NHỮNG THẢM HỌA HẠT NHÂN (CATASTROPHES NUCLÉAIRES)
Từ khi xảy ra những cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, bây giờ người ta tính đến khả năng rằng những tổ chức cấp cứu phải xử trí một cấp cứu hạt nhân (urgence nucléaire). Về phương diện lịch sử, sự hoạch định được tập trung vào sự sửa soạn phòng vệ dân sự (défense civile) cho một cuộc tấn công chiến lược bởi những vũ khí hạt nhân quân sự hay những tai nạn hiếm hoi của nhà máy điện nguyên tử. Tuy nhiên, hiện nay ta ý thức về một khả năng gia tăng rằng những kẻ khủng bố có thể triển khai một thiết bị nổ nguyên tử tự chế (dispositif d’explosion nucléaire improvisé), hay có lẽ có khả năng hơn một thiết bị phát tán những chất làm nhiễm phóng xạ (dipositif de dispersion de contaminants radioactifs), sử dụng những chất nổ cổ điển để phát tán vật liệu phóng xạ (matériau radioactif) trong môi trường.
Mặc dầu những tai nạn nguyên tử là hiếm, nhưng đã có 243 tai nạn phát xạ (accident d’irradiation) từ 1944 ở Hoa Kỳ, và chúng đã chịu trách nhiệm 1342 nạn nhân với những tiêu chuẩn của một sự tiếp xúc quan trọng. Trên khắp thế giới, 403 tai nạn đã xảy ra, làm 133617 nạn nhân, trong đó 2965 bị phơi nhiễm nặng và 120 tử vong. Thảm họa Tchernobyl vào năm 1986 đã chịu trách nhiệm tu 116.500 đến 125.000 nạn nhân bị phơi nhiễm và gần 50 tử vong cho đến năm 2005, mặc dầu người ta ước tính rằng tổng số tử vong có thể đạt con số 4000 khi những nạn nhân bị ung thư sẽ chết. Nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật đã bị tổn hại nghiêm trọng sau một trận động đất vùng kế cận và một tsunami vào năm 2011, điều này đã dẫn đến sự phá hủy của nhiều nhà máy điện nguyên tử và sự phóng thích phát xạ trong môi trường. Sẽ phải đợi nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên trước khi sự ảnh hưởng của biến cố này lên sức khỏe của dân chúng ở những vùng lân cận và môi trường có thể được đánh giá một cách hoàn toàn.
Những thảm họa nguyên tử cổ tiềm năng gây nên sự sợ hãi và bối rối ở các nạn nhân cũng như ở những người can thiệp của những service de secours. Điều hữu ích là cần tập cho quen với những nguy hiểm này và những nguyên tắc xử trí chúng để đảm bảo một sự can thiệp thích hợp và cho phép làm giảm sự hoảng sợ và sự rối loạn.
Sự tiếp xúc với một bức xạ ion hóa (radiation ionisante) và sự nhiễm phóng xạ (contamination radioactive) có thể do nhiều kịch bản khác nhau :
(1) Sự nổ của một vũ khí hạt nhân, dầu đó là một thiết bị có sức mạnh mạnh (dispositif de forte puissance) hay tự chế có tầm yếu (dispositif improvisée à faible portée).
(2) Sự nổ của một « bombe sale » hay của một thiết bị phát tán những chất phóng xạ (dispositif de dispersion de produits radioactifs), nhưng không nổ hạt nhân, mà sử dụng tác dụng của những chất nổ truyền thống để phát tán một nguyên tố phóng xạ (radioélément) (matériau radioactif : vật liệu phóng xạ)
(3) sự phá hoại hay một tai nạn ở một réacteur nucléaire
(4) sự sử dụng những cặn bã hạt nhân (déchets nucléaires) không đuoc thao tác tốt
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CỦA MỘT THẢM HỌA HẠT NHÂN
(1) Đánh giá hiện trường về mức độ an toàn
(2) Những chấn thương của tất cả các bệnh nhân phải được ổn định về mặt y khoa trước khi xét đến những thương tổn do phát xa. Sau đó các nạn nhận được đánh giá về sự phơi nhiễm ngoại tại với sự phát xạ và với sự ở nhiễm phóng xạ
(3) Một nguồn bức xạ ngoại tại, nếu khá quan trọng, có thể gây một thương tổn mô, nhưng nó không làm bệnh nhân phóng xạ (radioactif). Ngay cả những bệnh nhân đã bị những phát xạ chết người (irradiation mortelle) không là một đe dọa cho những người can thiệp tiền viện
(4) Các bệnh nhân có thể bị ô nhiễm bởi vật liệu phóng xa đọng trên da và quần áo. Hơn 90% của bề mặt ô nhiễm có thể được loại bỏ bằng cách lấy đi quần áo. Phần còn lại có thể được rửa với nước và xà phòng.
(5)Những người can thiệp phải được bảo vệ chống lại ô nhiễm phóng xạ bằng cách tôn trọng, tối thiểu, những biện pháp thận trọng, gồm cả mang quần áo bảo hộ, gant tay và một mặt nạ.
(6) Những bệnh nhân bị nôn, mửa hay một ban đỏ ở da trong 4 giờ sau phơi nhiễm có thể đã bị một phát xạ ngoại tại (irradiation externe)
(7) Sự ô nhiễm phóng xạ trong các vết thương phải được điều trị như đồ bẩn và phải được rửa ngay khi có thể được. Hãy tránh thao tác mọi vật là kim loại
(8) Iodure de potassium (KI) chỉ có giá trị nếu đã có một sự phóng thích iode phóng xạ. KI không phải là một chất đối kháng tổng quát chống lại những bức xạ.
(9) Khái niệm thời gian/khoảng cách/écran là chìa khóa trong phòng ngừa những tác dụng không mong muốn của một sự phơi nhiễm với những bức xạ ion hóa. Sự phát xạ được giảm thiểu bằng cách giảm thời gian trải qua trong vùng bị ô nhiễm, bằng cách gia tăng khoảng cách đối với nguồn bức xạ và bằng cách sử dụng một écran kim loại hay béton.
II. HẬU QUẢ Y KHOA CỦA NHỮNG THẢM HỌA HẠT NHÂN
Những thương tổn và nguy cơ liên kết với một thảm họa nguyên tử có thể dó nhiều yếu tố. Trong trường hợp của một nổ nguyên tử (explosion nucléaire), các nạn nhân là do nổ, do những vết thương nổ nguyên phát, thứ phát và tam phát, do những vết thương nhiệt và những vết thương gây nên bởi sự sụp đổ của các tòa nhà. Các nạn nhân có thể chịu những thương tổn khác, hoặc do sự phát xạ (irradiation), trong đó những bức xạ đi xuyên qua cơ thể đồng thời gây những thương tổn nhưng không gây ô nhiễm (như khi ta chịu một radiographie), hoặc do sự ô nhiễm phóng xạ (contamination radioactive), vì những mưa phóng xạ (retombées) có thể đọng trên da và quần áo ; hoặc do một phát xạ nội tại (irradiation interne) vì sự đưa những hạt phóng xạ (particules radioactives) vào trong cơ thể, mà các nạn nhân có thể hít vào, nuốt vào hay chúng lắng đọng trong các vết thương.
Những tai nạn của những lò phản ứng nguyên tử (réacteur nucléaire) có thể sinh ra những liều quan trọng của những tia bức xạ ion hóa, nhưng không có nổ nguyên tử, đặc biệt trong những trường hợp mà phản ứng nguyên tử đạt point de criticité. Những nổ, hỏa hoạn, và sự phóng thích khi cũng có thể gây nên một khí phóng xạ hay những hạt vật chất, có thể khiến những người can thiệp chịu nguy cơ bị ô nhiễm bởi những hạt phóng xạ.
Những thiết bị phát tán phóng xạ (dispositif de dispersion de radiation : DDR) nói chung không sinh đủ các bức xạ để gây nên những thương tổn tức thời. Tuy nhiên, DDR làm rắc rối sự xử trí của những người can thiệp vì chúng phát tán những hạt phóng xạ có thể gây ô nhiễm các nạn nhân và những người can thiệp và làm cho sự xử trí những vết thương gây nên bởi thuốc nổ cổ điển trở nên khó. Những DDR có thể dẫn đến hỗn loạn và hoảng sợ trong công chúng và trong số những người can thiệp lo ngại về tính phóng xạ (radioactivité), điều này làm trở ngại sự cứu cho bệnh nhân.
Những bức xạ ion hóa (rayonnements ionisants) gây những thương tổn tế bào bằng cách tương tác với những nguyên tử và bằng cách cung cấp năng lượng. Tương tác này sinh ra những sự ion hóa (ionisations), có thể, hoặc là làm tổn hại trực tiếp nhân tế bào, bằng cách gây chết hoặc loạn năng tế bào, hoặc là gián tiếp, bằng cách gây tổn hại những thành phần tế bào do phản ứng với nước được chứa trong thân thể và tạo thành những phân tử độc hai. Một sự phơi nhiễm cấp tính với những liều lớn của những tia xuyên ion hóa (rayon ionisant pénétrant) (sự phát xạ bởi những tia gamma và neutron) trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến một maladie des rayons. Những loại phát xạ gồm có những hạt alpha, những hạt bêta, những tia gamma và những neutron.
Những hạt alpha là tương đối lớn và không thể đi xuyên những lớp nông của da. Một da nguyên vẹn hay một trang phục có thể mang lại một sự bảo vệ thích đáng đối với một ô nhiễm ngoại tại (contamination externe) phát những hạt alpha. Những bức xạ ion hóa bởi những hạt alpha chỉ đáng quan ngại trong cơ thể, do hít hay nuốt vào những émetteur de particules alpha. Khi ở trong cơ thể, bức xạ alpha có thể tạo những thương tổn đáng kể cho những tế bào lân cận.
Những hạt bêta là những hạt nhỏ tích điện, có thể đi vào sâu hơn những hạt alpha và có thể ảnh hưởng những lớp sâu hơn của da với khả năng làm thương tổn lớp nền của da, gây nên bỏng bêta. Những tia bêta thường nhất là do những mưa phóng xạ nguyên tử. Những hạt bêta cũng dẫn đến những thương tổn phát xạ tại chỗ.
Những tia gamma tương tự với những tia X và có thể đi vào các mô dễ dàng. Những tia gamma được phát ra trong một nổ nguyên tử và những mưa phóng xạ củanó. Chúng cũng có thể được phát ra từ vài radionucléide có thể hiện diện trong một DDR. Sự phát xạ gamma có thể dẫn đến một sự phơi nhiễm của toàn cơ thể. Sự tiếp xúc của toàn cơ thể có thể dẫn đến những bệnh phát xạ cấp tính và mãn tính.
Những neutron có thể đi vào các mô một cách dễ dàng nhờ năng lượng tiêu hủy của chúng 20 lần lớn hơn những năng lượng tiêu hủy của các tia gamma, bằng cách làm xáo trộn cấu trúc nguyên tử của những tế bào. Những neutron được phóng thích trong một nổ nguyên tử nhưng không tạo một nguy cơ do những mưa phóng xạ (retombées). Những neutron cũng có thể góp phần vào sự
tiếp xúc một phát xạ của toàn cơ thể và có thể gây nên một maladie d’irradiation aigue. Những neutro có thể chuyển đổi những kim loại ổn định thành những đồng vị phóng xạ. Năng lực này có một tầm quan trọng đối với những bệnh nhân mang một trang bị bằng kim loại hay những bệnh nhân có những vật kim loại vào lúc phơi nhiễm.
Sự phơi nhiễm của toàn thân thể được đo bằng những đơn vị gray (Gy). Rad (liều bức xạ bị hấp thụ) là một đơn vị liều lượng quen thuộc đã được thay thế bởi gray : 1 Gy bằng100 Rad. Rem (radiation équivalent homme) tương đương với liều bằng Rad nhân lên bởi một « facteur de qualité », tính đến những đặc điểm nội tại của những loại bức xạ khác nhau. Rem được thay thế bởi Sievert (Sv) : 1 Sv bằng 100 Rem.
Sự phát xạ tác động một cách rất dễ dàng những tế bào đang phân chia nhanh, gây những thương tổn của tủy xương và trong ống tiêu hóa hay những tỷ lệ đổi mới tế bào tăng cao xảy ra. Những liều cao hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp hệ thần kinh trung ương. Liều phơi nhiễm của toàn cơ thể xác định những hậu quả y khoa của sự phơi nhiễm.Những bệnh nhân nhận đến 1 Gy phát xạ của toàn cơ thể nói chung không cho thấy những dấu hiệu lậm sàng của thương tổn. Một phát xạ từ 1 đến 2 Gy gây ở một nửa bệnh nhân nôn và mửa, nhiều người trong số những bệnh nhân này sau đó sẽ phát triển một giảm bạch cầu (leucopénie) và số tử vong là tối thiểu. Phần lớn những nạn nhân nhận hơn 2 Gy bị bệnh và cần được nhập viện. Hơn 6 Gy, những tỷ lệ tử vong tăng cao. Ở những liều trên 30 Gy, những dấu hiệu thần kinh là rõ rệt và tử vong là kết cục khả dĩ nhất.
Syndrome d’irradiation aigue (hội chứng phát xạ cấp tính) nói chung theo một tiến triển, trước hết được biểu hiện bởi một giai đoạn tiền chứng (phase de prodrome), được đặc trưng bởi khó ở (malaise), nôn và mửa.
Giai đoạn này được tiếp theo sau bởi một giai đoạn tiềm tàng (phase latente), trong đó bệnh nhân chủ yếu không triệu chứng. Thời gian của giai đoạn tiềm tàng tùy thuộc tổng liều bức xạ được hấp thụ. Liều phát xạ càng quan trọng giai đoạn tiềm tàng càng ngắn.
Giai đoạn tiềm tàng được tiếp theo sau bởi giai đoạn phát bệnh (phase de maladie déclarée), mà những dấu hiệu lâm sàng tùy thuộc vào những cơ quan bị thương tổn. Những thương tổn của tủy xương xảy ra ở những tổng liều từ 0,7 đến 4 Gy và dẫn đến sự sụt giảm cửa sổ bạch cầu và một sự giảm của miễn dịch đối với nhiễm trùng, từ nhiều ngày đến nhiều tuần. Một sự giảm của các tiểu cầu có thể dẫn đến sự tạo thành những máu tụ và những xuất huyết.Sự sụt giảm các hồng cầu sẽ tạo nên một thiếu máu. Một phát xạ từ 6 đến 8 Gy, cũng sẽ ảnh hưởng ống tiêu hóa, với ỉa chảy, mất dịch và phân có máu (hématochézie). Trên 30 Gy, bệnh nhân thể hiện một hội chứng thần kinh-mạch máu (syndrome neurovasculaire), đi từ giai đoạn tiền chứng (phase prodromique) với nôn và mửa, đến một giai đoạn tiềm tàng (phase latente) ngắn chỉ kéo dài giờ, tiếp theo bởi một sự suy sụp nhanh của trạng thái tâm thần, hôn mê và chết. Bệnh cảnh lâm sàng đôi khi được kèm theo bởi tình trạng bất ổn định huyết động. Những liều cao như thế có thể xảy ra sau một nổ nguyên tử, nhưng nạn nhân có lẽ chết vì hậu quả của những vết thương liên kết với với nổ. Những nạn nhân cũng có thể bị phơi nhiễm với những liều cao này trong một nhà máy điện nguyên tử khi không có nổ, nếu trung tâm của lò phản ứng đã đạt point de criticité của nó.
Tất cả những tai nạn hay biến cố khủng bố nguyên tử không dẫn đến một sự phơi nhiễm ở một liều phát xạ tăng cao. Một sự phơi nhiễm với một liều thấp
bức xạ, như điều rất có thể xảy ra sau nổ của một thiết bị phát tán phóng xạ (DDR), có lẽ không gây nên thương tổn cấp tính thứ phát sự phát xạ. Tùy theo liều, bệnh nhân có thể có một nguy cơ gia tăng bị ung thư trong tương lai. Ngoài những tác dụng của chất nổ truyền thống, những tác dụng cấp tính của một nổ của một thiết bị phát tán phóng xạ có thể là tâm lý, nhất là những phản ứng stress, sợ hãi, trầm cảm cấp tính và những triệu chứng tâm thần-thân thể, có nguy cơ làm căng thẳng những khoa cấp cứu và những cơ sở y tế.
Các bệnh nhân có thể bị ô nhiễm bởi đồ dùng phát một bức xạ alpha, bêta và ngay cả gamma, nhưng những chất gây ô nhiễm thường gặp nhất phát một phát xạ alpha và bêta. Chỉ bức xạ gamma góp phần vào sự phát xạ của toàn cơ thể, như được mô tả trước đây. Những bức xạ alpha và bêta có một năng lực đi vào hạn chế, nhưng dầu sao cũng có thể gây nên những thương tổn tại chỗ của các mô. Các bệnh nhân có thể được khử nhiễm dễ dàng bằng cách lấy đi quần áo và rửa bằng nước hay bằng nước và xà phòng. Một bệnh nhân có một ô nhiễm đến độ có thể là một nguy hiểm phóng xạ đối với những người can thiệp xử trí bệnh nhân là điều không thể, vậy sự xử trí một thương tổn chấn thương ảnh hưởng tiên lượng sinh tồn là một ưu tiên tức thời và không được làm chậm trễ bởi thủ thuật khử nhiễm.
Như điều đó đã được đề cập, những hạt phóng xạ có thể được hít vào, nuốt vào hay được hấp thu xuyên qua da hay những vết thương bị ô nhiễm. Loại phát xạ này sẽ không gây nên những tác dụng cấp tính, nhưng có thể gây nên những tác dụng chậm. Tất cả những nạn nhân hay tất cả những người can thiệp của những service de secours hoạt động trong một vùng có nguy cơ hít vào những hạt phóng xạ mà không nhận một bảo vệ hô hấp phải chịu một đánh giá về sau để nhận diện sự ô nhiễm nội tại (contaminantion interne) có thể đòi hỏi một can thiệp y khoa để làm loãng nó hay chặn những tác dụng của radionucléide được hít vào.
III. TRANG BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN (EPI : ÉQUIPEMENT DE PROTECTION INDIVIDUELLE)
Sau một thảm họa hạt nhân, những người can thiệp hoạt động trong một môi trường bao gồm nguy cơ phơi nhiễm những bức xạ ion hóa (rayonnements ionisants). Nguy cơ phát xạ tùy thuộc nhiều vào loại sự cố hạt nhân.
Trang bị bảo vệ cá nhân (EPI), sẵn để dùng cho những người can thiệp trong trường hợp nguy hiểm hóa học và sinh học, mang lại một sự bảo vệ nào đó chống lại sự ô nhiễm bởi các hạt phóng xạ. Tuy nhiên, nó không mang lại sự bảo vệ chống lại những nguồn phát xạ có năng lượng cao, như một lò phản ứng hạt nhân bị tổn hại hay một nổ hạt nhân ở điểm zéro.
Tính phóng xạ (radioactivité) có thể hiện diện trong khí, aérosol, những chất rắn và lỏng. Nếu các khí phóng xạ hiện diện, một ARA (appareil respiratoire autonome) sẽ mang lại sự bảo vệ cao nhất. Nếu các aérosol hiện diện, một masque à cartouche filtrante (RAAP: respirateur avec apport d’air purifié) có thể đủ để phòng ngừa một ô nhiễm nội tại do hít những hạt bị ô nhiễm. Một mặt nạ N-95 sẽ mang lại một sự bảo vệ nào đó chống lại sự hít vào các hạt. Một bộ áo liền quần chống lại nước bắn chuẩn (combinaison résistante aux éclaboussures standard), sẽ bảo vệ chống các hạt phát một phát xạ alpha và sẽ mang lại một bảo vệ nào đó chống các tia beta, nhưng không mang lại một bảo vệ nào chống sự phát xạ gamma và những neutron.
Không một trang bị bảo vệ cá nhân (EPI) thông thường nào, được mang bởi các người can thiệp, bảo vệ chống lại một point source d’irradiation à énergie élevée. Loại phát xạ này được gặp suốt trong phút đầu của một nổ hạt nhân, trong trung tâm một lò phản ứng hạt nhân trong tình huống nguy kịch, hay với một nguồn phát xạ năng lượng cao, như césium 137, có thể được phát tán trong một thiết bị phát tán phóng xạ (DDR). Bảo vệ tốt nhất chống lại những nguồn này là sự giảm thời gian tiếp xúc, gia tăng khoảng cách với nguồn và bảo vệ sau một écran. Vài vật liệu mới có thể mang lại một sự bảo vệ nào đó chống lại một bức xạ gamma yếu là đối tượng của những nghiên cứu để trang bị những EPI của những người can thiệp của các service de secours.
Trái với tình huống, trong đó một EPI không đủ được mang để chống lại vài tác nhân hóa học, sự hít vào, sự nuốt hay sự hấp thụ qua da của một chất khí hay của những hạt phóng xạ phát một bức xạ sẽ không làm mất năng lực một cách tức thời một người can thiệp hay một nạn nhân. Tất cả những người can thiệp đã hoạt động trong một môi trường tiềm năng bị ô nhiễm boi một vật liệu phóng xạ, phải chịu một sự theo dõi của sự phát xạ để xác định đã có một ô nhiễm nội tại hay không và bắt đầu một xử trí tích cực nếu cần.
Những dosimètre hay những alarme phải được mang nếu chúng có sẵn. Có những tiêu chuẩn về liều phát xạ có thể chấp nhận được trong môi trường nghề nghiệp trong những điều kiện bình thường và khẩn cấp. Những nồng độ của liều bức xạ ion hóa có thể được đo để ngăn cản những người can thiệp ở trong tình huống nguy cơ bị bệnh phát xạ cấp tính (maladie d’irradiation aigue) hay nguy cơ tăng cao không thể chấp nhận được phát triển một ung thư. Người chỉ huy những hoạt động cứu phải có được những lời khuyên về những giới hạn phơi nhiễm các bức xạ.
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ
Những bệnh nhân bị thương trong một thảm họa hạt nhân phải được đánh giá sơ cấp và thứ cấp tùy theo cơ chế thương tổn. Những người can thiệp có thể dự kiến đánh giá những bệnh nhân đã bị những thương tổn do blast và những thương tổn nhiệt trong trường hợp một nổ hạt nhân, hay do chất nổ mạnh cổ điển được đưa vào trong một thiết bị phát tán phóng xạ (DDR). Ưu tiên phải được dành cho sự xử trí những thương tổn chấn thương, với sự xử trí thứ cấp những thuong ton phong xa. Người ta khuyến nghị thực hiện sự khử nhiễm nạn nhân để loại bỏ mọi ô nhiễm bởi các hạt phóng xạ nhưng sự khử nhiễm này không được làm chậm những săn sóc của các bệnh nhân cần một can thiệp tức thời đối với những thương tổn chấn thương của họ. Nếu các bệnh nhân không cho thấy những dấu hiệu của thương tổn nặng cần một can thiệp tức thời, bệnh nhân trước hết có thể được khử nhiễm.
Đứng trước iode phóng xạ trong môi trường, như điều này có thể xảy ra ở bên trong một lò phản ứng hạt nhân, sau một tai nạn đường xá liên quan một sự rõ rĩ của chất đốt hạt nhân (combustible nucléaire), hay sau sự nổ của một thiết bị hạt nhân, sự cho iodure de potassium ở những người can thiệp của những service de secours và ở những nạn nhân có thể giúp phòng ngừa sự tích tụ của iode phóng xạ trong tuyến giáp, điều này có thể gia tăng khả năng bị ung thư. Những thérapeutiques bloquantes et d’élimination corporelle có thể được khuyến nghị bởi bệnh viện hay những giới hữu trách y tế ngay khi ta có nhiều thông tin hơn về thảm họa. Một thérapeutique bloquante được dự kiến để cản những tác dụng của agent radiologique, trong khi một traitement de l’élimination nhằm lấy đi khỏi cơ thể tác nhận bằng cách sử dụng những thuốc liên kết với tác nhân và như thế cho phép lấy nó đi.
V. VỀ VẬN CHUYÊN NẠN NHÂN
Các bệnh nhân phải được vận chuyển đến những trung tâm y tế thích hợp gần nhất, có năng lực xử trí những chấn thương và những thương tổn phát xạ (lésions d’irradiation). Tất cả các bệnh viện phải có một kế hoạch xử trí một cấp cứu phóng xạ (urgence radioactive), nhưng các tập thể có thể đã nhận diện những cơ sở có những phòng khử nhiễm, có thể xử trí những chấn thương và có nhân viên được đào tạo khử nhiễm phóng xạ ngoại tại và nội tại, cũng như xử trí những biến chứng liên kết với sự phơi nhiễm của toàn cơ thề với những bức xạ ion hóa.
(PHTLS : Secours et soins préhospitaliers aux traumatisés)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(5/6/2022)
Đọc thêm : Médecine de catastrophe : Vũ khí hóa học