Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh

I. COVID LONG, BỆNH MÃN TÍNH MỚI
Hàng ngàn người bị một thể đôi khi nhẹ của Covid-19 than vãn về những triệu chứng kéo dài. Hôm nay chúng ta biết gì về căn bệnh này ?

INFECTIOLOGIE. Những lời chứng của những người bị Covid long nối tiếp nhau và giống nhau. Vào tháng ba 2020, Martine đã mất khứu giác và bị đau đầu và ỉa chảy. « Sau đợt kéo dài vài ngày này, những cơn migraine của tôi đã dai dẳng. Rồi tôi đã bị những ỉa chảy không đúng lúc. Sau đó, đó là những vấn đề bệnh ngoài da với những đợt rosacée và những vết côn trùng đốt đã sưng lên một cách kinh khủng. Và dĩ nhiên sự mệt mỏi đến không báo trước. Mùa hè năm vừa qua, tôi đi dạo trên bãi biển và tôi đã phải dừng lại để nằm dài và ngủ một giờ, tôi bị kiệt sức », người đàn bà 50 tuổi, dân Paris, rất thể thao, đã kể lại như vậy. Alex có 25 tuổi, và sau một Covid vào tháng ba 2020, anh ta đã bắt đầu kêu vang hồi hộp, rồi những vấn đề tiêu hóa với sự xuất hiện của một intolérance au gluten, và đau cổ. « Nhưng nhất là một mệt mãn tính quan trọng. Tôi có thể khỏe vào buổi sáng và đột nhiên mệt mỏi vào buổi chiều hay có thể hơi khỏe hai tuần rồi kiệt sức ba tuần tiếp theo…Điều này đã có những hậu quả lên thời gian học của tôi, tôi đã không thể làm mémoire de recherche. » Maud, y tế 23 tuổi, làm việc trong một khoa ngoại. Từ khi bị Covid vào tháng hai năm 2021, trước hết cô đã bị nghỉ bệnh rồi bị sa thải. « Tức thì tôi đã bị những vấn đề về tim, với tim đập 160 khi tôi chỉ đi tắm thôi. Mặc dầu sốt hạ, tim nhịp nhanh, khó thở và mệt vẫn tồn tại. Vì tôi còn trẻ, thầy thuốc điều trị của tôi bảo tôi « điều đó sẽ qua đi ». Sau 5 tháng tôi đã đi khám một thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng, một thầy thuốc chuyên khoa phổi và tim. Người ta đã chẩn đoán tôi bị viêm màng ngoài tim với tràn dịch và một hen phế quản. Hôm nay, tôi bước được mà không phải tạm nghỉ, nhưng tôi luôn luôn khó thở, tôi không thể đi chợ chỉ bởi vì sự việc nâng các bao bị lên cũng có thể làm tim đập nhanh và khó thở. Đối với tôitiếp tục làm việc lại toàn thời gian là điều không thể được », người phụ nữ trẻ đã kể lại như vậy. Rất nhanh chóng, hiệp hội Après J 20 đã trở thành phát ngôn viên của những người bệnh này, mà các thầy thuốc đã có khuynh hướng không xem trọng. « Điều khó khăn nhất, Maud đã nhấn mạnh như vậy, đó là phải đấu tranh không những chống lại căn bệnh mà con chống lại những thầy thuốc, cơ quan hành chánh và đôi khi những người thân cận, để làm cho họ nghe điều mà người ta sống là thật. »
Bao nhiêu bệnh nhân bị Covid long ? OMS đánh giá rằng 1/4 những người bị nhiễm bởi Sars-CoV-2 có những triệu chứng kéo dài hơn một tháng, và rằng ít nhất một trên mười luôn luôn bị bệnh sau 3 tháng.Trong số những người này, 10% ở trong một tình trạng được gọi là phức tạp. Vào tháng ba, Bộ y tế đánh giá 700.000 số những người Pháp có những triệu chứng sau 3 tháng và 70.000 những triệu chứng cần một điều trị trong những cơ sở đặc biệt. «Những trường hợp phúc tạp này chiếm khoảng 1 hay 2 bệnh nhân mỗi phòng mạch của y khoa tổng quát », GS Olivier Saint-Lary, chủ tịch của Collège national des généralistes enseignants đã nhấn mạnh như vậy. Nhưng những dữ kiện này đã được thực hiện trên những người bị nhiễm vào tháng 10/2021. Từ đó, những biến thể mới xuất hiện làm gia tăng số bệnh nhân bị Covid long, mặc dầu sự tiêm chủng và tính chất của những biến thế mới khiến hy vọng một tỷ lệ người mắc bệnh ít quan trọng hơn.

Dầu cho số chính xác của những người bị bệnh là bao nhiêu, Covid long hôm nay được xem như một vấn đề y tế công cộng. Vậy một cách chính xác người ta nói về cái gì ? Còn có quá nhiều ẩn số và những điều không chắc chắn chung quanh căn bệnh thay hình đổi dạng nảy. Vài người nói Covid long, ở số nhiều, vì những triệu chứng là đa dạng (người ta đã liệt kê hơn 200) và có lẽ có nhiều cơ chế tham gia. Tất cả các cơ quan có thể bị ảnh hưởng. Nhưng những dấu hiệu thường gặp nhất là sự mệt mỏi rất nặng (fatigue écrasante), những khó thở và brouillard cérébral : khó tìm thấy những chữ, khó làm hai chuyện cùng một lúc, khó chịu được tiếng ồn, GS Dominique Salmon-Ceron, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện Hotel-Dieu (Paris) đã giải thích như vậy.

Những triệu chứng hậu Covid rất giống những hội chứng sau nhiễm trùng (syndrome post-infectieux) được gặp trong những bệnh khác do virus hay vi khuẩn như mononucléose, dengue, bệnh Lyme hay hội chứng mệt mãn tính (syndrome de fatigue chronique), hay encéphalomyélite myalgique. « Quả đúng là một bộ phận những bệnh nhân Covid long có những dấu hiệu tương ứng với những dấu hiệu của encéphalomyélite myalgique, và nhất là không chịu được sự gắng sức (intolérance à l’effort). Nhưng những triệu chứng khác như mất khứu giác, vị giác, những biểu hiện tiêu hóa với không chịu được thức ăn(grosse intolérance alimentaire),…không thuộc về hội chứng Covid long », GS Jean-Dominique de Korwin, chuyên gia về hội chứng mệt mãn tính, đã giải thích như vậy.

Tin vui, đó là những équipe de recherche của toàn thế giới cố tim hiểu những cơ chế liên quan. « Một trong những hướng nghiên cứu là sự tồn tại của virus, hoặc dưới dạng hoàn toàn, hoặc dưới dạng những mảnh tạo một viêm mãn tính, nhất là ở các huyết quản. Sự viêm này chịu trách nhiệm sự tạo thành những cục máu đông nhỏ dẫn đến một oxygénation các cơ quan ít tốt hơn », GS Salmon-Ceron đã mô tả như vậy. Điều này có thể là một nguyên nhân của brouillard cérébral.

Những hướng khác được gợi lên, hướng của một sự mất điều hòa của đáp ứng miễn dịch (dérégulation de la réponse immunitaire) với nhất là sự sản xuất các autoanticorps, hay hướng của của một sự không chịu đượchistamine (intolérance à l’histamine) liên kết với hội chứng kích hoạt mastocyte (syndrome d’activation mastocytaire). « Cũng có thể có ở một bộ phận của các bệnh nhân những phénomène de conditionnement, được mô tả từ lâu trong y khoa. Thí dụ đó là là điều giải thích rằng ở vài người những triệu chứng nôn kéo dài sau một hóa trị. Nếu bạn kiệt sức khi chỉ làm một ít gắng sức trong một nhiễm trùng, não bộ của bạn có thể liên kết một cách lâu bền gắng sức và mệt », GS Cédric Lemogne, psychiatre ở Hotel-Dieu, đã giải thích như vậy. Nhà nghiên cứu sẽ trắc nghiệm giả thuyết gây tranh cãi này bằng cách đánh giá một chương trình phục hồi nhiều chuyên khoa (programme de rééducation pluridisciplainaire).
Trong lúc chờ đợi, phải điều trị những người bị Covid long. « Tương tác đầu tiên, đó là thầy thuốc đa khoa. Ông ta biết rõ bệnh nhân của mình, GS Salmon-Ceron đã nhấn mạnh như vậy. Để theo kèm họ, Bộ y tế đã đưa ra những khuyến nghị, và từ cuối tháng năm, Assurance maladie đề nghị bảng câu hỏi của association Tous partenaires Covid để bệnh nhân chuẩn bịtrước khi consultation với thầy thuốc của họ. Giai đoạn đầu tiên, thiết đặt chẩn đoán.« Chúng tôi phải kiểm tra xem những triệu chứng này có bị gây nên bởi những bệnh khác không nhưng cũng loại trừ vài di chứng liên kết với Covid », GS Eric Guedj, trưởng khoa médecine nucléaire ở bệnh viện Timone, Marseille, đã nhấn mạnh như vậy. Thí dụ, một người đã bị một tai biến mạch máu não đó Covid có thể có những di chứng của tai biến mạch máu não này. Một khi chẩn đoán được thiết đặt, điều trị dựa trên những điều trị triệu chứng, sự phục hồi chức năng và một sự tự quản lý của các triệu chứng. « Thí dụ khi sự mệt được gia tăng bởi sự gắng sức, các bệnh nhân phải học thực hiện những hoạt động vừa phải và phân đoạn. Nếu chúng vượt qua năng lực của họ, họ sẽ khó phục hồi hon », GS Salmon Ceron đã nói như vậy. Tuy nhiên các thầy thuốc phải lắng nghe nỗi đau khổ được giải bày bởi các bệnh nhân của mình.
(LE FIGARO 27/6/2022)
Đọc thêm :
 – TSYH số 596 : bài số 9
 – TSYH số 591 : bài số 5 (Covid tấn công não bộ như thế nào)
 – TSYH số 589 : bài số 10 (Mê sảng, hậu quả của những thể nặng)
 – TSYH số 588 : bài số 10
 – TSYH số 581 : bài số 6
 – TSYH số 580 : bài số 9
 – TSYH số 576 : bài số 3
 – TSYH số 575 : bài số 8, 9


II. COVID LONG : MỘT ĐOẠN ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ THƯỜNG LỘN XỘN
«Tôi đã bị một Covid vào tháng ba 2020 nhưng không quá nhiều triệu chứng, mất vị giác và khứu giác, nhưng được xác nhận bởi một test sérologique vào tháng năm. Vào tháng 12/2020, tôi đã đi khám nhiều thầy thuốc chuyên khoa vì những triệu chứng khác nhau về tim và tiêu hóa, nhưng không kết quả. Khi đó tôi đã biết được có một consultation spécialisée ở Hôtel-Dieu và tôi đã lấy hẹn. May mắn thay, còn một chỗ, Alex đã kể lại như vậy.

Vào thời kỳ đó, consultation spécifique, được thiết đặt dưới sự lãnh đạo của GS Dominique Salmon-Ceron, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng, được xem như ngoại lệ. Những người bị những triệu chứng hậu Covid khi đó lang thang từ thầy thuốc chuyên khoa này đến chuyện khoa khác. Và kể cả hôm nay, chặng đường điều trị của các bệnh nhân vẫn thường phức tạp. « Chúng tôi có những bệnh nhân chờ đợi 9 tháng để có được một lấy hẹn và đến từ xa. Tuần này, tôi đã nhận một nữ luật sư đến từ Ardèche. Đúng ra cô ta phải có thể khám gần nhà cô », GS Dominique Salmon-Ceron đã phàn nàn như vậy.

NHỮNG ĐƠN VỊ ĐIỀU HÀNH
Tuy vậy, những cơ quan y tế vùng (agence régionale do santé )tất cả đã thiết đặt những đơn vị điều hành (cellule de coordination) để giúp đỡ những thầy thuốc đa khoa và những bệnh nhân.

Những mặc dầu một ý muốn làm điều tốt, những tổ chức y tế rất thay đổi từ vùng này đến vùng khác. Cơ quan y tế vùng Occitanie là tiền phong về vấn đề này. Khi thầy thuốc đa khoa gặp một bệnh nhân có một thể phức tạp, ông ta có thể hướng bệnh nhân hoặc về những professionnel thuộc lãnh thổ của mình, được đào tạo để điều trị, hoặc hướng về một trong 6 cơ sở chuyên môn sẽ tiếp nhận họ ở hospitalisation de jour », BS Jérome Larché, référent régional pour le Covid long, đã giải thích như vậy. Từ tháng giêng, những đơn vị điều hành của vùng Occitanie đã nhận 700 appel và những cơ sở chuyên môn đã nhận hơn 400 bệnh nhân mới.
(LE FIGARO 27/6/2022)



III. COVID LONG : HIỂU NHỮNG CƠ CHẾ BỆNH LÝ LÀ QUAN TRỌNG

Giám đốc của ANRS-Maladies infectieuses émergentes, GS Yazdan Yazdanpanah định rõ những ưu tiên của nghiên cứu trong khung cảnh cửa Covid-long.

Hỏi : Những enjeux nghiên cứu về Covid lỏng là gì ?
GS Yazdan Yazdanpanah. Những triệu chứng xảy ra sau nhiễm trùng (symptomes postinfectieux) đã được biết trước khi Covid-19 xuất hiện và đã nêu lên nhiều câu hỏi : chúng có liên quan đến nhiễm Covid không ? Do phản ứng miễn dịch ? Do những hậu quả của hồi sức ? Hôm nay, với số những người bị nhiễm bởi Sars-CoV-2, những câu hỏi này đã trở nên một ưu tiên của nghiên cứu. Mang lại những trả lời về virus có lẽ sẽ cho phép hiểu nhữngcơ chế giải thích những triệu chứng sau nhiễm Covid.

Hỏi : ANRS-Maladies infectieuse émergentesđã đưa ra một appel à projets. Ông đã có những hướng nghiên cứu ưu tiên ?
GS Yazdan Yazdanpanah. Appel à projet bằng hai giai đoạn này, được tài trợ bởi Ministère de la Santé et de Prévention và bởi Ministère de l’Enseignement supérieur et de la Recherche, đã đối tác với với Fondation pour la recherche médicale.

Hỏi : Ông đã có những chờ đợi đặc biệt ? Đã xác định những ưu tiên ?
GS Yazdan Yazdanpanah. Thật vậy chúng tôi đã xác định những hướng ưu tiên. Như tôi đã nói trước với ông điều đó, hiểu những cơ chế của bệnh và sinh lý bệnh lý của nó là chủ yếu. Nhiều dự án được chọn lọc quan tâm đến những hậu quả trong thời gian dài hạn của nhiễm Sars-CoV-2 trên bình diện thần kinh,mạch máu, kích thích tố…Chúng tôi cũng đã thúc đẩy những dự án cho những nghiên cứu dịch tễ học ở các trẻ em và nhũ nhi sinh ra từ những phụ nữ đã bị bệnh. Một cách điển hình, nghiên cứu Covipreg, theo dõi các trẻ em trong nhiều năm, sẽ cho phép, ngoài Covid-19, hiểu tác động của những nhiễm trùng do virus trong thai nghén, lên sự phát triển về sau của các trẻ em. Ngược lại, mặc dầu điều mà chúng tôi mong muốn, chúng tôi không có những cohorte nghiên cứu những trẻ em và thiếu niên. Chủ đề quan trọng thứ ba là xử trí các bệnh nhân. Mặc dầu điều đó là phức tạp, chúng tôi phải có thể đánh giá tính hiệu quả của những phương pháp điều trị khác nhau những bệnh nhân, thí dụ những phục hồi chức năng. Sau cùng, điều quan trọng là nghiên cứu tác động xã hội và kinh tế của căn bệnh.
(LE FIGARO 27/6/2022)

IV. TRẺ EM VÀ COVID LONG
Mặc dầu các trẻ em ít có nguy cơ hơn bị những thể nặng của Covid, nhưng chúng dường như không thoát được Covid long.

Trong một nghiên cứu, được công bố trong Lancet Child & Adolescent Health, các tác giả đã hỏi các cha mẹ của các trẻ em từ 0 đến 14 tuổi đã từng có test de dépistage dương tính giữa 1/1/2020 và 12/7/2021 ở Đan mạch, và so sánh những kết quả với những trẻ em cùng đặc điểm, nhưng không có tiền sử Covid.

Mục tiêu : để biết chúng có cảm thấy trong thời gian dài hạn (tối thiểu 2 tháng), ít nhất một trong số 23 triệu chứng được nhận diện như là liên kết với Covid long hay không. Gần 10000 trả lời đã nhận được trong nhóm « covid », so với hơn 33000 trong nhóm chứng (groupe contrôle).
Các tác giả cho thấy rằng những trẻ em đã từng có một tiền sử Covid, có nhiều cơ may hơn có những triệu chứng bền lâu, tuy nhiên với một ảnh hưởng có thể thấp của Covid long bởi vì đó là những triệu chứng rất thường được báo cáo trong lứa tuổi này. Ngược lại, ở những trẻ trên 4 tuổi, những trẻ đã từng bị Covid « có những score de qualité de vie tốt hơn » và báo cáo ít lo âu hơn những trẻ trong nhóm chứng. Một lợi ich đáng ngạc nhiên của Covid, có lẽ liên quan với sự kiện rằng những trẻ đã không bị nhiễm, đã sợ căn bệnh nhiều hơn, và đã có một cuộc sống gò bó hơn để bảo vệ mình.
(LE FIGARO 27/6/2022)

V. NHỮNG NHẬP VIỆN VÌ COVID LẠI TĂNG CAO RÕ RỆT Ở PHÁP
Dưới sự thúc đẩy của biến thể BA5, dịch bệnh lại tăng lên trở lại với một quy mô bất ngờ.

Mùa hè vừa mới bắt đầu thì những đường cong dịch bệnh dường như đã hướng lên những đỉnh mà ta hy vọng không thể sánh kịp. Thật vậy ta đếm được hơn 80.000 trường hợp mỗi ngày, trong khi chúng ta đã xuống dưới 20.000 vào cuối tháng năm.Trong lúc này, giới hữu trách y tế dường như hơi sững sờ bởi tính chất nhanh chóng của làn sóng này và dường như chỉ dựa vào « lương tri » cá nhân để ngăn chặn nó. Bộ trưởng y tế, Brigitte Bourguignon, chỉ khuyến nghị mang khẩu trang trong những transport, mà không áp dụng biện pháp bổ sung.
Nếu non-choix này chia rẽ các chuyên gia, đó cũng là chúng ta hiện nay trong một cơn bão không la bàn: lần đầu tiên từ đầu dịch bệnh, không một modélisation nào đã được công bố để dự liệu tiến triển của tình hình và chiều cao phỏng chừngcủa đỉnh dịch. « Bây giờ có nhiều profil d’immunité khác nhau làm cho modélisation khó khăn », Simon Cauchemez, người phụ trách équipe de modélisation ở Viện Pasteur đã giải thích như vậy.
Tinh miễn dịch cá nhân (immunité individuelle) tùy thuộc đồng thời số những liều vaccin nhận được, nhưng cũng vào số lần mà ta đã bị nhiễm và bởi những biến thể nào. Điều chứng thực này được chia xẻ bởi équipe d’épidémiologie & évolution des maladies infectieuses de Mircea Sofonea ở Montpellier. « Chúng ta hãy thêm rằng équipe của chúng tôi đã bị thôi thúc nhiều bởi đậu mùa khỉ (variole du singe) và từ tháng ba 2021, không còn có nữa, trên bình diễn dịch tễ học, những tài trợ đặc biệt cho Covid-19, nhà khoa học đã giải thích như vậy. Chúng tôi không có đủ phương tiện để tác động lên hai bệnh cảnh. Mặc dầu chúng tôi đã dự kiến sự đi đến của các biến thể BA.4 và BA5. »
 Chính hai biến thể này của Omicron, đặc biệt những biến thể BA.5, chịu trách nhiệm làn sóng dich hiện nay. Theo những dữ liệu đuợc công bố bởi Santé publique France, từ nay chúng chiếm hơn 75% của những lây nhiễm. « Một bộ phận rất lớn của dân chúng được bảo vệ chống lại những thể nặng nhờ sự tiêm chủng và những làn sóng dich trước đây, Vincent Enouf, phó giám đốc của Centre national de référence des virus des infections repiratoires de Pasteur, đã giải thích như vậy. « Nhưng sự bảo vệ này giảm theo thời gian, điều nầy giải thích những dội ngược liên tiếp. Chúng ta ở trong một giai đoạn endémisation của đại dịch, nhưng nhịp độ chưa ổn định. Chúng ta vẫn rất yếu kém trước những biến thể mới khuếch tán rất dễ dàng. »

NHỊP LŨY TIẾN
Nếu số những tử vong hàng ngày chậm lại quanh 40 từ đầu tháng sáu, những nhập viện hàng ngày ở ICU tiến triển từ một tháng nay : 80 người được điều trị mỗi ngày so với dưới 40 cách nay 3 tuần. Sự tăng cao còn rõ rệt hơn đối với những nhập viện thông thường (admissions en soin courant). Chúng đã vượt quá đỉnh của mùa hè 2021 với gần 900 nhập viện mỗi ngày. Và tình hình hứa hẹn trầm trọng thêm. Số mỗi ngày của những nhập viện gia tăng theo một nhịp lũy tiến, với một tỷ lệ tăng gấp đôi mỗi 15 ngày. Theo nhịp độ này, ta dự kiến đầu tháng tám những mức có thể so sánh với tháng giêng 2022 ! « Đó là một kịch bản ít có khả năng theo ý kiến của tôi », Micea Sofonea đã nói như vậy. « Ít nhất có hai lý do để hy vọng một sự chậm lại của động lực này trong những ngày sắp đến. Thứ nhất, những kỳ nghỉ hè bắt đầu trong một tuần nữa. Mặc dầu sẽ có sự nhào trộn (brassage), nhưng các trường học sẽ đóng cửa và sẽ có ít người trong các xí nghiệp, nhiều hoạt động hơn ở ngoài trời. Thứ hai, một bộ phận của dân chúng, bắt đầu thay đổi những thói quen trước sự gia tăng trở lại của dịch bệnh. Càng ngày càng có nhiều người mang các khẩu trang và lại bắt đầu áp dụng những geste barrière. Mặc dầu điều đó vẫn còn thiểu số, nhưng có thể cho phép kềm hãm những lây nhiễm. »
Một cách nghịch lý, sự kiện những người Pháp đã nới lỏng hoàn toàn sự cảnh giác của họ những tuần qua là một ly do để hy vong : thiết đặt lại vài động tác barrière cơ bản để làm chậm lại sự lan tràn của virus có thể đủ. Chúng ta không trong cùng tính huống với mùa đông hay mùa xuân này », Vincent Enouf đã đánh giá như vậy. « Áp đặt sự mang khẩu trang có thể đủ, điều này tạo ít

khó nhọc hơn ? Ngoài Covid, một trong những bài học phải rút ra từ đại dịch này là phải có phản xạ bảo vệ những người khác khi ta bị bệnh. »

Từ nay tất cả problématique là xác định có phải hành động hay không, và trong timing nào. Vấn đề của liều thứ tư đối với những người có sức khỏe yếu kém nhất được đặt ra ngày càng khẩn cấp. Mới cách nay vài tuần, phần lớn các chuyên gia đánh giá rằng liều thứ tư sẽ cần thiết vào mùa thu. Làn sóng hiện nay làm bouger les lignes. Jean-François Delfraissy, chủ tịch của Hội đồng khoa học, kêu gọi ngay bây giờ tiếp tục lại sự tiêm chủng ở những người già nhất, cũng như chủ tịch của Conseil d’orientation de la stratégie vaccinale, Alain Fishcher.
(LE FIGARO 1/7/2022)

VI. COVID 19 :NHỮNG ẨN SỐ CỦA BA.4 VÀ BA.5
Hai biến thể phụ của Omicron chiếm 12% những trường hợp ở Pháp, ở đây sự giảm dường như bị ngừng lại.

Với hơn 18860 trường hợp mỗi ngày, dịch bệnh Covid-19 ở Pháp đạt, vào đầu tháng sáu này, những mức được ghi nhận vào cuối tháng 11. Khi đó bắt đầu làn sóng dịch dài mùa đông, được gây nên bởi biến thể Delta, nhanh chóng được thay thế bởi Omicron, từ nay thống trị như chúa tể từ sáu tháng nay ở Pháp và khắp thế giới. BA.1, BA.2 và sau cùng BA.4 và BA.5 : những cousin khác nhau của nhánh tách riêng của cây phát sinh loài (arbre phylogénétique) của đại gia đình SARS-CoV-2 lần lượt thống trị.
Mỗi biến thể phụ mới thắng thế hơn biến thể trước nó và gây nên một sự tăng trở lại của những lây nhiễm. « Mỗi biến thể phụ có thời nổi tiếng của nó, Olivier Schwart, người phụ trách đơn vị virus và miễn dịch của Viện Pasteur (Paris), đã tóm tắt như vậy. Virus vẫn dễ lây và cố len vào trong miễn dịch tập thể hiện diện trong dân chúng.» Vậy một vấn đề bắt buộc : trong khi đại đa số dân chúng Pháp đã được tiêm chủng và trong khi một nửa đã bị nhiễm bởi Omicron, bao nhiêu thời gian nó sẽ được bảo vệ chống lại những biến thể mới BA.4 và BA.5 ?

KHÔNG CÓ DỮ LIỆU CHẮC CHẮN
Những biến thể nhỏ mới nhất này của họ Omicron đã được nhận diện lần đầu tiên ở Nam Phi, ở đây chúng đã gây nên một làn sóng lây nhiễm mới vào tháng tư-năm, quy mô ít hơn nhiều so với những làn sóng trước, cho đến khi đó đã lập lại một cách đều đặn mỗi sáu tháng. Ở Bồ đào nha, chính biến thể phụ BA.5 đã nổi trội vào tháng tư, gây nên một sự gia tăng trở lại rất quan trọng của những lây nhiễm : vào 30 tháng năm, nó chiếm 87% những trường hợp. Mặc dầu nhiều ngàn km ngăn cách chúng, hai nước này (Nam Phi và Bồ đào nha) có một điểm chung : biến thể phụ BA.2 đã lưu hành ở đó khá ít vào đầu năm.
Trường hợp Bồ đào nha, khác với những nước khác ở châu Âu, vậy đặt câu hỏi. « Phải chăng làn sóng BA.5 ở Bồ đào nha là quan trọng như thế bởi vì họ đã không có làn sóng BA.2, trái với phần lớn các nước châu Âu ? Và, do đó, phải chăng Pháp, vì đã có một làn sóng BA.2, sẽ được bảo vệ hơn trước sự đi đến của BA.4/BA.5 ? », Arnaud Fontanet, thầy thuốc chuyên dịch tễ học, thành viên của hội đồng khoa học Covid-19 và giám đốc của département santé globale của Viện Pasteur, đã tự hỏi như vậy.

Trong lúc này, không có một dữ liệu nào về sự bảo vệ mà một tiền sử nhiễm bởi BA.2 mang lại. Mặc dầu, trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi làn sóng BA-2, như Đan mạch, Vương quốc Anh, Đức hay Pháp, nhưng BA.4 và BA.5 bắt đầu lưu hành.« Nhưng chứng còn ở những mức quá thấp để có thể có những dữ liệu chắc chắn», Santé publique Pháp đã nói như vậy. Tuy nhiên những test de séroneutralisation được thực hiện in vitro cung cấp vài chỉ dấu về khả năng thoát miễn dịch của BA.4 và BA.5.

Một nghiên cứu đầu tiên của Nam phi, được công bố 24/4, cho thấy rằng những kháng thể của những bệnh nhân không được tiêm chủng và trước đây bị nhiễm bởi BA.1 (đã gây làn sóng Omicron đầu tiên ngay cuối tháng 12) trung hòa khoảng 7,5 lần ít tốt hơn BA.4 và BA.5. Ở những người được tiêm chủng, sự trung hòa bị giảm ít hơn : khoảng ba lần ít hơn. Điều này có nghĩa rằng một người bị nhiễm bởi Omicron vào đầu năm không hoàn toàn được bảo vệ chống nguy cơ tái nhiễm bởi BA.4 hay BA.5, dầu người này được tiêm chủng hay không. Các tác giả kết luận rằng « BA.4 và BA.5 có tiềm năng gây một làn sóng nhiễm mới ».
Một nghiên cứu khác, của Trung quốc, được công bố 2/5, xác nhận rằng plasma của những người đã nhận 3 liều vaccin, cũng như plasma của những người convalescent BA.1 và được tiêm chủng, trung hòa BA.4 và BA.5 ít tốt hơn. Các tác giả còn đi xa hơn trong những kết luận của mình, cảnh cáo : «Tiến tiển tiếp tục của Omicron đạt những thách thức lớn cho miễn dịch cộng đồng của SARS-CoV-2 và gợi ý rằng những vaccin nhắc lại dẫn xuất của BA.1 có lẽ không lý tưởng để có được một sự bảo vệ kháng phổ rộng.» Một cuộc tranh luận rộng rãi chắc chắn sẽ được mở lại vào lúc rentrée, với triễn vọng của một làn sóng mùa đông.

« NHỮNG TÍN HIỆU AN LÒNG »
Từ đây đến đó, làm sao điều đó sẽ xảy đến đối với những người bị nhiễm bởi BA-2, vậy chủ yếu từ tháng ba ? BA-4 và BA-5 về mặt di truyền gần với những biến thể trước, điều này góp phần vào giả thuyết theo đó một lây nhiễm bởi BA.2 sẽ bảo vệ chống lại một tái nhiễm. Tuy nhiên vài biến dị phân biệt chúng, nhất là biến dị L452R trên protéine de spicule của chúng, được dùng như chìa khóa để đi vào trong những tế bào người. « Biến dị này được biết rõ, nó đã hiện diện ở Delta, điều này đã làm cho biến thể này dễ truyền hơn và đề kháng hơn với vài kháng thể, Olivier Schwartz đã nhắc lại như vậy. Ngoài ra, BA.4 và BA.5 có những biến dị phụ trong arsenal của chúng, điều này lại còn làm gia tăng sự đề kháng với các kháng thể ». Tất cả những đặc điểm này, mà phải thêm vào đó khung cảnh dịch tễ học riêng cho mỗi nước, giải thích một phần tại sao những sous-variant này sẽ dần dần thống trị trên thế giới.
Ở Pháp chúng đã chiếm 12% của những lây nhiễm và ta dự kiến rằng chúng sẽ trở nên đa số vào tháng sáu, vì lẽ tỷ lệ tăng trưởng +10% mỗi ngày được quan sát trong nhiều nước. « Điều đó có lẽ sẽ được kèm theo bởi một sự gia tăng nhỏ của những trường hợp, nhưng quy mô của làn sóng dịch này rất khó tiên liệu, Arnaud Fontanet đã phân tích như vậy. Về những nhập viện, những tín hiệu từ Portugal và Nam Phi là khá làm an lòng : ta không chờ đợi một làn sóng quan trọng trong các bệnh viện. » Vào lúc này, không có gì có thể khiến nghĩ rằng BA.4 và BA.5 là nghiêm trọng hơn những biến thể khác của Omicron.
Vậy sự tiêm chủng dường như giữ lời hứa : mặc dầu những tái nhiễm, những thể nặng là ít nhiều hơn so với những làn sóng trước. « Nhưng cũng không được giảm thiếu vấn đề, Antoine Flahault, giám đốc của Institut de santé globale (đại học Genève) đã nói như vậy. Nếu có một làn sóng mạnh về mặt lây nhiễm, tỷ lệ tử vong liên kết, bằng số tuyệt đối, vẫn khá cao : ở Portugal, vào lúc này, có khoảng 30 tử vong mỗi ngày, hoặc về mặt số dân, tương đương 200 người mỗi ngày ở Pháp. » Đối với nhà dịch tễ học, châu Âu có thể tiến về một kịch bản gần với kịch bản của 2021, khi biến thể Delta đã thống trị vào tháng sáu : « Biến thể này có thể được phân ra trong hai mùa, một làn sóng nhỏ vào mùa hè và một làn sóng quan trọng hơn vào mùa thu. »

NHỮNG LÂY NHIỄM TĂNG CAO
Ở Pháp, sự giảm của các trường hợp, bắt đầu từ đỉnh dịch đầu tháng tư dường như đã dừng lại. Từ vài ngày nay, những lây nhiễm mới lại bắt đầu tăng cao nhẹ. tuy nhiên ta chưa thể nói là ta có tiến về một làn sóng mới hay không. Trong tất cả những trường hợp, những nhập viện mới vẫn luôn luôn giảm, cũng như tỷ lê tử vong. Sẽ phải chờ đợi vài tuần để xem khuynh hướng này có được xác nhận hay không.

Ngoài Omicron, không được quên khả năng rằng những biến thể khác, với những đặc điểm riêng của chúng, xuất hiện trong những tháng đến, lại làm thay đổi những hiểu biết của chúng ta và những chiến lược đối với virus. « Chúng ta phải ghi nhớ rằng tất cả những biến thể thống trị của SARS-CoV-2 (Alpha, Delta và Omicron) đã xuất hiện một cách bất ngờ, những nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ đã quan sát như vậy trong một nghiên cứu được công bố 26/5. Cố gắng tập thể trong theo dõi của chúng ta phải được duy trì.»
(LE MONDE 5, 6, 7/6/2022)

VII. COVID-19 : MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG, ẢO TƯỞNG HAY KHẢ DĨ ?
Những tái nhiễm sau một lây nhiễm đầu tiên và những nhiễm sau tiêm chúng đã trở nên thường xuyên. Có phải lo ngại. Kiểm diễm tình hình.

Những người bị nhiễm một hay nhiều lần liên tiếp hay đã bị nhiễm mặc dầu tiêm chủng từ nay đâu chẳng có. Tần số của kịch bản này gieo nghi ngờ về khả năng, bởi một phương tiện này hay một phương tiện khác, được tạo miễn dịch bền bỉ chống lại Sars-CoV-2. Dẫu sao, đại dịch dường như bắt đầu trở lại mặc dầu hè đến. Vào ngày 7/6, ở Pháp, số trung bình của những trường hợp dương tính mỗi ngày (22842) đã gia tăng 27,1 %. Một khuynh hướng lập lại nhiều lần từ cuối tháng năm. Nó khiến tiên đoán những làn sóng đỉnh. Những nhóm phụ của Omicron dẫn đầu. Sau BA.1, chính BA.2 đã trở thành đa số ở chúng ta (hơn 94% những trường hợp) ; nhưng chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị phế truất bởi những cousins của nó, những biến thể BA.4 và BA.5, lan tràn nhanh hơn nó. Chúng ta hãy phân tích kỹ tình hình này.

NHỮNG NHIỄM COVID SAU TIÊM CHỦNG
Chúng không do một couverture vaccinale không đủ : 84 % những người Pháp, tuổi 12 tuổi hoặc hơn, đã hoàn toàn được tiêm chủng và ở những tỷ lệ tăng cao đối với vài lứa tuổi (92% den 94% của những người 60-69 tuổi, 100% những người 70-74 tuổi). Một mức độ như thế hẳn đảm bảo một miễn dịch cộng đồng (immunisation collective). Không hề là như vậy. Bởi vì, dầu vaccin được sử dụng là gì, sự bảo vệ mờ nhạt đi trong 6 tháng. Lý đó khác : tính chất nhanh chóng của sự xuất hiện của những biến thể mới, khi biến dị ngày càng nhanh, biến đổi không ngừng bề ngoài của chúng để thoát những phòng vệ miễn dịch của chúng ta. Chúng được lợi về năng lực truyền nhưng không về mức độ nghiêm trọng. Thể lâm sàng của nhiễm thường được đánh dấu trong 48 đến 72 giờ bởi những triệu chứng khó chịu giống với một cúm nặng, có thể phối hợp ho, sốt, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, khó thở, đau mình mẩy, đau cơ và nhất là rất mệt nặng, có nguy cơ kéo dài vài ngày. Đôi khi xuất hiện một sự mất tạm thời vị giác và khứu giác. Nhưng nhiều trường hợp không triệu chứng cũng hiện hữu. Ngoài thể trạng dễ bị thương tổn, toàn bộ những thể này của bệnh vẫn không nguy hiểm. Đối với những biến thể phụ này, các vaccin giữ một nguy cơ toàn bộ của những thể nặng giảm 95%.

NHỮNG TÁI NHIỄM SAU MỘT LÂY NHIỄM ĐẦU TIÊN
Những tái nhiễm được xác định bởi một test PCR, lại trở nên dương tính 90 hay 120 ngày sau một test dương tính đầu tiên. Rất hiếm vào lúc đầu của đại dịch, chúng đã gia tăng một cách khiêm tốn cho đến khi Omicron xuất hiện (cuối 2021, đầu 2022) và thường gặp từ đó. Thí dụ, trước Omicron, tỷ lệ tái nhiễm trong tiểu bang Nữu Ước là 4,8%(259307 trường hợp trên một tổng số 5401953 những nhiễm lần đầu). Tỷ lệ là 4,3% ở Vương quốc Anh (620000 trường hợp trường hợp trên 14,5 triệu người bị nhiễm lần đầu). Office britanique des statistiques đánh giá rằng bây giờ nó 15 lần cao hơn ! Có lẽ với những thời hạn rút ngắn : những nghiên cứu đã cho thấy khả năng của một tái nhiễm bởi BA.2 sau một nhiễm bởi BA.1, trong một thời hạn dưới 60 ngày. Đó đã là những trường hợp hạn chế. Nhưng hôm nay với những biến thể phụ dễ truyền hơn thì sao ? Tin vui : những triệu chứng của một đa số của những tái nhiễm này là thường ít hơn những nhiễm lần đầu, đôi khi gần như không có.

MIỄN DỊCH CHỐNG COVID TỐT NHẤT LÀ GÌ ?
Hai nghiên cứu, một của Ba Tây được thực hiện trên hơn 200.000 người được chứng hay bị nhiễm lần đầu (primoinfecté), nghiên cứu khác của Thụy Điển, đã phân tích những dữ liệu của ba grande cohorte (2039106 người sơ nhiễm, 962318 được chủng một liều, 567810 được chủng hai liề) đã cho thấy rằng những người đã bị nhiễm đồng thời được chủng có một miễn dịch mạnh nhất và bền bỉ nhất (khoảng 20 tháng)

KẾT LUẬN

Tất cả những người bị nhiễm hay bị tai nhiễm cần đi tiêm chủng. Tất cả những người được tiêm chủng và bị nhiễm cần nhận một rappel.
 

Tất cả những người chưa được tiem chủng và không bị nhiễm, dưới 60 tuổi và/hay không có bệnh nền, nhưng sắp đến sẽ bị nhiễm, sẽ vui mừng về sự gây miễn dịch tự nhiên này và không phải lo ngại. Những người duy nhất vẫn trong tình trạng nguy hiểm là những người dễ bị thương tổn (tuổi, bệnh), nhất là nếu họ không được gây miễn dịch. Sự đi đến của một biến thể nguy hiểm không thể được loại trừ, nhưng tình huống của đại dịch là giảm nhẹ với thời gian và tiến triển về một cúm endémique thông thường. Sau cùng những điều kiện của một miễn dịch cộng đồng có lẽ hội đủ. Chúng ta hãy vẫn lạc quan.
(PARIS MATCH 23/6-29/6/2022)

VIII. MỘT HY VỌNG ĐIỀU TRỊ CÁCH MẠNG BỆNH PARKINSON

Những nhà nghiên cứu đã thành công tiêm dopamine trong não của những bệnh nhân nhờ đưa vào trong não một bơm nhỏ.
Première mondiale ở CHU de Lille : 4 bệnh nhân Parkinson đã hưởng một loại điều trị rất mới, nhằm tiêm trực tiếp dopamine vào trong não của họ. Chất dẫn truyền thần kinh này thiếu ở những bệnh nhân Parkinson, do sự biến mất của các neurone sản xuất ra chúng. Ngày nầy, các bệnh nhân được điều trị bằng L-dopa, một tiền chất của dopamine dùng bằng đường miệng, được biến hóa một khi ở trong não. Hiệu quả, ngoại trừ tiến triển của bệnh khiến làm yếu dần dần những hiệu quả của L-dopa. Đúng lúc thiếu những option điều trị, 4 bệnh nhân đã được trang bị một bơm nhỏ, nối với một cathéter đi qua dưới đã đến tận não. Ở đó, bơm gởi một liều cá nhân hóa dopamine nguyên chất.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG ĐƯỢC GIẢM ĐẾN 90%
Ý tưởng có vẻ đơn giản, nhưng dopamine không để thao tác một cách dễ dàng như thế. Trước hết, dopamine oxi hóa rất nhanh chóng lúc tiếp xúc với oxygène. «Trong vài giờ, nó trở thành đen và không hiệu quả, GS David Devos, neurologue và người đồng sáng lập của startup InBrain Pharma, nguồn gốc của cải tiến, đã định rõ như vậy. Phương thức cho phép tích trữ dopamine trong môi trường kỵ khí, nghĩa là không oxygène. Khó thứ hai : dopamine không đi qua hàng rào máu-não (barrière hémato-encéphalique) bảo vệ não. Bằng cách tiêm dopamine trực tiếp trong vùng của não được cho là sản xuất ra nó, thiết bị InBrain Pharma cho phép tránh những chướng ngại. Sử dụng những thuốc bằng đường miệng có những tác dụng phụ quan trọng như thế giảm hơn 70%, trong khi run và cứng đặc trưng của bệnh được giảm đến 90%. Một nghiên cứu giai đoạn 3 trên 100 bệnh nhân được dự kiến vào năm 2024, với điều kiện thu được số tiền 16 triệu euro.
(SCIENCES ET AVENIR 6/2022)Đọc thêm :
– TSYH số 599 : bài số 7 (activités physiques)
– TSYH số 432 : bài số 1, 2, 3, 4 (stimulation cérébrale profonde)
– TSYH số 417 : bài số 1,2,3,4 (danse), 5 (stimulation cérébrale profonde)
– TSYH số 415 : bài số 4
– TSYH số 383 : bài số 1, 2, 3
– TSYH số 382 : bài số 9 (mécanisme)
– TSYH số 381 : bài so 8 (mécanisme)
– TSYH số 340 : bài số 7 (rééducation fonctionnelle)

IX. NHỮNG VI KHUẨN LIÊN KẾT VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
ONCOLOGIE. 5 vi khuẩn, trong đó ba hoàn toàn mới, đã được khám phá trong nước tiểu của những người bị ung thư tuyến tiền liệt ác tính. Những phân tích di truyền ở 600 người đàn ông cho thấy rằng những người có ít nhất một trong những vi khuẩn này có một nguy cơ 2,6 lần cao hơn thấy ung thư sớm của họ tiến triển một cách nhanh chóng thành một giai đoạn tiến triển của bệnh.
(SCIENCES ET AVENIR 6/2022)


X. MỘT ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHỐNG RỤNG TÓC

Nó cho phép trả lại bộ tóc cho những bệnh nhân bị chứng trụi tóc (pelade).
Baricitinib, một thuốc được sử dụng chống lại viêm đa khớp dạng thấp, đã tỏ ra có hiệu quả để trả lại bộ tóc cho những bệnh nhân bị trụi tóc. Cũng được gọi là alopecia areata, căn bệnh tự miễn dịch này gây nên một sự mất đột ngột những mảng tóc do sự tấn công các nang lông bởi những tế bào miễn dịch bị rối loạn.Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 này, mà những kết quả được công bố bởi New England Journal of Medicine, équipe của đại học Yale (Hoa kỳ) đã quan sát rằng 1/3 của 1200 bệnh nhân được đưa vào trong nghiên cứu của họ đã đáp ứng một cách ngoạn mục với điều trị, trong khi tất cả đã mất ít nhất một nửa bộ tóc của họ và nhiều người đã không còn bộ tóc nữa. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng baricitinib chống lại căn bệnh bằng cách làm rối loạn sự liên lạc của những tế bào miễn dịch liên quan trọng sự tấn công của những nang lông, như nó đã làm như vậy chống những bệnh khớp.
(SCIENCES ET AVENIR 5/2022)
Đọc thêm :
 – TSYH số 294 : bài số 1, 2, 3
 – TSYH số 251 : bài số 4, 5

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/7/2022)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s