Thời sự y học số 575 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1. COVID : GIẢ THUYẾT VỀ TAI NẠN TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Các nhà khoa học yêu cầu Trung Quốc công bố những dữ liệu thiếu, để làm sáng tỏ một mớ dấu hiệu làm bối rối.
Vào đầu đại dich đó là một giả thuyết đã bị gạt bỏ : sự việc virus đã có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm an toàn Vũ Hán là điều không thể nghĩ đến. Nhưng phải chăng ngôi nhà thờ của những điều chắc chắn này được xây dựng trên cát di động ? Giả thuyết về pangolin đã bị loại bỏ, thế mà ta không có một bằng cớ xác thực nào về nguồn gốc zoonotique (bệnh động vật truyền sang người) trong môi trường thiên nhiên hay trong chăn nuôi. Đến độ, chính giám đốc OMS, BS Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã từ chối gạt bỏ giả thuyết về tai nạn phòng thí nghiệm sau khi phái đoàn điều tra đầu tiên của OMS đến Trung Quốc chuyển giao báo cáo hôm 30/3 vừa qua. Mặc dầu équipe đã kết luận rằng một sự rò rỉ ở phòng thí nghiệm là giả thuyết « ít có khả năng nhất », nhưng ông đã tuyên bố rằng « những dữ liệu và những nghiên cứu bổ sung là cần thiết để đi đến những kết luận vững chắc hơn, có thể với những phái đoàn bổ sung gồm những chuyên gia, mà tôi sẵn sàng triển khai ».
 Ngược lại, giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm do tai nạn trở nên đáng tin cậy hơn khi những yếu tố gây bối rối càng tích lũy mặc dầu không phải là không thể chối cãi ? Trong hậu trường, nhiều tháng rồi sự tranh luận khoa học thắng thế. Điều đó đã được thể hiện bởi một loạt các thư ngõ gởi cho OMS, được công bố từ đầu năm bởi một nhóm quốc tế những nhà khoa học (được gọi một cách không chính thức groupe de Paris bởi vì được khởi xướng bởi những người Pháp). Nhóm các khoa học gia này kêu gọi mở một cuộc điều tra nghiêm túc và một sự minh bạch lớn hơn của Trung quốc. Bức thư mới nhất, được phổ biến hôm thứ sáu 30/4 thiết lập một phương pháp điều tra, một bảng danh sách những câu hỏi chính xác và những nguồn lực thiết yếu cho phép xua tan những vùng tối tồn tại. Bức thư nêu chi tiết một danh sách những kịch bản tai nạn khả dĩ, đi từ nhân viên bị lây nhiễm bởi một động vật của phòng thí nghiệm đến một chất thải xử lý kém gây nhiễm một người ở bên ngoài.

CHỢ VŨ HÁN : Ổ DỊCH ĐẦU TIÊN

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách trở lại những sự việc. Một cách không thể chối cãi, tâm dịch của Covid-19 nằm ở trong thành phố Vũ Hán. Nếu chợ Vũ Hán một thời gian bị nghi là nguồn gốc của những lây nhiễm đầu tiên, chẳng bao lâu trở nên rõ ràng rằng đó đúng hơn là một biến cố khuếch đại (un événement amplificateur), một ổ dịch (cluster) đầu tiên đãphát giác một dịch bệnh đã hoạt động ít nhất từ nhiều tuần trước đó. Những điều tra trung quốc để xác định nguồn gốc của những trường hợp đầu tiên này một cách chính thức không trước 8/12. Trung quốc đã tạo một loại thành trì, một bức tường nhân tạo rất làm bực tức OMS, Gilles Demaneuf, người ký những bức thư ngõ này và những thành viên của tập thể nghiên cứu độc lập Drastic (điều tra từ hơn một năm nay về những nguồn gốc của đại dịch, đã nói như vậy
Không thể biết điều gì cái màn khói này có thể che khuất. Dẫu sao có lẽ không gì cả. Hoàn toàn khả dĩ rằng Trung quốc không muốn bị xem như là đất nước ở đó virus đã xuất hiện, ngay cả một cách tự nhiên. Nhưng sự thiếu minh bạch này duy trì những mối nghi ngờ. Nhất là bởi vì thành phố Vũ Hán chứa một viện virus học được công nhận như là một trong những trung tâm nghiên cứu quan trọng nhất của thế giới về các coronavirus từ loài dơi, WIV (Wuhan Institute of Virology). Ngoài ra chính ở đây mà các équipe của BS Shi Zheng Li, chuyên gia được thế giới công nhận về lãnh vực này, đã nhận diện cousin tự nhiên gần nhất của Sars-CoV-2. Được gọi là RaTG13, nó đã được khám phá trong một mẫu nhiệm lấy từ phân dơi, được thực hiện vào năm 2013 trong một mỏ đồng của Vân Nam.
Cái cách mà mẫu nghiệm này được khảo sát chưa rõ ràng. Một chuỗi ngắn 370 mẫu tự (trên 30.000 mà nó chứa) đã được công bố vào năm 2016 dưới một tên khác (tên của mẫu nghiệm), một thông tin được giữ im lặng vào lúc công bố RaTG13 vào năm 2020. Điều đó không chứng minh gì hết, nhưng điều đó cũng muốn nói rằng họ đã nghiên cứu virus này từ nhiều năm, nhà virus học Etienne Decroly, giám đốc nghiên cứu CNRS, một trong những thành viên có ảnh hưởng của nhóm Paris, đã đánh giá như vậy. Ngoài ra, những dữ liệu thô (données brutes), được cung cấp bởi các kíp nghiên cứu trung quốc không cho phép những quan sát viên bên ngoài tái tạo toàn thể génome đã được công bố.
Shi Zheng Li đã đảm bảo rằng virus đã không bao giờ được cấy và rằng không một thí nghiệm nào đã được thực hiện với virus. Ngoài ra mẫu nghiệm đã bị tiêu hủy toàn bộ khi thực hiện séquenage. Điều đó có vẻ rất kỳ lạ, một người khác cũng ký bức thư này, Virginie Courtier, người phụ trách một nhóm nghiên cứu ở Viện Jacques-Monod (Paris) đã đánh giá như vậy.Trên nguyên tắc vẫn luôn luôn còn một ít, chúng tôi không bao giờ cần sử dụng tất cả..»
Yếu tố kỳ lạ khác, đã phải cần nhiều thời gian trước khi Shi Zheng Li xác nhận trong tạp chí Nature vào tháng 11/2020 rằng mẫu nghiệm đúng là phát xuất từ mỏ Tongguan (trong huyện Mojiang ở Vân Nam), ở đây 6 công nhân đã mắc phải vào năm 2012 một viêm phổi không điển hình (ba người đã chết). Nhiều vùng tối bao quanh biến cố này. Chính quyền trung quốc đã không báo động OMS vào thời kỳ đó. Câu hỏi muốn biết có phải một virus từ dơi đã có thể là nguồn gốc của căn bệnh viêm phổi không điển hình này không được giải đáp dứt điểm. BS Shi Zheng Li (nghiêng về hơn một nhiễm do một loại nấm tăng sinh trên phân dơi) đã giải thích là đã tích cực lấy mẫu nghiệm tại hiện trường, hai lần mỗi năm giữa 2012 và 2015, nhằm tìm kiếm một virus tiềm năng. 8 coronavirus khác của họ Sars-CoV-2 đã được nhận diện, nhà nghiên cứu cũng tiết lộ, nhưng không tiết lộ toàn bộ các génome (chỉ những chuỗi ngắn đã được công bố, tương đối xa với Sars-CoV-2)

NHỮNG NGHIÊN CỨU NGUY HIỂM
Câu hỏi không phải để biết những công nhân này có phải đã bị nhiễm bởi Sars-CoV-2 hay không (4 mẫu huyết thanh của các bệnh nhân được gởi đến Viện virus học Vũ Hán vào năm 2012 đã được xét nghiệm âm tính vào năm đó)mà là họ đã có thể bị nhiễm bởi một virus bà con hay không và điều mà biến cố này hàm chứa. Nếu một nhiễm trực tiếp bởi một virus từ dơi được xác nhận (một kịch bản ít có khả năng cho đến nay), điều đó muốn nói rằng có thể rằng dich bệnh hiện nay có một nguồn gốc tương tự. Sau đó còn phải chuyển virus từ những vùng này (nơi loại coronavirus này endémique) về chợ Vũ Hán, ở cách 1500 km…« Ta không thể loại bỏ giả thuyết rằng một nhà nghiên cứu của Viện virus học Vũ Hán đã bị nhiễm, thí dụ, trong khi thực hiện lấy mẫu nghiệm», Gilles Demaneuf đã đề xuất như vậy.«Dĩ nhiên chúng tôi không nói rằng điều đó đã xảy ra : chúng tôi chỉ yêu cầu rằng người ta chứng minh với chúng tôi rằng đó không phải là như vậy.» Một cách lý tưởng, phải trở lại trong mỏ này và tiến hành lấy nhiều mẫu nghiệm. Nhưng hiện trường dường như đã bị nhà cầm quyền khóa lại. Các phóng viên của BBC đã có đến đó nhưng không thành công, các con đường đã bị phong tỏa một cách hệ thống.
Một câu hỏi khác được đặt ra : phải chăng cac nhà nghiên cứu của Viện virus học Vũ Hán có thể muốn biết nhiều hơn về năng lực của các virus, mà họ đã tìm thấy trong vùng này, vượt qua hàng rào loài (barrière d’espèces) ? Thật vậy cónhững cách khác nhau để thúc đẩy các virus tiến triển nhanh hơn trong phòng thí nghiệm. Mọi người đều biết rằng Viện virus học Vũ Hán đã tiến hành những công trình nghiên cứu được gọi là gain de fonction nhằm biến đổi génome để nghiên cứu cách mà điều đó ảnh hưởng những năng lực của virus gây nhiễm những tế bào của các loài khác nhau. Những nghiên cứu được cho là khá nguy hiểm để Hoa Kỳ áp đặt một moratoire national lên những thực hành này vào năm 2014, trước khi giở bỏ nó năm 2017.

Ngay khi génome của Sars-CoV-2 được công bố, Etienne Decroly đã nhấn mạnh sự hiện diện ở spicule của virus một séquence làm cho nó đặc biệt thích ứng với sự gây nhiễm ở người. Nguồn gốc của site de clivage này (kích hoạt spicule của virus) đặt vấn đề trong cộng đồng khoa học bởi vì nó có những đặc điểm không phải là không nhắc lại vài thí nghiệm ở phòng thí nghiệm. « Nhưng điều đó cũng có thể là kết quả của một sự tái phối hợp tự nhiên giữa nhiều virus có quan hệ bà con trong cùng một ký chủ trung gian, nhà nghiên cứu đã chỉ như vậy Trong khung cảnh này, giả thuyết của một sự lây nhiễm qua những chăn nuôi động vật (chien viverrin, vison, civette…) không được loại trừ. Và lý thuyết này cũng làm bối rối Trung quốc.Vấn đề, đó là không thể biết điều đó nếu ta không có những virus xa xưa này, Etienne Decroly nói tiếp.Thế mà trên 80.000 mẫu nghiệm của các động vật hoang dã, gia súc, gia cầm được lấy cuối năm 2019, không một mẫu nghiệm nào có những séquence có liên quan chặt chẽ với Sars-CoV-2, theo giới hữu trách trung quốc. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa rằng nguồn gốc của virus không hoàn toàn tự nhiên, nhưng điều đó cũng không loại bỏ hướng của phòng thí nghiệm. Về hướng pangolin, chính một loạt bài báo đã chỉ theo hướng này.

Chừng nào các carnet và những dữ liệu thô của các phòng thí nghiệm vũ hán không được sàng lọc, sự nghi ngờ vẫn tồn tại.Điều phải hiểu, đó là khi dịch bệnh bắt đầu, virus không giống gì được biết cả, điều này trên thực tế làm mất tín nhiệm giả thuyết tai nạn phòng thí nghiệm bởi vì ta không bao giờ bắt đầu từ zéro, Virginie Courtier đã giải thích như vậy. Tình huống hơi khác khi ta có tất cả những yếu tố này trong tay. Lý thuyết không còn kỳ cục như thế nữa.

Vì những cơ sở dữ liệu của Viện virus học Vũ Hán đã bị rút ra khỏi internet bởi chính quyền trung quốc, nên khó biết các nhà nghiên cứu làm việc một cách chính xác về cái gì. Thật oái ăm lịch sử, những site này một phần được thành lập để có những banque génomique de référence trong trường hợp đại dịch ! Theo Shi Zheng Li, những dữ liệu đã được lấy đi sau khi đại dịch bắt đầu vì cyberattaques. Các nhà nghiên cứu của nhóm Drastic đảm bảo rằng cơ sở các dữ liệu về coronavirus của dơi không còn trên mạng nữa…từ tháng chín 2019, hoặc ba tháng trước khi dịch bệnh chính thức bắt đầu.
(LE FIGARO 4/5/2021)
 Đọc thêm :
– TSYH số 548 : bài số 10 (Laboratoire de P4)
– TSYH số 549 : bài số10
– TSYH số 560 : bài số 1 (Covid-19 : comment tout a commencé)

2. ĐƯỢC CHUYỂN GIAO BỞI PHÁP, PHÒNG THÍ NGHIỆM P4 VŨ HÁN TRỞ LẠI TRUNG TÂM CỦA CUỘC TRANH LUẬN.
Giả thuyết về một tai nạn từ phòng thí nghiệm lại trỗi dậy.Từ lâu giả thuyết này đã bị OMS loại bỏ, cho rằng « hautement improbable». Giả thuyết cũng bị làm ỉm đi bởi nhà cầm quyền trung quốc, cố viết lại lịch sử của đại dịch. Giả thuyết cũng không được tin tưởng bởi sự việc là nó được bảo vệ bởi chính quyền Trump. Nước Pháp lại càng bị liên hệ khi chính nước này đã xuất cảng phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, một phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học rất cao, nhằm nghiên cứu các virus gây bệnh nguy hiểm nhất. Một hòn ngọc của technologie française, mà ta thường dành cho những người bạn thân của mình.
Từ lúc đầu, sự hợp tác rất nhạy cảm này với chính quyền trung quốc đã tạo những căng thẳng ở Pháp. Chinh vào năm 2004 mà Jacques Chirac và chủ tịch trung quốc Hồ Diệu Ban quyết định một sự hợp tác nhằm chống lại những bệnh nhiễm trùng mới phát sinh (maladies infectieuses émergentes). Một năm sau, Trung quốc đã chịu nhiều Sras, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (syndrome respiratoire aigu sévère). «Vài người đã nghĩ rằng phải tuyệt đối giúp Trung quốc nghiên cứu những virus mới này. Và cho phép họ làm điều đó trong những điều kiện nghiêm túc. Với savoir-faire français », một nguồn ngoại giao đã từng theo dõi vụ việc vào thời kỳ đó đã giải thích như vậy.Nhưng dự án không hẳn được sự nhất trí ở Pháp, Raffarin và Chirac thì ủng hộ. Một bộ phận của y sĩ đoàn, trong đó có Bernard Kouchner, cũng đồng ý. Nhà công nghệ dược phẩm Alain Mérieux cũng chấp nhận. Ông chủ trì ủy ban chỉ đạo (comité de pilotage) với người đồng sự trung quốc của mình. Nhưng những người chủ trương không phổ biến, ở Bộ ngoại giao, quốc phòng, cũng như SGDSN, Ban thư ký quốc phòng và an ninh quốc gia, và các giới nghiên cứu lại tỏ ra ngập ngừng. Họ sợ rằng P4, với thẩm quyền xử l những virus nguy hiểm nhất, như Ebola, một ngày nào đó được biến đổi thành vũ khí sinh học (arsenal biologique). Không có kiểm soát quốc tế đối với loại vật tư y tế cực kỳ nhạy cảm này, mà vài chuyên gia so sánh với một quả « bom nguyên tử sinh học ». Họ cũng tố cáo sự thiếu minh bạch và tính chất không thể hiểu đuoc chung quanh các phòng thí nghiệm di động P3, ít nhạy cảm hơn P4, đã được Pháp giao ngay sau dịch bệnh Sras.« Nhiều người trong chúng tôi không muốn giao một công nghệ nhạy cảm như thế cho một quốc gia không phải là đồng minh, cho một chế độ áp bức và bí hiểm chống lại những quyền lợi của chúng tôi », một trong những người hoạch định chiến lược vào thời kỳ đó đã xác nhận như vậy.

Các chính trị gia đã quyết đoán thuận lợi cho dự án, trái với ý kiến của các chuyên gia. Công trường đã được chấm dứt vào tháng giêng 2015 và sự khai thác của phòng thí nghiệm đã trùng hợp với, vào tháng giêng 2018, sự viếng thăm đầu tiên của Emmanuel Macron ở Bắc Kinh. Nhưng những người từng do dự đã nhanh chóng có lý. Những xí nghiệp trung quốc trước hết muốn đảm trách phần lớn sự xây dựng P4.

NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA SỰ AN TOÀN
Rồi, dần dần, phòng thí nghiệm đã hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của các nhà khoa học Pháp, theo giao kèo được thông qua giữa Paris và Pékin. Theo giao kèo này những nhà khoa học Pháp sẽ giám sát công việc của các như nghiên cứu trung quốc ở Vũ hán. 50 nhà nghiên cứu Pháp, theo dự kiến làm việc ở P4 trong 5 năm, đã không bao giờ ra đi. Thất vọng vì sự hợp tác Pháp-Trung không được cụ thể hóa, Alain Mérieux giă từ chức chủ tịch của ủy bắn hai bên ngay năm 2015. Và ngay 2018, những thành viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, sau khi tham quan phòng thí nghiệm Vũ hán, đã báo động với chính phủ Hoa Kỳ về sự thiếu sót của những biện pháp an toàn. Giới truyền thông trung quốc cũng đã báo cáo, trước khi đại dịch bùng nổ, rằng các nhà nghiên cứu, sau khi thí nghiệm, đã ném những vật liệu của phòng thí nghiệm vào trong cống rãnh. Họ cũng xác nhận rằng các nhà nghiên cứu, để kiếm tiền cải thiện đời sống, đã bán ở chợ Vũ Hán những động vật đã bị thử nghiệm ở phòng thí nghiệm P4.
Cuối tháng ba, Hoa Kỳ và 13 nước đồng minh, trong đó Vương quốc Anh và Canada, đã bày tỏ mối «quan ngại và yêu cầu Trung quốc cho tiếp cận hoàn toàn các dữ liệu của nước này». Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho là rất quan trọng khả năng của sự rò rỉ từ phòng thí nghiệm P4. Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger đã phát động trở lại cuộc tranh luận vào tháng hai vừa qua khi xác nhận rằng quân đội trung quốc ,từ 2017, đã tiến hành những thí nghiệm bí mật trên động vật trong P4 Vũ Hán và nhiều khoa học gia của Viện virus học đã bị bệnh vào mùa thu 2019, trước khi đại dịch phát khởi trong thành phố. Và ngay cả giám đốc OMS, được biết về thái độ chiều ý đối với chính quyền trung quốc, đã bị buộc phải, dưới áp lực của các nhà khoa học, yêu cầu tiếp tục theo đuổi sự điều tra. Một ngày nào đó, nếu được xác nhận rằng Covid-19 đã thoát ra từ phòng thí nghiệm P4, cuộc tranh luận hẳn sẽ dội ngược ở Pháp.
 (LE FIGARO 4/5/2021)

3. NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA SARS-CoV-2 : OMS ĐƯỢC YÊU CẦU LÀM SÁNG TỎ NHỮNG VÙNG TỐI

Khoảng 30 nhà khoa học nổi tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra.

Tổng giám đốc OMS đã bị bắt giữ lấy lời. Vào cuối tháng ba, ngay ngày báo cáo được công bố, Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công khai bày tỏ sự không thỏa mãn với báo cáo phối hợp OMS-Trung Quốc về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. « Tôi không nghĩ rằng sự đánh giá (của équipe conjointe) đã đủ sâu, vị giám đốc của OMS đã tuyên bố như vậy. Những dữ liệu và nghiên cứu khác sẽ cần thiết để đi đến những kết luận vững chắc hơn.

Một nhóm khoảng 30 nhà khoa học quốc tế thuộc những nghành khác nhau đã gởi cho ông, hôm 30/4, một loạt những khuyến nghị, những vấn đề mở cần được xử lý ưu tiên và những vùng tối cần được làm sáng tỏ trong triễn vọng của một điều tra tiếp tục về những nguồn gốc của SARS-CoV-2 và những điều kiện truyền virus cho người.
Những người cùng ký tên nhấn mạnh, như họ đã làm trong một bức thư ngõ trước cho OMS, được công bố 4/3 trong Le Monde và Wall Strees Journal, về những đặc quyền hạn chế của nhóm chuyên gia phối hợp OMS-Chine. Những thành viên quốc tế của ủy ban, hoạt động dưới sự chỉ đạo của OMS, không thể yêu cầu tiếp cận tất cả những thông tin hiện có. Trong nhiều trường hợp, phái đoàn hỗn hợp dựa trên những phân tích được cung cấp bằng tay bởi giới hữu trách y tế trung quốc. Thậm chí, về những nghi ngờ đè nặng trên Viện virus học Vũ Hán, dựa trên những lời khai đơn giản của các nhân viên.

NHỮNG CÂU HỎI CHÍNH XÁC

30/3, các chính phủ của 14 nước (Hoa Kỳ, Úc, Canada, Vương quốc Anh, Nam Triều tiên, Na Uy…) đã bày tỏ, trong một tuyên bố chung, cùng những lo ngại. Họ cũng yêu cầu thiết đặt một điều tra độc lập về những nguồn gốc của coronavirus chủng mới.
Trong bức thư ngõ của mình, khoảng 30 nhà nghiên cứu, lần này, đưa ra những câu hỏi rất chính xác, cho đến nay không được trả lời, và một điều tra độc lập phải ưu tiên tìm những câu trả lời. Vài trong những câu hỏi này liên quan sự tiếp cận những dữ liệu của những bệnh nhân đầu tiên bị Covid-19, trong tỉnh Vũ Hán, nhưng cũng sự tiết lộ toàn bộ những kết quả phân tích của những mẫu nghiệm được lấy trong hệ động vật hoang đă hay nuôi trong nhà.
Trong báo cáo của mình, phái đoàn phối hợp OMS-Chine đã báo cáo nhiều chục nghìn mẫu nghiệm được thực hiện trong nhiều vùng của Trung quốc, trên nhiều chục loài động vật nhưng không một loài nào đã có thể được nhận diện như ký chủ trung gian khả dĩ. Các nhà khoa học yêu cầu rằng một sự tiếp cận nhưng dữ liệu thô của những hoạt động lấy mẫu nghiệm này phải được mở cho cộng đồng khoa học quốc tế.

Một phần lớn của những câu hỏi được đặt ra liên quan nhưng nghiên cứu được thực hiện bởi Viện virus học Vũ Hán, và điều mà những người ký thư ngõ xem như những điều không đượcnói (non-dits), những điều không chính xác, những điều mâu thuẫn hay những tuyên bố sai lầm. Thí dụ họ hỏi tại sao cơ sở các dữ liệu của coronavirus được giữ bởi Viện virus học Vũ Hán đã bị, theo họ, đặt hors ligne vào tháng chín 2019, trong khi những người hữu trách của trung tâm nghiên cứu virus học Vũ Hán đã tuyên bố cơ sở các dữ liệu chỉ được déconnnecté vào lúc đầu của dịch bệnh, đầu năm 2020.
Cũng vậy, những người ký thư ngõ chỉ rõ một ý muốn làm biến mất tất cả dấu vết của cơ sở các dữ liệu này, bài báo khoa học mô tả một cách ngắn gọn tính chất và nội dung của nó đã bị hủy khỏi tạp chí trên mạng China Science Data. Vào tháng 12/2020, Le Monde đã có thể chứng thực sự biến mất của bài báo này, nhưng những bài báo khác vẫn có thể tiếp cận ? Vào tháng ba và từ 2021, chính toàn bộ tạp chí đã bị hủy khỏi Net, những người ký thư ngõ đã ghi chú như vậy, tự hỏi về những lý do của một sự biến mất như vậy.

Ngoài ra các nhà khoa học đánh giá rằng điều chủ yếu là những điều kiện lấy mẫu nghiệm và phân tích của virus bà con gần nhất với SARS-CoV-2 được biết vào lúc này phải được làm sáng tỏ. Coronavirus từ loài dơi này, được gọi tên RaTG13, đã được các nhà nghiên cứu của Viện virus học Vũ Hán lấy mẫu nghiệm vào năm 2013 trong một mỏ ở Vân Nam, và được bảo quản trong nhiều nằm trong những phòng thí nghiệm của họ. Những người ký tên vào thư ngõ nhắc lại rằng 6 công nhân làm việc trong các hầm của mỏ này, thường bị tiếp xúc với nhiều coronavirus từ dơi, vào năm 2012, bị mắc một bệnh mà những triệu chứng rất giống với Covid-19 và ba người đã tử vong vì bệnh này.

THU THẬP CÁC MẪU NGHIỆM
Những thông tin, về bệnh lý mà các công nhân này mắc phải cách nay gần 10 năm, mà những nhà nghiên cứu trung quốc có được, là những thông tin nào ? Trong những điều kiện nào RaTG13 đã được lấy mẫu và génome của nó được séquencé ? Những nghiệm sinh học của virus có còn không? 8 coronavirus khác loại SARS-CoV, mà các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán đã xác nhận là đã lấy trong cùng mỏ này ở Vân Nam, chúng có được séquencé không ? Phải chăng chúng là đối tượng của những thí nghiệm không được công bố ? Những người đồng ký tên vào bức thư ngỡ gởi OMS đánh giá rằng những câu hỏi này cần phải được trả lời.

Nhất là tính chất chính xác của những công trình được tiến hành bởi Viện virus học Vũ Hán trong những tháng qua không hoàn toàn được biết, theo những người đồng ký tên. Những nghị sĩ Hoa Kỳ đặt cho mình cùng những câu hỏi, mà một phần của các câu trả lời không phải ở Vũ Hán mà ở Hoa Kỳ.

Cho đến lúc ấy rất kín đáo về già thuyết của một tai nạn khả dĩ cửa phòng thí nghiệm, Quốc hội Hoa Kỳ đã len cao giọng vào mùa xuân. Các nghị sĩ cộng hòa của Hạ Viện vào giữa tháng ba đã gởi một bức thư cho viện nghiên cứu sinh y học Hoa Kỳ, NIH (National Institutes of Health), và, vào giữa tháng tư, một lá thư thứ hai cho EcoHealth Alliance (một ONG chuyên về sức khỏe và môi trường của Hoa Kỳ) để có được những tài liệu soi sáng tính chất của những công trình được thực hiện bởi các nhà khoa học Hoa Kỳ cộng tác với Viện virus học Vũ Hán.
Từ năm 2008, EcoHealth Alliance, có trụ sở ở Nữu Ước, đã nhận gần 8 triệu dollars của NIH để thực hiện những nghiên cứu về virus chủng mới từ dơi. Một phần của số tiền này đã được chuyển cho Viện virus học Vũ hán để giúp các nhà khoa học trung quốc thu thập những mẫu nghiệm và tiến hành những thí nghiệm trên các coronavirus. Những công trình của họ đã đưa đến sự công bố nhiều nghiên cứu đồng ký tên bởi hai nhà lãnh đạo của EcoHealth Alliance, Peter Daszak và Jonathan Epstein.

Phải chăng họ đã tiếp cận với biobanque của Viện virus học Vũ hán, ở đây tất cả những mẫu nghiệm được thu thập từ dơi được bảo quản ? Phải chăng những mẫu nghiệm được lấy đã được gởi cho Hoa Kỳ ? Các nhà nghiên cứu của EcoHealth Alliance phải chăng đã tán đồng những thí nghiệm tiềm năng nguy hiểm này ? Phải chăng họ đã có những lý do để lo ngại về sự an toàn của phòng thí nghiệm ? Chính tất cả những câu hỏi này mà những người đại diện hy vọng tìm thấy những câu trả lời ở NIH. Những Viện y tế quốc gia (NIH) này là nơi nhận cả một loạt những báo cáo về những nghiên cứu được thực hiện bởi EcoHealth Alliance, và một cách trực tiếp ở những nhà khoa học của tổ chức này.
(LE MONDE 2 & 3/5/2021)
Đọc thêm :

– TSYH số 574 : bài số 2
– TSYH số 550 : bài số 1

4. CHIẾN LƯỢC «ZERO COVID» THẮNG CHIẾN LƯỢC « SỐNG CHUNG VỚI » VIRUS
Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí «the Lancet», những nướctheo phương pháp loại bỏ virus (stratégie d’élimination) hơn là sống với virus (stratégie d’atténuation) ghi nhận ít trường hợp tử vong hơn, ít những hạn chế tự do hơn và một sự tái tục kinh tế tốt hơn.

Loại bỏ (élimination) hay làm giảm (atténuation) ? Làm tất cả để tống khứ virus càng sớm càng tốt hay đành chấp nhận sự hiện diện của nó và cố sống với nó, như Pháp và phần lớn các nước châu Âu đã quyết định như thế ? Khắp nơi trên thế giới, hai phương pháp chiến lược để quản lý đại dịch Covid-19 đang ở tâm điểm của một cuộc tranh luận chính trị mạnh mẽ. Khoảng 12 nhà kinh tế quốc tế vừa mang vào đó những yếu tố mới, biện minh mạnh mẽ cho phương pháp loại bỏ virus.
Trong một nghiên cứu ngắn, được công bố 28/4 trong tạp chí The Lancet, Miquel Oliu-Barton (đại học Paris-Dauphine), Bary Pradelski (CNRS) và những đồng nghiêp của họ, đã so sánh những tình hình xã hội-kinh tế và y tế của những nước đã theo một trong hai phương pháp này. So với những nước đã theo phương pháp chung sống với virus, những nước dựa trên những biện pháp sớm để loại bỏ virus, đã có một tỷ lệ tử vong rất được thu giảm, một sự trở lại nhanh hơn cua hoạt động kinh tế và đã triển khai những biện pháp, nhìn toàn bộ, ít giết chết tự do (liberticise) hơn.

« Chúng ta đã nghe nhiều một discours, đối lập những biện pháp gìn giữ sức khỏe với hoạt động kinh tế, Miquel Oliu Barton, đồng tác giả của những công trình này đã nói như vậy. Chúng tôi chỉ đã tìm cách khách quan hóa discours này, xuyên qua phân tích những dữ liệu sẵn có trong những năm đầu đại dịch ». Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những dữ liệu của 37 quốc gia của OCDE (Organisation de coopération et de développement économique), trong đó 5 đã chọn một chiến lược loại bỏ virus (Úc, Islande, Tân Tây Lan, Nhật, Nam triều tiên), 32 quốc gia khác đã tìm cách sống với virus, đồng thời thích ứng những biện pháp để tránh sự bảo hòa của hệ y tế.

KẾT QUẢ BẤT NGỜ

Bằng cách tập hợp những dữ liệu về tử vong trong hai nhóm quốc gia này, các nhà nghiên cứu chỉ rằng những nước của nhóm đầu tiên có một tỷ lệ tử vong do coronavirus chủng mới khoảng 25 lần thấp hơn tỷ lệ tử vong của những nước khác.Sự dị biệt là rất lớn. Các nhà nghiên cứu viết : tỷ lệ tử vong là một chỉ dấu tốt của tác động của bệnh lên một quốc gia (incidence, tùy thuộc nhiều vào trình độ theo dõi y tế), mặc dầu « những nhà quyết định chính sách cũng phải tính đến những bằng cớ tích lũy, về tỷ lệ bệnh (morbidité) trong thời gian dài hạn sau khi nhiễm bởi SARS-CoV-2 ».
Ngạc nhiên lớn nhất của những công trình này là effet contre-intuitif của những chiến lược loại bỏ virus lên hoạt động kinh tế. Bằng cách so sánh, tuần này qua tuần khác, sự tăng trưởng của PIB (produit intérieur brut) với mức của nó vào năm trước, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng 5 nước, đã áp dụng những biện pháp ngăn chặn sớm và tích cực, không bị giảm hoạt động kinh tế hơn những nước khác. Trái lại, các tác giả ghi chú, « đầu năm 2021, sự tăng trưởng của PIB đã tìm lại mức trước đại dịch trong 5 nước đã theo chiến lược loại bỏ virus, trong khi sự tiến triển của nó vẫn còn âm tính đối với 32 nước khác của OCDE ».

Khía cạnh sau cùng được xem xét bởi các nhà nghiên cứu là mối liên hệ giữa sự loại bỏ virus và những hạn chế các quyền tự do được áp đặt nơi dân chúng. Lại nữa, kết quả thật bất ngờ. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chỉ số được xây dựng bởi những nhà nghiên cứu của đại học Oxford (Vương quốc Anh), kết hợp một lượng lớn các tham số (đóng cửa các hiệu buôn, các nơi văn hóa, hạn chế tự do lưu thông, cấm tụ tập, ban hành lệnh giới nghiêm…), định lường, trên một thằng điếm từ 0 đến 100, về tính chặt chẽ của những biện pháp được các chính phủ vận dụng.

Kết quả : Chỉ trong 10 tuần đầu của đại dịch mà những hạn chế từ đó đã hơi mạnh hơn trong những nước đã chọn chiến lược loại bỏ virus.Vượt qua giai đoạn quyết định này, những nước đã hành động ít nhanh hơn và ít mạnh hơn trong triễn vọng « sống chung» với virus, một cách toàn bộ, đã phải áp đặt, trong thời gian dài hạn, những biện pháp xâm phạm hơn nhiều các quyền tự do. Vào cuối năm 2020, các nhà nghiên cứu ghi nhận một sự khác nhau đáng kể, chỉ số tước mất tự do là hai lần cao hơn trong những nước đã chọn chiến lược «chungsống » với virus.

« MỘT SỰ ĐE DOẠ ĐỐI VỚI NHỮNG NƯỚC KHÁC ».

Từ đó gợi ý rằng nước Pháp, nếu ngay từ đầu của đại dịch theo những biện pháp trừ khử virus (mesures d’éradication du virus) sớm hơn và mạnh mẽ hơn, hôm nay có thể có số lượng tử vong do Covid 25 lần ít hơn, đồng thời đảm bảo sự trở lại của những tự do cá nhân nhanh hơn, và phục hồi hoàn toàn một hoạt động kinh tế trong đất nước, dường như chỉ có một bước, nhưng các nhà nghiên cứu không vượt qua nó. Thật ra, sự phân tích của họ chỉ có tính chất tương quan : khi dựa vào một analyse rétrospective, không thể chứng minh một cách rõ ràng rằng chiến lược loại bỏ virus, được theo bởi 5 quốc gia thận trọng nhất của OCDE, giải thích, một mình nó, toàn bộ nhưng khác nhau được quan sát.
Đặc biệt, 4 trong số 5 nước được đề cập là những quốc gia đảo (insulaire) : phải chăng một chiến lược loại bỏ virus sẽ mang lại cùng kết quả trong những nước như Đức hay Pháp ? « Điều không thể tranh cãi là kiểm soát biên giới của mình dễ dàng hơn khi ta được bao quanh bởi biển, M.Oliu-Barton đã trả lời như vậy. Nhưng theo tôi đó không phải là tiêu chuẩn quyết định, mà đúng hơn là ý chí chính trị kiểm soát biên giới của mình. Nếu ta nhìn ngoài OCDE, những nước như Trung Quốc hay Việt Nam dường như đạt được điều đó. Và chúng ta quan sát một cách lý thú điều xảy ra ở Portugal, mặc dầu có một biên giới dài với Tây Ban Nha, đang thành công làm hạ một cách đáng kể sự lưu thông của virus ». Tuy nhiên, đối với các tác giả, một sự kiện là rõ ràng : « Những quốc gia chọn sống với virus có lẽ sẽ là một mối đe dọa đối với những quốc gia khác.»
« Chúng tôi không nói điều phải làm kể từ bây giờ, chúng tôi chỉ tổng kết điều đã xảy ra cho đến bây giờ, M.Oliu-Barton nói tiếp. Những cuộc tranh luận phải tiếp tục bởi vì phần lớn các nhà dịch tễ học nói với chúng tôi rằng chỉ dựa trên những vaccin để kiểm soát đại dịch là có nguy cơ, vì lẽ sự triển khai của chúng rất chậm, vì lẽ thời gian giới hạn của tính miễn dịch mà các vaccin mang lại và vì sự xuất hiện của những biến thể mới thoát tác dụng bảo vệ của vaccin.

Ở Pháp, Emmanuel Macro, chọn chiến lược sống chung với virus và dựa vào chiến dịch tiêm chủng để trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian ngắn hạn. Trong một diễn đàn trên báo Le Monde được công bố tháng 11/20, hai nhà kinh tế nổi tiếng đã kêu gọi nước Pháp di ra khỏi chiến lược «stop-and-Go» sanitaire. «Ta thấy rằng thế giới y khoa ủng hộ chiến lược loại bỏ với sự nhất trí rất cao, đang được theo sau bởi thế giới kinh tế, M.Oliu-Barton đã đánh giá như vậy. »
(LE MONDE 6/5/2021)

5. NƯỚC NÀO ĐÃ QUẢN LÝ TỐT CUỘC KHỦNG HOẢNG Y TẾ ?

Viện Lowy, groupe de réflexion australien Úc, đã thành lập một chỉ số hiệu năng Covid (indice de performance Covid) để phân tích sự đáp trả của 116 nước với đại dịch. Ảnh hưởng về địa lý, của các hệ chính trị và của phát triển kinh tế lên sự quản lý Covid-19 là ảnh hưởng nào ?

Công trình nghiên cứu so sánh các quốc gia khác nhau theo những tiêu chuẩn cơ bản : những trường hợp được xác nhận, những tử vong được xác nhận, tỷ suất đối với triệu cư dân và những xét nghiệm đối với nhiều ngàn dân.
Sự so sánh này cho phép một sự xếp loại những vùng khác nhau của thế giới. Như vậy, chậu Âu đã quản lý rất tốt làn sóng dịch đầu tiên, trước khi sụp đổ khi làn sóng thứ hai, vì mở cửa biên giới, những tác giả của công trình nghiên cứu đã phân tích như vậy. Bỉ không được tha miễn bởi sự suy luận này và được xếp ở vị trí 72, bị nổi trội bởi Tận Tây Lan và Brésil được xếp vào vị trí 98. Hoa Kỳ đứng thứ 94 và những nước viễn đông chiếm vị trí cao của bảng xếp loại.

NHỮNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐỐI VỚI NHỮNG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

Lý thú hơn, công trình nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của những hệ thống chính trị. Những biện pháp nhằm kềm chế sự lan tràn của Covid-19 đã là chung cho phần lớn các nước. Nhưng cách mà các chính phủ đã thuyết phục dân chúng tham gia vào những biện pháp này lại khác nhau », Mowy Institute đã ghi chú như vậy.« Vào lúc này, không một hệ thống chính trị nào là rõ rệt hiệu quả hơn một hệ khác trong quản lý khủng hoảng. Những nước độc tài là hiệu quả hơn vào lúc đầu khủng hoảng, trong khi những nước dân chủ cải thiện khi đại dịch càng tiến triển.»
Về độ lớn của dân số, « sự kiện những biên giới nội địa thường mở và thấm thấu hơn so với những biên giới quốc tế có thể đã làm dễ sự lan tràn của virus trong những nước đông dân.» Tuy nhiên, sự chênh lệch có khuynh hướng thu giảm giữa các nước, khi đại dịch càng tiến triển.

Sau cùng, sự phát triển kinh tế mặc dầu đóng một vai trò trong sự quản lý cuộc khủng hoảng, nhưng các quốc gia đang phát triển thoát khỏi tốt hơn những quốc gia phát triển trong sự quản lý chúng lúc đầu đại dịch. « Những nước giàu nhanh chóng bi tràn ngập khi virus xuất hiện. Sự vận chuyển hàng không quốc tế đã tăng tốc một cách nhanh chóng sự truyền của virus. Trái lại, nhiều chính phủ của các nước đang phát triển đã có một ý thức lớn hơn về tình trạng khẩn cấp và đã nhanh chóng hơn trong su thiết đặt những biện pháp để đối phó cơn khủng hoảng. Còn vaccin, nó sẽ mang lợi cho các nước giàu nhiều hơn là cho các các nước nghèo, nghiên cứu đã kết luận như vậy.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 6/5/2021)

6.VƯƠNG QUỐC ANH : BIẾN THỂ ẤN ĐỘ ĐE DỌA SỰ GIỞ BỎ PHONG TỎA.

Số nhiễm virus đã tăng gấp đổi trong một tuần, nhất là trong vùng Manchester.

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã cảnh báo, trong một cuộc họp báo hôm thứ sáu 14/5, rằng sự theo đuổi, rất thận trọng, của sự giở bỏ phong tỏa ở Anh có thể bị gây rối loạn bởi biến thể Ấn Độ, trong khi số lượng nhiễm coronavirus biến thể B.1.617.2 (được nhận diện lần đầu tiên ở Ấn Độ) đã tăng gấp đôi ở Anh trong một tuần và rằng nó đang nhanh chóng vượt qua biến thể Kent B.1.617.2.

Theo những dữ liệu đáng lo ngại, được công bố hôm thứ năm 13/5 bởi Bộ y tế Anh, 133 trường hợp B.1.617.2 đã được nhận diện trong một tuần, so với 520 bảy hôm trước, nhất là trong vùng Manchester, ở Bolton và Formby. Ở Londres, biến thể này, từ 7/5 được xem như là một « biến thể gây quan ngại, « chịu trách nhiệm hơn một nửa những trường hợp mới.»
Sự tiến triển rất nhanh của những trường hợp lây nhiễm bởi biến thể B.1.617.2 đã thay đổi đột ngột bầu không khi : cho đến cách nay vài ngày euphorique, truyền thông nối tiếp những đầu đề lớn về sự trở lại sắp đến tình trạng bình thường, với sự giở bỏ, dự kiến ngày 17/5, những hạn chế lên du lịch nước ngoài hay sự trở lại của dịch vụ trong phòng trong các pub và các tiệm ăn. Trong những điều kiện này, sự mở lại hoàn toàn kinh tế và sự chấm dứt của khoảng cách xã hội, ngày 21/6, có vẻ bị phương hại.

Được mang đến Vương Quốc Anh (ở đây sinh sống một cộng đồng mạnh Ấn-Pakistan) bởi những du khách đến từ tiểu lục địa Ấn Độ, từ nay B.1.617.2 dường như được truyền giữa các cộng đồng. Ở Pays de Galles,17 trường hợp đã được nhận diện, cũng như một cluster ở ngoại ô Glasgow (Ecosse). Thận trọng, Nicola Sturgeon, nữ thủ tướng của Ecosse, đã loan báo rằng ở Moray và Glasgow, sự trở lại của những tụ tập trong những không gian kín sẽ không xảy ra như dự kiến ngày 17/5.
Vào lúc này, và đối với Angleterre, Downing Street hy vọng kềm chế biến thể dựa trên một sự tăng tốc của chiến dịch tiêm chủng. Những liều bổ sung sẽ được mang đến trong những ổ dich, ở đây các chính quyền địa phương có thể bắt đầu tiêm chủng những người trên 16 tuổi, trong khi đó ở mức quốc gia, chiến dịch tiêm chủng chỉ có thể tiếp cận cho những người trên 38 tuổi. Boris Johnson đã loan báo rằng sự tiêm liều thứ hai sẽ được tăng tốc cho tất cả những người trên 50 tuổi : những người này sẽ được gọi sau 8 tuần chứ không phải sau 12 tuần nữa,

2000 TRƯỜNG HỢP DƯƠNG TÍNH MỖI NGÀY

Trên bình diện y tế, tình hình hiện giờ vẫn khá thỏa mãn : từ nhiều tuần nay, những con số chạm đến 2000 trường hợp mới dương tính mỗi ngày, số trường hợp nhập viện và tử vong do Covid-19 đã tìm thấy lại mức của hè 2020. Nhưng các chuyên gia sợ một tình huống đánh lừa (une situation en trompe-l’oeil) và sự lặp lại của kịch bản của biến thể Kent. Biến thể Anh này đã lan tràn âm thầm vào mùa thu 2020, trước khi gây một làn sóng thứ hai khủng khiếp (33000 tử vong chỉ trong tháng giêng 2021)

Mặc dầu không có gì cho phép xác nhận rằng các vaccin AstraZeneca, Pfizer và Moderna (đang được triển khai ở Vương quốc Anh) không hiệu quả chống lại biến thể B.1.617.2, nhung vẫn còn thiếu những dữ liệu. Mặc dầu chiến dịch tiêm chủng vẫn luôn luôn tiến lên rất nhanh ở Vương quốc Anh, ở đây 2/3 những người trưởng thành đã nhận ít nhất một liều (và 1/3 nhận hai liều), nhưng một bộ phận quan trọng dân chúng vẫn không được bảo vệ, và những ổ đề kháng với tiêm chủng vẫn còn. Nhất là ở trung tâm Londres, ở đây chỉ 60% những người Afro-Caribéen tôn trọng hẹn tiêm chủng.

Biến thể ấn độ (B.1.617.2) có thể truyền hơn biến thể Anh (B.1.617.2). Nó dường như «lan tràn nhanh hơn biến thể Kent (Anh), ít nhất ở Londres», các nhà nghiên cứu của Imperial College London đã nói một cách thân trọng như thế trong nghiên cứu REACT mới đây của họ, về những tỷ lệ nhiễm virus trong Vương quốc Anh. « Tất cả tùy thuộc vào năng lực truyền của biến thể ấn độ. Nếu nó tỏ ra truyền hơn nhiều biến thể Kent, chúng ta sẽ đối diện với những lựa chọn khó khăn và điều đó có thể ảnh hưởng việc theo đuổi sự giở bỏ phòng tỏa, Boris Johnson đã công nhận như thế hôm thứ sáu 14/5. «Vào giai đoạn này, chúng tôi hết sức khuyên không nên tiếp tục sự giở bỏ (thứ hai 17/5) », những thành viên của Independent SAGE, một nhóm các chuyên gia có ảnh hưởng, độc lập với Downing Street, đã đánh giá như vậy.
(LE MONDE 16 & 17/5/2021)
 Đọc thêm :

– TSYH số 565 : bài số 1, 2 (variant britanique)
– TSYH số 566 : bài số 4 (variant britanique)
– TSYH số 568 : bài số 3,4 (variant britanique)

7.TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM CHỦNG CHƯA THỂ ĐƯỢC PHÉP LÀM TẤT CẢ..

Chiến dịch tiêm chủng càng tiến triển, dân chúng càng tự đặt những câu hỏi về chủ đề này. GS Jean-Michel Dogné, directeur du département de pharmacie của Đại học Namur (Belgique), chuyên gia cho Cơ quan dược phẩm liên bang (AFMPS : agence fédérale des médicaments) và OMS và thành viên của Task force vaccination, trả lời những câu hỏi này.
Hỏi : Ta được bảo vệ ở mức độ nào nếu ta đã nhận một liều của một vaccin cần hai liều ?

 Jean-Michel Dogné : Đối với những vaccin được sử dụng nhiều nhất ở Bỉ (Pfizer và AstraZeneca), những nghiên cứu về tính hiệu quả trong đời sống thật, được thực hiện nhất là ở Ecosse, đã cho thấy một tính hiệu quả trên 80% chống lại những nhập viện, 3 đến 4 tuần sau liều đầu tiên. Trong nghiên cứu lâm sàng, vaccin AstraZeneca đã cho thấy tính hiệu quả 100%. Điều đó cho một bảo vệ chống lại những thể nghiêm trọng nhất của bệnh.

Hỏi : Liều thứ hai mang lại gì thêm ?

Jean-Michel Dogné : Một liều thứ hai còn gia tăng sự bảo vệ cá nhân chống lại những thể nặng và ít nặng hơn. Một sơ đồ tiêm chủng hoàn chỉnh (hai tuần sau liều thứ hai của các vaccin hai liều) cho một sự bảo vệ tốt hơn.

Hỏi : Nếu ta đã bị Covid trước khi đi tiêm chủng, ta có phải nhận hai liều hay chỉ một liều là đủ ?

Jean-Michel Dogné : Hiện nay, ta luôn luôn khuyến nghị một sơ đồ hoàn chỉnh tiêm chủng thành hai liều nhưng điều đó có thể thay đổi. Nhiều nước đề nghị chỉ một liều. Vấn đề này đang được Conseil supérieur de la santé xem xét. Chích hai liều chẳng ích lợi gì nếu người ta chứng minh rằng chỉ một liều có thể đủ.

Hỏi : Nếu ta được tiêm chủng, ta còn có thể truyền virus không ?

Jean-Michel Dogné : Những dữ liệu mới đây đã cho thấy rằng 3 tuần sau một liều của một vaccin mà ta sử dụng ở Bỉ (chủ yếu Pfizer và Astrazeneca), ta làm giảm sự truyền virus từ 40 đến 50%.Vậy bạn làm giảm nguy cơ truyền virus khi bạn được tiêm chủng. Điều đó mở ra những triển vọng trong khung cảnh giở bỏ phong tỏa. Chúng ta chưa có những dữ liệu được công bố một cách rõ ràng về hai liều. Một liều thứ hai có thể còn gia tăng sự bảo vệ, nhưng điều đó cũng tùy thuộc vào bản chất của virus mà ta tiếp xúc. Nếu bạn được tiêm chủng và nếu bạn bị lây nhiễm bởi một biến thể nam phi, ấn độ hay brésil, thì không nhất thiết bạn có cùng những dữ liệu. Nhưng những dữ liệu về biến thể Anh là vô cùng đáng phấn khởi. Điều đó muốn nói rằng nếu, với tư cách cá nhân, bạn được bảo vệ một cách đáng kể và rằng thêm nữa, bạn giảm khả năng truyền virus, thì rõ ràng là, trong một population, khi ta càng có nhiều người được tiêm chủng, thì ta càng sẽ có một bảo vệ kép : được bảo vệ về mặt cá nhân và tránh làm lây nhiễm những người khác. Chính vì điều đó mà điều quan trọng là cần có một tỷ lệ tiêm chủng càng quan trọng càng tốt, nhất là trong nhóm những người có nguy cơ, thí dụ ít nhất 80% trong những nhà dưỡng lão, ở những người già hay có bệnh nền : để đảm bảo loại miễn dịch tập thể (immunité de masse) này, ngay cả trên bình diện địa phương.
Hỏi : Nếu ta được tiêm chủng, ta có còn phải mang khẩu trang và tôn trọng khoảng cách xã hội không ?

Jean-Michel Dogné : Vào giai đoạn này, ta đã chưa đạt được tỷ lệ tiêm chủng dân chúng mà ta nhắm đến, dầu đó là hoàn toàn (ta hơi dưới 10% những người 18 tuổi hoặc hơn) hay ngay cả với một liều duy nhất (ta đạt 1/3). Nhưng điều đó sẽ gia tăng rất nhanh. Chính vì điều đó mà phải dự liệu những câu hỏi này. Ta thấy lợi ích của sự tiêm chủng, dầu là ở trong những nhà dưỡng lão hay trong những nước đã tiêm chủng nhiều (Israel, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh). Những trường hợp nhập viện và tử vong giảm. Và chính trong những nước này mà ta đã giở bỏ những hạn chế.
Hỏi : Nếu ta đã được tiêm chủng hoàn toàn và nếu ta mời 10 người khác đuợc tiêm chủng hoàn toàn dùng bữa ăn ở nhà, có một nguy cơ y tế không ?

Jean-Michel Dogné : Nguy cơ số không không thể hiện hữu. Trước hết bởi vì các vaccin không đem lại một sự bảo vệ 100%. Sau đó bởi vì ta không biết những người này có mang một biến thể đặc biệt hay không. Nhưng bạn có ít nguy cơ hơn nhiều phát triển một thể nặng của bệnh so với nếu bạn không được tiêm chủng hay nếu chỉ một mình bạn được tiêm chủng. Đó là mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng : tiêm chủng một số lượng người tối đa để làm giảm sự mang virus trong dân chúng, làm giảm sự truyền virus và, với tư cách cá nhân, mặc dầu bạn có virus, làm giảm nguy cơ bị bệnh.

Hỏi : Vaccin bảo vệ trong thời gian bao lâu ?
Jean-Michel Dogné : Một cách tuyệt đối, ta có thể nói rằng các vaccin hiệu quả một năm, thậm chí hai hoặc ba. Trái lại, xét vì sự trổi dậy của những biến thể, mà chống lại chúng ta chưa biết tính hiệu quả của các vaccin, do đó ta không biết ta sẽ đi về đâu vào tháng chín hay tháng 12. Nhưng phần lớn các vaccin duy trì tính hiệu quả của chúng chống phần lớn các biến thể. Không được loại bỏ bất cứ kịch bản nào. Có thể rằng ta lại tiêm một liều thứ ba của cùng vaccin vào mùa thu để tăng cường tính miễn dịch. Có thể rằng ta thích ứng một sơ đồ tiêm chủng với những vaccin khác nhau, thích nghi đối với những biến thể. Hay, như đối với cúm, có thể rằng ta được tiêm chủng mỗi năm. Hoặc có thể rằng ta thích ứng sự tiêm chủng bằng cách cho một liều thứ ba của một vaccin khác với hai liều đầu. Tất cả điều đó đang được nghiên cứu.
 (LA LIBRE BELGIQUE 6/5/2021)

8. COVID LONG : MỘT HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP

Một nghiên cứu của Pháp đã nhận thấy rằng 60% những bệnh nhân nhập viện còn có một triệu chứng 6 tháng sau.

SANTE. 60% những bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 vẫn còn có ít nhất một triệu chứng 6 tháng sau nhiễm Covid, theo những công trình được công bố hôm thứ hai 10/5 trong Clinical Microbiology and Infection. Các tác giả (Inserm/AP-HP/Université de Paris) đã xem lại, 3 và 6 tháng sau khi nhập viện, một nhóm 1137 bệnh nhân. Vào lúc 6 tháng sau nhập viện, 1/4 có 3 triệu chứng hay nhiều hơn (chủ yếu mệt, khó thở, đau khớp và cơ), và 1/3 những người đã có một công việc trước khi bị Covid đã không trở lại làm việc. Các tác giả ghi chú rằng sự việc là một phụ nữ hay đã có một thể ban đầu nặng (hơn 3 triệu chứng lúc nhập viện hay lúc vào ICU) gia tăng nguy cơ có những triệu chứng kéo dài (symptôme au long cours).
Những kết quả của nghiên cứu này của Pháp cho thấy rằng điều mà từ nay ta gọi là Covid long đúng là một thực tế. Nhưng chúng chịu một hạn chế : trong số 2500 bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn, chỉ 1137 đã đến hẹn lúc 6 tháng. Những bệnh nhân khác đã không cảm thấy cần phải đến bởi vì tình trạng sức khỏe của họ đã được cải thiện, phải chăng họ đã được theo dõi nơi khác ?
« Nhiều nghiên cứu đánh giá tỷ lệ luu hành của Covid long và mỗi nghiên cứu có những kết quả khác nhau », BS Trần Thị Việt, épidémiologiste (Hôtel-Dieu, AP-HP) đã đánh giá như vậy trong một séminaire en ligne. Lâu nay được xem như là những bệnh nhân tưởng tượng, những bệnh nhân bị Covid long đã thành công dành được sự chú ý của nghiên cứu : vâng, những triệu chứng có thể dai dẳng hay tái xuất hiện nhiều tháng dài sau nhiễm virus. Tuy nhiên còn phải định lượng tốt hơn, và chính đó là điểm yếu : theo những công trình nghiên cứu,« điều đó biến thiên từ 90 xuống 50% (các bệnh nhân) đối với những nghiên cứu ở bệnh viện, từ 40 xuống 10% trong những nghiên cứu ở thành phố, Trần Thị Việt nói thêm như vậy. Tất cả điều đó liên kết với quốc gia, với khung cảnh, với lúc mà ta đánh giá sự việc so với động lực của dịch bệnh và so với thời gian từ lúc đầu của các triệu chứng ở những bệnh nhân », nhưng cũng liên kết với ngay chính định nghĩa của Covid long. Bởi vì mỗi équipe xác định một danh sách những triệu chứng mà sự dai dẳng chỉ ra một thể kéo dài. Thế mà nếu mất khứu giác là rất đặc hiệu đối với Covid, những triệu chứng khác, như đau đầu hay mệt, là phổ biến hơn nhiều.
Vào cuối tháng tư trong Nature, một équipe của Trung tâm dịch tễ học lâm sàng Saint-Louis (Hoa kỳ) đã xem xét kỹ lưỡng những săn sóc điều trị ở gần 73.500 người đến service des Anciens Combattants, đã được chẩn đoán Covid, không nhập viện và đã sống sót hơn 30 ngày. Họ đã so sánh họ với gần 5 triệu người đến service nhưng không bị Covid. Và phải chứng thực rằng có nhiều tổn hại : được tìm kiếm xuyên qua 379 loại chẩn đoán, sự kê đơn 380 loại thuốc, và 62 trắc nghiệm phòng thí nghiệm, nhiều bệnh lý trong gần như tất cả các hệ cơ quan, xảy ra, 6 tháng sau nhiễm virus, ở những bệnh nhân Covid. Các tác giả cũng đã so sánh những bệnh nhân nhập viện vì Covid hay vì cúm, và những kết quả cho thấy một nguy cơ gia tăng và một phổ rộng các triệu chứng và nhiều thương tổn của các cơ quan ở những bệnh nhân Covid-19

 Hệ hô hấp, thần kinh, tim mạch, dạ dày ruột, chuyển hóa, sức khỏe tâm thần… Dường như không gì thoát khỏi virus. Do đó điều này làm tăng gánh nặng lâu dài của dịch bệnh lên sức khỏe thế giới.

(LE MONDE 11/5/2021)

Đọc thêm :
– TSYH số 556 : bài số 1 (Covid long) và 5 (Post Covid)
– TSYH số 554 : bài số 7 (Séquelles post Covid)
– TSYH số 551 : bài số 1 (Séquelles post Covid)

9. VACCIN CÓ LÀM THUYÊN GIẢM NHỮNG TRIỆU CHỨNG ?

Những lời chứng gia tăng trên các mạng xã hội cuối cùng đả kích thích tính tò mò của các nhà khoa học. Những bệnh nhân đã từng bị Covid và bị những triệu chúng kéo dài (Covid long) xác nhận rằng tình trạng của họ được cải thiện khi họ được tiêm chủng chống bệnh Covid-19. Mặc dầu những câu chuyện này được tiếp đón với sự thân trọng bởi nhiều thầy thuốc, nhưng các chuyên gia về Covid long đánh giá rằng chúng đang được nghiên cứu. « Bởi vì đó là một căn bệnh không có điều trị, nên ta không thể được phép không biết hướng nghiên cứu này », Benjamin Davido, thầy thuốc chuyên bệnh nhiễm trùng của bệnh viện Raymond-Poincaré de Garches, đã nhận xét như vậy.
Vào giai đoạn này những dấu hiệu là tinh tế. Ở đại học Bristol (Vương quốc Anh), các nhà nghiên cứu đã khảo sát tác dụng của sự tiêm chủng lên một nhóm 44 bệnh nhân bị mệt, khó thở hay mất ngủ, 8 tháng sau khi họ bị nhiễm Covid lần đầu. Nghiên cứu này, chưa được công bố, gợi ý rằng việc tiêm vaccin Pfizer/BioNTech hay AstraZEneca đã không làm trầm trong những triệu chứng này. Trái lại một sự cải thiện nhẹ đã được chứng thực ở vài trong số những bệnh nhân này.

Đó là một tin vui, Dominique Salmon, phụ trách một consultation dành cho hội chứng mãn tính này ở bệnh viện Hotel-Dieu (Paris) đã lấy làm vui mừng. Nhiều bệnh nhân bị những thể kéo dài của Covid do dự không muốn nhận vaccin vì sợ rằng sự tiêm chủng làm trầm trong những triệu chứng của họ. Thế mà điều quan trọng là phải bảo vệ họ chống lại một sự tái nhiễm.» Bà giáo sư các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới, suốt trong nghiên cứu của mình về một quarantaine các bệnh nhân, đã chứng thực rằng 20% trong số các bệnh nhân này đã có những dấu hiệu tái kích hoạt virus (những khó khăn hô hấp và tái phát những rối loạn khứu giác) sau khi tiêm chủng. Ngược lại, 15% trong số các bệnh nhân này, sau 15 ngày, có một sự giảm bớt các triệu chứng nhưng chỉ tạm thời.

MỘT TIỀM NĂNG ĐIỀU TRỊ CẦN XÁC NHẬN
Nhiều giả thuyết được đưa ra bởi các nhà khoa học để giải thích một lợi ích tiềm năng của vaccin. Lý thuyết chính dựa trên ý tưởng rằng những bệnh nhân này có một đáp ứng không thích đáng khiến hệ miễn dịch dung nap những bãcủa virus, chúng lưu thông âm thầm hay núp trong những xó xỉnh cửa cơ thể.«Vào tháng 10, chúng tôi đã cho thấy, ở 5 bệnh nhân bị Covid long, rằng Sars-CoV-2 vẫn tồn tại ở các khe khứu giác, mặc dầu ngay cả vài bệnh nhân đã không có test PCR lẫn huyết thanh dương tính, GS Salmon đã nhắc lại như vậy.

 Cũng có thể rằng virus dấu mình trong các huyết quản, trong các cơ hay não bộ. Bằng cách tái kích hoạt hệ miễn dịch, sự tiệm chủng khi đó cho phép triệt trừ nó. Mặc dầu ở giai đoạn này sự giải thích vẫn là lý thuyết, nhà miễn dịch học Guy Gorochov đánh giá là hữu ích khi ghi nhận rằng các vaccin à ARN cũng kích thích những tế bào lympho T «tueur» có nhiệm vụ loại bỏ những tế bào bịnhiễm. «Thật vậy ta biết rằng đáp ứng của vaccin là mạnh mẽ ở những bệnh nhân đã phát triển bệnh, ông nói như vậy, tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng tiềm năng điều trị của vaccin lên Covid long còn phải được xác nhận trên nhữngnhóm người quan trọng hơn.
(LE FIGARO 11/5/2021)

10. CAO HUYẾT ÁP : KHI NÀO VÀ ĐIỀU TRỊ RA SAO ?

 Tai ương tim mạch quan trọng, căn bệnh mãn tính này là đối tượng của những khuyến nghị mới của châu Âu.

Hỏi : Những con số nào xác định cao huyết áp ?

GS Atul Pathak. Một người được gọi là cao huyết áp khi ở cabinet médical, HA của bệnh nhân này vượt quá 140 mmHg đối với trị số tối đa (được gọi là thu tâm, khi tim co bóp) và 90 mmHg đối với trị số tối thiểu (được gọi là trương tâm, khi tim giãn). Một sự ghi HA ngoại trú trong 24 giờ (enregistrement ambulatoire de la PA sur 24 heures), bằng một máy được đeo bởi bệnh nhân (Holter), hay đo HA bởi chính bệnh nhân, gồm 3 lần đo sáng và chiều, ba ngày liên tiếp, xác nhận chẩn đoán nếu trị số HA trung bình trên 135/85. Tôi tranh đấu để các máy đo HA cá nhân được bảo hiểm bồi hoàn, để tất cả những người Pháp có thể tự đo HA (automesure), giai đoạn đầu tiên tiến về sự phòng ngừa một căn bệnh có thể kiểm soát được. Mặc dầu vậy, căn bệnh này vẫn không được phát hiện và điều trịđủ : một người cao huyết áp trên hai không biết là mình bị bệnh, chỉ một người cao HA được xác nhận trên hai được điều trị và một trên hai trong số những người này được kiểm soát tốt. Đó là quá ít, bởi vì cao HA, xảy ra cho 14 triệu người ở Pháp, làm nó trở thành bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, là một kẻ giết người thầm lặng (une tueuse silencieuse), làm hao mòn các huyết quản, thận, tim và gây những tại biến mạch máu não !

Hỏi : Những quá trình nào là nguyên nhân của cao HA ?
GS Atul Pathak : 9 trường hợp trên 10 cao huyết áp không có nguyên nhân chính xác được biết, có thể là do sự kiểm soát huyết áp của não bộ bị rối loạn, hay do sự kiểm soát nước và muối bởi thận bị rối loạn, hay được liên kết với một sự tăng hoạt động của tim hay do một sự cứng động mạch ở bệnh nhân già. Những cơ chế khác nhau này có thể liên kết với nhau.

Hỏi : Giới hữu trách khuyến nghị gì ?

GS Atul Pathak : Mục tiêu là duy trì HA của các bệnh nhân dưới 130/80. Bộ y tế khuyến nghị chỉ sử dụng một thuốc duy nhất (trừ những thể nặng) và chỉ chuyển qua hai thứ thuốc (bithérapie) trong trường hợp kết quả không đủ. Những khuyến nghị mới của châu Âu là điều trị tức thì với hai loại thuốc chống cao áp trong một viên duy nhất, mỗi loại với liều thấp. Phương pháp này có ưu điểm : 1. Cho phép, do tác động lên nhiều cơ chế, có một tác dụng cộng lực làm gia tăng tính hiệu quả của điều trị. 2. Sinh ra ít tác dụng phụ. 3. Làm cho một loại thuốc thường có thể trung hòa những bất tiện của loại thuốc kia (thí dụ : một beta-bloquant làm chậm nhịp tim sẽ bù tác dụng của một inhibiteur calcique làm tăng nhịp tim). 4. Thích ứng một cách cá thể hóa với mọi bệnh nhân nhờ những tái đánh giá đều đặn, bởi vì cao HA tiến triển theo năm tháng. Một cách vắn tắt, điều trị hai loại thuốc (bithérapie) tối ưu hoa tỷ suất hiệu quả/độ dung nạp.
Hỏi : Những bithérapie nào và dành cho ai ?

GS Atul Pathak : 1. Ở những người trẻ, trong lứa tuổi 40, speedés, hút thuốc, rất tích cực trong nghề nghiệp, ta sẽ kê dọn một loại thuốc tháo kíp một cách trực tiếp hay không những cơ chế thần kinh-hormone của stress, mà tên gọi tận cùng bởi «pril» hay «sartan», như énalapril hay irbésartan (chúng ngăn cản sự ứ nước, muối và sự co thắt của các động mạch), liên kết với một inhibiteur calcique (giãn các huyết quản như amlodipine) hay với một thuốc lợi tiểu (làm giảm thể tích máu lưu thông), hiếm hơn với một bêtabloquant (thuốc chống adrénaline, tận cùng bởi «olol» như nébivolol).2. Ở những người được gọi là chuyển hóa (métabolique) (đái đường và/hay béo phì) ta sẽ phối hợp một «pril» hay «sartan» với một inhibiteur calcique, nhưng tránh những thuốc lợi tiểu, có những tác dụng có hại lên đường và các lipide. 3. Ở những người 65 tuổi và hơn, nhiều nhất (tỷ lệ cao HA gia tăng với tuổi), sự liên kết của một «pril» hay «sartan» với một thuốc lợi tiểu là được sử dụng nhất. Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, ta nói là cao huyết áp đề kháng (HTA résistante) ; nó cần những phương pháp khác, can thiệp hay không. Chúng đã là đối tượng của những cải tiến mới đây và đầy hứa hẹn, nhưng đó là một chủ đề khác hẳn.
(PARIS MATCH 29/4-5/5/2021)
Đọc thêm:

– TSYH số 422: bài số 1, 2, 3,4
– TSYH số 423
– TSYH số 512: bài số 6, 7
– TSYH số 526: bài số 10

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/5/2021)



Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

5 Responses to Thời sự y học số 575 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 581 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 588 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 596 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  5. Pingback: Thời sự y học số 609 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s