Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh

I. COVID-19 : 12 CÂU HỎI LÀM CÁC KHOA HỌC GIA MẤT NGỦ

Đối phó với đại dịch, nghiên cứu được huy động một cách chưa từng có, để hiểu tiến triển của nó, nghĩ ra des vaccin, điều trị bệnh nhân. Nhưng những câu hồi vẫn còn. 12 thầy thuốc hay những nhà nghiên cứu của những nghành khác nhau gợi lên những problématique khiến họ mất ngủ. Cách nay 16 tháng, một virus chưa từng biết đến xuất hiện ở Trung quốc, lan đến châu Á, rồi khắp thế giới. Khi đó không ai biết gì cả về tác nhân sinh bệnh này, ngay cả không biết rằng nó thuộc về họ của các coronavirus. Người ta đã chỉ chứng thực rằng một bộ phận những người bị nhiễm phát triển những triệu chứng phổi nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Ta biết những gì xảy ra sau đó. Đại dịch đã làm lây nhiễm 160 triệu người xuyên khắp hành tinh, đã giết chết hơn 3,3 triệu người, tấn công một cách đặc biệt dữ dội những vùng tiên tiến nhất về mặt khoa học, nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Trong một cố gắng không tiền khoáng hậu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện những tiến bộ quan trọng trong kiến thức về virus và những biểu hiện của nó. Như thế ta đã khám phá rằng virus hô hấp này được truyền qua những giọt nhỏ (gouttelettes) nhưng cũng qua những aérosols, rằng thời kỳ lây nhiễm (période de contagion) bắt đầu trước khi có những triệu chứng đầu tiên, rằng sự mang khẩu trang làm giảm một cách rõ rệt sự truyền của virus.
Người ta đã phát hiện những tiêu chuẩn của những bệnh nền (comorbidité), làm dễ những thể nặng của bệnh : trước hết là tuổi tác, nhưng cũng bệnh béo phì, bệnh đái đường, những bệnh lý thận, tim hay phổi. Người ta đã đo lường quy mô của bệnh cảnh lâm sàng, virus trước hết tấn công hệ hô hấp, nhưng cũng những huyết quản gần như khắp nơi trong cơ thể và hệ thần kinh. Trong các bệnh viện, các thầy thuốc đã làm cho tinh tế hơn những cách điều trị, đặc biệt trong những khoa điều trị tăng cường, thành công làm giảm tỷ lệ tử vong.

TRONG MỘT THỜI GIAN KỶ LỤC

Trong những phòng thí nghiệm trên toàn thế giới, các chuyên gia virus học đã bắt đầu theo dõi tiến triển di truyền của tác nhân gây bệnh. Ngay mùa xuân năm 2020, họ đã thấy một biến dị đâu tiên thống trị nhưng không gây quá nhiều thiệt hại. Rồi, vào cuối năm đó, những biến thể lây nhiễm hơn, đôi khi gây chết hơn, hay đề kháng hơn với các kháng thể, phát triển ở Anh, ở Nam Phi, Ba Tây. 5 lục địa đã trở thành một phòng thí nghiệm lớn.
Sau cùng, những đại học, start-up và những đại công ty dược phẩm đã phát triển những vaccin trong một thời gian kỷ lục. Người ta đã tự hỏi không biết chúng có hiệu quả hay không ; chúng đạt những nồng độ đặc biệt cao. Người ta đã sợ một loạt những tác dụng phụ ; những tác dụng phụ này dường như tương đối giới hạn. Ngoài phòng ngừa các triệu chứng, người ta đã sợ về năng lực của vaccin trong sự ngăn chặn sự nhiễm và lan truyền của virus ; nhưng các vaccin cũng thành công về điều đó.

Và tuy vậy, vẫn còn nhiều câu hỏi. Vài câu hỏi liên quan đến chính sinh học của virus, sự tiến triển của nó, năng lực đáp ứng của chúng ta với điều đó. Những câu hỏi khác liên quan đến tính chất đa dạng của các triệu chứng, trong không gian là cơ thể con người, nhưng cũng trong thời gian. Ta chưa biết thời gian miễn dịch mà các kháng thể được phát triển bởi những bệnh nhân từng bị bệnh Covid mang lại. Ta không biết nhiều hơn quy mô của những yếu tố di truyền hay épigénétique của người trong phản ứng đối với virus. Ta cũng không biết tại sao những người trẻ được bảo vệ như vậy (trái với điều mà ta quan sát với cúm), cũng như những nguyên nhân của tỷ lệ tử vong cao của những người già. Đó là chưa kể nguồn gốc của chính SARS-CoV-2, vẫn còn được tranh cãi, giữa zoonose ít hay nhiều ngẫu nhiên và tai nạn từ phòng thí nghiệm.
Chúng tôi đã muốn xem xét những câu hỏi luôn luôn mở này. Thay vì lập danh sách riêng của chúng tôi, chúng tôi đã chọn hỏi 12 chuyên gia, các thầy thuốc hay các nhà nghiên cứu từ những nghành khác nhau.

Các chuyên gia virus học, các chuyên gia dịch tễ học, các chuyên gia bệnh nhiễm trùng, các thầy thuốc hồi sức, các thầy thuốc nhi khoa, các thầy thuốc y tế cộng đồng…Ở mỗi người chúng tôi đã hỏi câu hỏi khiến họ mất ngủ, hay ít nhất làm họ ray rứt không ngừng là câu hỏi nào, và chúng tôi đã yêu cầu giải thích cho chúng tôi một cách tương đối ngắn gọn. Họ đã sẵn sàng, không do dự bước ra khỏi chuyên môn của mình.

Tiến triển của các biến thể, tính hiệu quả của vaccin, thời gian miễn dịch, sự phát triển của những thuốc điều trị, sự xử trí các bệnh nhân, sự dễ vỡ của bệnh viện, sự hợp tác quốc tế…Trong khi Pháp hy vọng sang trang Covid-19 một cách nhanh chóng, dựa vào vào sự tiêm chủng và một sự giở bỏ phong tỏa từng giai đoạn, toàn bộ những câu hỏi bổ sung từ sự cho ý kiến này gợi ý rằng đại dịch còn có thể gây ngạc nhiên, và rằng các thầy thuốc và các nhà nghiên cứu vẫn cần phải đuợc huy động để hiểu và chống lại nó trên toàn thể hành tinh. Để, cho một chân trời còn không chắc chắn, học sống với con virus xảo quyệt này, sau cùng bị khống chế.

1. PHẢI CHĂNG TIÊM CHỦNG SẼ CÓ THỂ THEO TỐC ĐỘ TIẾN TRIỂN CỦA VIRUS

Samuel Alizon, biologiste de l’évolution,
CNRS, Montpellier

Những coronavirus mùa (saisonniers) được biết thoát tính miễn dịch được gọi là «stérilisante» ? Ngoài những điều khác ra, chính vì điều đó mà ta mắc phải cảm cúm (rhume) vào mùa đông. Ngược lại, cơ thể của chúng ta phát triển một tính miễn dịch tốt đối với những thể nặng của những nhiễm virus này. Một cách tổng quát, chúng ta bị sơ nhiễm (primo-infecté) lúc còn trẻ, lúc đó nhiễm trùng ít độc lực, và những tái nhiễm sau đó không gây triệu chứng hay hiền tính.

Bằng loại suy, nhiều người đã nghĩ rằng cũng sẽ là như vậy đối với SARS-CoV-2. Vả lại trực giác này đã được xác nhận bởi những mô hình toán học (modèles mathématiques), gợi ý rằng sự chuyển của virus đại dịch này thành một virus mùa hiền tính có thể cần từ 2 đến 10 năm, tùy theo tốc độ lan tràn của đại dịch.
Bất hạnh thay, những trực giác và những mô hình này đã không chú ý đến tiến triển của virus. Tình hình đã thay đổi cuối năm 2020 với sự trổi dậy của những « biến thể gây quan ngại » (variants préoccupants), gây những nhiễm trùng khác nhau về mặt phénotype. Mặc dầu quy mô chính xác của hiện tượng vẫn cần phải định lượng, dường như người ta chấp nhận rằng những virus của các dòng B.1.351 (biến thể V2) và P.1 (biến thể V3), lần lượt được nhận diện ở Nam Phi và Brésil, có năng lực thoát miễn dịch stérilisante, và cũng thoát miễn dịch chống lại những thể nặng. Năng lực của các biến thể tái nhiễm các ký chủ không gây ngạc nhiên đối với các coronavirus bao nhiêu, thì sự việc gây những hội chứng nặng, của các Covid, ở những bệnh nhân được gây miễn dịch chống lại các chủng được gọi là hoang dã (không biến thể) là một tiến triển vừa bất ngờ và gây quan ngại bấy nhiêu

Chúng ta hãy xác định rõ rằng, hiện nay, vài vaccin, nhất là những vaccin được gọi là vaccin à ARN, dường như mang lại một miễn dịch mạnh đối với những biến thể gây quan ngại (variants préoccupants). Trong thời gian dài hạn sẽ ra sao ? Trên lý thuyết, sự thoát đối với miễn dịch do vaccin mang lại là cái gì tốn kém, khó thực hiện đối với virus, vì những contrainte génomique rất mạnh. Ngoài ra, một trong những ưu điểm lý thuyết của các vaccin à ARN là có thể được thích nghi một cách nhanh chóng, đáp ứng với sự tiến triển của virus. Nhưng tốc độ cập nhật này tùy thuộc vào những contraintes logistiques và économiques. Sự tiêm chủng ở quy mô thế giới phải chăng sẽ có thể theo kịp tốc độ tiến triển của virus ? Nói một cách khác, câu hỏi là cần phải biết tầm quan trọng nào của cuộc chạy đua cùng tiến triển (course coévolutive) giữa miễn dịch của chúng ta (tự nhiên hay do vaccin) đối với những thể nặng và sự tránh nó bởi virus, và, nếu nó là mạnh, đáp ứng của chúng ta có sẽ theo kịp không.

2. CHO ĐẾN ĐÂU VIRUS CÓ THỂ BIẾN DỊ ?

Dominique Costagliola
Epidémiologiste, INSERM

Trong số những biếnthể gây quan ngại (variants préoccupants), được phát hiện ở Nam Phi (dòng B.1.351), ở Brésil (dòng P1 hay B1.1.248), hay lại nữa ở Ấn Độ (dòng B.1.617), ta ngạc nhiên khi chứng thực sự hiện diện của một biến dị chung E484-E484K đối với hai biến thể đầu, E484Q đối với biến thể được phát hiện ở Ấn Độ, không hiện diện trên những biến thể liên kết với đại dịch năm 2020 ở châu Âu (dòng B1). Biến thể được phát hiện ở Vương quốc Anh (dòng B.1.1.7) không mang biến dị này nhưng có chung với hai biến thể đầu một biến dị N501Y. Tất cả những biến dị này nằm trong séquence mã hóa đối với protéine de spicule, protéine này gắn vào thụ thể ACE2 để đi vào bên trong những tế bào người. Biến dị E484K hiện diện trong những biến thể khác được mô tả ở Hoa Kỳ, ở Ecosse, và trong nhiều nước. Nó có thể, như biến dị E484Q, liên kết với một nguy cơ thoát một phần miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch vaccin (immunité vaccinale).
Điều lạ lùng là chứng thực một sự hội tụ nào đó trong sự xuất hiện của những biến dị này ở những nơi khác nhau trên hành tinh.

Do đó câu hỏi quan trọng cho động lực tương lai của dịch bệnh : điều đó có muốn nói rằng virus chỉ có ít khả năng tiến triển đứng trước sự gia tăng của miễn dịch cộng đồng và rằng, do đó, có hy vọng đúng đắn rằng, qua sự tiêm chủng hiện nay hay tương lai (vaccin được thích ứng tốt hơn với những biến thế mới này), chúng ta sẽ đi đến một tình huống kiểm soát dịch bệnh ? Một tình huống khác có thể là đường tiến hóa này chỉ là điều làm dễ sự tiếp tục của sự truyền của virus trong thì đầu, nhưng rằng những cơ chế tiến hóa khác của virus có thể mang lại cho nó một lợi thế nếu đường này trở nên một ngõ cụt đối với virus. Những nghiên cứu séquençage đại trà trong dân chúng, một mặt, và những nghiên cứu cơ chế (études mécanistiques) trong phòng thí nghiệm, mặt khác, có thể làm chúng ta sáng tỏ vấn đề này. Câu trả lời là chủ yếu để dự kiến tương lai của sự tiến triển của đại dịch là gì.

3. ĐẠI DỊCH SẼ NẶNG THÊM, BIẾN MẤT, TRỞ NÊN MÙA ?

Patrick Berche, microbiologiste
Ancien directeur de l’Institut Pasteur de Lille

Vấn đề chủ yếu được đặt ra bởi đại dịch Covid-19 là vấn đề về tiến triển của nó. Phải chăng nó sẽ nặng dần, kéo dài trong nhiều năm, biến mất, trở nên mùa ? Từ thời thượng cổ, nhân loại đã sống sót nhiều đại dịch, nhất là nguồn gốc virus như cúm. Từ thời Phục Hưng, mỗi thế kỷ ta đã đối đầu hai hay ba đại dịch cúm. Tất cả đã dừng lại trong hai hay ba năm sau khi đã đi xuyên qua thế giới, tiến triển thành tính chất mùa (saisonnalité) ? Một trong những đại dịch nổi tiếng nhất dĩ nhiên là cúm Tây Ban Nha. Đại dịch này đã có một làn sóng ban đầu hiền tính vào tháng ba 1918, rồi một làn sóng thứ hai chết người vào tháng chín, trước khi biến mất vào mùa thu 1919, trở thành mùa khi dân chúng càng được miễn dịch chống lại virus. Bằng cách phân tích virus gây chết người của năm 1918, mới đây người ta đã xác nhận rằng virus có độc lực rất cao so với virus mùa kế tiếp nó, và là nguồn gốc của những virus cúm hiện nay.
 Phải chăng SARS-CoV-2 có thể theo tiến hóadarwin này, hướng tới một khả năng lây nhiễm lớn hơn và một sự mất độc lực ? Mục đích tối hậu của virus là sống sót bằng cách lưu hành một cách liên tục ở người và các động vật.

MỘT TIỀN LỆ KHẢ DĨ

Từ năm 2019 người ta đã phát hiện nhiều biến dị, phần lớn im lặng. Kể từ mùa thu 2020, vài biến thể của protéine S, cấu thành những spicule của virus, đã tỏ ra lây nhiễm hơn và đôi khi độc lực hơn. Cũng như trong cúm Tây Ban Nha, cùng những loại biến thể S này đã xuất hiện đồng thời khắp nơi trên thế giới một cách độc lập. Có lẽ đó là một chỉ dấu một số hạn chế những biến dị trên protéine này, điều này cho phép thoáng thấy một lời thoát cho đại dịch đứng trước một virus trong tình thế tuyệt vọng. Như thế ta có thể đoán thấy một sự chuyển qua endémicité vào những đợt mùa, thậm chí một sự biến mất sau một tiêm chủng đại trà trên thế giới.
Có một tiền lệ lý thú với những coronavirus. Những nghiên cứu philogénique chỉ rằng một trong những coronavirus, hiện tính, CoV 229E, lưu hành từ nhiều thập niên trong dân chúng, phát xuất từ một virus nguồn gốc của một épizootie bovine, sau đó lây nhiễm loài người trong dịch cúm Nga». Phát xuất từ Turkestan, đại dịch này đã hoành hành từ 1889 đến 1892 và giết chết ít nhất một triệu người trên thế giới. Như thế có thể hiện hữu một tiền lệ về một sự mất độc lực của một coronavirus khi tiến triển trong nhiều năm của một đại dịch.

Những lịch sử không được viết. Virus có thể còn dành cho chúng ta những bất ngờ. Thế mà chúng ta sống dưới mối đe dọa của những đại dịch khác, trong một thế giới rất đô thị hóa, ở đó sự giao thông hàng không mạnh mẽ có thể chuyên chở xuyên hành tinh, trong vài giờ, những virus lạ. Hiện hữu ít nhất 5000 loài, chỉ riêng đối với các coronavirus, ở những động vật hoang dã, đặc biệt dơi và chim.


4. TIÊM CHỦNG CÓ THỂ LÀM GIẢM NHỮNG BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ Y TẾ ?

Những cơ thể bị hao mòn sớm, Một sự tiếp xúc với virus liên kết với những điều kiện sống và làm việc, một sự tiếp cận với hệ điều trị khó hơn đối với những người nghèo khổ nhất… Nguy cơ chết vì Covid-19 dĩ nhiên không giống nhau đối với tất cả.

Làm sao sự tiêm chủng, một trong những đòn bẫy chính chống lại dịch bệnh hiện nay, có thể góp phần làm giảm những bất bình đẳng về y tế, tai ương thật sự của y tế cộng đồng và enjeu quan trọng cửa công lý xã hội ?

Chiến lược quốc gia, để tránh một sự quá tải của các khoa hồi sức, đã ưu tiên những tiêu chuẩn y tế khách quan để xác định những ưu tiên tiếp cận với vaccin miễn phí, như tuổi tác và những bệnh nền. Chỉ mới đây thôi mà những tiêu chuẩn tiếp xúc nghề nghiệp đã được xét đến
Nhưng còn những điều kiện tiếp cận với các vaccin, nhất là đối với những người trong tình trạng bấp bênh, đối với những người phải đối đầu với những khó khăn để tìm một lấy hẹn y tế ? Và thế nào những ngập ngừng ăn sâu về mặt xã hội khi phải đi tiêm chủng, điều này cũng có nguy cơ hạn chế nhiều việc nhờ đến tiêm chủng ? Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng ý định không đi tiêm chủng là rõ rệt hơn trong những giới nghèo nàn nhất, những giới xa cách nhất về mặt xã hội với hệ y tế và ít tin tưởng nhất vào những cải thiện y khoa về sức khoẻ và vào chính phủ, đó dùng là những người có nguy cơ nhất, đó những điều kiện sống và làm việc, mắc phải các virus.

Vậy những bất bình đẳng thực hành vaccin là được dự kiến về mặt xã hội. Cuối cùng vẫn cần phải khách quan hóa chúng và hiểu tốt hơn những quá trình xã hội tạo thành chúng. Những kết quả nghiên cứu càng quan trọng để đưa vào trong cuộc tranh luận khi ở Pháp ta không có sẵn những dữ liệu hệ thống về những đặc điểm xã hội của những người được gọi đi tiêm chủng.

5. LÀM SAO SỬ DỤNG MIỄN DỊCH TẾ BÀO TỐT HƠN ĐỂ TỐI ƯU HÓA NHỮNG VACCIN NGÀY MAI ?

Jean-Daniel Lelièvre, immunologiste
Hôpital Henri-Mondor, Créteil

Cũng như mọi nhiễm virus, nhiễm do Covid-19 vận dụng hai mặt của đáp ứng thích nghi (réponse adaptive) : đáp ứng thể dịch (réponse humorale) và đáp ứng tế bào (réponse cellulaire). Đáp ứng thể dịch được biết rõ, nó được đảm trách bởi các kháng thể, chúng chặn sự đi vào của virus trong cơ thể. Đáp ứng thứ hai (tế bào) liên quan một quần thể những tế bào đặc biệt được gọi là những tế bào lympho T CD8, có nhiệm vụ tiêu hủy những tế bào bị nhiễm.

Ít được biết hơn bởi đại chúng, chúng cũng ít được nghiên cứu hơn bởi các nhà nghiên cứu. Điều đó chủ yếu là do những vấn đề thực hành : trong khi đáp ứng kháng thể (réponse anticorps), ít nhất trong những khía cạnh đơn giản nhất, có thể được khảo sát trong bất cứ laboratoire d’analyse médicale nào, thì sự theo dõi và nghiên cứu về những cellules tueuses có vẻ phức tạp hơn nhiều. Thế mà những vấn đề này là thiết yếu.

HIỂU NHỮNG NGUY CƠ THẬT SỰ

Thật vậy, nếu những tế bào lympho T CD8 chỉ có một vai trò có lẽ thứ yếu trong sự bảo vệ chống nhiễm trùng, thì sau đó vai trò này hoàn toàn khác, trong sự kiểm soát nhiễm trùng này, và do đó trong tính nghiêm trọng của bệnh. Những dữ liệu về đáp ứng lympho T CD8 chống lại SARS-CoV-1, của năm 2003, cũng như những dữ liệu mới đây về đáp ứng chống lại SARS-CoV-2, cho thấy rằng đáp ứng này tồn tại lâu, có thể được phát hiện đến 10 năm sau nhiễm bởi virus. Ngoài ra, những biến dị cho phép các biến thể gây quan ngại (VOC : variants préoccupants) thoát các kháng thể trung hòa (anticorps neutralisants) dường như không ảnh hưởng chất lượng của đáp ứng lympho TCD8.

Do đó, một phân tích rộng hơn của đáp ứng lympho TCD8 này, khi nó được thiết đặt dần dần, cho phép hiểu tốt hơn những nguy cơ thật sự mà những biến thể gây quan ngại này gây nên ở chúng ta. Ngoài ra, protéine Spike, mà phần lớn các biến dị xảy ra ở đây, chỉ là một phần nhỏ của các đích của đáp ứng lympho T CD8 này. Như thế, giải mã tốt hơn bộ phận thường không được chú ý này của đáp ứng miễn dịch có thể là một công cụ quyết định trong sự hiểu mà chúng ta có về tính hiệu quả của vaccin và trong sự chế tạo những vaccin mới.

 Đọc thêm :

– TSYH số 566 : bàisố 7 (immunité humorale et cellulaire)
– TSYH số 552 : bài số 8
 – TSYH số 547 : bài số 3
 – TSYH số 546 : bài số 5,6,7,8

6. TÍNH MIỄN DỊCH CỦA CÁC VACCIN SẼ KÉO DÀI BAO LÂU ?

Devi Sridhar, professeur de Santé Publique
Université d’Edimbourg
Conseillère du Gouvernement Écossais

Vấn đề làm tôi quan ngại là tính miễn dịch do vaccin mang lại sẽ kéo dài bao lâu. Những nhà khoa học ước tính một sự biến thiên từ 6 tháng đến 10 năm. Nếu đó là 10 năm, sự chấm dứt của những nỗi buồn phiền của chúng ta sẽ gần kề ; nếu đó là 6 tháng, một câu chuyện khác bắt đầu. Hôm nay, vấn đề trung tâm của sự tiêm chủng không phải là ở chỗ tính hiệu quả của vaccin, tính hiệu quả này rất tốt, mặc dầu những biến thể nhiên hậu có thể tạo những khó khăn. Vấn đề không phải trong chuỗi cung ứng (chaine d’acheminement) hay trong việc tiêm vaccin. Vấn đề nằm trong hai chữ : các liều (les doses).

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VACCIN (nationalisme vaccinal)
Nếu tính miễn dịch giảm sút sau 6 tháng và nếu phải cần một tiêm nhắc lại, những nước giàu sẽ tiếp tục mua vét các liều để tiêm cho dân mình, còn những nước nghèo sẽ bị lấy đi. Ngược lại, nếu tính miễn dịch kéo dài nhiều năm, những nước giàu, một khi dân mình đã được tiêm chủng, sẽ quan tâm đến những nước đang phát triển và tặng cho họ ngay cả những dự trữ của mình.

Vào lúc này, sự bất bình đẳng là rõ ràng. Nước Anh, vì thận trọng, đã đặt hàng cho mùa thu nhiều triệu liều nhắc lại. Liên Hiệp châu Âu cũng đã làm như vậy. Nếu những liều này vô ích, chúng ta sẽ cho chúng Sénégal hay Mali, tôi tin chắc như vậy. Nhưng nếu tính miễn dịch hay những biến thể làm cho chúng trở nên cần thiết, chủ nghĩa dân tộc vaccin (nationalisme vaccinal) sẽ lấy lại quyền và những bất bình đằng tiếp tục gia tăng. Quyết định của Joe Biden ủng hộ một sự tạm ngừng các bằng sáng chế là đáng phấn khởi và đi trong chiều hướng tốt. Nhưng sự sở hữu trí tuệ (propriété intellectuelle) chỉ là một phần của vấn đề. Ta thiếu nhà máy, ta thiếu savoir-faire, phải tạo những trung tâm sản xuất ở mỗi vùng : tất cả điều đó là cần thiết để sản xuất những lọ vaccin quý giá.

Dẫu sao, tôi vẫn lạc quan. Từ lúc đầu, các vaccin đã làm chúng ta ngạc nhiên bởi tốc độ hiệu chính của chúng, bởi tính hiệu quả của chúng, cũng như bởi năng lực ngăn chặn sự truyền của virus. Tôi muốn tin rằng ngạc nhiên sắp đến của chúng ta sẽ là thời gian bảo vệ mà vaccin mang lại.

Đọc thêm :

– TSYH số 564 : bài số 10 (durée de protection du vaccin)


7. BỆNH VIỆN CÔNG SẼ SỐNG SÓT CUỘC KHỦNG HOÀNG NÀY ?


Alexandre Demoule, Réanimateur
Hôpital Pitié-Salpetrière, Paris


Với tư cách là thầy thuốc hồi sức, điều làm tôi băn khoăn hôm nay khi tôi nghĩ đến sự xử trí một bệnh nhân Covid, đó là cần biết tôi phải nội thông khí quản một cách nhanh chóng hay phải chờ đợi. Nếu tôi nối bệnh nhân tức thì với máy thở, tôi bảo vệ các lá phổi của bệnh nhân, nhưng bệnh nhân có nguy cơ bị một biến chứng. Nếu tôi chờ đợi, tôi có cơ may thành công không bao giờ phải nội thông bệnh nhân, điều này là một chiến thắng. Nhưng tôi cũng chấp nhận nguy cơ là tình trạng của bệnh nhân trở nặng đột ngột vài ngày sau và rằng dẫu sao tôi phải nội thông bệnh nhân này, trong tình huống cực kỳ khẩn cấp, và với những lá phổi cuối cùng đã chịu nhiều thương tổn.
 Người ta đã làm nhiều nghiên cứu, nhưng thật sự chưa có câu trả lời. Đó là một pari mà tôi làm nhiều lần mỗi ngày, và mỗi lần như thế điều đó để lại cho tôi một cảm giác khó chịu. Tuy vậy, trên nhiều khía cạnh, người ta đã làm những tiến bộ không thể tin được : trong làn sóng dịch đầu tiên, ta nằm trong cơn mắt của cyclone. Thế mà, trong vài tuần, ta đã làm giảm một cách đáng kể tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân của chúng ta. Trong hồi sức, đến mức như thế và trong ít thời gian, đó là điều chưa bao giờ thấy.

Nhưng, từ nhiều tuần nay, điều thật sự ngăn cản tôi ngủ, đó là muốn biết bệnh viện công có sẽ sống sót cơn khủng hoảng y tế này hay không. Tôi đã không bao giờ thấy bấy nhiêu nhân viên y tế bị mất động cơ như thế. Trước Covid, nhiều nhân viên điều trị đă từ giã bệnh viện để đi hành nghề tự do, ở những bệnh viện tư, ở ngoại quốc hay ngay cả đổi nghề. Nhung, từ cuộc khủng hoảng, tôi nghe liên tục lời phát biểu này. Đó là bởi vì những điều kiện làm việc xuống cấp, và cũng vì khả năng mua quá kém đối với những đồng lương thấp nhất.

CHO ĐẾN KIỆT SỨC
Nhưng đó cũng là bởi vì những nhân viên điều trị có cảm tưởng rằng chính phủ không tôn trọng đối với công việc được hoàn thành. Tuy vậy, ta đã làm việc với lòng nhiệt tình, cho đến khi kiệt sức. Thế mà khi ta rung chuông báo động và khi ta nói rằng sự căng thẳng là lớn, rằng các nhân viên điều trị bị kiệt sức, người ta trở lời với chúng tôi : « Ah thế à ? » Và khi chúng tôi phát ra một báo động lúc nói rằng ta sẽ không thể thành công điều trị tất cả mọi người nếu chính quyền không khống chế được dịch bệnh, người ta nói với chúng tôi «Thôi đi !», hay «Các người làm chính trị, các người tu cho mình là ai ! » Cách nay một năm, ta là những anh hùng, và hôm nay đó như thể ta chịu trách nhiệm về việc cuộc sống không trở lại bình thường. Nhưng ta bị đẩy vào chân tường ! Ta không thể làm hơn được.

 Nếu bệnh viện công không hoạt động nữa, mọi người sẽ phải trả giá. Nhưng chính những người thuộc giới bình dân nhất sẽ trả giá cao nhất. Để cho một nhóm người leo núi tiến lên, những người đầu đàn không được hy sinh những người cuối bằng cách cắt đứt dây thừng.

 8. BỘ MÁY SẢN XUẤT NHỮNG BIẾN DỊ HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO ?


 
Bruno Canard, chuyên gia virus học, CNRS, Marseille


Một virus không biến dị khó mà thoát chết. Nó có một mẹo ở ký chủ của nó. Sau đó, ký chủ này xây dựng một đáp ứng miễn dịch. Về sau, virus đụng phải miễn dịch này và bị loại bỏ. Những biến dị xuất hiện khi sao chép lại génome viral có thể mang lại cho virus những tính chất mới. Chỉ những tính chất làm dễ sự thoát hệ miễn dịch mới sinh ra những virus có thể lan truyền. Và chính như thế mà SARS-COV-2, xuất hiện vào năm 2019 trong một population naive về miễn dịch, đã tiến triển với một tỷ lệ biến dị thấp, đều đặn, có thể dự kiến.

Và rồi thì, đối phó với tính miễn dịch nảy sinh, những biến thể (variant : một chữ ít gây hoảng sợ hơn mutant) đã xuất hiện và đã được chọn lọc bởi vì chúng được thích nghi hơn. Từ đó, và đó là một hiện tượng tự nhiên và có thể dự kiến, những biến thể khác trỗi dậy bởi vì tính miễn dịch tự nhiên và do vaccin tiến triển trong dân chúng. Bao nhiêu biến thể sẽ xuất hiện ? Không gian biến dị (espace mutationnel) khả dĩ là không gian nào ? Nó có giới hạn không ?

Chính virus, qua enzyme trung tâm của nó (ARN polymérase), sinh ra những biến dị này. Như đối với tất cả những virus à ARN, nhiều sai lầm trong sao chép được thực hiện, ít được chọn lọc. Thăm dò không gian biến dị này đối với tôi có vẻ chủ yếu.
Những ARN polymérase cũng có khả năng thay đổi mô hinh cần sao chép. Lúc xảy ra một nhiễm đồng thời bởi hai virus khác nhau, nó có thể bắt đầu sao chép ARN của một virus và chấm dứt bởi sao chép ARN của một virus khác : khi đó ta sẽ có một virus lai chủng (hybride, chimérique), tái phối hợp (recombinant). Tính chất phân tử của các cơ chế gây nên sự tái phối hợp (recombinaison) này không được biết rõ : và tuy vậy nó là cơ sở cho sự tạo thành những virus mới, có thể vượt hàng rào loài (barrière d’espace) và gây nên những đại dịch, miễn là sẵn có một ký chủ thích hợp. Vậy hiểu sự vận hành của ARN polymérase không chỉ là một ý ngông ám ảnh. Đó là hiểu SARS-CoV-2 đă xuất hiện như thế nào và tiên liệu sự trỗi dậy của những virus mới.

Điều quyết định sự thành công của các biến thể, đó là sức cạnh tranh của chúng (vigueur compétitive). Những kháng thể của chúng ta phải chăng sẽ đẩy virus vào ngõ cụt ? Có lẽ, tuy nhiên điều đó không đuợc đến quá muộn.

Tiền hóa đã chuyên môn hóa và hoàn thiện ARN polymérase của các coronavirus. Một cách nghịch lý, ta cũng có một enzyme có những đặc điểm kỹ thuật phức tạp và bị thúc ép bởi triển nhưng sinh ra tính đa dạng gène trên génome viral…Trong khi các vaccin sẽ chống lại một protéine Spike biến hóa theo các biến dị của chúng, ARN polymérase tạo một đích điều trị lựa chọn đối với các nhà hóa học y khoa, sinh hóa, những nhà sinh học cấu trúc. Cũng như trong trường hợp của các virus VIH và viêm gan C, các nhà công nghệ và thầy thuốc sẽ sử dụng những nghiên cứu của họ để sản xuất một viên thuốc có thể sử dụng ngay khi ta biết rằng ta đã bị tiếp xúc với virus.

Đọc thêm:

 – TSYH số 566 bài số 5


9. NHỮNG CƠ CHẾ NÀO DẪN ĐẾN NHỮNG COVID KÉO DÀI ?


Dominique Salmon-Ceron, infectiologue
Hôtel-Dieu, Paris


Người ta đánh giá rằng hơn 15% những người đã phát triển Covid-19 vẫn còn ít nhất một triệu chứng 6 tháng sau. Ở Pháp, điều này liên quan nhiều trăm nghìn người. Những hậu quả xã hội là quan trọng. Trong một năm, sự tích lũy những kiến thức về những thể kéo dài này của bệnh đã là ngoạn mục. Những triệu chứng rất đa dạng, tiến triển một cách dao động, và kéo dài nhiều tháng. Tuy vậy, những cơ chế giải thích sự xuất hiện của những triệu chứng này vẫn luôn luôn gây tranh cãi.

Một kết quả quan trọng là sự chứng minh mới đây về sự tồn tại của virus ở những bệnh nhân bị Covid long. Lần đầu tiên, ta có bằng cớ rằng virus có thể vẫn ẩn dấu ở các khe khứu giác (fentes olfactives) trong một mô thuộc về hệ thần kinh và rằng những người có một test PCR mũi họng âm tính có thể vẫn còn mang virus nhiều tháng. Sư dai dẳng sau một nhiễm trùng được gọi là « cấp tính » không phải là một sự kiện duy nhất. Trong bệnh gây nên bởi virus Ebola, vài bệnh nhân giữ virus trong tinh dịch trong nhiều tháng.
«BROUILLARD CÉRÉBRAL»
Bây giờ phải xác định những cơ chế và những hậu quả của sự tồn tại của virus này là gì. Một trong những giả thuyết là virus vẫn ở trong những tế bào nội mạc (của thành của các mao mạch) và dẫn đến một sự viêm đoạn hồi của những mao mạch này và, do đó, một sự giảm cung cấp oxy trong các mô. Sự giảm này có thể gây nên «brouillard cérébral» và những giảm chuyển hóa não (hypométabolismes cérébraux) được chứng thực khi chụp scanner. Virus cũng có thể gây nhiễm những tế bào khác, và câu hỏi về sự nhiễm trực tiếp các neurone và các tế bào nâng đỡ là chủ yếu.
 Cũng quan trọng là câu hỏi tại sao virus van tồn tại ở một số người. Còn ở những người lành bệnh thì sao ? Tại sao một bộ phận của các bệnh nhân bị Covid kéo dài không phát triển những kháng thể chống lại SARS-CoV-2 ?

Sau cùng phía lấy đi sự mập mờ giữa phần thực thể và phần tâm lý hay chức năng của những triệu chứng này ? Các bệnh nhân chịu những triệu chứng không bình thường, không thể dự kiến, đôi khi rất handicapant, mà họ lẫn thầy thuốc không biết thời gian và điều trị thích đáng. Điều đó có thể là nguồn lo âu, thậm chí trầm cảm hay lại nữa những rối loạn chức năng. Vậy mối quan hệ tin cậy được thiết lập giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngay từ đầu điều trị là một phần thiết yếu.

Ngoài ra điều chủ yếu là sự tài trợ nghiên cứu không được tập trung vào những thể bệnh viện của bệnh. Ít có khả năng rằng sự tiêm chủng giải quyết được vấn đề, bởi vì sự thực hành này đã không biết điều trị một căn bệnh nhiễm trùng nào xuất hiện và tiến triển, mặc dầu nó có thể ngăn ngừa chúng. Hướng điều trị của các thuốc chống virus là đầy hứa hẹn hơn.

 10. ĐIỀU TRỊ CHỐNG VIRUS

Nathan Pfeifer-Smadja, infectiologue
Hopital Bichat, Paris

15 tháng sau khởi đầu của đại dịch Covid-19, chúng ta có 4 vaccin hiệu quả để phòng ngừa bệnh. Nhưng vẫn luôn luôn không có thuốc chống virus được chuẩn thuận để điều trị bệnh. Ngay đầu năm 2020, nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện ở Pháp và trên thế giới nhằm tìm kiếm những thuốc điều trị chống virus SARS-CoV-2, chủ yếu bằng reposionnement những thuốc hiện có. Bất hạnh thay, vào lúc này, không một thuốc nào đã chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong những thử nghiệm lâm sàng và không có điều trị chống virus được khuyến nghị đối với những bệnh nhân bị Covid-19.
Công việc của tôi là điều trị hàng ngày những bệnh nhân với một bệnh nặng, nghĩa là cần oxygène bổ sung để thở. Những bệnh nhân này được điều trị theo những khuyến nghị quốc tế, nghĩa là bằng cách cho những corticoides, đôi khi liên kết với những thuốc chống viêm khác, điều này cho phép làm giảm sự viêm phổi và sự trầm trọng của bệnh. Nhưng, mỗi ngày, chúng tôi tự hỏi thuốc chống virus nào được cho ở giai đoạn sớm có thể cho phép tránh phải nhập viện những bệnh nhân này, sự trở nặng, sự chuyển vào khoa hồi sức hay tử vong.

Những kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonaux) chống SARS-CoV-2 là một hướng đầy hứa hẹn. Hiện nay chúng được dành cho những bệnh nhân có nguy cơ rất cao bởi vì những dữ liệu hiện nay chưa đủ để khuyến nghi chúng một cách rộng rãi.

Thử nghiệm lâm sàng âu châu Discovery, được chỉ đạo bởi Inserm, hiện đánh giá một cocktail các kháng thể đơn dòng chống SARS-CoV-2, được cho ở những bệnh nhận được nhập viên ở giai đoạn sớm của bệnh. Những thuốc chống virus khác còn đang được đánh giá, một vài trong khung cảnh của thử nghiệm Coverage ở Pháp, dành cho những bệnh nhân không được nhập viện.
Chúng ta hy vọng rằng những nghiên cứu này sau cùng sẽ dẫn đến sự hợp thức hóa những điều trị hiệu quả và được dung nạp tốt để tránh những nhập viện và những tử vong. Bởi vì ngay cả nếu như tiêm chủng đã chứng tỏ rằng nó làm giảm một cách ấn tượng nguy cơ Covid-19 nặng, chúng ta sẽ tiếp tục thấy những bệnh nhân không được tiêm chủng với một thể nặng của bệnh trong nhiều tháng. Điều chủ yếu là mở rộng những khả năng điều trị của chúng ta để xử trí tốt hơn các bệnh nhân.

11. NHỮNG ACTEUR CÓ SẼ ĐỒNG LÒNG ĐỂ GIA TĂNG VÀ CHIA SẺ SỰ SẢN XUẤT CÁC VACCINS ?


 Marie-Paule Kieny, vaccinologue, Inserm
 

Những chiến dịch tiêm chủng chống Covid-19 cất cánh bay lên. Vài nước tiến xa hơn những nước khác (thí dụ Israel, Hoa Kỳ, Chili hay Anh), nhưng những nước của Liên hiệp châu Âu chậm hơn nhiều, với khoảng 25% dân số đã nhận ít nhất một liều vaccin. Thế thì EU có sẽ thấy đoạn cuối của đường hầm ?
Sự lạc quan của chúng ta bị giảm bớt bởi một tin xấu. Thật vậy, phần lớn các nước có lợi tức hạn chế đã chỉ có thể có được một phần của các vaccin được sản xuất trên thế giới, và các nước này chỉ bắt đầu tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất. Thế thì, business as usual, mặc dầu những thiện ý được lập lại như một mantra rằng « những vaccin Covid phải là một tài sản chung của thế giới », và rằng sự công bằng phải là quy tắc ?

Những nước giàu hơn có thể, cho đến gần đây, biện minh đã chiếm đoạt phần lớn các vaccin vì lẽ, dẫu sao, họ đã trải qua nhiều đau khổ vì đại dịch hơn những nước nghèo hơn. Nếu tỷ lệ tử vong trong làn sóng dịch đầu tiên đã là tương đối khiêm tốn ở châu Á và trong những nước châu Phi dưới Sahara (ngoại trừ ở Nam Phi), thì tình hình dịch tễ bất hạnh thay đang thay đổi, với một sự tiến triển bi thảm ở Ẩn Độ và một sự gia tăng lũy tiến của số lượng những trường hợp trong nhiều nước châu Á và châu Phi.
Vậy càng ngày càng trở nên không thể biện minh sự việc không chia sẻ những vaccin của chúng ta với những nước có lợi tức hạn chế, điều đó trước hết vì những lý do đạo đức, nhưng cũng vì những tính toán thực tiễn và để hạn chế chừng nào có thể được sự lưu hành của virus và sự xuất hiện của những biến thể gây quan ngại (VOC: variants of concern).«Không ai trong chúng ta sẽ được an toàn chừng nào tất cả chúng ta không được an toàn», tổng giám đốc OMS đã lập lại như thế hôm 16/4. Vậy điều cần thiết là phải tăng tốc những chiến dịch tiêm chủng trong tất cả các nước trên thế giới. Sự tăng tốc này chỉ có thể được thực hiện nếu lượng vaccin có để sử dụng đối với những nước lợi tức thấp gia tăng một cách mãnh mẽ và, để được như vậy, nhiều hướng đang được bàn cãi.

Trong số những hướng này, sự cho các liều bởi các nước giàu nhất ít cần tranh cãi, nhưng đề nghị của tổng thống Biden lấy đi những quyền sở hữu trí tuệ trên các vaccin trong đại dịch làm chảy nhiều mực.Tuy nhiên các nhân vật chủ chốt phải ngồi vào bàn để bàn thảo những lợi hại của một biện pháp như thế, và về cách tốt nhất để chuyển giao công nghệ cần thiết để các nước, hiện nay không có năng lực sản xuất những vaccin, trong thời gian sắp đến có thể tham gia vào sự gia tăng sản xuất cần thiết để tiêm chủng toan hành tinh ? Họ sẽ làm điều đó không ?

12. TẠI SAO TRẺ EM PHẢN ỨNG KHÁC NHAU ĐẾN THẾ ?


 Alexandre Belot, Rhumato-Pédiatre
 Hôpital Femme-Mère-Enfant, Hospices Civils de Lyon

Hai câu hỏi vẫn tồn tại sau một năm đại dịch : câu hỏi về sự bảo vệ của các trẻ em đối với thể hô hấp cấp tính nặng và, đối lại, câu hỏi về nguyên nhân của những thể viêm hiếm của nhiều cơ quan sau nhiễm virus.
Tuổi là yếu tố nguy cơ chính của thể nặng của Covid-19. Ngoại trừ vài trường hợp thiếu hụt miễn dịch (déficits immunitaires) rất đặc hiệu, các trẻ em không bị những thể nặng và thường nhấtkhông có triệu chứng. Mức bảo vệ này không hiện hữu với những virus hô hấp khác như cúm hay virus của bệnh viêm tiểu phế quản (bronchiolite), cả hai chịu trách nhiệm những dịch bệnh xảy ra hàng năm ở trẻ em. Nhiều giả thuyết đã được đề xuất, như tính miễn dịch chéo với những coronavirus mùa khác, hay một sự biểu hiện yếu hơn, ở đường hô hấp của trẻ em, của enzyme de conversion (thụ thể qua đó virus SARS-CoV-2 đi vào trong những tế bào của chúng ta). Những dữ liệu mới đây đã không xác nhận những hướng này và sự hiểu biết sự đề kháng nhi đồng này là một enjeu quan trọng, có thể khiến phải thích ứng những điều trị ở người lớn.
Tương phản với những nhiễm virus không triệu chứng này, những thể hiếm và nặng của hội chứng viêm nhiều hệ cơ quan sau Covd đã được mô tả trong một quần thể gần như duy nhất trẻ em (PIMS : syndrome inflammatoire multisystémique post-Covid) và đã gây nên ở Pháp, sự tử vong của một trẻ em trên 541 trường hợp được thống kê vào 7/5/2021. Hội chứng này xuất hiện một cách décalé trong thời gian, 4 tuần sau một nhiễm virus thường nhất không được nhận thấy. Biến chứng hiếm này (từ 1-2 trường hợp đối với 10.000 trẻ em bị nhiễm) được kèm theo bởi đỏ mặt, môi, một phát ban, sốt cao và thương tổn tim cần nhập viện. Sự làm việc cộng tác của các thầy thuốc nhi khoa đã chứng minh tình hiệu quả của corticothérapie trên những triệu chứng này.

MỘT BÍ ẨN
PIMS giống với hai bệnh khác : bệnh Kawasaki, liên kết với viêm các huyết quản, và syndrome de choc toxique staphylococcique menstruel, là một biển chứng hiếm và nặng xảy ra ở phụ nữ trẻ, thứ phát sự sử dụng những tampons định kỳ. Chúng ta đã nhận diện một bất thường của đáp ứng miễn dịch của các trẻ em với PIMS, có, như trong choc toxinique, một sự kích hoạt ồ ạt của một nhóm các bạch cầu (vài tế bào lympho T). Trong choc toxinique, chính một độc tố được sản xuất bởi các vi khuẩn gây nên sự kích hoạt này, nhưng trong trường hợp PIMS, đó là một bí ẩn, vì lẽ nó xảy ra muộn so với nhiễm virus. Có thể khi hiểu cơ chế này của PIMS ta có thể giải thích nhiều bệnh khác xảy ra sau khi bị nhiễm virus, như bệnh Kawasaki.

Đọc thêm :

 – TSYH số 547 : bài số 10
 – TSYH số 549 : bài số 4,5 (syndrome inflammatoire sévère)
 – TSYH số 559 : bài số 6, 7, 8


II. ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ ĐI DU LỊCH MÙA HÈ NÀY.

1. CERTIFICAT NUMÉRIQUE EUROPÉEN
+ Certificat européen numérique sẽ trở thành hiện thực ngay 1/7/2021

+ Nó làm dễ những du lịch trong Liên Hiệp châu Âu đối với những người được tiêm chủng, được xét nghiệm (test PCR âm tính) hay được tạo miễn dịch (test PCR dương tính mới gần đây)

+ Một chứng từ làm dễ du lịch, nhưng không phải là một passeport
 

Certificat numérique Covid européenn được dự kiến để làm dễ những du lịch trong Liên hiệp châu Âu và tránh cho người mang nó phải thực hiện một quarantaine thí dụ ở nơi nghỉ hè. Đó không phải là một passeport được đòi hỏi để đi du lịch. Có sẵn để dùng miễn phí dưới version numérique (certificat covid numérique) hay en format papier, các certificat sẽ được phát hành bởi các chính quyền quốc gia, nhưng những thông tin chứa một QR code sẽ có thể đọc được và được công nhận trong những quốc gia hội viên khác.

Chứng từ sẽ cấp 3 loại chứng nhận. Nó sẽ chứng nhận rằng người mang nó được tiêm chủng chống Covid-19. Mỗi quốc gia có sự lựa chọn chỉ công nhận những vaccin được chuẩn thuận bởi Cơ quan dược phẩm châu Âu (Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson) hay chấp nhận những vaccin khác, như Sinopharm của Trung quốc hay Sputnik của Nga. Một quốc gia cũng có thể quyết định rằng một liều là đủ để được xem như được tiêm chủng. Để không không phân biệt những người chưa được tiêm chủng hay không muốn tiêm chủng, giấy chứng nhận cũng sẽ được dùng để cho thấy rằng người giữ nó đã thực hiện một test PCR âm tính trong 48 đến 72 giờ hay một test antigénique nhanh, trong 24 giờ. Pass cũng có thể chỉ rằng người mang nó được gây miễn dịch sau khi đã mắc bệnh, điều này phải được chứng minh bởi một test PCR dương tính, có từ 11 ngày đến 6 tháng ; sự hợp thức hóa của những test sérologique đang được đánh giá.

Nếu tình hình dịch tễ yêu cầu, một quốc gia sẽ có thể ban hành những biện pháp hạn chế bổ sung đối với du lịch (như một quarantaine) cho một người mang giấy chứng nhận. Những biện pháp này phải được biện minh bởi những bằng cớ khoa học và phải báo trước 48 giờ cho Commission và cho các nước hội viên khác ;

Hệ thống theo dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động 1/7. Bỉ hứa một giai đoạn thử nghiệm ngay tháng sáu.

 2. TESTS

Một năng lực xét nghiệm từ 60.000 đến 70.000 test mỗi ngày vào mùa hè.
Sự đi đến cửa certificat sanitaire européen hỏi về năng lực mà Bỉ sẽ có để

trắc nghiệm tất cả những người đi ra nước ngoài hay trở về từ đó. Trong một buổi họp vừa qua, Herman Goosens (Monsieur Tests belge) đã xác nhận rằng Bỉ có thể đề nghị một năng lực testing tối ưu trong mùa hè mặc dầu nhu cầu gia tăng và các nhân viên nghỉ phép. Ông gợi lên số lượng 60.000 đến 70.000 test mỗi ngày.
Vấn đề công nhận các xét nghiệm nhanh (tests rapides) cũng được đặt ra, vì lẽ vài nước châu Âu chấp nhận chung. Tất cả điều đó phải được chấp nhận ở Bỉ, nhưng dường như rằng các test salivaire chưa đủ đáng tin cậy để chúng ta xét đến chúng. Đối với những autotest và những test nasal rapide, những hiệu năng là thỏa mãn và chúng có thể hỗ trợ cho những test PCR, hiện nay vẫn là chuẩn. Những biến thể vẫn problématique và ta có thể tưởng tượng rằng một test rapide được chấp nhận đối với một người trở về từ một vùng đỏ ở Pháp, nhưng không đối với sự trở về từ một nước ở đó một biến thể lưu hành mạnh.
Nghị viện châu Âu đã tranh đấu, vô ích, để cho sự thực hiện các test được miễn phí, lý luận rằng, tổn phí của chúng, rất thay đổi tùy theo các quốc gia hội viên, có thể quá đắc đối với vài đối tượng : gia đình đông con, những người trẻ…Thoả ước dự kiến một gói 100 triệu euros, được trích tứ quỹ khẩn cấp, cho các test với giá vừa túi tiền, thậm chí miễn phí. Những người được hưởng chính sẽ là những người thường xuyên qua biên giới để làm việc, để học tập hay để săn sóc những người thân. Vào tháng 12/2020, Commission đã giải ngân 100 triệu euro để mua 20 triệu test antigénique.
Các cơ quan châu Âu dựa trên sự kiện là càng nhiều người được tiêm chủng, sẽ ít cần phải làm test hơn.

 3. KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI
 Những biên giới nội địa sẽ không tái xuất hiện

Chính các nước hội viên có trách nhiệm kiểm soát certificat européen này. Mỗi nước sẽ phải dự kiến những cơ sở hạ tầng để kiểm soát những QR code được ghi vào trong đó (hay version papier). Nhưng chú ý, pass này nhằm làm dễ sự lưu thông tự do trong Liên hiệp châu Âu chứ không hạn chế nó. Sự kiểm tra các certificat không thể biện minh cho việc tạmthờiđưa vào lạinhững kiểm soát ở biên giới nội địa, thỏa ước nói rõ như vậy.Vậy không phải chờ đợi một sự kiểm soát hệ thống khi đi qua biên giới nội địa. Đó như một thẻ căn cước, ta có bổn phận có một thẻ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng có một sự kiểm tra một cách tự động.
Tình hình rất khác nhau trong các phi trường, ở đây, từ đầu đại dịch, chính các công ty hàng không kiểm soát những chứng từ y tế cần thiết để có thể du lịch qua một nước khác. Những kiểm soát hệ thống này được thực hiện ngay khi hành khách đăng ký lúc đến phi trường khởi hành. Nếu không có những chứng từ cần thiết, phần lớn là một test PCR âm tính mới được thực hiện gần đây, một du khách không thể lên máy bay.«Vài nước, như Croatie, từ nay cũng chấp nhận một certificat de vaccination thay cho một test PCR», phát ngôn viên của Brussels Airport đã nói như vậy.
Sự đi đến của certificat européen được nhìn một cách tích cực từ khu vực hàng không. Đó là điều mà chúng tôi yêu cầu từ lâu, phát ngôn viên nói tiếp. Ta hy vọng rằng sự làm cho giống nhau này trên bình diện châu Âu sẽ kích thích người ta đi máy bay trở lại. Hiện nay phần lớn các chứng từ phải kiểm tra dưới format papier. Đôi khi phúc tạp khi kiểm tra và không lý tưởng đối với những hành khách đôi khi tìm kiếm lâu những chứng từcủa mình, thậm chí đánh mất chúng.
Theo phát ngôn viên của Brussels Airport, việc có thể đặt tất cả những thông tin này trong một QR code sẽ mang lại nhiều «thanh thản và trôi chảy».Ta sẽ tránh những hàng dài mà những kiểm soát hiện nay gây nên. Đó sẽ càng dễ dàng quản lý hơn nhất là khi công ty hàng không có vật tư cần thiết để kiểm tra loại code này. Các công ty đã sử dụng hệ thống này để kiểm tra những thẻ lên tàu (carte d’embarquement).
 (LE LIBRE BELGIQUE 22, 23 & 24/5/2021)

III. COVID-19 KÉO DÀI (COVID LONG HAY DE LONGUE DURÉE)

CORONAVIRUS. Hôm nay điều rõ ràng là vài bệnh nhân Covid-19 tiếp tục có những triệu chứng sau giai đoạn cấp tính của nhiễm coronavirus. Tuy nhiên những bệnh nhân này tạo thành một nhóm rất không đồng nhất, trong đó các nhà nghiên cứu hiện nay cố phân biệt những profil lâm sàng khác nhau.

Những triệu chứng được gặp trong khung cảnh này đi từ những rối loạn khứu giác đến những khó khăn hô hấp, qua brouillard mental (brain fog). Sự mù mịt tâm thần này bao gồm cả một lô những triệu chứng thần kinh như mệt, đau đầu và những rối loạn tập trung hay ngay cả của trí nhớ.
Đặt một mối liên hệ với những điều chứng thực khách quan là dễ dàng đối với vài bệnh cảnh hơn đối với những bệnh cảnh khác ; với sự hiện diện của những thương tổn phổi kéo dài, dĩ nhiên ta sẽ không ngạc nhiên bao nhiêu khi quan sát một khó thở hay một cảm giác yếu ớt. Theo những báo cáo đầu tiên, Covid-19 kéo dài xảy ra ở 10 đến 30% những người đã từng bị một nhiễm triệu chứng do Sars-CoV-2.
Trong quá khứ, những triệu chứng dai dẳng và khó khách quan hóa đã được báo cáo trong một loạt những bệnh khác, trường hợp được tranh cãi nhất có lẽ là trường hợp của bệnh Lyme mãn tính. Một chấn động não cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của một bệnh cảnh được đặc trưng bởi những đau đầu kéo dài và những rối loạn tập trung, và hội chứng mệt mãn tính (syndrome de fatigue chronique) đôi khi liên hệ với một nhiễm siêu vi trùng trước đây.

Tạp chí Science mới đây đã phỏng vấn hai thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng, Emilia Falcone của Canada và Michael Sneller của Hoa Kỳ ; mỗi người đã phát động những nghiên cứu về Covid-19 kéo dài trong hy vọng tìm ra một giải thích sinh học cho những triệu chứng dai dẳng.Sau đó có thể đưa ra một định nghĩa hiện nay đang thiếu. Vấn đề cần phải phân biệt những bệnh nhân có một thương tổn kéo dài có thể khách quan hóa (thí dụ những thương tổn vẫn hiện diện ở chụp hình ảnh phổi và/hay một sự biến đổi của năng lực khuếch tán phổi) so với những bệnh nhân không có những bất thường khách quan.
Emilia Falcone nhấn mạnh rằng những triệu chứng mà ta quan sát sau một nhiem Covid-19 đi xa hơn một brouillard mental đơn thuần. Thí dụ vài bệnh nhân có một thương tổn khứu giác, những bệnh nhân khác những rối loạn nội tiết, thí dụ một loạn năng tuyến giáp.

Không nên quên rằng đại dịch cũng đã sinh ra một bầu không khí tâm lý gây thương tổn tâm thần khả dĩ gây nên những vấn đề mệt, đau đầu và những rối loạn tập trung ngay cả ở những người không bị nhiễm, và có thể rằng cuối cùng vài triệu chứng thần kinhkhông thường gặp ở những người bị bệnh hơn những người không bị bệnh.

Emilia Falcone đã có thể đưa ra một số điều chứng thực trên cơ sở những kết quả tạm thời của ông. Thí dụ về triệu chứng ù tai (acouphène), được littérature nêu lên như một trong những triệu chứng khả dĩ của một Covid-19 kéo dài : trong nghiên cứu của mình nhà nghiên cứu nữ Canada Emilia Falcone đã quan sát vấn đề này ở 12% của groupe Covid-19 và trong… 14% trong nhóm chứng. Ngoài ra, nếu 50 đến 60% của nhóm hậu Covid (tuổi trung bình 50) có một năng lực khuếch tán phổi (capacité de diffusion pulmonaire) hơi giảm, tỷ lệ này trên thực tế có thể so sánh tỷ lệ được quan sát trong một nhóm chứng có thể so sánh về mặt tuổi tác và các bệnh nền.
Luôn luôn trong quần thế nghiên cứu này, 55% những bệnh nhân, vốn đã bị Covid-19, không có những triệu chứng kéo dài. Nhóm những bệnh nhân này bao gồm 90% những người đã được điều trị ở nhà và rằng những triệu chứng kéo dài hơn không giới hạn vào những trường hợp cực nặng
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 6/5/2021)

IV. COVID : ĐỐI VỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC, GIẢ THUYẾT RÒ RỈ TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM KHÔNG CÒN LÀ THUYẾT ÂM MƯUNỮA

Trong một bức thư gởi cho tạp chí «science», những nhà nghiên cứu uy tín kêu gọi Trung quốc cần minh bạch hơn.


SANTẾ. Trong khi tổ chức y tế thế giới yêu cầu những điều tra mới, một bộ phận lớn của cộng đồng khoa học càng ngày càng đánh giá là ro ràng rằng Trung quốc không cung cấp tất cả những thông tin mà họ có để làm sáng tỏ bí ẩn về những nguồn gốc của Covid. Trong một thư từ trao đổi được công bố trong tạp chí uy tín Science, khoảng 20 nhà khoa học trình độ rất cao, kêu gọi xem xét giả thuyết về một sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm cũng như giả thuyết về débordement zoonotique tự nhiên. Họ yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, khách quan, dựa trên những dữ liệu…, và chịu một sự giám sát độc lập. Như vậy họ tiếp vào ý kiến của nhóm Paris, một nhóm quốc tế và đa ngành của các nhà khoa học, nguồn gốc của một loạt những thư ngõ gởi cho OMS từ đầu năm, kêu gọi làm sáng tỏ lên nguồn gốc của đại dịch, không loại bỏ giả thuyết tai nạn của phòng thí nghiệm. Điều mà các nhà nghiên cứu đòi hỏi, đó là một sự tiếp cận những dữ liệu khoa học mà Trung quốc từ chối tiết lộ, Gilles Demaneuf, thành viên của nhóm này và của tập thể nghiên cứu độc lập Drastic, điều tra từ hơn một năm nay về những nguồn gốc của đại dịch, đã tóm tắt như vậy.
Tất cả những chuyên gia này không hài lòng những thiếu sót của báo cáo được công bố bởi OMS vào tháng ba vừa qua, về nguồn gốc của đại dịch. Phái đoàn được gởi đến Trung quốc vào tháng giêng và tháng hai đã không thể tiếp cận vài nơi chiến lược, với những dữ liệu thô và đã chỉ trải qua vài giờ trong Viện virus học Vũ Hán, ở đây virus từ dơi RaTG13, bà con gần nhất của Sars-CoV-2 đã được séquencé. Phái đoàn đã kết luận rằng một tai nạn từ phòng thí nghiệm là một giả thuyết cực kỳ không có thể. Dẫu sao giám đốc của OMS cũng đã đánh giá là tốt cần nói rõ rằng không một giả thuyết nào có thể được loại bỏ. « theo nội dung, bức thư không khác gì nhiều với những lời nói của Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhưng những người ký tên, những nhà khoa học nổi tiếng thế giới, cho bức thư một tầm quan trọng đáng kể, Jean-François Julien, écologue ở Museum national d’histoire naturelle, đã phân tích như vậy. Tác giả đầu tiên, Jesse Bloom, là một chuyên gia virus học nổi tiếng của Đaị Học Washington. Bà cũng tập hợp những chuyên gia vi trùng học David Relman của đại học Standford, David Fisman của Toronto hay nhà dịch tễ học Marc Lipsitch.
RÒ RỈ TRÊN TWITTER

Tình cờ lịch trình, bức thư này được công bố trong khi những công trình đại học được thực hiện trong những năm qua ở Viện virus học Vũ Hán đã được tiết lộ trên Twitter bởi một compte khoa học vô danh. « Sự rò rỉ này của một thèse và hai bảng ghi nhớ cho thấy rằng Viên virus học sở hữu những thông tin mà nó từ chối truyền lại, trong khi vài thông tin đã được cộng đồng khoa học yêu cầu một cách rõ ràng », Gilles Demaneuf đã chỉ như vậy.
Giữa 2012 và 2015, các nhà khoa học cua Viện virus học Vũ Hán đã lấy mẫu nhiều virus trong mỏ Mijiang, cách Vũ Hán 1500 km về phía đông nam. Trong số chúng, virus RaTG13 sẽ là đối tượng của một công bố vào tháng hai 2020 bởi Thạch Chính Lệ (Shi Zhenghi), chuyên gia thế giới về coronavirus và là nhà nghiên cứu của Viện virus học. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, các quan sát viên lão luyện đã nhận xét rằng một bộ phận của génome đã được séquencé vào năm 2016 dưới một tên khác, điều mà Thạch Chính Lệ cuối cùng đã công nhận vào tháng 11 trong một phụ bản trong publication của bà.

Điều mà những tài liệu mới được phát hiện trên Twitter cho thấy, thật vậy đó là toàn bộ génome của virusđã được séquencé vào năm 2016 bởi các nhà khoa học của Viện virus học Vũ Hán. Nhưng tại sao đã phải chờ đợi tháng hai 2020 để những dữ liệu này mới được công bố ? Ngoài ra, các chuyên gia chỉ những khác nhau đáng kể giữa hai chuỗi (séquence) (một chục biến dị ở spicule), trong khi chúng phải giống hệt nhau.Điều quan trọng là phải hiểu virus đã tiến triển như thế nào, Gilles Demaneuf đã ghi chú như vậy. Bất hạnh thay các nhà nghiên cứu nói đã dùng hết mẫu nghiệm sinh học tương ứng với RaTG13.
Một nghiên cứu thứ hai trình bày chi tiết hơn những thí nghiệm «gain de fonction» và sự thực hiện virus chimériques (trộn hai virus khác nhau) được tiến hành ở Viện. Để dự liệu những dịch bệnh tương lai, các nhà khoa học làm sao để virus lây nhiễm hơn hay độc lực hơn trong thí nghiệm. Thế mà vài trong số những thao tác này đã không được trình bày toàn bộ khi chúngđã là đối tượng của công bố khoa học.« Điều đáng lưu ý khi thấy rằng Ralph Baric nằm trong số những người ký tên của bức thư trong Science, Gilles Demaneuf đã nói thêm như vậy. Anh ta không những đã làm việc với Thạch Chính Lệ, mà còn làm việc về các virus chimériques và ngay cả đã giải thích rằng có thể làm cho chúng không thể phát hiện được.»
Là chuyên gia về các loài dơi ở Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia, Jean-François Julien không nhất thiết nghĩ rằng điều đó có nghĩa là virus đã bị thao tác. « Sự việc các luận đề chứa những thông tin không được công bố trong một tạp chí khoa học không có gì là bất thường, điều đó ngay cả luôn luôn có thể xảy ra, ông đã nhận xét như vậy. Cũng vậy nhưng sai lầm nhỏ trong việc sao lại những séquence là việc thường xảy ra trong những công trình nghiên cứu khoa học, nhất là đối với những virus là những génome của 30.000 base ». Tuy vậy ông không tranh cãi rằng có thể đã có một tai nạn trong phòng thí nghiệm là nguồn gốc của dịch bệnh.

Được dẫn bởi MIT Technology, Thạch Chính Lệ nói là bà «buồn rầu» bởi cuộc tranh cãi. « Loại xác nhận này chắc chắn sẽ làm hại danh tiếng và sự nhiệt tình của các nhà khoa học… và cuối cùng làm yếu năng lực của con người trong việc phòng đại dịch sắp đến »
(LE FIGARO 16/5/2021)

Đọc thêm :

– TSYH số 575 : bài số 1, 2, 3
– TSYH số 548 : bài số 10 (Laboratoire de P4)
– TSYH số 549 : bài số10
– TSYH số 560 : bài số 1 (Covid-19 : comment tout a commencé)

CORONAVIRUS. Trong đa số các trường hợp, những tác dụng phụ liên kết với tiêm chủng chống Covi-19 được báo cáo bởi các phụ nữ. Điều đó là do một phối hợp của các yếu tố di truyền và kích thích tố hay tâm lý xã hội.

Vào cuối tháng hai, những Center of Disease Control and Prevention Hoa Kỳ đã nêu lên rằng 72% những tác dụng phụ được báo cáo cho cơ quan liên quan đến những phụ nữ, trong khi những người này đã chỉ nhận 61% của tất cả những liều được cho. Những triệu chứng dao động giữađau ở nơi tiêm, mệt, đâu đầu và sốt.

Ta có thể tưởng tượng rằng điều đó một phần là do sự kiện rằng các phụ nữ báo cáo một cách dễ dàng hơn các tác dụng phụ, chuyên gia vi trùng học Hoa Kỳ Sabra Klein gợi ý như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành cho MedPage Today. Các phụ nữ thường chăm lo sức khỏe của mình nhiều hơn, điều này có thể giải thích một sự khác nhau về hành vi.
 Tuy nhiên, nữ khoa học gia này không loại trừ rằng các phụ nữ có nhiều tác dung phụ hơn, bởi vì họ có thể phát triển một đáp ứng miễn dịch mạnh hơn sau tiêm chủng. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ miễn dịch phụ nữ là hiệu quả chống những tác nhân gây bệnh hơn hệ miễn dịch của đàn ông. Một sự mất cân bằng tương tự có thể được thiết đặt khi tiêm chủng.

Sự khác nhau này một phần do di truyền, một phần do kích thích tố. Trên hai nhiễm sắc thể X của phụ nữ, một nhiễm sắc thể bị bất hoạt một cách tình cờ trong mỗi tế bào. Nhưng vài gène thoát khỏi sự bất hoạt này, trong đó những gène chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ miễn dịch. Sự việc này còn được tăng cường bởi một yếu tố hormone : các oestrogène và progestérone kích thích hệ miễn dịch, trong khi testostérone, trái lại có một tác dụng ức chế.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 6/5/2021)

VI. Ở ẤN ĐỘ, MỘT NẤM ĐEN GÂY BỆNH CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ BỊ COVID-19

Bệnh này có thể được liên kết với sự sử dụng stéroides quá mức hay với một mauvais conditionnement của oxygène.
  

Trong khi Ấn Độ bắt đầu thoáng thấy đỉnh dịch của làn sóng thứ hai, đã tàn phá đất nước từ tháng tư, thì một tai ương mới đã xuất hiện : mucormycose, được gọi là nấm đen, gây thương tổn các mô người và làm đen chúng. Gần 10.000 trường hợp đã được thống kệ ở những người hồi phục Covid-19. Khoảng 10 tiểu bang đã xếp bệnh nhiễm nấm này thành dịch bệnh và chính quyền của Narendra Modi đã yêu cầu các tiểu bang tăng cường phòng ngừa, vệ sinh và làm hợp vệ sinh trong các bệnh viện.
Căn bệnh hiếm này, gây chết trong 50% các trường hợp, nhưng không lây nhiễm, xảy ra ở các xoang, não và phổi. Nó có thể dẫn đến cắt cụt khi bệnhnhân đến quá muộn và phải lấy đi những cơ quan bị thương tổn. Những dấu hiệu đầu tiên là đau đầu, sưng mặt, sốt và xuất hiện những vết đen.
 

Nhiều giai thích được đề xuất để giải thích sự xuất hiện của mucormycose : các chuyên gia nghi, ưu tiên, sự lạm dụng stéroides ở vài bệnh nhân bị thể nặng của Covid-19, nhất là những bệnh nhân đái đường, mà tính miễn dịch có thể bị giảm mạnh. Bởi vì các stéroides cho phép giảm viêm phổi, nhưng chúng dẫn đến một sự giảm của tính miễn dịch và một sự gia tăng của nồng độ đường huyết, hai yếu tố làm trầm trọng đối với những bệnh nhân đái đường.
Sự sử dụng oxygène cũng có thể là nguyên nhân. Để đối phó với một sự thiếu quan trọng, chính phủ đã phải cho phép dùng đến oxygène industriel, có thể đã được conditionné trong các chai không vệ sinh thích đáng. Nấm đen đã không được báo trong làn sóng dịch đầu tiên, theo Conseil indien de recherche médicale, cơ quan chính phủ phụ trách những công trình về Covid-19.

SỰ THIẾU KHÁNG SINH

Có một điều trị hiệu quả với amphotéricine B liposomale, nhưng Ấn Độ phàn nàn một sự thiếu kháng sinh chống nấm này. 24/5, Haute Cour de Delhi đã chứng thực rằng sự chênh lệch giữa cung và cầu amphotéricine B là quá quan trọng để có thể được làm thỏa mãn. Dường như sự sản xuất hiện nay và những dự kiến cung ứng và nhập cảng không đủ đáp ứng những nhu cầu điều trị nấm đen. New Delhi có 475 trường hợp nhiễm bởi nấm đen, trong khi trước làn sóng dịch thứ hai, chỉ một hay hai trường hợp được thống kê mỗi tháng. 3 cơ sở điều trị đã được chỉ định để tiếp đón các bệnh nhân.
Áp lực lên các bệnh viện từ nay ít nguy kịch hơn trong thủ đô. Dịch bệnh Covid-19 đã lùi lại một cách rõ rệt, như ở Bombay.Thành phố lớn này, đã từng ghi nhận hơn 28.000 trường hợp hôm 20/4, chỉ còn đếm được 1550 hôm 24/5. Tỷ lệ dương tính sụt xuống 2,52%. Mặc dầu sự cải thiện này, chủ tịch chính phủ của Dehli, Arvind Kejriwal, đã quyết định kéo dài phong tỏa dân chúng (được áp dụng từ 19/4) thêm 1 tuần, cho đến 31/5. Ông đã báo rằng sự dở bỏ phong tỏa sẽ diễn ra dần dần.

Ngược lại, tình hình trong những vùng nông thôn vẫn rất đáng lo ngại vì thiếu thốn hơn nhiều về các dụng cụ bệnh viện và các thầy thuốc. Những ngôi làng trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, đôi khi cách bệnh viện đầu tiên nhiều giờ như trong Utrarakhand, một trong những tiểu bang bị ảnh hưởng nhất. Ramesh Singh, làm việc ở Dehli, nhưng để gia đình ở Sel, nói :Trong làng tôi, có 150 gia đình, khoảng 1000 cư dân, tất cả mọi người đều bị bệnh : sốt, đau đầu…Virus đã lan tràn sau hai đám cưới. Các cha mẹ đến từ những thành phố lớn. Không một khách mời nào đeo khẩu trang. Trong làng này, không thầy thuốc, không trung tâm xét nghiệm, nằm cáchmột bệnh viện công và tư 2 giờ đường, nên các bệnh nhân đành phải tự điều trị với cây nhà lá vườn.

Mặc dầu trên bình diện quốc gia số các trường hợp đã sụt giảm với 196.000 trường hợp, hôm thứ ba 25/5, số các trường hợp tử vong vẫn rất cao, với 3511 tử vong trong 24 giờ. Hôm thứ hai 24/5, Ấn độ đã vượt quá mốc 300.000 nạn nhân, với 100.000 tử vong được ghi nhận trong tháng qua. Con số này cho một ý tưởng về sự dữ dội của làn sóng thứ hai tấn công tiểu lục địa, gồm tổng cộng 27 triệu nhiễm virus.

Cuộc chiến đấu chống virus vẫn rất không chắc chắn, bởi vì Ấn Độ đang đối đầu với một tình trạng thiếu vaccin. Sự tiêm chủng những người từ 18 đến 44 tuổi đã bị dừng lại vì thiếu dự trữ. Chính phủ đã tỏ ra không có năng lực đặt hàng đúng lúc một số lượng đủ các liều ở các xí nghiệp dược phẩm Ấn Độ. Kết quả, chỉ 3% dân chúng đã nhận hai liều cần thiết. Các chuyên gia ước tính rằng theo nhịp điệu tiêm chủng hiện nay, phải cần hơn hai năm để tiêm chủng 1,38 tỷ dân. Để trấn an dân chúng, chính quyền đảm bảo rằng đất nước từ nay chuẩn bị cho một làn sóng dịch thứ ba.
(LE MONDE 26/5/2021)

Đọc thêm :

– TSYH số 573 : bài số 1


VII. Ở CHÂU ÂU, VACCIN CỦA PFEIZER ĐƯỢC CHO PHÉP Ở CÁC THIẾU NIÊN 12-15 TUỔI


Vào đầu tuần đến, Pháp phải quyết định có mở rộng chiến dịch tiêm chủng cho các thiếu niên hay không.

PANDEMIE. Sau Canada và Hoa Kỳ, đến lượt châu Âu bật đèn xanh cho tiêm chủng các thiếu niên chống Covid. Vaccin Comirnaty của Pfizer/BioNTech, đã được cho phép từ 16 tuổi, từ nay cũng có thể được cho phép ở các thiếu niên 12-15 tuổi.
Điều đó không phải là một sự bất ngờ, vì những kết quả được trình bày bởi Pfizer là tốt. Theo nghiên cứu được công bố trong New England Journal of Medicine, sự an toàn và tính hiệu quả của vaccin ở các thiếu niên là y hệt, thậm chí cao hơn điều được quan sát ở những người trưởng thành trẻ tuổi. Các tác giả đã so sánh những kết quả có được ở 1131 thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi, đã nhận hai liều vaccin (cùng lượng và sơ đồ tiêm chủng như ở người lớn), và ở 1129 đã nhận một placebo (dung dịch muối sinh lý), cũng như với những dữ liệu thu được ở những người 16-25 tuổi, được chủng theo cùng sơ đồ. Như ở người lớn, những tác dụng phụ là những phản ứng sinh miễn dịch (imunogénicité) hiền tính (những dấu hiệu được dự kiến của phản ứng miễn dịch) : đau ở điểm chích, mệt, đau đầu…Chúng mạnh hơn lúc tiêm liều thứ hai. Không một trường hợp Covid nào đã được chẩn đoán ở những người được chủng (so với 16 trong nhóm placebo) và sự sản xuất những kháng thể trung hòa (anticorps neutralisant) là 1,8 lần cao hơn sự sản xuất ở người trưởng thành trẻ tuổi. Ngược lại, những dữ liệu không cho phép phát biểu về tính hiệu quả chống lại sự lan truyền, cũng như thời gian bảo vệ (thử nghiệm đã bắt đầu 7/2020).

NHỮNG THỬ NGHIỆM TRÊN POPULATIONS PÉDIATRIQUES.
5/5 Canada đã là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép vaccin Pfizer đối với các thiếu niên, nhưng chỉ mở của các trung tâm y tế weekend vừa qua. Ở Hoa Kỳ, ở đây sự cho phép khẩn cấp đã được cho ngày 10/5, sự tiêm chủng các thiếu niên đã bắt đầu ngay 13/5 và hơn 2,5 triệu thiếu niên 12-15 tuổi đã nhận ít nhất một liều ! Ở châu Âu, Đức đã loan báo ý định tiêm chủng vaccin cho các thiếu niên kể từ 7/6.

Những nước khác đã phát động những thử nghiệm trên những populations pédiatriques. Moderna đặc biệt đã trình bày những dữ liệu rất tốt về độ an toàn và tính hiệu quả trên 3700 người tham dự tuổi từ 12 đến 18, và dự kiến vào đầu tháng sáu nộp các đơn xin phép ở các cơ quan điều hành, trong đó FDA và EMA. Ngoài ra Pfizer đã phát động vào tháng ba những thử nghiệm ở những trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi, và có tham vọng tuyển mộ hơn 4600 người tham dự ở Hoa Kỳ và châu Âu để dự kiến những kết quả vào đầu năm 2022. Ở Pháp, ý kiến của Bộ y tế về tiêm chủng các thiếu niên được dự kiến « trong vòng tuần đến. Ngoài độ an toàn và tính hiệu quả của vaccin, cuộc tranh luận vẫn được mở về sự cần thiết tiêm vaccin cho lứa tuổi này, và về lịch trình cần được ưu tiên.
 (LE FIGARO 29 & 30/5/2021)


VIII. TÁC DỤNG CỦA VACCIN JOHNSON & JOHNSON LÊN CHIẾN DỊCH CÓ VẺ BỊ HẠN CHẾ
Sau cái chết của một phụ nữ trẻ đã nhận vaccin liều duy nhất, Bỉ đã quyết định hạn chế vaccin này cho những người trên 41 tuổi.
Một phụ nữ dưới 40 tuổi bị tử vong hôm 21/5, vài ngày sau khi đã nhận vaccin liều duy nhất của Janssen (Johnson & Johnson). Người phụ nữ trẻ này, vợ của một nhà ngoại giao làm việc ở Bruxelles, đã được nhập viện với một huyết khối nặng và một sự thiếu hụt tiểu cầu máu.
Cái chết tức thời được báo cáo cho AFMPS (Agence fédérale des médicaments et produits de santé) ; cơ quan này có nhiệm vụ liệt kê tất cả những tác dụng phụ. Sau khi xem xét những dữ liệu có sẵn, theo những thỏa thuận châu Âu hiện hành, các chuyên gia đã tiếp xúc tức thì với Ủy Ban an toàn của Cơ quan dược phẩm Châu Âu (EMA). Bỉ đã yêu cầu giới hữu trách của EMA đánh giá càng nhanh càng tốt mối liên hệ giữa tử vong và việc tiêm vaccin, nhưng cũng yêu cầu phát biểu về cán cân những lợi ích/nguy cơ theo mỗi nhóm tuổi, theo những dữ liệu châu Âu mà Cơ quan sẵn có. Như vaccin của Astra Zeneca, vaccin của Janssen dựa trên công nghệ của vecteur viral, trong trường hợp này là một adénovirus (hay virus cảm cúm) ; virus này vận chuyển một phần của génome của SARS-Cov2 để buộc cơ thể phải chế tạo các kháng thể.
Trong lúc chờ đợi những kết luận của EMA, Bỉ đã quyết định đình chỉ tạm thời việc tiêm vaccin một liều này cho những người dưới 41 tuổi, cũng như vaccin AstraZeneca. Ngoại trừ đối với những đối tượng dễ bị thương tổn như những người vô gia cư hay những di dân, ở họ một sự bảo vệ hoàn toàn không thể hay khó có thể được đảm bảo. Ưu điểm có thể tiêm chủng họ (sau một sơ đồ tiêm chủng hai liều) không thể hay khó có thể được đảm bảo. Ưu điểm có thể tiêm chủng họ bằng một liều duy nhất là quan trọng hơn những nguy cơ, France Dammel, phát ngôn viên của Bộ y tế Frank Vandenbroucke đã tóm tắt như vậy. Những nước châu Âu khác như Pháp, Đức hay Ý, cũng đã áp đặt một giới hạn về tuổi, nói chung giống với giới hạn của vaccin AstraZeneca, vaccin này cũng có thể gây những trường hợp hiếm hoi huyết khối đặc thù. Còn Đan mạch, nước này đã đình chỉ hai vaccin AstraZeneca và Johnson & Johnson. Những nước khác, như Islande lại cho phép không giới hạn tuổi.

 MỘT ẢNH HƯỞNG RẤT HẠN CHẾ.

Ảnh hưởng của quyết định này lên tiến độ của chiến dịch tiêm chủng ở Bỉ là « gần như số không » hay rất hạn chế » trong thời gian ngắn hạn, phát ngôn viên của task force vaccination, Christopher Barzal, đã đánh giá như vậy. « Điều này vì hai lý do : xét vì số lượng các liều được chuyển giao thật sự vào luc này là thấp (hơi hơn 100.000 liều trên 5 triệu liều được đặt hàng bởi Bỉ), nên chúng đã không được đưa vào trong sơ đồ của chiến dịch tiêm chủng. Chúng tôi chỉ làm những dự kiến trên cơ sở của điều mà chúng tôi thật sự sẵn có. Vậy trong tức thời, ảnh hưởng gần như số không. Sau đó, quyết định này chỉ tạm thời vì ta không biết nó có sẽ được xác nhận bởi EMA hay không.
« Trong thời gian ngắn hạn, sẽ không có một ảnh hưởng nào lên chiến dịch tiêm chủng », Bộ trưởng y tế đã xác nhận như vậy.« Từ nay đến hai hay ba tuần, nếu Johnson & Johnson chuyển giao cho chúng ta nhiều ngàn liều, vấn đề sẽ trở nên thật sự quan trọng đối với chiến dịch tiêm chủng. » Vả lại, « ta có thời gian và ta chờ đợi những phân tích sâu hơn ». Ngoài ra, Frank Vandenbroucke đã nhắc lại rằng không có vaccin thay thế cho J&J để tiêm chủng tại nhà những người liệt giường. « Vậy khá dễ dàng hơn khi nói rằng tạm thời ta sẽ không tiêm J&J cho những người dưới 41 tuổi trong lúc chờ đợi những phân tích của cơ quan dược phẩm châu Âu. » Trong lúc chờ đợi, những vaccin Pfizer, mà nhịp độ giao hàng là tối ưu (700.000 mỗi tuần), và Moderna (trên 75.000) sẽ được sử dụng cho những người từ 18-40 tuổi.. Khoảng 40.000 liều của vaccin Janssen đã được giao ở Bỉ và 80% trong số chúng đã được cho ở những người già trên 45 tuổi.

NHỮNG BIẾN CỐ HIẾM HOI.
Sau hai trường hợp tử vong tiềm năng liên kết với vaccin AstraZeneca được ghi nhận tuần qua, sự cố mới này có nguy cơ ảnh hưởng niềm tin của những người Bỉ đối với những vaccin ? Các chuyên gia kêu gọi nhìn kỹ các sự việc một cách thận trọng. Cần làm an lòng những người đã nhận một liều của vaccin Janssen : vì lẽ không có liều thứ hai, nên họ không còn phải sợ nữa một tác dụng phụ có thể xảy ra , Jean-Michel Dogné, trưởng khoa Dược của Unamur và chuyên gia về cảnh giác dược cho OMS và EMA đã nói như vậy.Chúng ta cũng nhắc lại rằng đó là những biến cố cực kỳ hiếm : Ở Hoa Kỳ, 28 trường hợp huyết khối liên kết với vaccin có liều duy nhất này đã được phát hiện trên 8 triệu liều được tiêm. Hoặc 3 trên 1 triệu liều (hay một trường hợp mỗi 350.000). Một nguy cơ rất hiếm, gần với nguy cơ của AstraZeneca (12 trên 1 triệu), vì lẽ vaccin được tiêm ồ ạt hơn. Nomenclature pharmacologique cho rằng một tác dụng phụ là rất hiếm khi có một trường hợp xảy ra đối với 10.000.
 Ngoài ra các chuyên gia chào mừng tính phản ứng và sự minh bạch của Bỉ « Phải chứng tỏ sự nghiêm túc trên mọi bình diện.Trường hợp đầu tiên cực kỳ bất hạnh này đã dẫn đến một quyết định nhanh chóng về một sự giới hạn tuổi và sự phân tích nó đã tức thời được gởi đến cơ sở các dữ liệu châu Âu để đánh giá cán cân lợi ích/nguy cơ theo nhóm tuổi.»

Trong lúc chờ đợi, những tác dụng phụ của các vaccin, khi vượt qua hai ngày phản ứng « được dự kiến », phải được xem xét một cách cảnh giác : đau đầu dữ dội và kéo dài liên kết với một thị giác mờ, đau bụng dai dẳng, sưng cẳng chân, khó thở bất thường… Các thầy thuốc đã được yêu cầu gởi các bệnh nhân của mình đến những trung tâm bệnh viện có một khoa huyết học có khả năng điều trị họ.
(LE SOIR 27/5/2021)

IX. MOLNUPIRAVIR : MỘT ANTIVIRAL CHỐNG COVID-19 CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN 3

CORONAVIRUS. Tác dụng chống virus của molnupiravir đã được chứng minh ở những bệnh nhân Covid-19 không nhập viện. Giai đoạn 3 của điều trị đầy hứa hẹn này đã được khởi động để chứng minh tính hiệu quả lâm sàng. Nếu nó vượt qua giải đoạn quyết định này, điều đó có thể đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong cuộc chiến chống Sars-CoV-2. Thầy thuốc chuyên bệnh truyền nhiễm Nicolas Dauby cho ý kiến về vấn đề này.

Trên cơ sở của một phân tích trung gian, được dự kiến cho protocole của nghiên cứu giai đoạn 2 nhằm đánh giá molnupiravir, được cho ở những bệnh nhân ngoại trú(MOVe-OUT) và những bệnh nhân nhập viện (MOVe-IN) bị Covid-19, và trên cơ sở của một nghiên cứu giai đoạn 2a (chọn liều) được thực hiện trước đó ở những bệnh nhân ngoại trú, MSD (tên thương mãi của Merck & Co) và Ridgeback Biotherapeutics, một công ty biotechnologie có trụ sở xã hội ở Miami, đã phát động giai đoạn 3 của nghiên cứu của điều trị tiềm năng chống Covid-19 này đối với những bệnh nhân ngoại trú.

Một giai đoạn 3 mà những hy vọng to lớn dựa vào, bởi vì nếu những kết quả hiện nay được xác nhận, thuốc chống virus này có thể trở thành một vũ khí bổ sung trong cuộc chiến chống coronavirus. Ngược lại, phải hy vọng rằng nó không chịu số phận thảm hại của những loại thuốc khác, được loan báo trước đây như là những thuốc cứu sống.
PHONG BẾ SỰ TĂNG ĐÔI CỦA VIRUS

« Dạng thí nghiệm của một chất tương tự ribonucléosidique mạnh, được cho bằng đường miệng, molnupiravir tác dụng chống Sars-CoV-2 qua một mécanisme d’erreurs catastrophe », GS Nicolas Dauby, thầy thuốc chuyên khoa hậu đại học FNRS ở Đại học y khoa của ULB và thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng ở CHU Saint-Pierre de Bruxelles, thành viên của Task Force thérapeutique pour le Covid-19, đã giải thích như vậy. « Nó đi vào trong ARN viral đang tổng hợp, gây nên những sai lầm trong mật mã di truyền của nó đến độ virus không còn có thể tăng đôi nữa. »
Được chế ra ở Đaị Học Emory của Atlanta, ta biết thuốc chống virus này từ 15 năm qua. Nó đã được thử nghiệm thành công trong những mô hình đơn bào và động vật chống những virus à ARN khác nhau như những coronavirus, trong đó có Sars-CoV-1 và Mers, nhưng cũng chống virus của chikungunya, Ebola và ngay cả virus của cúm. Nó đã tỏ ra có tác dụng trong nhiều mô hình tiền lâm sàng của Sars-CoV-2, nhất là để dự phòng, điều trị và phòng ngừa sự lan truyền của virus.
STOP ET ENCORE
Nicolas Dauby gợi lên chương trình phát triển đang tiến hành nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính vô hại và pharmacocinétique của molnupiravir. Đó là MOVe-IN, liên quan khoảng 300 bệnh nhân nhập viện, ít nhất 18 tuổi, bị Covid-19 được xác nhận trong phòng thí nghiệm và những triệu chứng đã xuất hiện trong 10 ngày trước randomisation, và MOVeOUT, được thực hiện trên một số lượng tương đương của những bệnh nhân không nhập viện, ít nhất 18 tuổi, có một nhiễm Covid-19 nhẹ và vừa phải, được xác nhận bằng một test PCR, và những triệu chứng đã xuất hiện trong 7 ngày trước randomisation
«Phân tích trung gian các dữ liệu của MOVe-IN chỉ rằng ít có khả năng rằng molnupiravir có một lợi ích lâm sàng ở những bệnh nhân nhập viện và, do đó, người ta đã quyết định dừng nghiên cứu. Sự thất bại mới này của một thuốc chống virus trong nhập viện, cũng có ý tưởng rằng tiên lượng của Covid-19 nặng chủ yếu được xác định bởi đáp ứng viêm thứ phát sự tăng đôi của virus. Trái lại, MOVe-OUT, do sự thành công của nó, chuyển qua giai đoạn 3.»
LÀM GIẢM CHARGE VIRALE.

Thật vậy MOVe-OUT mang lại những bằng cớ đáng kể về tiềm năng chống virus của molnupiravir, được cho hai lần mỗi ngày trong năm ngày, chủ yếu với liều 800 mg so với những liều 200 mg và 400 mg», Giáo sư Dauby nói tiếp. Thuốc ức chế sự nhân đôi của virus, như chứng minh điều đó một sự giảm quan trọng hơn của ARN viral so với trị số ban đầu, so sánh với placebo, vào ngày 5 và ngày 10, và một tỷ lệ quan trọng hơn những người tham dự có một ARN viral không thể phát hiện vào ngày 10 và vào ngày 15 sau khi kết thúc điều trị.

« Ngoài ra, tỷ lệ những bệnh nhân nhập viện và/hay chết giữa lúc randomisation và ngày 29 của nghiên cứu là thấp hơn trong nhóm molnupiravir so với nhóm placebo. Sau cùng, vào lúc này, trong hai thử nghiệm, những dữ liệu về tính vô hại và của phòng thí nghiệm không cho thấy một kết quả không được dự kiến nào hay tín hiệu nào, dầu liều được khảo sát như thế nào. Không một trường hợp tử vong nào đã được xem như liên kết với thuốc, và không một biến cố không mong muốn nào đã khiến phải ngừng điều trị.»

MỘT ỨNG VIÊN ĐÁNG LƯU Ý.
MSD, sau khi đã biến đổi những tiêu chuẩn inclusion bằng cách giảm thời gian của các triệu chứng được cho phép xuống 5 ngày hay ít hơn và bằng cách dựa vào những người tham dự có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển về một thể nặng, thí dụ những người già, béo phì hay đái đường, đã bắt đầu tuyển mộ những bệnh nhân trong giai đoạn 3 và loan báo rằng những dữ liệu cuối cùng của nghiên cứu sẽ có sẵn vào tháng chín/tháng mười 2021.

Vào lúc này, chỉ những điều trị dựa trên những kháng thể đơn dòng đã chứng tỏ tính hiệu quả của chúng như thuốc chống virus sớm, Nikolas Dauby đã kết luận như vậy.Thế mà những điều trị này phải được cho bằng đường tĩnh mạch dưới sự giám sát y khoa và chúng rất tốn kém. Molnupiravir, được cho bằng đường miệng, vậy là một ứng viên rất đáng lưu ý để chữa lành những bệnh nhân ở một giai đoạn sớm của bệnh và tránh những nhập viện. Nếu những kết quả này được xác nhận trong giai đoạn 3, điều đó có thể đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 và có những hậu quả quyết định về mặt y tế cộng đồng, nhất là trong những vùng ở đó sự tiêm chủng vẫn bị hạn chế.
 (LE JOURNAL DU MÉDECIN 20/5/2021)

X. IMC > 23 : MỘT YẾU TỐ NGUY CƠĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI.

Theo một nghiên cứu của Anh, những người từ 18 đến 39 tuổi tăng thể trọng phải được tiêm chủng ưu tiên.

Ngay từ đầu làn sóng đại dịch đầu tiên, vào mùa xuân 2020, các thầy thuốc đã chứng thực rằng chứng béo phì được liên kết với một nguy cơ bị những thể nặng của Covid-19. Hiện diện nhiều trong các khoa hồi sức (49% những bệnh nhân ở khoa hồi sức ở Pháp, trong thời kỳ từ tháng giêng đến tháng năm 2021), những người bị chứng béo phì đã phải trả một giá nặng nề cho Covid-19.

Tuy vậy, mối liên hệ chính xác giữa tình trạng tăng thể trọng và nguy cơ bị thể nặng vẫn còn bị tranh cãi. Tỷ lệ cao của những bệnh nhân béo phì trong các khoa hồi sức phải chăng là do những bệnh lý thường liên kết, như bệnh đái đường loại 2 hay cao huyết áp ? Hay phải chăng chứng béo phì đơn độc là một yếu tố nguy cơ, do sự thiếu hụt miễn dịch mà nó gây nên, hay do sự viêm mức độ thấp đi kèm nó ?
Một nghiên cứu, được công bố cuối tháng tư trong The Lancet Diabetes and Endocrinology, củng cố giả thuyết thứ hai này. Những nhà nghiên cứu dịch tễ học, dinh dưỡng và y tế cộng đồng của đại học Oxford đã nghiêng về mối liên hệ giữa chi số khối lượng cơ thể(IMC: indice de masse corporelle : một indicateur de corpulence, được tính bằng cách chia thể trọng tính bằng kg với diện tích của thân thể, tính bằng mètre) và nguy cơ bị thể nặng của Covid-19.

Những công trình của họ phát hiện rằng nguy cơ gia tăng bắt đầu từ một IMC 23 (được xem như một corpulence lành mạnh), với một gia tăng 5% nguy cơ bị nhập viện cho mỗi đơn vị IMC bổ sung và 10% nguy cơ bị đưa vào ICU. Nguy cơ tử vong xuất hiện bắt đầu từ một IMC 28 (dấu hiệu của tăng thể trọng) và gia tăng 5% đối với mỗi đơn vị IMC.

CẢNH GIÁC ĐỐI VỚI NHỮNG IMC RẤT THẤP.
Ở đầu kia của phổ, những IMC thấp nhất cũng bị liên kết với một nguy cơ lớn hơn bị thể nặng của Covid-19. Một hiệu quả có thể được giải thích bởi profil của các bệnh nhân trong khoa hồi sức trong làn sóng dich đầu tiên, đã tấn công nhiều người rất già, có nhiều profil suy dinh dưỡng hơn. Như thế, équipe d’Oxford đưa đến một đường cong nguy cơ hình chữ U: Một IMC 23 là điểm thấp nhất từ đó mỗi đơn vị IMC được liên kết một cách rõ rệt với một nguy cơ gia tăng nhập viện, Carmen Piernas, enseignante-chercheuse đã tổng hợp như thế.

Cho đến nay, mặc dầu những dữ liệu về nguy cơ liên kết với béo phì và tăng thể trọng dựa trên những mẫu tương đối giới hạn và, chủ yếu, dựa trên những người đã nhập viện, nhưng đó là một trong những nghiên cứu quy mô nhất về mối liên hệ giữa IMC và mức độ nghiêm trọng của Covid-19. Để đạt được những kết quả này, các nhà khoa học Oxford đã phân tích các dữ liệu của 6,9 triệu bệnh nhân ở Vương Quốc Anh, giữa 24/1 và 30/4/2020.
Chủ yếu chúng dựa trên một cơ sở các dữ liệu y khoa, Qresearch, đặt dưới quyền sử dụng của recherche académique những thông tin của các bệnh nhân đến khám ở khoảng 1500 cabinet médical được phân bố trên lãnh thổ Anh. Như thế équipe có một số lượng lớn các dữ liệu về tuổi, giới tính, IMC, loại xã hội, chủng tộc, những bệnh lý của các bệnh nhân.

Bài học chính của những công trình này : người ta càng trẻ, IMC càng đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ phát triển một thể nặng. « Ở những người trên 80 tuổi, nguy cơ liên kết gần như số không ». Nhưng ở những người từ 18-39 tuổi, mỗi điểm IMC làm gia tăng 9% nguy cơ phải nhập viện. Nếu ta trẻ và có sức khoẻ tốt, xác suất bị một thể nặng là ít thấp hơn nhiều đối với những người già. Nhưng trong số những người trẻ, những người tăng thể trọng có nguy cơ nhiều hơn bị một Covid nặng », nhà nghiên cứu đã tóm tắt như vậy.
Một cách rõ ràng, « béo phì là một vấn đề, nhưng đó còn hơn là một vấn đề đối với những người trẻ, vậy họ phải được ưu tiên tiêm chủng ». Điều mà Pháp cuối cùng đã quyết định khi mở khả năng, từ 1/5, tiêm chùng cho tất cả những người trưởng thành có một IMC trên 30. Những nơi khác ở châu Âu, những điều kiện để được tiêm chủng thay đổi tùy theo nước. Ở Anh, cũng như ở Irlande hay ở Hòa Lan, điều kiện được ấn định là một IMC trên 40 (béo phì bệnh hoạn). Đức hay Áo cũng phân biệt những mức ưu tiên tùy theo ta có một IMC trên 40 (ưu tiên 1) hay 30 (ưu tiên 2).
Còn về mối liên hệ giữa IMC thấp và thể nặng của Covid-19, đươc gợi ý bởi nghiên cứu này, nó phải được xem như một lời kêu gọi cảnh giác đối với những người suy dinh dưỡng. Nhất là chính Covid làm để một tình trạng suy dinh dưỡng, vì nó gây nên một sự ăn mất ngon và khó nuốt, cũng như một tăng tiến biến (hypercatabolisme : một sự gia tăng tiêu thụ năng lượng của cơ thể). Một nghiên cứu của CHU de Grenoble đã kết luận rằng 67% những bệnh nhân bị Covid-19 được nhập viên trong làn sóng dịch đầu tiên bị suy dinh dưỡng và rằng họ đã mất trung bình 8% trọng lượng cơ thể.
(LE MONDE 13 & 14/5/2021)

Đọc thêm :

– TSYH số 551, bài số 8

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(4/6/2021)


Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

4 Responses to Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 588 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 589 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 596 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s