởi vì nó xác nhận nghiên cứu của Palo Alto, cho thấy rằng điều đó có thể là một hướng nghiên cứu. Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện điều trị này ở Epicura ở Baudour : tôi đã tiêm PRP cho khoảng 30 bệnh nhân bị mất khứu giác (parosmie hay anosmie) từ hơn sáu tháng nay. Tôi cũng tính đến mức độ nghiêm trọng của rối loạn : một bệnh nhân, bị chứng loạn khứu(parosmie) mạnh biến đổi mùi thơm của các thức ăn, đã mất 10 kg và đang được điều trị bởi những thuốc chống trầm cảm. Tôi đề nghị với anh ta tiêm PRP bởi vì thật sự có một ảnh hưởng âm tính lên chất lượng sống của anh ta. Đó không phải là thuốc nhiệm màu, nhưng những kết quả sơ bộ của chúng tôi là rất đáng phấn khởi. Tôi nghĩ rằng đó thật sự là một bước tiến quan trọng, vị chuyên gia đã đánh giá như vậy.

BỆNH MỚI
«Thật vậy, những vấn đề khứu giác là rất hiếm trước đại dịch. Ta đã biết những vấn đề liên kết với những polype, cơ học, nhưng những vấn đề khứu giác thật sự, thần kinh, trong đó một virus tấn công biểu mô khứu giác và phá hủy nó, đó là cực hiếm trước Covid: mỗi năm tôi đã thấy một hay hai trường hợp mất khứu giác sau bệnh virus. Vậy có rất ít chuyên gia và ít nghiên cứu về vấn đề này. Hôm nay, người ta còn khám phá những ý niệm cơ bản thí dụ như cơ chế của parosmie. Có thể nói ta khám phá một bệnh mới», ông đã kết luận như vậy.

Vào năm 2020, những GS Jérome Lechien và Sven Saussez (Umons) đã điều hợp nghiên cứu châu Âu đầu tiên dành cho những bệnh nhân có một mất khứu giác và vị giác do Covid-19. «Chúng tôi đã công bố về mối liên hệ này nhưng, vào thời kỳ đó, tất cả các thầy thuốc TMH đã quan sát những rối loạn khứu giác này trong thực hành của họ. Đó là một chữ ký của thiên nhiên », ông đã nhấn mạnh như vậy. Đó là không khoa học lắm khi nói điều đó nhưng, sự mất hoàn toàn khứu giác cũng hiệu quả để chẩn đoán Covid-19 như làm một trắc nghiệm PCR : khi ta không có technologie, điều đó rất thực tiễn.»
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 9/6/2022)
Đọc thêm :
 – TSYH số 551 : bài số 9
 – TSYH số 568 : bài số 10

VI. TA BIẾT NHIỀU HƠN VỀ SARS-COV2
VARIOLE DU SINGE.
Mặc dầu những trường hợp đậu mùa khỉ xuất hiện trong những tuần qua may mắn thay không nghiêm trọng, nhưng hiện nay nhiều câu hỏi vẫn không có câu trả lời.

Sau một trường hợp đầu tiên đã được báo cáo ở Anh ngày 7/5 vừa qua, hôm nay chúng ta đối đầu với cơn bùng phát dịch quan trọng nhất của đậu mùa khỉ từng được quan sát ngoài lục địa châu Phi. Trước hết được giới hạn ở châu Âu, căn bệnh đã chỉ cần khoảng 15 ngày để lan tràn đến Hoa Kỳ và Canada.

MỘT CHỦNG TÂY PHI
Virus, được nhận diện trong nhiều nước ở châu Âu cũng như ở Hoa Kỳ, có những nét giống với một chủng gây một cách đều đặn những dịch bệnh ở Tây Phi, ở đây tỷ lệ tử vong của nó trong những dân vùng nông thôn nghèo vẫn dưới 1%. Vậy chủng Tây phi này rõ rệt ít nguy hiểm hơn chủng lưu hành ở Trung phi, liên kết với một tỷ lệ tử vong khoảng 10%.
Những chuỗi ADN được tìm thấy ở châu Âu tất cả hầu như y hệt nhau, đều này khiến nghĩ rằng nhiễm đã lan tràn lúc khởi đầu từ cùng một người duy nhất. Những chuỗi này cũng rõ ràng có những nét giống với những chuỗi được nhận diện trong những trường hợp được quan sát lẻ tẻ ngoài châu Phi vào năm 2015 và 2019, tất cả rõ ràng liên kết với những xê dịch ở Tây Phi. Vậy lý thuyết có khả năng nhất là người (vẫn còn chưa được nhận diện), nguồn gốc của trường hợp đầu tiên không phải châu Phi của năm nay đã bị nhiễm khi du lịch ở Tây Phi.
Tuy nhiên ta có thể giả thiết rằng virus của đậu mùa khỉ đã hiện diện từ ít lâu nay ở động vật ngoài lục địa châu Phi, nhưng đã chỉ truyền cho người mới đây. Điều đó ít có khả năng, bởi vì điều đó giả thiết rằng loài của chúng ta trong một thời gian đã thoát lây nhiễm : thật vậy, trái với điều xảy ra ở động vật, không thể nghĩ rằng nhiễm xảy ra không được nhận biết ở người vì những thương tổn da đặc trưng của nó. Chúng ta còn cần định rõ rằng sự lan tràn của virus đậu mùa khỉ dường như cũng gia tăng ở châu Phi trong một quá khứ tương đối gần và rằng những trường hợp đã được báo cáo trong 10 năm qua trong nhiều nước ở đó bệnh đã biến mất từ nhiều thập niên.

MỘT BỘ GÈNE GÂY ẤN TƯỢNG
Phải chăng có những lý do di truyền để giải thích sự lan tràn vừa nhanh vừa đột ngột này của virus ngoài lục địa châu Phi ? Mang lại bằng cớ trong thời gian ngắn hạn sẽ không phải là một chuyện xoàng. Trong khi 17 năm đã trôi qua từ khi các nhà khoa học đã nhận thức rằng hai chủng khác hẳn nhau lưu hành ở châu Phi, chúng ta vẫn luôn luôn chưa biết những yếu tố di truyền nào chi phối khả năng gây chết gia tăng của chủng Trung Phi. Thật vậy, bộ gène của virus của đậu mùa khỉ vẫn không được thăm dò nhiều, điều này có lẽ được giải thích một phần bởi quy mô đặc biệt của nó, nó có khoảng sáu lần nhiều gène hơn génome của Sars-CoV-2.

Tuy nhiên nhà virus học Nữu Ước Gustavo Palacios có một cái nhìn khác về sự việc và nhấn mạnh rằng những quỹ sẵn có để giám sát génome ở châu Phi hầu như không có. Do đó, không ngạc nhiên rằng các chuyên gia phải mò mẫm, vì lẽ họ không có bao nhiêu dữ liệu séquençage cho phép thực hiện một sự so sánh với virus của đậu mùa khỉ hiện đang lưu hành ngoài châu Phi. Ifedayo Adetifa, giám đốc của Nigeria Centre for Disease Control, theo cùng quan điểm. Từ nhiều năm nay các nhà virus học châu phi tranh đấu để xin tài trợ sự thực hiện và sự công bố những nghiên cứu về đậu mùa khỉ, và rõ ràng họ được đánh thức dậy bởi sự quan tâm mà giới hữu trách y tế khắp nơi trên thế giới đột ngột dành cho căn bệnh từ khi nó đã lan tràn ngoài những biên giới của lục địa.
 Réservoir thiên nhiên của virus ở châu Phi là một ẩn số lớn khác. Ta biết rằng nó có thể gây nhiễm những động vật gặm nhấm, điều này đã khiến các chuyên gia khuyến nghị giới hữu trách giám sát những người đã có thể tiếp xúc với những người bị lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ virus được truyền cho động vật rồi truyền lại cho người được đánh giá ít cao. Những con khỉ cũng không phải là réservoir của virus này. Sở dĩ nó được gọi là virus của đậu mùa khỉ là bởi vì nó đã được khám phá trong những năm 50 nhân hai dịch bệnh ở những primate của những cơ quan nghiên cứu.

Vì virus của đậu mùa khỉ có những điểm giống với virus của đậu mùa người, nên ta đi từ nguyên tắc rằng nó có lẽ nhạy cảm với cùng những vaccin. Động lực cũng rất khác với động lực của Sars-CoV-2. Thật vậy, vì một thời gian tiềm phục tương đối dài, nên các chuyên gia nghĩ rằng vaccin chống đậu mùa khỉ có thể bảo vệ chống lại nhiễm khi nó được tiêm trong 4 ngày sau phơi nhiễm.

TIẾP XÚC GẦN
Sự việc nhiều trường hợp được báo cáo liên quan những người đàn ông có những quan hệ tình dục với những người cùng giới tính nêu lên câu hỏi không biết virus có đã chịu một biến dị làm dễ sự truyền bằng đường sinh dục của nó. Tuy nhiên, sự kiện nhiễm được lan tràn bởi những tiếp xúc vật lý gần có lẽ đã đủ giải thích hiện tượng.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 9/6/2022)

VII. ĐẬU MÙA KHỈ, MỘT DỊCH BỆNH VẪN KHÁ BÍ HIỂM.
 Sự truyền ở người đuoc làm dễ, những triệu chứng không thông thường…Virus dường như không hoàn toàn hành xử như virus mà ta từng biết ở châu Phi.

SANTE.
Dịch bệnh đậu mùa khỉ lan rộng : 3 tháng sau sự phát hiện của trường hợp đầu tiên ở Anh, đầu tháng năm, bệnh đâu mùa khỉ hiện diện trong 89 quốc gia, trong đó 82 nước virus bình thường không hiện diện. Hơn 31.000 trường hợp đã được xác nhận, nhưng số những bệnh nhân bị nhiễm có thể quan trọng hơn nhiều. Vậy đợt bùng phát chưa từng có này vẫn luôn luôn không được ngăn chặn, và các chuyên gia tự hỏi đứng trước một căn bệnh có vẻ rất khác với những thể được quan sát cho đến nay.
Nhiều ấn bản y học mới đây đã xác nhận điều mà các chuyên gia bệnh nhiễm trùng đã quan sát từ nhiều tuần qua : bệnh đậu mùa khỉ 2022 không giống với bệnh được mô tả cho đến nay. « Những trường hợp được báo cáo trước đây liên quan chủ yếu những trẻ em trong khi hôm nay những bệnh nhân bị nhiễm phần lớn là những người đàn ông có những quan hệ tình dục với những người đàn ông (HSH). Những bệnh cảnh lâm sàng cũng khác, nhất là với những thương tổn ít nhiều hơn, trên những cơ quan sinh dục và hậu môn nhưng cũng trong miệng. Tất cả điều đó làm phức tạp sự phát hiện, chúng ta đứng trước một maladie «piégeante», GS Gilles Pialoux, trưởng khoa những bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện Tenon (Paris), đã báo trước như vậy. Các thầy thuốc cũng báo cáo những triệu chứng, mặc dầu vẫn hiếm, nhưng không được biết cho đến nay, nhất là những phù của dương vật và đau dữ dội ở trực tràng và hậu môn do những thương tổn rất viêm.
Những biến dị của virus phải chăng có thể giải thích đồng thời sự truyền giữa người quan trọng hơn trước đây và bệnh cảnh lâm sàng mới này ? Virus này là một virus à ARN, thí dụ như những coronavirus. Virus à ADN là ổn định hơn và cho ít những biến dị hơn nhiều khi virus tăng sinh. Vậy sự xuất hiện của những biến thể là hiếm, Jean-Daniel Lelièvre, trưởng khoa miễn dịch học lâm sàng và những bệnh nhiễm trùng của bệnh viện Henri-Mondor (Créteil) đã nói như vậy. Bộ gène (génome) của virus này cũng lớn hơn nhiều bộ gène của Sars-CoV-2, và do đó giải trình tự gène (séquencer) một cách hoàn toàn ít dễ hơn. Những dữ liệu đầu tiên được công bố đã không cho thấy biến dị quan trọng và ta biết rằng chủng gốc (souche) đều giống nhau trong tất cả những trường hợp được báo cáo. « Trước năm nay, dẫu sao ta cũng đã quan sát rằng những dịch bệnh trong những nước châu Phi, mà ở đó virus là endémique, càng ngày càng quan trọng, Yazdan Yazdanpanah, trưởng khoa những bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện Bichat (Paris), đã nhấn mạnh như vậy. Hiện giờ, réservoir của virus vẫn luôn luôn không được nhận diện. Trong cơn bộc phát của năm 2003, đã gây nên 70 trường hợp ở Hoa Kỳ, chính những con chó bị nhiễm bởi những động vật gặm nhấm nhập cảng từ Ghana đã được nhận diện như vecteur.

TIÊM CHỦNG VÀ PHÒNG NGỪA
Cách truyện của virus vẫn luôn luôn đang được nghiên cứu, và nếu virus đúng là hiện diện trong tinh dịch, không gì chứng tỏ rằng đó là cách gây nhiễm chính. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị nhiễm đã báo cáo sử dụng những préservatif. Sự tiếp xúc của các niêm mạc với một thương tổn cũng đủ mắc bệnh. Sự truyền qua aérosol có thể xảy ra nhưng có lẽ rất ít gặp. « Virus của đậu mùa khỉ lớn hơn nhiều virus của Sars-CoV-2, vậy có lẽ phải có một khoảng cách thu hẹp và kéo dài với một người mang virus để có thể bị nhiễm », Jean-Danièle Lelièvre đã nói như vậy.

Đứng trước một dịch bệnh không ngừng tiến triển, Gilles Pialoux kêu gọi một « plan Marshall » về truyền thông hướng về những người có nguy cơ nhất, nhưng cũng hướng về đại chúng và những nhân viên y tế. « Những thầy thuốc cấp cứu và những thầy thuốc thành phố là những người linh gác, thế mà tôi không chắc rằng họ có phản xạ cởi quần áo một bệnh nhân đến vì một chất lắng trắng trên amidan và sốt, hay đặt câu hỏi về những thực hành tình dục của bệnh nhân này. Tuy vậy đó là một dấu hiệu gợi ý và với một bệnh nhân trên mười chỉ có một thương tổn duy nhất, người ta tìm kiếm một chiếc kim trong một đụn cỏ khô ».

Các phụ nữ cũng phải cảnh giác, và đừng nghĩ là mình được virus tha miễn.« Tất cả mọi người có thể bị bệnh, vả lại Tây Ban Nha đã báo cáo 50 trường hợp đậu mùa khỉ ở những phụ nữ mặc dầu hơn 95% những bệnh nhân là những người đồng tính luyến ái, Yazdan Yazdanpanah đã nhắc lại như vậy. Trong lúc chờ đợi một autotest, phải dựa vào auto-observation (tự quan sát mình), nhất là đối với những người biết mình có nguy cơ hơn. Phải tìm kiếm những thương tổn và đi khám khi có chút nghi ngờ. »
Trong khung cảnh này, tiêm chủng vẫn là chủ yếu nhưng « những năng lực tiêm chủng không được thích ứng, 30.000 người được chủng, trong khi ít nhất 250.000 hội đủ điều kiện , Gilles Pialoux đã lấy làm tiếc như vậy. Phải đưa vào một sự phòng ngừa phối hợp, không chỉ dựa vào tiêm chủng như đối với Covid.» Những đồng nghiệp của ông lo ngại một «effet pervers» của một tiêm chủng không hoàn toàn với một thời hạn quá dài giữa liều đầu và liều thứ hai : « Một thử nghiệm ở Cọng hòa dân chủ Congo đã cho thấy rằng vaccin MVA sinh ra một đáp ứng miễn dịch chống lại đậu mùa khỉ nhưng với một đỉnh bảo vệ (pic de protection) vào ngày 42, 14 ngày sau liều thứ hai », Jean-Daniel Lelievre đã nhắc lại như vậy. Từ nay các nhà khoa học chờ đợi những dữ liệu về tính hiệu quả trong đời sống thực để biết một cách chính xác hơn tính miễn dịch mà vaccin mang lại.
(LE FIGARO 14/8/2022)
Đọc thêm :
 – TSYH số 610 : bài số 1-7
 – TSYH số 607 : bàisố 1, 2 (variole du singe)

VIII. BAVARIAN NORDIC, HÃNG CHẾ TẠO VACCIN DUY NHẤT CỦA ĐAN MẠCH ĐỨNG TRƯỚC MỘT SỰ ĐỔ DỒN CỦA NHỮNG ĐƠN ĐẶT HÀNG.

Ở trụ sở của Bavarian Nordic, gần Copenhague, hoạt động đã không bao giờ mạnh mẽ như vậy. Từ khi vào tháng bảy OMS đã gọi dịch bệnh đậu mùa khỉ là « khẩn cấp y tế cộng đồng tầm cỡ thế giới » (urgence de santé publique de portée internationale), mức báo động cao nhất của nó, những đơn đặt hàng đổ đến từ khắp nơi trên thế giới. Biotech nhỏ đan mạch là hãng cung cấp vaccinduy nhất trên thế giới chống bệnh này. Là vaccin thuộc thế hệ thứ ba, nó an toàn hơn những vaccin trước và « hiệu quả 85% chống lại bệnh đậu mùa khỉ, Rolf Sass Sorensen, phó chủ tịch của Bavarian Nordic đã giải thích như vậy. Điều đó có nghĩa rằng 85 người được tiêm chủng trên 100 sẽ được bảo vệ chống lạibệnh. Chúng tôi cùng đã trắc nghiệm điều đó ở châu Phi.»
Bavarian Nordic, tuyển dụng 850 nhân viên, dự kiến giao ít nhất 2 triệu liều năm nay. « Thật may mắn, chúng tôi đã tích trữ chúng khi dịch bệnh đã bắt đầu vào tháng năm, Rolf Sass Sorensen đã nhấn mạnh như vậy. Nhưng điều đó không khá đủ để đối đầu với sự bùng nổ của yêu cầu. Do đó vài quốc gia đã quyết định cách quảng hai liều của vaccin hay giảm những lượng tiêm để tiêm chủng được nhiều người hơn với cùng lượng sản phẩm. Điều này không được Bavarian Nordic tán đồng. Paul Chaplin, chủ hãng dược phẩm vừa báo cáo với chính phủ Hoa kỳ mối quan tâm của ông về quyết định của FDA, giới hữu trách y tế Hoa Kỳ, cho phép tiêm trong da 1/5 của liều chuẩn.

Trong khi hãng dược phẩm Bavarian Nordic đã nhận đơn đặt hàng từ 6 đến 7 triệu liều cho đầu năm 2023, từ vài tuần nay hãng vật lộn để gia tăng nhịp độ sản xuất của mình. Hãng đã hoãn lại sự chế tạo những vaccin khác và cấp lại những stock để giao những nước mới. Hãng dự kiến làm việc 7 ngày trên 7, 24 giờ trên 24 giờ và những tuyển mộ đang được tiến hành, nhất là trong logistique và sản xuất. Bavarian Nordic đảm bảo có thể sản xuất 30 triệu liều mỗi năm, thậm chí 40 triệu. « Ngoài ra chúng tôi đang thương thuyết với một đối tác Hoa Kỳ để gia tăng hơn nữa năng lực sản xuất của chúng tôi », Roll Sass Sorensen đã nói như vậy.

MỘT VACCIN ĐƯỢC CHẾ TẠO CHO HOA KỲ
Vaccin chống bệnh đậu mùa khỉ năm nay sẽ trở thành nguồn lợi tức đầu tiên của Bavarian Nordic, laboratoire chuyên về các vaccin bệnh dại, Ebola và những điều trị miễn dịch liệu pháp chống ung thư.
Nguyên thủy, vaccin của Bavarian Nordic đã không được chế tạo để chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Nó đã được phát triển với sự trợ giúp tài chánh của chính phủ Hoa Kỳ để bảo vệ dân chúng chống bệnh đậu mùa (variole humaine), mặc dầu đã được chính thức tuyền bố trừ tiệt năm 1980. Nhưng sau những tấn công khủng bố 11/9/2001, Hoa Kỳ sợ những cuộc tấn công vi trùng (attaque bactériologique). Nhất là ít lâu sau các cuộc tấn công, các nghị sĩ và giới truyền thông Hoa Kỳ đã nhận những bì thư gài bẫy vi khuẩn bệnh than, dẫn đến sự chết của nhiều người. Rất lo ngại và sợ những cuộc tấn công vi trùng với bệnh đậu mùa, mặc dầu được trừ triệt nhưng vẫn được bảo tồn trong vài phòng thí nghiệm trên thế giới, khi đó giới hữu trách Hoa Kỳ quyết định tiêm chủng dân chúng (nhưng sau đó đã từ bỏ). Nhưng những vaccin hiện có chống lại căn bệnh đậu mùa chết người này gây quá nhiều phản ứng phụ.

Chính phủ Hoa Kỳ sau đó đặt mua một vaccin mới ở Bavarian Nordic. « Chính phủ Hoa Kỳ đã biết rằng chúng tôi có một technologie cho phép phát triển một vaccin hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa », Rolf Sass Sorensen đã giải thích như vậy. Giữa năm 2003 và 2022, biotech giao cho Hoa Kỳ 30 triệu liều đổi lấy hơn 1 tỷ dollar. Trong cùng lúc, những nước khác (mà tên vẫn còn bí mật), ý thức những nguy cơ của khủng bố sinh học, cũng tạo những stockvaccin của Bavarian Nordic. Mà không biết rằng một ngày nào đó chúng sẽ được dùng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
(LE FIGARO 13 & 14/8/2022)

IX. NHỮNG RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC : LÀM SAO ĐIỀU TRỊ TỐT
Căn bệnh mãn tính này thường gặp, được hiểu tốt hơn và nếu nó được phát hiện sớm, được điều trị tốt hơn.

Hỏi : Thuật ngữ lưỡng cực một cách chính xác muốn nói điều gì ?
GS Raphael Gaillard : Những rối loạnlưỡng cực (xưa được gọi psychose maniaco-dépressive : loạn tâm thần-hưng trầm cảm) là sự luân phiên của những rối loạn khí chất mãnh liệt ít hay nhiều, khi thì hưng cảm (maniaque) (kích động, khoái trá, mất ngủ không mệt, ý tưởng nhanh), khi thì trầm cảm, cách quảng bởi những thời kỳ bình thường. Chúng gây bệnh cho khoảng 2% dân Pháp, đàn ông bằng với đàn bà. Tuổi xuất hiện trung bình giữa 15 và 30 tuổi. Sự hiện hữu của những tiền sử gia đình thường gặp (tính dễ thương tổn di truyền). Một stress mãn tính và/hay một quá khứ ngược đãi vật lý và/hay tâm thần trong thời thơ ấu được liên kết với những thể nặng. Sự lẫn lộn thông thường của bệnh lý này với vài rối loạn của nhân cách làm châm chẩn đoán (trung bình 10 năm). Đó là đáng tiếc bởi vì nguy cơ tự tử không điều trị là cao (20% những người bị bệnh).

Hỏi : Những nét làm sàng quan trọng của rối loạn lưỡng cực ?
GS Raphael Gaillard : Chúng tạo thành một phổ rộng các dấu hiệu, làm cho bệnh lưỡng cực thành một maladie plurielle. Bệnh nhân thường khó hiểu rằng cơn hưng cảm (crise maniaque) (ngay cả được giảm bớt, được gọi là hypomaniaque), trong đó không một sự mệt nào được cảm nhận (sensation de toute-puissance), được theo sau bởi một trầm cảm, thường lâu hơn nhiều. Khi đó họ trả gấp trăm năng lượng của cơn hưng phấn ! Sự luân phiên của những giai đoạn trái ngược nhau, mà thời gian thay đổi từ vài ngày đến vài tháng, là quy tắc. Có thể có những hành vi có nguy cơ (tình dục, nghiện), nhưng là trong những giai đoạn hưng cảm. Vài bệnh nhân có những trouble cognitif liên kết. Hy vọng sống bị rút ngắn vì nguy cơ tự tử và vì thường hiện hữu những bệnh nền (những bệnh tim mạch, đái đường…)

Hỏi : Nguyên nhân là gì ?
GS Raphael Gaillard : Sự phối hợp của một tính dễ thương tổn di truyền (vulnérabilié génétique) và một tình trạng viêm mãn tính có thể là primum movens. Những công trình nghiên cứu khác nhau đã khách quan hóa những dấu hiệu sinh học của viêm (có thể phát hiện trong máu). Những bất thường của tính nối kết não (connectivité cérébrale) đã được phát hiện bởi IRM. Chúng đặc biệt liên quan đến cerveau limbique, đóng một vai trò trung tâm trong những cảm xúc, từ đó phát xuất những phản ứng quá mức đối với những cảm xúc này.

Hỏi : Các bệnh nhân được điều trị như thế nào ?
GS Raphael Gaillard : Giáo dục điều trị các gia đình và bệnh nhân là thiết yếu. Nó cho phép phát hiện sớm những cơn sẽ xảy đến và xử trí chúng nhanh. Điều trị nền dựa trên những thuốc điều hòa khí chất (régulateur de l’humeur), trong đó lithium là grande référence.Vì nhiều thể lâm sàng, những thuốc khác, những thuốc chống động kinh (lamotrigine, valproate) hay những thuốc chống loạn thần (nhất là quétiapine), được sử dụng trong cùng mục đích. Nếu cần, những thuốc này được phối hợp. Tuyệt đối phải tránh những thuốc chống trầm cảm khi không có những thuốc điều hòa khí chất. Hiệu quả của điều trị là chậm và chỉ có thể đánh giá một cách đúng đắn sau một năm. Nó nhằm cách quãng các cơn và làm giảm cường độ của chúng, cho đến khi có được theo thời gian một sự điều chỉnh uyển chuyển của khí chất, cho phép một đời sống xã hội, gia đình và nghề nghiệp có chất lượng, Mặc dầu vậy, 30% các bệnh nhân đề kháng với thuốc. Khi đó ta có thể nhờ đến :

1.Sự kích thích điện từ qua sọ (stimulation magnétique transcrânienne) (kích thích não bằng một từ trường ; khoảng 15 buổi, một buổi mỗi ngày, hoàn toàn không đau.

2. Electroconvulsivothérapie (sốc điện não dưới gây mê, được lập lại nhiều buổi mỗi tuần). Kỹ thuật này, được viết tắt ECT, hiệu quả ở 90% những bệnh nhân trầm cảm. Nó cũng có một tác dụng chống hưng phấn (antimaniaque). Nó dẫn đến sự tạo thành những neurone mới, cải thiện tính dẻo của não (plasticité cérébrale), nhất là trong hippocampe.

Hỏi : Mối liên hệ giữa lưỡng cực và tính sáng tạo ?
GS Raphael Gaillard : Tôi đã viết một cuốn sách « un coup de hache dans là tete », về chủ đề này. Đó đúng hơn là một mối liên hệ bà con (lien de parenté): tính dễ thương tổn di truyền ở những rối loạn lưỡng cực dường như gia tăng fibre artistique, nhưng trong phạm vi gia đình hơn là ở chính bệnh nhân, mà rối loạn của họ cản trở…trừ phi được điều trị và ổn định.
 (PARIS MATCH 31/3-6/4/2022)
Đọc thêm
– TSYH số 600
 – TSYH số 437 : bài số 8, 9
 – TSYH số 435

X. NHÂN CÁCH BORDERLINE : ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY
Thường không được biết và không được hiểu, rối loạn này tuy vậy thường gặp. GS Bernard Granger giải thích sự đau khổ mà nó gây nên.

Hỏi : Bordeline nghĩa là gì ?
GS Bernard Granger : Thuật ngữ này ra đời trong những năm 1930 để chỉ những người ban đầu được xem như loạn thần kinh (névrotique), nhưng sau đó có những triệu chứng loạn tâm thần (psychotique). Sự phân biệt giữa névrose (loạn thần kinh) (được gây nên bởi những xung đột vô thức) và psychose (loạn tâm thần) (mất nối kết với thực tế) không còn được chấp nhận nữa, bởi vì từ nay những rối loạn tâm thần được xếp loại theo những tiêu chuẩn phức tạp hơn. Từ những năm 1980, những borderline đã được đưa vào trong loại những rối loạn nhân cách (trouble de la personalité). OMS gọi họ là những nhân cách không bền về mặt xúc cảm (personalités émotionnellement labiles). Những xếp loại quốc tế mô tả họ như là những người có một sự khó khăn trong sự kiểm soát những cảm xúc : do đó những phản ứng quá mức (réaction démesurée). Những rối loạn bắt đầu ở tuổi thiếu niên.

Hỏi : Những dạng lâm sàng chính là gì ?
GS Bernard Granger :
1. Một sự không ổn định trong lãnh vực tình cảm, xã hội, quan hệ hay yêu đương. 2. Một tính bốc đồng với tự tấn công mình (auto-agressivité) (rạch da, tự tạo những vết thương) hay những hung bao lời nói, thậm chí vật lý chống những người khác. Chỉ cần một sự trái y cũng đủ để tạo một căng thẳng nội tại rất mạnh và gây một sự giận dữ mãnh liệt, thậm chí một sự chuyển qua hành động, điều này làm nguôi giận người bệnh, mà sự cảm thấy vô cùng khó chiu và sự lo âu gần như thường trực, cũng như sự thiếu tự tin. 3. Sợ bị bỏ rơi, điều này làm phức tạp những quan hệ yêu dương, bạn bè hay gia đình. Nó đẩy vài PB tự cô lập hay đoạn tuyệt với những người mà họ thương để không phải trải nghiệm một lần bỏ rơi mới. 4. Những dấu hiệu khác ít thường hơn : những hành vi tình dục có nguy cơ (conduite sexuelle à risque), những rối loạn của tập tính ăn uống, những ảo giác hay những ý tưởng mê sảng thoáng quan. 5. Biến cố đáng sợ nhất là tự tử. Nó thường xung động (impulsif) hay liên kết với một sự mất bù trầm cảm. Đó là cách chết của khoảng 10% những người borderline.

Hỏi : Làm sao phân biệt những triệu chứng này với những loạn thần (psychose) và những rối loạn khí chất ?
GS Bernard Granger : Trong rối loạn borderline, những triệu chứng là thường trực ở những mức độ khác nhau. Trong rối loạn lưỡng cực, những triệu chứng được quan sát trong cơn kích động hay trầm cảm và vắng mặt trong thời gian còn lại. Những rối loạn borderline và lưỡng cực có thể cùng hiện hữu ở một bệnh nhân. Trong rối loạn borderline, những triệu chứng loạn thần thoáng qua ; chúng rõ rệt hơn nhiều trong loạn thần cấp tính hay mãn tính. Những bệnh cảnh lâm sàng khá khác nhau.

Hỏi : Ta có những dữ liệu dịch tễ học không ? Có hiện hữu một nguyên nhân được biết ?
GS Bernard Granger : Theo những nghiên cứu, 2% đến 10% dân số bị borderline, những phụ nữ thường nhiều hơn đàn ông. Không có nguyên nhân chính xác được biết, sinh học hay tâm lý học. Ta rất thường tìm thấy một chấn thương tâm thần trong thời thơ ấu (những bạo lực vật lý hay tâm thần, lạm dục tình dục) đã ngăn cản sự cấu trúc của nhân cách (structuration de la personalité)

Hỏi : Ta có thể điều trị rối loạn này không ?
GS Bernard Granger : Vâng, chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và bởi một chuyên gia về borderline. Ông ta phải rất sẵn sàng trong giai đoạn cấp tính của cơn và tự chủ đứng trước những biểu hiện hung hãn của những bệnh nhân. Một quan hệ vững chắc với thầy thuốc điều trị là chìa khóa và một yếu tố tiên lượng tốt. Thérapie comportementale dialectique đã được tạo ra bởi một psychologue cũng là borderline : bà giúp đỡ bằng những giai đoạn người bệnh trước hết tự chấp nhận để tiến triển. Thérapie des schémas tìm cách đưa bệnh nhân ra khỏi khung cảnh tiêu cực, trong đó tuổi thơ của người này đã giam hãm (tôi không xứng đáng, người ta không thương tôi ; tôi sẽ bị bỏ rơi). Các thuốc chỉ được kê đơn trong những giai đoạn triệu chứng nhất. Kết quả : điều trị là dài, nhưng trong năm đến mười năm phần lớn những bệnh nhân BL được cải thiện. Với thời gian, những chỗ dựa khác nhau (một quan hệ yêu đương bền vững, trở thành cha mẹ, có một việc làm được đánh giá) có một tác dụng làm ổn định quan trọng.
(PARIS MATCH 29/7-4/8/2022)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(8/9/2022)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s