Thời sự y học số 551 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ BỈ : TẠI SAO NHỮNG SỐ LIỆU TỐT HƠN DỰ KIẾN ?
Không có một sự trở lại nào của dịch bệnh mặc dầu giở bỏ phong tỏa. Ngược lại, tất cả những chỉ dấu đều hạ. Tác dụng của khí hậu ? Tính miễn dịch mạnh hơn ? Các nhà khoa học tự vấn.Hôm nay, những con số, cho phép theo dõi tiến triển hàng ngày của sự lan tràn của dịch bệnh ở Bỉ, đều tốt. Rất tốt. Ngay cả tốt hơn dự kiến.Trong khi sự giở bỏ cách ly tiến bước từ gần một tháng nay, một dạng ổn định của số lượng các lây nhiễm đã được dự kiến. Thậm chí một sự dội ngược nhẹ, với mục tiêu được đặt ra là không bao giờ lên quá trở lại mức 200 nhập viện mới mỗi ngày, như ta đã biết vào tháng ba/tháng tư. Nhưng ở giai đoạn này, không có gì về tất cả điều đó được quan sát. Ngược lại, tất cả những chỉ số giảm một cách hằng định, như những biểu đồ dưới đây minh họa điều đó. Từ nay, ta xoay quanh, trung bình mỗi tuần, 44 nhập viện mới mỗi ngày, 32 tử vong mỗi ngày (10 lần ít hơn lúc đỉnh dịch) và 212 trường hợp dương tính được phát hiện mỗi ngày. 3 chỉ số ở mức thấp nhất lịch sử của chúng.
Không một người nào đã thật sự dự kiến một tin vui như thế.” Tôi đã không bao giờ tin rằng chúng ta sẽ đến một mức thấp như thế một cách nhanh chóng như vậy. Dịch bệnh dễ khống chế hơn là ta hằng tưởng “, Yves Coppieters, thầy thuốc chuyển dịch tễ học và giáo sư y tế công cộng ở ULB, đã nói như vậy.” Tôi đã không dự kiến tiến triển như vậy. Điều rất lý thú, đó là virus này có tính chất mùa (saisonnier) hơn nhiều điều mà ta nghĩ. Ta sẽ chống lại, tôi lạc quan hơn cách nay vài tuần “, Herman Goosens, chuyên gia vi trùng học, giáo sư ở bệnh viện đại học Anvers, đã nói như vậy.” Thật là rõ ràng, virus lưu hành ít hơn, Tôi đã không nghĩ ta sẽ xuống dưới mức 50 nhập viện nhanh như thế. Ngay cả số lượng của những dấu hiệu nhận dạng của những triệu chứng nhỏ của cúm đều hạ, cũng như số lượng những trường hợp nghỉ việc.Tôi không thấy ở nơi nào một sự lên trở lại của những chỉ số “, Yves Van Laethem, thầy thuốc chuyên khoa bệnh nhiễm trùng (CHU Saint Pierre), phát ngôn viên liên bang của Lutte contre le Covid-19, đã phát biểu như vậy.
ĐÈN XANH CHO GIỞ BỎ PHONG TỎA
Tất cả các chỉ số xanh này sẽ cho phép tiếp tục sự giỏ bộ cách ly.
” Không nên kêu la chiến thắng quá nhanh, chừng nào ta không có đủ thời gian nhìn lại (recul) để đo lường tác động của sự mở lại từng phần các trường học. Nhưng xét vì không có bộc phát, ta sẽ có thể tiếp tục giở bỏ dần dần, để luôn luôn có thể làm dịu cuộc chơi trong trường hợp trở lại “, Simon Dellicour, phụ trách nghiên cứu FNRS ở ULB về dịch tễ học, đã nói thêm như vậy.
Hôm nay, những điều kiện y tế cho phép mở lại du lịch, horeca hay khu vực văn hóa.” Khi đường cong gia tăng, trách nhiệm là ở các công dân : chính họ phải tôn trọng những quy tắc. Bây giờ công dân dã làm tròn công việc của mình và ta đã đến mức thống kê hiện nay, không còn là những hành động của các công dân nữa mà là những hành động của chính quyền với các test, traçage và sự cách ly. Cái đó, đó là trách nhiệm của chính quyền.Ta đã chuyển từ một trách nhiệm tập thể sang một trách nhiệm quan trọng của chính quyền, trách nhiệm thiết đặt những phương tiện để kiểm soát những dây chuyền truyền bệnh. Thế mà về phương diện này, nhiều chuyên gia nghĩ rằng điều đó đã không được chuẩn bị tốt “, GS Nathan Clumeck, professeur émérite en maladies infectieuses đã nói như vậy.
Nhưng mặc dầu vài mối bạn lòng về tổ chức, những con số giảm. Và cuối cùng cho cảm tưởng rằng sự hạn chế của những tiếp xúc con người không là lời giải thích duy nhất cho sức khoẻ tốt của các chỉ số.
” Tôi không tin sức mạnh của thần linh. Nhưng tôi tin chắc rằng có cái gì khác. Như một con ngựa trắng mà ta đã chưa nhận diện “, Yves Van Laethem đã kết luận như vậy. Khí hậu ? Khả năng miễn dịch mạnh hơn ? ” Thật vậy còn một loạt những ẩn số phải nói đến, nhưng phải làm một cách thận trọng, xét vì tình trạng của những kiến thức của chúng ta.”
YẾU TỐ CHÍNH ? SỰ PHONG TỎA !
” Đó là một định luật trong y khoa : ta không bao giờ biết tất cả.” Câu nói của Nathan Clumeck tán thành sự thận trọng của tất cả các chuyên gia mà chúng tôi đã hỏi. Họ nhất trí nhấn mạnh vài trò của phong tỏa trong sự giảm về mặt thống kê. Ngoài điều đó ra, họ tự hỏi, suy nghĩ, tránh kết luận.” Nhưng, vâng, tất cả luôn luôn do nhiều yếu tố “, Leila Belkhir, thầy thuốc bệnh truyền nhiễm ở Cliniques universitaires Saint-Luc đã nói như vậy.
1. Sự phong tỏa không phải là vô ích” Trung bình, dân chúng Bỉ đã khá thay đổi tap tinh của mình. Nói rằng đó là một yếu tố số 1 là điều hợp lý “, Arnaud Marchand, chuyên gia miễn dịch học (ULB) và giám đốc nghiên cứu ở FNRS, đã nhấn mạnh như vậy.
” Đã có một sự cố gắng toàn thể của các công dân, ta đã làm tê liệt cả một đất nước, điều đó đã cho phép đập vỡ những dây chuyền truyền bệnh “, Leila Belkhir đã xác nhận như vậy.
” Những động tác barrière, những quy tắc vệ sinh, khoảng cách xã hội, testing và traçage chứng tỏ tính hiệu quả của chúng. Phải dựa tất cả chiến lược lên điều đó, điều đó phải tồn tại mãi trong thời gian “, Yves Coppieters, giáo sư y tế công cộng đã nói như vậy.
2. Việc trước đây chúng ta từng bị cảm cúm cô sẽ bảo vệ chúng ta không ?
Từ nay trong thế giới khoa học người ta quan tâm đến miễn dịch chéo (immunité croisée). Với một sự thận trọng.” Một công trình nghiên cứu vừa cho thấy rằng những người đã bị nhiễm, những năm trước, bởi những coronavirus khác nhưng cùng họ, sẽ có khả năng phản ứng lại với Sars-Cov-2 “, Arnaud Marchant đã giải thích như vậy. Những coronavirus đã được biết này được thể hiện bởi những cảm cúm đơn giản (simple rhume). Và tính miễn dịch được tạo ra qua những cảm cúm này có thể có khả năng chống lại Covid-19 chủng mới.
Một cách cụ thể, các nhà nghiên cứu đã quan sát, trong ống nghiệm ở phòng thí nghiệm, hành vi của những tế bào được lấy cách nay hai năm đối với coronavirus hiện nay. Và những tế bào lympho T, vốn đảm bảo đáp ứng miễn dịch, nhận diện coronavirus này mặc dầu chúng đã chưa bao giờ từng gặp nó. “Đó là một tin vui”, Arnaud Marchant đã giải mã như vậy.” Cho đến nay, ta có cảm tưởng rằng virus này rơi vào chúng ta mà chúng ta không thể tự vệ. Đó, ta thấy rằng những virus cùng họ có thể đã cho chúng ta một dạng miễn dịch. Tuy nhiên nhà miễn dịch học chủ trương thận trọng : ” Công trình nghiên cứu đã được thực hiện trên 10 người…Điều đó biểu thị gì ở quy mô dân chúng và điều đó mang lại sự bảo vệ nào ? Ta không biết gì về điều đó !” Dẫu sao, nếu tính miễn dịch chéo này được xác nhận, nó cũng làm giảm số lượng những người tiềm năng “có thể bị nhiễm”.
“Những công trình nghiên cứu vừa được công bố nói về 40 en 60% dân số có thể được tạo miễn dịch theo cách đó. Điều này muốn nói rằng phần lớn những người có thể bị nhiễm đã bị nhiễm trong làn sóng dịch đầu tiên. Nhưng điều đó vẫn rất là lý thuyết “, Catherine Linard, professeur en géographie de la santé, đã kết luận như vậy.
3. Mặt trời, kẻ thù của virus ?
Ảnh hưởng của thời tiết lên sức mạnh của virus chia rẽ sâu đậm các chuyên gia…
” Virus là có tính chất mùa hơn nhiều điều mà ta hằng tưởng “, Herman Goosens, chuyên gia vi trùng học đã nhấn mạnh như vậy.
” Nhiệt độ, và rộng hơn, tác dụng của mùa (effet saisonnier), ta không dựa vào điều đó mặc dầu tất cả chúng ta đều nghĩ rằng điều đó có thể làm giảm sự lan tràn. Nhưng ta không dám sử dụng nó như công cụ “, Yves Coppieters đã tương đối hóa như vậy.
” Ta biết rằng virus sống sót lâu hơn dưới 10 độ C. Nhưng ta thấy rằng cũng có sự truyền địa phương trong những nước có khí hậu nóng”, Catherine Linard, professeure en géographie de la santé ở Unamur, đã nêu lên như vậy.
” Thế mà ở đất nước chúng ta (Bỉ), ngay cả từ khi trời nóng, luôn luôn có sự truyền virus. Vậy khí hậu nóng dường như không ngăn cản sự truyền nhưng có thể nó làm chậm lại sự truyền này.” Có rất nhiều văn liệu về chủ đề, không thể làm một chọn lọc hoàn chỉnh. Nhưng tôi không biết về một công trình nghiên cứu nói rằng virus chết khi trời nóng”, Simon Dellicour đã tóm tắt như vậy.
Nếu đó không phải là thủy ngân, thì đó là những tia tử ngoại ? Herman Goosens dẫn một công trình nghiên cứu xác lập ảnh hưởng của UV : công trình cho thấy rằng khi virus được cho tiếp xúc với một lượng lớn tia tử ngoại, nó chết trong vài phút trong khi nó sống lâu hơn trong bóng tối, ở cùng nhiệt độ.” Ta biết rằng những tia tử ngoại làm thoái biến virus, đó là lý do tại sao ta tiệt trùng các khẩu trang bằng một lampe à UV trong một thời gian nào đó. Nhưng đó không phải là một giải thích đủ, ” Marius Gilbert, nhà nghiên cứu dịch tễ học (ULB) và thành viên của ủy ban phụ trách giở bỏ phong tỏa (Gees) đã đánh giá như vậy.
4. Cuộc sống ở ngoài trời, chỉ có điều đó là lành mạnh ?
Trong số những kẻ thù của virus, ta cũng kể không khí, gió…vậy cuộc sống ở thế giới bên ngoài.” Đó là trường hợp đối với tất cả những virus hô hấp : trong những nơi giam hãm, người ta rất gần nhau, các giọt nhỏ lưu thông nhiều hơn. Ở bên ngoài chúng bị loãng đi. Chính vì thế mà đã có nhiều lây nhiễm trong những con tàu, và virus lưu thông rất tốt trong những chiếc máy bay. Vậy, vâng, có lẽ ở bên ngoài điều đó ít nguy cơ hơn, nhưng ta không biết một cách chắc chắn “, Leila Belkhir, infectiologue aux cliniques universitaires Saint-Luc, đã nói như vậy.
” Mặc dầu tôi không tin tưởng lắm vào khía cạnh khí hậu, trái lại quả đúng là vào mùa hè, ta sống nhiều hơn ở bên ngoài, ta thông khí nhiều hơn, các không gian được thông khí hơn “, Marius Gilbert đã nói như vậy.”
Nhưng không có một sự nhất trí khoa học nào về sự kiện virus ở dạng treo (en suspension) trong không khí có phải là một động lực truyền bệnh hay không “, Simon Dellicour, chargé de recherche FNRS à l’ULB en épidémiologie, đã tóm lược như vậy.Trái lại, ” điều mà ta quan sát trong những nước khác, đó là có những tình huống có một nguy cơ đáng kể, thí dụ những nơi kín, trong đó một số lượng người hội họp, họ nói lớn, họ bắn nước bọt khi nói, họ ca hát.Ta đã thấy những trường hợp ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha”, Nathan Clumeck, professeur émérite en maladies infectieuses (ULB), đã nói như vậy.
Với hiện tượng của những người siêu lây nhiễm (supercontaminateur). ” Điều mà từ nay ta biết, đó là virus này được truyền chủ yếu qua những sự kiện “siêu lây nhiễm” (super-contagion) : hội chợ, hội nghị, sự tụ tập, messe”, Marius Gilbert đã giải thích như vậy.”
Một người siêu lây nhiễm có thể truyền virus cho 50 hay 70 người trong chỉ một lần. Thế mà những sự kiện này hôm nầy không xảy ra nữa.” Ở Trung quốc, một công trình nghiên cứu, được thực hiện trên hơn 1500 người cho thấy rằng chỉ 8,9% những cá nhân bị nhiễm chịu trách nhiệm 80% những lây nhiễm thứ phát.
5. Sự ô nhiễm và môi trường ?
Cộng đồng khoa học thăm dò khắp mọi hưởng những mối liên hệ khả dĩ với coronavirus.
” Có thể có một tố bẩm di truyền được bảo vệ (prédisposition génétique à etre protégé), đó có lẽ là điều có thể giải thích điều đang xảy ra ở châu Phi “, Yves Coppieters đã gợi ý như vậy.
” Đó là một ẩn số lớn “, Marius Gilbert, chercheur en épidémiologie (ULB), đã công nhận như vậy.
” Tại sao vài quốc gia scandinave ít bị ảnh hưởng hơn ? Tại sao miền Nam nước Ý ít bị ảnh hưởng hơn miền Bắc ? Các nhà nghiên cứu của Gand đề xuất một dạng khả năng biến thiên di truyền (variabilité génétique). Và tính miễn dịch có trước (immunité préexistante) mà ta không biết sự phân bố địa lý. Điều đó có thể là một giải thích, nhưng còn quá sớm để tiến lên.”
Còn về sự ô nhiễm cũng không rõ ràng..
” Ở Ý và ở Hoa Kỳ, vài công trình nghiên cứu cho rằng sự ô nhiễm và những hạt mịn có thể giúp cho sự truyền của virus. Tôi không thật sự nghĩ rằng chính điều đó ảnh hưởng dịch bệnh và gây những kết quả tốt ở Bỉ hôm nay. Mặc dầu quả đúng là tỷ lệ ô nhiễm đã giảm trong thời kỳ cách ly, do sự giảm hoạt động “, Catherine Linard, professeur en géographie de la santé, đã nói như vậy.
Kết luận ? ” Ta đã không bao giờ thụ đắc từng ấy thông tin về một virus trong ít thời gian như vậy. Tôi nhắc lại rằng vào tháng 12, ta đã không bao giờ nghe nói đến con virus Sars-Cov-2 này”, Leila Belkhir đã nhắc lại như vậy. ” Ta thiếu thời gian nhìn lại. Ta muốn tất cả đi thật nhanh đến độ ta ở trong sự tán loạn khoa học (débacle scientifique). Ta rất thiếu sự bình tâm và nhún nhường khoa học đối với Covid.”
MỘT LÀN SÓNG DỊCH THỨ HAI ? “KHÔNG, NHỮNG LÀN SÓNG NHỎ”
Đó là bóng ma của sự giở bỏ phong tỏa : làn sóng thứ hai. Làn sóng sẽ thấy những chỉ số dịch tễ học “rực sáng”. Hôm nay, những người đối thoại của chúng ta, luôn luôn thận trọng, gợi lên “những làn sóng nhỏ” (vaguelette) hơn là một sóng dội lại (ressac)…
” Tưởng tượng sự biến mất của virus, đó là khó, luôn luôn có những người truyền nó. Đó không phải là một bệnh mà ta có thể trừ triệt nhưng ta có thể khống chế nó. Trong những tuần đến, ta sẽ có một tiếng động nền (bruit de fond) “, Yves Coppieters đã đánh giá như vậy.” Nhưng ta sẽ không còn thấy tiếng chuông (cloche) nữa trong những thống kê.”
Nathan Clumeck không nói điều gì khác.” Sẽ không có làn sóng thứ hai, nhưng là những làn sóng nhỏ (vaguelettes). Làn sóng lớn đã đến, trong khi ta không ý thức về cách mà virus được truyền. Ta đã không biết rằng có những trường hợp không triệu chứng, những người có nguy cơ, đặc biệt những người già. Hôm nay ta biết ai là những người có nguy cơ và ta có thể phát hiện họ. Do đó, sẽ không còn có sóng dịch nữa, vì ta biết điều đó hoạt động như thế nào. Vậy tôi muốn làm yên tâm.”
Leila Belkhir, infectiologue aux cliniques universitaires Saint-Luc, cũng nói : ” Không nên sống với nỗi lo sợ tuyết đối về một làn sóng thứ hai. Chúng tôi làm việc trong các bệnh viện, chúng tôi đáng ra phải sợ, thế mà chúng tôi lại hơi thanh thản hơn. Nhưng nếu ta làm tất cả để kiểm soát sự gia tăng này, với testing, traçage, ta có phương tiện để khống chế.”
” Dĩ nhiên, nếu ta nới lỏng tất cả, có thể có một làn sóng thứ hai “, Marius Gilbert đã công nhận như vậy.” Không ai đã có thể xác lập rằng đó là điều không thể xảy ra. Nhưng ta chưa có kinh nghiệm được quan sát về loại này, trong đó một làn sóng lớn thứ hai trở lại cùng nơi đã xuất phát. Iran phải đối diện với một làn sóng lớn thứ hai, nhưng đúng hơn trong một vùng đã chưa từng bị ảnh hưởng trước đó.”
” Điều mà người ta gọi là làn sóng thứ hai, thực ra đó là dịch bệnh tái tục trong một lãnh thổ ít bị ảnh hưởng”, Yves Coppieters, médecin épidémiologiste et professeur de santé publique (ULB), đã nói như vậy. ” Ở Bỉ, tất cả lãnh thổ đã bị ảnh hưởng. Ở cấp độ của đất nước của chúng ta, vậy loại sóng dịch thứ hai này là không có thể.”
“Thái độ của dân chúng sẽ khác”
Lạc quan phổ biến ?
” Vào giờ phút này, còn quá sớm để kêu vang chiến thắng. Tôi sẽ có tâm hồn thanh thản cho đến đầu tháng sáu. Còn phải khoảng một chục ngày để đo lường đúng đắn điều đã xảy ra trong những giai đoạn khác nhau của giở bỏ phong tỏa”, Yves Van Laethem đã thú nhận như vậy.
” Nhưng điều cần phải ghi nhớ, đó là nếu hiện tượng trở lại, thái độ của dân chúng sẽ không còn như trước nữa”, Simon Dellicour đã nói như vậy.” Những động thái barrière đã thành thục, họ đã có được một loại kỷ luật và thói quen.”
(LE SOIR 28/5/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 546 : bài số 1 & 2
– TSYH số 541 : bài số 1
– TSYH số 536 : bài số 5

2/ PHÁP : CÓ NÊN TIN VÀO SỰ CHẤM DỨT SẮP ĐẾN CỦA DỊCH BỆNH ?
Hai tuần sau khi chấm dứt giở bỏ cách ly, tất cả các chỉ số đều màu xanh, và cho thấy sự thụt lùi của Covid-19 trên lãnh thổ Pháp. Một quang trời thúc tăng tốc biện pháp giở bỏ cách ly.Mỗi ngày, chỉ con có 300 trường hợp mới Covid-19 được phát hiện trong cả nước Pháp. Hoặc 20 lần ít hơn trong đỉnh dịch vào đầu tháng tư. Và, từ 11/5, tất cả các đường cong của dịch bệnh tiếp tục giảm dần, dường như cho thấy rằng sự giở bỏ cách ly và sự gia tăng của những quan hệ xã hội đã không phát khởi một sự dội ngược của các lây nhiễm. Nhưng mặc dầu sự cải thiện này, phần lớn các chuyên gia dịch tễ học truyền lệnh phải hết sức thận trọng, sợ một sự lộn ngược tình hình, có thể làm ứ đọng các khoa hồi sức trước cuối hè. Giới hữu trách y tế đã gia tăng những năng lực chẩn đoán và theo dõi những cas contact, và cố kềm hãm 46 ổ lây nhiễm được nhận diện trong nước từ đầu tháng 5.
DỊCH BỆNH ĐỨT HƠI, HY VỌNG TRỞ LẠI
Tình hình cải thiện trên mặt trận y tế và bệnh viện, nhưng các chuyên gia yêu cầu vẫn được huy động.
Thoạt đầu tất cả các đèn báo hiệu đều màu xanh. Thật vậy một cái nhìn bao quát nhanh lên tình hình của đất nước có thể làm chúng ta tin tưởng rằng dịch bệnh được kết thúc. Nếu xét 3 tiêu chuẩn được viện dẫn bởi chính phủ để cho phép giở bỏ cách ly, thì tất cả các tỉnh sẽ chuyển qua màu xanh vào thứ năm tuần đến.Thật vậy, số lượng các bệnh nhân ở khoa hồi sức giảm một cách đều đặn từ 9/4, và khả năng tối đa để tiếp nhận các bệnh nhân trong các khoa bệnh viện không còn bị quá tải trong bất cứ tỉnh nào. Những dữ liệu của mạng Oscour về sự lưu hành của virus, được công bố trong thông báo dịch tễ học hàng tuần của Santé Publique France, cho thấy một sự giảm của các động tác y khoa (actes médicaux) liên kết với Covid-19 ở các khoa cấp cứu. Sau cùng, mặc dầu số liệu này khó kiểm chứng, chính phủ đảm bảo rằng năng lực của các test là đủ trên toàn lãnh thổ.
Tuy vậy nhiều nhà khoa học tiếp tục báo động về nguy cơ làn sóng dịch thứ hai. Mặc dầu điều đó ít rõ ràng, virus vẫn luôn luôn luu hành ở Pháp, và có lẽ nhiều trường hợp có lẽ thoát khỏi sự giám sát, vì không có điều tra phát hiện đại trà. Trong khung cảnh dễ bật lửa này, sự trệch nhỏ nhất những chỉ thị y tế có thể sinh ra những cluster mới, khả dĩ đẩy mạnh trở lại dịch bệnh. Nguy cơ càng nguy hại nhất là khi sự chậm phát triển của virus (thời gian tiềm phục trung bình 5 ngày) cho một cảm giác an toàn giả tạo.(Pr Antoine Flahault, directeur de l’Institut de santé globale à Genève)
” Không gì cho phép tiên đoán tương lai, nhưng sẽ là nguy hiểm khi đặt hy vọng vào một sự ngừng lại của dịch bệnh, GS Antoine Flahault, giám đốc của Viện y tế toàn cầu ở Genève đã cảnh báo như vậy, trái lại vẫn phải được huy động.”
Sự phong tỏa đã cho phép làm sụt sự truyền của virus, yếu tố R. R trên 3 chỉ cách nay vài tuần (trung bình mỗi bệnh nhân lây nhiễm 3 người), từ nay yếu tố này dưới 1. Những mô hình toán học không lạc quan bao nhiêu : nếu R lên trở lại dài lâu trên 1, làn sóng dịch thứ hai có vẻ không thể tránh được nếu không có những biện pháp kiểm soát mới. Tuy vậy cuộc chiến bị thua trước hay sao ? Không nhất thiết, bởi vì dầu quý giá như thế nào đi nữa, những mô hình này chỉ là lý thuyết và chỉ có một giá trị tiên đoán thấp.
Vẫn tồn tại 4 ẩn số cơ bản để biết chúng ta có thật sự có khả năng tránh dài lâu một làn sóng dịch thứ hai hay không.
+ Ta có khả năng phá vỡ những dây chuyền truyền bệnh không ?
Những kinh nghiệm thành công của Hồng Kông, Đài loan hay Nam hàn chỉ cho chúng ta về tầm quan trọng phát hiện càng sớm càng tốt những trường hợp Covid-19, tìm kiếm những người bị tiếp xúc và cách ly họ, để phá vỡ những dây chuyền truyền bệnh ở tận gốc. Chiến lược này đòi hỏi một sự điều tra phát hiện đại trà (dépistage massif) cũng như một sự huy động tập thể mạnh.” Có lẽ ta sẽ không tránh được làn sóng dịch thứ hai, GS Flahault đã ghi chú như vậy, nhưng phải bắt đầu biện pháp phòng ngừa này ngay bây giờ để tránh một sự phong tỏa mới.” Sự mang các khẩu trang và khoảng cách vật lý (distanciation physique) có thể được đặt qua bên tạm thời nếu dịch bệnh vẫn được khống chế, nhưng phải lập lại những biện pháp này khi số những trường hợp mới tăng trở lại
+ Ta có sẽ thành công phát hiện kịp thời những “ổ dịch lớn” (méga foyer) để khoanh vòng giới hạn chúng không ?
Nhiều công trình nghiên cứu có khuynh hướng cho thấy rằng một phần lớn các lây nhiễm thật ra được liên kết với những sự kiện nhất định, đặc biệt những cuộc họp lớn trong những nơi kín. Theo một tính toán của Laurent Hebert-Dufresne, giáo sư science informatique ở đại học Vermont (Hoa Kỳ), ” 10% những bệnh nhân là nguồn gốc của 80% các nhiễm virus”. Thật vậy, đã có nhiều những đợt “siêu lây nhiễm” từ khi xuất hiện coronavirus. Cuộc tụ tập đạo Tin Lành ở Mulhouse được Bộ trưởng y tế, Olivier Véran, chỉ như là điểm xuất phát của dịch bệnh ở Pháp. Ở Nam Hàn, 5000 trường hợp được liên kết một cách trực tiếp ở một bệnh nhân duy nhất. Những người siêu lây nhiễm (super propagateur) thường liên kết với những tình huống hơn là với những cá nhân. Vậy sự cấm chỉ những tụ tập lớn, đặc biệt hơn trong những nơi kín, có thể hạn chế nguy cơ làn sóng thứ hai. ” Trên lý thuyết, ta có thể thành công duy trì R dưới 1, chỉ với những biện pháp như thế, Samuel Alizon, nhà nghiên cứu ở CNRS (laboratoire Mivegec de Montpellier) đã bình luận như vậy. Như vậy, vai trò của những người siêu lây nhiễm là chìa khóa vào lúc đầu của dịch bệnh, nhưng trong tình huống hiện nay, khi dịch bệnh đã xuất hiện, trước hết phải xác định xem vai trò của những người siêu lây nhiễm co luôn luôn nổi trội không và những lây nhiễm ít ngoạn mục hơn có thật không đủ để duy trì dịch bệnh.”
+ Ngưỡng của miễn dịch cộng đồng (immunité collective) có thể bị giảm do những biện pháp tích cực ?
Mới gần đây, nhiều công trình đã uyển chuyển ngưỡng thường được chấp nhận : 70% những người bị nhiễm virus là cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng (immunité collective).” Về phần chúng tôi, với những mô hình tính đến tính không thuần nhất của sự truyền của virus, chúng tôi ước tính ngưỡng này là 20%, Laurent Hebert-Dufresne đã chỉ như vậy. Nhưng không phải đợi 20% dân số ngã bệnh để virus biến mất. Phải một phương pháp tiến hành chủ động và thông minh.” ” Thật vậy ngưỡng có thể thấp hơn nếu ta nhắm được những nơi lây nhiễm do những sự kiện lon “, Pierrick Tranouez đã giải thích như vậy. ” Nếu ta tác động trực tiếp lên những điểm nóng lây nhiễm này, việc đạt 60% để làm ngừng sự tiến triển của dịch bệnh trở nên vô ích.” Điều đó có thể có những dạng thức khác nhau : thiết đặt những barrière en plexiglas cho những nhân viên bị tiếp xúc nhiều nhất…” Nếu ta chỉ bằng lòng thay thế nhưng cá thể khi họ bị bệnh, ta không kềm hãm được căn bệnh, Laurent Herbert-Dufresne đã phân tích như vậy. Phải thành công nhắm những nhiệm sở làm việc và vô hiệu hóa chúng bằng cách làm cho những lây nhiễm không thể xảy ra với những biện pháp thích đáng.” Sau một làn sóng dịch đầu tiên rất chết người, tỷ lệ miễn dịch hiện nay được đánh giá khoảng 5% dân số Pháp.
+ Covid sẽ có tính chất mùa không ?
Coronavirus có nhạy cảm với những điều kiện khí hậu, như những nhiễm trùng hô hấp khác không ? Câu trả lời luôn luôn không chắc chắn, nhưng GS Antoine Flahault một yếu tố thuận lợi cho tính chất mùa của Sars-CoV-2. ” Hiện nay chúng ta quan sát một sự giảm rất mạnh của dịch bệnh ở châu Âu, trong khi đó nó gia tăng trong vài vùng ôn đới của Nam bán cầu, như ở phía Nam của Brésil, ở Argentine hay ở Nam Phi “, ông nói như vậy. Trong một thông báo được công bố hôm thứ ba 26/5, Viện hàn lâm y khoa khuyến nghị đưa yếu tố khí hậu vào trong những điều biến (modélisation) của hiện tượng dịch bệnh.” Nhiều công trình đã cho thấy rằng sự tăng cao của nhiệt độ và của độ ẩm ảnh hưởng khả năng sống (viabilité) của virus và thu giảm số lượng những nhiễm trùng”, viện hàn lâm đã định rõ như vậy. Một sự gia tăng nhiệt độ 1 độ được liên kết với một sự giảm 3% những trường hợp mới và 1% những trường hợp tử vong. Nhưng sự tương quan này phát xuất từ những công trình nghiên cứu so sánh tình hình trong những nước khác nhau, và có nhiều yếu tố có tiềm năng gây lẫn lộn.
Ngoài ra những nghiên cứu khác dẫn đến những kết quả ngược lại. Một điều được chấp nhận, ” những hoạt động vào mùa hè rất khác, Pierrick Tranouez đã giải thích như vậy. Người ta thường ra ngoài hơn và sự truyền virus là yếu hơn ở bên ngoài. Ta cũng sử dụng ít hơn những phương tiện công cộng, có ít người hơn ở những nơi làm việc…Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng lên tính truyền của virus, mà không cần biết độ ẩm hay nhiệt độ có đóng một vai trò hay không.” Nếu dịch bệnh thực sự bị kềm hãm bởi trời nóng mùa hè và những biến đổi tập tính của những người Pháp, nó luôn luôn có khả năng dội ngược vào mùa thu. Và vào lúc đó sẽ xảy ra làn sóng thứ hai.
(LE FIGARO 27/5/2020)

3/ NHỮNG TRIỆU CHỨNG, SỰ LÂY NHIỄM, NHỮNG DI CHỨNG…TẤT CẢ KIẾN THỨC VỀ CORONAVIRUSTu khi dai dich chinh phuc toan cau, coronavirus chung moi bat buoc chung ta song voi no. Khap noi tren the gioi, cac nhà khoa hoc tim cach kham pha nhung khia canh moi cua su van hành chuc nang cua no. Hiem khi dut diem, nhung cau tra loi doi khi mang lai nhung cua hoi moi.
Thiếu một pièce du puzzle. Không ai có thể nói rằng đã hiểu sự xuất hiện của virus này. Điều chứng thực, được bày tỏ bởi nhà nghiên cứu Meriadeg Le Gouil, chuyên gia virus học và sinh thái học ở Đại học Caen-Normandie tóm lược tầm của những kiến thức mà chúng ta còn phải thụ đắc về virus chúng mới ARN này. Nó cũng minh họa những giới hạn của khoa học, không bao giờ có thể mang lại cho nhân loại những câu trả lời mà nó chờ đợi.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỚI
Một cúm nặng (grosse grippe), đó là điều mà ta nghĩ gặp phải khi virus xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 trong tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc. Trong khi phần lớn các triệu chứng là tương tự với nhiễm trùng hô hấp mùa (infection respiratoire saisonnière), như sốt, ho khan, sung huyết mũi, mệt dữ dội, quen thuộc hơn đối với chúng ta, những công trình nghiên cứu dần dần phát hiện những chỉ dấu khác của Covid-19 : những cơn động kinh, những tai biến mạch máu não, mất vị giác hay khứu giác, lú lẫn, engelures…Ta cũng đã có thể xác lập rằng một bệnh nhân trên năm có những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở. Mới gần đây hơn, một công trình nghiên cứu được thực hiện trên một số lượng nhỏ những bệnh nhân trung quốc đã phát hiện rằng 1/3 những bệnh nhân có những triệu chứng nhãn khoa : épiphora (sản xuất quá nhiều nước mắt) hay viêm kết mạc.
Vào giai đoạn này, và mặc dầu sự nghiên cứu tiến triển, nhưng các nhà khoa học không thể mang lại những câu trả lời chính xác về điều làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Ngược lại điều được thừa nhận, đó là sự kết hợp “tuổi già và bệnh tiềm năng” như cao huyết áp hay những vấn đề tim, là một yếu tố gia trọng.
” Điều mà ta luôn luôn tìm hiểu “, Nathan Clumeck, professeur émérite en maladies infectieuses ở ULB và ở CHU Saint-Pierre đã nói như vậy,” đó là tại sao vài bệnh nhân làm một tăng hoạt tính miễn dịch (hyperactivité immunologique) (tempête cytokinique). Bởi vì phản ứng phát khởi mặc dầu virus hiện diện từ lâu trong cơ thể.” Hướng có thể được chấp nhận nhất hiện nay, đó là tố bẩm di truyền (prédisposition génétique), như tố bẩm cũng là đặc tính của những bệnh nhân bị những bệnh tự miễn dịch.” Ta cũng quan sát điều đó với liên cầu khuẩn (streptocoque) “, Nathan Clumeck đã nói như vậy,” trong một tỷ lệ nào đó ở những bệnh nhân đã làm một nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, ta chứng thực một phản ứng miễn dịch tấn công tim và các khớp. Trong trường hợp Covid-19 ta cũng có thể quan sát những phản ứng miễn dịch muộn. Đó là một trong những khía cạnh mà ta đã khám phá với thời gian.”
Virus, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện, có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Đó là lý do tại sao những vết Covid-19 đã được khám phá trong nước của ống cống (eaux des égouts).” Tuy nhiên, dường như phân không phải là một cách truyền bệnh, sự truyền bệnh được thực hiện gần như độc nhất qua đường không khí “, GS Clumeck đã trấn an như vậy.
HƯỚNG CỦA CÁC KHÁNG THỂ CỦA LẠC ĐÀ KHÔNG BƯỚU (LAMA)” Virus gây một đáp ứng kháng thể và vài virus có một khả năng trung hòa (pouvoir neutralisant)”, Nathan Clumeck đã nói như vậy. Để minh họa quá trình, professeur émérite của ULB lấy hình ảnh của một module lunaire (coronavirus, được bao quanh bởi những spicule S của nó), hạ cánh trên một miệng núi lửa (thụ thể tế bào ACE2). Ngay trước khi hạ cánh, kháng thể sẽ đến đặt giữa module và miệng núi lửa và vô hiệu hóa protéine S, như thế ngăn cản virus gây nhiễm tế bào. Bối cảnh mặt trăng được dựng lên như thế cho phép hiểu tại sao khoa học quan tâm đến những kháng thể này để phát triển những trị liệu chống lại căn bệnh, dầu đó là dưới dạng plasma từ những bệnh nhân lành bệnh hay dưới dạng những kháng thể trung hòa (anticorps neutralisant), được cấy ở …lạc đà không bướu (lama), như những nhà nghiên cứu của Gand đã đề xuất như vậy trong tạp chí khoa học Cell.
” Các kháng thể trung hòa (anticorps neutralisant) được đặt trên những protéine của vỏ của virus để chặn lối vào trong tế bào “, Nathalie Jacobs, giáo sư virus học ở Đại học Liège đã nói như vậy.” Ta có thể làm cho tinh khiết những kháng thể của huyết thanh để chỉ chọn lọc những kháng thể có năng lực phong bế lớn nhất.” Đó là hướng được dành ưu tiên bởi các nhà nghiên cứu Hòa Lan, được công bố trong tạp chí khoa học Nature. Các nhà nghiên cứu này đã nhận diện hoạt tính trung hòa của một kháng thể nhắm vùng bám (zone d’attache) của virus vào thụ thể ACE2. Được chế tạo bởi cùng một tế bào duy nhất, sẽ tăng sinh để sinh ra một pool nhưng tế bào bảo vệ kháng thể, kháng thể này được gọi là monoclonal. Nhờ sinh học phân tử ta có thể dupliquer loại kháng thể này để cho một miễn dịch liệu pháp.
Chính ở đó mà lama vào cuộc. Tức giận hay không, nó vẫn luôn luôn làm thế : nó sản xuất những kháng thể đơn giản hơn nhưng hiệu quả hơn, được trang bị bởi một chuỗi (chaine) duy nhất, mà những loại khác không chế tạo (ngoại trừ vài loại cá mập). Cấu trúc và kích thước nhỏ của chúng cho phép nhân gấp đôi một cách dễ dàng hơn những “nanobodies” này trong phòng thí nghiệm.
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu của Centre de biotechnologie médicale de Gand và của đại học Austin (Texas) đã khởi động một công trình nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của lama đối với những coronavirus khác trên một con cái có tên tục là Winter. Các nghiên cứu đã được tái kích hoạt và đã tỏ ra chứng thực : Winter đã sản xuất những kháng thể trung hòa chống lại SARS-CoV2. Nhờ những kỹ thuật sinh học phân tử, kháng thể được phân lập trong máu của Winter có thể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, các nhà nghiên cứu đã đảm bảo như vậy. Những thử nghiệm lâm sàng trên hamster và chuột nhắc sẽ bắt đầu trong thời gian sắp đến. Nếu chúng chứng thực, những thử nghiệm trên người có những triệu chứng vừa phải với Covid-19 có thể tiếp theo
” KHÔNG TÁI NHIỄM, KHÔNG TÁI KÍCH HOẠT”
” Ta chưa biết những kháng thể phong tỏa (anticorps bloquant) này có đủ không, nhưng những công trình nghiên cứu dường như đi theo chiều hướng này. Chúng ta hãy nhắc lại rằng 85% những người lành bệnh Covid : đó là bởi vì đáp ứng miễn dịch là tốt “, Nathan Clumeck, professeur émérite en maladies infectieuses ở ULB và ở CHU Saint-Pierre đã ghi chú như vậy. Một công trình nghiên cứu, được công bố trong tạp chí Immunity đã cho thấy trên một nhóm (rất thấp) 14 cựu bệnh nhân, rằng 13 trong số họ đã phát triển những kháng thể đặc hiệu chống lại Covid-19, nhất là những kháng thể trung hòa (neutralisant). Một réponse cellulaire idoine (hiện diện của những tế bào lympho T được gọi là natural killer) cũng đã được phát hiện ở những người bình phục Covid-19.
Những trường hợp tái nhiễm được báo cáo ở Nam Hàn phải được xem xét một cách thận trọng : những kết quả này là những dương tính giả, do những hạn chế của những test de dépistage. Thật vậy có thể đó là những cặn bã của virus, mà cơ thể đã chưa hoàn toàn loại bỏ, nhưng chỉ còn là những nhân chứng của trận chiến.
Người hữu trách khoa học của cuộc chiến chống lại những bệnh nhiễm trùng của OMS, BS Maria Van Kerkhove, không nói khác : ” Khi phổi lành bệnh, những tế bào chết bị thải bỏ (trong đường hô hấp trên) và những mảnh này là dương tính đối với test PCR. Nhưng đó không phải là virus gây nhiễm, không phải một sự tái nhiễm (réinfection), cũng không phải một sự tái kích hoạt (réactivation)”, bà đã tuyên bố như vậy với BBC.
THƯƠNG TỔN THẦN KINH NÃO ?
Những tiến bộ ở điểm này là quan trọng. Hôm nay ta biết rằng virus ảnh hưởng đường hô hấp nhưng cũng hệ thần kinh trung ương, gây những rối loạn thần kinh. Thí dụ, đó là điều giải thích rằng những bệnh nhân bị mất khứu giác và vị giác không nhất thiết bị sung huyết hay chảy nước mũi. Điều làm an lòng, đó là không có một công trình nghiên cứu nào đã phát hiện sự hiện diện của virus trong não. Phải suy diễn điều gì từ đó ? Lý thuyết có thể chấp nhận nhất, đó là virus có khả năng đi lên đến não, qua những niêm mạc mũi rồi hành khứu (bulbe olfactif). Trái với phổi, vì não có ít thụ thể ACE2 mà virus cần để bám vào, do đó có thể rằng điều đó cũng đủ để làm rối loạn sự vận hành chức năng của các thụ thể của mùi (récepteurs des odeurs). Lý thuyết khác được đưa ra : SARS-CoV2 cũng có thể tấn công những tế bào không có những thụ thể đặc hiệu này.
CÁC BỆNH NHÂN CHẾT VÌ ĐIỀU GÌ ?
Đó có phải là một điều kỳ dị mới ? Một công trình nghiên cứu được công bố trong the Lancet tiết lộ rằng các thầy thuốc đã chứng thực một trạng thái thoải mái (état de bien-être) tương đối ở những bệnh nhân mất bảo hòa oxy (désaturation en oygène, hypoxémie).” Không có thể rằng những bệnh nhân này khỏe mạnh “, Nathan Clumeck, professeur émérite en maladies infectieuses ở ULB và ở CHU Saint Pierre đã giải thích như vậy,”nhưng ít khó ở hơn những kẻ khác, điều đó vâng”. Giải thích : ” Khi ta thở, oxygène đi vào trong các phế nang qua màng phế nang trong khi khí CO2 đi ra khỏi màng phế nang. Nếu màng phế nang bị thương tổn, oxygène không đi qua nữa, điều này có thể phát khởi một hypoxie nghiêm trọng, lý do tại sao ta cho bệnh nhân oxygène.” Những người thở không khí bình thường có một độ bảo hòa 96 đến 98%. Nếu ta xuống 92-93%, ta thấy khó ở nhưng ta không chết, GS ULB đã tóm tắt như vậy. Ở vào khoảng 85%, ta đã ở trong một tình trạng rất nghiêm trọng với sự phá hủy các thành phế nang : ” Những bệnh nhân chết do hậu quả của sự phá hủy của màng phế nang hay một sự tưới máu kém của cơ thể. Để làm thuyên giảm những bệnh nhân trong tình trạng giảm oxy huyết (hypoxémie), ta đặt bệnh nhân nằm sắp. Bằng cách này, ta phóng thích những phần trên của phổi, những vùng kém tưới máu và bị ép.” Điều mà ta đã nhận xét ngay lúc đầu, đó là nhiều bệnh nhân chết vì nghẽn tắt động mạch phổi (embolie pulmonaire), khi oxy bị chẹn bởi một cục máu đông. Khi máu và oxygène không lưu thông được nữa, đó là thrombose.
THỂ THAO, VÂNG, NHƯNG NHẸ NHÀNG
Tập thể dục ở ngoài trời đã luôn luôn được khuyến khích, nhưng không hiếm những người qua đường phóng ra một cái nhìn càu nhàu về phía những joggeur mà họ nghi phóng ra những giọt nhỏ.” Nỗi sợ này là không hợp lý “, Nathan Clumeck đã nói như vậy.” Virus không rớt vào anh như một đàn ong !” ” Ít có cơ may mắc phải bệnh nếu anh gặp người nào đó đang chạy”, Marc Francaux, giáo sư ở Faculté des sciences de la motricité của UCLouvain đã xác nhận như vậy.” Nhưng nguy cơ gia tăng nếu anh theo sau người chạy jogging này, như một tốp xe đạp (peloton à vélo). Vậy lời khuyến nghị của tôi là như sau : hãy tập thể dục, nhưng một mình.”
Tài liệu khoa học đã cho thấy những tác dụng có lợi, nhất là chống viêm, của một hoạt động thể thao đều đặn. Ngoài ra Francaux đã tự hỏi không biết những người có một điều kiện vật lý tốt có ít xác xuất hơn phát triển những dạng nghiêm trọng của Covid hay không. Cộng tác với những nhà nghiên cứu Chí Lợi và Úc, ông vừa công bố một công trình nghiên cứu trong tạp chí Obesity, xem xét mức độ hành của những thể nặng ở những bệnh nhân có những bệnh kèm theo, có một mức viêm cao. Thế mà người ta đã chứng minh rằng đối với những bệnh nhân này hoạt động vật lý có thể điều hòa những chỉ dấu viêm này. Vậy hoạt động vật lý có thể có một vai trò phòng ngừa trong nhiễm bởi Sars-Cov-2, các nhà nghiên cứu đã đánh giá như vậy, nhưng giả thuyết của họ còn phải được kiểm tra bởi những dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học.Trái lại, cần tuyệt đối tránh một hoạt động vật lý quá mạnh, Marc Francaux đã cảnh báo như vậy, vì lẽ nó gây nên một suy giảm của hệ miễn dịch trong những ngày tiếp theo. ” Nhưng Covid Challenge và những thách thức thể thao khác, đó không phải là một ý tưởng tốt chút nào “, nhà nghiên cứu đã nói như vậy. Ông nhắc lại rằng 1/3 những người chạy marathon không được chuẩn bị tốt phát triển một bệnh của đường hô hấp trên (thường một cảm cúm đơn thuần) trong tuần tiếp theo sau đó.
CÓ PHẢI SỢ NHỮNG BIẾN DỊ CỦA VIRUS KHÔNG ?
Nếu vào lúc đầu ta đã có thể nghĩ rằng virus có tính chất mùa (saisonnier) và sẽ biến đi khi trời tốt, buộc phải chứng thực rằng thời tiết của tháng tư này làm tiêu tan niềm tin này.” Ta đã làm giống nhau với cúm, nhầm, bởi vì virus của cúm có tính chất mùa “, Nathan Clumeck đã nói như vậy.” Tháng tư đã là đặc biệt đẹp và nóng và ta ở đỉnh dịch. Không có một tương quan rõ rệt nào với trời nắng. Xác nhận rằng virus này có tính chất mùa hay không là hoàn toàn tư biện “, Nathalie Jacobs đã nói như vậy.
Tất cả các virus biến dị ở một mức độ nào đó khi chúng lan tràn và coronavirus chủng mới không thoát khỏi quy tắc. Vả lại đó là điều cho phép theo dõi tiến triển của virus trên thế giới. Nhưng ở giai đoạn này, không gì cho phép xác nhận rằng SARS-COV2 trở nên nguy hiểm hơn hay gây chết hơn, mặc dầu một công trình nghiên cứu sơ bộ xác nhận điều trái lại. Các chuyên gia virus học đều nhất trí : các biến dị của virus không quan trọng cho đến hôm nay.
NGUY CƠ MẮC PHẢI VIRUS LÚC TẮM ?
Những cuộc đi chơi 1 ngày lại được cho phép ngày 18/5. Ta có nguy cơ gì khi tắm biển hay trong Ourthe ? Những vết génome của virus đã được phát hiện trong những nước đã được sử dụng. Tuy vậy, nguy cơ truyền virus là thấp, Nathan Clumeck đã đánh giá như vậy. ” Virus không đi qua hàng rào da. Về nguy cơ nuốt nó, nếu có, là hiếm. Đó là điều giải thích những triệu chứng ỉa chảy và sự hiện diện của virus trong nước đã được sử dụng, nhưng điều đó không ảnh hưởng lên phổi.” Cho đến nay không một công trình nghiên cứu nào đã được thực hiện về sự sống sót của SARS-CoV-2 trong nước, nhưng vỏ của coronavirus làm cho nó dễ vỡ trong môi trường, nhất là trong một môi trường thù địch như nước muối.
BỆNH CÓ ĐỂ LẠI NHỮNG DI CHỨNG KHÔNG ?
Cái mệt nhọc dữ dội, nặng nề, và sự khó thở hạn chế các bệnh nhân trong những cử động có thể kéo dài qua thời kỳ bình phục thông thường. Trong vài trường hợp, tình trạng này được kèm theo một sự biến đổi của những trí năng và trí nhớ. Tuy nhiên, và mặc dầu ta rất thiếu thời gian nhìn lại, nhưng không gì dường như chỉ rằng thời kỳ suy giảm miễn dịch xảy ra sau căn bệnh kéo dài trong thời gian dài hạn, vì hệ thống có khả năng tái tạo. ” Nhiễm bởi virus khiến cơ quan phát triển những phương tiện miễn dịch. Cũng có một miễn dịch bẩm sinh (immunité innée), được thể hiện bởi sự sản xuất những interféron, sẽ đến chẹn virus ở trong tế bào. Chính sự sản xuất những interféron này gây nên một sự mệt nhọc dữ dội, đau và nhức mình mẩy”, Nathan Clumeck đã mô tả như vậy. Phần lớn những triệu chứng này biến mất với căn bệnh. Nhưng trong vài trường hợp, phải nhiều thời gian hơn : ” Những bệnh nhân trải qua một suy hô hấp và bị đặt máy thở trong nhiều tuần sẽ giữ những di chứng phổi ít hay nhiều quan trọng.” Những bệnh nhân bị gầy đi, mà các cơ đã tan đi và có những khớp bị cứng lại. Trong trường hợpggggggggg thương tổn não, Nathan Clumeck nói tiếp, ” những rối loạn nhận thức (trouble cognitif) liên kết với một oxy hóa kém và một hội chứng sau chấn thương tâm thần có thể xuất hiện “. Trong tất cả các trường hợp, một sự phục hồi chức năng nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, sẽ cần thiết để phục hồi từ những điều trị tăng cường.
(LE SOIR 13/5/2020)

4/ MÙA, KHÍ HẬU : ẢNH HƯỞNG NÀO LÊN ĐẠI DỊCH ?
Ta có thể hy vong, với mùa hè, sự biến mất của coronavirus Sars-CoV-2 ở Pháp ? Xác suất này hiện hữu, nhưng rất thấp. Dr Philippe GornyHiện hữu gần 5000 loại coronavirus, trong đó 500 ở dơi ! Chỉ 7 hay 8 coronavirus đă có thể gây nhiễm người từ trường hợp đầu tiên được nhận diện năm 1965. Bốn trong số những coronavirus này (được mã hóa 229E, NL63, OC43, HKU1) là luôn luôn lưu hành và là nguyên nhân, nhất là trong thời kỳ đông, của khoảng 20 đến 25% của cảm cúm (rhume) hiền tính. 3 coronavirus khác được biết gây nhiễm ở phổi và đôi khi gây một suy kiệt hô hấp cấp tính (détresse respiratoire aigue) đe dọa tiên lượng sinh tồn : Sars-CoV (đại dịch 2002-2004 được gọi là Sras), Mers-CoV (dịch bệnh, 2012-2014, được giới hạn chủ yếu ở Trung Đông) và Sars-CoV-2, tác giả của đại dịch hiện nay, được OMS đặt tên là Covid-19.
Ngoại trừ Mers-CoV, đã xuất hiện sau một thời kỳ khô hạn và đối với nó ta thiếu những dữ liệu, tất cả những coronavirus khác có một ” tính mùa” (saisonnabilité) được biết, thuật ngữ có nghĩa rằng vài thời kỳ của năm làm dễ sự bành trường của chúng. Cũng hầu như luôn luôn như vậy đối với những virus có vỏ (enveloppe) mà chúng thuộc vào, thí dụ như những virus của cúm. Vỏ của virus (enveloppe virale) (được gọi là “capside”) là một màng bao quanh vật liệu di truyền của chúng, bảo vệ chúng và có thể kết hợp với màng của những tế bào mà chúng xâm chiếm, mà chúng sử dụng buồng máy (machinerie) để sinh sản. Vả lại, chính qua sự hợp nhất tế bào này, một khi công việc được hoàn thành, mà các virus thoát ra không khó khăn từ một tế bào để đi gây nhiễm một tế bào khác. Trái lại, những virus không có vỏ (được gọi là “trần”), như những adénovirus và rhinovirus, chúng cũng là nguồn gốc của những cảm cúm rất thông thường, hoành hành suốt năm. Chúng dễ bị thương tổn hơn và, dễ thoát ra khỏi những tế bào mà chúng đã gây nhiễm, phải đợi đủ số lượng để làm vỡ chúng. Hầu như tất cả những đại dịch virus là do những virus có vỏ (enveloppé) chứ không phải là những virus trần (nu).
Nhiều yếu tố thiên nhiên khả dĩ điều biến cường độ và hình thức của tính mùa của chúng, nhất là nhiệt độ, độ ẩm, gió, sức đề kháng của những quần thể đích (populations cibles), mà miễn dịch tốt vào mùa hè (gia tăng dưới tác dụng của mặt trời của những nồng độ trong máu của vitamine D kích thích miễn dịch) hơn là khi cái lạnh của mùa đông hoành hoành. Cuộc sống ở ngoài trời, trái với cuộc sống của sự làm việc trong không gian kín, làm giảm một cách đáng kể nguy cơ lây nhiễm. Cũng có thể đóng vai trò những biện pháp không tự nhiên được áp đặt bởi chính quyền, như sự tôn trọng khoảng cách xã hội (distanciation), sự mang khẩu trang ở những nơi công cộng đông người, những di chuyển giới hạn…Mùa hè này sẽ thế nào ? Chúng ta sẽ xem. Tất cả những tham số này làm cho những dự đoán trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, vài phân tích và điều biến (modélisation) mang lại vài thông tin. Một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ-Iran (những đại học Maryland ở Baltimore và Shiraz ở Iran), được công bỏ 5/3 vừa rồi, đã nhận diện, từ 30 đến 50 độ vĩ độ Bắc, một hàng lang địa lý (corridor géographique), trong đó dịch bệnh đã lan tràn nhiều hơn nơi khác và trong đó, từ 9/2019 đến cuối tháng hai 2020, nhiệt độ đã biến thiên từ 5 độ C đến 11 độ C, với một độ ẩm từ 47% đến 79%. Đó là những điều kiện lý tưởng cho sự sinh sản của Sars-CoV-2 : những điều kiện của những nước ôn đới lạnh (pays tempérés froids) ! Trên bản đồ, hành lang này hầu như trực tiếp bay qua một lộ trình phát xuất từ tỉnh Hồ Bắc ở Trung Quốc (cái nôi của đại dịch), đi qua Iran, đến châu Âu và chấm dứt ở Hoa Kỳ.
Một công trình nghiên cứu của đại học Oxford, liên kết với công trình nghiên cứu trước, được công bố 20/3 vừa qua, đã thu thập những dữ liệu về khí hậu phát xuất từ 116 nước bị ảnh hưởng bởi Sars-CoV-2 và đã quan sát rằng sự sống sót của virus là tốt hơn nếu thời tiết là lạnh và khô và ít gió, trong khi nó giảm khi trời nóng, ẩm và gió gia tăng. Theo một công trình nghiên cứu Trung quốc, được công bố 28/4 và đã đưa vào những trị số hàng ngày của nhiệt độ được lấy trong thủ đô của 166 nước,” mọi sự gia tăng 1 độ C (so với những chuẩn mùa đông) sẽ được liên kết với một sự hạ 3,08% của số những trường hợp mới và 1,19% số những trường hợp tử vong mới”.
Những dữ liệu này là không đủ để hy vọng sự biến mất của virus trong Bắc bán cầu vào mùa hè này. Phần lớn các chuyên gia tin tưởng vào sự tồn tại của nó. Coronavirus sẽ là nguồn của những lây nhiễm mới, với một tỷ lệ sinh sản Ro (tỷ lệ truyền trung bình của virus từ một người đến những người khác) tuy nhiên bị giảm, dưới 0,5, khá xa với Ro trung bình cực đại (2,5). Theo những nhà dịch tễ học của khoa miễn dịch học và những bệnh nhiễm trùng của đại học Havard ở Boston (công trình nghiên cứu được công bố 14/4 vừa rồi), Sars-CoV-2 sẽ trở lại một cách mạnh mẽ vào mùa đông đến, và có thể, dưới khí hậu của chúng ta, trở nên endémique. Sau đó nó sẽ tái xuất hiện mỗi năm vào cùng thời kỳ, buộc phải áp dụng những biện pháp cách ly xã hội và mang khẩu trang đại trà, cho đến khi một vaccin hiệu quả và được dung nạp tốt (không có trước một năm, thậm chí 2022) có thể bảo vệ quy mô lớn nhân dân của chúng ta và thay đổi tình thế.
(PARIS MATCH 20/5-27/5/2020)
Đọc thêm : TSYH số 548 : bài số 3

5/ VÀ NẾU CORONAVIRUS SỢ MẶT TRỜI.
CORONAVIRUS. Phải chăng virus sẽ biến mất khi nhiệt độ gia tăng ? Đó là kịch bản lý tưởng đứng trước đại dịch hiện nay. Vài chuyên gia virus học giúp chúng ta tin tưởng vào điều đó, nhưng không ai tin tưởng hoàn toàn. Thật vậy, vài virus coi thường các mùa, nhưng virus khác thì không.Trong trường hợp tệ hại nhất, một phần lớn của dân chúng sẽ mắc phải Covid-19 và phát triển một miễn dịch nhóm (immunité de groupe). Lúc đó thật sự đó sẽ là “hết cuộc chơi” (fin de partie) đối với virus. Một viễn cảnh lạc quan hơn là sự trở lại của thời tiết tốt có lẽ sẽ loại bỏ Sras-CoV2, như đó là trường hợp với influenza.
Nhưng có lẽ influenza không là thí dụ được lựa chọn tốt nhất. Mặc dầu nhiều thập niên nghiên cứu, nhưng chưa có ai có khả năng giải thích một cách dứt điểm tại sao cúm bình thường chỉ xuất hiện vào mùa đông. Những giả thuyết vẫn là những giả thuyết : lỗi là do những nhiệt độ thấp, do sự giam hãm trong những không gian kín ; do niêm mạc bị khô, do những thay đổi về thói quen ăn uống, do thiếu vitamine D. Những chronobiologiste can thiệp vào, khi giả sử rằng tính nhạy cảm của hệ miễn dịch của chúng ta thay đổi tùy theo mùa, dưới ảnh hưởng của ánh sáng của mặt trời. Nhưng nếu ta xét rằng influenza hiện diện trong những vùng nhiệt đới suốt cả năm, và điều này một cách endémique, những lời tuyên bố này vỡ tan tành.
Vụ việc tuy vậy không kết thúc. Hôm nay chúng ta thích làm những tiên đoán về Covid-19, nhưng cúm cũng không phải là một cuộc vui (partie de plaisir). Theo những ước tính thận trọng nhất, virus của influenza giết 250.000 người mỗi năm, 10 lần nhiều hơn Covid-19. Nếu chúng ta hiểu điều giết cúm vào cuối đông, có lẽ chúng ta sẽ có thể tăng cường những biện pháp phòng ngừa.
VỎ BỌC (ENVELOPPE)Có một giả thuyết lý thú về những nhiễm trùng mùa (infection saisonnière). Các virus được xếp loại tùy theo cái vỏ của chúng. Loại đầu tiên tập hợp những virus chỉ có một capside, được cấu thành bởi protéine. Loại kia liên quan những virus với một vỏ thật sự, được cấu tạo bởi những lipide. Vỏ cho phép virus tránh một cách dễ dàng hơn hệ miễn dịch người, tuy nhiên với một bémol : ta nghĩ rằng những virus có vỏ là nhạy cảm hơn với vài yếu tố môi trường như nhiệt độ bên ngoài và độ ẩm.
Một công trình nghiên cứu năm 2018, được công bố trong Scientific Reports, đi theo chiều hướng của giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hoạt động của 9 virus đối với các mùa, trên cơ sở của 36.000 mẫu nghiệm được lấy trong một thời gian 6 năm. Sự truyền liên kết với mùa dường như đặc thù cho những virus có vỏ. Virus réticulosyncytial và virus của cúm dường như là những thí dụ tốt. Các nhà nghiên cứu đã chỉ có thể tìm thấy trong những mẫu nghiệm trong mùa đông.
Bây giờ chúng ta hãy nói về rhinovirus, nguyên nhân quan trọng nhất của cảm lạnh thông thường. Những rhinovirus không có vỏ và dường như không nhạy cảm với những yếu tố môi trường : trong công trình nghiên cứu nói trên, chúng hiện diện 85% của năm. Ở vào vài thời kỳ, ta thấy đường cong của những cảm lạnh lên thẳng, nhưng điều đó là do những hoạt động của con người. Thí dụ, sự kiện các trẻ em lại gặp nhau ở lớp học vào tháng bảy, trong khi chúng ít tiếp xúc vào mua hè. Vậy hệ miễn dịch của chúng đã mất dấu vết của những biến dị virus.
SỰ KẾT HỢP
Đó là vắn tắt những tin đáng phấn khởi, bởi vì coronavirus có một vỏ (enveloppe). Con virus làm chúng ta chú ý đến có sẽ biến mất với những ngày đẹp trời ? Dịch bệnh sras không cho một câu trả lời thỏa mãn với câu hỏi này, vì lẽ nó đã biến mất trong mùa hè 2003, nhưng rằng những biện pháp cách ly chặt chẽ đã có hiệu quả. Còn về MERS, dịch bệnh của một coronavirus khác, dịch bệnh này đã xuất hiện với quy mô quá nhỏ để có thể làm những dự đoán đối với Covid-19.
Hôm nay, các coronavirus tạo nguyên nhân lớn thứ hai của cảm lạnh thông thường. Vì lẽ ấy một công trình nghiên cứu của Anh muốn tỏ ra khích lệ : vào mùa hè, trên khoảng 12.000 mẫu nghiệm, họ đã không phát hiện một coronavirus nào.
Về Sras-CoV2, những ý kiến của các nhà nghiên cứu trái nhau. Một công trình nghiên cứu đã cho thấy một sự truyền virus trong những phần lạnh và khô của trung quốc cũng như trong những vùng nóng và ẩm. Trái lại, một công trình nghiên cứu khác đã phát hiện một sự khuếch tán chỉ trong những điều kiện của mùa đông.
Ta gợi ý rằng miễn dịch của dân chúng có thể tạo sự khác nhau : có thể rằng sự kết hợp của một số lượng lớn những người được tạo miễn dịch và những điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ làm giảm nhiều những nguy cơ coronavirus trong mùa hè. Nhưng trong trường hợp của Sras-CoV2, chúng ta đúng là thiếu những người được tạo miễn dịch. Chính vì vậy, vài chuyên gia tiên đoán rằng Covid-19 sẽ ngủ vào mua hè, để tái xuất hiện một cách dữ dội sau đó.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 27/3/2020)

6/ MANG KHẨU TRANG TOÀN THỂ THAY ĐỔI TẤT CẢMang khẩu trang là quan trọng nhất của tất cả các biện pháp. Chứng minh bằng số từ một phân tích của GS Patrick Berche.Patrick Berche, professeur émérite en microbiologie ở đại học Paris-Descartes và cựu giám đốc của Viện Pasteur ở Lille, đã cập nhật hóa, vào ngày 3/5/2020, từ site Eficiens, số lượng những trường hợp tử vong do Covid-19 trên 1 triệu dân trong những nước khác nhau, điều này đã cho phép ông so sánh những nước mà chiến lược dựa trên sự mang khẩu trang toàn thể với những nước không phải là như vậy. Những nước mà sự mang khẩu trang là toàn thể : Đài Loan (10,7 tử vong mỗi triệu dân), Nam Hàn (4,94), Nhật (2,51), Singapour (3,21). Những nước không phải là như vậy : Tây Ban Nha (689), Bỉ (688), Ý (481), Anh (431), Pháp (371), Hoa Kỳ (203), Đức (80). ” Dữ liệu duy nhất thật sự đáng tin cậy để theo dõi đại dịch, Patrick Berche đã bình luận như vậy, là số lượng tử vong được khai báo bởi những quốc gia, với điều kiện đó là những quốc gia dân chủ. Nhiều nước giảm thiểu những con số, vì những lý do chính trị (Brésil, Trung Quốc…). Như thế họ tranh bị phát hiện những thiếu sót của hệ y tế của nước họ. Làm sao có thể tin rằng chỉ 4643 người Hoa đã chết trong một đất nước có 1,4 tỷ dân ! Trong số những quốc gia dân chủ, vài nước chỉ đếm những tử vong ở bệnh viện, được kiểm tra bởi PCR (phát hiện virus). Có những nước khai báo những tử vong ở nhà dưỡng lão (Ehpad), những nước khác thì không. Bỉ, bao gồm en temps réel những trường hợp tử vong “nghi ngờ” ở nhà (dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và X quang nhưng không PCR), ở nhà dưỡng lão và ở bệnh viện, vì vậy có một tỷ lệ cao, một cách không đúng, hơn những nước châu Âu khác chỉ bao gồm những trường hợp được xác nhận bởi PCR và không tính đến những trường hợp tử vong tại nhà. Nước Pháp cũng thế, thêm vào các số liệu hiện nay một tối thiểu 9000 tử vong nghi ngờ ở nhà !Đáng chú ý ghi nhận rằng những nước Đông nam Á, rất gần với ổ nguyên thủy, có những nối kết mạnh với trung quốc, nhưng ngay từ đầu một dịch bệnh, chủ trương sử dụng đại trà các khẩu trang ở nơi công cộng, có một tỷ lệ tử vong cực kỳ thấp. Tỷ lệ tử vong của Pháp là 147 lần cao hơn của Nhật và 75 lần cao hơn của Nam Hàn !”. Một cách cụ thể đó là điều mà đất nước của chúng ta trả giá bằng sinh mạng vì đã không sẵn sàng, vì đã quá chậm trễ trong việc cung cấp các khẩu trang cho dân chúng, cho những nhân viên y tế, và vì đã không hiểu tầm quan trọng của việc mang khẩu tra đại trà ngay lúc đầu dịch bệnh cũng như trong thời kỳ phong tỏa. Chúng ta sẽ lập lại cũng những sai lầm này không ? Đó là điều không thể tha thứ được !
(PARIS MATCH 14-20/5/2020)

7. COVID-19 : TUỔI GIÀ, YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH CỦA TỶ LỆ TỬ VONG
Một công trình nghiên cứu rộng lớn của Anh cũng nhấn mạnh vai trò của vài bệnh tiềm năng (comorbidité) và nguồn gốc chủng tộc.Ai chết vì Covid-19 ? Một công trình nghiên cứu thống kê, với tầm quan trọng chưa từng có ở châu Âu, mang lại một câu trả lời chi tiết. Được đưa lên mạng ngày 7/5, những kết quả đầu tiên của dự án Opensafety dựa trên những dữ liệu y khoa của 17 triệu người thường trú ở Vương quốc Anh và cho một phân tích những yếu tố nguy cơ của tử vong. Công trình nghiên cứu này chưa được công bố.
Trên tập hợp (cohorte) rất rộng này, 5683 người bị chết vì Covid-19 trong những bệnh viện Anh giữa 1 tháng giêng và 25 tháng tư. Những yếu tố nguy cơ của tử vong mà công trình nghiên cứu này tiết lộ, được tiến hành cùng nhau bởi những kíp của Oxford, của đại học Leeds, của trung tâm nghiên cứu quốc gia về điều trị tăng cường (ICNARC) và của London School of Hygiene and Tropical Medicine, xác minh điều đã được cho thấy bởi những quan sát của những thầy thuốc thực hành và những kết quả của những công trình nghiên cứu khác
BÉO PHÌ, HEN PHẾ QUẢN NẶNG, ĐÁI ĐƯỜNG…
Những người đàn ông, những người già, những người nghèo khổ, những người dễ bị đái đường không được kiểm soát hay những hen phế quản nặng thuộc vào những quần thể có nguy cơ nhất. Những người trên 80 tuổi chiếm hơn 51% những trường hợp tử vong, những người trên 70 tuổi chiếm 79% những người chết, 63% những tử vong ở bệnh viện là những người đàn ông (với nguy cơ chết vì Covid-19 hai lần nhiều hơn đàn bà), 36% bị những vấn đề tim (có nguy cơ chết hai lần nhiều hơn một người không có vấn đề sức khỏe này, cùng giới tính và cùng tuổi). Chứng béo phì cung là một yếu tố nguy cơ rõ ràng, với, đối với chỉ số khối lượng cơ thể (IMC: indice de masse corporelle) trên 40, gần 3 lần nguy cơ chết hơn một người không béo phì cùng lứa tuổi và cùng giới tính. Sự kiện có một IMC tăng cao thường phát hiện những đáp ứng miễn dịch bị biến đổi, một liên hệ với bệnh đái đường và/hay cao huyết áp.
” Thông tin chủ yếu từ công trình này là tầm quan trọng, hầu như duy nhất, của tuổi già lên tỷ lệ tử vong của Covid-19 “, BS Dominique Dupagne đã nhấn mạnh như vậy. Haut Conseil de là santé publique đã ấn định 70 tuổi là ngưỡng để được xem như người có nguy cơ bị những biến chứng và tử vong do Covid-19
Như thế những người trên 80 tuổi có một nguy cơ 12 lần cao hơn nguy cơ của những người từ 50 đến 59 tuổi, và một nguy cơ 180 lần cao hơn nguy cơ của những người từ 18-39 tuổi. Những số liệu mới đây của dịch tễ học ở Pháp cũng cho thấy điều đó. Trong point épidémiologique 12/5 (26.991 tử vong), Santé publique France nhấn mạnh rằng ít nhất 84% những tử vong liên quan những người có những bệnh kèm theo và rằng ít nhất 93% những người chết là những người trên 65 tuổi.
” Ngay cả khi tuổi già là một yếu tố quyết định, nhưng giải thích tất cả đều đó tuổi già là điều không thể chấp nhận được”, Réseau Environnement Santé, nhấn mạnh tầm quan trọng của những bệnh tiềm năng, đã xác nhận như vậy.”Mặc dầu điều chứng thực được làm ở Đại hội động của Liên hiệp quốc năm 2011 và 2018, với mục tiêu cho năm 2030 là ngừng sự tiến triển của bệnh đái đường và bệnh béo phì, nhưng không một nước nào thật sự đã đi theo chiều hướng này”, RES đã phàn nàn như vậy.
Công trình nghiên cứu Anh cũng cho thấy rằng sự kiện thuộc về một thiểu số chủng tộc, loại BME (black and minority ethnic : da đen và chủng tộc thiểu số) tạo một yếu tố nguy cơ : những người da đen có 1,71 lần nguy cơ bị chết vì coronavirus chủng mới hơn những người da trắng, và những người châu Á có 1,62 lần nguy cơ hơn (ở Vương quốc Anh, họ chủ yếu nguồn gốc Ấn độ và Pakistan). Điều chứng thực này gây nên một cuộc tranh luận mạnh mẽ, đến độ chính phủ Johnson đã cam kết phát động một cuộc điều tra, được tiến hành bởi NHS, hệ bệnh viện quốc gia. Những kết quả được dự kiến từ nay đến cuối tháng năm. Những hiệp hội, đại diện cho những quần thể BME (19,5% dân Anh theo thống kê quốc gia 2011), đòi hỏi rằng những người này được bảo vệ bởi những chỉ thị chính thức.
Krishnan Bhaskaran, giáo sư thống kê dịch tễ học ở Đại học vệ sinh và y khoa nhiệt đới ở Londres, là một trong những tác giả của công trình nghiên cứu Opensafety. ” Chúng tôi đã tiếp cận với những dữ liệu của các thầy thuốc đa khoa một cách cực kỳ rộng rãi, và chúng tôi đã có thể cho thấy rằng một khi loại bỏ những yếu tố nguy cơ gia trọng như những bệnh tim mạch, bệnh đái đường hay bệnh béo phì, những quần thể BME (balck and minority ethnic) vẫn còn có 60 đến 70% nguy cơ chết nhiều hơn những quần thể da trắng.”
Công trình nghiên cứu không trả lời câu hỏi muốn biết nguy cơ nhiễm do Covid-19 có cao hơn ở những quần thể BME này không, chúng có khả năng hơn phát triển một thể nặng của bệnh hay không.” Có thể có một surrisque liên kết với những việc làm của những người này : họ nhiều hơn làm việc ở những nhiệm sở phải bị tiếp xúc nhiều : y tá, bác sĩ, nhân viên lái xe bus, những nhân viên trong siêu thị “, M.Bhaskaran đã nhấn mạnh như vậy. Ở Anh, 13,1% nhân viên của NHS không có quốc tịch Anh, 37% các thầy thuốc có văn bằng ngoài vương quốc Anh.
Vài thầy thuốc gợi lên giả thuyết của một tố bẩm di truyền (prédisposition génétique) những hiện giờ ” chúng tôi không có những dữ liệu để xác lập những mối liên hệ như thế “, nhà nghiên cứu nói thêm. Ngày 7/5 vừa qua, ONS, cơ quan thống kê quốc gia của Anh, đã công bố những kết quả tương tự về BME, dựa trên những người chết ở Anh và Pays de Galles, giữa 2/3 và 10/4. Đối với cùng lứa tuổi và cùng mới trường xã hội-kinh tế, những người đàn ông và đàn bà da đen vẫn có nguy cơ 1,9 lần cao hơn chết vì Covid-19 so với những người đa trắng. Yếu tố nguy cơ là 1,8 lần đối với những người đàn ông gốc Bangladès và Pakistan và 1,6 lần đối với những người đàn bà cùng những chủng tộc này.
(LE MONDE 20/5/2020)

8/ COVID-19 : NHỮNG NGƯỜI BÉO PHÌ CÓ KHẢ NĂNG HƠN PHÁT TRIỂN MỘT THỂ NẶNG
CORONAVIRUS. Đó là công trình nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng bệnh béo phì, đặc biệt ở những người đàn ông, gia tăng một cách đáng kể nguy cơ phát triển một viêm phổi nặng ở những bệnh nhân Covid-19.Gần như khắp nơi trên thế giới, các thầy thuốc nhận thức rằng một bộ phận lớn của các bệnh nhân được đưa vào khoa hồi sức vì Covid-19 đều bị chứng béo phì (obésité). Một công trình nghiên cứu Trung quốc xác minh một quan sát như vậy.
Các nhà khoa học đã xem xét sự liên kết này ở 383 bệnh nhân bị coronavirus và được nhập viện ở Third People’s Hospital de Shenzhen từ 11/1 đến 16/2/2020. Họ đã chứng thực rằng nếu trong số những bệnh nhân này 53,1% có một thể trọng bình thường (IMC giữa 18,5 và 23,9 kg/m2) và 4,2% là insuffisance pondérale (IMC 28 kg/m2)
Công trình nghiên cứu xác lập rằng những bệnh nhân béo phì ho và sốt nhiều hơn những người khác. Tình trạng tăng thể trọng (surcharge pondérale) được liên kết với một sự gia tăng 86% xác suất phát triển một viêm phổi nặng, trong khi cùng xác suất này là 2,42 lần cao hơn trong trường hợp béo phì (obésité). Sự liên kết dường như rõ rệt ở đàn ông hơn ở đàn bà.
Các tác giả của công trình nghiên cứu yêu cầu các nhà lâm sàng trên toàn thế giới duy trì một mức chú ý cao ở những bệnh nhân béo phì và điều trị họ một cách cẩn thận với một điều trị nhanh và tích cực.
Chúng ta cần nói rõ rằng sự dư thừa trọng lượng không làm gia tăng những cơ may mắc phải Covid-19, nhưng gia tăng một cách lũy tiến những nguy cơ phát triển một thể nặng của bệnh.
(LE JOURNAL DU MÉDECIN 16/4/2020)

9/ ĐAU ĐẦU VÀ MẤT KHỨU GIÁC, NHỮNG TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA COVID-19.(A Nantes, le 8 mai, un membre de la protection civile tient dans ses mains un thermomètre et un document avec les principales questions à poser aux patients concernant les symptomes du Covid-19).
Sốt và những dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp cấp tính : từ lâu, hai dấu hiệu này đã được trình bày như những dấu hiệu khiến phải nghĩ đến một nhiễm bởi coronavirus SARS-CoV-2, nhất là nếu tin vào những công trình nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc, nơi của dịch bệnh. Nhưng với thời gian, và sự lan rộng của dịch bệnh, gương mặt của Covid-19 đã có vẻ khác hẳn. Được phát hiện vào giữa tháng ba ở Phương Tây, sự mất khứu giác (anosmie) tỏ ra như là một trong hai dấu hiệu chính của bệnh ở bệnh nhân châu Âu với một thể từ nhẹ đến trung bình.
Đó là một bài học quan trọng từ một công trình nghiên cứu, được thực hiện ở Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Thụy Sĩ ở 1420 bệnh nhân, vừa mới được công bố trong Journal of Internal Medicine.” Những triệu chứng thường được quan sát nhất là đau đầu (70,3% những bệnh nhân), mất khứu giác (70,2%), nghẽn mũi (67,8%), ho (63,2%), mệt nhiều (63,3%), đau cơ (62,5%), chảy nước mũi (60,1%), mất vị giác (54,2%) và đau họng (52,9%) “, các tác giả của công trình nghiên cứu đã ghi chú như vậy. Họ định rõ rằng “chỉ” 45,4% những bệnh nhân khai đã bị sốt trong khi bị bệnh.Được thực hiện trong 18 bệnh viện châu Âu, những quan sát này đã được thu thập giữa 22/3 và 18/4 vừa qua. Tỷ lệ lưu hành của triệu chứng mất khứu giác phải chăng bị sai lệch do sự hiện diện của nhiều thầy thuốc ngoại khoa TMH trong số những tác giả của công trình nghiên cứu này ? ” Thật vậy vấn đề đáng được đặt ra. Tuy nhiên, những bệnh nhân đã không được tuyển mộ bởi những chuyên gia trong những phòng mạch thành phố mà trong những bệnh viện, ở đây các khoa TMH không khám bệnh nữa “, BS Jerôme Lechien, thầy thuốc TMH và đồng tác giả của công trình nghiên cứu đã nói như vậy ” Những tiêu chuẩn tuyển mộ duy nhất của chúng tôi đã dựa trên những bệnh nhân có một xét nghiệm mũi-họng dương tính và không cần hỗ trợ hô hấp trong trường hợp nhập viện “, vị thầy thuốc người Bỉ này nói rõ như vậy. Ông làm việc ở hôpital Foch de Suresnes (Hauts-de-Seine) và trong một phòng xét nghiệm của đại học Mons, ở Bỉ.
THẬN TRỌNG
Hơn 30% những bệnh nhân được đưa vào trong công trình nghiên cứu là những nhân viên y tế, họ ưu tiên được tiếp cận với xét nghiệm chẩn đoán PCR (virologique). Ngoài ra, các tác giả ghi chú rằng quần thể nữ được khảo sát (67,7% những bệnh nhân được quan sát) dễ bị mất khứu giác hơn.
” Phải giải thích những kết quả này một cách thận trọng “, tuy nhiên GS Benjamin Lallemant, TMH và trưởng khoa ngoại ở CHU de Nimes (Gard), đã cảnh báo như vậy. ” Nhóm những bệnh nhân dương tính là rất quan trọng, điều này đáng quan tâm. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không có những bệnh nhân âm tính để so sánh những dữ liệu này “, ông định rõ như vậy, đồng thời nói thêm rằng, mà không vội xét đoán chất lượng của công trình được công bố bởi những đồng nghiệp, ” trong thời kỳ đặc biệt mà chúng ta đang trải qua, nhiều bias có thể lọt vào một cách vô ý trong cách mà các bệnh nhân được tuyển mộ “.
Ngoài những thông tin khác, công trình nghiên cứu của BS Jerôme Lechien, dựa trên một bảng câu hỏi tiêu chuẩn hóa, cũng viện dẫn vài bệnh tiềm năng liên kết với Covid-19. Theo những quan sát được công bố trong Journal of Internal Medicine, viêm mũi dị ứng là thường gặp nhất và liên quan 13,4% những bệnh nhân được quan sát. Tiếp theo là cao huyết áp, hồi lưu dạ dày thực quản (reflux gastro-oesophagien), và hen phế quản.
Để ghi nhớ, công trình nghiên cứu, được thực hiện bởi Centre d’épidémiologie et de santé publique des armées trên hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles-de-Gaules bị ảnh hưởng bởi một dịch bệnh Covid-19 vào tháng ba và tháng tư 2020, đi đến cùng những kết luận. Hơn một nửa của nghìn thủy thủ bị nhiễm corona bị mất khứu giác (57,4%) và/hoặc đau đầu (56,7%). Đau cơ, sốt và ho, gợi ý cúm hơn, mà lúc đầu Covid-19 được so sánh, chỉ xảy ra ở những trường hợp nặng.
” Nhiễm do virus mới phát khởi này gây nên những triệu chứng thường gây nhầm lẫn và ta sẽ còn khám phá tất cả tất cả bề rộng “, các tác giả của báo cáo của cuộc nghiên cứu này đã ghi chú như vậy.” Chúng tôi đã cho thấy tính nhạy cảm rất thấp trên những người lao động lành mạnh và thanh niên ” về định nghĩa của những trường hợp được khuyến nghị bởi giới hữu trách y tế (những dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp cấp tính và sốt), các tác giả đã nói thêm như vậy. ” Trong một logique giở bỏ cách ly và tái tục việc làm, một sự xem xét lại những định nghĩa này có thể được dự kiến một cách hữu ích..”
(LE FIGARO 18/5/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 549 : bài số 6
– TSYH số 543 : bài số 7

10/ CHLOROQUINE TÁC ĐỘNG LÊN CÁC VIRUS NHƯ THẾ NÀO ?Đó là một con phượng hoàng, từ những năm 1960, muốn hồi sinh từ những đống tro tàn. Chloroquine, được sử dụng từ nhiều thập niên chống bệnh sốt rét, cuối cùng phải chịu thua trước ký sinh trùng sinh bệnh đã phát triển những đề kháng. rồi dưới một dạng dẫn xuất (hydroxychloroquine) làm cho nó ít độc hơn nhưng không thay đổi tính chất của nó, chloroquine chinh phục thế giới của những bệnh tự miễn dịch (lupus, viêm đa khớp dạng thấp). Từ những năm 2000 một thế giới mở ra cho nó : thế giới của những nhiễm do virus.
Làm sao một thuốc chống sốt rét có thể hoạt động chống lại một virus ? Trái với những thuốc chống virus, chloroquine không trực tiếp tấn công virus : cơ chế tác dụng của chloroquine ngăn cản sự nhân lên của virus.Thật vậy, một khi đi vào trong các tế bào, chloroquine gia tăng pH của chúng. Môi trường trở nên ít toan hơn. Thế mà, những vésicule nhỏ hiện diện trong các tế bào, những lysosome, cần một pH acide để hoạt động và sản xuất những enzyme, được sử dụng bởi ký sinh trung sinh sốt rét để tăng sinh.
” ĐIỀU TRỊ SỚM”Cùng cơ chế với những virus có vỏ (enveloppé) (coronavirus, cúm, VIH, chikungunya…). Chúng cũng cần những lysosome này để đi vào trong tế bào và nhân lên ở đó. Chloroquine, do làm gia tăng pH của tế bào, “đóng cửa” đối với virus. ” Chloroquine và hydroxychloroquine không phải là những thuốc chống virus nói riêng, mà chúng biến đổi trạng thái tế bào, vậy môi trường trong đó virus phát triển “, GS Emmanuel Drouet, chuyên gia virus học ở đại học Grenoble-Alpes, đã giải thích như vậy. Chloroquine cũng có những tính chất độc đối với génome (génotoxique), điều này làm rối loạn génome của virus. Và sự tích tụ của chloroquine trong những tế bào lympho và đai thực bào (những tế bào bào của miễn dịch) có những tác dụng chống viêm.
Tất cả điều đó, trên lý thuyết…bởi vì nếu chloroquine đã cho thấy một tính hiệu quả lớn in vitro (trên các dòng tế bào bị nhiễm một cách nhân tạo), thì tình huống sẽ phức tạp nhiều hơn in vivo (trên động vật hay người). ” Khi anh trắc nghiệm một phân tử in vitro, anh có một loại duy nấht những tế bào trong một ống nghiệm vài mm3, và anh cho những liều tăng dần chất chống virus trong môi trường lý tưởng này, Emmanuel Drouet đã ghi chú như vậy. Một cơ thể sống, có một trọng lượng, một khối lượng cơ thể, một luồng tuần hoàn, một hoạt động thận,…, đó là một thế giới khác.” Lúc mà ta sử dụng nó cũng quan trọng : ” Có một định luật có giá trị cho bất cứ chất chống virus nào, Emmanuel Drouet, đã giải thích như vậy : phải điều trị sớm. Nói chung, khi có những triệu chứng, đó là quá muộn.”
Chloroquine đã được trắc nghiệm chống lại nhiều bệnh do virus (fièvre porcine, HIV, Sars, cúm…), những ” kết luận là nếu chloroquine cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trên virus và những tế bào, sự áp dụng in vivo không đơn giản như vậy”, BS Florian Zorès (cardiologue) và Mathieu Rebeaud (nhà sinh hóa học ở đại học Lausanne) đã viết như vậy trong Frontiers.
” Thí dụ của chikungunya là đặc biệt soi sáng, Mathieu Rebeaud đã nói rõ như vậy. In vitro, đó là hoàn hảo, chloroquine ức chế hoàn toàn virus.” Nhưng khi trắc nghiệm nó ở người, nó đã không có hiệu quả hơn placebo trong giai đoạn cấp tính của bệnh trên những triệu chứng hay charge virale, một công trình nghiên cứu nhỏ được thực hiện ở La Réunion đã ghi chú như vậy. Tệ hại hơn, trong thời gian dài hạn các bệnh nhân được điều trị với chloroquine kêu đau khớp hơn.
(LE FIGARO 18 & 19/4/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 550 : bài số 8
– TSYH số 544 : bài số 7
– TSYH số 542 : bài số 3, 4 (chloroquine)
– TSYH số 541 : bài số 6, 7, 8, 9 (chloroquine)
– TSYH số 538 : bài số 10 (chloroquine)
– TSYH số 536 : bài số 9 (chloroquine)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(31/5/2020)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

7 Responses to Thời sự y học số 551 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 555 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 557 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 568 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 574 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  5. Pingback: Thời sự y học số 575 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  6. Pingback: Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  7. Pingback: Thời sự y học số 612 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s