Cấp cứu môi trường số 15 – BS Nguyễn Văn Thịnh

THƯƠNG TỔN BỨC XẠ
(RADIATION INJURY)

– Các chất đồng vị không vững phóng thích lực phóng xạ (radioactivity) dưới dạng hạt (alpha và beta) hay sóng (tia X hay tia gamma)
– Các hạt alpha (nhân helium) có năng lực đi vào kém và có thể bị chặn bởi giấy hay quần áo. Độc tính phát triển khi bị nhiễm nội tại.
– Các hạt beta (electron) có thể đi vào xuyên qua da khoảng 1 cm. Độc tính phát triển do nhiễm ngoại và nội tại
– Các tia X và gamma gây ra sự ion hóa (dẫn đến những gốc tự do rất phản ứng ). Đi vào không khó, dẫn đến mối nguy bức xạ ngoại tại quan trọng
– Rad là đơn vị mô tả bức xạ được hấp thụ. Gy tương đương với 100 rad.
– Thương tổn bức xạ (radiation injury) xảy ra do 3 cơ chế :
+ Sự phát xạ (irradiation) (tiếp cận với bức xạ ion hóa)
+ Sự nhiễm xạ ngoại tại (contamination) (chất phóng xạ phủ một vật)
+ Sự nhiễm xạ nội tại (incorporation) (hít vào, nuốt vào, hay ô nhiễm vết thương)
– Sự phát bức xạ gây thương tổn trực tiếp (tổn hại hay biến dị DNA) hay thương tổn gián tiếp (tạo những loại phản ứng gây tổn hại phân tử)
– Năng lực phóng xạ (radiosensitivity) tỷ lệ thuận với tốc độ sinh sản tế bào và tỷ lệ nghịch với mức độ biệt hóa

I. LÂM SÀNG

1. Hội chứng bức xạ cấp tính (ARS : Acute radiation syndrome) phát triển do phát xạ lớn toàn thân thể (> 2Gy)
a. Giai đoạn 1 (sớm/tiền chứng) (phase de prodrome) : được đặc trưng bởi nôn và mửa. Bắt đầu từ vài phút đến vài giờ sau phơi nhiễm (tỷ lệ nghịch với liều tiếp nhận).Thời gian từ vài giờ đến vài ngày (tỷ lệ với liều)
b. Giai đoạn 2 (tiềm tàng) (phase latente) : được đặc trưng bởi không triệu chứng lâm sàng.Thời gian từ vài ngày đến vài tuần(tỷ lệ với liều).Thời gian của giai đoạn tiềm tàng tùy thuộc tổng cộng liều bức xạ bị hấp thụ. Liều phát xạ càng quan trọng thì giai đoạn tiềm tàng càng ngắn.
c. Giai đoạn 3 (triệu chứng) (phase de la maladie) : được đặc trưng bởi nôn, mửa, ỉa chảy, đau bụng, sepsis, xuất huyết. Những dấu hiệu lâm sàng tùy thuộc các cơ quan bị thương tổn. Bắt đầu từ tuần lễ thứ ba đến thứ năm sau phơi nhiễm
d. Giai đoạn 4 (phục hồi) : kéo dài vài tuần đến vài tháng

2. Sub-syndromes of ARS
a. Hội chứng hệ thần kinh trung ương : phát triển nhanh loạn năng vận động/cảm giác tiểu não và những biến đổi trạng thái tâm thần (do sự chết của những tế bào thần kinh và phù não. Phơi nhiễm > 15 Gy

b. Hội chứng tim mạch : hạ huyết áp và loạn nhịp
c. Hội chứng dạ dày-ruột : nôn, mửa, ỉa chảy, ăn mất ngon, hematochezia, sepsis, mất nước (do chết tế bào niêm mạc, sự xâm thực bởi những vi khuẩn ruột). Phơi nhiễm > 5 Gy
d. Hội chứng tạo huyết (hematopoietic syndrome) : giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu (do sự tiêu thụ các tiểu cầu, xuất huyết, tác dụng trực tiếp lên các tế bào lympho). Phơi nhiễm 1-5 Gy.
e. Hội chứng phổi (pulmonary syndrome) : viêm phổi dẫn đến suy hô hấp, xơ hóa phổi, hay cor pulmonale. Phơi nhiễm 6-10 Gy

II. XỬ TRÍ Ở PHÒNG CẤP CỨU
1. Chẩn đoán

+ Bệnh sử phơi nhiễm bức xạ hết sức quan trọng trong chẩn đoán
+ Baseline CBC, T&S
+ Phơi nhiễm phóng xạ
– < 1,5 Gy : không triệu chứng
– 1,5-4 Gy : ARS nhẹ (tỷ lệ tử vong tối thiểu)
– 4-6 Gy : ARS trung bình-nặng (tỷ lệ tử vong > 50%)
– 6-15 Gy : ARS nặng (tỷ lệ tử vong có thể gần 100%)
– > 50 Gy : ARS phát mau chóng (chết < 48 giờ)
+ Liều trung bình gây chết người của bức xạ là 4,5 Gy
+ Đếm tuyệt đối tế bào lympho (ALC : acute absolute count) lúc 48 giờ sau phơi nhiễm phóng xạ có thể giúp tiên lượng > 120/mm3 ít có khả năng là liều gây chết. 300-1200/mm3, khả năng liều gây chết. < 300/mm3, liều nguy kịch

2. Điều trị
+ Những nạn nhân bị phát xạ không đe dọa cho nhân viên y tế một khi nguồn được lấy đi
+ Khử nhiễm bệnh nhân. Lấy đi tất cả quần áo. Rửa bệnh nhân với xà phòng và nước. Đặt quần áo trong thùng chứa chất thải phóng xạ (radioactive waste container)
+ Viên chức phụ trách an toàn bức xạ (radiation safety officer) phải được thông báo
+ Đánh giá những thương tổn quy ước (bỏng, hít khói, chấn thương)
+ Điều trị những triệu chứng của Hội chứng bức xạ cấp tính (ARS), gồm bù dịch, thuốc chống mửa, chống đau (tránh AINS)
+ Nếu truyền máu được chỉ định, hãy dùng những sản phẩm máu đuợc chiếu xạ (irradiated blood products) để tránh graft vs host disease
+ Giảm bạch cầu có thể được điều trị với G-CSF (granulocyte colony-stimulating factor). Ghép tủy xương có thể là một lựa chọn đối với bức xạ nặng.

3. Disposition
+ Những triệu chứng nôn/mửa nhẹ với biến mật trong nhiều giờ sau phơi nhiễm, CBC ban đầu không có gì đáng chú ý, do phơi nhiễm đuoc ước tính < 2 Gy : có thể cho bệnh nhân về nhà với follow up ngoại trú bắt buộc
+ Những triệu chứng nôn và mửa kéo dài < 48 giờ với giảm bạch cầu (leucopenia) : có thể cần nhập viện vì mặt nước hay nôn mửa kéo dài. Nếu ALC (absolute lymphocyte count) < 1200/mm3, nhập viện được đòi hỏi để monitoring và tiềm năng ghép tủy xương, cho G-CSF.
+ Khởi đầu nhanh nôn, mửa, ỉa chảy, giảm huyết cầu toàn thể (pancytopenia) : ít khả năng sống sót. Thường điều trị với những biện pháp hỗ trợ.

Reference : Emergency Medicine. Quick Glance.
Đọc thêm :
– Médecine de catastrophe số 1 : Vũ khí hóa học
– Médecine de catastrophe số 2 : Những thảm họa hạt nhân)
– Médecine de catastrophe số 3 : Vũ khí sinh học

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(6/9/2022)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu môi trường, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s