1/ 7 BÀI HỌC VỀ COVID-19Làn sóng đại dịch thứ nhất của Covid-19 đã kết thúc nhờ một sự phong tỏa chặt chẽ. Làn sóng đã có thể được ngăn chặn và hệ thống y tế được giữ khỏi sụp đổ. Một sự thở đúng lúc, mặc dầu tương phản với tình hình thế giới : ” Đại dịch tiếp tục tăng tốc, giám đốc OMS đã cảnh báo như vậy vào cuối tháng sáu. Đã phải hơn 3 tháng để triệu trường hợp đầu tiên được báo cáo, triệu trường hợp sau cùng đã được báo cáo chỉ trong 8 ngày.” Trên thực tế, virus Sras-CoV-2 lưu hành một cách không giảm sút hơn bao giờ hết và dịch bệnh tiếp tục ở Nam Mỹ, ở Hoa Kỳ hay ở Ấn độ. Vào lúc mà các bạn đọc những dòng chữ này, hơn 9 triệu trường hợp được xác nhận và 500.000 trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Từ nay không còn ai dám hy vọng một sự biến mất của virus nữa. Trái lại, tất cả khiến nghĩ rằng nó đã ở lâu, như những virus khác trước nó. Các cư dân cũng như các hệ y tế mặc dầu đuợc chuẩn bị tốt hơn, Nhưng điều đó có sẽ đủ gạt đi bóng ma của một làn sóng thứ hai ? Covid-19 đã dạy cho chúng ta phải thận trọng.
1. VIRUS KHÔNG SẮP BIẾN MẤT
” Bình thường ra, trong lịch sử của nhân loại, một virus đặc biệt được mài sắc trở nên có năng lực đến ở trong dân chúng. Đó là điều đã xảy ra với sida ở thế kỷ XX, và đó là điều xảy đến với chúng ta hôm nay với Covid-19, mặc dầu căn bệnh ít nghiêm trọng hơn “, GS Patrick Berche, trưởng khoa vi trùng học ở AP-HP và thành viên của Viện hàn lâm y khoa đã giải thích như vậy. Và đó cũng là điều đã xảy đến với 4 coronavirus người khác, thường xuyên gây nhiễm chúng ta : 229E, HKU1, OC43, NL63. Rất lây nhiễm, chúng chịu trách nhiệm khoảng 25% những “cảm cúm mùa đông” (rhume d’hiver) của chúng ta, hiền tính trong phần lớn các trường hợp, nhưng có thể tỏ ra nghiêm trọng ở những người yếu ớt nhất, đôi khi gây chết người. ” Tôi đã nghe nói nhiều ” Sras-CoV-2 (chịu trách nhiệm Covid-19) không như những coronavirus khác “, nhưng nhất là ta không biết những coronavirus khác ra sao khi chúng xuất hiện ! Astrid Vabret, trưởng khoa virus học ở CHU de Caen đã nói như vậy. Gần như chắc chắn rằng HCoV-NL63, từng gây nhiễm chúng ta nhiều lần trong cuộc đời, đã gây nhiều thiệt hại hơn nhiều khi nó xuất hiện ở thế kỷ XIII.”
Thật vậy, sự phân tích phát sinh loài (analyse phylogénétique) của các virus cho phép đi ngược dòng lịch sử của những biến dị của chúng để tìm thấy những tổ tiên chung. NL63 lưu hành từ gần 1000 năm nay…229E đã xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Vài đại dịch lịch sử được gọi là cúm (grippe) có thể ngay cả do những coronavirus : vào năm 2005, các nhà nghiên cứu Bỉ cho thấy rằng virus OC43, thường được phát hiện nhất vào mỗi mùa đông cùng với NL63, đã xuất hiện khoảng năm 1890…trong đại dịch được gọi là cúm Nga (pandémie de grippe russe). Các nhà sử học ước tính khoảng một triệu người chết, trong nhiều “đợt tái diễn” (récurrences), giữa 1889 và 1895, của những ” làn sóng” kế tiếp nhau. Mặc dầu giả thuyết về một coronavirus là vững chắc, nhưng nó vẫn không thể chứng minh được : không một mẫu nghiệm nào của tác nhân gây bệnh, nguồn gốc của đại dịch này, đã từng có thể được phân tích. Dẫu sao 4 coronavirus này, hôm nay hiền tính, vẫn lưu hành khắp nơi. Nếu Covid-19 theo con đường này, đó là một thời kỳ dài nguy hiểm, được mở ra đối với những người yếu ớt nhất, thời gian cần cho virus “thích nghi”.” Xét vì số lượng các trường hợp trên thế giới (gần 9 triệu), và mức miễn dịch kém, Sras-CoV-2 sẽ không biến mất, Christine Rouziuox, thuộc phòng thí nghiệm virus học của bệnh viện Necker (Paris), đã xác nhận như vậy. Tiết trời nóng, độ ẩm hay những ngày hè kéo dài thời gian tiếp xúc của virus với những tia tử ngoại, cũng như thời gian trải qua ở ngoài trời, là những yếu tố giúp làm suy yếu làn song dịch. Nhưng điều đó sẽ không đủ. Phải sẵn sàng.” Và thận trọng, lâu dài.2. TA BIẾT TẠI SAO NÓ TRỞ NÊN NGUY HIỂM
Khi virus được nhận diện ở Ý vào tháng ba, nó dường như đã chọn một thái độ mới : gây nhiễm hơn nhiều và từ nay lan tràn rất nhanh xuyên qua châu Âu và những nơi khác. Một sự biến dị phải chăng có thể là nguyên nhân ? Trực giác dịch tễ -di truyền này (intuition épidémio-génétique) dường như được xác nhận bởi một công trình nghiên cứu đầu tiên cuối tháng tư, nhưng nhanh chóng bị bỏ vì công trình này đã bị chỉ trích kịch liệt. Tuy vậy, một công trình nghiên cứu thứ hai in vitro, được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Scripps (Floride, Hoa Kỳ) vừa xác nhận rằng, quả thật, đã vừa xảy ra điều gì đó trong lịch sử di truyền của virus, đã làm thay đổi một cách nguy kịch hành trình của nó và gia tăng sự lan tràn của nó trong quần thể người. Tên của sự biến dị này : D614G. Sự thay thế đơn giản của một acide aminé bởi một acide aminé khác trên một đoạn của những protéine cấu tạo các spicule trên bề mặt của virus. Và những thí nghiệm của équipe Hoa Kỳ cho thấy sự thay đổi đơn giản này có hai hậu quả.Một mặt, sự biến dị này nhân lên 4 đến 5 lần mật độ của các spicule. Và vì lẽ virus cắm vào các tế bào của cơ thể của chúng ta và gây nhiễm chúng qua trung gian của những spicule này, nên khi các spicule càng nhiều, sự nhiễm trùng càng hiệu quả.
Hậu quả thứ hai của dù biến dị : làm cho spicule đề kháng hơn và ít có thể bị vỡ hơn. Và những ngân hàng các dữ liệu di truyền đã cho các nhà nghiên cứu một ý tưởng về “sự thành công” của sự biến dị này và tính chất nhanh chóng của sự lan rộng của nó : vào tháng hai, ta không tìm thấy sự biến dị ở một nơi bào, tháng ba, nó hiện diện trong 25% các mẫu nghiệm và vào tháng năm, trong 70% ! Ngược lại, các nhà nghiên cứu không biết sự biến đi này có cũng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của các bệnh nhân hay không.
3. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ BỊ NHIỄM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ LÂU
Những công trình nghiên cứu mới xác nhận điều đó : hệ miễn dịch của chúng ta có lẽ sẽ không có năng lực tự tạo miễn dịch chống lại virus. Nó sẽ cần một vaccin để giúp đỡ nó. Thật vậy, một công trình nghiên cứu trung quốc trong Nature Medicine ngày 18/6, gợi ý rằng một khi bị tiếp xúc với virus, một cơ thể người sẽ được bảo vệ trong 2 đến 3 tháng. Ít hơn đối với những người không triệu chứng ở họ các kháng thể đặc biệt yếu ớt. Thật vậy, giữa 20 đến 50% những người bị nhiễm không bao giờ phát triển những triệu chứng virus. Điều đó không có nghĩa rằng họ ít bị nhiễm : những sinh thiết các mô phổi đã cho thấy rằng 1/3 những người không triệu chứng có những bất thường tế bào điển hình của sự đi qua của virus. Vả lại, không những chúng làm lan tràn virus, mà chúng dường như làm điều đó lâu hơn những người phát triển những triệu chứng. Đó là câu hỏi luẩn quẩn trọng đầu mọi người khi bây giờ làn sóng nhiễm thứ nhất trở lại. Các nhà nghiên cứu thú nhận hiện nay không có câu trả lời, nhưng họ lưu ý sự kiện là sự bảo vệ tự nhiên do một nhiễm virus lần đầu không hề lâu dài chút nào. Một sự ngạc nhiên, trong khi những kháng thể được phát triển chống lại những coronavirus khác, như Sras hay Mers kéo dài ít nhất một năm. Tuy nhiên một điểm dương với một công trình nghiên cứu thứ hai đang trong Nature và được điều khiển bởi 3 nhà nghiên cứu của đại học Rockefeller (Nữu Ước, Hoa Kỳ). Chúng cho thấy rằng những nồng độ rất thấp của các kháng thể đủ để chống lại virus. Một tin vui đối với vaccin tương lai. 4. CÁC TRẺ EM LÀ NHỮNG KẾ RẤT ÍT GÂY NHIỄM
Ít bị lây nhiễm hơn và ít gây nhiễm hơn…các trẻ em là vô tội ! Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, các nhà virus học, các nhà dịch tễ học trước hết đã nghĩ rằng, như đối với hầu hết những virus hô hấp khác, các trẻ em là những vecteur quan trọng của dịch bệnh : có lẽ không triệu chứng, với một vệ sinh khó kiểm soát…Logic nhưng sai. Nếu đó là trường hợp đối với cúm hay những coronavirus khác, nhưng không phải là như vậy đối với Sars-CoV-2. Vào tháng sáu, một cuộc điều tra ở Ile-de-France trên 605 trẻ em dưới 15 tuổi, được theo dõi bởi các thầy thuốc nhi khoa thành phố đã cho thấy rằng 10% đã gặp virus (test sérologique), và 1,8% bị nhiễm vào lúc xét nghiệm chẩn đoán. “Và trong 9 trường hợp trên 10, chính một người lớn gây nhiễm trẻ em”, GS Robert Cohen, người điều khiển công trình nghiên cứu, đã đảm bảo như vậy. Các trẻ em chiếm dưới 2% của hơn 8 triệu trường hợp Covid-19 dương tính trên thế giới.
Làm sao giải thích sự bảo vệ này ? Cuối tháng năm, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã cho thấy rằng sự biểu hiện di truyền của các thụ thể ACE2, mà virus sử dụng để đi vào những tế bào mũi,tùy thuộc tuổi tác. Sự phân tích các mẫu nghiệm của các tế bào của 305 bệnh nhân tuổi từ 4 đến 60 tuổi đã phát hiện rằng ta càng trẻ, các thụ thể càng ít biểu hiện. Yếu tố khả dĩ khác, đó là miễn dịch chéo (immunité croisée). Sự việc mới đây đã bị nhiễm bởi những coronavirus khác mang lại một sự bảo vệ gián tiếp chống lại Sras-CoV-2. Thí dụ với coronavirus NL63, sử dụng cũng thụ thể ACE2 để hợp nhất với các tế bào. Tuy nhiên cần thận trọng, bởi vì không một chuyên gia nào mạo hiểm nói rằng động lực nhiễm trùng (dynamique infectieuse) sẽ vẫn không thay đổi trong thời gian. Thí dụ, những trẻ em, hay những người lớn, từng được bảo vệ bởi một miễn dịch chéo với NL63 trong làn sóng dịch đầu tiên có thể không còn được bảo vệ vào mùa đông đến. Tính miễn dịch cũng như virus tiến triển.
5. CÓ 18 TRIỆU NGƯỜI DỄ BỊ THƯƠNG TỒN Ở PHÁP
Có gần hai lần đàn ông nhiều hơn đàn bà được đưa vào hồi sức hay chết vì Covid-19 ở Pháp. Một hằng lượng đúng cho tất cả các lứa tuổi theo một công trình nghiên cứu được công bố trong Science và được điều khiển bởi BS Simon Cauchemez, nhà nghiên cứu của Viện Pasteur và thành viên của Hội đồng khoa học. Tỷ số mặc dầu được cân bằng hơn đối với những nhập viện, điều này cho thấy rằng những nguoi đàn ông đặc biệt hơn bị sự trở nặng của bệnh. Tuy nhiên tuổi của bện nhân vẫn là yếu tố đáng kể nhất, đồng thời đối với nhiễm trùng, sự trở nặng và tử vong. 71% của khoảng 30.000 tử vong ở Pháp liên quan đến những người trên 75 tuổi, 18 những người 65-74 tuổi, 10% những người 45-64 tuổi, và 1% những người 15-44 tuổi. Sau cùng, chứng béo phì và những bệnh mãn tính, đặc biệt đái đường, là yếu tố nguy cơ thứ ba quan trọng nhất. Ở Pháp có tất cả 18 triệu người dễ bị thương tổn đứng trước Covid-19
6. SỰ PHONG TỎA ĐÃ THAY ĐỔI NÃO BỘ CỦA CHÚNG TA
” Sự cô đơn, được định nghĩa như là một cách ly xã hội (isolement social), có lẽ đã biến đổi neurobiologie trong thời kỳ phong tỏa “, Danilo Bzdok, nhà nghiên cứu ở đại học McGill và ở Institut d’intelligence artificielle Mila (Canada), đã đánh giá như vậy. Nhà nghiên cứu dựa trên sự phân tích của gần 200 công trình nghiên cứu về cách ly xã hội trên người và động vật mà ông ta đã thực hiện với Robin Dunbar, professeur émérite của đại học Oxford (Vương quốc Anh) và được công bố trong tạp chí Trends in Cognitive Sciences vào tháng năm. Hai nhà nghiên cứu xác nhận : sự cách ly xã hội làm thay đổi não bộ, mặc dầu nó chỉ kéo dài vài tuần. ” Ở những người cam thấy lẻ loi, điều mà người ta gọi “axe du stress” được kích hoạt, vì sự cô đơn được trải nghiệm như là một mối đe dọa, Danilo Bzdok đã giải thích như vậy. Khi đó người ta lưu ý một sự toet bị rối loạn của các kích thích tố của stress (cortisol) với khả năng những tác dụng độc hại kèm theo : những rối loạn của giấc ngủ, tim mạch, lo âu, trầm cảm…” Ngoài ra, ” những người cô đơn dễ bị những nhiễm trùng hơn và có một sức bền ít hơn, nhà chuyên môn đã nói tiếp như vậy.Thế mà ở những người già, cảm giác cô đơn đẩy nhanh sự xuất hiện của sa sút trí tuệ loai Alzheimer”. Tệ hại hơn, về hy vọng sống ” tác động của sự cô đơn cũng có thể mạnh như hút 15 điếu thuốc mỗi ngày !”, theo một phân tích méta của đại học Brigham Young (Hoa Kỳ), được đăng trong Plus One, năm 2010.
Giải pháp ? ” Để gia tăng sức bền của chúng ta, phải tạo điều kiện cho những tương tác xã hội, nhất là với một thành phần thị giác, dầu đó là trong thực tế hay qua vidéo, bởi vì những biểu hiện của gương mặt là lý tưởng để truyền một cách nhanh chóng những thông điệp xe hơi phức tạp.” Nhưng cũng tạo một tối đa những khả nàng gặp gỡ (những nơi, những biến cố…), ở đó tất cả những hoạt động được thực hiện chung (nhảy múa, hát, chơi, nấu nướng…) kích hoạt circuit cérébral de la récompense (những cảm xúc dương tính) và gia tăng sự thoái mải nói chung, rất tốt cho sức khỏe.
7. NHỮNG TRIỆU CHỨNG CÓ THỂ TỒN TẠI LÂU
10 đến 15% những bệnh nhân, đã từng bị một thể hiền tính hay vừa phải của bệnh, báo cáo một sự dai dẳng của các triệu chứng, hơn 6 tuần sau khi họ “lành bệnh” : mệt cực kỳ, đau đầu và khó thở. ” Đó là một hiện tượng được biết trong vài bệnh nhiễm virus như mononucléose, nhưng không bao giờ được quan sát với một virus hô hấp “, GS Pierre Tattevin, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng của CHU de Rennes đã giải thích như vậy. Ông tham gia vào sự theo dõi của một nhóm bệnh nhân để làm sáng tỏ bí mật này. Đó không phải virus tồn tại dai dẳng trong cơ thể, cũng không phải một sự tái nhiễm ” bởi vì những mẫu nghiệm được thực hiện tất cả đều âm tính “, nhà chuyên môn đã lý luận như vậy. Đó cũng không phải những nghẽn tắc động mạch phổi sau một nhiễm trùng hay một tiến triển thành một xơ phổi (fibrose), theo những phân tích được thực hiện.
Một dạng mãn tính của bệnh, như vài người đã gợi ra ? ” Virus này đã dạy cho chúng ta cần thận trọng, vậy không được loại trừ gì hết, nhưng không có
lý lẽ làm nòng cốt cho giả thuyết này. Đặc biệt, ta không phát hiện viêm ở những người hồi phục và động học (cinétique) là khá thuận lợi : vào lúc 12 tuần, bệnh nhân đã thấy tốt hơn “, Pierre Tattevin đã giải thích như vậy ” Hướng có thể tin được hôm nay đó là nhiễm virus đôi khi gây nên một sự rối loạn tạm thời của hệ miễn dịch. Hai lý lẽ đi theo chiều hướng này : điều đó ảnh hưởng nhất là những người trẻ có sức khoẻ tốt, vậy có một hệ miễn dịch robuste và phản ứng hơn. Và những phụ nữ được đại diện nhiều trong cohorte, thế mà ta biết rằng họ dễ bị hơn những phản ứng tự miễn dịch “, Pierre Tattevin đã nói như vậy. Những công trình sâu hơn về tính miễn dịch sẽ cần thiết để xác nhận những cơ chế này.
(SCIENCES ET AVENIR 7 & 8/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 552 : bài số 1 (confinement : le cerveau soumis à rude épreuve)
2/ ” VIRUS CÓ THỂ TRỞ LẠI NHƯ LẦN ĐẦU “
Hỏi : Chúng ta có thể thật sự sẵn sàng kiểm soát một làn sóng địch thứ hai mà không phải tái phong tỏa .
GS Didier Pittet : Câu trả lời khoa học, đó là vâng. Những modélisation cho thấy tầm quan trọng của hai paramètre cốt yếu : vệ sinh các bàn tay và giãn cách xã hội hay vật lý (distanciation sociale ou physique). Đó là yếu tố quyết định.Vànếu khoảng cách hơn một mètre không thể được tuân thủ, khẩu trang phải rất được khuyến nghị. Nhưng nó phải được mang và thao tác với tất cả những thận trọng cần thiết để vẫn hữu ích. Đó là một kỷ luật có yêu cầu rất cao, và ngay cả các thầy thuốc cũng làm những sai lầm. Như vậy sự mang khẩu trang không được dégrader vệ sinh các bàn tay.
Hỏi : Phải áp dụng chính sách xét nghiệm (politique de test) nào ?
GS Didier Pittet : Ở châu Âu chúng ta vừa khống che một đám cháy khổng lồ với Canadair, sự phong tỏa toàn diện. Rất hiệu quả, nhưng phải truy nã những ồ tồn đọng để ngăn cản ngọn lửa trở lại. Mọi người phát triển một hay những triệu chứng tương hợp với Covid-19 phải tự cách ly, được xét nghiệm, và mise en quarantaine. Cũng như những người tiếp xúc với người này (contacts), được nhận diện bởi một điều tra dịch tễ nhanh. Ngược lại, dépistage à l’aveugle trong một quần thể không có ích lợi nhiều, tỷ lệ âm tính sẽ quá quan trọng. Điều này có thể thích đáng đối với những bateau de croisère, thí dụ
Hỏi : Có nên lo ngại khi nghe những ổ nhiễm tiếp tục được nhận diện ?
GS Didier Pittet : Không, điều đó chứng tỏ rằng hệ thống theo dõi hoạt động, chừng nào chúng được phát hiện sớm và vẫn ở quy mô nhỏ. Bởi vì mục tiêu không phải là tránh một làn sóng thứ hai mà là đàm phán tốt những làn sóng nhỏ, hậu những ổ lây nhiễm, mà chúng ta sẽ không tránh chung. Nếu hôm nay ở châu Âu, đó là lúc tốt nhất để khởi động lai những hoạt động, virus cũng như thế và có thể trở lại như lần đầu. Trước hết chính hành vi của dân chúng, và sau năng lực của các test, sẽ buộc virus chỉ lưu hành một cách “yên lặng”.
(SCIENCES ET AVENIR 7-8/2020)
3/ TRỜI NẮNG ĐÚNG LÀ LÀM CHẬM LẠI SỰ LAN TRÀN CỦA COVID-19
COVID-19. Một công trình nghiên cứu của Viện hàn làm y khoa quốc gia ở Pháp củng cố giả thuyết về một ảnh hưởng của tiết trời nóng lên dịch tễ học của Covid-19 trong những nước ôn đới. Sự tăng cao của nhiệt độ làm virus chậm lại mà không làm nó biến mất.Theo gương của cúm hay những coronavirus khác, dịch bệnh Covid-19, xuất hiện trong vùng của chúng ta vào giữa mùa đông, có sẽ trở thành lu mờ với những tiết nóng mùa hè đến độ dự kiến rằng nó có thể biến mất ? Đó là một trong những câu hỏi lớn làm bồn chồn các nhà khoa học trên thế giới.
Được phát động để cố trả lời điều đó, nhiều công trình đã gần như đi đến cùng kết luận : chúng cho thấy rằng sự tăng cao nhiệt độ và của taux d’hygrométrie ảnh hưởng khả năng sống của Sras-CoV-2 và làm giảm số lượng nhiễm trùng, tuy vậy chúng không làm biến mất hoàn toàn virus.
Công trình sau hết trong số những công trình này, được thực hiện ở Đại học Lanzhou, tiết lộ rằng coronavirus bị làm suy yếu bởi trời nóng và không khí khô và rằng nó biến dị, đặc biệt giữa 5 độ và 15 độ C.
Một công trình nghiên cứu khác của Trung quốc, liên quan đến 166 nước và được công bố vào đầu mùa xuân, chứng thực rằng coronavirus là khá nhạy cảm với độ ẩm và trời nóng để sự lây nhiễm của nó được làm chậm lại khi mùa hè sẽ đến trong bắc bán cầu. Các tác giả ngay cả định lượng được sự tương quan này : một sự gia tăng một độ được liên kết với một sự giảm 3,1% những trường hợp mới và 1,2% những tử vong.
Ở Pháp, Viện hàn lâm y khoa quốc gia vừa mang lại một viên đá mới cho tòa nhà, khi trình bày những kết quả của một điều tra trong lúc chờ đợi công bố. Mục tiêu là khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên những tỷ lệ tấn công của Covid-19, bằng cách so sánh những dữ liệu phát xuất từ những vùng liên nhiệt đới (zones intertropicale) với những vùng của các nước châu Âu. Để được như vậy, điều tra dựa trên một mạng gồm 19 thầy thuốc, dược sĩ và những cán bộ y tế hành nghề ở vùng ôn đới, vùng châu Phi liên nhiệt đới.
Các acteur này được yêu cầu thu thập những thống kê về số lượng các trường hợp coronavirus dương tính, những trường hợp được nhập cảnh và những trường hợp địa phương cho phép xác lập chỉ số khuếch tán (indice de diffusion), số lượng những trường hợp nhập viện và tử vong, cũng như nêu lên những nhiệt độ trung bình hằng tuần, nhưng cũng những mật độ dân cư, sự đi đến của các du khách bị bệnh duoc xep thành nhóm , sự dùng chloroquine và sự tôn trong những biện pháp phong tỏa.
Những kết quả chứng nhận rằng chỉ số khuếch tán (indice de diffusion), 2,67 ở châu Âu đối với một trung bình 11,2 độ C, hạ xuống 0,03 ở châu Phi dưới sahara, ở đây nhiệt độ trung bình lên đến 34,8 độ C. Chúng xác nhận những quan sát, theo đó những khí hậu nóng có một tác dụng giảm lên sự truyền Sras-CoV-2 và củng cố lý thuyết về một ảnh hưởng mùa của khí hậu lên dịch tễ của Covid-19 trong những nước ôn đới. Chúng có thể giải thích một phần tại sao châu Phi dường như được tha miễn một cách đáng kể bởi coronavirus.
(LE JOURNAL DU MEDÉCIN 4/6/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 548 : bài số 2, 3
4/ CHỨNG BÉO PHÌ : YẾU TỐ DỄ BỊ THƯƠNG TỔN ĐỐI VỚI COVID-19Outre-Manche, Trung tâm nghiên cứu về những điều trị tăng cường (ICNARC) đưa ra một cách đều đặn một báo cáo về những bệnh nhân Covid-19 được nhập viện ở ICU.
Với một sự phân bố tùy theo chỉ số khối lượng cơ thể (IMC : indice de masse corporelle). Vào 10/4, những dữ liệu này liên quan đến 3265 bệnh nhân : 0,6% có một IMC dưới 18,5 (“maigreur”) ; 25,8% có một IMC giữa 18,5 và 25 (“corpulence normale”) ; 35% có một IMC giữa 25 và 30 (“surpoids”) ; 31,3% có một IMC giữa 30 và 40 (obésité modérée à sévère), và 7,2% có một IMC trên 40 (“obésite morbide”)Nói một cách khác, những bệnh nhân béo phì chiếm gần một nửa những bệnh nhân được nhận vào phòng hồi sức. Nhất là, chứng béo phì được kèm theo nhiều tử vong hơn: 54% những người bình phục so với 46% tử vong ở những bệnh nhân gầy, và 50-50 (50% những người bình phục so với 50% tử vong) đối với những người có corpulence bình thường, ta chuyển qua 46-54 đối với những người có một béo phì trung bình đến nặng, và 43-57 đối với những người bị béo phì bệnh hoạn. Vào năm 2009-2010, những người béo phì đã trả giá đắc trong dịch cúm H1N1.Tính dễ thương tổn (vulnérabilité) đối với những nhiễm trùng là do đâu ? ” Ngoài những cơ chế khạc ra, tỷ suất giữa hai kích thích tố liên quan trong sự điều hòa cảm giác ăn no (satiété), leptine và adiponectine, gia tăng, Mustapha Si-Tahar, chuyên gia về miễn dịch của những nhiễm trùng hô hấp đã nhấn mạnh như vậy. Thế mà leptine là kích thích tố hướng viêm (pro-inflamamtoire), trong khi adiponectine là kháng viêm.”
Kết quả : trên bình diện miễn dịch, chứng béo phì được kèm theo một sự viêm mãn tính cơ bản. Ngoài ra, tỷ suất leptine/adiponectine này gia tăng làm giảm năng lực miễn dịch. Nói một cách khác, trong trường hợp nhiễm trùng, phản ứng viêm bẩm sinh (réaction inflammatoire innée) được thêm vào sự viêm cơ bản, và hệ có nhiệm vụ điều hoà bị suy.
(LA RECHERCHE 5/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 540 : bài số 7
– TSYH số 539 : bài số 2
5/ COVID-19 : NHỮNG TRIỆU CHỨNG KÉO DÀI VÀ LÀM SUY KIỆT BỆNH NHÂN
Mệt cực kỳ, đau khớp, khó thở…nhiều chục ngày sau sự xuất hiện của bệnh Covid-19, nhiều bệnh nhân bình phục tiếp tục cảm thấy những hậu quả. Và đôi khi cảm thấy bị bỏ rơi bởi y sĩ đoàn.
” Một hôm, tôi có ở tuổi của tôi, và ngày hôm sau, tôi có cảm giác có 90 tuổi.” Stéphane Gilles tóm lược như thế cuộc sống hàng ngày của mình từ khi ông cảm thấy những triệu chứng đầu tiên của Covid-19, vào khoảng 18/3. Hơn 70 ngày, trong đó ông truởng xí nghiệp ở Lyon, 57 tuổi, thể thao và không có tiền sử y khoa, đã học sống với những thăng trầm. Xét nghiệm huyết thanh (test sérologique), nhằm xác định sự hiện diện của những kháng thể đặc hiệu với SARS-CoV-2, được thực hiện cách nay 3 tuần với kết qua dương tính. ” Tôi luôn luôn mệt, tôi còn khó thở. Hôm qua, tôi đã bước lên hai cầu thang, tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ ngất xỉu, ông đã giải thích như vậy với một giọng ung dung. Sau khi đặt lên bàn một túi mua hàng, tôi phải cần một giờ để lấy lại sức.”
Tuy vậy, sau 5 tuần, ông tin là được chữa lành bệnh, đã phát ra như một loại viêm họng nhẹ”. Như ông, biết bao nhiều người đã cảm thấy những triệu chứng nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi đã bị lây nhiễm ? Khó đánh giá bởi vì vào lúc này chưa có những thống kê. Khó thở dai dẳng, tức ngực, tim nhịp nhanh, chóng mặt, đau dây thần kinh kiểu dây thần kinh tọa, đau khớp, crampe, cảm giác kiến bò ở các cẳng chân và các bàn tay, migraine, mất trí nhớ, nổi ban da…phổ của những biểu hiện được mô tả là rất rộng.
Patricia đã có những triệu chứng đầu tiên của Covid-19 ngày 16/3 : đau mình mẩy dữ dội, đau dầu, mẹt nhiều, sốt hơi hơn 38 độ C, một sự nặng ngực và ho khá yếu. Gần 11 tuần sau, người phụ nữ 55 tuổi này, vốn quen với những môn thể thao dai sức (sport d’endurance), luôn luôn bị chứng viêm ngực này, những cảm giác buốt như khi giá lạnh trong phổi, và một ho khan mà nhiệt làm nặng thêm, điều này cản trở sự hô hấp, nhất là ban đêm.
Một sự theo dõi được thực hiện trong môi trường bệnh viện đã cho thấy những examen médical (scanner, bilan máu, thăm dò chức năng hô hấp) bình thường. Patricia phải dùng một điều trị thường được sử dụng chống hen phế quản để làm dịu sự khó thở. ” Ngày 4/5, tôi làm việc trở lại toàn thời gian, mặc dầu thái độ ngập ngừng của médecin du travail, khi nghĩ rằng với làm việc tại nhà (télétravail) điều đó sẽ ổn, nhưng sau hai tuần tôi phải chịu là đúng, và chuyển qua làm việc bán thời gian, vì lẽ một sự kiệt sức vào giữa ngày và vì những vấn đề tập trung.”
” TÔI ĐÃ NGHĨ ĐI KHÁM THẦY THUỐC TÂM THẦN ”
Có nhiều những bệnh nhân như thế này với một thể bệnh kéo dài, mặc dầu không có những yếu tố nguy cơ, vào lúc đầu của dịch bệnh đã không thể được cho làm những test PCR (test virologique) vì những xét nghiệm này khi đó được dành cho những trường hợp nặng hay nhân viên điều trị. Khi Virginie, 42 tuổi, đến khoa cấp cứu hôm 25/4 vì một nồng độ D-dimère quá cao (chỉ dấu sinh học của một sự kích hoạt của đông máu), Virginie đă được trả lời rằng có lẽ bà đă không bao giờ mắc virus nếu bà đã không được xét nghiệm.” Người ta đã nói với tôi : Bà đừng lo lắng, scanner thoracique và angioscanner là tốt “, người mẹ gia đình ở Seine-et-Marne này, mà những triệu chứng đầu tiên bắt đầu từ 18/3, đã kể lại như vậy.” Cơ thể của chúng ta nói với chúng ta cái gì đó, còn những kết quả xét nghiệm máu cho thấy chuyện khác, rất là nhiễu loạn, tôi bắt đầu nghi ngờ chính mình, tôi nghĩ ngay cả đi khám một thầy thuốc tâm thần, đồng thời tự nhủ : cái đó nằm trong đầu tôi.”
Đối với những bệnh nhân này mà tình trạng đã không cần một sự nhập viên mặc nhiên, y khoa cho còn quá ít câu trả lời. Thêm vào sự kiệt sức của căn bệnh là một cảm giác hoảng loạn tinh thần và đôi khi cảm tưởng không được quan tâm đến. Khi ta không viện dẫn một cách công khai trước họ hội chứng bệnh tưởng(syndome de maladie imaginaire). ” Phản xạ là đổ tất cả cho sự âu lo. Lần vừa rồi khi tôi gọi SAMU, vào đầu tháng năm, vì rất đau đầu và chóng mặt, người ta đã đuổi tôi”, Nicolas, 42 tuổi, huấn luyện viên thể thao ở Yerres (Essone) đã làm chừng như vậy. Ông bị triệu chứng từ 12 tháng ba.
MỘT ĐƯỜNG CONG HOÀN HẢO
Đánh giá rằng những bệnh nhân này chiếm “góc chết” (angle mort) của dịch bệnh, một nhà tâm lý học Paris đã phát động một thăm dò trên internet về các triệu chứng. Có khoảng 100 internaute đã chia sẻ những trải nghiệm của họ và mô tả, ngày này qua ngày khác, tiến triển của bệnh cảnh lâm sàng của chính họ.
Bằng cách sưu tập, trong hai tháng rưỡi, những lời chứng của họ, nhà tâm lý học quan sát một “đường cong hoàn hảo” : sau một giai đoạn đầu, từ 10 đến 15 ngày, thường ít mạnh, đôi khi không sốt, rồi một một thời kỳ tạm yên từ 5 đến 10 ngày, xuất hiện một tái phát đột ngột giữa 120 và 130 “. Tim nhịp nhanh và khó thở khi đó luôn luôn có, rồi những triệu chứng ngoại biên xuất hiện như những vấn đề thận hay thần kinh. Ta càng tiến tới trong thời gian, những triệu chứng dạng viêm càng nhiều “, bà đã tóm tắt như vậy.
Xét nghiệm máu, điện tâm đồ, scanne ngực, xét nghiệm PCR và huyết thanh âm tính…mặc dầu nhiều thử nghiệm đã được thực hiện nhưng những triệu chứng bệnh của Nicolas đến nay vẫn không được giải thích.(Arnais Enet-Andrase, Paris, 27/5, bị Covid-19 từ hơn 80 ngày)
Vài bệnh nhân đã có thể thấy một chẩn đoán được đưa ra, dựa trên một phần của những triệu chứng của họ. Đó là trường hợp của Anais Enet-Andrade, bị bệnh từ gần 80 ngày và thầy thuốc chuyên khoa tim đã phát hiện một viêm ngoại tâm mạc (péricardite). Từ đó, nữ vận động viên thể thao parisienne 35 tuổi này theo một điều trị và quan sát thấy rằng tim nhịp nhanh bộc phát trước đó, “đã dừng lại từ vài tuần nay”. Ngược lại, người bạn đường, mà căn bệnh đã biểu hiện 25 ngày sau Anais, ” không có gì hết về phương diện lâm sàng, vậy không có điều trị, tuy vậy đôi khi ông ta cảm thấy phổi bốc lửa (poumons en feu). Thật là làm hoang mang và gây thất vọng.
Người phụ nữ trẻ, phụ trách một projet trong một association, cũng phản nàn sự thiếu theo kèm của những người của Covidom. Plate-forme này cho phép một sự theo dõi từ xa (un suivi à distance), mỗi ngày và tự động hóa, của những bệnh nhân không cần nhập viện. Chính cô đã được theo kèm đến tận ngày 30 ” và rồi một sớm một chiều không có gì hết nữa. Khi tôi bị một tái phát vào ngày 135, tôi đã nhiều lần thử tiếp xúc với họ, nhưng vô ích “. Đối với những bệnh nhân này, những consultations post-Covid bắt đầu được thiết đặt, như ở bệnh viện la Pitié-Salpetrière (Paris) hay ở bệnh viện Bắc Marseille.
Ngày 24/5, Virginie đã phải bị tái nhập viện vì đau rất dữ dội ở cẳng chân. Hai ngày sau, chẩn đoán được phán : ” hội chứng loại fibromyalgie liên kết với một syndrome antiphospholipidique post Covid-19 không thrombose “. Virginie không có điều trị đặc hiệu bởi vì fibromyalgie là một căn bệnh không được biết rõ, nhưng được kê đơn một thuốc chống đâu. ” Tôi rất nhẹ nhõm khi biết tại sao tôi đã có những triệu chứng đau như dao đâm trong các cẳng chân “, bệnh nhân 40 tuổi đã thều thào như vậy. Xét nghiệm huyết thanh của Virginie là dương tính.
MỘT SỰ BẤT LỰC.
Đứng trước những triệu chứng đa dạng như thế, các thầy thuốc thú nhận một sự bất lực, mò mẫm với những điều trị. Vài bệnh nhân được điều trị với corticoides hay những antihistaminique, những bệnh nhân khác ra khỏi phòng khám chỉ với paracétamol và các vitamine. ” Vài thầy thuốc kê đơn những thuốc hướng thần (psychotrope) : họ cho những thuốc giải ưu với một khả năng gây nghiện mạnh hay những thuốc ngủ, kể cả cho những người trong tình trạng yếu kém”.
Sự không chắc chân sinh ra, nếu không stress postraumatique, tối thiểu những đợt trầm cảm và đau khổ cá nhân.
(LE MONDE 1/6, 2/6/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 544 : bài số 7
6/ TẠI SAO CORONAVIRUS GÂY BỆNH ?
Trong khi những người bị nhiễm bởi SARS-CoV-2 có những triệu chứng trung bình, những hội chứng suy kiệt hô hấp (syndrome de détresse respiratoire) có thể xuất hiện. Những cơ chế, nhờ chúng virus lan tràn trong cơ thể, những đáp ứng miễn dịch phức tạp và những biến thiên giữa các cá thể giải thích những khác nhau này.
Điều đó đã xảy ra cách nay 4 tháng. Đã. Chỉ. Ngày 31/12, văn phòng trung quốc của OMS nhận thông báo về 27 trường hợp viêm phổi có nguồn gốc không được biết rõ, mới xuất hiện ở Vũ Hán, trong tỉnh Hồ Bắc. Tác nhân gây bệnh được nhanh chóng phân lập và génome của virus được séquencé trong những phòng thí nghiệm trung quốc. Ngày 9/1, giới hữu trách y tế trung quốc thông báo rằng đó là một coronavirus, bà con với những virus đã gây nên, cách nay vài năm, hai báo động y tế liên quan đến những viêm phổi không điển hình : SARS-CoV, coronavirus đã tấn công 5 lục địa, từ giữa 11/2002 đến 7/2003, và đã gây nên một dịch bệnh Sras (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), chịu trách nhiệm 774 tử vong (phần lớn ở Trung Hoa lục địa và ở Hồng Kông). Và MERS-CoV, từ khi xuất hiện năm 2012 ở Trung Đông, đã gây gần 860 tử vong trong vùng này, chủ yếu ở Arabie saoudite. Séquence của coronavirus chủng mới này được đặt dưới quyền sử dụng của cộng đồng khoa học quốc tế ngày 12/1 2020. Trước hết được gọi là 2019-nCoV, sau đó ngày 11/2 được chính thức đặt tên SARS-CoV-2 bởi Comité international de taxonomie des virus.
Phần lớn những người bị nhiễm bởi SARS-CoV-2 chỉ phát triển những triệu chứng “vừa phải” (đi từ đau đầu đến sốt cao với mệt mỏi dữ dội), thậm chí rất ít triệu chứng đến độ họ không được nhận biết. Nhưng, vì lẽ năng lực khuếch tán của virus, căn bệnh mà nó gây nên, được gọi là Covid-19, đã gây nhiều tử vong hơn nhiều những viêm phổi được gây nên bởi SARS-CoV và MERS-CoV. Ở Pháp, vào lúc chúng tôi ra báo, số lượng những tử vong vượt quá 20.000 người, một bilan nặng hơn canicule 2003 hay những dịch bệnh cúm hàng năm. SARS-COV-2 làm chúng ta bị bệnh, hay không, như thế nào ?Kiến thức về virus chủng mới đã tiến triển nhanh chóng, đặc biệt dựa trên những dữ liệu có được trong dịch bệnh Sras. Như tất cả coronavirus, SARS-CoV-2 có một génome được cấu tạo bởi một nhánh ARN duy nhất, dài khoảng 30.000 nucléotide. Génome này được vây quanh trong một hạt virus (particule virale) có dạng đặc biệt : một hình cầu được dựng lên bởi những chỗ gồ. Được gọi là Spike, protéine tạo thành những chỗ gồ này đóng một vai trò thiết yếu : nhờ nó, virus gắn vào những tế bào đích của nó. Nhưng, để virus đi vào, sau khi gắn vào tế bào, Spike phải chịu một biến đổi nhỏ, bị cắt bởi một enzyme cũng nằm ở bề mặt của tế bào đích.
PHẠM VI MŨI HỌNG
Một cách rất nhanh chóng, sự so sánh giữa génome của coronavirus chủng mới và génome của hai coronavirus trước, phát hiện rằng protéine Spike của SARS-CoV-2, mặc dầu khác với protéine của SARS-CoV (chuỗi các acides aminés của nó chỉ giống hệt 76%), gắn vào cùng thụ thể (récepteur) : một phân tử được gọi là ACE2, mà ta biết rằng nó được biểu hiện trong những phế nang phổi, các động mạch, tim, thận hay niêm mạc ruột. Ngoài ra, nhiễm bởi SARS-CoV-2 qua cùng men cắt (enzyme coupeuse), được gọi là TMPRSS2. Và có lẽ một enzyme khác, furine. Những dữ liệu này không những mang lại những hướng phân tử để phong bế virus. Chúng cũng góp phần để hiểu bệnh lý Covid-19. Thí dụ phải chăng trước hết có một nhiễm của các đường hô hấp “cao” (voies respiratoires hautes), rồi các đường hô hấp “thấp” (voies respiratoires basses) ? Hôm nay thiếu những dữ liệu tạm thời. Ngược lại, một chùm yếu tố chỉ rằng SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm niêm mạc hô hấp của phạm vi mũi họng, điều này đã không được phát hiện đối với SARS-CoV, và còn ít hơn đối với MERS-CoV, chỉ tấn công những vùng sâu của đường hô hấp.
Trong số những yếu tố này có một công trình nghiên cứu, được thực hiện trên một nhóm những bệnh nhân được gọi là ” groupe de Munich”, thuộc những người bị nhiễm đầu tiên hết ở Đức. Trong tạp chí Nature, kíp nghiên cứu Berlin-Munich của Christian Drosten và Clemens Wendtner báo cáo đã phát hiện sự tăng sinh và sự bài xuất của các hạt virus gây nhiễm (particule virales infectieuses) trong vùng mũi họng, không chỉ trong các chất bài xuất do ho, từ những vùng sâu hơn, như đó là truong hợp của SARS-CoV. “Coronavirus chủng mới không cần đi đến tận phối để tăng sinh, điều này càng làm cho nó có khả năng truyển hơn”, Christian Drosten đã nhấn mạnh như vậy trong một thông báo về chủ đề này.
Những dữ liệu sinh lý này được xác minh bởi những kết quả rất mới đây có được trong khung cảnh Human Cell Atlas (HCA) được khởi động năm 2016 với mục tiêu kiểm kê và mô tả tất cả cả loại te bào của cơ thể người, bằng cách lập một profil di truyền và phân tử. Là giám đốc nghiên cứu CNRS ở Viện dược học phân tử và tế bào của đại học Cote d’Azur, Pascal Barbry là một trong 4 coordinateur của volet Poumon của HCA. ” Những năm qua, chúng tôi đã tạo một cơ sở các dữ liệu của tất cả các gène được biểu hiện đối với mỗi loại tế bào mà ta tìm thấy từ mũi đến tận nhánh thứ 11 của cây phế quản, ông đã giải thích như vậy. Khi được công bố những bài báo đầu tiên gợi ý rằng SARS-CoV-2 tác động qua ACE2 và TMPRSS2, chúng tôi tức thời đã tìm kiếm xem vài tế bào biểu mô của niêm mạc hô hấp có cùng biểu hiện một cách đáng kể hai phân tử này không. Và chúng tôi đã phát hiện một tín hiệu, không mạnh lắm nhưng rất rõ, ở các tế bào tiêm mao và những tế bào tiết niêm dịch của xoang mũi.
BÃO MIỄN DỊCH (ORAGE DE CYTOKINES).
” Sự tập trung của các yếu tố đến độ tôi tin chắc rằng cửa vào (porte d’entrée), nơi tăng sinh nguyên phát của virus, đó là xoang mũi, Mustapha Si-Tahar, giám đốc nghiên cứu Inserm ở Centre d’étude des pathologies respiratoires, đại học Tours, đã nói như vậy. Vả lại điều đó rất có thể chấp nhận được, khi ta thấy tỷ lệ khá thấp những người bị nhiễm có những triệu chứng phổi nghiêm trọng.” Cùng với Christophe Paget, ông ta đặc biệt hơn chịu trách nhiệm équipe Inserm Infection respiratoire et immunité. Cả hai nhấn mạnh rằng chúng ta còn chưa biết rõ lắm diễn tiến của đáp ứng miễn dịch trong bối cảnh của Covid-19. Nhưng nếu nhiễm trùng bắt đầu trong niêm mạc mũi, thì đáp ứng miễn dịch cũng vậy.Cũng như đối với mọi nhiễm trùng, trước hết đó là một đáp ứng miễn dịch được gọi là “bẩm sinh” (réponse immuniataire innée), nghĩa là không đặc hiệu đối với tác nhân gây bệnh, được thiết đặt do phản ứng trực tiếp của những tế bào bị nhiễm. Thật vậy, tất cả những tế bào của cơ thể được trang bị bởi những “capteurs”, ngoại tại hay nội tại, có năng lực nhận biết những motif moléculaire d’alerte. Một cách điển hình, trong trường hợp một virus ARN chỉ một sợi như SARS-CoV-2, sợi ARN viral sẽ được nhận biết bởi các capteur trong tế bào, được gọi là TLR7 hay RIG-I. Điều đó nhiên hậu dẫn đến sự phát sinh một cascade de molécules ; những phân tử này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh : những interféron có tác dụng trực tiếp chống virus, những cytokine khác kéo đến tại nơi nhiễm trùng những tế bào miễn dịch có khả năng tiêu hủy những tế bào bị nhiễm và những yếu tố sửa chữa mô (facteurs de réparation tissulaire). Một cách song hành, một đáp ứng được gọi là “thích nghi” (réponse adaptive) cũng được phát khởi, đáp ứng đặc hiệu cho tác nhân gây bệnh, nhưng chậm xuất hiện hơn. Đáp ứng này bao gồm sự kích hoạt những tế bào lympho T và B, khi đó trở nên có khả năng nhận biết một cách đặc hiệu kháng nguyên nào đó của kẻ lạ. Thí dụ, những tế bào lympho B được kích hoạt sẽ biệt hóa thành những tương bào (plasmocyte) sản xuất các kháng thể. ” Rằng đáp ứng thích nghi (réponse adaptive) này được khởi động trong một nhiễm trùng bởi SARS-CoV-2, đó là chắc chắn, Christophe Paget đã định rõ như vậy. Ngược lại, vào lúc này, ta không biết gì hết về tính hiệu quả của nó, và còn ít hơn thời gian đáp ứng của nó.”
Ta cũng không biết tại sao, ở vài người, nhiễm virus xảy ra ở phần sâu của phổi (poumon profond). Phải chăng, từ xoang mũi, nó lan xuống phổi, vì không có một đáp ứng miễn dịch đủ hiệu quả ở xoang mũi ? Hay ở những người này, virus đi đến phổi ngay từ lúc bắt đầu ? Ta không biết điều đó. Ngược lại, điều mà ta biết, đó là lý lịch của những tế bào bị nhiễm : những pneumocyte loại II, một trong hai loại tế bào bọc các phế nang phổi, và biểu hiện phân tử ACE2.
Sự nhiễm của những pneumocyte này cũng phát khởi một đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (réponse immuniataire innée), một mặt do phản ứng của những tế bào bị nhiễm, nhưng cũng do sự hiện diện của những tế bào của miễn dịch bẩm sinh đặc hiệu của các phế nang : những đại thực bào phế nang, những tác nhân quan trọng phát hiện kẻ lạ. Sự thương tổn chức năng hô hấp tùy thuộc những tổn hại gây nên ở những tế bào phế nang, vậy vào sự toàn vẹn của các phế nang. Những tổn hại này không chỉ gây nên bởi virus.Virus chuyển hướng bộ máy tế bào để có lợi cho nó, như thế làm suy yếu những tế bào bị nhiễm. Những tổn hại này một phần cũng do phản ứng viêm, được phát khởi để chống lại virus, điều này có hại cho chính những tế bào.
PHẢN ỨNG VIÊM CƠ THỂ CÓ THỂ HĂNG TIẾT LÊN MỘT CÁCH CÓ HẠI
Thế mà, qua một giai đoạn phá hủy mô nào đó, phản ứng miễn dịch này lồng lên (điều mà ta gọi là bão miễn dịch : orage cytokinique), dẫn đến sự tích tụ của các mảnh vỡ và dịch trong các phế nang và sự dày lên của mô kẽ ngăn cách chúng với các mao mạch máu. Điều này ngăn cản mọi oxygénation của máu và mọi sự thải của CO2. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị SDRA (syndrome de détresse respiratoire aigu : hội chứng suy kiệt hô hấp cấp tính), điều này cần nội thông khí quản và thông khí nhân tạo, hay ngay cả ECMO (mise sous oxygénation extracorporelle).ÉTUDES DE COHORTE
Làm sao vài bệnh nhân lại chuyển qua tình trạng này (orage de cytokines), trong khi những bệnh nhân khác lại thoát nó ?
Để hiểu điều đó và cải thiện sự điều trị các bệnh nhân, rất nhiều khoa hồi sức Pháp góp phần từ 19/3 vào sự tạo một cơ sở các dữ liệu của những bệnh nhân Covid-19, theo sáng kiến của réseau européen de recherche clinique en ventilation artificielle (Reva).” Chúng tôi tập trung những dữ liệu liên quan đến những bệnh nhân lúc nhập viện (tuổi, giới tính, chỉ số khối lượng cơ thể (IMC), bệnh đái đường, cao huyết áp…), những cách thức điều trị, và những dữ liệu đặc trưng tiến triển của các bệnh nhân, Alexandre Demoule, truong service de médecine intensive-réanimation) của bệnh viện la Pitié-Salpêtrière, Paris, và thành viên của hội đồng khoa học Reva, đã giải thích như vậy. Vì đó là những biến số được ghi lại bởi các khoa hồi sức, nên nhiên hậu chúng tôi đã có thể thu hồi nhiều dữ liệu, và registe đã gồm có hơn 2000 bệnh nhân.
Một cohorte cỡ này, với một sức mạnh thống kê mà nó mang lại, cũng sẽ cho phép phân biệt tốt hơn những yếu tố nguy cơ phát triển một SDRA. Thí dụ, có phải những người đàn ông có nguy cơ hơn những người đàn bà bị một thể nặng, như toàn bộ những dữ liệu nhập viện và tử vong có thể, thoạt nhìn, khiến nghĩ đến điều đó ? Béo phì phải chăng không những là một yếu tố nguy cơ, mà còn là yếu tố chủ yếu dẫn đến phát triển một SDRA ? Chỉ có loại công trình nghiên cứu tầm cỡ này mới có thể cho phép biết rõ ràng đích xác.
Theo cùng cách, chỉ những étude de cohorte mới có thể cho một câu trả lời trung thực về động lực (cinétique) của nhiễm trùng (tính hiệu quả và thời gian) của đáp ứng miễn dịch. Ở Pháp, dự án French Covid-19 từ giữa tháng ba đã bắt đầu tuyển mộ những bệnh nhân nhập viện. Đối với mỗi bệnh nhân, sự lấy những mẩu nghiệm mũi họng được thực hiện vào những lúc khác nhau của căn bệnh để theo dõi cinétique virale và những xét nghiệm máu (test sérologique) được thực hiện mỗi hai ngày cho đến giai đoạn dưỡng bệnh (phase de convalescence), rồi một tháng, ba tháng, và sáu tháng sau (để đánh giá đáp ứng miễn dịch). Một volet géntique cũng nhằm nhận diện tính nhạy cảm phát triển một thể nặng của bệnh. Mục tiêu ? Góp phần vào kiến thức về căn bệnh trong khung cảnh của dịch bệnh này, nhưng cũng…dự kiến cho trận dịch sắp đến.SARS-CoV-2 TẤN CÔNG HỆ HÔ HẤP
(1). Coronavirus SARS-CoV-2 gây nhiễm niêm mạc mũi và mũi họng. Điều đó phát khởi một phòng vệ miễn dịch được gọi là bẩm sinh (innée) : những tế bào bị nhiễm phóng thích những phân tử (cytokines chimiuokines). Những phân tử này lôi kéo những tế tế bào miễn dịch (những đại thực bào, những tế bào đa nhân trung tính, những bào lympho NK) có nhiệm vụ loại bỏ chúng bằng phá hủy trực tiếp hay phóng thích những chất khác nhau. Đó là phản ứng viêm. Phòng vệ đầu tiên này cũng phát khởi sự thiết đặt một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, dẫn đến sự sản xuất những kháng thể.
(2). Đi theo đường khí, SARS-CoV-2 có thể đến gây nhiễm phần sâu của phổi, ở các phế nang phổi, ở đây được thực hiện những trao đổi khí giữa khí và máu. Một viêm phổi bắt đầu.
(3). Virus gây nhiễm những pneumocyte loại II, nhưng nó được phát hiện bởi những đại thực bào đặc hiệu của các phế nang, góp phần phát khởi đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (réponse immunitaire innée). Ở vài người, nhiễm virus bị dập tắt. Ở những người khác, nhiễm trùng gia tăng, với khó thở rất rõ rệt.
(4). Đôi khi, hệ miễn dịch phản ứng quá mức, và viêm phá hủy các tế bào và mô đến độ các phế nang đầy những mảnh vỡ, dịch, máu. Mô ngăn cách các phế nang và mạch máu dày lên và cứng lại. Ở giai đoạn này, phổi không thể làm tròn vai trò của chúng. Đó là hội chứng suy kiệt hô hấp cấp tính (syndrome de détresse respiratoire aigue).
(LA RECHERCHE 5/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 548 : bài số 5 (orage cytokinique)
– TSYH số 550 ; bài so 5
7/ CORONAVIRUS : MIỄN DỊCH CHÉO BỊ XÉT LẠI
Sự nhiễm bởi coronavirus mùa không bảo vệ trẻ em chống lại Covid-19
Những nhiễm bởi coronavirus saisonnier, thường gặp và chịu trách nhiệm những cảm cúm mùa đông (rhume hivernal), phải chăng chúng có thể góp phần bảo vệ chống lại SARS-CoV-2 ? Một công trình nghiên cứu của Pháp, được thực hiện trên một quần thể 775 trẻ em, trả lời không cho câu hỏi tái diễn về một miễn dịch chéo này. Những kết quả của công trình PED-Covid này, được thực hiện bởi Isabelle Sermet-Guadelus (Inserm, Assistance publique-Hopitaux de Paris), đã được công bố trước, ngày 30/6, trên site MedRxiv. Theo dòng đại dịch, mới rõ rằng những người trẻ dường như ít bị ảnh hưởng hơn những người lớn, và chủ yếu có ít những thể nặng hơn của bệnh, do đó giả thuyết một bảo vệ chéo (protection croisée), được mang lại bởi 4 coronavirus saisonnier, mà mỗi virus được tiếp xúc ngay từ thời thơ ấu. Một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ, được công bố bởi tạp chí Cell, mới đây đã mang lại những luận cứ thuận lợi cho tính miễn dịch chéo này, khi cho thấy rằng 50% những người đã không từng tiếp xúc với SARS-CoV-2, có những tế bào lympho T4 nhận biết virus này.
Những nhà nghiên cứu Pháp đã đề cập vấn đề dưới góc độ của sự bảo vệ mà một nhiễm trước bởi coronavirus saisonnier mang lại, được phát hiện bởi sự hiện diện của các kháng thể của chúng. Họ đã tạo một cohorte 775 trẻ em, từ O đến 18 tuổi, đi khám hay được nhập viện từ 1/4 đến 1/6, vì một lý do khác với một Covid-19. Ếtude transversale cũng đã đưa vào 36 bệnh nhân trẻ với một hội chứng viêm nhiều hệ (syndome inflammatoire multisystémique), một bệnh cảnh tương tự với bệnh Kawasaki có thể được liên kết với nhiễm bởi Sars-CoV-2. Trong quần thể này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những kháng thể chống lại virus mới này và chống lại 4 coronavirus saisonnier.
Kết quả, 10% đến 15% các trẻ em có một huyết thanh dương tính đối với SARS-CoV-2. Đó là một tỷ lệ có thể so sánh với tỷ lệ được quan sát mới đây bởi équipe của Robert Cohen, trong một công trình nghiên cứu trên 600 trẻ em được theo dõi bởi một pédiatre libéral. Như trong những séries pédiatriques khác, nhiễm thường ít ổn ào, thậm chí không được nhận thấy : gần 70% những trẻ em này đã không bao giờ có những triệu chứng gợi ý. Trong hơn một nửa các trường hợp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những kháng thể được gọi là “trung hòa” (anticorps neutralisant)” : ” Điều đó có nghĩa rằng chúng vô hiệu hóa virus trong phòng thí nghiệm, nhưng, về mặt lâm sàng, người ta không biết nồng độ nào cho phép phòng ngừa một nhiễm trùng mới “, giáo sư Sermet Gaudelus, pédiatre ở bệnh viện Necker và tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu đã nói như vậy.
NHỮNG CÂU HỎI CHƯA GIẢI QUYẾT
Cái mới chủ yếu của công trình này là ở chỗ nó chứng minh sự vắng mặt của miễn dich chéo giữa các coronavirus. Những kháng thể chống lại 4 coronavirus saisonnier đã được tìm thấy ở 70% đến 100% những trẻ em này, một cách tương tự giữa những trẻ huyết thanh âm tính hay dương tính đối với SARS-CoV-2, dầu cường độ của các triệu chứng như thế nào. Kết quả gợi ý rằng những nhiễm bởi coronavirus saisonnier không mang lại sự bảo vệ chống coronavirus chủng mới cũng không làm dễ sự nhiễm.
Một điều chứng thực không làm ngạc nhiên M. Eloit. ” Những miễn dịch chéo bảo vệ (immunité croisée protectrice) giữa virus của các loài khác nhau, ngay cả của cùng một họ, là ngoại lệ, nhà chuyên gia virus học đã nhấn mạnh như vậy. Nếu coronavirus chủng mới hoạt động như những coronavirus saisonnier, lưu hành mặc dầu mức miễn dịch quần thể (immunité populationnelle) rất cao được cho thấy trong công trình nghiên cứu, sự quan sát này đặt câu hỏi về năng lực của quần thể đạt một mức miễn dịch đủ để ngăn cản sự tái xuất hiện đều đặn của bệnh.” Nói một cách khác, SARS-CoV-2 có thể còn ở lâu dài.
Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải quyết : nếu không có miễn dịch chéo, một nhiễm virus đầu tiên mang lại mức bảo vệ nào và trong thời gian bao lâu ? ” Chúng ta sẽ có những yếu tố để trả lời với những étude de cohorte, và những thử nghiệm tiêm chủng ở những động vật linh trưởng “, M.Eloit đã trả lời như vậy. Cohorte d’enfants sẽ được theo dõi để đo lường tiến triển trong thời gian của các kháng thể và của miễn dịch tế bào.
(LE MONDE 8/7/2020)
8/ MIỄN DỊCH : HƯỚNG CỦA CÁC KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG (ANTICORPS MONOCLONAUX).
Tính miễn dịch liên kết với virus có lẽ rộng hơn điều mà người ta nghĩ. Một phương pháp đổi mới, sử dụng những kháng thế trung hòa (anticorps neutralisant) mạnh, gây hy vọng.
Trong khi cường độ của đại dịch giảm dần ở châu Âu, duy trì ở Hoa Kỳ, sôi nổi ở châu Mỹ latin và dường như dội ngược ở châu Á, câu hỏi về khả năng miễn dịch mang lại cho 8 triệu người vào lúc này trên thế giới, đã sống sót sau khi bị mắc Covid-19 (450.000 người chết) trở nên một chủ để hàng đầu : họ sẽ được bảo vệ trong thời gian bao lâu ? Họ có thể bị lây nhiễm trở lại không ? Một vaccin phải nhắm loại bảo vệ nào ?
Ta phân biệt hai loại miễn dịch quan trọng : miễn dịch bẩm sinh (immunité innée) và miễn dịch thích nghi (immunité adaptive). Miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ (ligne de défense) đầu tiên, trong đó can thiệp những hàng rào vật lý (da, niêm mạc), hóa học (các chất tiết, niêm dịch), những tế bào bộ binh (cellules fantassins) (đại thực bào, những bạch cầu trung tính), sẽ chống lại kẻ xâm lược, những tế bào được gọi là dendritique, có vai trò nhận diện một cách hoàn hảo kẻ xâm lược trong trường hợp nó trở lại, và những protéine nhỏ (cytokine), kích thích những đội quân miễn dịch (troupe immunitaire). Miễn dịch thích nghi là miễn dịch làm chúng ta quan tâm ở đây. Vai trò của nó là bảo vệ cơ thể nếu kẻ thù tấn công lần nữa. Nó có hai dạng bổ sung cho nhau : thể dịch (humorale) và tế bào (cellulaire). 1. Dạng thể dịch (forme humorale) sản xuất những kháng thể (immunoglobuline), vô hiệu hóa kẻ xâm lăng từ những bạch cầu được gọi là những tế bào lympho B. 2. Dạng tế bào (forme cellulaire) với sự cần thiệp những bạch cầu khác, những tế bào lympho T, có thể là cytotoxique (CD8+), nghĩa là tueur, sứ mệnh của chúng là tiêu diệt những tế bào bị nhiễm, hay régulateur (CD4+), điều hợp và điều khiển những tấn công của CD8+.
Ở người, miễn dịch thích nghi (immunité adaptive) sau nhiễm trùng bởi một coronavirus là khá thay đổi : các kháng thể liên kết với đại dịch của Sras-CoV vào năm 2002-2004, rất hung dữ nhưng quy mô nhỏ (8096 những người bị nhiễm trong 30 nuớc, 774 tử vong) đã tồn tại khoảng 3 năm ở những người sống sót. Những kháng thể liên kết với những coronavirus gây những cảm cúm hiền tính chỉ tồn tại vài tháng. Dường như rằng những kháng thể liên kết với Covid-19 trở nên trung hòa kém (faiblement neutralisant) sau một thời gian thay đổi từ 3 tuần đến 3 tháng. Những xét nghiệm huyết thanh (test sérologique), mà độ tin cậy không hoàn hảo lắm (có nhiều âm tính giả), chỉ liên quan miễn dịch thể dịch (immunité humorale) (sự hiện diện hay không của các kháng thể).
THẾ CÒN MIỄN DỊCH TẾ BÀO ?
3 équipe Hoa Kỳ, thành viên của Centers for Disease Control and Prevention, đã phát hiện, ở 20 người trưởng thành Covid-19 dương tính, không được nhập viện và các mẫu nghiệm máu đã được khảo sát 20 đến 35 ngày sau lúc bắt đầu các triệu chứng, sự hiện diện của CD8+ và một đáp ứng quan trọng CD4+, 50% chống lại protéine Spike (cho phép virus đi vào trong các tế bào), và 50% chống lại những protéine khác của những kháng nguyên của nó. Miễn dịch tế bào có thể bền hơn miễn dịch thể dịch. Tin vui khác : trên những mẫu nghiệm của những người lành mạnh được thu thập giữa 2015 và 2018, trước khi xuất hiện Covid-19, cùng những nhà nghiên cứu này đã khám phá rằng một nửa những người này có CD4+ cũng chống lại Spike của Sars-CoV-2. Điều này gợi ý sự hiện diện của miễn dịch chéo (immunité croisée), làm cho những nhiễm trùng cũ, do coronavirus thông thường (những cảm cúm đơn giản), có thể bảo vệ một phần không nhỏ của quần thể chống lại virus hiện nay. Do đó cũng có khả năng một miễn dịch nhóm (immunité de groupe), yếu tố làm bất hoạt những dịch bệnh, có thể đạt được nhanh hơn dự kiến.
Người ta nghĩ gì về nguy cơ tái nhiễm trong thời gian ngắn hạn ? Người ta nói nhiều về điều đó nhưng không một chứng cớ xác thực nào hiện nay bảo vệ thèse này. Còn câu hỏi : ” Phải chăng Covid-19 có thể vẫn tiềm tàng trong cơ thể trong những bễ chứa tế bào (réservoirs cellulaires) ? ” Câu trả lời là “không”, bởi vì sự kiện này và sự kiện của các virus ADN, trong khi kẻ thủ của chúng ta là một virus ARN
HY VỌNG VỀ NHỮNG KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG TRUNG HÒA MẠNHBằng cách sử dụng một phương pháp cải tiến, cho phép phân tích về phương diện di truyền các tế bào lympho B phát xuất từ 60 bệnh nhân được chữa lành Covid-19, kíp của giáo sư Sunney Xie, nhà hóa học hoa kỳ gốc trung quốc nổi tiếng, giám đốc của Centre d’innovation avancée en génomique ở đại học Bắc Kinh, đã có thể nhận diện 14 kháng thể vô hiệu hóa thụ thể ACE2, được nhắm bởi virus để đi vào trong những tế bào người. Một trong những kháng thể, BD-368-2, rất mạnh, được tiêm vào những con chuột bị nhiễm, làm giảm 2500 lần charge virale ! Được tiêm vào những con chuột bình thường, nó bảo vệ chúng chống lại Covid-19. Những công trình nghiên cứu ở người sẽ bắt đầu. Trong lúc chờ đợi (12 đến 18 tháng) một vaccin mang lại một miễn dịch thể dịch hay tế bào hay cả hai, kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonal) có thể được sản xuất với quy mô lớn, có để sử dụng vào mùa đông đến và được cho để phòng ngừa và điều trị ! Điều đó tốt hơn là huyết tương (plasma) từ những bệnh nhân lành bệnh. Huyết thanh dường như hiệu quả nhưng không phải là một kỹ thuật có thể áp dụng khắp nơi.
(PARIS MATCH 25/6-1/7/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 547 : bài số 3
– TSYH số 546 : bài số 5, 6, 7, 8
9/ HYDROXYCHLOROQUINE : GOLIATH CONTRE DAVID, HỒI I : NHỮNG KẺ GIÈM PHACovid-19 đã phát hiện giữa thanh thiên bạch nhật hai thế giới khoa học đối đầu nhau, hai phe chia rẽ công luận ngang nhau : những kẻ dèm pha và những người ủng hộ hydroxychloroquine.
Những “anti” được đại diện một cách mạnh mẽ bởi những cơ quan lớn như OMS hay, ở Hoa Kỳ, NIAID (National Institute of Allergy and Infectious Disease) cũng như FDA (Food and Drug Administration), đó là chỉ kể nhưng cơ quan ảnh hưởng nhất.Chúng ta hãy nhắc lại vài sự kiện : Tedros Adhanom Ghebreyesus (“docteur” TAG), rất bị tranh cãi và rất chính trị, gốc éthiopie, giám đốc OMS từ tháng 7/2017, đã từng là đối tượng của một thỉnh nguyện thư trên mạng (pétition en ligne), đã vượt quá 1 triệu chữ ký : thỉnh nguyện thư yêu cầu ông ta từ chức tức khắc vì không có năng lực trong chức trách của mình và vì đã đánh giá thấp nguy cơ đại dịch lúc bắt đầu, điều này, ngoài châu Á, là nguyên nhân của một sự chậm trễ đáng kể trong sự thực thi những biện pháp phòng ngừa chống virus. Theo lời yêu cầu của 116 nước, một cuộc điều tra mới đây đã được mở ra về sự quản lý tồi cuộc khủng hoảng của Dr TAG. Người ta cũng đặt TAG biệt hiệu “con rối trung quốc”. Trong khi khắp hành tinh trỏ vào những sự giấu diếm của chế độ Tập Cận Bình về dịch bệnh đang diễn ra, thì ông ta công khai khen ngợi Trung quốc về ” những biện pháp không tiền khoáng hậu nhằm ngăn chặn sự bùng phát và sự quan tâm về tính minh bạch và bảo vệ dân chúng thế giới “. Điều đó không phải đáng ngạc nhiên : là chủ nợ lớn nhất châu Phi, đổi lại, Trung quốc nhận được một sự tiếp cận ưu tiên các nguyên liệu năng lượng và mỏ của châu Phi. Trung quốc là đối tác thương mãi chính của Ethiopie, nước thứ hai của châu Phi nhận tiền của trung quốc.
Trong chức vụ hiện nay, “bác sĩ” TAG cũng theo lệnh của Fondation Bill et Melinda Gates, trở nên cơ quan xuất vốn quan trọng nhất của OMS từ khi Donald Trump đã quyết định khóa lại sự tham gia của Hoa Kỳ trong tổ chức này. Gần 25% toàn thể ngân sách hàng năm của OMS, xa trước Hoa Kỳ, hôm nay được đảm bảo một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi Fondation Gates. Tổ chức này cũng đã đầu tư (bằng những cổ phần) trong nhiều phòng thí nghiệm, phần lớn của Hoa Kỳ (Bristol-Myers Squibb, Eli Lilly, Johnson & Johnson, MSD, Pfizer) nhưng không chỉ ở Hoa Kỳ (GSK, Sanofi và những công ty khác). Không ngạc nhiên, Fondation Gates Gates hỗ trợ laboratoire Gilead, công ty này bằng mọi giá, muốn thương mãi hóa, mặc dầu những kết quả lâm sàng ít chứng thực, thuốc chống virus rất đắc tiền remdesivir (2300 dollars cho 5 ngày điều trị). Gilead cũng tìm cách tối đa hóa cổ phần của mình trong Bourse trước khi, sắp tới, laboratoire AstraZeneca kết hợp với nó cho một số tiền từ 250 đến 275 tỷ dollars. Mọi sự chứng minh tính hiệu quả của hydroxychloroquine lên Covid-19 có hại cho Gilead và, một cách tổng quát, cho những vaccin và thuốc, được bào chế bởi một consortium de mastodontes pharmaceutiques, với chúng Fondation Gates đã ký kết những thoả thuận (thí dụ AstraZeneca và Gilead). NIAID, được điều khiển từ năm 1984 bởi BS Anthony Fauci, và FDA (cơ quan quyết định đưa ra thị trường các loại thuốc ở Hoa Kỳ) là những kẻ thù hung dữ khác của HCQ, các lợi ích Hoa Kỳ bắt buộc.
Trong những bài báo trước (Hydroxychloroquine victime d’un complot) chúng tôi đã tố cáo những étude méthodiquement biaisée, từ tháng tư, đã được công bố trong những tạp chí khác nhau để làm HCQ mất uy tín. Tất cả những nguồn tài trợ đã hỗ trợ cho những étude này dẫn đến những tác nhân và những mối liên hệ lợi ích kể trên. Hai trong số những étude đã gây tai tiếng bởi vì su gian lận là quá lớn. Chúng đă phải được rút ra khỏi “Lancet” và “New England Journal of Medicine”, hai tạp chí uy tín mà những động cơ hay những lợi ích thật sự dường như không liên quan gì đến khoa học. Chiến lược của những tài liệu xuất bản này là đơn giản : hãy gieo sự nghi ngờ, sẽ vẫn luôn luôn còn lại cái gì đó. Nhưng tệ hại hơn : trong khi HCQ phải được cho vào những giai đoạn đầu tiên của nhiễm trùng để làm giảm charge virale, thì 3 công trình nghiên cứu quy mô rất lớn, được chỉ đạo bởi OMS, lần lượt được gọi là Solidarity, Recovery và Remap-Cap, đã cho hay đang cho HCQ ở những bệnh nhân ở một giai đoạn muộn và với những liều cao hay độc, tiềm năng gây chết người : 2400 mg liều tấn công trong Recovery và Remap-Cap. Đó là 4 lần hơn liều tối đa được cho phép bởi cơ quan dược phẩm Pháp (ANSM) và hơn liều độc (dose toxique) (nguy cơ rối loạn nặng nhịp tim) đòi hỏi một sự nhập viện tức thời. Với Remap-Cap, tập trung vào những bệnh nhân được điều trị bằng máy thở, ta chuyển qua sự ghê sợ : HCQ có thể được cho với sự đồng ý của các bệnh nhân hay khi họ không còn sức, nếu cần bằng ống thông dạ dày. Để làm dễ một kết cục tử vong và sau đó để buộc tội HCQ là nguyên nhân ? Không gì có thể làm dừng lại Goliah mà sức mạnh là vô giới hạn và không chút đắn đo. Tuy vậy, David vẫn luôn luôn còn sống. Xem hồi II trong TSYH số đến.
(PARIS MATCH 23/7-29/7/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 550 : bài số 8
– TSYH số 544 : bài số 7
– TSYH số 542 : bài số 3, 4 (chloroquine)
– TSYH số 541 : bài số 6, 7, 8, 9 (chloroquine)
– TSYH số 538 : bài số 10 (chloroquine)
– TSYH số 536 : bài số 9 (chloroquine)
10. COVID-19 : TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
PHÁP : PARIS THẮT CHẶT NHỮNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG.Thủ tướng đã loan báo hôm thứ sáu 24/7 một loạt các biện pháp để ngăn chặn sự trổi dậy trở lại của dịch bệnh.
Nhất là đừng cho cảm tưởng giảm cảnh giác. Trong khi OMS đã nói, hôm thứ sáu 24/7, “lo ngại” về sự trổi dậy trở lại của dịch bệnh Covid-19 trong vài nước châu Âu, cơ quan hành Pháp muốn cho thấy rằng chính phủ làm tất cả để tránh một tình huống như vậy trên lãnh thổ của mình. Theo một thông báo của Tổng giám đốc y tế (DGS : Direction générale de la santé), được công bố hôm thứ sáu, ” sự lưu hành của virus gia tăng rõ rệt ở Pháp”. ” Chúng ta đã xóa một phần lớn nhưng tiến bộ mà chúng ta đã thực hiện trong những tuần lễ đầu tiên giở bỏ phong tỏa “, GDS đã viết như vậy.” Những chỉ dấu (indicateur) không tốt lắm, một bộ trưởng bình luận như vậy. Với nghỉ hè mọi người buông lỏng, người ta đi chuyến.” Chính những chuyển động này mà chính phủ muốn khống chế trước mùa du lịch. Thủ tướng Jean Castex đã thông báo một loạt biện pháp nhằm ” một sự tăng cường kiểm soát nhưng luồng lưu thông ở những biên giới của chúng ta ”
16 NƯỚC ĐƯỢC XẾP LOẠI “ĐỎ”Thủ tướng Pháp khuyến nghị các kiều dân Pháp ” tránh đi đến Catalogne, ” tại đây tình hình cho thấy những chỉ dấu y tế xuống cấp”, ông đã tuyên bố như vậy nhân dịp đến phi trường Roissy-Charles-de-Gaulle.
Những chủ yếu đối với 16 nước năm ngoài espace Schengen và được xếp loại “đỏ” bởi giỏi hữu trách y tế vì sự lưu hành mạnh của virus trên lãnh thổ của những nước này, mà những điều kiện nhập cảnh được thắt chặt lại. “Đối với những nước này, trong số đó có Hoa Kỳ, Israel, Brésil, Algérie, Thổ nhĩ kỳ hay Ấn Độ, ” biên giới được đóng lại “, thủ tướng Castex đã nhắc lại như vậy. Các du khách buộc phải có một test chứng nhận họ không mang virus để được lên máy bay “. Trong một phi trường như phi trường Roissy, số lượng test lên đến 3000 mỗi ngày. (Le Monde 26 & 27/7/2020)
BỈ : NGỪNG GIỞ BỎ CÁCH LYNhững hạn chế mới đã được áp đặt sau một sự gia tăng mạnh các trường hợp Covid-19, nhất là ở Anvers.
Đối đầu với một sự gia tăng mạnh của số lượng lây nhiễm SARS-CoV-2, nhất là trong vùng Anvers, giới hữu trách Bỉ đã triệu tập một buổi họp khẩn cấp ngày thứ hai 27/7. Họ đã loan báo một loạt những biện pháp mới nhằm phòng ngừa một là sóng thứ hai của dịch bệnh, những thuật ngữ mà những người hữu trách chính trị vẫn còn tránh sử dụng.
” Chúng tôi rất quan ngại “, tuy nhiên thủ tướng Sophie Wilmès đã tuyên bố như vậy trong một buổi họp báo. Bà nói thêm rằng mục đích của bà là tránh “tuyệt đối” một sự phong tỏa toàn thể trở lại, mặc dầu tình hình có thể tiếp tục suy thoái trong thời gian trung hạn, nhất là sau những di chuyển của những người đi nghỉ hè. Dầu sao không còn vấn để tiếp tục kế hoạch giở bỏ cách ly được dự kiến nữa. Ngày 29/7 “bulle sociale” của mỗi người sẽ được giảm từ 15 xuống còn 5 người : không còn vấn đề đối với mỗi hộ gia đình, có, trong một tháng, một tiếp xúc gần với hơn năm người. “Biện pháp là triệt để, nhưng được khuyến nghị bởi các chuyên gia”, David Clarinval, bộ trưởng ngân sách liên bang đã nhấn mạnh như vậy. Số lượng người được cho phép tham gia vào một biến cố ngoài trời được giảm từ 400 xuống 200, và từ 200 xuống 100 nếu diễn ra trong nhà. Sự tiếp cận với các cửa hàng sẽ được giới hạn một người cho mỗi gia đình. Những cuộc họp tư nhân, như một đám cưới, chỉ có thể tập hợp 10 người. Và chính quyền địa phương được yêu cầu hủy bỏ mọi manifestation publique có một nguy cơ. Thủ tướng đã chủ trương trở lại làm việc ở nhà (télétravail) và yêu cầu ý thức của mỗi công dân.Tuy nhiên, người ta ghi chú rằng sự mang khẩu trang, mặc dầu “rất được khuyến nghị”, nhưng không luôn luôn bắt buộc, ngoại trừ trong những hiệu buôn, trong chợ và những nơi tiếp xúc. Ngoài ra, thủ tướng Wilmès đã không nói gì về khả năng đóng cửa biên giới trở lại. Cũng không nói về sự kiểm soát nhiều khách du lịch Bỉ trở về từ nước ngoài, gồm cả nếu như họ đến từ những vùng hay những nước đặc biệt có nguy cơ.
Với khoảng 9800 tử vong (đối với 11,46 triệu dân) và 65.700 lây nhiễm ở giai đoạn này, Bỉ có những lý do thật sự để lo ngại và những dữ liệu mới nhất không có gì làm an lòng : 1952 trường hợp nhiễm được thống kê trong một tuần và một incidence (số những trường hợp mới đối với 100.000 dân) đã đạt 26,4 ở mức quốc gia, nhưng 67,9 trong vùng Anvers.
” Nếu chúng ta ở Đức, Anvers đã bị phong tỏa từ lâu”, phó khoa trưởng y khoa của cua Université flamande de , GS Dirk Devroey, đã xác nhận như vậy. Theo nhiều nguồn tin, thị trưởng thành phố Anvers, Bart De Wever, đã do dự trong việc áp dụng sự phong tỏa cần thiết của vài khu phố, mặc dầu được khuyên bởi nhiều chuyên gia dịch tễ học. Và sự kiểm tra những quy tắc khoảng cách xã hội hầu như không hiện hữu trong thành phố của ông.
Sự việc virus đã lưu hành rộng trong những cộng đồng thổ và do thái chính thống giáo của thành phố đã làm phức tạp sự việc.
Làm sao giải thích sự khởi động trở lại nhanh chóng của dịch bệnh mặc dầu các chuyên gia dự kiến sớm nhất vào giữa tháng chín ? Trước hết các chuyên gia đầu phàn nàn những thiếu sót của chính quyền về mặt communication, nhất là về việc mang khẩu trang. Nhưng những chính sách traçage và test cũng vẫn không rõ ràng. Một biện pháp mới đây, bắt buộc tất cả các bar và hiệu ăn ghi căn cước và địa chỉ của khách hàng, dẫu sao cũng gây sự nghi ngờ. (Le Monde 29/7/2020)
ĐỨC : SỰ TĂNG LÊN TRỞ LẠI CÁC LÂY NHIỄM LÀM ĐỨC LO NGẠIHôm thứ tư 29/7, nước Đức có 684 trường hợp mới Covid-19 chỉ trong 24 giờ.
Đã nhiều tuần nay Lothar Wieler đã không phát biểu với một giọng alarmiste như thế. ” Tiến triển mới đây của các trường hợp Covid-19 là rất đáng quan ngại”, chủ tịch của Viện y tế công cộng Đức Robert Koch, đã tuyên bố như vậy hôm thứ ba 28/7, ở Berlin, trong một cuộc họp báo.” Chúng ta đã thành công ổn định số lượng những lây nhiễm mới trong nhiều tuần, nhưng từ nhiều ngày quachúng ta lại quan sát một sự gia tăng”, ông nói thêm như vậy, mô tả ” hôm nay một dịch bệnh lan tràn rất nhanh”.
Điều chứng thực này là không thể tranh cãi. Từ khi khám phá một ổ lây nhiễm quan trọng trong lò mổ Gutersloh (Rhénanie-du-Nord-Westphalie), ở đây hơn 1500 nhân viên đã có một xét nghiệm dương tính, vào giữa tháng sáu, số những trường hợp mới đã giảm ở Đức, trung bình nằm giữa 200 và 500 mỗi ngày. Nhưng từ mười ngày qua đường cong dịch tễ lại tăng cao trở lại, với một cao điểm 818 trường hợp mới chỉ trong ngày 24/7. Hôm thứ tư 29/7, Viện Robert-Koch đã tính được tổng cộng 684 trường hợp mới trong chỉ 24 giờ.
Theo Viện Robert-Koch, một số lớn những lây nhiễm mới xảy ra gần đây nhất đã xảy ra ” trong những lễ cưới, những fete de famille, những gặp gỡ giữa bạn bè, nhưng cũng ở những nơi làm việc trong những espace communitaire cũng như trong những nhà dưỡng lão và những cơ sở y tế “.
Lý do khác khiến giới hữu trách quan ngại là những người đi nghỉ hè ở nước ngoài trở về.Thế mà dân Đức lại là những người rất ưa chuộng đi nghỉ hè ở nước ngoài.
Hôm thứ hai 27/7, Bộ trưởng y tế Jens Spahn đã loan bảo rằng những test bắt buộc và miễn phí sẽ được áp đặt, ngay tuần đến, cho tất cả những du khách đến từ một vùng được Viện Robert Koch xếp loại “nguy cơ”. Hôm thứ ba 28/7, Bộ trưởng ngoại giao khuyên không nên thực hiện những di chuyển “không thiết yếu” đến những tỉnh của Tây Ban Nha như Aragon, Catalogne và Navarre. Hiện giờ giới hữu trách muốn tin rằng những biện pháp này sẽ đủ để ngăn chặn sự gia tăng mới đây của những lây nhiễm.
” Làn sóng thứ hai đã ở đó ”
Trong một buổi nói chuyện dành cho nhật báo Rheinische Post, ministre-président của Saxe, Michael Kretschmer đã xác nhận ” Làn sóng dịch thứ hai đã ở đó “, số các trường hợp đã gia tăng 60% giữa 13 và 20/7.
” Chúng ta không biết hiện chúng ta ở vào giai đoạn đầu của một làn sóng thứ hai hay không, nhưng đó là điều có thể “, chủ tịch của Viện Robert Koch, thận trọng hơn, đã tuyên bố như vậy. Ông đánh giá rằng tất cả tùy thuộc vào sự tôn trọng, đối với mỗi người, những quy tắc hiện hành, để kềm hãm sự khuếch tán của virus. Về điểm này, ông chủ tịch Viện đã không dấu mối quan ngại của mình, dẫn những kết quả mới nhất của baromètre Cosmos, một điều tra rộng lớn về hành vi của những người Đức trước Covid-19, được thực hiện từ đầu của dịch bệnh, cùng với đại học Erfurt. Trong khi 85% đến 90% những người được hỏi còn xác nhận tuân theo ” rửa tay đều đặn/khoảng cách xã hội/mang khẩu trang ” thì ngược lại chỉ còn 19% công nhận là “sợ” mắc phải virus. (Le Monde 30/7/2020)
ĐỨC : BIỂU TÌNH Ở BERLIN CHỐNG NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ
Những người phản kháng cho rằng dịch bệnh là một cái cớ được sử dụng bởi chính phủ để thực thi một chính sách làm mất tự do.
Các nhà tổ chức loan báo ầm ĩ rằng có 500.000 người biểu tình.Sau cùng, cảnh sát ước tính 17.000 số lượng người đã biểu tình ở Berlin, hôm thứ bẩy 1/8, chống lại những biện pháp hạn chế, được áp đặt trong khung cảnh chống lại Covid-19.Ở Đức, những cuộc tụ tập thuộc loại này đã xảy ra, vào tháng tư và tháng năm, nhất là ở Stuggart, tâm điểm của sự tranh chấp. Nhưng vào thời kỳ đó, đất nước bắt đầu giở bỏ phong tỏa và những người phản kháng chỉ thúc đẩy sự tăng tốc của một quá trình đã được bắt đầu.
Hôm nay, bối cảnh khác hẳn. Từ 20/7, đường cong lây nhiễm lại tăng mạnh trở lại ở Đức. Hôm thứ sáu 31/7, 955 trường hợp đã được ghi nhận trong chỉ một ngày. Một con số như thế đã không đạt được từ 9/5. Tổng số những nhiễm virus từ nay vượt quá 210.000 trường hợp, với hơn 9000 người chết.Những chỉ bảo này đã không làm nản lòng những người đã đi diễn hành ở Berlin. Trong chị chính phủ mới đây đã xác nhận rằng ” mối nguy hiểm của một làn sóng dịch thứ hai là có thật “, thì những người biểu tình lại hô nhiều lần : ” Chúng tôi là làn sóng thứ hai (được hiểu là làn sóng bảo vệ tự do).
Những lý lẽ của họ cũng giống với lần trước, vào mùa xuân : tin chắc rằng virus ” không nguy hiểm hơn virus của bệnh cúm “, họ tiếp tục nghĩ rằng virus chỉ là một cái cớ được sử dụng bởi chính phủ để thực thi một chính sách giết chết tự do (une politique liberticide).” Cọng Hòa Dân Chủ Đức trở lại ” , ” Vâng, bổn phận suy nghĩ tự do, chứ không phải bổn phận mang một khẩu trang “, ta có thể đọc trên nhiều biểu ngữ, trong số đó cũng chứa những ” messages antivaccin”
Nếu mục tiêu của những người biểu tình là làm cho dư luận theo chính nghĩa của họ, nhưng không chắc rằng điều đó đã đạt được. Thật vậy, Những hình ảnh của cuộc tụ tập, hình ảnh của một đám đông dày đặc, mà gần như không một gương mặt nào mang khẩu trang, không tương ứng với tâm trạng đang ngự trị ở Đức. Mặc dầu những thăm dò mới đây cho thấy rằng sự sợ mắc phải virus đã lùi lại rõ rệt trong những tuần qua. Nhưng những thăm dò này cũng cho thấy rằng những quy tắc về việc đeo khẩu trang và sự tôn trọng khoảng cách vật lý vẫn tiếp tục được chấp thuận bởi hơn 80% dân chúng. (Le Monde 4/8/2020)
ÚC : MELBOURNE BIẾN THÀNH THÀNH PHỐ MAThành phố lớn thứ hai của Úc đã kéo dài và tăng cường sự phong tỏa để ngăn chặn những lây nhiễm
Úc. Trong thành phố lớn thứ hai của Úc, làn sóng dịch thứ hai dữ dội hơn làn sóng đầu. Một lệnh giới nghiêm 6 tuần vừa được ban hành, trong khi khẩu trang là bắt buộc ở bên ngoài từ 10 ngày nay. Và bắt đầu từ thứ tư 5/8, hầu như tất cả các xí nghiệp sẽ ngừng làm việc.Thường đó là một trong những con đường nhộn nhịp nhất của Prahran, một trong những khu phố thời trang của Melbourne, ở đây người ta đi đến tiệm ăn, uống một ly hay nhảy trong hộp đêm. Nhưng ngay lúc đầu của đêm giới nghiêm đầu tiên này, lúc 20 giờ, ” đó là sa mạc trong đường phố, cho đến sáng hôm sau ” Những loan báo của Daniel Andrews (chef du gouvernement của tiểu bang Victoria) đã thật sự làm thành phố ngừng lại. Từ chiều chủ nhật 2/8, người ta nghe rất ít tiếng xe hơi.
Cảnh sát đã chỉ báo cáo khoảng 100 biên bản trong đêm trong thành phố 5 triệu dân này. Phải nói rằng số tiền phạt đã nặng thêm một cách đáng kể từ khi tình trạng “tai họa” (état de catastrophe) được ban hành : từ 1000 den 6000 euros tiền phạt trong trường hợp không tôn trọng giới nghiem.
Từ chủ nhật 2/8 cho đến 13/9, những di chuyển được giới hạn một chu vi 5 km quanh nơi ở. Những đám cưới không được cử hành và chỉ một người mỗi hộ được cho phép đi mua hàng. Với 18.000 trường hợp và 200 tử vong, Úc nằm trong số những nước ít bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Nhưng làn sóng thứ hai này, mặc dầu vào lúc này không tạo bất ngờ đối với các khoa bệnh viện thành phố, nhưng nó dường như không muốn lùi lại. Mặc dầu 3 tuần phong tỏa ở Melbourne, nhưng giới hữu trách loan báo mỗi ngày hàng trăm những trường hợp mới, đôi khi còn nhiều hơn so với lúc cao điểm của làn sóng đầu tiên, vào tháng ba và tư, trong toàn đất nước
Trong bầu không khí lo âu này, bột và giấy vệ sinh lại bị tấn công trong các siêu thị ở Melbourne. .
” Đó là những quyết định làm đau xé lòng nhưng chúng ta không có lựa chọn. Chúng ta không thể tiếp tục có 400-500 trường hợp mỗi ngày, bấy nhiều người trong các bệnh viện, bấy nhiều người chết. Chúng ta phải làm hạ những con số này, nhưng chúng ta sẽ không đạt được điều đó nếu không áp dụng những hạn chế mới ; những hạn chế này sẽ còn hạn chế hơn nữa những tiếp xúc “, Daniel Andrews, thuộc đảng lao động, thống đốc của Tiểu bang Victoria, đã nhắc lại như vậy.
Thêm vào những biện pháp liên quan đến người, ông đã loan báo những biện pháp khác, dành cho các xí nghiệp. Ngoại trừ các sizu thị, các hiệu thuốc, các sở bưu điện và vài hiệu buôn thiết yếu khác, tất cả các cửa hàng sẽ đóng cửa bắt đầu từ 5/8, cũng như một phần lớn các cơ quan hành chánh hay các nhà máy.
Và cũng như trong lần phong tỏa đầu tiên, vào tháng ba-tháng tư, các trường học sẽ đóng cửa và các học sinh, từ tiểu học đến đại học, sẽ hướng về giảng dạy trên mạng (enseignement en ligne).
Đối với nhiều người khác, sự chuyển từ một phong tỏa nhẹ (un confinement soft) qua những biện pháp hạn chế hơn nhiều cũng có nghĩa mất việc làm. Chính quyền ước tính rằng 250.000 người khác sẽ thêm vào 750.000 người ở Melbourne đã bị thất nghiệp bán phần hay toàn phần do đại dịch, Một tai họa sẽ có những hậu quả trên toàn bộ kinh tế của Úc. (Le Monde 5/8/2020)
CHÂU MỸ LATIN BỊ TRÀN NGẬP BỞI COVID-19Vùng châu Mỹ latin giữ kỷ lục thế giới về những người bị lây nhiễm bởi một dịch bệnh không suy giảm PANDÉMIE. Châu Mỹ latin đã trở thành vùng của thế giới có số lượng lây nhiễm bởi Covid-19 lớn nhất, với hơn 435.000 trường hợp. Bằng những con số tuyệt đối về tử vong, chính Brésil là nước bị ảnh hưởng nhất trong vùng, với khoảng 88.539 tử vong do đại dịch, tiếp theo sau bởi Mexique, rồi đến Pérou, Chili, Colombie, Argentine, và Equateur (xem bản đồ trên đây). Nếu ta quy những con số này với số dân, Pérou đứng hàng thứ năm trên thế giới (575,8 tử vong đối với một triệu dân), Chili thứ bảy (493,3), Brésil thứ 10 (422,7), Mexique thứ 13 (355,6). Hoa Kỳ đứng thứ 8 (456,2) và Pháp thứ 9 (451,2)
Nhưng những con số này không được che dấu rằng đại dịch hiện nay còn đang tiến triển, và những thống kê trong vài nước ít đáng tin cay. Nhất là làm sao Venezuela có thể chính thức chỉ có 151 tử vong, trong khi hệ bệnh viện của nó đã suy sụp trước khi đại dịch xuất hiện !
Những hậu quả kinh tế và xã hội trong tiểu lục địa có thể có tầm quan trọng khủng khiếp. Cuộc khủng hoảng y tế này xảy ra vào lúc mà ONU tiên đoán rằng 67 triệu dân latino-américain sẽ bị đói vào năm 2030, đó là chưa tính đến tác động của Covid-19.
Những lo ngại cũng mạnh mẽ về tình hình của các cộng đồng bạn địa, có thể bị tàn sat bởi đại dịch. Cái chết của tù trưởng Paulinho Paikan, cuối tháng sáu, một trong những người bảo vệ những dân bản địa brésil nổi tiếng nhất, đã khiến lo sợ rằng những cộng đồng này sẽ chịu những thiệt hại nặng nề do Covid-19.
Phóng viên Sebastiao Salgado đã gọi là “diệt chủng” thái độ của chính quyền của Jair Bolsonaro vì vị tổng thống Brésil này đã không áp dụng một biện pháp nào để bảo vệ những cộng đồng của rừng amazone, trong khi tù trưởng Raoni cáo buộc tổng thống brésil là ” lợi dụng đại dịch ” để loại bỏ dân mình.
Những sự lo ngại có liên quan đế lịch sử thực dân hóa của vùng. Dân số bản địa đã sụt 1/4 giữa 1492 và 1650 sau khi các nhà thực dân đã đưa vào virus và vi khuẩn.
Ở miền nam Venezuela, các lãnh thổ của dân bản địa Yanomami bị xâm chiếm bởi nhiều ngàn thợ đãi vàng bí mật, có khả năng trở thành những vecteur truyền bệnh của Covid-19. Một đại dịch có thể gây những tàn phá trong dân chúng vì kém trang bị về mặt y tế.
Trong Amazonie colombienne, 320 trường hợp Covid đối với 10.000 dân và 954 trên một triệu người (Le Figaro 30/7/2020)
MEXIQUE : CHẲNG BAO LÂU ĐỨNG THỨ BA TRÊN THẾ GIỚI VỀ SỐ NGƯỜI CHẾT DO CORONAVIRUSDịch bệnh coronavirus ở Mexique sẽ còn lâu. Người hữu trách của chiến lược y tế Mexique, nhà dịch tễ học Hugo Lopez-Gatell có lý, khi số những trường hợp tử vong đó Covid-19 trong đất nước ông đã vượt quá 45.000, hoặc hơn Vương quốc Anh, đặt Mexique đứng hàng thứ ba trên thế giới về mặt tỷ lệ tử vong.
Chính thức, Mexique đã thống kê hơn 44.876 tử vong do coronavirus, vượt quá giả thuyết bi quan 35.000 được Lopez-Gatell đưa ra trước thượng viện vào đầu tháng sáu. Một bilan có thể đặt Mexique trong số ba nước tang tóc nhất bằng những con số tuyệt đối (đứng thứ 3 về con số người chết trên mỗi người dân), ngay sau Hoa Kỳ và Brésil. Theo thú nhận của giới hữu trách y tế, những con số này thấp hơn thực tế. Theo những chuyên gia độc lập, nhiều bản kiểm kê được thực hiện ở thủ đô cho phép xác nhận rằng số lượng các trường hợp tử vong do Covid có thể cao hơn 3 lần con số chính thức, chỉ tính những tử vong được xác nhận bởi một test.Ở Mexique những test hiếm được thực hiện hơn những nước láng giềng (7 test trên 1000 dân). Mexique là nước thử nghiệm ít nhất trên hành tinh. Lopez-Gatell đã đánh giá là ” vô ích và tốn kém ” những chiến dịch điều tra phát hiện trên diện rộng (campagne de dépistage massif), lý luận rằng Mexique là một nước rộng bao la và phức tạp. Nhưng dối với nhà nghiên cứu di truyền phân tử Laurie-Ann Ximénez Fyvie, ở Mexique đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát. ” Mua các máy thở, chiêu mộ các nhân viên điều trị….Tất cả điều đó như tát nước một lụt lội với một xô nước thay vì tìm cách làm cạn nguồn rò rỉ. Chừng nào mà ta không tìm cách nhận diện virus ở nơi đâu để khống chế nó, ta sẽ không thoát được dịch bệnh.”
Ở Mexique, theo một công trình nghiên cứu của đại học Unam, 3/4 những người bị chết thuộc tầng lớp bình dân nhất của xã hội. (Le Figaro 30/7/2020)
HOA KỲ : DỊCH BỆNH ĐỂ KHÁNG SỰ KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH QUYỀNSự quản lý đầy tai ương của cuộc khủng hoảng y tế bởi tổng thống Trump bị 58% dân Hoa Kỳ không tán thành. Vào hôm 26/4, Donald Trump chỉ còn 100 ngày để phục chế hình ảnh của mình và duy trì hy vọng một nhiệm kỳ hai. Công tác tỏ ra gay go từ nay đến 3/11, ngày bầu cử. Bị đánh giá nghiêm khắc bởi những người Mỹ, sự quản lý cuộc khủng hoảng y tế của ông giải thích décrochage quan trọng được chứng thực trong dư luận về hành động với tư cách tổng thống và intention de vote. Nó đe dọa hai cột trụ của toàn thể cử tri của tổng thống : những người đã trắng và những cử tri, ít nhất 65 tuổi, đặc biệt có nguy cơ với Covid-19. Sự tái tục của những lây nhiễm, vào giữa tháng sáu, đã dẫn đến sự tăng cao cửa số lượng tử vong được quy cho virus. Số lượng này đã vượt quá 150.000 vào đầu tháng 8. Điều này đã buộc những thống đốc của các tiểu bang từ nay bị ảnh hưởng nhất, đại đa số cọng hỏa, phải bắt đầu lại những biện pháp thận trọng đã bị bỏ một cách quá nhanh chóng. Hậu quả đã không chậm trễ bao nhiêu : sau 4 tháng giảm, tỷ lệ thất nghiệp, đã giảm chậm vào tháng ba, đã tăng cao trở lại hôm 23/7, làm phương hại su phục hưng kinh tế được hứa một cách rầm rộ bởi Donald Trump.
Tổng thống Hoa Kỳ đã bắt đầu lại những briefing hàng ngày để cố tẩy xóa cảm tưởng tai hại được duy trì sau nhiều tuần không nhận lỗi. Chỉ một bản đồ về các lây nhiễm, ông đã đảm bảo rằng ” đất nước đang trong một tình huống rất tốt nếu quý vị không nhìn miên Tây và miền Nam”, ở đây tập trung những ổ dịch.Nhưng những cuộc họp báo ngắn ngủi này đã được đánh dấu chủ yếu bởi hai thất bại. Sau khi đã đứng vững trong sự nhập nhằng, cuối cùng ông đã đành khuyên, hôm 21/7, đeo khẩu trang để ngăn ngừa đại dịch, một lập trường được theo từ hai tháng qua bởi đối thủ dân chủ Joe Bilden. Donald Trump hôm 23/7, cũng bị buộc phải hủy cuộc tụ tập lớn của đảng Cọng Hòa được dự kiến ở Jacksonville (Floride) vào ngày 27/8, ở đây ông sẽ chính thức chấp nhận sự đề cử của đảng làm ứng viên tổng thống.
Áp lực của đại dịch Covid-19 không giãn ra trên Donald Trump. Số lượng 150.000 tử vong quy cho virus đã bị vượt quá ở Hoa Kỳ, hôm thứ tư 29/7, theo những thông kế của đại học Johns-Hopkins
Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ, Robert O’Brien, tự cách ly 14 ngày sau khi bị xét nghiệm dương tính với virus. Dân biểu cọng hòa của tiểu bang Texas, Louis Gohmert, theo dự kiến sẽ đi theo tổng thống đến tiểu bang bầu cử, ông cũng đã bị xét nghiệm dương tính vài chốc lát trước khi lên phi cơ tổng thống.
Sự tăng cao của những tử vong là phản ảnh của một dịch bệnh đề kháng với sự kiểm soát của giới hữu trách Hoa Kỳ. Khởi đầu xuất phát từ hai bờ biển, thái bình dương và đại tây dương, dịch bệnh trước hết đã tấn công ồ ạt, vào tháng ba, tiểu bang Nữu Ước và New Jersey. Sự áp dụng những biện pháp phong tỏa chặt chẽ đã dẫn đến một sự giảm chậm, nhưng virus sau đó lan tràn kể từ cuối tháng năm trong những tiểu bang ít nghiêm túc hơn, phần lớn được điều khiển bởi những thống đốc cọng hỏa, Arizone, Texas, Floride, đồng thời trở lại ở Californie.
Hơn một tháng rưỡi sau, những cơ sở hạ tầng y tế bị căng thẳng và những tử vong đã gia tăng mạnh. Mặc dầu những lây nhiễm bắt đầu dậm chân tại chỗ trong những tiểu bang này, nhưng chúng bây giờ tiến triển trong những tiểu bang khác, được tha miễn cho đến lúc đó : Oklahoma, nơi Trump đã tổ chức một meeting hôm 20/6, Arkansas, Tennessee hay Kentucky. Những tiểu bang này phần lớn cũng được điều khiển bởi những dân biểu cọng hòa.
Trong khi 58% của những người được hỏi, bởi Viện Gallup, trong những tiểu bang được điều khiển bởi đảng dân chủ, đánh giá rằng thống đốc của họ có một kế hoạch rõ ràng chống lại đại dịch, chỉ 43% bày tỏ cùng ý kiến trong những tiểu bang được quản lý bởi đảng cộng hòa.
Trong hai tiểu bang chủ chốt đối với bầu cử tổng thống 3/11, Florida và Arizona, sự không tàn thành các thống đốc là rất nhiều, theo những thăm dò. Tiểu bang này cũng như tiểu bang kia đã chậm trễ áp dụng những biện pháp bó buộc để chống lại sự lan tràn của virus.
Ngày 21/7, Donald Trump tuy vậy đã phô bày ý định đo lường đại dịch, sau nhiều tuần chối bỏ, công nhận rằng cuộc khủng hoảng y tế ” bất hạnh thay, cuộc khủng hoảng y tế chắc chắn sẽ xấu đi trước khi được cải thiện “. Ông đã chủ trương mang khẩu trang và hủy một cuộc tập trung lớn được dự kiến ở Florida trong khung cảnh convention d’investiture của Đảng Cộng Hòa (Le Monde 31/7/2020)
NHẬT : SỰ GIA TĂNG NGUY NGẬP CỦA CÁC LÂY NHIỄM
Với hơn 430 trường hợp lây nhiễm mới ở Tokyo, sự thiếu chặt chẽ của chính quyền trung ương tăng cường những chỉ trích.
Được chừa ra bởi sự lây nhiễm lũy tiến của Covid-19 mà châu Âu đã trải nghiệm và Hoa Kỳ luôn luôn trải nghiệm, Nhật đối đầu từ 15 ngày qua một sự gia tăng nguy ngập trở lại của những người bị lây nhiễm. Với 437 trường hợp mới hôm 31/7, Tokyo là tâm dịch của sự lây nhiễm trở lại này (một nửa của 12.700 người bị nhiễm trong thủ đô đã bị trong tháng 7).” Chúng tôi đã đến điểm mà tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo là giải pháp duy nhất”, nữ thống đốc của thủ đô, Bà Yuriko Koike, đã tuyên bố như vậy. Hôm thứ bảy 1/8 vùng Okinawa đã quyết định tái lập tình trạng khẩn cấp cho đến 15/8.
Sự suy thoái của tình hình đẩy mạnh lên trở lại cuộc tranh luận về sự quản lý đại dịch bởi chính quyền trung ương, mà sự lần lữa và sự không nhất quán, do muốn phục hồi trở kinh tế lại bất cứ giá nào, cuối cùng gây nên sự lộn xộn và bực bội trong dân chúng. Phe đối lập yêu cầu tổ chức một phiên họp bất thường của quốc hội về sự quản lý đại dịch.
Mặc dầu sự gia tăng của những trường hợp lây nhiễm, Nhật đã quyết định giở bỏ bắt đầu từ 5/8 những hạn chế nhập cảnh đối với những kiều dân nước ngoài. Biện pháp hạn này, nhằm hạn chế sự lan tràn của virus, rất bị tranh cãi bởi vì nó vi phạm nguyên tắc hỗ tương (principe de réciprocité) vì những kiều dân Nhật có thể trở lại châu Âu hay Hoa Kỳ nếu họ muốn. Nhật có gần 90.000 kiều dân nước ngoài của hơn 140 quốc gia.
Mặc đưa một làn sóng lây nhiễm thứ hai nổi rõ, tuy nhiên, vào lúc này Nhật tương đối được tha miễn : những người mới bị lây nhiễm phần lớn là những người trẻ, vì thế số những trường hợp nặng và tử vong gia tăng tương đối ít. Vào lúc này Nhật có 37.000 người bị nhiễm virus và một ngàn người chết. Nhưng số lượng các test de dépistage vẫn còn dưới nhiều những test của phần lớn các nước tiên tiến (Le Monde 3/8/2020)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(7/8/2020)
Pingback: Thời sự y học số 557 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 570 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 571 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 573 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 575 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương