1. SỰ NGHIÊN CỨU TÌM MỘT VACCIN TIẾN NHANH VÀ TIẾN MẠNH
Sự huy động các kíp khoa học là vô tiền khoáng hậu. Nhưng coi chừng những lời hứa hão huyền.Vào ngày 31/7/2019, OMS đã liệt kê không ít hơn 165 dự án nghiên cứu về những ứng viên vaccin. Không phải tất cả sẽ đạt đến kết quả, nhưng điều đó chứng tỏ một sự huy động vô tiền khoáng hậu.
Hôm nay, hai công ty, hoa kỳ, rõ ràng đang dẫn đầu cuộc đua. Nhưng những công ty trung quốc và châu Âu cũng hiện diện. Những kết quả đầu tiên của những công trình nghiên cứu lâm sàng được công bố là khá đáng phấn khởi. ” Tôi rất lạc quan về những cơ may dẫn đến một vaccin “, Michel Goldman, nhà miễn dịch học của ULB đã giải thích như vậy. Về sự an toàn của các vaccin, những kết quả cũng đáng khích lệ. Những kết quả đầu tiên đã cho thấy những tác dụng phụ tạm thời khá cổ điển (hơi sốt, đau đầu…), nhưng không có gì báo động.
Khi nào ta có thể cậy vào vaccin này hay những vaccin này vì lẽ có khả năng sẽ có nhiều vaccin ? Đối với Jean-Paul Prieels, cựu patron de recherche ở GSK Vaccines, không nên tạo cho mình quá nhiều ảo tưởng. Xét vì những lượng liều phải sản xuất và tinh trạng tiến triển của những dự án khác nhau, theo ông các vaccin sẽ không có nhiều để sử dụng trước một thời kỳ kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu năm đến.
Đối với Michel Goldman, ở giai đoạn này, hứa hẹn quá nhiều điều là nguy hiểm. ” Nếu ta tạo quá nhiều kỳ vọng, ta có thể làm mất lòng tin của nhân dân và làm cho họ dễ tiếp nhận hơn những luận cứ lông bông.Thế mà sự tín nhiệm này là cần thiết nếu ta muốn có được một tỷ lệ tiêm chủng đủ trong dân chúng. Ta sẽ không bao giờ có thể bắt buộc người dân phải đi tiêm chủng.(Les multiples recherches commencent à porter leurs fruits. Une bonne nouvelle, meme si la mise sur le marché de plusieurs vaccins ne va pas tout résoudre).
+ 5 tập đoàn dược phẩm đã đi vào trong giai đoạn cuối của những thử nghiệm lâm sàng. Ai sẽ dẫn đầu ? Khi nào vaccin sẽ có để sẵn sàng sử dụng ? Nó sẽ bảo vệ đủ lâu không ?
Ở 4 góc của địa cầu, các kíp những nhà khoa họ đã lao mình vào một cuộc chạy đua nước rút để tìm một vaccin chống Covid-19. Vào ngày 31/7, OMS liệt kê không dưới 165 dự án nghiên cứu về những ứng viên vaccin. Dĩ nhiên, không phải tất cả sẽ thành công. Sẽ có những thất bại, những tập hợp lại gây nên bởi những gò bó về tài chánh…nhưng điều đó chứng tỏ một sự huy động chưa từng có.
Trong 165 dự án này, 26 đã đi vào giai đoạn lâm sàng, nghĩa là ứng viên vaccin được trắc nghiệm một cách trực tiếp trên người. Và 5 dự án ngay cả đang ở giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng của những thử nghiệm lâm sàng trước khi trình đơn cho giới hữu trách y tế dễ được phép thương mãi hóa. Đó là một giai đoạn quan trọng vì lẽ giai đoạn 3 nhằm trắc nghiệm ứng viên vaccin trên một nhóm rất nhiều người tình nguyện để đánh giá tính hiệu quả và những tác dụng phụ có thể xảy ra.(vaccin test à Kansas City)
Hàng ngàn người tình nguyện lành mạnh được chọn lọc. Một nửa nhận vaccin mới, nửa kia nhận một placebo. Không một người tham dự nào biết mình thuộc nhóm nào. Những người này sau đó được tiếp xúc để biết những triệu chứng của họ và được trắc nghiệm để xem họ đã bị mắc Covid hay không. Sau đó ta có thể so sánh tỷ lệ nhiễm virus của hai nhóm để đo lường tính hiệu quả của vaccin.
HAI CÔNG TY DẪN ĐẦU TỐP
Hôm nay, hai công ty rõ ràng chạy dẫn đầu. Công ty thứ nhất là một biotech Hoa kỳ : Moderna. Vào cuối tháng bảy công ty này đã loan báo phát động giai đoạn 3 trên lãnh thổ Hoa Kỳ, gồm 30.000 người tình nguyện. Công ty sử dụng một thế hệ mới những vaccin, dựa trên ARN messenger của virus. Sự tăng giá trị của Moderna trên thị trường chứng khoán đã bùng nổ trong những tháng qua. Hôm nay công ty trị giá 30 tỉ dollars trong khi doanh thu năm 2019 không vượt quá 60 triệu dollar.Grand favori khác là tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển AstraZeneca, khai thác những nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Oxford. Vaccin của công ty này, cũng dựa trên kỹ thuật di truyền (ingénierie génétique), gồm một adénovirus vô hại chứa một chuỗi ADN của virus Covid-19. Hiện nay nó được trắc nghiệm ở Brésil, Vương quốc Anh, Nam Phi và Hoa Kỳ trên 50.000 người.
Ở giai đoạn 3, ta cũng tìm thấy hai công ty trung quốc, Sinopharm và Sinovac, cũng như liên hợp Pfizer và biotech Đức BioNtech. Vaccin của nó sẽ được trắc nghiệm ở khoảng 30.000 người ở 120 địa điểm trên thế giới (Hoa Kỳ, Argentine, Brésil, Đức…). Nó cũng dựa trên kỹ thuật công nghệ ARN messager. Cũng như vaccin Curevac, mà sự phát triển được hỗ trợ bởi chính phủ Đức và Liên hiệp châu Âu. Hiện vaccin đang được trắc nghiệm ở bệnh viện đại học Gand và chẳng bao lâu cũng gia nhập tốp dẫn đầu.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐÁNG PHẤN KHỞI
Những kết quả đầu tiên của các công trình nghiên cứu lâm sàng được công bố bởi những firme này là khá phấn khởi. ” Tôi rất lạc quan về những cơ may dẫn đến một vaccin bởi vì những dữ liệu đầu tiên của những thử nghiệm ở người xác nhận những dữ liệu thí nghiệm ở khỉ, cho thấy rằng những vaccin này gây một đáp ứng tốt của hệ miễn dịch “, Michel Goldman, nhà dịch tễ học của ULB và cựu giám đốc của Innovative Medicines Initiative, một đối tác giữa công nghiệp dược phẩm và Liên hiệp châu Âu. ” Và điều này không chỉ ở các kháng thể mà còn ở những tế bào lympho T (phần khác của một đáp ứng miễn dịch chống lại một virus), điều này rất là quan trọng.”
Jean-Paul Prieel, cựu patron de recherche ở GSK Vaccines, chia sẻ quan điểm này nhưng dịu bớt. ” Những công trình nghiên cứu lâm sàng hiện này cho thấy rằng lượng kháng thể sinh ra sau một tiêm chủng là cao hơn lượng của một bệnh nhân đã bị bệnh và được chữa lành. Đó là một dấu hiệu tốt nhưng vào lúc này ta không thể nói rằng đáp ứng này sẽ đủ để bảo vệ một cách hiệu quả chống lại nhiễm virus.”
Về sự an toàn của các vaccin, những kết quả cũng đáng phấn khởi. Những kết quả đầu tiên đã cho thấy những tác dụng phụ tạm thời và khá cổ điển (hơi sốt, đau đầu…), nhưng không có gì nguy ngập.” Tuy nhiên sẽ cần phải đảm bảo, trong những thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn, rằng những kháng thể không gây những tác dụng phụ nào khác, đặc biệt sự kích thích của một quá trình viêm làm trầm trọng căn bệnh “, Michel Goldman đã đánh giá như vậy.
Một trong những ẩn số chính là thời gian hiệu quả của vaccin này. Đã lưu hành những thông tin báo cáo về một tính miễn dịch tự nhiên rất ngắn ở những người đã mắc phải căn bệnh Covid-19. Phải chăng sẽ là như vậy đối với vaccin chống Covid-19 ? Nicolas Dauby, thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng ở CHU Saint Pierre ở Bruxelles, tương đối hóa mối lo sợ này.” Trước hết, ta thiếu thời gian nhìn lại (recul) đối với sự giảm của các kháng thể. Sau đó ta tập trung quá nhiều vào những kháng thể này. Không phải bởi vì chúng biến mất mà ta không còn được bảo vệ nữa. Những kháng thể không phản ảnh một cách thấu đáo những phòng vệ được gây nên bởi virus. Thí dụ ta chưa có những dữ liệu về sự đáp ứng của những lymphocyte B à mémoire ; những tế bào lympho này, dung trước một virus đã gặp, có năng lực tạo những tế bào sẽ sản xuất lần nữa những kháng thể. Ta cũng không chú ý đến vai trò của những tế bào lympho T, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự biến mất của những nhiễm trùng.”
MỘT LỊCH TRÌNH KHÔNG CHẮC CHẮN.
Khi nào ta sẽ có thể trông cậy vào vaccin này hay những vaccin này, vì lẽ rất có thể sẽ có nhiều vaccin ? Moderna định có được những giấy phép thương mãi hóa “vào cuối năm 2020, đầu năm 2021”. AstraZeneca hy vọng “có khả năng giao hàng vào cuối năm 2020″. Đối với Jean-Paul Prieels, không nên tạo cho mình quá nhiều ảo tưởng. Xét vì những số lượng liều vaccin phải sản xuất và và tình trạng tiến triển của những dự án khác nhau, nên theo ông, các vaccin sẽ không có nhiều để sử dụng trước một thời kỳ trải dài từ mùa xuân đến mùa thu của năm đến. Còn Michel Goldman, ông sợ rằng sổ nhật ký chính trị (agenda politique) của Donald Trump, vì muốn đưa vào trong thành tích của mình một vaccin trước bầu cử tổng thống, sẽ can thiệp vào diễn biến của thủ tục phê chuẩn và đẩy nhanh sự việc.” Áp lực lên các co quan dieu hành sẽ là rất mạnh, ông đã đánh giá như vậy. Và khi Hoa Kỳ bật đèn xanh, châu Âu sẽ khó mà không theo…”
Ngoài ra, vào tuần này, OMS đã cảnh báo chống lại mọi sự vội vàng và nhấn mạnh sự cần thiết theo những quy tắc cho phép một “sự phát triển an toàn của vaccin”, sau những lời tuyên bố của Nga, hứa hẹn hàng trăm nghìn liều vaccin ngay cả vào năm 2020.
Để mất ít thời gian, các tập đoàn dược phẩm đã sản xuất những liều vaccin, mặc dầu họ không có một sự chắc chắn nào về tính hiệu quả của vaccin của họ và sự chấp thuận bởi giới hữu trách y tế. Họ chỉ có thể nhận lấy nguy cơ to lớn ve tài chính này nhờ một sự hỗ trợ của nhà nước. Hoa Kỳ đã là nước đầu tiên ký những accord de préfinacement với những tập đoàn dược phẩm trong khung cảnh của chương trình ” warp speed” để đổi lại một sự bảo đảm cung ứng vaccin. Vào lúc này Hoa Kỳ đã giải ngân 9,3 tỷ dollar để hỗ trợ 7 tập đoàn dược phẩm. Những hợp đồng cung ứng đã được ký, dự kiến giao ít nhất 700 triệu liều.
Châu Âu đã theo bước Hoa Kỳ. Vào giữa tháng sáu, Pháp, Ý, Đức và Hòa Lan đã ký một thỏa thuận với AstraZeneca để giữ trước đến 400 triệu liều của một vaccin cho các nước thành viên của UE. Cuối tháng bảy, chính Commission européenne đã lại chỉ đạo khi ký đầu tiên một thỏa thuận với Sanofi/GSK để mua 300 triệu liều nhân danh tất cả các nước thành viên. Những loan báo khác sẽ tiếp theo vì lẽ Ủy ban nói đang bàn bạc với nhiều nhà sản xuất
KHÔNG CÓ THUỐC NHIỆM MÀU
Phải chăng thuốc nhiệm màu loại bỏ Covid-19 khỏi hành tinh sẽ có ở trong tầm tay ?
Michel Goldma, hết sức tránh xác nhận điều đó. ” Các vaccin không giải quyết tất cả và kết thúc tức khắc sự nhiễm trùng “, ông đã cảnh báo như vậy. ” Tôi khá tin tưởng rằng chúng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở khỉ ta đã thấy rằng vaccin đã bảo vệ nó khỏi bị những thể nghiêm trọng nhất của bệnh và rằng virus không còn tăng sinh nữa trong phổi. Trái lại, virus này đôi khi hiện diện trong các chất tiết của mũi.”
Ông cũng nhấn mạnh sự kiện là, sự không ngang nhau của mỗi trong chúng ta đứng trước virus, cũng có thể hiện diện đứng trước vaccin. ” Tất cả mọi người sẽ không phản ứng cùng cách “, ông cảnh báo như vậy.” Thí dụ ta biết rằng những người già thường phản ứng ít tốt hơn với vaccin. Mỗi vaccin sẽ không hoạt động cùng cách ở mỗi người, do đó tầm quan trọng có những loại vaccin khác nhau.”
Ông đánh giá rằng ở giai đoạn này, thật nguy hiểm khi hứa hẹn quá nhiều điều. ” Tất cả sẽ không xảy ra nhanh và dễ dàng như vài người tưởng. Nếu ta tạo quá nhiều mong đợi, ta có nguy cơ làm mất lòng tin của dân chúng. Thế mà, niềm tin này là cần thiết nếu ta muốn có được một tỷ lệ tiêm chủng đủ trong dân chúng. Ta sẽ không bao giờ bắt buộc người ta phải tiêm chủng.”
(LE SOIR 7/8/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 554 : bài số 8 và 9
– TSYH số 545 : bài số 6
– TSYH số 543 : bài số 4 (vaccin ARN)
– TSYH số 542 : bài số 5 (vaccin)
– TSYH số 540 : bài số 9 (Vaccin)
– TSYH số 534 : bài số 8 (vaccin)
– TSYH số 531 : bài số 7 (vaccin)
2. ” MỘT VACCIN CHỐNG COVID-19 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN LÀ KHÔNG CHẮC CHẮN.”+ Những phương tiện chưa từng có được sử dụng để thử phát triển một cách nhanh chóng một vaccin chống Covid-19
+ Tuy vậy không gì bảo đảm rằng kết quả sẽ ngang tầm với những mong đợi, nhà dịch tễ học Eric Muraille đã cảnh báo như vậy.
Eric Muraille là chuyên gia miễn dịch học ở Université libre de Bruxelles (ULB) và là maitre de recherches của FNRS. Ngược với những loan báo trấn an về triển vọng đạt được một cách nhanh chóng một vaccin cho phép chống lại đại dịch, ông kêu gọi sự thận trọng.
Hỏi : Trong số khoảng 200 vaccin hiện đang được phát triển, ứng viên của Biotech Moderna (đã tỏ ra hiệu quả ở khỉ), phải chăng đầy hứa hẹn hơn một vaccin khác ?
Eric Muraille : Vaccin này thuộc vào 10 ứng viên vaccin mà ta có những kết quả từ một công trình nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I. Ta biết rằng trên một cohorte nhỏ gồm những người trưởng thành và có sức khoẻ tốt, vaccin có năng lực gây nên một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và rằng nó được dung nạp tốt. Nhưng chừng nào giai đoạn III (nhằm trắc nghiệm năng lực bảo vệ của vaccin trên một số lượng lớn những người thuộc mọi lứa tuổi) đã không được thực hiện, thì không có một lý do nào để xem vaccin này như là hứa hẹn hơn một vaccin khác. Một trong những ưu điểm của sự việc có một số lượng rất lớn các vaccin đang phát triển là tất cả các chiến lược khả dĩ đều được trắc nghiệm (vaccins tués, vaccins sous-unitaires adjuvantés, vectorisés, ARN encapsulés..). Một cách toàn bộ, điều đó gia tăng nhiều xác suất ta tìm ra một vaccin vừa ý. Phải hiểu rằng sự nghiên cứu vaccin một phần vẫn có tính cách thường nghiệm. Không có phương pháp đặc biệt để dự kiến một vaccin đảm bảo rằng nó sẽ bảo vệ và không nguy hiểm. Chỉ thử nghiệm giai đoạn III mới cho sự bảo đảm này. Phải ý thức rằng trong nghiên cứu, ngay cả hôm nay, ta nghiên cứu tại sao những vaccin được phê chuẩn gây nên một sự bảo vệ. Thí dụ, về vaccin BCG chống lao, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1924, chúng ta luôn luôn đang thử hiểu nó hoạt động như thế nào để cố cải thiện nó.
Hỏi : Ưu điểm của loại vaccin được thử nghiệm bởi Moderna là gì ?
Eric Muraille : mRNA-1273 của Moderna là một vaccin ARN encapsulé. Những vaccin này có ưu điểm là có thể được sản xuất với lượng lớn một cách nhanh chóng. Điều này sẽ cần thiết nếu ta muốn có nhiều tỷ liều để thiết lập một sự tiêm chủng đủ. Ngay khi giai đoạn 3 chấm dứt, thời hạn sản xuất sẽ được rút ngắn nhiều đối với loại vaccin này.
Hỏi : Tuy nhiên, có những bất tiện đối với phương pháp này không ?
Eric Muraille : Mặc dầu nó được phát triển từ những năm 1990, nhưng technologie này vẫn còn mới đây thôi. Nó đã cho những kết quả đáng phấn khởi ở động vật, nhưng ta chưa có một bằng cớ nào cho thấy rằng nó cũng sẽ có kết quả trên thực địa ở người. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I của mRNA-1273 chỉ chứng minh rằng nó có thể sinh ra những kháng thể đặc hiệu đối với SARS-CoV-2, điều này là một tiêu chuẩn tối thiểu được yêu cầu đối với một vaccin và không cho phép kết luận rằng nó sẽ có tác dụng bảo vệ ở người.
Hỏi : Sự phát triển vaccin chống Covid-19 có những khó khăn đặc biệt ở chỗ nào ?
Eric Muraille : Có nhiều khó khăn. Nhưng để kiểm soát dịch, sẽ cần thiết cho vaccin này ở tất cả các loại cá thể. Các trẻ em, bị Covid ít hơn nhưng có thể là nguồn lây nhiễm, những người trưởng thành, nhưng cũng những người rất già đôi khi có những bệnh lý khác. Trong miễn dịch học, ta biết rằng những loại cá thể khác nhau này đôi khi phản ứng một cách rất khác đối với những nhiễm trùng hay tiêm chủng. Vậy hôm nay, nói chung, chúng ta sẽ sản xuất những vaccin thích ứng với mỗi trong những loại cá thể này. Đối với Covid-19, sản xuất một vaccin có hiệu quả bảo vệ và không nguy hiểm đối với tất cả các loại cá thể này là một thách thức to lớn.
Hỏi : Cũng như trắc nghiệm nó ở giai đoạn III ?
Eric Muraille : Vâng. Nói chung, ta chọn một nhóm đích (groupe cible). Ở đây, phải quét rất rộng và phải biết rằng ta có một morbidité với Covid-19 nhất là ở những người có nguy cơ (personnes à risque) (có nhiều bệnh lý) và ở vài số ít người. Vậy phải trắc nghiệm vaccin ở tất cả những cá nhân này để chắc chắn rằng sẽ không có những tác dụng phụ.Tất cả điều đó là một thách thức thần thánh vì, theo chỗ tôi biết, từ lâu chúng ta đã không biết điều đó.
Hỏi : Trong những thời hạn nào ta có thể chờ đợi một cách hợp lý sự thương mãi hóa của vaccin này ?Eric Muraille : FDA đã khuyến nghị rằng mọi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của một vaccin chống Covid-19 tối thiểu phải được thực hiện trong một đến hai năm. Nếu nguyên tắc này được tôn trọng, vaccin Moderna sớm nhất có thể có sẵn sàng sử dụng vào mùa thu năm 2021. Ngoại trừ nếu, thí dụ, xét vì số lượng những người chết, các chính phủ quyết định thu giảm những yêu cầu về an toàn của vaccin và giới hạn vào một nghiên cứu giai đoạn III 6 tháng. Điều này sẽ là một première trong lịch sử của các vaccin. Ngay cả đối với vaccin chống Ebola, người ta đã không rút ngắn thời hạn chuẩn nhận (délai de validation) đến mức như thế
Hỏi : Thế thì làm sao đánh giá thời gian bảo vệ của vaccin ?
Eric Muraille : Nếu ta thử giảm giai đoạn III xuống còn 6 tháng, ước tính thời gian bảo vệ do vaccin mang lại là điều không có thể. Điều này có những hậu quả thực hành quan trọng. Thật vậy, điều chủ yếu là phải chắc chắn rằng vaccin mang lại một bảo vệ nhiều năm để hy vọng khống chế đại dịch. Thế mà, hiện giờ, không có một cách nào để tiên đoán thời gian bảo vệ của một vaccin nếu không trắc nghiệm nó. Nhất là đối với một vaccin loại ARN, mà với nó ta không có một kinh nghiệm thực hành nào. Ngoài ra, như điều đó đã xảy ra đối với vaccin chống bệnh dengue của hãng Sanofi, đôi khi phải chờ đợi hơn hai năm trước khi phát hiện những tác dụng phụ lên vài quần thể. Do đó, thời gian của giai đoạn III của vaccin càng được rút ngắn thì ta càng có nhiều nguy cơ hơn. Trong trường hợp Covid-19, ta nói phải tiêm chủng nhiều tỷ người, vậy xác suất của những tác dụng phụ phải tuyệt đối càng thấp chừng nào có thể được.
Hỏi : Vậy ta bước lên những quả trứng…
Eric Muraille : Thật vậy. Một mối lo sợ to lớn của các nhà nghiên cứu làm việc trong lãnh vực này là, nếu ta quan sát thấy những tác dụng không mong muốn bởi vì ta cho phép quá nhanh chóng một vaccin, hay nếu vaccin này tỏ ra làm thất vọng do thời gian bảo vệ của nó, ta có nguy cơ gia tăng sự do dự tiêm chủng (hésitation vaccinale) chống lại những tác nhân gây bệnh khác. Điều này nhiên hậu có thể giết nhiều nạn nhân hơn Covid-19. Sự do dự tiêm chủng trên thế giới đã quá mạnh. Nếu ta đề nghị một vaccin làm thất vọng như là giải pháp để thoát cuộc khủng hoảng, ta sẽ làm tăng thêm những phong trào chống vaccin (mouvement antivaccin) và ta có nguy cơ làm hỏng tất cả những chiến dịch tiêm chủng trong tương lai. Thế mà nhiều triệu mạng sống được cứu thoát mỗi năm nhờ chúng.
Hỏi : Ta có thể tưởng tưởng không bao giờ tìm thấy vaccin chống Covid-19 ?
Eric Muraille : Không bao giờ đại ngôn. Nhưng hiện nay ta chưa biết loại đáp ứng miễn dịch nào sẽ bảo vệ chống lại Covid-19. Vậy khó sao chép phản ứng này với một vaccin. Thế mà có vài tác nhân gây bệnh, mà đối với chúng ta vẫn luôn luôn không thể sản xuất một vaccin thỏa mãn. Thí dụ, ta làm việc từ hơn 30 năm để phát triển một vaccin chống HIV, hay từ gần một thế kỷ qua để cải thiện vaccin chống bệnh lao. Vậy không nên đánh giá quá cao năng lực của chúng ta sản xuất những vaccin bảo vệ và an toàn. Công cuộc nghiên cứu này một phần có tính chất thường nghiệm (empirique) và không chắc chắn. Dịch bệnh SARS đầu tiên vào năm 2003, tuy vậy chúng ta vẫn luôn luôn không có một vaccin chống một coronavirus. Vậy sản xuất một vaccin chống Covid-19 là một thách thức khoa học thật sự.
Ngay cả nếu tất cả những phương tiện tài chánh và kỹ thuật được đặt trên bàn, theo tôi, không có một bảo đảm tuyệt đối nào rằng ta sản xuất được một vaccin đáp ứng những tiêu chuẩn về tính hiệu quả và độ an toàn được đòi hỏi. Với tư cách là nhà miễn dịch học, vài loan báo quá lạc quan làm tôi choáng. Trong quá khứ, rất nhiều ứng viên vaccin đã không bao giờ qua giai đoạn III…Trong công nghiệp dược phẩm, vài người nói “thung lũng tử thần” (vallée de la mort) để chỉ giai đoạn trắc nghiệm này.
(LA LIBRE BELGIQUE 4/8/2020)
3. CUỘC CHẠY ĐUA TÌM VACCIN(Ici, Pierre Van Damme dans le laboratoire du Centre pour l’évaluation de la vaccination (CEV) qu’il a créé en 1994)
Pierre Van Damme làm việc với Fondation de Bill Gates.
Là nhà dịch tễ học và chuyên gia về y khoa xã hội (médecine sociale), Pierre Van Damme là giáo sư ở đại học y khoa Anvers, mà hôm nay ông là phó khoa trưởng. Ông cũng là chủ tịch danh dự của Institut de vaccination et de maladies infectieuses (Vaxinfectio), mà ông lãnh đạo giữa 2007 và 2018. Vaxinfectio được công nhận như là Trung tâm tiêu biểu nhất ở Đại Học Anvers và hoạt động đối tác với OMS. Là thành viên của Viện hàn lâm y khoa hoàng gia Bỉ từ 2008, Pierre Damme đã thành lập năm 1924 Centre pour l’évaluation de la vaccination CEV) mà ông điều khiển. Những nghiên cứu hiện nay của ông ở Đại học Anvers được tập trung vào dịch tễ học và phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng như viêm gan A và B, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, bệnh cúm, Ebola, chikungunya, Covid hay bệnh bại liệt (cộng tác với Fondation Bill & Melinda Gates). Từ năm 1985, ông đã thực hiện hơn 410 thử nghiệm về các vaccin ở CEV. Mới đây, équipe của ông đã tiến hành một dự án có một không hai cho Fondation Gates : một thử nghiệm vaccin mới trong những điều kiện quarantaine. Từ hơn 10 năm nay, Pierre Damme cố vấn một cách đều đặn cho những tổ chức quốc gia và quốc tế, như Conseil supérieur de la santé, plate-forme de vaccination flamande hay OMS.COVID-19. Một cuộc chạy đua vượt thời gian để hiệu chính một vaccin chống Covid-19. Hiện hơn 50 ứng viên vaccin đang được nghiên cứu. Chúng tôi đã yêu cầu GS Pierre Van Damme, nhà dịch tễ học và vaccinnologue của đại học Anvers, trình bày chi tiết cho chúng tôi những giai đoạn đi trước sự sử dụng đại trà của một vaccin và đánh giá thời gian cần thiết để thiết đặt giải pháp này.
Hỏi : Khi nào chúng ta sẽ có thể bắt đầu những nghiên cứu lâm sàng cần thiết ?
GS Pierre Van Damme : Cũng như mọi vaccin, điều thiết yếu là tiến hành trước hết những nghiên cứu tiền lâm sàng trên những động vật trước khi trắc nghiệm trên người. Chỉ giai đoạn này thôi cần rất nhiều thời gian.Tin vui liên quan Covid-19, đó là những plateforme technologique đối với phần lớn những vaccin tiềm năng này đã được thử nghiệm, và điều này ở tiền lâm sàng cũng như lâm sàng, trong khung cảnh của nghiên cứu những vaccin khác (chống Ebola, zika, HIV, lao và cúm). Điều đó có nghĩa rằng một khối lượng các dữ liệu sẽ có sẵn vào lúc những nghiên cứu tiền lâm sàng về sự an toàn của những plateforme này và rằng các nhà khoa học có thể tập trung vào tính đặc thù của kháng nguyên. Vậy một sự lợi thời gian tiềm năng. Trong một loạt đầu tiên những thử nghiệm tiền lâm sàng, ta sẽ phân tích độ an toàn và tính sinh miễn dịch (immunogénécité). Nói một cách khác, ta sẽ đảm bảo về sự tạo thành các kháng thể và sự kích thích của vài tế bào của hệ miễn dịch. Trong một giai đoạn thứ hai của của nghiên cứu tiền lâm sàng, phải tiến hành étude challenge, trong đó các động vật được tiêm chủng và không được tiêm chủng được cho tiếp xúc với virus, để xác định xem chúng có được tạo miễn dịch hay không. Điều đó sẽ cho một đánh giá đầu tiên về tính hiệu quả của vaccin, dẫu sao trên các động vật phòng thí nghiệm. Toàn bộ, những nghiên cứu tiền lâm sáng này sẽ cần 5 đến 6 tháng.
Hỏi : Khi nào chúng ta sẽ có thể bắt đầu những thử nghiệm trên người ?
GS Pierre Van Damme : Trước khi phát động khảo sát giai đoạn 1, phải đưa đơn nghiên cứu lâm sàng cho giới hữu trách điều hợp (AFMPS ở Bỉ) và cho comité d’éthique. Hồ sơ này gồm tất cả những dữ liệu tiền lâm sàng và nhắm vào chất lượng của vaccin. Sự phê chuẩn bình thường cần vài tuần, nhưng xét vì tình trạng khẩn cấp và nhờ một procédure Covid-19, ta có thể đạt được trong 4 ngày. Vậy trong công trình nghiên cứu giai đoạn 1, chúng ta sẽ phân tích mức độ an toàn và đáp ứng miễn dịch ở một nhóm nhỏ người trưởng thành lành mạnh. Nhiều liều đã sẽ có thể được thử nghiệm.Trong giai đoạn 2, vaccin sẽ được trắc nghiệm trên một quần thể quan trọng hơn, trong đó bao gồm những người yếu ớt, vì đối với họ vaccin là thiết yếu. Đó chủ yếu là những người già và những nhóm nguy cơ. Về đáp ứng miễn dịch, chúng ta sẽ kiểm tra xem những kháng thể trung hòa (anticorps neutralisant) có thật sự được kích hoạt hay không. Ưu điểm, đó là chúng ta đã thực hiện không ít những nghiên cứu vào lúc dịch bệnh SARS. Vậy chúng ta đã có một ý tưởng về những kháng thể mà chúng ta sẽ đánh thức dậy.
Hỏi : Một giai đoạn khác trước khi thương mãi hóa ?
GS Pierre Van Damme : Cũng như tất cả những vaccin mới, phải tin chắc vào tính hiệu quả và sự hạn chế của các tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này phải cùng loại với những tác dụng phụ liên kết với những vaccin hiện có. Do đó phương pháp thường thường, sau giai đoạn 2, là tiến hành một khảo sát giai đoạn 3, để kiểm tra rằng vaccin bảo vệ một cách hiệu quả chống bệnh Covid số lượng nhiều nhất những người được chủng. Đó là những công trình nghiên cứu có quy mô rất lớn, được thực hiện trên hàng ngàn người tham dự. Chúng có thể cần hai đến ba năm. Tuy nhiên cũng có những phương tiện tăng tốc thủ tục này trong trường hợp khẩn cấp. OMS có một Emergency Use Assessment and Listing procedure (EUAL), cho phép, trong trường hợp khẩn cấp đối với y tế cộng đồng, cho vaccin trên cơ sở một tập hợp tối thiểu những dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và tính hiệu quả. Những điều kiện rất là chặt chẽ và sự tiêm chủng chỉ có thể xảy ra ở quy mô lớn trong những nước mà ở đó sự khẩn cấp là hiển nhiên nhất. EUAL này đã được sử dụng trong quá khứ đối với vaccin chống Ebola. Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA : Agence européenne des médicaments) dự kiến một thứ thuật cho phép sự phê chuẩn có điều kiện trong trường hợp nhu cầu y tế khẩn cấp. Thủ thuật này đã được kích hoạt đối với những vaccin chống virus đại dịch của cúm vào năm 2009. Tùy theo sự phát triển tương lai của đại dịch Covid-19, một vaccin có thể chào đời nhanh hơn.
Một hướng khác cũng cho phép một sự phê chuẩn trước khi kết thúc sự khảo sát giai đoạn 3. Chúng tôi hiện đang bàn những tiêu chuẩn mà étude human challenge này phải thỏa mãn, một khi biết những kết quả của giai đoạn 1. Trong quá khứ, những nghiên cứu như thế đã xảy ra, đối với cúm, choléra và bệnh sốt rét. Mặc dầu những nghiên cứu này dấy lên nhiều vấn đề về đạo đức, bởi vì chúng hàm ý rằng ta cố ý bắt những người lành mạnh tiếp xúc với một virus nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ta có sẵn để sử dụng, thí dụ, một thuốc chống virus hay một chủng Covid-19 bị làm suy yếu, một công trình nghiên cứu như thế vẫn có thể thực hiện trên một nhóm nhỏ người trưởng thành trẻ lành mạnh. Trong trường hợp tính hiệu quả được xác nhận, “công thức” này có thể cho phép tăng tốc sự chuẩn y của vaccin
Hỏi : Một vaccin trong 12 đến 18 tháng ? Có thể ?
GS Pierre Van Damme : Thật vậy đó là một khả năng. Vào cuối của tam cá nguyệt thứ ba hay thứ tư, chúng tôi có thể bắt đầu những nghiên cứu giai đoạn 1. Vài tháng sau, chúng tôi đã có những kết quả đối với nhiều ứng viên vaccin. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch tễ học vào lúc đó, và thống nhất OMS và những giới hữu trách có thẩm quyền, thủ tục khẩn cấp sẽ có thể được khởi động. Điều chủ yếu là nhiều nghiên cứu xảy ra cùng lúc. Chỉ vài ứng viên vaccin sẽ vẫn còn ở giai đoạn chung kết và chúng tôi sẽ cần điều đó, bởi vì khi đó sẽ phải sản xuất nó cho toàn bộ dân chúng của hành tinh này.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 23/4/2020)
4. COVID. POUTINE XÁC NHẬN ĐÃ TÌM THẤY MỘT VACCINKhi cho phép vaccin đầu tiên chống virus, tổng thống Poutine đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Quyết định dường như quá sớm.
Tin tức đi khắp thế giới trong vài phút. Sáng thứ ba 11/8, trong một visioconférence với những thành viên của chính phủ, được truyền lại qua truyền hình, tổng thống Nga Vladimir Poutine, đã loan bảo rằng đất nước của ông vừa chuẩn y vaccin đầu tiên chống coronavirus, được mệnh danh là “Spoutnik V” (V để chỉ vaccin), ám chỉ vệ tinh đầu tiên được đưa lên quỹ đạo năm 1957. Theo giới hữu trách y tế Nga, các giáo viên và nhân viên y tế có thể được tiêm chủng ngay tháng tám, trước khi phần còn lại của dân chúng sẽ được tiêm chủng vào tháng giêng 2021.
Hiệu quả của sự loan báo hay thành tích khoa học ? Mặc dầu tổng thống Poutine đảm bảo rằng vaccin là “khá hiệu quả” và rằng nó ” mang lại một miễn dịch ổn định”, nhưng không một kết quả thử nghiệm lâm sàng nào của Nga đã được tiết lộ, điều này khiến cộng đồng khoa học rất hoài nghi. Đó là chưa kể rằng vaccin đã chưa hoàn thành tất cả các giai đoạn của sự phát triển của nó. ” Họ đã thực hiện thử nghiệm giai đoạn 1 trên động vật, cho phép đảm bảo tính vô hại của thuốc chủng, cũng như giai đoạn II ở người, để xem vaccin có đúng là gây một đáp ứng miễn dịch hay không, nhưng thiếu giai đoạn III”, Marie-Paule Kieny, chuyên gia về vaccinologie và giám đốc nghiên cứu ở Inserm đã nói rõ như vậy. Giai đoạn III này, cần thiết để chứng minh tính hiệu quả của vaccin ở người, phải bắt đầu 12/8. Thế mà 6 ứng viên vaccin khác trên thế giới đã bắt đầu giai đoạn này. Vậy trong cuộc chạy đua tìm vaccin trên thế giới, Spoutnik V không ở trong tốp đầu. ” Đó không phải lần đầu tiên mà nước Nga sử dụng chiến lược loan báo (stratégie d’annonce) này, điều đó đã là trường hợp đối với một vaccin chống Ebola, nhà nghiên cứu đã nhắc lại như vậy. Đó là một coup de publicité, một vấn đề tự hào dân tộc. Nhưng điều đó không muốn nói rằng họ ở trong cuộc đua.”
“NHỮNG HẬU QUẢ TAI HẠI”
Những lời tuyên bố còn sớm quá của tổng thống Nga đã không chậm trễ phát khởi một làn sóng phản ứng. OMS, vốn đã tỏ ra thận trọng trong những lần loan báo trước, tuần vừa rồi, một lần nữa đã cho biết rằng trước mọi “préqualification”, OMS phải xem xét bởi những “phương thức nghiêm túc” toàn bộ các dữ liệu “được thu thập trong khi thử nghiệm lâm sàng.” Bộ trưởng y tế Đức, về phần mình, đã đưa ra những hoài nghi về “chất lượng, tính hiệu quả và mức độ an toàn” của vaccin Nga. Người đồng nhiệm Pháp được hỏi, đã không muốn bình luận.
” Trên giấy tờ; đó là một vaccin tiềm năng có lợi, GS Jean-Daniel Lelièvre, giáo sư miễn dịch học và trưởng khoa các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Henri-Mondor (Créteil) đã đánh giá như vậy. Nhưng làm một loan báo như vậy mà không đưa ra một kết quả nào, đó là rất giới hạn. Phải thận trọng.” Được hỏi bởi hãng thông tấn Reuters, GS François Balloux, nhà nghiên cứu ở Viện di truyền học của University College London, đã đánh giá sự loan báo này là ” vô ý thức và điên rồ “, viện lý rằng một vaccin nếu không được “trắc nghiệm một cách thích hợp…có thể có những hậu quả tai họa”.
Như nhiều vaccin đang được phát triển, vaccin được hiệu chính bởi những người Nga nhờ đến những adénovirus. Họ virus này quen thuộc với chúng ta : chính chúng làm chúng cảm lạnh vào mùa đông ! Nguyên tắc là khá đơn giản : các adénovirus là những xe con thoi (navette), được dùng để vận chuyển một mảnh vật liệu di truyền của coronaviru đến trung tâm của những tế bào của chúng ta. Thế mà không phải bất cứ mảnh nào : mảnh cho phép chế tạo một protéine Spike, nằm ở bề mặt của coronavirus, mà virus dùng như chìa khóa để đi vào trong những tế bào của chúng ta. Ta tiêm vaccin, những “navette” adénovirus, tải những kiện hàng quý báu của chúng, đi vào trong những tế bào người. Những kiện hàng này sau đó sẽ bắt đầu chế tạo protéine Spike và trình nó ở bề mặt của chúng. Hệ miễn dịch của chúng ta, được báo động bởi kẻ lạ này, khi đó sẽ bắt đầu chế tạo những kháng thể. Vaccin Spoutnik V được tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần, với hai “navette” adénovirus khác nhau.
” Theo những kết quả, vaccin đã cho thấy tính hiệu quả và độ an toàn. Tất cả những người tình nguyện (hai nhóm 38 người) đã phát triển những nồng độ kháng thể chống lại Covid-19, mặc dầu không có một người nào đã có những biến chứng nghiêm trọng do tiêm chủng “, Bộ y tế Nga đã chỉ như vậy trong một thông báo, thêm rằng tính miễn dịch được mang lại bởi loại vaccin này có thể kéo dài đến 2 năm. Nhưng, lại một lần nữa, thiếu những bằng cớ.
Vaccin sẽ được chế tạo bởi Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học Nikolai-Gamaleia (Moscou), ở đây nó đã được hiệu chính, cũng như bởi công ty Binnopharm, mà produit phare là một vaccin chống viêm gan B. ” Những năng lực của nhà máy Binnopharm hiện cho phép sản xuất khoảng 1,5 triệu liều vaccin mỗi năm, Vladimir Chirakhov, chủ tịch của Sistema, một công ty đầu tư mà Binnopharm là một thành viên, đã chỉ như vậy trong một thông báo. Chúng tôi dự kiến trang bị nhà máy với vật liệu bổ sung, điều này gia tăng volume de production của các vaccin. Trước hết, những vaccin này sẽ được cung ứng cho các thầy thuốc Nga, những người ở tuyến đấu chống coronavirus, hôm nay là nhóm nguy cơ chủ yếu. Những lô vaccin đầu tiên đã sẵn sàng để được gởi đến những vùng của nước Nga.” Sau loan báo của Vladimir Poutine, hơn một tỷ liều Spoutnik đã được đặt hàng trước bởi 20 nước.
(LE FIGARO 12/8/2020)
5. “SPOUKNIK V” KHÔNG DẪN ĐẦU CUỘC CHẠY ĐUA TÌM VACCIN TRÊN HÀNH TINH
Tuy vậy việc đưa Spoutnik V lên quỹ đạo đã làm ngạc nhiên mọi người, theo lời thú nhận của giới hữu trách y tế Nga. “Spoutnik V” (tên của ứng viên vaccin Nga) sẽ không hoạt động trước tháng giêng 2021. Điều này không đặt nó trong vị trí tốt nhất cho cuộc chạy đua tìm thuốc nhiệm màu chống lại Covid-19, được trông đợi biết bao. Bởi vì, nếu những nhân viên y tế và những giáo viên Nga có thể nhận điều trị hơi trước những đối tượng khác, lịch trình này không khác với lịch trình được loan báo bởi những ứng viên vaccin khác được hiệu chính ở những nước khác. Stéphane Bancel, PDG Pháp của start-up Hoa kỳ Moderna Therapeutics, đã giải thích rằng ông hy vọng có được sự phê chuẩn để thương mãi hóa vaccin của ông vào cuối năm 2020.(La Biotech américaine Moderna a commencé le 5 aout, dans le Michigan, la campagne d’essai de phase 3 de son vaccin Covid-19 sur des volontaires)
Vậy cuộc chạy đua nước rút cuối cùng dường như được phát động ở mức hành tinh. ” Mặc dầu không nói rằng ta thắng trận, nhưng những kết quả khiến thấy trước rằng thật sự ta sẽ có một vaccin chống Sars-CoV-2 “, Marie-Paule Kieny, nữ giám đốc nghiên cứu và chủ tịch của Comité vaccin Covid-19 ở Pháp, đã đánh giá như vậy. Và nếu tình hình y tế yêu cầu một đáp ứng nhanh, chúng ta hy vọng rằng những lợi ích địa-chính trị sẽ không thắng thế hơn những đòi hỏi thiết yếu của sự an toàn.
Hơn 140 dự án được liệt kê bởi OMS. Và 28 nước đã trong giai đoạn của một thử nghiệm lâm sàng gồm ba giai đoạn đánh giá. 6 dự án đã nằm trong đường thẳng cuối cùng và đã bắt đầu tuyển mộ những người tình nguyện cho giai đoạn 3. Nghĩa là giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng, được thực hiện trên những cohorte tập hợp nhiều trăm người (điều này tương ứng với những loan báo của giới hữu trách Nga về những nhân viên điều trị). Trong số chúng, start-up Hoa Kỳ Moderna, nhưng cũng những người Anh của đại học Oxford với Astra-Zeneca, những người Đức của BioNTech, liên minh với Pfizer (Hoa Kỳ) và sau cùng ba nhóm trung quốc : Sinovac, Viện sinh học Vũ Hán và Viện sinh học Bác Kinh. ” Để một giai đoạn 3 hiệu quả, virus phải lưu hành rộng khắp, Camille Locht, giám đốc nghiên cứu Inserm ở Viện Pasteur de Lille đã giải thích như vậy. Phải thực hiện những thử nghiệm trên một số lượng lớn những người có khả năng bị nhiễm.” Chính vì vậy, phần lớn những vaccin này hiện đang được thử nghiệm trong những nước như Brésil, Hoa Kỳ, hay Nam Phi.
Những dự án này dựa trên những phương pháp khác nhau, nói một cách khác, những loại vaccin khác nhau. Equipe d’Oxford đã chọn sử dụng một adénovirus của chimpanzé bằng cách biến đổi nó để mang một mảnh của Sars-CoV-2 và gây nên, ta hy vọng điều đó, một sự sinh miễn dịch (immunisation). Những kết quả dương tính đã được công bố trong ấn bản 20/7 của The Lancet. Ba phòng thí nghiệm Trung quốc sử dụng một technologie cổ điển, nhằm chủng một virus Sars-Cov-2 được làm bất hoạt. Quá trình chế tạo và sản xuất là khá phức tạp nhưng đáng được biết. Những công ty dược phẩm Hoa kỳ Moderna và liên minh BioNT-Pfitzer đã phát triển một phương pháp khác cải tiến hơn và chưa từng có ở người. Phương pháp này, được gọi là phương pháp của những vaccin à ARN, không cần virus vecteur và cho phép một sự phát triển nhanh hơn. Dự án Nga được trình bày bởi Vladimir Poutine là dự án của Viện Nikolai Gamaleia ở Moscou. Như Oxford, nó sử dụng một adénovirus. Trên những registre quốc tế, một cách chính thức, những thử nghiệm của Nga chỉ ở giai đoạn 1, giai đoạn kiểm tra tính vô hại (innocuité) của vaccin đối với người được chủng.” Có lẽ vaccin của Nga đã đi xa hơn và đã trải qua một cách thành công những giai đoạn 1 và 2, Camille Locht đã bình luận như vậy. Nhưng phát xuất từ Vladimir Poutine, viec loan báo rằng vaccin đã sẵn sàng để sử dụng, trong trường hợp tốt nhất, đó là một sự lẫn lộn và trong trường hợp xấu nhất, đó là một trò gian xảo.”
Mặc dầu loan báo của Nga có cái để mà làm sửng sốt, nhưng điều đó không thể phủ nhận rằng công cuộc nghiên cứu tìm một vaccin tiến triển đặc biệt nhanh. Những ấn bản khoa học chứng thực sự thành công của giai đoạn lâm sàng gia tăng. ” Bình thường, phát triển một vaccin cần khoảng một chục năm, Camille Locht đã giải thích như vậy. Ta chỉ có thể vui mừng rằng sự việc đi nhanh hơn và nhiều kết quả đáng phấn khởi.” Trong những ngày đến, những ứng viên vaccin mới khác sẽ gia nhập 6 ứng viên đầu đang ở giai đoạn 3. Vào đầu tháng tám, trong tạp chí Nature, những phòng thí nghiệm Janssens Pharmaceuticals và Johnson & Johnson công bố một bài báo cho thấy tính hiệu quả của ứng viên vaccin trên khỉ và macaque rhésus. Ngay tiếp theo sau loan báo của Vladimir Poutine, các phòng thí nghiệm đã loan bảo rằng nhiều triệu liều sẽ sẵn sàng đầu năm 2021, sau những thử nghiệm quy mô lớn được dự kiến vào tháng 10. Mễ Tây Cơ, nơi đây ta đếm hơn 4000 trường hợp mới mỗi ngày, đã loan báo bắt đầu giai đoạn 3 của ứng viên vaccin này trên lãnh thổ của Mexique cũng như ứng viên vaccin của hai dự án khác của Trung Quốc.
Nếu, trái với điều mà Vladimir Poutine đã muốn loan báo, Nga đã không (chưa ?) thắng cuộc đua, vẫn khó biết ai thật sự dẫn đầu. ” Những vaccin dựa trên ARN messager thật sự là mới, Marie-Paule Kieny đã phân tích như vậy. Chúng đã cho thấy những kết quả hữu ích ở người trong giai đoạn 1, được xác nhận ở macaque rhésus. dẫn đầu còn quá sớm để chắc chắn. Nhưng dự kiến một vaccin vào năm 2021 là điều có thể. Tôi lạc quan vừa phải.”
(LE FIGARO 12/8/2020)
6. DƯỚI HỎA LỰC CỦA CÁC CHỈ TRÍCH, GIỚI HỮU TRÁCH NGA MUỐN LÀM AN LÒNG.
Trong cuộc chạy đua chống coronavirus, nước Nga cho là mình đi trước một đoạn đường. Tổng thống Nga Valdimir Poutine đã loan báo hôm thứ ba 11/8 rằng Bộ y tế Nga đã thuận phê chuẩn theo đúng quy trình đối với vaccin chống Covid-19 đầu tiên, được phát triển bởi Viện Nikolai-Gamalela, một trung tâm nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi trùng học ở Moscou.
Trong khi Tổ chức y tế thế giới kêu gọi thận trọng khi nhắc lại rằng “préqualification” và sự phê chuẩn một vaccin phải qua những thủ tục nghiêm túc, ở Nga, người ta cố làm dịu bớt những lo ngại.” Không có một lý do gì cản trở việc đăng ký vaccin “, Nikolai Briko, trưởng khoa dịch tễ học của đại học y khoa Ivan Setchenov ở Moscou, được hỏi bởi thông tấn xã Nga RIA Novosti, đã tuyên bố như vậy.” Vaccin đã không đi ra từ chỗ hư vô “, ông đã xác nhận như vậy bởi vì technologie được sử dụng đối với vaccin mới này đã được thử bởi Viện Nikolai-Gamaleia trên những vaccin chống Ebola hay Mers (coronavirus của hội chứng hô hấp của Trung Đông)
Trong một bức thư được công bố hôm 10/8, hiệp hội Nga, tập hợp những tổ chức đảm trách những thử nghiệm lâm sàng và những xí nghiệp được phẩm, đã bày tỏ mối quan ngại về sự hiệu chính quá nhanh của vaccin và đã yêu cầu Bộ y tế hoãn lại việc đăng ký này. Hiệp hội đặc biệt cáo buộc số lượng quá thấp của những trắc nghiệm được thực hiện và sự thiếu những dữ liệu về sự an toàn của vaccin đối với những người yếu ớt và những người già. ” Sự đăng ký tăng tốc sẽ làm các công dân của Liên Bang Nga chịu một mối nguy hiểm vô ích “, hiệp hội lo sợ như vậy.
Về phía Cơ quan theo dõi y tế liên bang, người ta trả lời rằng nhiều trăm tình nguyện viên đã được tiêm chủng từ 17/6 và rằng họ đã không bị những tác dụng phụ nghiêm trọng. ” Trong khung cảnh của đại dịch Covid-19, những thời hạn đăng ký tăng tốc của các vaccin được cho phép “, nhà dịch tễ học Nikolai Briko đã đánh giá như vậy. Ngay tháng tư, nước Nga đã bày tỏ ý muốn nằm trong số những nước đầu tiên phát triển một vaccin chống Covid-19.
ƯU TIÊN NHÂN VIÊN Y TẾ
Được thương mãi hóa dưới tên Spoutnik V, từ tên của vệ tỉnh đầu tiên được Liên Xô phóng lên quỹ đạo chung quanh Trái Đất năm 1957 ; vaccin Nga sẽ được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ tháng 9 bởi 3 société biomédicale Nga. Nó sẽ được tiêm ưu tiên cho nhân viên y tế trước công chúng vào đầu năm đến. Nước Nga là nước đứng thứ tư trên thế giới bị anh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch sau Hòa Kỳ, Brésil và Ấn Độ. Vào ngày 11/8, nước Nga đếm gần 900.000 trường hợp từ đầu dịch bệnh, và 15.131 tử vong.
Trong khi nước Nga đã trải qua một đỉnh những lây nhiễm vào đầu tháng năm với hơn 10.000 trường hợp mới mỗi ngày trong nhiều ngày, từ nay giới hữu trách y tế đánh giá rằng dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên số lượng trường hợp được ghi mỗi ngày vẫn cao, khoảng 5000.
(LE FIGARO 12/8/2020)
7. TRONG KHUNG CẢNH COVID-19, CHÚNG TA HÃY NGHĨ ĐẾN VACCIN CHỐNG CÚM
Conseil supérieur de la santé (CSS) vừa cho thêm một ý kiến về sự tiêm chủng chống cúm mùa đối với mùa đông 2020-2021. Hội đồng nhấn mạnh ảnh hưởng gián tiếp mà vaccin này có thể có trên Covid-19, do tiết kiệm những nguồn săn sóc y tế của tuyến đầu và của bệnh viện.
Mỗi năm, Conseil supérieur de la santé (CSS) cập nhật hóa những khuyến nghị về tiêm chủng chống cúm mùa (grippe saisonnière). Hôm nay, Hội đồng cao cấp y tế nhấn mạnh tầm quan trọng đi tiêm chủng để tự bảo vệ nhưng cũng để làm giảm gánh của các bệnh viện và tuyến đầu vào mùa đông đến, nếu cúm mùa xảy ra trùng hợp với một đỉnh dịch Covid-19.
Những ưu tiên vẫn giống nhau, đó là tiêm chủng chống cúm mùa 3 nhóm đích : những người có nguy cơ bị những biến chứng (những phụ nữ có thai, những bệnh nhân bị một bệnh mãn tính, những người trên 65 tuổi, những người sống trong nhà dưỡng lão, những trẻ em trên 6 tháng được điều trị aspirine dài lâu), nhân viên của khu vực y tế ; và những người sống cùng một mái nhà với những người có nguy cơ hay những em bé dưới 6 tháng.
” Không kể Covid-19, tiêm chủng chống cúm giữ tất cả tầm quan trọng. Mỗi năm, 700 đến 1000 người chết vì căn bệnh này ở Bỉ, cho đến 2000 đến 3000 khi vaccin không hoàn toàn tương ứng với những virus lưu hành. Năm nay, mùa cúm đã bị gián đoạn trong vài quốc gia bởi vì người ta bị cách ly. Ở Bỉ, chúng ta đã trải nghiệm một mùa cúm bình thường “, BS Yves Van Laethem, chuyên gia ở CSS và thầy thuốc chuyên khoa nhiễm trùng ở CHU Saint-Pierre (Bruxelles) đã bình luận như vậy.
” Lý lẽ thứ hai dựa trên tính chất mùa (saisonnalité) của Sras-CoV-2 : ” Không gì ngăn cản nghĩ rằng, như mọi virus hô hấp, chúng tái xuất hiện trong những vùng của chúng ta vào mùa đông. Phải chăng đó sẽ là vào tháng 10,11, 12 trước cúm, hay tháng 12, tháng giêng, hai, cùng lúc với cúm ? Ta không biết gì về điều đó ?
” Với tư cách Conseil supérieur de la santé, vai trò của chúng tôi là nói rằng có những lý do y tế hơi gián tiếp, hơi vị tha, cho phép hỗ trợ hệ thống y tế, nếu chẳng may cả hai dịch bệnh cùng hiện diện. Chính theo chiều hướng này mà ý kiến của CSS sẽ theo năm nay “, ông đã bình luận như thế.
HÃY XÉT ĐẾN NHỮNG NGƯỜI 50-65 TUỔICSS nhắc lại tầm quan trọng của sự tiêm chủng nhân viên điều trị để bảo vệ một cách gián tiếp những bệnh nhân nhưng cũng để đảm bảo sự bảo vệ chính họ và tình trạng sẵn sàng của họ trong trường hợp làn sóng mới của Covid-19.” Ở Bỉ, trung bình ta đạt tỷ lệ tiêm chủng một cách khó nhọc 30% (từ 15-20% đến 60-70%, tùy theo những viện dưỡng lão). Sau đó, người ta nhắc lại sự kiện là phải tiêm chủng nếu ta hơn 65 tuổi và nếu ta có những bệnh lý tiềm năng, bởi vì nếu nhũng người này bị cúm, họ có nguy cơ bị nhập viện và như thế chiếm những giường bệnh. Thế mà ta biết rằng ở những bệnh nhân mãn tính, tỷ lệ tiêm chủng cũng không tốt (30-40%) “, BS Van Laethem đã nhắc lại như vậy.
Chính vì cùng những lý do mà CSS chỉ rằng cũng cần nhấn mạnh vào sự tiêm chủng của những người 50-65 tuổi chống cúm mùa.” Trước đây người ta không nhấn mạnh bao nhiêu lên lứa tuổi này ; họ bị cúm đôi khi dẫn đến bệnh viện, hiếm khi vào ICU, nhưng bị nhiều bội nhiễm vi khuẩn hơn và vậy có khả năng đòi hỏi công việc ở tuyến đầu”.
” Vậy chúng tôi muốn làm cho nhóm này nhận thức điều đó và vì tỷ lệ tiêm chủng không tốt (20-25%). Đồng thời cũng phải biết rằng phải có khá nhiều vaccin. Bộ y tế hay biết điều đó, tôi hy vọng rằng Bộ đã cố giữ đủ vaccin cho Bỉ. Ở châu Âu, vài quốc gia đòi hỏi nhiều liều hơn, vậy có lẽ phải có những bàn bạc về sự phân phối các vaccin giữa các nước châu Âu.
THEO KIỂU PHÁP
Ở Pháp, Viện hàn lâm y khoa đã đưa ra một ý kiến khuyến nghị liên kết sự tiêm chủng chống cúm và tiêm chủng chống phế cầu khuẩn (vaccination antipneumococcique) ở những người trên 65 tuổi ; bắt buộc tiêm chủng chống cum đối với những nhân viên điều trị và những nhân viên xã hội tiếp xúc với những người dễ bị thương tổn, và các thầy thuốc bắt buộc đề nghị sự tiêm chủng này cho tất cả những người đến khám bệnh.
Ở Bỉ, CSS sẽ cho một ý kiến vào tháng sáu về vaccin chống phế cầu khuẩn ở người lớn. “Phế cầu khuẩn không có một vai trò rõ rệt ” đối với Covid, Yves Van Laethem đã đánh giá như vậy. Không có nhiều bài bảo về sự bội nhiễm vi khuẩn trong nhiễm trùng do phế cầu khuẩn, vậy không nên tiêm chủng chống phế cầu khuẩn vì lý do Covid, mà phải tiêm chủng vì chính nó. Nhất là ở chúng ta, vaccin chống phế cầu khuẩn có một phí tổn không phải là nhỏ. Lại một lần nữa, nếu anh bị một nhiễm trùng bởi phế cầu khuẩn và anh phải nhập viện, anh sẽ chiếm một giường bệnh “.
Cũng vậy, chuyên gia của CSS không biện hộ để bắt buộc nhân viên điều trị phải tiêm chủng cho mình : ” Chúng tôi vẫn quyết định không bắt buộc tiêm chủng vaccin này.”
Sau cùng, có phải bắt buộc các thầy thuốc đề nghị sự tiêm chủng này cho tất cả những người đến khám ? ” Thật sự tôi không thấy sự hữu ích. Nếu ta có hàng triệu liều vaccin, ta sẽ có thể làm điều mà ta muốn nhưng, ở đây, tôi nghĩ rằng nhu cầu tiềm năng sẽ gia tăng, nếu ngoài ra ta đề nghị điều đó với những người trẻ, tôi không biết làm sao để đáp ứng điều đó. Đó là một lời thề nguyện không thể thực hiện được, hơi theo kiểu Mỹ, ở đây người ta chủ trương tiêm chủng tất cả mọi người trên 6 tháng. Tôi không hề chống nguyên tắc của sự tiêm chủng toàn thể (vaccination globale), đó là một phương pháp đơn giản, nhưng trên thực tế không thể thực hiện được vào lúc này.”
Trong tình trạng hiện nay, CSS đánh giá rằng Hội đồngkhông có thẩm quyền để nói rằng phải cho một thứ tự ưu tiên đối với những nhóm cần tiêm chủng chống cúm.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 11/6/2020)
8. SỰ MẤT VỊ GIÁC VÀ KHỨU GIÁC ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA COVID-19.Vào đầu tháng ba, GS Do-Yeon Cho, hành nghề ngoại khoa đầu và cổ (chirurgie de la tête et du cou) ở Đại Học Alabama báo rằng một trong những hội viên thông tấn của ông, hành nghề ở Daegu, tâm dịch coronavirus ở Nam Hàn, báo cáo với ông rằng rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm coronavirus kêu mất vị giác và khứu giác. Một triệu chứng kéo dài với thời gian, ngay cả sau khi bình phục. Ở Pháp, các thầy thuốc TMH đã được báo động bởi nhiều trường hợp người bệnh chỉ có triệu chứng này mặc dầu không bị nghẹt mũi. ” Điều đó có vẻ như kỳ lạ “, BS Alain Corré, thầy thuốc TMH ở Hôpital-Fondation Rothschild (Paris), đã tâm sự như vậy. Cùng với BS Dominique Salmon của bệnh viện Hôtel Dieu, họ đã trắc nghiệm khoảng 60 bệnh nhân bị mất khứu giác (anosmique) : 90% dương tính. Cho đến khi ấy, họ hằng nghĩ rằng chỉ 1/3 bệnh nhân bị nhiễm Covid cảm thấy triệu chứng này.
Đó cũng là điều được xác nhận bởi một công trình rộng lớn của châu Âu, được điều hành bởi Đại học Mons (Belgique). Công trình này được công bố trong revue de référence European archives of otolaryngology. ” Những triệu chứng mất khứu giác (anosmie) và loạn vị giác (dysguesie) đã được tìm thấy ở một số lớn bệnh nhân ở Đức, Pháp, Y, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ” , GS Sven Saussez đã giải thích như vậy. ” Một nhóm các chuyên gia của liên đoàn quốc tế của các hiệp hội TMH đã phát triển một bảng câu hỏi, cho phép điều tra những rối loạn khứu giác và vị giác này ở những bệnh nhân bị nhiễm bởi một dạng Covid-19 không nghiêm trọng, sự nhiễm này được xác nhận bởi một test PCR.
CÁC PHỤ NỮ BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU HƠN.
Công trình nghiên cứu, được thực hiện bởi 12 bệnh viện châu Âu, trên 417 bệnh nhân, phát hiện rằng những triệu chứng tổng quát thường gặp nhất của bệnh Covid-19 là ho, đau cơ (douleurs musculaires), mất cảm giác ngon miệng và sốt. Những triệu chứng TMH thường gặp nhất là đau mặt (douleurs faciales) và nghẹt mũi. 86% các bệnh nhân sẽ có những rối loạn khứu giác (phần lớn không cảm thấy gì hết) và 88% những rối loạn vị giác. Những rối loạn khứu giác này xảy ra hoặc trước khi xuất hiện những triệu chứng tổng quát và TMH (trong 12% các trường hợp), hoặc trong khi (65% các trường hợp) hay hoặc sau khi (23% các trường hợp). Trong 20% những trường hợp, mất khứu giác không liên kết với những triệu chứng TMH. Một cách đáng ngạc nhiên, các phụ nữ bị triệu chứng mất khứu giác này rõ rệt hơn (92% mất khứu giác ở phụ nữ so với 82% ở đàn ông). ” Sự khác nhau liên quan với giới tính này là đáng kể về mặt thống kê “, các giáo sư Jerôme Lechien và Sven Saussez, TMH và là những nhà nghiên cứu ở Đại học Mons (đã điều hợp công trình nghiên cứu này, được thực hiện bởi 33 nhà nghiên cứu) đã giải thích như vậy.
Sự mất vị giác và khứu giác có vĩnh viễn không ? Virus Sras Cov-2 bị lôi kéo bởi các dây thần kinh : khi virus đi vào trong mũi, thay vì tấn công niêm mạc mũi như những rhinovirus thường làm, nó tấn công dây thần kinh khứu giác và phong bế những phân tử phụ trách mùi, BS Alain Corré đã giải thích như vậy.Thương tổn thoạt đầu tại chỗ. Theo công trình nghiên cứu, 44% các bệnh nhân đã lấy lại khứu giác của mình trong một thời hạn ngắn 15 ngày.” Những bệnh nhân khác vẫn giữ hy vọng phục hồi khứu giác, có thể được thực hiện trong 12 tháng sau khi xuất hiện các triệu chứng “, Sven Saussez đã giải thích như vậy.” Sự phục hồi thần kinh là một quá trình chậm. Sự phục hồi vị giác là không chắc chắn, nó có thể xảy ra trước, đồng thời, hay sau khi phục hồi khứu giác. Những công trình nghiên cứu mới đang được thực hiện để xác định với sự chính xác hơn thời gian hồi phục và những cơ chế giải thích những triệu chứng này.
NHỮNG BỆNH NHÂN PHẢI CÁCH LY.
Điều chứng thực này, được làm nòng cốt bởi một công trình nghiên cứu đa trung tâm trên một số lượng quan trọng bệnh nhân, thúc đẩy các tác giả đưa ra những khuyến nghị quan trọng đối với lâm sàng. ” Mất khứu giác (anosmie) hay loạn vị giác (dysguesie), xảy ra trong những tuần vừa qua (sau 1/3/2020) ở những bệnh nhân không có một tiền sử TMH (viêm xoang mũi mãn tính, polype nasal, ngoại khoa mũi hay xoang) phải được xem như một triệu chứng đặc hiệu của nhiễm Covid-19 và phải được thêm một cách chính thức vào danh sách những triệu chứng khác được liệt kê bởi OMS. Dựa trên nguyên tắc thận trọng (principe de précaution), những bệnh nhân bị mất khứu giác hay loạn vị giác riêng rẻ (anosmie/dysguesie isolée) (không có những triệu chứng khác của bệnh) phải được xem như tiềm năng bị nhiễm bởi Sras-CoV-2 và do đó phải được cách ly trong một thời gian tối thiểu 7 ngày (cần bàn với bác sĩ điều trị). Sau cùng, những điều trị thường được cho để điều trị mất khứu giác, như corticoides thuốc uống hay bằng spray nasal bị chống chỉ định trong khung cảnh của những mất khứu giác liên quan với nhiễm Covid-19 này “. Thật vậy, corticoides có thể làm bộc phát căn bệnh và làm trầm trọng vài trường hợp.
Các tác giả sẽ tiếp tục công trình nghiên cứu này ở những bệnh nhân bị mất khứu giác Covid-19 dương tính (được chứng tỏ bởi test PCR) để xác nhận những kết quả của họ trên một số lượng bệnh nhân lớn hơn nhưng cũng để cố giải thích những cơ chế của sự mất khứu giác này. Do đó, các tác giả của công trình nghiên cứu yêu cầu các bệnh nhân trả lời đông đảo cuộc điều tra, tốt nhất qua bảng câu hỏi trên mạng, có thể tiếp cận qua https://www.surveymonkey.com/r/VMQYKGV. Bảng câu hỏi dành cho tất cả những bệnh nhân Covid-19 dương tính bởi một test PCR (không ở trong ICU), tất cả những bệnh nhân được cách ly tại nhà bởi thầy thuốc điều trị hay thầy thuốc chuyên khoa trên cơ sở những triệu chứng (không test PCR)
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 16/4/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 551 : bài số 9
– TSYH số 549 : bài số 6
– TSYH số 543 : bài số 7
9. MỘT CƠN BÃO THẬT SỰ TRONG CƠ THỂ
Sras-CoV-2 nói chung được biểu hiện một cách vừa phải, nhưng tình huống không kềm hãm được ở vài người. Lỗi là do choc cytokinique (cũng được gọi là bão miễn dịch : tempête cytokinique). Những điều trị đặc hiệu hiện hữu, nhưng các thầy thuốc nghi ngờ tính hiệu quả của chúng trong trường hợp nhiễm siêu vi trùng.Một công trình nghiên cứu, được đăng trong tạp chí The Lancet vào giữa tháng hai, đã cho phép phát hiện những nồng độ cao cytokine trong máu của những bệnh nhân bị bệnh thể nặng, dấu hiệu của choc cytokinique. Hội chứng này được mô tả dồi dào trong littérature scientifique, nhưng một bài báo được đăng mới đây trong Arthritis en Rheumatology mang lại một sự soi sáng lý thú. Các tác giả của công trình nghiên cứu chỉ rằng hội chứng này là một dấu hiệu đáp ứng miễn dịch tăng hoạt (réponse immunitaire hyperactive). Thật ra, đó là một tổng thể của những hội chứng, có nguồn gốc nhiễm trùng, tự miễn dịch hay do điều trị (iatrogène). Viêm toàn thể do đó đến lượt gây nên một suy nhiều cơ quan (défaillance multiviscérale), với hậu qua một tỷ lệ tử vong cao.
Nhiều công trình nghiên cứu về choc cytokinique này đã được thực hiện ở những bệnh nhân bị lymphohistiocytose hémophagocytaire familiale, một bệnh di truyền hiếm, chủ yếu xảy ra ở tuổi sơ sinh. Các trẻ em bị sốt dai dẳng kèm theo một thương tổn gan.
PERFORINE
Randy Cron là rhumatologue pédiatrique và giáo sư ở đại học Alabama. Vào năm 2019, trước đại dịch coronavirus, ông công bố Cytokine Storm Syndrome, cuốn sách đầu tiên dành cho “tempête” cytokinique (bão miễn dịch).
Hội chứng bão miễn dịch (Cytokine Storm Syndrome) là do một sự hoạt động suy yếu của các tế bào lympho T cytotoxique và những cellules tueuses naturelles (Cellule NK), thầy thuốc chuyên về thấp khớp Hoa Kỳ đã giải thích như vậy. Mặc dầu nhóm tế bào đầu tiên thuộc miễn dịch thụ đắc (immunité acquise) và nhóm tế bào thứ hai thuộc hệ miễn dịch bẩm sinh (immunité innée), nhưng cả hai sử dụng cùng cơ chế để tiêu diệt những tế bào lạ.
Lúc tiếp xúc với những tế bào lạ, các lymphocyte T cytotoxique và những cellule NK bắt đầu tiết perforine, một protéine cytolytique tạo những lỗ mở trong màng của các tế bào lạ. Những lỗ hổng này cho phép tiêm vào những granzyme, gây nên sự tiêu hủy các tác nhân lạ. Những tế bào bị nhiễm bởi một virus được tiếp cận cùng cách.
Hệ thống của perforine gồm hơn 10 protéine. Một sự biến dị trong bất cứ gène mã hóa đối với những protéine này, gây nên một sự gia tăng nguy cơ bão miễn dịch, Randy Cron đã nói như vậy. Vị thầy thuốc chuyên khoa thấp khớp nhi đồng này đánh giá rằng 10 đến 15% dân chúng mang một biến dị như thế. Phần lớn là những người mang dị hợp tử (porteur hétérozygote). Trong những trường hợp bình thường, tình huống được kiểm soát, nhưng coi chừng những tấn công bên ngoài.
Những tế bào lympho T cytotoxique với một sự thiếu hụt perforine, vẫn tiếp xúc với những tế bào là khoảng 5 lần lâu hơn những “đồng nghiệp” lành mạnh của mình, như thế chúng cảm thấy khó khăn để thắng trận chiến. Kết quả : những số lượng cytokine quá cao được phóng thích. Đó là phương pháp của bão miễn dịch, đi đôi với viêm toàn thể.
Đôi khi ta gặp, ở vài bệnh nhân bị hội chứng này, những đại thực bào, dưới ảnh hưởng của sự phóng thích ào ạt của cytokine, trở thành tăng hoạt. Chúng bắt đầu thực bào những hồng cầu bình thường, điều này giải thích lymphohistiocytose hémophagocytaire familiale (FHLH) được đề cập ở trên. Vài nhà nghiên cứu gọi choc cytokinique, được phát hiện ở những bệnh nhân bị nhiễm bởi một virus (Covid-119 hay khắc), là HLH thứ phát (sHLH)
PHÁT HIỆN
Một nồng độ ferritine tăng cao là một chứng cớ xác thực của choáng miễn dịch (choc cytokinique). Phải phát hiện một sự tăng viêm (hyperinflammation) tiềm năng ở tất cả những bệnh nhân bị một dạng nặng của Covid-19, Mehta và équipe đã đánh giá như vậy trong The Lancet. Ngoài ferritine, họ cũng báo cáo một tốc độ trầm lắng (vs) tăng cao và một sự giảm của các tiểu cầu. Các nhà nghiên cứu cũng công bố score HS, gồm những tiêu chuẩn sinh học cũng như lâm sàng.
Những dạng không nhiễm trùng của hội chứng choáng miễn dịch (syndrome du choc cytokinique) có thể được điều trị bởi corticoides, nhưng có một sự nhất trí rộng rãi chung quanh ý tưởng cho rằng tốt hơn là không sử dụng những loại thuốc này trong trường hợp nhiễm trùng. Một vài chất điều biến miễn dịch (immunomodulateur) cũng được xét đến như thuốc điều trị. Mehta và các cộng sự viên nghĩ đến anakinra, một chất đối kháng thụ thể của IL-1. Trong một công trình nghiên cứu được kiểm soát và randomisé, thuốc này đã cho phép cải thiện tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân bị nhiễm trùng máu (septicémie). Tocilizumab (để phong bế IL-6) đã được chính quyền trung quốc chấp thuận như là thuốc điều trị ở những bệnh nhân bị hyper-inflammation và có những trị số IL-6 gia tăng. Sau cùng, GS Metha và équipe của ông nêu lên những chất ức chế của JAK, tiềm năng có thể kềm hãm sự viêm nhưng cũng kềm hãm sự đi vào của virus trong các tế bào.
Tuy nhiên, trong một trả lời cho bài báo của GS Metha, thầy thuốc chuyên khoa phổi Andrew Ritchie bày tổ mối quan ngại của mình. Ông đánh giá rằng điều trị những bệnh nhân bị một nhiễm virus bằng những thuốc hủy bỏ hệ miễn dịch là bị chống chỉ định. Những nghiên cứu lâm sàng sẽ cho phép giải quyết vấn đề này.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 16/4/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 550 : bài số 6
– TSYH số 553 : bài số 8
10. HYDROXYCHLOROQUINE : GOLIATH CONTRE DAVID, HỒI II : NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ
Covid-19 đã phát hiện giữa thanh thiên bạch nhật hai thế giới khoa học đối đầu nhau, hai phe chia rẽ công luận ngang nhau : những kẻ dèm pha và những người ủng hộ hydroxychloroquine. Sau đây là hồi II : những người ủng hộ.Những đối thủ của giáo sư Didier Raoult trách ông đã không randomiser các công trình nghiên cứu của ông bằng cách tạo, bằng rút thăm, một nhóm chứng những bệnh nhân không được điều trị bởi phối hợp thuốc của ông. May cho ông ! Trong khung cảnh của một cấp cứu dịch tễ tiềm năng gây chết người, không điều trị những người trong mục đích này là không đạo đức, không thể chấp nhận được. Cũng không có lợi, bởi vì phải tìm ra một giải pháp điều trị nhanh, điều mà randomisation (áp đặt những protocole với thời gian dài) cấm. Ngoài ra, như giáo sư Dominique Baudon, médecin général inspecteur của service de santé des armées (chuyên về dịch tễ học và y tế công cộng nhiệt đới), đã nói, một nhóm chứng là không cần thiết : những công trình nghiên cứu khác nhau, nhất là trung quốc, đã xác định rằng thời gian mang Sars-CoV-2 trung bình từ 15 đến 20 ngày, đôi khi hơi lâu hơn. Thời gian này vẫn có tính chất tham khảo. Do đó, xem kết quả của những thử nghiệm này như là nhóm chứng phải so sánh là logic. Bằng cách chứng thực rằng với hydroxychloroquine-azthromycine (HCQ+AZ), thời gian mang virus chỉ còn 5 đến 10 ngày, sự chứng minh một tính hiệu quả rõ ràng của phối hợp thuốc đã được thực hiện ở IHU de Marseille, trước hết trên một số lượng nhỏ những bệnh nhân (24 người), sau đó trên một quy mô lớn (3342).
Khuyên sử dụng một điều trị (hydroxychloroquine) ít tốn kém, mà sự sản xuất không mang lợi lộc gì hết cho công nghiệp dược phẩm, mà tính vô hại, được xác nhận từ nhiều thập niên, đã cho phép, chỉ mới cách nay 6 tháng, được bán tự do trong đất nước của chúng ta, đúng là bằng cớ của một sự vô tư của các nhà đề xướng, trên bình diện tiền bạc. Động cơ duy nhất của Didier Raoult và nhiều người điều tra, trên khắp thế giới, đã đi đến cùng những kết luận với ông, là và vẫn là ” điều trị sớm, nhanh và phí tổn thấp “.Điều này làm hỏng tất cả các kế hoạch phát triển của những công nghiệp, mong muốn đề nghị những sản phẩm có lợi. Goliah đã cho thấy sự giận dữ và những cơ bắp của mình : đã dồn dập một loạt những công trình nghiên cứu thất bại thảm hại (cũng không có nhóm chứng) và những cáo buộc về những nguy hiểm của HCQ mà chúng tôi đã tố cáo nhiều lần. Những công trình nghiên cứu này dẫn đến sự cấm sử dụng HCQ ở Pháp : từ bán không cần kê đơn trước Covid-19, nó đã chuyển qua quy chế thuốc gần như độc (quasi-poison) mà sự phân phát được theo kèm một cách chặt chẽ. Điều này lam phương hại nghiêm trọng sự tự do kê đơn của các thầy thuốc Pháp.Một số lượng lớn công trình nghiên cứu, mà báo chí Pháp ít hưởng ứng, được công bố một cách đều đặn. Chúng xác nhận rằng HCQ có những tính chất phòng ngừa và chữa bệnh. Sau đây là 3 công trình được công bố gần đây, mà những sponsor không phải là OMS cũng không phải là Fondation Gates và các đồng minh của họ : thí dụ, công trình nghiên cứu, được điều khiển bởi BS Takahisa Mikami, của trường y nổi tiếng Mount Sinai ở Nữu Uoc. Nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích 6493 bệnh nhân Covid-19 dương tính. HCQ, ở những bệnh nhân đã nhận thuốc này, đã cho phép giảm 47% tỷ lệ tử vong của những người nhập viện (3708) hay được điều trị ngoại trú (2785). Công trình nghiên cứu của Hệ y tế Henry Ford, được thực hiện trên 2541 người bị nhiễm corona, được nhập viện trong 6 cơ sở của nhóm độc lập này : các bệnh nhân đã nhận, trước giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, HCQ hay AZT hay cả hai, với những liều chuẩn (rất xa những liều độc của các thử nghiệm của OMS). Kết quả : HCQ hay phối hợp HCQ+AZ đã làm giảm lần lượt 66% và 71% tỷ lệ tử vong, so với những bệnh nhân không được điều trị với những thuốc này. Hay công trình nghiên cứu của Bồ đào Nha, được thực hiện trên 26.815 bệnh nhân Sars-CoV-2 dương tính và 333489 người không bị nhiễm, đã cho thấy rằng trong hai nhóm này, những người sử dụng một cách kinh điển HCQ vì một bệnh tự miễn dịch (lupus, viêm đa khớp dạng thấp) đã được bảo vệ chống virus hai lần nhiều hơn những người khác. Didier Raoult đã không bao giờ nói rằng HCQ là một thuốc nhiệm màu, chỉ là một giải pháp hữu ích trong giai đoạn sớm, vì không có những thuốc tốt hơn. Những tỷ lệ gây chết liên kết với đại dịch trong những nước mà HCQ đã được sử dụng rộng rãi là thấp nhất thế giới (giữa 0,4% và 3%). Những tỷ lệ này mạnh trong những nước mà HCQ bị gạt ra, với một kỷ lục đối với Pháp (18%) ! Vậy khi giáo sư Chritophe Perrone kêu lên rằng HCQ đáng lý ra đã có thể tránh nhiều trường hợp tử vong, ông không lầm !
Trong thời gian đó, remdesivir, thường có những tác dụng phụ và đôi khi nặng(suy thận), mà ảnh hưởng lên tỷ lệ tử vong là không chắc chắn, đã được FDA cho phép thương mãi hóa đối với những người ở khoa điều trị tăng cường. Phí tổn 2300 dollars cho những bệnh nhân được điều trị năm ngày bởi thuốc này. Một scandale !
(PARIS MATCH 30/7-5/8/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 556 : bài số 9
– TSYH số 550 : bài số 8
– TSYH số 544 : bài số 7
– TSYH số 542 : bài số 3, 4 (chloroquine)
– TSYH số 541 : bài số 6, 7, 8, 9 (chloroquine)
– TSYH số 538 : bài số 10 (chloroquine)
– TSYH số 536 : bài số 9 (chloroquine)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(27/8/2020)
Pingback: Thời sự y học số 559 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 577 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 591 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương