1. CHÂU ÂU CHUẨN BỊ CHO MỘT LÀN SÓNG DỊCH COVID THỨ HAI
Hầu hết các nước châu Âu ghi nhận một sự tăng cao các trường hợp Covid, nhưng một tỷ lệ tử vong tương đối thấp.Gần như khắp nơi ở châu Âu, người ta chuẩn bị đối phó một “làn sóng thứ hai” của dịch bệnh Covid-19. Từ ngữ này còn chịu sự tranh cãi giữa các chuyên gia, nhưng tình thế buộc phải chứng thực một sự tăng cao toàn thể và mỗi ngày của các trường hợp thử nghiệm dương tính. Hơn 51.000 trường hợp mới đã được ghi nhận chỉ trong ngày thứ sáu 11/9 trong 55 nước của OMS.
Nếu con số này, được lấy riêng rẻ, không đủ để hiểu những động lực đang diễn ra trong những nước châu Âu có những chính sách điều tra phát hiện tương phản nhau, ở những người được nhắm đến cũng như số lượng các test được thực hiện, ” ta chứng thực rằng sự gia tăng những trường hợp mới không thể chỉ được quy cho số lượng những xét nghiệm mới : có một sự gia tăng thật sự của sự truyền virus trong các nước châu Âu “, Andrea Ammon, giám đốc của Centre européen de prévention et de contrôle des maladies (ECDC) đã nói như vậy. Dẫn đầu sự trở lại của dịch bệnh này, là vài nước của Tây Âu, như Tây Ban Nha, được theo sát bởi Pháp, hay Hongrie và Cộng hòa tchèque ; ở những nước này tỷ lệ dương tính của các xét nghiệm là trên 3% và gia tăng so với những tuần trước, theo những dữ liệu được thu thập bởi ECDC ở các cơ quan y tế công cọng của mỗi nước.Hôm nay, phần lớn các nước châu Âu đang ở trong điều mà nhà dịch tễ học Antoine Flahault gọi là ” tình huống nghịch lý “, được đặc trưng bởi một sự tăng cao các xét nghiệm dương tính nhưng một tỷ lệ tử vong còn tương đối thấp. Theo giám đốc của Viện y tế thế giới ở đại học Genève, ta có thể thật sự nói làn sóng thứ hai khi đường cong của những trường hợp mới và đường cong của tỷ lệ tử vong gia tăng đồng thời, như đó là trường hợp vào mùa xuân. ” Tỷ lệ tử vong đó là juge de paix, Dominique Costagliola, phó giám đốc của Viện Pierre-Louis épidémiologie et de santé publique, đã tóm tắt như vậy. Nhưng khi tỷ lệ tử vong gia tăng, đó đã là quá muộn.
NHỮNG TÌNH HUỐNG RẤT TƯƠNG PHẢN
Mặc dầu khuynh hướng toàn cầu này, các tình huống là rất tương phản tùy theo các nước. ” Khó có thể so sánh những nước châu Âu với nhau theo chính sách y tế “, Dominique Costagliola đã nhấn mạnh như vậy, vì lẽ những mật độ dân số khác nhau, những cố gắng phát hiện dao động từ tháng ba và những biện pháp được thực hiện trong những nhà dưỡng lão (Ehpad).” Ngoài ra, nhiều biện pháp được thực hiện cùng lúc, vậy khó biết biện pháp nào hiệu quá hay không.”
Ở Áo, thủ tướng Sebastian Kurz đã không ngần ngừ và đã loan báo hôm chủ nhật 13/9 rằng những người Áo đang “ở khởi đầu của làn sóng thứ hai”, cảnh báo rằng đất nước trong thời gian sắp đến sẽ vượt quá 1000 trường hợp mới mỗi ngày. Nếu sự mang khẩu trang đã bắt buộc trong các siêu thị và vận chuyển, hôm thứ hai 14/8 cũng bắt buộc trong các cửa hàng và những công sở. Một gương cần noi theo, vì lẽ ở Pháp, có cư dân nhiều hơn 7 lần so với Áo, theo một tiến triển dịch bệnh gần tương tự và đã vượt quá ngưỡng 10.000 trường hợp mới mỗi ngày hôm thứ bảy 12/9. Cùng tình huống ở nước láng giềng cọng hòa tchèque. ở đây người ta quan sát một sự gia tăng những trường hợp, với một tỷ lệ tử vong còn thấp, chỉ bắt đầu gia tăng nhẹ.
Những nước trung Âu khác như Croatie, trải nghiệm một sự tăng gây quan ngại của tỷ lệ tử vong sau một mùa xuân được tha miễn bởi làn sóng thứ nhất. Roumanie ở trong một tình huống “bình nguyên” từ tháng tám, và ghi nhận khoảng 1300 trường hợp mỗi ngày, với một tỷ lệ tử vong tăng cao, 6 lần cao hơn tỷ lệ tử vong ở Pháp. Ở những biên giới phía đông của châu Âu, Israel ” trải nghiệm một làn sóng thứ hai thật sự sau một làn sóng nhỏ vào mùa xuân “, Antoine Flahault đã nhấn mạnh như vậy. Israel có gần 4000 trường hợp mới mỗi ngày trong một đất nước 8,5 triệu dân.
” Điều đó sẽ trở nên gây go hơn “, Hans Kluge, giám đốc của nhánh châu Âu của OMS, đã cảnh báo như vậy hôm thứ hai 14/9. Ông dự kiến một ” tỷ lệ tử vong tăng cao hơn” vào tháng 10 và tháng 11. Ngoài ra, sẽ thêm vào sự lưu hành trở lại của SARS-COv-2 là sự lưu hành của cúm mùa (grippe saisonnière). ” Chúng ta biết rằng những bệnh khác ảnh hưởng hệ hô hấp sẽ hoành hành vào mùa đông. Thí dụ những coronavirus khác và đặc biệt hơn là cúm. Nhưng chúng ta không biết những virus này sẽ tương tác với SARS-CoV-2 như thế nào, cũng như những biện pháp được áp dụng để chống Covid-19 có sẽ có một tác động chống cúm hay không “, Andrea Ammon đã nhấn mạnh như vậy .
Ngoài ra, những tiến bộ được thực hiện trong điều trị những bệnh nhân bị những thể nặng của Covid-19, như oxy liệu pháp hay điều trị với corticoides, làm giảm 21% nguy cơ tử vong, điều này khiến hy vọng rằng các bệnh nhân sẽ ở lại trong các khoa hồi sức ít lâu hơn.
Đối với Andrea Ammon, ngay bây giờ, phải ghi nhớ những bài học của trận dịch đầu tiên : ” Nó đã cho thấy bằng cách nào sức khỏe được liên kết với tất cả những khía cánh của xã hội, và trước hết của kinh tế. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm này sẽ không bao giờ bị quên.”
(LE MONDE 16/9/2020)
2. VIRUS TĂNG TỐC, THỦ TƯỚNG PHÁP CASTEX BÁO ĐỘNG ĐẤT NƯỚC
Để thoát khỏi sự phong tỏa toàn diện, chính phủ kêu gọi những người Pháp cảnh giác.Cuộc họp kín đã kéo dài 3 giờ, như vào lúc cao điểm của phong tỏa, khi coronavirus dồn dập trên nước Pháp. Hôm thứ sáu 11/9, chủ tịch Cọng Hòa đã họp Hội đồng quốc phòng trong tầng hầm của Điện Elisée để nghiên cứu những biện pháp bổ sung cần thực hiện trong khi dịch bệnh lại đe dọa đất nước. Sau khi xem xét những hậu quả kinh tế của sự phong tỏa toàn diện, biện pháp này không còn trong chương trình nghị sự. Cũng như những biện pháp đe dọa sự cân bằng mong manh của sự tái tục hoạt động kinh tế. Từ đào Corse, Emmanuel Macron đã nhấn mạnh về sự cần thiết chống dịch bệnh, đồng thời “cho phép tiếp tục sống”, “enjeu économique, trước hết là enjeu của sự nghèo nàn và của thất nghiệp”. Như thế chủ tịch nhà nước bác bỏ những đề nghị đóng cửa hoàn toàn các bar và các tiệm ăn. Ông cũng chống lại sự hà khắc của những protocole y tế trong các trường học. ” Sẽ phải học sống với virus “, ông đã thở dài như vậy.
MỘT ĐE DOẠ THẬT SỰ
Và làm giảm bớt tính nguy kịch của mối đe dọa. Ở cấp cao của Nhà nước, người ta ít đánh giá bài phát biểu gây lo sợ của chủ tịch Hội đồng khoa học, Jean-François Delfraissy, đã đảm bảo rằng chính phủ sẽ phải có những “quyết định khó khăn “. Gây lo âu và phản tác dụng, Jean-François Delfraissy đã được yêu cầu tiết chế những lời nói của mình. Emmanuel Macron đã trả lời ông khi kêu gọi dân chúng đừng hoảng sợ. Hội đồng khoa học ở trong vai trò của mình, đó là kỹ thuật, nhưng chính những người lãnh đạo chính trị đưa ra những quyết định. ” Jean-François Delfraissy đã đi qua xa lúc đưa ra những loan báo sớm, co tính chất làm mất tinh thần những người Pháp và mất lòng tin của những tác nhân kinh tế “, một dân biểu đã nói như vậy. Ông ta đi từ một vai trò chuyên gia qua vai trò của người quyết định. Mỗi người mỗi công việc ! Mỗi người công việc của mình, nhưng những trách nhiệm vẫn được chia xẻ.
Sau cùng, chính Jean Castex, đang quarantaine ở Matignon vì đã tiếp xúc với một cas dương tính, đã ngỏ lời với đất nước. Thủ tướng đã cảnh báo trước một sự “xuống cấp rõ rệt ” của tình hình dịch tễ học, với 77 trường hợp dương tính trên 100.000 người. Từ nay, 42 tỉnh được xếp loại đỏ (zone rouge) và các chính quyền ở Marseille, Bordeaux và Guadeloupe được yêu cầu đề nghị những biện pháp “thích ứng và tiến lên dần dần” xét vì số lượng những nhập viện phi mã trong những vùng này. ” Nỗi ám ảnh của chúng ta, từ lúc đầu của dịch bệnh, đó là sự bảo hòa của các khoa cấp cứu “, một bộ trưởng đã tóm tắt như vậy. Hiện giờ các khoa bệnh viện không bị tràn ngập, 12% capacités của những khoa hồi sức hôm nay bị chiếm bởi những bệnh nhân bị Covid-19. Nhưng xét vì sự lưu hành của virus, mối đe dọa là có thật trong 15 đến 30 ngày đến.
Chính sự gia tăng rõ rệt cửa số lượng những người nhập viện gây một sự quan ngại đặc biệt của chính phủ, Jean Castex, người đứng đầu chính phủ đã nhấn mạnh như vậy, ông lo lắng nhất cho số phận của những người già và những người dễ bị thương tổn.” Tất cả xác nhận rằng virus đã không giảm cường độ với một tỷ lệ luôn luôn cao của những người già. Điều này có nghĩa rằng không có phòng tuyến Maginot : mặc dầu virus lưu hành chủ yếu ở những người trẻ mà nhiều người không có một triệu chứng nào, nhưng nhiên hậu nó sẽ ảnh hưởng một cách không tránh được những người dễ bị thương tổn nhất, đối với họ virus là một mối nguy hiểm “. “Virus còn ở đó trong vài tháng nữa và chúng ta phải thành công sống với nó mà không để một lần nữa bị dẫn đến sự phong toả toàn diện “, ông đã nhấn mạnh như vậy. Ông loan báo sự giảm thời gian cách ly xuống còn 7 ngày, sự cải thiện hệ thống điều tra phát hiện, với một sự tiếp cận ưu tiên đối với những trường hợp tiếp xúc (cas contact), nhân viên điều trị, và những người có những triệu chứng. Sự truy vết (traçage) các bệnh nhân sẽ được tăng cường. Tổng thống Cọng Hòa đã yêu cầu có một sự cải thiện thật sự của chính sách thử nghiệm-truy vet-cách ly (politique tester-tracer-isoler). Vậy sẽ không có những biện pháp hà khắc, nhưng một thông điệp về tinh thần trách nhiệm (message de responsabilisation).” Chúng ta phải chứng tỏ một tinh thần trách nhiệm, một ý thức công nhân cao “, Jean Castex đã nhấn mạnh như vậy, ông nhắc lại sự cần thiết tôn trọng những geste barrière.” Chúng ta chỉ thành công chận đứng sự trở lại của dịch bệnh bằng cách cảnh giác và đoàn kết.” Với lời tuyên bố ngắn ngủi và long trọng này, thủ tướng tìm cách tái huy động những người Pháp.” Trạng thái tâm hồn không phải là bó buộc, cấm đoán, ngược lại mục tiêu là gây một sốc điện (électrochoc) ở những người Pháp “, những người thân cận của thủ tướng đã bình luận như vậy.
Từ lúc rentrée, virus không ngừng thúc bách chính quyền hành động. ” Virus ngăn cản chúng ta tiến lên. Đó như thể là một dây thun, ngay khi ta nới lóng sức ép, nó mạnh mẽ trở lại với chúng ta”, một cố vấn chính phủ đã thở dài như vậy.
(LE FIGARO 12, 13, 14/9/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 558, bài số 1, 3
3. TA BIẾT GÌ VỀ COVID-19 ?
6 tháng sau khởi đầu dịch bệnh ở Bỉ, Eric Muraille, biologiste và immunologiste, Đại học Y khoa ULB, maitre de recherche FRS-FNRS, điểm lại những kiến thức về Covid-19 hiện nay.Hỏi : Sau 6 tháng đại dịch, hôm nay ta có thể nói rằng virus là lây nhiễm hơn ?
Eric Muraille : Vâng, ta có thể nói như thế. Hàng ngàn biến thể của virus SARS-COv-2 đã xuất hiện từ đầu đại dịch. Một biến dị đặc biệt, biến dị D61 4G của protéine spike (chìa khóa cho phép gây nhiễm những tế bào người), đã trở thành nổi nhất trên thế giới. Nó mang lại cho virus một năng lực gây nhiễm những tế bào người in vitro, lớn hơn năng lực của những dạng đầu tiên của virus đã được phân lập. Sự biến dị này cũng đã được liên kết với một charge virale cao hơn một cách đáng kể ở các bệnh nhân.
Hỏi : Do sự biến dị này, ta có biết Covid-19 hôm nay có khả năng truyền bệnh hơn so với đầu dịch bệnh ?
Eric Muraille : Không, ta không biết ảnh hưởng của tính gây nhiễm (infectiosité) lớn hơn này lên năng lực truyền bệnh (transmissibilité) du virus. Hiện nay không có công trình nghiên cứu chứng minh rằng biến dị D614G làm cho virus dễ truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, ta có thể tưởng tượng rằng, nếu ai đó có một charge virale cao hơn, khả năng người này truyền virus có lẽ cũng hơi quan trọng hơn.
Hỏi : Trong tương lai, Covid-19 có thể trở nên có khả năng truyền bệnh hơn không ?
Eric Muraille : Có nhiều biến thể, có những biến dị khác nhau, trong quần thể virus. Trên phương diện tiến hóa, những cá thể đột biến này trong tình trạng cạnh tranh thường trực. Một biến thể, có một năng lực gây nhiễm những tế bào của ký chủ cao hơn hay có một khả năng truyền bệnh cao hơn, sẽ được chọn lọc. Trên thực hành, nó sẽ dần dần trở nên nổi nhất trong quần thể. Đó là điều mà ta có thể dự kiến về một virus mới đây đã chuyển từ động vật (dơi) sang người và như thế virus mới này chưa thích nghi hoàn toàn với ký chủ mới của nó.
Hỏi : Có phải lo lắng rằng Covid-19 thích nghi hơn ở người ?
Eric Muraille : Đó là một quá trình tự nhiên, được báo trước bởi thuyết tiến hóa. Ta thường quan sát điều đó trong trường hợp nhiễm bởi virus influenza của cúm. Vài virus influenza hiện diện ở heo hay gia cầm có khả năng gây nhiễm người, vì lý do nghề nghiệp, tiếp xúc liên tiếp với những động vật này. Sau những tiếp xúc này, những cá thể biến dị tăng sinh hiệu quả hơn ở người xuất hiện và dần dần được chọn lọc. Và một cách không tránh được, với thời gian, những biến dị cho phép sự truyền giữa người với người xuất hiện và cũng được chọn lọc, điều này khi đó có thể sinh một dịch bệnh, thậm chí đại dịch. Vậy, phần lớn những virus của cúm gây nhiễm hôm nay người bằng cách truyền giữa người với nhau là những virus có thể gây nhiễm người nhưng sau đó không được truyền bởi người này.
Sự thích nghi với ký chủ là một quá trình tiến hóa hoàn toàn tự nhiên và hầu như không tránh được khi có một số lớn các cá thể bị nhiễm bởi một tác nhân gây bệnh biến dị một cách nhanh chóng. Chúng ta thường đối đầu với điều đó. Điều gây lo ngại hơn, đó là SARS-CoV-2 thích nghi với những điều trị chống virus, virus phát triển một đề kháng với những điều trị này. Nhưng vì ta chưa có một điều trị chống virus hiệu quả và được chuẩn nhận, và được sử dụng một cách đại trà, nên khả năng này không phải là nhỏ.
Hỏi : Ta có thể nói rằng trong 6 tháng Covid-19 đã gia tăng độc lực ? Nó có gây chết người hơn so với lúc đầu dịch bệnh ?
Eric Muraille : Trên nguyên tắc là không. Không một dữ liệu sẵn có nào hiện nay chứng minh điều đó một cách rõ ràng. Nhưng thật khó xác định bởi vì ta đã cải thiện năng lực điều trị trong các bệnh viện. Ta có những điều trị hiệu quả hơn cách nay 6 tháng. Thí dụ như dexaméthasone, cho phép giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị những thể nặng với suy kiệt hô hấp. Vậy không phải là hiển nhiên khi so sánh tỷ lệ tử vong của Covid-19 hôm nay với tỷ lệ tử vong của tháng ba, bởi vì ta không xử trí bệnh nhân theo cùng cách. Nhiều công trình nghiên cứu đã cố xác định xem biến dị D614G có liên kết với những thể nặng hơn của Covid-19 hay không. Chúng đã được thực hiện trên những quần thể khác nhau với những protocole khác nhau và chúng mâu thuẫn nhau. Vậy chưa có sự nhất trí về vấn đề này.
Hỏi : Ta sẽ biết nhiều hơn trong vài tháng nữa …
Eric Muraille : Thật vậy, nhung, mặc dầu đã có một sự gia tăng nhỏ của tỷ lệ tử vong liên kết trực tiếp với virus, nhưng điều này sẽ được bù một cách chắc chắn bởi tính hiệu quả của những điều trị được cho hiện nay. Một cách tổng quát, những virus gây những bệnh lý nặng hơn hiếm khi được chọn lọc trong những dịch bệnh. Bởi vì bệnh lý càng nghiêm trọng, cá nhân sẽ càng có ít tương tác xã hội, và sẽ càng ít có thể phát tán virus. Vậy hiếm khi quan sát một virus, một khi đã ở trong một quần thể các ký chủ, trở nên sinh bệnh hơn với thời gian. Điều này khá làm an lòng. Hôm nay, dầu thế nào đi nữa, không gì cho phép xác nhận rằng SARS-CoV-2 đã trở nên nguy hiểm hơn. Và một người được điều trị hôm nay vì Covid-19 có ít cơ may tử vong hơn so với một người bị nhiễm cách nay 6 tháng.
Hỏi : Từ điều mà ta biết hiện nay về dịch bệnh này, những yếu tố làm an lòng là những yếu tố nào ?
Eric Muraille : Sự cải thiện điều trị những thể nặng là một bước tiến quan trọng. Cũng có sự kiện là hôm nay ta có một năng lực theo dõi dịch bệnh rõ rệt tốt hơn ; ta thực hiện nhiều test hơn. Vậy ta có thể tiên liệu tiến triển của dịch bệnh, để thích ứng những biện pháp cách ly xã hội. Ở Bỉ ta đã rất nhanh chóng phát hiện sự tăng lên trở lại số lượng những trường hợp liên kết với sự giảm những biện pháp cách ly xã hội.
Cũng vậy, ta đã có thể quan sát rằng lúc nâng mức độ của những biện pháp này lên ta có thể lại làm hạ tỷ lệ lan tràn. Vậy hôm nay ta có một khả năng nhìn rõ hơn tiến triển của dịch bệnh. Tuy nhiên, nó có có thể được cải thiện bằng cách thực hiện những dépistage aléatoire. Một yếu tố làm an lòng khác là nhiều phương pháp điều trị chống virus (những kháng thể trung hòa, những thuốc chống virus…) hiện ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Vậy ta có thể hy vọng rằng, trong năm đến, những điều trị hiệu quả hơn được phát triển.
Hỏi : Cũng có tất cả những ứng viên vaccin…Eric Muraille : Thật vậy, hiện giờ có hơn một trăm ứng viên vaccin đang được phát triển, trong đó 30 đã ở giai đoạn lâm sàng để đánh giá mức độ an toàn và tính hiệu quả của chúng. Vậy trong một năm, một năm rưỡi, ta có thể hy vọng có một vaccin bảo vệ. Mặc dầu không có gì được bảo đảm…Chúng ta đã không bao giờ phát triển vaccin hiệu quả chống coronavirus trước đây, chúng ta đang ở trong vùng xa lạ
Hỏi : Thế thì những yếu tố gây lo ngại là gì ?
Eric Muraille : Trước hết, ta không biết dịch bệnh sẽ tiến triển như thế nào vào mùa đông này với sự gia tăng của tần số của các nhiễm trùng hô hấp cổ điển. Đó sẽ là một thời kỳ nguy hiểm bởi vì một sự mệt mỏi đã xuất hiện. Một cách không tránh được người ta sẽ ít tôn trọng hơn những geste barrière và sẽ dùng nhiều thời gian hơn ở trong nhà trong những gian phòng ít thoảng khí hơn. Sẽ phải rất chú ý vào sự tiến triển của số lượng các trường hợp để tránh một sự bảo hòa của các bệnh viện.Nhưng điều làm tôi thật sự sợ hãi, đó là sự hấp tấp của vài chính phủ muốn thương mãi hóa một vaccin càng sớm càng tốt. Đó là một thái độ hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng ta không được coi thường sự an toàn. Thời gian cần thiết cho các thử nghiệm chuẩn nhận (test de validation) của vaccin phải được tôn trọng. Nếu, vì những lý đó chính trị, ta chuẩn nhận một vaccin không được thử nghiệm đủ, ta có nguy cơ gia tăng mạnh sự do dự tiêm chủng (hésitation vaccinale).Thế mà, sự do dự này có thể gây chết, như điều đó đã được chứng minh rõ đối với tiêm chủng chống cúm. Hiện giờ, OMS cho rằng có hơn 3 triệu người trên thế giới được cứu sống mỗi năm nhờ sự tiêm chủng. Một sự thất bại của sự tiêm chủng chống Covid-19 là một tai họa vì lẽ điều đó có thể ảnh hưởng toàn bộ những chiến lược tiêm chủng trong những thập niên.
(LA LIBRE BELGIQUE 7/9/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 557 : bài số 2
4.” MỘT LÀN SÓNG THỨ HAI CÓ THỂ XUẤT HIỆN VÀO MÙA ĐÔNG
Giáo sư y tế công cộng, Antoine Flahault chứng thực rằng dịch bệnh vẫn khó khống chế.Hỏi : Đầu tháng bảy, OMS lo ngại rằng đại dịch “tăng tốc”. Hôm nay động lực (dynamique) của nó là gì ?
Pr Antoine Flahault : Khi ta nhìn đường cong dịch bệnh thế giới (courbe épidémique mondiale), ta thấy rằng số những trường hợp mới, đã tăng cao trở lại vào tháng sáu, theo một bình nguyên (plateau) nâng cao nhưng hằng định từ cuối tháng bảy, chung quanh 300.000 mỗi ngày. Đường cong tử vong (courbe des décès), nó theo một tiến triển rất nhanh giữa tháng ba và tư, rồi một lún (tassement) nhẹ bắt đầu từ đầu tháng năm. Đã có một sự trở lại hầu như vừa phải hơn, tổng số những tử vong được báo cáo trên thế giới cũng đã không cao vào tháng bảy và tháng tám như vào tháng ba và tháng tư, ta không xa lắm 7000 tử vong mỗi ngày.
Hỏi : Hiện tâm của đại dịch nằm ở đâu ?
Pr Antoine Flahault : Hôm nay, các trung tâm của những ổ hoạt động là Ấn Độ, Châu Mỹ latin, Mễ tây cơ và, một cách giảm dần hơn, Hoa Kỳ. Thí dụ, tình hình đáng hãi hùng ở Pérou, vẫn chưa đạt đỉnh dịch. Còn Brésil, chúng ta không hoàn toàn tin tưởng về những dữ liệu được báo cáo, nhưng mức còn rất cao. Khó nói Argentine đã đạt đỉnh dịch hay không, đường cong đang “casser” một ít nhưng ta đã nhiều lần có cảm tưởng này trước khi thấy nó lên trở lại. Ngược lại, Chí lợi, ở đây mức vẫn còn cao, thấy những đường cong hạ xuống từ đầu tháng bảy.
Hỏi : Trong những nước nào ta đã quan sát một làn sóng thứ hai, theo định nghĩa của ông, đó là một sự gia tăng đồng thời của morbidité và mortalité ?
Pr Antoine Flahault : Ở Iran, ở Djibouti, ở Israel và nhất là ở Úc. Israel đã trải nghiệm một làn sóng thứ nhất rất yếu và rất được khống chế giữa tháng ba và tháng năm, chúng sụt xuống gần như zéro trường hợp. Mùa hè này Israel đã lên trở lại gần như 2500 trường hợp mỗi ngày, hôm nay chúng có một plateau 1700 trường hợp, hay 20 trường hợp đối với 100.000 dân. Giới hạn mà chúng ta ấn định để một nước nằm trong “vùng lục” (zone verte), đó là 2,5 trường hợp đối với 100.000 dân.
Ở Úc, đang giữa mùa đông. Nước này đã trải nghiệm một làn sóng dịch đầu tiên vào mùa hè, ngay tháng giêng, với một tỷ lệ tử vong thấp, khoảng 100 trường hợp tử vong đối với 7000 trường hợp. Đất nước đã dẫn dần giở bỏ phong tỏa gần như cùng lúc với Pháp, họ đã gần như thành công loại bỏ sự lưu hành của virus, nhưng tình thế đã xuống cấp vào cuối tháng năm ở Melbourne. Đã chỉ cần những défaillance trong một khách sạn dành cho một gia đình 4 du khách, tất cả bị nhiễm ở nước ngoài, đủ để virus lan tràn. Đến độ hôm nay ta đã có thể tính bằng những kỹ thuật dịch tễ học phân tử rằng 99% những trường hợp được ghi nhận trong làn sóng thứ hai của Tiểu bang Victoria đã bị nhiễm bởi một virus phát xuất từ gia đình này.
Làn sóng thứ hai này đã gây nên 17.000 trường hợp và 350 tử vong, nghĩa là 3 lần mạnh hơn làn sóng đầu tiên về mặt tỷ lệ tử vong. Nhờ một sự phong tỏa chặt chẽ, hôm nay tình hình tiến triển thuận lợi.
Hỏi : Với thí dụ của Úc, phải chăng ta có lý do để lo ngại ở châu Âu về điều có thể xảy ra trong mùa đông ở đất nước chúng ta ?
Pr Antoine Flahault : Trường hợp Úc cho thấy rằng một làn sóng thứ hai có thể xảy ra nhờ mùa đông, khi người ta bị giam hãm hơn trong những nơi ít thông khí hơn. Khi đó dường như sự lây nhiễm được làm dễ và một sự bùng phát dịch được phát khởi dễ dàng hơn. Điều đó cũng khiến nghĩ rằng những cluster như ổ gây nhiễm của gia đình người Úc này, đi vacance về có thể là nguồn gốc của một dịch bệnh khó khống chế. Sự phòng ngừa tỷ lệ tử vong ở những người già phải là một ưu tiên. Đầu tháng tám dịch bệnh đã thoát khỏi sự kiểm soát của giới hữu trách Úc, khiến họ buộc phải áp dụng một sự tái phong tỏa rất chặt chẽ và trọng điểm của thành phố Melbourne.
Hỏi : Ông phân tích thế nào tình hình dịch bệnh hiện nay ở châu Âu ?
Pr Antoine Flahault : Theo hình ảnh của Canada, châu Âu trải nghiệm một tình huống nghịch lý, chưa từng có : ta thử nghiệm đại trà và người ta phát hiện một sự lưu hành của virus không kèm theo một sự gia tăng của số lượng tử vong. Hôm nay trong số những người được xét nghiệm dương tính, rất ít có những triệu chứng nặng, dưới 1% những trường hợp dương tính được báo cáo tử vong, tỷ lệ này là 20% vào tháng tư. Vậy khó có thể giải thích. Phải chăng đó là phản ánh phần chìm của một làn sóng thứ hai trong tương lai ? Hay phải chăng những test, được thực hiện đại trà, cho phép những người mang virus dưới 40 tuổi biết điều đó và bảo vệ tốt hơn những người có nguy cơ cao hơn (giữa 40 và 80 tuổi), thậm chí có nguy cơ rất cao (trên 80 tuổi) ?
Hỏi : Vài chuyên gia virus học gợi lên một độc lực yếu hơn của virus do biến dị, những chuyên giá khác nêu lên một tính miễn dịch thụ đặc (immunité acquise) quan trọng hơn ở những người trên 40 tuổi : vào giai đoạn này, những giả thuyết nào là khả dĩ nhất ?
Pr Antoine Flahault : Bất hạnh thay tôi không nghĩ rằng ảnh hưởng của tính độc lực thấp hơn của virus là quan trọng, sự biến dị được báo cáo hiện diện trên virus, cũng đang lưu hành trong những vùng như Floride hay châu Mỹ latin, ở đây tỷ lệ tử vong cực kỳ cao. Còn về một tính miễn đích cao hơn ở những người trên 40 tuổi bởi vì thụ đắc trong làn sóng dịch đầu tiên, tất cả những điều tra séroprévalence cho thấy rằng dường như không phải là như vậy. Tôi nghĩ nhiều hơn đến những yếu tố xã hội (sociologique), có thể yếu tố mùa (saisonnier), đó là người ta có những hoạt động khác trong mùa hè, các trường học đóng cửa, nhiều tiệm buôn cũng vậy,…Cũng có thể rằng những quần thể có nguy cơ hơn chú ý nhiều hơn.
Hỏi : Vài tiếng nói hoài nghi đánh giá sự truyền đạt của các chính phủ và của OMS là gây hãi hùng…
Pr Antoine Flahault : Nếu châu Âu trải nghiệm một làn sóng thứ hai như Úc, nó sẽ không có nhiều lựa chọn nào khác là áp dụng lại những biện pháp rất mạnh, nghĩa là tái phong tỏa. Không ai muốn thấy các bệnh viện bị bảo hòa. Mục đích, đó không phải là nguy cơ zéro, nhưng để cho hệ y tế của chúng ta thở. Khi ta thấy tình hình đã suy sụp một cách nhanh chóng ở Úc, ở Israel, ta sẽ hiểu tại sao chúng ta cũng sẽ có một làn sóng thứ hai, và có lẽ cũng nghiêm trọng hơn làn sóng đầu. Sự kiện làm chậm lại chừng nào có thể được sự lưu hành của virus có thể giúp chúng ta không phải đối đầu một làn sóng quá mạnh lúc rentrée.
Hỏi : OMS kêu gọi tiêm chủng sớm chống cúm, vi vài triệu chứng của bệnh này có thể gần giống với Covid-19 : có phải sợ hai làn sóng xảy ra đồng thời ?
Pr Antoine Flahault : Luôn luôn lấy lại kinh nghiệm Úc, đã không có làn sóng cúm mùa đông lần đầu tiên trong biên niên của họ. Những biện pháp chống Covid-19 đã còn hiệu quả hơn chống virus của cúm, vậy tôi không quá sợ hãi làn sóng đồng thời vào mùa đông đến.
Hỏi : Từ tháng giêng, ta đã học gì về virus và những câu hỏi chính còn tồn tại là gì ? Ta có biết nhiều hơn nhất là về những trường hợp tái nhiễm ?
Pr Antoine Flahault : Sự truyền dường như chủ yếu được thực hiện bởi những nước bọt bắn ra (postillons), một ít bởi aérosol, và rất ít bởi những bề mặt phẳng. Những giọt nhỏ của nước bọt bắn ra này có thể lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín. Mùa hè này ta cũng đã học được rằng các trẻ em ít được tha miễn hơn điều mà ta tưởng, không phải về mức độ nghiêm trọng nhưng về tính lây (contagiosité). Tính miễn dịch là một trong những vùng tối rất lý thuyết. Nếu tính miễn dịch được mang lại bởi nhiễm virus không mạnh và đủ lâu dài, tôi nghĩ rằng ta sẽ có một phần quan trọng những người có những tái nhiễm trong số những trường hợp dương tính hiện nay.
Một vùng tối khác, đó là tính nhạy cảm của test PCE, được ước tính giữa 70% và 80%, điều này dẫn đến những âm tính giả, nhưng phải chang cũng có những dương tính giả ? Rất khó xác định. Một “tái nhiễm ” có thể chỉ là biểu hiện của một dương tính giả.
(LE MONDE 23 & 24/8/2020)
5. COVID-19 : BẢY CÂU HỎI CỦA BUỔI TỰU TRƯỜNG
Nguy cơ làn sóng thứ hai, tính hiệu quả của việc mang khẩu trang, chính sách test, tính miễn dịch, vaccin…Điểm lại điều mà ta biết…hoặc không sau mùa hè
A. SẼ CÓ MỘT LÀN SÓNG THỨ HAI Ở PHÁP ?
Virus không muốn biến đi và sẽ tiếp tục ít nhất trong những tháng dài, nếu không muốn nói là nhiều năm. Nhưng ở Pháp, phải chăng nó có thể gây nên một làn sóng nhiễm mới, tương tự với làn sóng của tháng ba- tháng tư, đe dọa năng lực của các bệnh viện nhận quá nhiều bệnh nhân ? Theo Hội đồng khoa học đó là “giả thuyết khả dĩ nhất “, Conseil scientifique sợ “một sự trở lại của virus từ phía Nam đối với thời kỳ tháng 10, 11, 12, khi chúng ta sẽ trải qua nhiều thời gian trong những không gian kín hơn là ở bên ngoài “. Ngoại trừ từ nay đất nước được chuẩn bị tốt hơn nhiều. Giữa 11 tháng năm, thời điểm giở bỏ phong tỏa, và 15/8, sự lưu hành của virus đã được khống chế tốt : hơn 700 ổ dịch (foyer hay cluster) đã được nhận diện và được giữ trong giới hạn nhờ chính sách “thử nghiệm, truy vết và cách ly” (tester, tracer et isoler), cho phép cắt những chuỗi truyền bệnh.Hôm nay hơn 90.000 test virologique được thực hiện mỗi ngày so với dưới 30.000 vào tháng tư. Một force de frappe cần thiết…nhưng không đủ nếu sự lưu hành của virus không đồng thời được làm chậm lại bởi sự tôn trọng những geste barrière, khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang. Đó là điều được cho thấy bởi sự trở lại của những lây nhiễm được quan sát ở những người từ 20 đến 40 tuổi trong Bouches-du-Rhône và ở Ile-de-France trong 15 ngày thứ hai của tháng tám. Ngoài ra Hội đồng khoa học đã báo động hai tuần trước về ” sự lơi lỏng gia tăng của những biện pháp khoảng cách xã hội và những biện pháp barrière “. Đó là một sự kiện, nếu làn sóng đầu được quy cho sự không chuẩn bị của đất nước, quy mô của làn sóng dịch thứ hai lần này tùy thuộc vào một ý thức trách nhiệm tập thể.
B. MANG KHẨU TRANG HỮU ÍCH KHI NÀO VÀ Ở ĐÂU ?(Dans les rues très fréquentées, le port du masque a été rendu obligatoire dans de nombreuses villes (ici aux Sables-d’Olonne, en Vendée)
Sars-CoV-2 chủ yếu được truyền qua aérosol, nghĩa là những hạt nhỏ vi thể (microgouttelettes) có đường kính dưới 10 micromètre, có khả năng trôi nổi nhiều giờ trong không khí. Từ lâu không biết bởi OMS, dữ liệu quan trọng này từ nay tạo sự nhất trí. Trái với những chất tiết nặng hơn của mũi và miệng, sẽ nhanh chóng rơi xuống đất, những hạt nhỏ vi thể này có một khu vực phát tán lớn hơn khoảng cách 1 mètre được khuyến nghị. Vào tháng tám, một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ đã cho thấy rằng những hạt gây nhiễm (particule infectieuse) có thể được tìm thấy đến 5 mètre chỉ trong vài phút và ngay cả khi không có những chuyển động trong không khí xung quanh. Thế mà chỉ cần nói để phát ra những giọt này. Điều này có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm hiện hữu trong tất cả các không gian kín, dầu khoảng cách giữa những người như thế nào.
Trong trường hợp này, biện pháp barrière duy nhất, đó là khẩu trang, phải được mang khắp nơi trong nhà. Và khẩu trang phải che phủ mũi : một công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ, được công bố vào tháng tám gợi ý rằng những tế bào khứu giác mà nó che chở là nơi vào và tăng sinh đầu tiên của virus. Tính hữu ích của khẩu trang ở ngoài trời ít rõ ràng hơn, nhưng có thể được biện minh theo cùng cách nếu mật độ dân chúng quan trọng.
C. CUỐI CÙNG NHỮNG NGƯỜI TRẺ CÓ PHẢI LÀ NHỮNG VECTEUR TRUYỀN BỆNH ?
Ý tưởng, theo đó các trẻ em ít bị bệnh hơn và truyền ít virus, đã khiến mở lại các trường học sau phong tỏa ở Pháp. Tất cả các công trình nghiên cứu đúng là cho thấy rằng các trẻ em bị nhiễm ít hơn người lớn và có nhiều trường hợp không triệu chứng hơn. Nhưng những con số thay đổi tùy theo nước : các trẻ em chiếm giữa 2 và 7% những trường hợp. Những dữ liệu y khoa cũng tiết lộ rằng chúng ít phát triển những thể nặng hơn, và lại còn ít chết vì bệnh hơn. Tuy nhiên, dù chúng có triệu chứng hay không, chúng vẫn có thể truyền virus cho những người lớn cũng như cho những trẻ em khác vì lẽ chúng có một charge virale cao ở mũi. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng những trẻ từ 10 đến 19 tuổi truyền bệnh cũng thường như những người lớn. Ngược lại, những trẻ dưới 9 tuổi là những vecteur ít quan trọng hơn. Tuy vậy, một công trình nghiên cứu nhỏ trên 150 cá thể, được công bố hôm 30/7 trong JAMA Pediatrics đã cho những kết quả gây ngạc nhiên : những trẻ nhỏ tuổi nhất tham gia trong công trình nghiên cứu lại có một charge virale 10 đến 100 lần cao hơn những trẻ lớn tuổi hơn.
D. PHẢI CHĂNG SẼ PHẢI ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN TOÀN DÂN MỘT CÁCH ĐỀU ĐẶN ?Biết rằng một nửa những nhiễm coronavirus là từ những người không phát triển (hay chưa phát triển) những triệu chứng, Hội đồng khoa học kêu gọi trong ý kiến ngày 27/7/2020 ” một lý thuyết mới sử dụng các test “, nhằm, không những để chẩn đoán những người có những triệu chứng, mà để phát hiện đại trà và toàn thể trong dân chúng. ” Phải làm cho các test có thể tiếp cận hơn đối với “người tiêu thụ”, hội đồng nói thêm, kêu gọi “toàn thế cộng đồng virus học góp phần đánh giá và thiết đặt ” những test salivaire có kết quả nhanh. Công cụ mới này sẽ cho phép mỗi người tự trắc nghiệm một cách nhanh chóng và, lại còn tốt hơn, một cách đều đặn. Ở Hoa Kỳ, dưới áp lực của nhiều chuyên gia yêu cầu nhiều test hơn, dầu chúng hơi ít đáng tin cậy hơn những test được sử dụng hiện nay, hôm 15/8 FDA (cơ quan dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép sự thương mãi hóa một test để làm tại nhà. Test này gồm có một dải giấy (badelette de papier) thay đổi màu trong 1/4 giờ tùy theo kết quả. Vậy Pháp chẳng bao lâu cũng có khả năng đề nghị những loại test này để tránh những hạn chế về hậu cần và tổ chuc trong việc lấy mẫu nghiệm mũi họng và phân tích ở phòng xét nghiệm.
E. CÓ MỘT HỘI CHỨNG HẬU COVID KHÔNG ?Mệt dữ dội, đau khớp, đau đầu, mất vị giác (agueusie) và mất khứu giác (anosmie) kéo dài hay khó thở dai dẳng ; đó là vài trong số những triệu chứng mà 10 đến 15% những bệnh nhân lành bệnh Covid-19 tiếp tục báo cáo trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Trong đại đa số các trường hợp, “hội chứng hậu Covid” (syndrome post-Covid) này xảy ra ở những bệnh nhân khá trẻ, đã bị những thể vừa phải của bệnh. Tuy vậy những bệnh nhân này không có một vết virus nào trong cơ thể cũng như không có những biến chứng liên kết với bệnh. Thế mà chưa ai có thể giải thích hiện tượng này.
Từ nay, những consultation spéciale được thiết đặt, như “Réhab-Covid” ở khoa phục hồi chức năng của bệnh viện Foch (Suresnes, Hauts-de-Seine), theo kèm sự chữa lành thật sự của những bệnh nhân này.
Đọc thêm :
– TSYH số 554, bài số 7
F. NHỮNG NGƯỜI LÀNH BỆNH CÓ ĐƯỢC MIỄN DỊCH KHÔNG ?
Những kết quả đầu tiên từ Trung Quốc dường như chỉ rằng những bệnh nhân bị nhiễm bởi Sras-CoV-2 đúng là phát triển một miễn dịch chống lại coronavirus chủng mới này. Nhưng vẫn luôn luôn cần chứng minh rằng tính miễn dịch này mang lại một bảo vệ hiệu quả. Nếu thế thì trong thời gian bao lâu ?. Những công trình về những nhiễm với những chủng coronavirus hiền tính khác đã không cho phép quyết định dứt khoát về thời gian của miễn dịch thụ đắc (immunité acquise). Thời gian này dẫu sao sẽ không vượt quá vài năm. Vì thế ta luôn luôn không biết một nhiễm thứ hai có thể xảy ra không. Sau cùng, sự tiếp xúc với vài trong số những chủng coronavirus hiền tính này trong thời thơ ấu dường như bảo vệ chống lại những chủng khác, như một công trình nghiên cứu Hòa Lan năm 2011 đã chứng minh điều đó. Nhưng ở giai đoạn này, không thể biết sự bảo vệ này có được áp dụng cho Sars-CoV-2 hay không.
G. SẼ CÓ MỘT VACCIN NĂM NAY ?
Ngày 11/8, tổng thống Nga Vladimir Poutine loan báo rằng đất nước của ông đã hoàn thành sự hiệu chính một vaccin chống Covid-19. Điều mà OMS đã không thể xác nhận. Một cách chính thức, giữa tháng tám, 29 ứng viên vaccin được trắc nghiệm ở người, và 5 đã vào trong giai đoạn 3 và giai đoạn cuối của những thử nghiệm lâm sàng (tính hiệu quả so với placebo). Thế mà Nga không thuộc vào trong số 5 ứng viên vaccin này.Tiến triển nhất là những vaccin của liên minh BIONTech và Pfizer, của Moderna, của AstraZeneca và CanSino với đại học Oxford, của Sinopharm và Sinovac, hai công ty dược phẩm Trung Quốc. Những kết quả đầu tiên sẽ có vào mùa thu. Giai đoạn 3 này cho phép trắc nghiệm tính hiệu quả, một khi biết được tính vô hại của nó. Trước tình trạng khẩn cấp y tế, phần lớn các thử nghiệm vaccin đã chọn rút ngắn các thử nghiệm và chuyển trực tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 3 này mà không phải qua một giai đoạn trung gian nhằm chứng mình tính hiệu quả và xác định một liều lý tưởng. Nếu những thử nghiệm này xác chứng, sẽ còn phải sản xuất hàng loại và phân phối vaccin. Một giai đoạn có thể mất hai hay ba tháng, hoặc ngay trước cuối năm.
(SCIENCES & AVENIR 9/2020)
6. CÁC TRẺ EM ÍT BỊ NHIỄM VÀ ÍT LÀM LÂY NHIỄM HƠN NGƯỜI LỚN
Một công trình nghiên cứu, được thực hiện bởi các thầy thuốc nhi khoa ở 605 trẻ em Pháp, gợi ý rằng vai trò của chúng là thấp trong sự truyền virus.Để trả lời câu hỏi muốn biết vai trò của các trẻ em và thiếu niên trong dịch bệnh Covid-19, một công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội nhi khoa ngoại trú Pháp, được đưa lên mạng hôm 4/6 trên site MedRxiv, vừa cho một câu trả lời. ” Các trẻ em dường như ít bị nhiễm (contaminé) hơn và ít gây nhiễm (contaminant) hơn “, GS Robert Cohen, pédiatre infectiologue ở hôpital intercommunal de Créteil, đã ghi chú như vậy.
Nếu còn có nhiều ẩn số và những điều không chắc chắn về SARS-CoV-2, virus gây bệnh Covid-19, ” căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở người lớn, những thể nghiêm trọng nhất và những tử vong hầu như chỉ xảy ra ở những người già hay có những bệnh nền “, vị giáo sư nói tiếp như vậy. Tóm lại, những trường hợp nhi đồng chiếm một phần nhỏ (1 đến 5%) của toàn thể các trường hợp Covid-19 trên thế giới, Santé publique France mới đây đã chỉ như vậy.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TIẾP TỤC
Tổng cộng, từ 14/4 đến 12/5, 605 bệnh nhân trẻ dưới 15 tuổi ở Ile-de-France, một vùng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, được theo dõi bởi một pédiatre de ville (27 pédiatre đã tham gia vào công trình nghiên cứu), đã được thử nghiệm. Trong số chúng, 322 (53,2%) không có triệu chứng và 283 (46,8%) có những triệu chứng nhẹ (sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, ỉa chảy, mất vị giác…). Trong số những trẻ không triệu chứng, 118 (37%) đã có những tiền sử các triệu chứng trong những tuần trước.
Bài học của những công trình này : rất ít trẻ em (11, hoặc 1,8%) đã có một test PCR dương tính, trong khi xét nghiệm huyết thanh dương tính (phát hiện sự hiện diện của các kháng thể) là cao hơn ở 65 bệnh nhân trẻ (10,7%). Đối với những trẻ em đã có những test PCR dương tính, sự tiếp xúc với một người bị nhiễm bởi SARS-CoV-2 ” là yếu tố nguy cơ bị nhiễm duy nhất và đáng kể “, các nhà nghiên cứu đã xác nhận như vậy, và trong số 65 trẻ em với một phản ứng huyết thanh dương tính, 87,3% đã có một tiếp xúc được xác nhận hay nghi ngờ, nói chung với một người lớn trong gia đình.
” Vậy các trẻ em dường như ít thường bị nhiễm bởi SARS-COV-2 hơn và tiềm năng ít gây lây nhiễm hơn những người lớn “, công trình nghiên cứu này đã xác nhận như vậy, trái với điều đã được nói vào đầu đại dịch, tương tự với những virus khác như cúm. Ngoài ra, ” chúng ta đã không tìm thấy sự khác nhau đáng kể đối với những test de sérologie và PCR dương tính giữa những trẻ em không triệu chứng và những trẻ em ít triệu chứng “. ” Trong một công trình nghiên cứu trước đây chúng tôi đã chứng thực rằng những test PCR ở trẻ em là 3 đến 5 lần thường âm tính hơn so với người lớn “, Robert Cohen đã giải thích như vậy.
Theo những kết quả này, chính những người lớn truyền cho chúng virus chứ không phải ngược lại. Ngoài ra, khoảng 20 chủ tịch của những société savante de pédiatrie đã yêu cầu, trong một diễn dàn, được công bố hôm 13/5 trong Le Quotidien du médecin, sự trở lại trường của các trẻ em, nhất là vì những lý do này.
Tuy nhiên, về phía những thiếu niên, sự truyền trong môi trường học đường dường như mạnh hơn trong gia đình, như một công trình phát hiện các kháng thể chống SARS-CoV-2, được thực hiện bởi một équipe được điều khiển bởi Arnaud Fontanet (Viện Pasteur) ở Crépy-en-Valois (Oise), một trong những ổ dịch đầu tiến ở Pháp, đã chỉ như vậy. 38 % các học sinh có các kháng thể hơi ít hơn các giáo viên (43%) và nhiều hơn nhiều những người thân trong gia đình (10% cha mẹ và 11% anh em)
Chính các tác giả của cuộc điều tra về những người trẻ đã nhấn manh vài hạn chế, nhất là surestimation của sự lây nhiễm trong gia đình (đó là thời kỳ phong tỏa và những trường học đóng cửa) và surprésentation của quần thể bị nhiễm virus (họ dường như có khuynh hướng tham gia hơn). Để đi xa hơn, công trình nghiên cứu này sẽ được tiếp tục sau khi mở lại trường học và nhà trẻ trong vùng Paris.
Vẫn còn một ấn số về những trường hợp trẻ em và thiếu niên đang hay đã được nhập viện vì những thể không điển hình của hội chứng Kawasaki (bệnh viêm loại viêm huyết quản). Gần 200 trường hợp đang được nghiên cứu. Mối liên hệ với Covid-19 đã được xác lập, nhưng những trường hợp này vẫn hiểm.
(LE MONDE 5/6/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 549 : bài số 4, 5
– TSYH số 547 : bài số 10
7. MẶC DẦU ÍT TRIỆU CHỨNG, TRẺ EM LÀ VECTEUR TRUYỀN CORONAVIRUS
COVID-19. Một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ tiết lộ rằng các trẻ em bị Covid-19, mặc dầu không có những triệu chứng, mang một charge virale cao của virus Sras-CoV-2. Do đó chúng có thể là một nguồn khả dĩ làm lan tràn virus, và điều đó phải được xét đến trong những giai đoạn kế hoạch hóa khi mở lại trường học.
Trong khi ta tự hỏi không biết sự việc cho phép trẻ em hội họp trong lớp có sẽ duy trì sự lan tràn của đại dịch hay không, một équipe của Massachusetts General Hospital công bố một công trình nghiên cứu nhi khoa rất hoàn chỉnh, trong đó công trình xem xét charge virale, viêm và đáp ứng miễn dịch ở những trẻ em bị Covid-19.
Các nhà nghiên cứu của Boston đã theo dõi 192 trẻ em tuổi từ 0 đến 22 tuổi (tuổi trung bình 10,2), trong đó 49 (26%) đã nhận một chẩn đoán nhiễm trùng cấp tính do Sras-CoV-2 và 18 trẻ khác (9%) đáp ứng những tiêu chuẩn của hội chứng viêm nhiều hệ cơ quan (syndrome inflammatoire multisystémique) (MIS-C), một bệnh lý phát khởi muộn liên kết với Covid-19. Chỉ 25 (51%) các trẻ em bị một nhiễm cấp tính bởi Sras-CoV-2 có sốt và những triệu chứng của nhiễm bởi coronavirus, nếu chúng hiện diện, không đặc hiệu.Những mẫu nghiệm lấy ở mũi họng đã cho thấy rằng, trong hai ngày đầu của nhiễm virus, các trẻ em có một charge virale trong đường hô hấp của chúng cao hơn nhiều so với những người lớn nhập viện trong những đơn vị điều trị tăng cường dành cho Covid-19.
Mot khám phá quan trọng khác của công trình nghiên cứu này mâu thuẫn với giả thuyết theo đó các trẻ em có một số lượng thụ thể ACE2 thấp, điều này khiến chúng ít có khả năng bị nhiễm coronavirus hay bị bệnh nặng hơn. Thật vậy những dữ liệu cho thấy rằng các trẻ em nhỏ hơn có ít thụ thể của virus hơn những trẻ em lớn hơn và những người trưởng thành, nhưng số lượng thấp thụ thể tuyệt đối không tương ứng với một sự giảm của charge virale. Theo các tác giả, kết quả này gợi ý rằng các trẻ em có thể mang một charge virale cao, điều này có nghĩa rằng chúng có thể làm lây nhiễm mặc dầu chúng có ít hay không có những triệu chứng của Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu đáp ứng miễn dịch trong syndome inflammatoire multisystémique (MIS-C), một hội chứng viêm nhiều hệ cơ quan, có thể phát triển ở vài trẻ bị Covid-19 nhiều tuần sau nhiễm virus. Những biến chứng có thể gồm những vấn đề tim nghiêm trọng, choáng hay suy tim cấp tính.
Theo các nhà khoa học, số những trẻ em bị ảnh hưởng bởi MIS-C tăng cao. ” Thế mà, như ở những người trưởng thành có những biến chứng toàn thể rất nặng, tim dường như là cơ quan ưa thích được nhắm bởi đáp ứng miễn dịch hậu Covid-19 “, GS Alessio Fasano đã nói rõ như vậy.
Tóm lại, mặc đầu một nhiễm cấp tính bởi Sras-CoV-2 có khuynh hướng hiền tính hay không triệu chứng trong phần lớn các trường hợp nhi đồng, nhưng những phân tích của những mẫu nghiệm lấy ở mũi, họng và máu cho thấy rằng các trẻ em không được tha miễn bởi nhiễm coronavirus và rằng chúng có thể đóng một vai trò chủ chốt, quan trọng hơn dự kiến, với tư cách là những tác nhân lan truyền tiềm năng của virus.
Các tác giả cho rằng một kết quả như thế tuyệt đối phải được xét đến bởi các nhà quyết định chính trị để thích ứng tốt nhất những protocole y tế được thiết đặt trong các trường học, các nhà trẻ và những cơ quan chăm lo trẻ em khác.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 27/8/2020)
8. CÁC THẦY THUỐC NHI KHOA HUY ĐỘNG VÀ BÀY TỎ VỚI BỘ Y TẾ SỰ LO NGẠI CỦA MÌNHTrong một bức thư ngõ, các société savante de pédiatrie yêu cầu tiêm chủng chống cúm và viêm dạ dày-ruột, để làm dễ chẩn đoán.
Các thầy thuốc nhi khoa lo ngại vì lẽ trong những tuần qua ” sự dai dẳng của sự lưu hành của virus kèm theo một sự gia tăng đáng kể của số lượng các trường hợp trong vài vùng “, và kêu gọi những biện pháp rõ ràng hơn, vài ngày trước buổi tựu trường.” Nguy cơ xuất hiện lây nhiễm bởi SARS-CoV-2, ở các trẻ em cũng như ở người lớn đi theo kèm chúng, là xác thực, trong một bức thư ngõ được công bố hôm 19/8, 7 société savante de pédiatrie đã cảnh báo như vậy. Chúng tôi chỉ có thể tỏ ra lo ngại trước sự tổ chức tựu trường, trên bình diện phòng ngừa cũng như trên bình diện điều trị trẻ em.”
Mặc dầu những trẻ em dưới 18 tuổi chiếm dưới 5% toàn thể những trường hợp Covid-19 được báo cáo trên thế giới và phần lớn chúng có những thể ít nghiêm trọng hay không triệu chứng, theo agence de sécurité sanitaire Santé Publique France. ” Những trẻ em dưới 10 tuổi ít thường bị nhiễm hơn bởi virus này và ít gây nhiễm hơn so với những người lớn “, GS Robert Cohen, pédiatre infectiologue ở hôpital intercommunal de Créteil và phó chủ tịch của Hiệp hội nhi khoa Pháp đã nói như vậy. ” Nhưng phải tuyệt đối tránh nói rằng chúng không là những tác nhân gây nhiễm (contaminateur) “, ông đã cảnh báo như vậy.
Trong thư ngõ, các thầy thuốc nhi khoa cũng kêu gọi không trắc nghiệm “một cách hệ thống” các trẻ em với những test PCR trước những đợt sốt, ho hay ỉa chảy.” Những thử nghiệm mũi họng hiện nay, ngoài khía cạnh gây khó chịu của chúng, có một hiệu năng thấp (bởi vì tỷ lệ dương tính là thấp ở trẻ em), một phí tổn chắc chắn và khiến chúng ta bị các trẻ và/hoặc cha mẹ từ chối, và thời hạn có thể lên đến nhiều ngày (để thực hiện thử nghiệm và để có được những kết quả) “, họ đã đánh giá như vậy.” Gánh nặng y tế của sự tựu trường sẽ tùy thuộc vào những biện pháp được áp dụng đứng trước số lượng tăng cao của những tình huống nghi ngờ bệnh vì lẽ những triệu chứng rất ít đặc hiệu, phần lớn được gây nên bởi những tác nhân gây bệnh khác, virus hay vi khuẩn “, các thầy thuốc nhi khoá nói tiếp.
CHÚNG TÔI RẤT LO NGẠI
Những yêu cầu các thử nghiệm càng thúc bách khi những đợt virus mùa đông, sốt, ho, cảm cúm, ỉa chảy…càng thường xảy ra. Mặc dầu những virus mùa (virus saisonnier) thông thường này được kềm hãm bằng những biện pháp vệ sinh và những động tác barrière nhưng chúng sẽ không biến mất, huống hồ trong những cộng đồng trẻ em. Thế mà, khó phân biệt những triệu chứng của cúm, viêm dạ dày-ruột (gastro-entérite) với những triệu chứng của Covid-19, rất thay đổi. ” Đối với đa số các nhiễm trùng do virus, ta nói với cha mẹ, đó là siêu vi trùng “, Elise Launay, giáo sư nhi khoa ở CHU de Nantes đã giải thích như vậy.
Luôn luôn để tránh thử nghiệm các trẻ em ngay khi chúng bị bệnh, các thầy thuốc nhi khoa chủ trương, theo cách của Viện hàn lâm y khoa, rằng vaccin chống cúm được mở rộng, và rằng vaccin chống rotavirus, tác nhân số một của viêm dạ dày-ruột, được khuyến nghị và được remboursé, điều này không phải như vậy hiện nay. ” Chúng tôi rất lo ngại, bởi vì mỗi năm chúng tôi có trong khoa nhi những dịch bệnh cúm, viêm dạ dày-ruột và viêm tiểu phế quản (bronchiolite) “, giáo sư Cohen đã nhấn mạnh như vậy. ” Một tiêm chủng mở rộng chống cúm làm giảm một phần các khám bệnh vì những hội chứng hô hấp cấp tính “, giáo sư Alexandre Belot, rhumato-pédiatre ở Hôpital Femme Mère Enfant de Lyon đã đánh giá như vậy. Vào tháng năm, viện hàn lâm y khoa đã khuyến nghị sự mở rộng tiêm chủng chống cúm, nhất là ” để nhạy cảm hóa dân chúng về nhưng có hai dịch bệnh song hành (co-épidémie)”.
Vào tháng bảy Viện hàn lâm đã kêu gọi ” mở rộng sự tiêm chủng chống rotavirus ở những nhũ nhi nhỏ “, đề nghị này được theo bởi các thầy thuốc nhi khoa. Ở các nhũ nhi, 430.000 đợt viêm dạ dày-ruột cấp tính được thống kê mỗi năm, trong đó 14.000 nhập viện và khoảng một chục tử vong, các viện sĩ đã nhắc lại như vậy. Thế mà, “từ 15% đến 30% trẻ em nhập viện hay được khám vì Covid-19 có những dấu hiệu tiêu hóa, trong đó có ỉa chảy, điều này làm cho rất khó chẩn đoán phân biệt với những viêm dạ dày-ruột do rotavirus”, các thầy thuốc nhi khoa đã báo động như vậy. “Phải giảm những bệnh này để giảm những opportunité de diagnostic”, Robert Cohen đã nhấn mạnh như vậy.
CHO NHỮNG QUY TẮC RÕ RÀNG HƠN
Câu hỏi để biết các trẻ em có ít gây nhiễm (contaminant) hơn không, cũng thúc bách khi chỉ còn vài ngày trước khi mở lại lớp. Ở Pháp, trong tuần lễ 10/8, 492 trẻ em dưới 9 tuổi đã được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, và 1255 ở những trẻ từ 10 đến 19 tuổi, những con số tăng cao từ giữa tháng năm, theo những dữ liệu của Santé publique France, với một tỷ lệ dương tính lần lượt 21% và 22%. Đối với Alexandre Belot, ” những dữ liệu trong dân chúng là làm an lòng : trong thời kỳ phong tỏa đã không có một cluster ở nhà trẻ hay ở trường của các con em của nhân viên y tế. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Viện Pasteur, được thực hiện ở Crépy-en-Valois (Oise), một trong những ổ dịch đầu tiên, đã cho thấy rằng những trẻ nhỏ nhất ít gây lây nhiễm ; nhưng phải thận trọng trước các dữ liệu “. Nhiều công trình nghiên cứu khác chỉ rằng các trẻ em truyền virus ít hơn
Ngược lại, báo cáo của Centre européen de prévention et de contrôle des maladies về vai trò của các trẻ em và của môi trường học đường trong sự truyền Covid-19, được công bố 6/8, chỉ rằng ” những trẻ em có những triệu chứng bài xuất cùng lượng virus như người lớn và do đó làm lây nhiễm như người lớn “. ” Những điều tra về những trường hợp trong môi trường bệnh viện gợi ý rằng sự truyền từ trẻ em qua trẻ em (ở trường) là hiếm “, báo cáo cũng thêm vào như vậy. Cuộc tranh cãi vẫn chưa được giải quyết dứt khoát.
Sau cùng, các thầy thuốc nhi khoa cũng mong muốn những quy tắc rõ ràng hơn trong trường hợp nghi Covid-19 trong tập thể. ” Những trường học hay nhà trẻ đôi khi đã bị đóng cửa vì sự hiện diện của chỉ một người có test PCR dương tính, thậm chí một xét nghiệm huyết thanh (sérologie) dương tính mà không làm PCR và trước mọi sự điều tra “, những thầy thuốc trong lá thư ngõ này đã lấy làm tiếc như vậy. Chúng ta hãy nhắc lại điều đó, Elise Launay báo động : ” đóng cửa trường học có những hậu quả rất có hại đối với các trẻ em và sự học hành của chúng, với một ảnh hưởng lên bien-etre và sức khỏe của chúng”.
(LE MONDE 20/8/2020)
9. SỬ DỤNG HUYẾT TƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN HỒI PHỤC : MỘT Ý TƯỞNG HAY ?CORONAVIRUS. Những kháng thể của một “người sống sót” Sras-Cov-2 có thể chữa lành những bệnh nhân bị bệnh hay phòng ngừa nhiễm trùng. Nhiều thử nghiệm đang được tiến hành. Nhưng có nhiều mối nguy, trong đó nguy cơ gây bệnh vì virus tồn dư trong máu của người hiến.
Các Viện y tế Hoa Kỳ (NIH) mới đây đã tuyên bố rằng ” không có đủ dữ liệu lâm sàng để khuyến nghị ” sử dụng huyết tương hồi phục (plasma de convalescent) chống lại Covid-19. Điều đó không ngăn cản Mayo Clinic phát động một chương trình thu thập các dữ liệu về sự an toàn và những kết quả của liệu pháp thử nghiệm này. Nhưng đó không phai là một thử nghiệm contrôlé randomisé. Ít nhất hai ta équipe trên thế giới, trong đó có hai ở Bỉ, nghiên cứu tiềm năng của huyết tương như là điều trị hay như chất thay thế (substitut) cho một vaccin.
Bởi vì cái hợp lý để đào sâu hướng nghiên cứu này là quan trọng : trong một bài báo được công bố bởi Journal of Clinical Investigation, BS Arturo Casadevall, thuộc Johns Hopkins School of Medicine Blommberg, và BS Liise-Anne Pirofski, giáo sư ở Albert Einstein College of Medicine của Nữu Ước, trình bày những lý lẽ thuận lợi cho huyết tương hồi phục (plasma convalescent). ” Liệu pháp bằng những kháng thể thụ đông (anticorps passifs) đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh bại liệt (polio), bệnh sởi, bệnh quai bị và bệnh cúm và, mới gần đây hơn, đã cho thấy một sự thành công nào đó chống lại Sras-Cov-1 và hội chứng hô hấp của Trung Đông (MERS : syndrome respiratoire du Moyen-Orient). Sức hấp dẫn đặc biệt của phương thức điều trị này là, trái với các vaccin hay nhung thuốc mới được phát triển, huyết tương hồi phục có thể, trên nguyên tắc, có sẵn để sử dụng rất nhanh.”
Phần lớn những thử nghiệm được thực hiện để xác định xem một tiêm truyền huyết tương hồi phục có thể làm giảm nhu cầu nội thông khí quản hay giúp bệnh nhân thở máy được cải thiện hay không. Hai thử nghiệm khác, một ở Johns Hopkins và một ở Stanford, nghiên cứu xem huyết thanh hồi phục (plasma convalescent) có thể được sử dụng trước khi bệnh nặng xuất hiện hay không. ” Một nguyên tắc chung của điều trị bằng những kháng thể thụ đông (anticorps passif) là nó hiệu quả hơn khi được sử dụng để dự phòng “, Casadevall và Pirofski đã viết như vậy.
Theo thông tấn xã Reuters, 2.200 bệnh viện tham gia vào chương trình tiếp cận mở rộng, được điều khiển bởi Clinique Mayo, và hơn 9000 bệnh nhân đã nhận huyết thanh hồi phục. FDA khuyến nghị rằng những người hiến phải có những tiền sử Covid-19, được xác nhận bởi những test moléculaire (Test PCR) hay những test d’anticorps (test sérologique), họ không bị những triệu chứng trong 14 ngày, chịu một test moléculaire theo dõi âm tính và không có virus vào lúc lấy mẫu nghiệm.
NGUY CƠ KHUẾCH ĐẠI
Nhưng tồn tại những câu hỏi, như câu hỏi muốn biết xem có hiện hữu một nguy cơ (lý thuyết) khuếch đại nhiễm coronavirus phụ thuộc các kháng thể (AIDA : amplification de l’infection dépendante des anticorps) bởi Sras-CoV-2 hay khong. ” Các kháng thể chống một loại coronavirus có thể khuếch đại sự nhiễm bởi một chủng khác ” của coronavirus, Casadevall đã viết như vậy. Một AIDA đã được quan sát trong hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SRDA : syndrome respiratoire aigu sévère) hay trong Mers. Nguy cơ lý thuyết khác là những người hiến có thể lan truyền virus hoạt động. Mặc dầu FDA gợi ý rằng ít có khả năng những người hiến vẫn còn gây nhiễm 14 ngày sau nhiễm corona, nhưng điều đó chưa hoàn toàn chắc chắn.
Đối với một tác nhân gây bệnh rất gây nhiễm khác, virus Ebola, OMS đã khuyến nghị năm 2014 rằng những người hiến huyết tương phải đợi ít nhất 28 ngày sau khi bị nhiễm virus. Ở Bỉ, những người hiến chỉ có thể cho huyết tương của mình sau một nhiễm Covid dương tính, sau khi biến mất các triệu chứng từ 28 ngày.
Ta cũng không biết các kháng thể chống Sras-Cov-2 tồn tại bao lâu trong máu; một khả năng tồn tại lâu hơn có thể có nghĩa là một thời gian để hiến lâu hơn. Một công trình nghiên cứu trung quốc đã cho thấy rằng những kháng thể đặc hiệu của Sras ở những người bị nhiễm bởi virus Sras-Cov-1, tồn tại trong hai năm.
Ở Bỉ, một công trình nghiên cứu cho huyết thanh hồi phục (plasma convalescent) nhiều trung tâm được tiến hành xuất phát từ Gasthuisberg, công trình nghiên cứu Down-plasma. Công trình nghiên cứu này không en double aveugle, nhưng randomisé, điều này làm cho các kết qua vững vàng. Nhưng những kết quả không được dự kiến trước một năm, theo người điều phối của công trình nghiên cứu, GS Geert MeyFroidt, được phỏng vấn trong Artsenkrant 20/5. Ông giải thích : ” Một vaccin nhằm gây một đáp ứng miễn dịch hoạt động (une réponse immunitaire active). Điều này khác với sự gây miễn dịch thụ động (immunisation passive) với huyết tương hồi phục. Công trình nghiên cứu của chúng tôi có thể cho những nhà phát triển vaccin những lời khuyên, nhưng điều đó sẽ là một bộ phận của một toàn thể nghiên cứu rộng lớn hơn nhiều.”
TRANSMISSION
” Hiển nhiên chiêu mộ những người hiến không phải là dễ. Hồng thập tự Bỉ và Rode Kruis Vlaaderen luôn luôn trong giai đoạn tuyển mộ và thông tin dành cho những người hiến tiềm năng, nghĩa là mọi người đã bị nhiễm bởi Sras-Cov2, có sẵn trên site internet của Hồng thập tự “, GS Lucie Seyler, trưởng lâm sàng về bệnh nhiễm trùng và nhà nghiên cứu chính đối của étude Dawn-plasma ở UZ Brussel, đã giải thích như vậy.” Không nên vội vàng đưa đến những kết luận.
Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là xem việc cho huyết tương của những người hồi phục có làm giảm số lượng bệnh nhân phải chịu một nội thông khí quản hay không. Tất cả điều mà ta có thể chứng thực cho đến bây giờ, đó là sự cho huyết tương hồi phục không có vẻ có hại.” Tại sao chỉ cho huyết tương mà không cho máu ? ” Bởi vì chính trong huyết tương mà các kháng thể hiện diện và bởi vì cho hồng cầu được coi là một nguy hiểm tiềm năng bổ sung không cần thiết. Thế mà trong y khoa, trước hết không được làm hại. Sự cho huyết tương hồi phục (sérum de convalescent) đã có lợi cho những bệnh nhân bị những nhiễm virus khác. Nhưng đối với Sras-Cov-2, ta chưa biết điều đó, những kết quả của công trình nghiên cứu sẽ nói với chúng ta điều đó.” Nhà chuyên gia bệnh nhiễm trùng thú nhận lúc đầu đã tỏ ra bi quan, nhưng hôm nầy phấn khởi về hiệu quả của huyết tuong hồi phục, nhất là “sau khi đã nhận thức rằng những tác dụng phụ rất ít. Người ta nói về một sự khuếch đại khả dĩ của những phản ứng miễn dịch, hoạt động như một loại dị ứng, những điều đó không có vẻ là như vậy “. Một công trình nghiên cứu khác được thực hiện ở Bỉ, từ Đại học Liège, để xem tác dụng của huyết tương lên những bệnh nhân đã được nội thông khí quản.
Thế còn nguy cơ cho virus đồng thời với huyết tương và những kháng thể ? ” Hiển nhiên, một số lớn những bệnh nhân trên thế giới đã nhận một huyết tương như thế mà người ta không báo một trường hợp bị lây nhiễm nào. Sau vụ máu bị ô nhiễm, dĩ nhiên tất cả chúng ta còn thận trọng hơn với máu. Về những bệnh nhân bị Covid, dường như rằng virus được tìm thấy trong các mẫu nghiệm lâm sàng từ 7 đến 8 ngày sau khi bắt đầu các triệu chứng không còn tăng sinh nữa trong canh cấy, không sinh sản nữa. Vậy có thể có vẻ rất làm bối rối khi có những bệnh nhẫn luôn luôn dương tính với test PCR lâu sau khi bắt đầu các triệu chứng, nhưng điều này không phản ánh sự hiện diện của virus còn sống. Thật là kỳ lạ khi chứng thực rằng, những bệnh nhân khác đến với chúng ta với tất cả những dấu hiệu lâm sàng của nhiễm virus, nhưng với một test PCR âm tính, và cùng những bệnh nhân này sau đó có thể có một PCR và một xét nghiệm máu dương tính trong khi họ đã khỏi bệnh. Cũng có thể rằng những kháng thể được tạo thành trong những niêm mạc của vài bệnh nhân, trong khi xét nghiệm huyết tương vẫn âm tính, bởi vì đã không có sự sản xuất những kháng thể. Vậy sự giải thích những kết quả này không luôn luôn hiển nhiên. Chính vì điều đó mà tốt hơn là xem những kết quả được giải thích bởi một thầy thuốc hơn là phó thác trực tiếp cho bệnh nhân qua một autotest. Ta còn lâu mới có thể trả lời tất cả.”
(LE JOURNAL DU MEDECIN 18/6/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 544 : bài số 8
– TSYH số 534 : bài số 3
10. ĐIỀU TRỊ COVID-19 BẰNG NHỮNG KHÁNG THỂ CỦA LAMA.
Tất cả cái nhìn đều hướng về một vaccin tương lai. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học viện dẫn tầm quan trọng có những điều trị dựa trên những kháng thể phối hợp với vaccin này. Những kháng thể này có năng lực vô hiệu hóa virus bằng cách ngăn cản nó đi vào trong tế bào và tăng sinh ở đó. Các kháng thể góp phần làm giảm một cách nhanh chóng charge virale của một người. Chúng có ưu điểm tác động một cách trực tiếp mà không phải chờ đợi đáp ứng của hệ miễn dịch.
” Ta sẽ không có thể tiêm chủng tất cả dân chúng trong hai ngày “, nhà miễn dịch học Michel Goldman đã giải thích như vậy. ” Trong lúc chờ đợi, ta có thể sử dụng những kháng thể để phong bế hiệu quả hơn những chuỗi truyền bệnh. Những kháng thể này cũng có thể rất hữu ích để bảo vệ những người không đáp ứng với vaccin.”
Hoa Kỳ đã hiểu rõ tất cả tầm quan trọng của những kháng thể này. Họ đã không do dự giải ngân 450 triệu dollar cho biotech Hoa Kỳ Regeneron. Công ty này đã đi vào giai đoạn 3 của những thử nghiệm lâm sàng với cocktail d’anticorps.
Ở Bỉ, một dự án rất tham vọng trong lãnh vực này vừa ra đời. Ở ban chỉ đạo, ta tìm thấy những nhà khoa học của VIB, Vlaams Institute voor Biotechnologie. Họ đã sử dụng lại một plateforme technologie có từ 20 năm, dựa trên những kháng thể của…lama.Những kháng thể này có một đặc điểm là nhỏ hơn nhiều những kháng thể người và đi vào tế bào nơi mà những kháng thể người không thể vào được.Trong quá khứ, những nhà khoa học của VIB đã thành công gây miễn dịch một lama chống virus của Sras. Khi séquence ADN của Covid-19 đã được công bố vào đầu năm, các nhà khoa học tức thời đã nhìn trong bibliothèque d’anticorps được phát triển vào thời kỳ đó xem một trong số chúng cũng có thể trung hòa Covid hay không. Covid thuộc cùng họ với Sras. Bingo.
EXEVIR THU GÓP ĐƯỢC 23 MILLIONS
Một công ty nhằm khai thác khám phá này vừa được thành lập. Được đặt tên là Exevir bio, nó đã được đầu tư bởi VIB, UCB Ventures lên đến 23 triệu euro.
Đối với Torsten Mummenbrauer, các kháng thể là cần thiết ” bởi vì sẽ không có đủ vaccin tức thời cho tất cả mọi người. Người ta sẽ tiếp tục bị bệnh. Ta cần những điều trị cho những người ở bệnh viện.” Nhưng ta cũng cần điều đó sớm hơn nhiều trong điều trị bệnh, Torsten Mummenbrauer đã nhấn mạnh như vậy. ” Hôm nay, khi những kết quả của các thử nghiệm cho thấy rằng anh bị Covid, người ta gởi trả anh về nhà và người ta yêu cầu anh quarantaine. Chỉ có thế. Khi cho những kháng thể này ngay khi bệnh được phát hiện, ta làm giảm nhiều nguy cơ thấy những người bệnh phát triển những triệu chứng nặng.”
Exvir cũng muốn phát triển sau này một sản phẩm dùng để dự phòng, để bảo vệ những người đã tiếp xúc với những người bị nhiễm.
THƯƠNG MÃI HÓA NĂM 2021.
Torsten Mummenbrauer dự kiến khởi đầu những thử nghiệm lâm sàng ngay tháng 12, thậm chí tháng 11, và những kết quả của những thử nghiệm này vào tam cá nguyệt thứ nhất hay thứ hai 2021. Xét vì khẩn cấp, ông hy vọng có thể thuyết phục những người hữu trách bỏ giai đoạn 3 để thương mại hóa sản phẩm vào năm 2021. UCB sẽ sản xuất những kháng thể cần thiết cho những thử nghiệm lâm sàng nhưng sẽ không đi xa. ” Chúng tôi tìm kiếm những nhà chế tạo khắp nơi trên thế giới “, Torsten Mummenbrauer đã giải thích như vậy. ” Chúng tôi không muốn rằng sản phẩm của chúng tới chỉ dành cho những nước giàu. Và nếu ta muốn làm giảm giá của điều trị này, ta phải sản xuất nó với số lượng lớn.”
Thuốc sẽ được bản với những giá khác nhau tùy theo vùng của địa cầu. Các nước giàu sẽ trả đắc hơn những nước có lợi tức thấp.
(LE SOIR 7/8/2020)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(17/9/2020)
Pingback: Thời sự y học số 570 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương