1. COVID-19 : NHỮNG CHÌA KHÓA CỦA THỜI KỲ HẬU PHONG TỎAĐứng trước nhiều ẩn số về Sras-Cov-2 và khi không có điều trị và vaccin, sau đây là 5 điểm chủ yếu để nắm vững những thách thức và những biện pháp y tế cần thiết phải theo trong những tháng đến để kềm hãm dịch bệnh.
1. Được tạo miễn dịch nhưng không được bảo vệ ?
Không nên lẫn lộn miễn dịch (immunité) và sự bảo vệ (protection) chống lại virus : ” Đó là hai khái niệm khác nhau : sự tạo miễn dịch (immunisation), đó là phản ứng của một cơ thể đứng trước một tác nhân lạ, dẫn đến sự tạo thành những kháng thể khác nhau, GS Astrid Vabret, trưởng khoa virus học của CHU de Caen, đã giải thích như vậy. Nhưng sự bảo vệ (protection) là một hiện tượng miễn dịch học phức tạp hơn nhiều. Các kháng thể được sản xuất phải thật sự vô hiệu hóa virus, điều này không nhất thiết là trường hợp ; người cũng phải có được một “trí nhớ miễn dịch” (mémoire immunitaire) nhờ những tế bào được gọi là những tế bào lympho B, và trí nhớ này phải lâu dài. Thật vậy chính nó cho phép sản xuất những kháng thể trung hòa (anticorps neutralisants) nhanh hơn nhiều khi ta gặp lại virus.”
Như thế trong trường hợp sưởi (rougeole), việc đã gặp virus một lần duy nhất dẫn đến một sự bảo vệ gần như suốt đời, trái với sida, trong trường này một huyết thanh dương tính đối với VIH không bảo vệ những người bệnh. Đối với Sras-CoV-2, cũng như đối với tất cả những virus hô hấp, những tái nhiễm, than ôi, là thông thường. ” Ngay cả khi virus biến di ít, sự bảo vệ mà nhiễm trùng mang lại không lâu dài. Đó là trường hợp với 4 coronavirus thông thường (OC43, NL63, HKU-1, 229E), gây cảm cúm (rhume) và viêm mũi-họng mỗi mùa đông, Astrid Vabret đã nói rõ như vậy. Sau cùng ta có ít những dữ liệu về sự bảo vệ, được mang lại, hay không bởi một nhiễm bởi những coronavirus.”
Để ngăn cản mọi sự tái tục của dịch bệnh của Covid-19 trong một quần thể nhất định, ít nhất phải 60% các cá thể được bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng hay sự tái nhiễm. “Tính miễn dịch cộng đồng” này có vẻ rất khó đạt được, trừ phi có một vaccin hiệu quả…hay một sự phong tỏa chặt chẽ. Thế mà trong những vùng bị ảnh hưởng nhất ở Pháp (Oise và Grand-Est), tỷ lệ những người được tạo miễn dịch là…giữa 10 và 15% theo những ước tính của Hội đồng khoa học ! Tuy nhiên, hãy để virus lưu hành trong những quần thể có nguy cơ thấp mắc phải những thể nặng của Covid-19 nhằm gia tăng tính miễn dịch cộng đồng, đồng thời cách ly những người có sức khỏe kém nhất, có thể là một lựa chọn trong một chiến lược hậu phong tỏa. Với nguy cơ một làn sóng dịch thứ hai.
2. Các trẻ em, những thành lũy hay những vecteur ?(les plus jeunes représentent moins de 3% des cas de contamination. Ici, réouverture d’une classe dans une école à Copenhague en présence de Mette Frederiksen, la Première ministre, le 15 avril, après 5 semaines de fermeture).
Ở Pháp, cũng như ở Trung Quốc, ở Hoa Kỳ hay ở Ý, những trẻ em từ 0 đến 14 tuổi chiếm dưới 3% những trường hợp Covid-19 dương tính và 1% những trường hợp nhập viện. Trong số những bệnh nhân nhỏ tuổi này, hơn 90% phát triển những thể vừa phải (formes modérées). ” Các trẻ em ít thường bị lây nhiễm hơn, ít ngã bệnh hơn và hầu như không bị những thể nghiêm trọng”, Robert Cohen, pédiatre infectiologue ở CHU de Créteil, đã xác nhận như vậy. Ông điều khiển một công trình nghiên cứu về khả năng làm lây nhiễm (pouvoir contaminant) của các trẻ em (taux de portage). Khó nói là có phải chúng ít được chẩn đoán hơn bởi vì chúng phát triển ít hay không triệu chứng, hay thật sự chúng ít bị nhiễm hơn và do đó ít khả năng truyền virus hơn.” Khi quyết định đóng cửa các trường học được thông qua, chúng tôi đã tin chắc rằng tình hình cũng giống như đối với những virus hô hấp khác (cúm, viêm phế quản phổi, những coronavirus khác….), nghĩa là các trẻ em mang virus thường hơn người lớn, với những charge virale quan trọng hơn và với một thời gian mang virus lâu hơn, điều này làm chúng thành những vecteur truyền bệnh quan trọng. Tất cả không rõ ràng như thế nữa “, nhà chuyên gia đã công nhận như vậy. Theo dòng các lấy mẫu nghiệm, thì rõ ra rằng các trẻ em 3 đến 5 lần ít dương tính hơn những người lớn chung quanh chúng và rằng trong đa số các trường hợp, khi chúng bị lây nhiễm, chúng đã bị lây nhiễm bởi những người lớn ! Tại sao chúng đề kháng đến vậy ? ” Không hiếm rằng một virus (thủy đậu, đậu mùa, cúm…) ở trẻ em ít nghiêm trọng hơn, GS Alain Fischer, chuyên gia về miễn dịch học nhi đồng, đã nhắc lại như vậy. Một cách tổng quát, chúng có một hệ miễn dịch rất phản ứng.” Trong số những giả thuyết được xét đến khác : các trẻ em biểu hiện ít thụ thể AEC2 hơn, mà virus sử dụng để gây nhiễm những tế bào biểu mô (cellules épithéliales) ; các trẻ em có thể được bảo vệ vì chúng được tạo miễn dịch đều đặn chống lại những coronavirus khác ; năng lực tốt hơn sửa chữa những thương tổn, nhất là phổi, làm chúng có sức bền hơn. Tất cả vẫn còn phải được khám phá.
3. Các test, động lực của cuộc chiến (nerf de la guerre) ?
Ngay tháng ba, OMS đã kêu gọi phát hiện đại trà Covid-19 bằng cách trắc nghiệm mọi trường hợp nghi ngờ để cách ly những người dương tính.Ở Pháp, vào lúc đầu của phong tỏa (confinement), trước hết đã phải quản lý những dự trữ không đủ của các bộ thử nghiệm (kit de prélèvement) và những khó khăn cung ứng, bằng cách chỉ dành trắc nghiệm chẩn đoán với RT-PCR cho những người có nguy cơ trở nặng (tuổi tác, những bệnh tiềm năng). Vào tháng tư, những năng lực đã được gia tăng để đạt 20.000 en 30.000 test mỗi ngày, theo Bộ trưởng y tế, như thế cho phép bắt đầu phát hiện những người yếu ớt hay bị tiếp xúc : những người già và nhân viên điều dưỡng trong viện dưỡng lão (Ehpad), các thầy thuốc và y tá. Lúc chuyển qua giai đoạn sau phong tỏa, Emmanuel Macron đã đảm bảo rằng Nhà nước sẽ ” có khả năng trắc nghiệm mọi người có một triệu chứng “. Như thế một trường hợp dương tính sẽ phải tự cách ly. Theo chính phủ Pháp, hôm nay 50.000 test sẽ được thực hiện mỗi ngày và 100.000 từ nay đến cuối tháng sáu. Đủ ? Jean-Franois Delfraissy, chủ tịch của Hội đồng khoa học, ước tính 10.000 đến 15.000 nhịp của những nhiễm corona moi ngày trong thời kỳ thoát phong tỏa.
Loại test khác đang được triển khai là trắc nghiệm huyết thanh (test sérologique). Trắc nghiệm này nhận diện những người đã bị nhiễm corona và cho một khả năng nhìn rõ về sự khuếch tán không triệu chứng của virus trong dân chúng. Những trắc nghiệm này, thực hiện đơn giản hơn nhiều so với PCR, có thể được đề nghị đại trà : 150.000 den 300.000 mỗi này, về kỹ thuật có thể thực hiện được. Tuy nhiên còn phải biết ta chờ đợi điều gì. ” Trắc nghiệm huyết thanh nói rằng một người đã gặp virus, nhưng không biết nhiễm trùng này có bảo vệ người đó không cũng như trong thời gian bao lâu “, Astrid Vabret đã nhắc lại như vậy. Không kể rằng trong cuộc chạy đua, được phát động bởi hàng chục phòng xét nghiệm, để phát triển test, nhiều thiết bị có thể tỏ ra ít có thể tin cậy.4. Nỗi khổ kép đối với những người có sức khỏe kém
Trái với chủ tịch của Hội đồng khoa học, Jean-François Delfraissy, mong muốn rằng 18 triệu người có sức khỏe kém (ở một lứa tuổi nào đó, trên 65 hay 70 tuổi…hay những người trẻ có một bệnh lý, hay những người béo phì “, vẫn được cách ly sau 11/5, thủ tướng đã kêu gọi “trách nhiệm của mỗi người”. Tuy vậy, đái đường, cao huyết áp, những bệnh tim mạch, tình trạng suy giảm miễn dịch, chứng béo phì…đúng là những yếu tố nguy cơ của Covid-19 và liên quan đến gần 1/3 dân chúng. ” Trong trường hợp này, tuổi sinh lý (âge physiologique) được coi trọng hơn tuổi tính theo thời gian (âge chronologique), Astrid Vabret đã giải thích như vậy. Tùy theo những tiêu chuẩn di truyền và môi trường (vệ sinh đời sống,…), cơ thể không lão hóa cùng nhịp ở tất cả mọi người. Lý tưởng là mỗi người phải có đủ trách nhiệm để tránh những nguy cơ cho mình và không gây nguy cơ cho những người khác.”
5. Khẩu trang và khoảng cách xã hội cho đến năm 2022 ?
Theo thủ tướng Pháp, sau 11/5, mang khẩu trang “bắt buộc trong vài tình huống”, khoảng cách trong những hàng chờ đợi, làm việc ở nhà (télétravail), tái mở cửa có trọng điểm và bố trí các hiệu buôn, cấm những tụ tập…Công việc hàng ngày sẽ vẫn bị biến đổi dài lâu bởi Covid-19. ” Những thể thức khoảng cách xã hội (distanciation sociale) mạnh sẽ cần thiết trong những tháng đến “, Hội đồng khoa học đã giải thích như vậy. Mục tiêu của những biện pháp này là duy trì tỷ lệ sinh sản (R0 : taux de reproduction) của virus dưới 1, để một người bị nhiễm corona trung bình làm lây nhiễm dưới một người khác. Ở Pháp, hai tháng phong tỏa chặt chẽ hẳn đã chuyển R0 =3 trước 17/3 xuống R0=0,5 theo một đánh giá của Viện Pasteur. Trong tạp chí Science, kíp của GS Marc Lipsitch, của đại học Havard (Hoa Kỳ) cảnh báo rằng nếu tính chất mùa (saisonnalité) của Sars-CoV-2 giống tính chất mùa của những coronavirus khác (lưu hành kéo vào mùa xuân/hè và trỗi dậy trở lại và mùa thu/đông), một làn sóng dịch mới sẽ xuất hiện vào mùa đông đến. ” Để tránh điều đó, một khoảng cách xã hội kéo dài hay đoạn hồi có thể cần thiết cho đến năm 2022… Ngay cả trong trường hợp loại bỏ, sự giám sát của Sras-Cov-2 sẽ phải được duy trì, bởi vì một sự trổi dậy trở lại của contagion có thể xảy ra cho đến 2024 “, các nhà nghiên cứu đã viết như vậy. Chỉ có một vaccin hiệu quả mới cho phép dứt điểm “khoảng cách xã hội”. Các khẩu trang, mà không còn ai nữa dám phủ nhận tính hữu ích của nó chống lại sự lây nhiễm, sẽ trở nên không thể tránh được.
(SCIENCES ET AVENIR 5/2020)
2/ HÃY CHÚ Ý ĐẾN LÀN SÓNG DỊCH THỨ HAI.Trong khi ở Pháp, cùng với nhiều nước, đi vào thời kỳ giở bỏ cách ly, một sự lo ngại trên các làn môi chót lưỡi: phải chăng sẽ có một làn sóng dịch thứ hai ? Với một sự mở lại các biên giới một cách không đồng nhất, với một quần thể được tạo miễn dịch không vượt quá 6%, việc không có một vaccin và những điều không chắc chắn về một sự tái nhiễm có thể xảy ra, câu hỏi đặt ra này là chính đáng. Nhưng nếu không có một chiến dịch trắc nghiệm quy mô lớn, có khả năng đánh giá sự phát tán chính xác của virus, thì điều đó cũng giống như lái xe trong đêm tối tắt tất cả các đèn. Vì lẽ hôm nay không có gì cho phép đánh giá tỷ lệ những bệnh nhân không triệu chứng, khả dĩ làm lây nhiễm những người khác : hoặc 4 trường hợp trên 5, theo một sự đếm trong một ngày ở Trung quốc, được công bố trong British Medical Journal 2/4. Mặc dầu, một sự thống kê ngắn gọn như thế không cho phép rút ra những kết luận nhưng những trường hợp không triệu chứng dường như chiếm đa số những người bị nhiễm. Điều này dường như được cho thấy khi giở bỏ những biện pháp hạn chế hôm 8/4 ở Vũ Hán (thành phố xuất phát dịch bệnh ở Trung Quốc). Sự giở bỏ này đã gây nên một làn sóng dịch thứ hai. Jean-François Delfraissy, chủ tịch của Hội đồng khoa học, hôm 15/4 đã báo cáo rằng Singapour cũng đã chịu ” một đợt tái phát của dịch bệnh” (une bouffée de reprise de l’épidémie).” Theo ông, nước Pháp như thế có thể buộc phải ” trong một thời kỳ dài, giở bỏ một ít, siết lại, giở bỏ và siết lại, trong khi chờ đợi chúng ta sẽ có một số lượng thuốc nào đó để sử dụng”.
(SCIENCES ET AVENIR 5/2020)
3/ MIỄN DỊCH CÁ NHÂN : NHỮNG YẾU TỐ LÀM YÊN TÂM
Những trường hợp tái nhiễm ở Nam Hàn là những báo động giả, và những bệnh nhân lành bệnh được bảo vệ tốt.(En Coréé du Sud, des individus guéris ont été à nouveau testés positifs, la piste d’une possible réinfection semble ouverte. Mais OMS précise que ces résultats sont des faux positifs)
Những người lành bệnh Covid-19 có thật sự được gây miễn dịch chống lại nguy cơ bị một nhiễm trùng mới ? Và các vaccin sẽ có khả năng huy động hệ miễn dịch của chúng ta để chống lại căn bệnh ? Vả lại, vài chỉ dấu đã có thể làm chúng ta lo ngại : hàng chục người lành bệnh lại bị tuyên bố dương tính ở Nam Hàn. Hướng của một khả năng tái nhiễm dường như được mở ra.
May mắn thay, OMS đã xác định rằng những kết quả này ở Nam Hàn không phải là những trường hợp tái nhiễm (réinfection), nhưng thật ra những test cho những “dương tính giả” vì những tế bào chết chứa những mảnh của virus, Etienne Decroly, giám đốc nghiên cứu CNRS ở laboratoire Architecture et fonction des macromolécules biologiques ở Marseille đã bình luận như vậy. ” Nếu có những trường hợp tái nhiễm, đó là với số lượng không quan trọng. Cà có lẽ chúng có thể được giải thích bởi những rebond của virus huyết.” Một bệnh nhân có thể có vẻ lành bệnh nhưng luôn luôn mang virus, trong trường hợp này có thể tự tái kích hoạt
Khi hệ miễn dịch gặp một virus, nó phát triển một đáp ứng mà nó ghi nhớ. Nhưng chất lượng của sự bảo vệ này tùy thuộc vào các cá thể, và thời gian của trí nhớ miễn dịch thay đổi tùy theo các virus. Sự bảo vệ hiệu quả suốt đời đối với bệnh sởi, vài năm đối với cúm (grippe) hay chỉ vài tuần đối với một cảm cúm (rhume). Trong khung cảnh của Covid-19, những công trình nghiên cứu duy nhất được chứng thực đã được thực hiện ở khỉ. Chúng cho thấy rằng đáp ứng rất bảo vệ. ” Ta giả sử rằng ở người tính miễn dịch vận hành cũng đúng đắn như vậy, bởi vì trong 80% những trường hợp những cá nhân tự lành bệnh “, Etienne Decroly đã nhắc lại như vậy. Vì virus chỉ hiện hữu dưới 5 tháng, nên còn quá sớm để đánh giá thời gian bảo vệ này là bao lâu. Nếu ta so sánh với điều mà ta biết về những coronavirus mùa khác, rất hiền tính, thời gian này là khá ngắn và chỉ kéo dài vài tháng.
Những công trình khác nhau cho chúng ta thấy rằng những trường hợp Covid-19 dương tính không có kháng thể sau khi lành bệnh. Những cá nhân này có nhạy cảm đứng trước một nhiễm trùng mới ? ” Những kháng thể là một chỉ dấu của đáp ứng miễn dịch nhưng đó không phải là những kháng thể duy nhất, Mars Lecuit, chuyên gia vi trùng học ở Viện Pasteur và thầy thuốc chuyên bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện Necker-Enfants malades, đã giải thích như vậy. Có thể có những kháng thể, mà những kháng thể này không có tác dụng bảo vệ. Ngược lại, có thể có một miễn dịch nhưng ta không phát hiện kháng thể ở những nồng độ cao trong máu. Vả lại, chính vì những lý do này mà ý niệm hộ chiếu huyết thanh (passeport sérologique) hôm nay có vẻ hão huyền.” Và để còn làm phức tạp hơn, virus gây những đáp ứng miễn dịch khác nhau tùy theo những trường hợp. Những cá nhân, đã có những thể không triệu chứng, dường như phát triển một đáp ứng miễn dịch tối thiểu, do đó nồng độ kháng thể thấp.” Có thể rằng những người này có ít nguy cơ phát triển những thể nghiêm trọng nhất của bệnh, Marc Lecuit đã nói như vậy. Trong trường hợp này, một sự lây nhiễm mới có thể không thành vấn đề trên bình diện cá nhân.”
Dầu virus là gì, khi một cá thể bị nhiễm, virus sẽ mang lại một đáp ứng miễn dịch, bằng cách phát triển những kháng thể và những tế bào lympho T. Để đơn giản hóa, các kháng thể chống lại virus, còn những tế bào lympho T tấn công những tế bào bị nhiễm. Một công trình nghiên cứu, được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu trung quốc, được công bố 3/5 vừa qua trong tạp chí immunity, cho thấy rằng không những phần lớn những bệnh nhân cũ có những kháng thể trung hòa (anticorps neutralisant) có thể phát hiện được, mà rằng một đáp ứng miễn dịch tế bào (réponse immunitaire cellulaire) được phát hiện ở toàn thể các bệnh nhân. ” Mặc dầu số lượng các mẫu nghiệm là thấp, nhưng những công trình này vẫn là một tin tốt lành, Etienne Decroky đã đánh giá như vậy. Mặc dầu ở vài bệnh nhân lượng các kháng thể có thể thấp, nhưng đáp ứng tế bào (réponse cellulaire) dường như đủ quan trọng để kiểm soát nhiễm virus. Ta có thể giả định rằng những người này được tạo miễn dịch và được bảo vệ, mặc dầu ta chưa thể biết trong thời gian bao lâu.”
Một người càng phát triển một thể nghiêm trọng của bệnh thì người này càng chế tạo nhiều kháng thể. Phải chăng điều đó đủ để nghĩ rằng những người này được bảo vệ lâu dài ? Thoạt đầu, cá nhân đã từng chống lại một lần đầu căn bệnh hẳn có thể đạt được điều đó một lần thứ hai. Tuy nhiên vẫn còn vài nghi vấn.” Khi ta nói tính miễn dịch được trung gian bởi những kháng thể, phải nghĩ trong trí nhiều điều, Mars Lecuit đã giải thích như vậy. Những kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus là những kháng thể nào, và ở nồng độ nào ? Vậy điều mà ta gọi correlats de protection là gì ? Sau cùng, nếu những kháng thể không có tác dụng vô hiệu hóa (neutralisant), trái lại chúng có thể làm dễ nhiễm corona không ? ” Một sự lo ngại được chia sẻ bởi Etienne Decroly.” Vai trò của những kháng thể làm dễ (anticorps facilitateur) trong vài trường hợp nghiêm trọng nhất là một lý thuyết mà chúng ta cần phải xét đến “, ông đã giải thích như vậy. Hiện nay những dữ liệu khoa học là khá làm an tâm và không báo cáo sự hiện diện của những kháng thể làm dễ này ở đa số các bệnh nhân. Dẫu sao, đó là một điểm cần theo dõi, nhất là khi phát triển một vaccin.
(LE FIGARO 6/5/2020)
4. TRẺ EM CÓ THỂ ÍT GÂY NHIỄM HƠN ĐIỀU MÀ TA TƯỞNG
Câu chuyện về một trẻ em 9 tuổi, bị nhiễm bởi Sars-CoV-2 vào đầu tháng hai ở Contamines-Montjoie (Haute-Savoie), cluster đầu tiên ở Pháp, là khá làm an lòng. Nó đã không làm lây nhiễm một ai trong số 172 người mà nó đã tiếp xúc khi nó bị bệnh Covid-19 (nhẹ). Những chi tiết của điều tra dịch tễ học đã được công bố ngày 11/4 trong tạp chí Clinical Infectious Disease. Một điều tra hai lần làm yên tâm vì lẽ đa số những tiếp xúc này đã xảy ra trong ba trường khác nhau và ở école de ski, nhưng cũng bởi vì ngay cả hai trẻ khác trong gia đình đã không bị nhiễm.
” Sự việc một trẻ em bị nhiễm đã không truyền bệnh, mặc dầu những tương tác mật thiết trong các trường học, gợi ý một sự khác nhau của động lực truyền bệnh (dynamique de transmission) ở các trẻ em “, các nhà nghiên cứu đã kết luận như vậy. Tuy nhiên, các dữ liệu khoa học về sự truyền của virus bởi các trẻ em hay thiếu niên là quá hiếm để kết luận quá nhanh và ta không thể suy rộng từ một trường hợp. Ta biết rằng các trẻ em, chúng cũng bị nhiễm corona, nhưng rất hiếm khi “trở nặng”.
Ở Madrid, vào lúc đầu của dịch bệnh ở Tây Ban Nha, một registre 365 người trẻ được nhập viện vì nghi Covid-19, tuổi dưới 18 và được xét nghiệm giữa 2 và 16/3, đã tìm thấy 41 test dương tính (11,2% những trẻ em được xét nghiệm). Khi đó điều này chiếm 0,8 % của 4695 trường hợp Covid-19 của vùng Madrid. Ngày 24/2, một công trình nghiên cứu lớn của Trung quốc, được thực hiện ở 72.000 trường hợp Covid-19 đầu tiên trong đất nước, đã cho thấy rằng dưới 2% những nhập viện liên quan đến những trẻ em và những thiếu niên dưới 19 tuổi, và rằng không một trường hợp tử vong nào được ghi nhận trước 9 tuổi. Một tháng sau, một công trình nghiên cứu lớn, trên gần 58.000 người Ý, xác nhận tỷ lệ thấp các trẻ em và thiếu niên bị nhiễm : chỉ 1% và không có một trường hợp nào đã cần thông khí hỗ trợ (ventilation assistée). Từ đó, vài trường hợp tử vong của những thanh niên đã xảy ra trên thế giới, nhất là một thiếu nữ 16 tuổi ở Pháp. May mắn thay, những thảm kịch này vẫn còn ngoại lệ. Nhưng dầu sao đó cũng là khả năng lây nhiễm của những người trẻ nhất ?Vai trò của các trẻ em trong sự lan tràn của dịch bệnh đã được nêu lên rất sớm, tương tự với điều xảy ra mỗi mùa đông trong những dịch bệnh khác do những virus hô hấp như cúm. Olivier Véran, Bộ trưởng y tế Pháp, đã tóm lượt hôm thứ ba 21/4, những kiến thức và những hoài nghi hiện nay : ” Ta có khuynh hướng nghĩ rằng các trẻ em càng nhỏ, nhất là những trẻ dưới 10 tuổi, thi nguy cơ truyền bệnh càng thấp, và khi các trẻ lớn lên và trở thành những thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi, nguy cơ truyền bệnh sẽ có thể gia tăng. Tôi dùng thể điều kiện (conditionnel).”
Vậy những trẻ phải chăng ít gây nhiễm (contagieux) ? Thật vậy, GS Arnaud Fontanet, giám đốc của département de santé globale của Viện Pasteur, đã nhắc lại rằng ” vào lúc này, ta thấy những trẻ em ít liên quan trong những ổ truyền bệnh. Những trường hợp đã được tìm thấy, xảy ra trong những hộ gia đình”. ” Ta có cảm tưởng, đúng hơn, rằng các trẻ em là những ngõ cụt.”
(LE FIGARO 22/4/2020)
5/ COVID-19 : NHỮNG LO NGẠI ĐỐI VỚI VÀI TRẺ EM
Các thầy thuốc ghi nhận một sự gia tăng số lượng những trẻ em với những hội chứng viêm (syndrome inflammatoire).Coronavirus rõ ràng là đã không thôi tiết lộ nhưng bí mật của nó. Hôm thứ ba 28/4, một thông báo nội bộ của bệnh viện nhi đồng Necker, Paris, đã báo động về sự gia tăng của số lượng các trẻ em và thiếu niên, được nhập viện vì một hội chứng viêm nặng (syndrome inflammatoire sévère) kỳ lạ, tiềm năng liên kết với Covid-19. Vài bệnh nhân đã phải được đưa vào ICU, nhưng tất cả có tình trạng được cải thiện nhờ một điều trị. Thông điệp, đã lan tràn một cách nhanh chóng, là khá gây quan ngại, trong một khung cảnh, trong đó sự mở lại các trường mẫu giáo và tiểu học được dự kiến 11/5.
Và mối lo ngại này không chỉ ở Pháp. ” Những tiếp xúc với những đồng nghiệp ở Anh, Tây Ban Nha và Bỉ xác nhận vấn đề mới phát khởi này “, Damien Bonnet, cardiologue pédiatrique ở bệnh viện Necker, đã nhấn mạnh như vậy. Ngoài ra, sự báo động đã phát xuất từ Viện y tế Anh, đã báo cáo cuối tuần qua số lượng những trẻ em rất bị bệnh và có một bệnh cảnh lâm sàng bất thường “.
Các thầy thuốc ở hai bên biển Manche đã nhanh chóng làm mối liên hệ với một bệnh viêm hiếm của trẻ em : bệnh Kawasaki. Ngoại trừ là những thể được quan sát hiện nay là nặng hơn và xảy ra ở những thiếu niên hơn là các trẻ nhỏ. ” Đó là một bệnh tự miễn dịch, trong đó sự tăng biểu hiện (hyperexpression) của hệ miễn dịch dẫn đến sự viêm của các thành của các mạch máu và của tim, GS Jean-Christophe Lega, phó khoa nội và mạch máu của CHU de Lyon, đã giải thích như vậy. Gần như toàn bộ các trẻ em lành bệnh sau 3 tuần không điều trị. Mặc dầu nhiều nghiên cứu, chúng tôi không biết bệnh được phát khởi bởi cái gì, nhưng có thể rằng điều đó được liên kết với virus.”
Cho đến lúc ấy, các thầy thuốc đã chỉ quan sát những thể nhẹ của Covid-19 ở các trẻ em.” Đó là một sự kiện được xác lập rõ, chúng ta có thể tiếp tục nói như vậy, GS Alexandre Belot, rhumato-pédiatre ở CHU de Lyon, đã trấn an như vậy. Ngược lại, không loại trừ rằng, có những thể nghiêm trọng hơn, nhưng hiếm.” Nếu quý vị là cha mẹ, hãy an tâm rằng những thể nghiêm trọng của Covid-19 dường như luôn luôn là một sự cố rất hiếm ở các trẻ em “. Société britanique de soins intensifs pédiatriques, đã trấn an như vậy.
THƯƠNG TỔN TIM
3 tuần vừa qua, những bệnh viện Paris đã thấy đến ít nhất 25 trẻ em có những dấu hiệu của một viêm toàn thể (inflammation généralisée), cơ chế qua đó hệ miễn dịch phản ứng đúng trước một kẻ lạ. Những triệu chúng luôn luôn giống nhau : những rối loạn hô hấp, tiêu hóa và/hoặc tuần hoàn máu, thêm vào đó là một thương tổn tim. Trong những ngày qua, hiện tượng này ngay cả dường như gia tăng, điều này hẳn làm các thầy thuốc phải suy nghĩ : bệnh viện Necker đã tiếp nhận 9 trẻ em vào đầu tuần. Các thầy thuốc tự hỏi về một mối liên hệ khả dĩ với Covid-19, nhưng “chúng tôi chưa hiểu tại sao sự ập đến này của những bệnh nhân trẻ được bắt đầu chậm so với sự bắt đầu của đại dịch ở Ile-de-France”, GS Damien Bonnet đã ghi chú như vậy.
Hiện nay, sự kiện những triệu chứng viêm toàn thể này được liên kết với coronavirus không được xác lập.” Chúng tôi không xác nhận rằng có một quan hệ nhân quả giữa nhiễm Covid-19 và những bệnh cảnh lâm sàng này “, GS Bonnet đã chỉ như vậy. Chắc rằng, một số lượng bệnh nhân nào đó thật sự đã được xét nghiệm dương tính với virus, nhưng không phải tất cả. Có lẽ nhầm.” Vì trắc nghiệm với PCR có thể âm tính giả, nên chúng tôi khuyến nghị thực hành scanner ngực, nhạy cảm hơn nhiều để phát hiện những nhiễm bởi Covid-19 “, thầy thuốc chuyên khoa tim đã cảnh báo như vậy.
Vì lẽ rằng những triệu chứng được quan sát dường như không hoàn toàn xa lạ với virus.” Những viêm toàn thể do virus đã được mô tả ở người lớn. Không phải là không có thể rằng điều đó xảy ra ở trẻ em nhiều tuần sau khi nhiễm “, GS Alexandre Belot, người tiến hành dự án nghiên cứu cho Viện quốc gia y tế và nghiên cứu y khoa (Inserm) để xác định ranh giới tốt hơn hiện tượng này, đã đánh giá như vậy. Tuy nhiên vị thầy thuốc này kêu gọi thận trọng : ” Những bệnh viêm là do nhiều yếu tố và chúng ta biết rằng chúng có thể được phát khởi bởi một nhiễm trùng. Tất nhiên, trong một khung cảnh dịch bệnh, mối liên hệ được làm nhanh. Nhưng phải dè chừng một sự xích gần lại quá nhanh.”
Các thầy thuốc Pháp chuẩn bị phát động một plate-forme, sẽ cho phép họ liệt kê tất cả những trường hợp nghi ngờ. ” Chúng tôi hy vọng biết nhiều hơn trong vài tuần nữa”, Alexandre Belot đã chỉ như vậy.
(LE FIGARO 30/4/2020)
6/ MẤT KHỨU GIÁC VÀ VỊ GIÁC, NHỮNG TRIỆU CHỨNG BẤT NGỜ CỦA COVID-19
Mặc dầu những triệu chứng này đã không được báo cáo ở Trung Quốc, nhưng chúng có thể đủ để chẩn đoán Covid-19 : những trường hợp anosmie (mất đột ngột khứu giác) và dysgeusie (mất vị giác) được báo cáo trên toàn thế giới từ nhiều tuần nay, và các chuyên gia kêu gọi sự giảm sút giác quan (déficience sensorielle) này phải được công nhận như ” một biện pháp điều tra phát hiện chuẩn” (mesure de dépistage standard)Ngay hôm 28/3, một công trình nghiên cứu, được thực hiện bởi các thầy thuốc TMH và các thầy thuốc chuyên bệnh nhiễm trùng Pháp (AP-HP và Fondation Rothschild), báo động về một sự bùng nổ của những trường hợp mất đột ngột khứu giác (anosmie) và loạn vị giác (dysguesie) ở những bệnh nhân không bị nghẹt mũi hay đau họng. Trên 55 bệnh nhân, công trình nghiên cứu cho thấy rằng 94% có một rối loạn khứu giác có từ dưới 7 ngày.” Như thế mối liên hệ giữa anosmie và nhiễm virus của Covid-19 đã có thể được xác lập”, các thầy thuốc đã kết luận như vậy.
Ngày 1/4, đến lượt BS Jérome Lechien, thuộc khoa TMH của bệnh viện Foch (Suresnes) và GS Sven Saussez, TMH và nhà nghiên cứu ở đại học Mons, công bố trong tạp chí European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. Ở 417 bệnh nhân (263 đàn bà và 154 đàn ông) bị một thể không nghiêm trọng của Covid-19 và được điều trị bởi 33 thầy thuốc trong 12 bệnh viện châu Âu (Tây ban nha, Ý, Pháp và Bỉ), các tác giả đã cho thấy rằng ” 86% những bệnh nhân bị nhiễm corona có những rối loạn một phần hay hoàn toàn của khứu giác và 88% có những rối loạn một phần hay hoàn toàn của vị giác. Những rối loạn khứu giác này xuất hiện, hoặc trước khi xuất hiện những triệu chứng (trong 12% những trường hợp), hoặc trong (65% những trường hợp), hoặc sau khi xuất hiện những triệu chứng (21% những trường hợp) “. Rồi ngày 12/4, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ của UC San Diego Health đã mô tả 1480 trường hợp trong tạp chí International Forum of Allergy & Rhinology.
TỶ LỆ HỒI PHỤC TĂNG CAO
” Nếu anh bị mất đột ngột khứu giác và vị giác, anh có xác suất 10 lần bị một nhiễm Covid-19 hơn những nguyên nhân khác. Dấu hiệu thông thường nhất của một nhiễm trùng vẫn là sốt, những mệt và mất khứu giác và vị giác tiếp theo sau như những triệu chứng ban đầu rất thông thường khác “, BS Carol Yan, thầy thuốc TMH và ngoại khoa ở bệnh viện UC San Diego Health đã giải thích như vậy. Tỷ lệ hồi phục là cao và nói chung xảy ra trong hai đến bốn tuần sau nhiễm trùng. Một quan sát được chia sẻ bởi BS Jérome Lechien, theo ông 44% những bệnh nhân hồi phục trong 14 ngày sau khởi đầu những triệu chứng đầu tiên. Sự trở lại giác quan nói chung tương ứng với sự phục hồi của bệnh.
Là thầy thuốc ORL ở bệnh viện Lariboisière, ở Paris, BS Charlotte Hautefort mỗi ngày đi sát với những bệnh nhân bị Covid-19. ” Chúng tôi đã báo động vì lý do này cách nay nhiều tuần bởi vì một số lượng quan trọng những người đã trở nên đột ngột bị mất khứu giác đến khoa cấp cứu. Những bệnh nhân này không bị nghẹt mũi. Chúng tôi khi đó đã trắc nghiệm họ, và đại đa số dương tính với Covid-19.” Mặc dầu vấn đề chủ yếu đã được khảo sát ở những trường hợp không nghiêm trọng, nhưng ” nhiều trường hợp nghiêm trọng nhập viện cũng bị mất khứu giác và/hay vị giác”, BS Charlotte Hautefort đã nói thêm như vậy.
Mặc dầu triệu chứng tự nó không có gì là nghiêm trọng, nhưng nó phải là một lý do đủ đã cách ly các bệnh nhân. Thật vậy, Jérôme Lechien và Sven Saussez, cũng như BS Charlotte Hautefort cho sự xuất hiện của những dấu hiệu này ở những bệnh nhân không có tiền sử TMH, như là ” một triệu chứng đặc hiệu của nhiễm Covid-19″. Vì lý do thận trọng, những bệnh nhân bị mất khứu giác và vị giác ” phải được xem như tiềm năng bị nhiễm bởi Covid-19 và do đó phải được cách ly trong một thời kỳ tối thiểu 7 ngày” mặc dầu họ không phát triển một triệu chứng đặc trưng nào khác của bệnh.
Thứ ba 14/4, Consortium mondial pour la recherche chémosensible (GCCR), quy tụ hơn 500 nhà nghiên cứu từ 38 nước, đã phát động một cuộc điều tra quốc tế rộng lớn ” nhằm vào những người bệnh hay những người bệnh cũ của Covid-19 “. Được điều phối bởi Jerome Goleblowski, giáo sư của đại học Cote d’Azur ở Viện hóa học Nice và giám đốc của Groupement de recherche CNRS “Odorant, Odeur, Olfaction”, cuộc điều tra này được trình bày dưới dạng một bảng câu hỏi bằng hơn 20 thứ tiếng. Các nhà khoa học mong muốn đánh giá tần số và tính chất của những trường hợp mất khứu giác (anosmie) và mất vị giác (agueusie) trong số những người bị bệnh Covid-19, so sánh chúng với những bệnh lý khác và khởi đầu một sự theo dõi trong thời gian trung và dài hạn. Một cuộc điều tra khác đã được phát động bởi những chuyên gia này để kiểm tra rằng những người đã bị mất khứu giác (anosmie) hay một loạn vị giác (dysgueusie) riêng rẽ đúng là đã bị nhiễm bởi virus, và để xác định tốt hơn những cơ chế của mất vị giác và khứu giác trong nhiễm trùng này. Ở Paris, những kíp của AP-HP và của FOR, cũng kêu gọi những bệnh nhân bị những triệu chứng này đến trình diện để đề nghị một điều trị thích ứng cho những người mà những rối loạn tồn tại một tháng.
Còn cần phải hiểu tại sao những triệu chứng này đã không được phát hiện bởi những thầy thuốc Trung quốc vào lúc đầu dịch bệnh. ” Hoặc là những bệnh nhân này không bị những rối loạn khứu giác hay vị giác, điều này chỉ rằng có một tính đặc thù ở châu Âu hay ở Bắc Mỹ. Hoặc các nhà khoa học trung quốc đã không chú ý đến, hay đã cố ý quên không báo cáo”, Charlotte Hautefort đã chỉ như vậy.
(LE FIGARO 16/4/2020)
Đọc thêm : TSYH số 543 : bài số 7 (anosmie)
7/ CORONAVIRUS VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN NGOÀI DA.
400 chuyên gia tham gia vào cuộc thảo luận WhatsApp của Syndicat national des dermatologues-vénérologues.Sự gia tăng những quan sát về những dáng vẻ engelure (nứt da vì lạnh) ở các đầu chân và tay, khiến vài thầy thuốc bệnh ngoài da nghĩ rằng có một mối liên hệ giữa Covid-19 và những acrosyndrome này. Những rối loạn này liên quan hệ vi huyết quản của các đầu chi, được biểu hiện bởi sự xuất hiện đột ngột của những chấm đỏ dai dẳng, đôi khi đau, và những thương tổn urticaire tạm thời.
” Những trường hợp được quan sát liên quan đến những thiếu niên và những người trưởng thành trẻ tuổi. Đó là điều đã làm chúng tôi suy nghĩ “, BS Luc Sulimovic, thầy thuốc bệnh ngoài da và chủ tịch của Syndical national des dermatologues-vénérologues, đã giải thích như vậy. Vài bệnh nhân bị acrosyndrome (không phải tất cả đều được điều tra phát hiện vào lúc này), đã được xác nhận dương tính với Covid-19 bằng test mũi-họng.” Sau khi chứng thực số lượng quan trọng của loại thương tổn này, điều chắc chắn là ta phải gợi lên Covid trong trường hợp đặc biệt này “, vị thầy thuốc đã lý luận như vậy. Ông nói rõ rằng ” phần lớn những bệnh nhân được quan sát là không có triệu chứng trong khi những bệnh nhân khác có những dấu hiệu phổi nhẹ “. Để thu thập toàn thế những trường hợp được xác nhận, một nhóm Whatsapp khác, hạn chế hơn, có nhiệm vụ đưa vào tài liệu những trường hợp được quan sát. Hơn 70 trường hợp được thu thập trong vòng dưới 1 tuần.
Hiệp hội dermatologie Pháp đã phát ra một lời kêu gọi về những biểu hiện ngoài da liên kết với nhiễm Covid-19. ” Chính 4 quan sát ban đỏ (érythème), trên mặt của các bệnh nhân, được chứng thực ở bệnh viện Henri-Mondor de Créteil đã báo động chúng tôi “, chủ tịch của hiệp hội, GS Marie Beylot-Barry, truởng khoa ở CHU de Bordeaux, đã nói như vậy. ” Chính sau đó mà những quan sát thuộc loại engelure cũng đã được báo cáo cho chúng tôi. Điều quan trọng là đưa vào tài liệu những trường hợp bằng cách trắc nghiệm chúng nếu có những dấu hiệu hô hấp liên kết, để có thể xem xét lại khi huyết thanh Covid-19 sẽ có để sử dụng. Thật vậy, nếu vài engelure có thể được liên kết với Covid-19, những engelure khác có thể không có mối liên hệ nào “, thầy thuốc chuyên khoa bệnh ngoài da đã nói như vậy.
Vào lúc này, văn liệu quốc tế không báo cáo acrosyndrome như là một triệu chứng của Covid-19.” Hai bài báo trung quốc và đài loan, bao cáo urticaire và acro-ischémie (giảm tuần hoàn máu). Và ở Ý, một bài báo khác, nói về nổi ban toàn thể (éruptions généralisées), urticaire “, GS Beylot-Barry đã nói như vậy. Như thế, đối với Société française de dermatologie, ” chưa có bằng cớ để xác nhận rằng đó là một dấu hiệu sớm của Covid-19, khiến phải nghi ngờ chẩn đoán (như đối với mất khứu giác) và dẫn đến cách ly bệnh nhân”.
Đối với các thầy thuốc chuyên khoa bệnh ngoài da, trong trường hợp nghi ngờ, nên ” báo cho các đồng nghiệp và những bệnh nhân, không phải về mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mạch máu (vascularite) này, nhưng về tính chất lây nhiễm tiềm năng của bệnh nhân nếu acrosyndrome này là một triệu chứng của Covid-19″. Đó là lý do các thầy thuốc bệnh ngoài da chủ trương điều tra phát hiện những bệnh nhân có rối loạn này để tìm hiểu nguồn gốc của nó.
Được hỏi về quan sát được thực hiện bởi những đồng nghiệp dermatologues, GS Jean-Michel Cosntantin, trưởng khoa hồi sức của bệnh viện La Pitié-Salpêtrière, đánh giá rằng giả thuyết về một mối liên hệ giữa những dáng vẻ engelure này và tình trạng của các bệnh nhân là ” liên kết với những rối loạn đông máu mà ta gặp trong Covid “.
(LE FIGARO 16/4/2020)
Đọc thêm : TSYH số 548 : bài số 6
8/ COVID-19 : THỜI GIAN PHỤC HỒI SAU HỒI SỨC
Professeur Elie Azoulay, trưởng khoa hồi sức của bệnh viện Saint-Louis, Paris : Với điều kiện một sự theo dõi lâu dài, thường bệnh nhân cần một năm để lấy lại tình trạng trước khi bị bệnh. Đối với những bệnh lý khác, không được từ chối điều trị.Đơn vị cai thông khí (sevrage ventilatoire) của bệnh viện Raymond-Poincaré de Garces đã được thành lập khẩn cấp bởi một nhóm các thầy thuốc và y tá, thay phiên nhau ngày và đêm. Các bệnh nhân đến trong khoa này đều kiệt sức và phải học lại dần dần tự thở, nhưng cũng phục hồi trên bình diện vận động.
SAU COVID-19 CỦA NHỮNG THỂ NẶNG : KHÔNG TRỞ LẠI NHANH CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG
” Chúng ta nói ở đây những bệnh nhân đã trải qua soins intensifs, GS Elie Azoulay, trưởng khoa hồi sức của bệnh viện Saint-Louis (Paris), đã bình luận như vậy. Ở chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân là 62 tuổi. 1/3 trong số họ chết, những bệnh tiềm năng và tuổi tác (70 tuổi và hơn) đóng một vai trò chủ chốt trong kết cục tử vong này. Tuy vậy, 2/3 sống sót không lành bệnh 100%. Phần lớn trong số họ, khi ra khỏi hồi sức, tùy theo những trường hợp, 7 đến 30 ngày sau khi đã vào đó, có một chấn thương vật lý, tâm lý và nhận thức (cognitif) đòi hỏi một sự theo dõi.Chúng tôi đặt họ ưu tiên trong những cơ sở y tế dành cho phục hồi chức năng (réhabitation fonctionnelle) (bước, tập luyện phát triển cơ), hô hấp (nhất là những bệnh nhân đã bị đặt máy thở) và dinh dưỡng (tái tục ăn uống dần dần), điều này cho phép họ phục hồi, trong một hay vài tuần, phần lớn của những năng lực sinh lý của họ.
Trên bình diện phòng vệ miễn dịch, đúng một nửa những bệnh nhân này, sau một tháng, bình thường hóa được tỷ lệ những tế bào lympho của họ. Trong những thể nặng này đó là thời gian trung bình cần thiết cho sự biến mất của virus (đôi khi ngắn hơn, đôi khi lâu hơn), vậy không có gì là ngạc nhiên về điều đó. Giai đoạn tiếp theo là theo dõi những bệnh nhân này lúc khám bệnh với scanner để tìm kiếm những di chứng phổi (hay những di chứng khác) và tái quân bình những bệnh tiềm năng (cao huyết áp, đái đường, tăng thể trọng, bệnh tim vốn có…) hiện diện trong hơn một nửa những trường hợp. Ngoài ra, ở 1/3 của những người sống sót này, một điều trị tâm lý đối với những rối loạn khí chất, lo âu, trầm cảm, stress post-traumatique và những trouble cognitif là cần thiết. Điều trị này được thực hiện ngoại trú. Kinh nghiệm của chúng tôi về những bệnh hô hấp nghiêm trọng, được điều trị trong hồi sức, đã dạy cho chúng tôi rằng trong năm tiếp theo sau ở trong khoa điều trị tăng cường, 70% những bệnh nhân không còn khả năng làm việc nữa ; rằng ngoài ra, với điều kiện được theo dõi và giúp đỡ, sau một năm, 80% những bệnh nhân này đã lấy lại trạng thái bình thường, ít nhất là trạng thái trước khi được nhập viện. Chắc là chúng tôi cũng sẽ quan sát điều này đối với Covis-19 : một quá trình dài phục hồi chức năng không có gì là không đáng kể !” DỊCH BỆNH CÓ HẠI CHO NHỮNG BỆNH KHÁC VỚI NHỮNG BỆNH LIÊN KẾT VỚI COVID-19
” Vì sợ bị lây nhiễm trong những nơi điều trị và khám bệnh, những bệnh nhân mãn tính, trong đó những bệnh nhân bị một bệnh kéo dài (không có khuynh hướng lành bệnh nhưng tiềm năng ổn định và cần một trị liệu kéo dài tốn kém), đã bỏ đi khỏi các bệnh viện và các phòng mạch thành phố. Nguy cơ là tối thiểu đối với những người mà điều trị là thuần nội khoa : họ tiếp tục theo điều trị trong tình trạng cách ly và chờ đợi cho cơn bão qua đi. Các thầy thuốc chỉ sợ rằng sau dịch bệnh các bệnh nhân đến khám ồ ạt và làm bảo hòa năng lực tiếp nhận của bệnh viện.
Gây quan ngại hơn là tình trạng của những người mang bệnh mãn tính cần phải được mổ trong một thời hạn nhanh nhưng, vì thiếu những máy thở, bị trưng dụng cho những bệnh nhân nặng của Covid-19 (không thể làm khác), nên những cuộc mổ bị hoãn lại. Những bệnh nhân có một ung thư có tiềm năng tiến triển mạnh, do sự trì hoãn này, có nguy cơ phát triển một di căn khả dĩ biến đổi những cơ may chữa lành. Một tình huống không phải là không đặt những vấn đề nghiêm trọng về đạo đức, làm băn khoăn nhiều thầy thuốc ngoại khoa. Cái cơ bản của vấn đề là rõ ràng : khác với Đức, ở Pháp không có đủ các máy thở trong những bệnh viện! Một sự thiếu dữ mà Nhà nước phải ra sức khỏa lấp, mặc dầu không thể tránh được rằng, trong một tương lai gần hay không, mặc dầu những biện pháp bảo vệ có thể được thiết đặt ở các du khách, sự toàn cầu hóa sẽ tiếp tục làm phát triển những đại dịch
Không kém phần gây quan ngại là tình huống của các khoa cấp cứu, thường bị bảo hòa, chỉ còn hoạt động 30% của nhịp thường ngày. Số lượng các trường hợp nhồi máu có tim và tai biến mạch máu não được nhập viện, bị sụt giảm 50% ! Họ đã đi đâu ? Hôm nay họ không chết vì những tai biến tim mạch đột ngột này ít hơn hôm qua. Những nạn nhân, đã không đến bệnh viện và đáng lý ra đã có thể duoc cứu sống hay tránh một phế tật nặng, họ ở đâu ? Những hiệp hội mạch máu-thần kinh và tim (société de neuro-vasculaire et de cardiologie) nhắc lại rằng những nhân viên điều trị của những khoa này ” vẫn hoàn toàn được huy động để điều trị những bệnh nhân trong trường hợp cần, trong cùng những điều kiện như lệ thường”. Họ được tổ chức để cho những bệnh nhân này được điều trị trong những circuit khác với những circuit dành cho Covid-19. Vậy họ không phải sợ khi gọi 15 hay thầy thuốc của họ trong trường hợp cấp cứu. Sự từ bỏ điều trị chỉ làm gia tăng sự khó khăn mà các thầy thuốc sẽ có để điều trị ngày mai những bệnh nhân không phải Covid-19.”
Đọc thêm :
TSYH số 543 : bài số 2
9/ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 Ở MỘT SỐ NƯỚC
+ Ở NAM HÀN, ĐỢT BỘC PHÁT NHỮNG NHIỄM TRÙNG TRONG ĐÊM Ở HÀN THÀNH
Sự khám phá một ổ Covid-19 mới đã dẫn đến sự đóng cửa các bar và hiệu ăn.
Gueule de bois ở Itaewon. Hôm chủ nhật 10/5, những con đường dốc nhỏ của khu phố sôi sục của đêm Hán Thành hoang vắng một cách bất thường, sau khi một ổ nhiễm mới được khám phá trong thủ đô Nam Hàn.Theo lệnh của chính quyền, những đèn néon nhiều màu lẳng lơ khêu gợi của Club Queen, hay của King Club, nằm gần căn cứ Hoa Kỳ, bị tắt cho đến khi có lệnh mới. Những hộp đêm được mến chuộng của cộng đồng của những người đồng tính luyến ái của thủ phủ 15 triệu dân, nằm trong số 5 cơ sở được thăm viếng hôm 1/5 bởi một clubber được trắc nghiệm dương tính với coronavirus, và đã làm lây nhiễm 54 người, khiến sợ một sự tái phát dịch trong đất nước này, cho đến nay được xem là mô hình trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Nam Hàn, nền kinh tế đứng thứ hai của châu Á, đã ghi nhận sự tăng mạnh nhất của các trường hợp từ một tháng nay, vào lúc đất nước mở lại cửa trường học vào tuần này. Người đàn ông 29 tuổi là nguồn gốc của một “chuỗi lây nhiễm mới”, trong đó 43 người khác trắc nghiệm dương tính đã viếng thăm những câu lạc bộ này, và 11 người là những người thân của bệnh nhân, theo Centre coréen de controle et de prévention des maladies.
Vụ việc có tác dụng một gáo nước lạnh, vào lúc mà tổng thống Moon Jae-in tiết lộ chiến lược kinh tế của ông để đặt đất nước ở hàng đầu của kỷ nguyên ” hậu Covid “.” Chúng ta không bao giờ được “giảm cảnh giác”, nhà lãnh đạo đã công nhận như vậy.” Sự lơ là có thể dẫn đến một sự bùng nổ của một nhiễm trùng “, ông thị trưởng của Séoul, Park Won-soon, đã tuyên bố như vậy. Ông đã ra lệnh đóng tất cả các bar và discothèque của thủ đô, và yêu cầu những người đã đến trong những cơ sở được thăm viếng bởi “người siêu lây nhiễm” cho biết danh tánh, tự cách ly và trắc nghiệm. Chính quyền trong tình trạng chiến tranh để khoanh vùng ổ nhiễm trùng mới này, bằng cách áp dụng những biện pháp đã cho phép họ, cho đến nay, ngăn chặn bệnh mà không phải qua một sự phong tỏa dân chúng ở quy mô quốc gia.
Không mất một giây phút nào, Hán thành nhờ đến ” 3 T”, đó là traçage (truy tìm), test (trắc nghiệm) và traitemnt (điều trị) (bằng cách cách ly). Sử dụng những dữ liệu của những carte de paiement, hay vidéosurveillance, chính quyền truy tìm dấu vết của 1510 người được cho là đã lui tới những nơi này trong đêm đó, để tất cả họ được trắc nghiệm. ” Chìa khóa là tính phản ứng cực kỳ nhanh (réactivité extreme). Phải trắc nghiệm tức thời”, François Ambalrd, nhà nghiên cứu ở CNRS, có sở ở Ulsan, đã đánh giá như vậy.
+. QUEBEC KÊU GỌI QUÂN ĐỘI CANADA TĂNG CƯỜNG CHỐNG CORONAVIRUS
Từ lúc đầu của cuộc khủng hoảng, Québec mơ tưởng là một mô hình chống coronavirus. Những cuộc họp báo của giám đốc y tế cộng cộng quốc gia rất sư phạm, Horacto Arruda, kèm theo thủ tướng Québec, François Legault, từ nay rất được đánh giá bởi dân Québec.
Những sự bất đồng đầu tiên giữa hành pháp và dân chúng đã xảy ra vào giữa tháng tư, khi François Legault gợi ra một sự mở lại các trường học vào 4/5. Đứng trước sự bất bình của các phụ huynh học sinh, đánh giá là sớm việc học sinh trở lại lớp, thủ tướng đã hoãn sự tựu trường. Một tình huống càng có thể hiểu được khi Québec là thành phố bị ảnh hưởng nhất bởi coronavirus.
MỘT BÀI DIỄN VĂN QUÁ LẠC QUAN
Belle Province, chiếm 22% dân số của Canada, có hơn một nửa những trường hợp coronavirus và những tử vong của đất nước. Tính đổ đồng, số những trường hợp tử vong do coronavirus ở Québec là gần bằng với Pháp. Trong khi François Legault vào đầu tháng tư đã đánh giá rằng đỉnh của những lây nhiễm do Covid-19 có thể đạt được, nhưng số các trường hợp đã không ngừng gia tăng.Những nhà dưỡng lão của những người già đã đặc biệt bị ảnh hưởng. Để chống lại cuộc tàn sát trong các nhà dưỡng lão, Québec đã yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội canada. Ottawa đã gởi gấp hơn 1000 linh, trong số đó có nhiều chuyên gia về y tế
Trong khi vài vùng của Québec ít bị ảnh hưởng bởi coronavirus, Montréal và ngoại ô đặc biệt bị ảnh hưởng. Đến độ chính phủ đã quyết định hoãn giở bỏ phong tỏa ở Montréal đến 25/5, lúc đầu được dự kiến 11,5. Tuy vậy, Horacio Arruda muốn tỏ ra lạc quan : ” Montréal, đó là fragile (yếu ớt). Phần còn lại của Québec đó là thiên đường.
Mot bài diễn văn quá lạc quan đối với nhiều chuyên gia, trong đó có bà trưởng cố vấn khoa học của thủ tướng Canada, Justin Trudeau. Bà cố vấn Mona Nemer đã tỏ ra rất phê phán chiến lược điều tra phát hiện coronavirus của Québec. ” Tôi đã chờ đợi để thấy một kế hoạch, nhưng tôi đã không bao giờ thấy kế hoạch. Thế mà mặc dầu, tôi đã yêu cầu điều đó nhiều lần “, bà cố vấn khoa học trưởng đã tâm sự như vậy với Radio-Canada. Bà nói thêm : ” Chắc chắn có một sự khó khăn trong communication. Tôi có thể hiểu rằng người ta đã không sẵn sàng, nhưng bây giờ đã 2 tháng rồi từ khi chúng ta nói về điều đó”.
Nhiều tiếng nói của các chuyên gia ở Québec ngay cả phản ứng chống lại chiến lược của chính phủ. ” Những phương pháp để trắc nghiệm (tester), truy tìm dấu vết (tracer) và cách ly (isoler) phải được thiết đặt và khởi động trước khi giở bỏ phong tỏa “, Benoit Masse, giáo sư ở Trường y tế công cộng của đại học Montréal đã tuyên bố như vậy.
Ngoài chiến lược chống lại coronavirus bị tranh cãi, các service de santé của Québec đã bị nhanh chóng tràn ngập. Tệ hại hơn, họ khó nhọc trong việc chữa lành các bệnh nhân. Khoảng 22,7% những người bị nhiễm bởi Covid-19 ở Québec đã hoàn toàn được chữa lành, so với 61,1% trong Ontario láng giềng, theo biểu đồ được công bố mới đây bởi Radio-Canada.
Những chi phí về y tế của Québec tuy vậy gần với chi phí trung bình của Canada, cũng như số lượng thầy thuốc và y tá. Nhiều tiếng nói được cất lên chống lại sự thiếu phương tiện và nhân viên. Theo Bộ y tế, ít nhất 4700 nhân viên y tế của Belle Province đã bị nhiễm bởi coronavirus. Nhiều ngàn người đã bỏ nhiệm sở vì sợ mắc phải Covid-19.
Mặc đầu nhiều người dân Québec tự hỏi tại sao hệ thống y tế của họ là ít hiệu năng nhất Canada để điều trị coronavirus, không một chuyên gia nào đã biết giải thích điều đó. Được hỏi thẳng vừa qua bởi chaine Canadian Broadcasting Corporation về những kết quả tốt trong việc chống lại Covid-19 ở Colombie-Britannique, y sĩ trưởng của tỉnh này, Bonnie Henry đã kết luận : ” Một phần của sự giải thích là ở sự may mắn, và một phần là ở sự chuẩn bị.”
+ XUYÊN QUA NƯỚC ĐỨC, NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH TỐ CÁO NHỮNG “HẠN CHẾ ĐỘC TÀI”
Angela lo ngại về sự lơi lỏng của các hành vi trong khi những trường hợp mới xuất hiện và trong khi những người biểu tình đợi một sự trở lại cuộc sống bình thường nhanh hơn.Angela lo lắng. 3 tuần sau khi bắt đầu giở phong tỏa, thủ tướng Đức lo sợ thấy những người dân bị chinh phục bởi một sự vô tư quá mức. Hôm thứ hai 11/5, bà đã tâm sự như thế, trong phiên họp hàng tuần của CDU, đặc biệt lo lắng về sự không tôn trọng việc đeo khẩu trang trong các cửa hàng, mặc dầu từ cuối tháng tư việc đeo này là bắt buộc.
Một sự “nhận lấy nguy cơ ” gây quan ngại, theo Mme Meckel. Trước các phóng viên, bà đã nhắc lại rằng ” sự làm mềm ” các biện pháp cách ly không được dẫn đến sự quên những “quy tắc cơ bản” : ” Mang khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, tôn trọng lẫn nhau.”
Đó là thách thức to lớn của giở bỏ cách ly kiểu Đức. Trong một đất nước mà dịch bệnh Covid-19 “chỉ” đã làm 7533 người chết, theo những con số được công bố, hôm thứ ba 12/5 bởi Viện y tế Robert-Koch, những lời kêu gọi thận trọng ngày càng ít tác dụng lên công luận.
Theo một thăm dò YouGov, được công bố 3/5, 56% những người được hỏi xác nhận không sợ bị lây nhiễm bởi virus. Theo cùng điều tra, 72% người Đức nói tin tưởng vào năng lực của hệ thống y tế của họ phản ứng trong trường hợp tái phát dịch.
Tuy vậy, trong những ngày qua, vài chỉ dấu đã nhắc lại rằng tình hình không hoàn toàn được chế ngự. Ở Bavière, ở Rhénanie-du-Nord-Westphalie, ở Thuringe và trong Schleswig-Holstein, 4 canton đã ghi nhận hơn 50 trường hợp mới đối với 100.000 cư dân trong vòng 1 tuần, ngưỡng phát xuất từ đó khiến chính quyền đã quyết định buộc phải trở lại cách ly ở cấp địa phương.Chủ nhật 9/5 nhiều ngàn người đã biểu tình ở những thành phố lớn, nhất là Stuttgart, Francfort, Munich, Cologne và Berlin, để chống lại việc đeo khẩu trang trong các hiệu buôn và trong vận chuyển, cũng như đòi giở bỏ việc cấm tụ tập. ” Virus không mang lại một bệnh tật nào “, người ta đã nói như vậy ở giữa một cuộc tập hợp 10.000 người ở Stuttgart. Bade-Wurtemberg là một trong những vùng bị ảnh hưởng nhất bởi Cpvid-19. O Francfort, tập hợp được bảo trợ bởi một phong trào “Résistance”, với tham vọng thành lập một đảng chính trị ngay tuần sau. Ở Cologne, cảnh sát trường đã đả kích ” thái độ vô trách nhiệm” của những người biểu tình không mang khẩu trang và tụ tập. Ngược lại ở Munich, các nhân viên công lực bị những người thuộc đảng Vert buộc tội là lỏng lẻo.
+ BORIS JOHNSON GIỞ BỎ CÁCH LY TỪNG BƯỚC NHỎSố lượng những lây nhiễm mỗi ngày đã làm lùi bước những người biện hộ cho một sự giở bỏ nhanh hơn.
Đối với một người thích phi nước đại, nhưng chính với từng bước nhỏ mà Bosris Johnson tiến vào sự giở bỏ phong tỏa. Tình huống y tế của đất nước và cũng có lẽ thử thách mà ông đã chịu, đã khiến cho thủ tướng tỏ ra thận trọng. ” Thời ky giở bỏ cách ly đã không đến tuần này “, ông đã nói như vậy, nhấn mạnh rằng tỷ lệ sinh sản của virus (R0) còn vừa đúng dưới 1. Phần lớn của sự cách ly vẫn tại chỗ cho đến 1/6. Tuy nhiên khẩu hiệu chính thức thay đổi : Không còn là “Stay home” (hãy ở nhà) mà là ” Stay alert” (hãy cảnh giác)
Vậy Boris Johnson bằng lòng loan báo vài sự giảm nhẹ những biện pháp hạn chế. Những người Anh vẫn được khuyên ở tại nhà “chừng nào có thể được”. Ưu tiên làm việc tại nhà nếu có thể, và trở lại làm việc khi không có thể. Cũng phải tiếp tục “hạn chế những tiếp xúc”. Những người Anh có thể ra ngoài tập thể đục một cách “không giới hạn”, và không còn chỉ một lần mỗi ngày nữa. Ngoài ra Londres sẽ áp đặt một “quarantaine” 14 ngày đối với những du khách đến nước Anh, nhưng những người Pháp không bị liên hệ bởi biện pháp này. Các trường học sẽ bắt đầu mở cửa trước đầu tháng sau. Điều này cũng có thể đối với các hiệu buôn. Bar và restaurant phải đợi một tháng nữa.
Chiến lược giở bỏ bằng các giai đoạn (stratégie de déconfinement par étapes) dựa trên một hệ thống báo động mới, giống với điều được áp dụng trong khủng bố (terrorisme), để thông báo những người Anh về mức nguy hiểm của đại dịch. Hệ thống báo động gồm năm mức, đi từ xanh đến đỏ.” Hiện nay nước Anh ở mức 4 trên 1 thang 5 mức, và chúng tôi muốn mang nó nhanh chóng xuống mức 3 “, Robert Jenrick, Bộ trưởng phụ trách các cộng đồng đã bình luận như vậy.
Sức mạnh dai dẳng của dịch bệnh biện minh cho một sự giở bỏ dần dần. Với hơn 31.000 người chết, Vương quốc Anh đã trở thành đất nước tang chế nhất của châu Au và đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Đỉnh dịch đ ã đạt được nhưng những con số chỉ một bình nguyên đáng lo ngại.
Tuần qua, những báo cáo alarmant đã được gởi cho “Sage”, hội đồng khoa học của chính phủ. London School of Tropical Hygiene và Imperial College đã chỉ một ” giới hạn an toàn ” rất thấp. Họ đã cảnh báo rằng bilan có thể vượt quá 100.000 người chết nếu những biện pháp phong tỏa được nới lỏng quá nhanh. Con số của những lây nhiễm hàng ngày làm lùi bước các bộ trưởng chủ trương một sự giở bỏ mạnh mẽ hơn để cứu kinh tế.
+ HOA KỲ : TRUMP BỊ CỐ VẤN Y TẾ NÓI NGƯỢC LẠITrump và BS Fauci từ nay bảo vệ những lập trường trái ngược nhau. Trong khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ủng hộ một sự tái khởi động nhanh chóng hoạt động kinh tế, thì chuyên gia y tế chính của ông, BS Fauci, lại gia tăng những lời cảnh báo chống lại những nguy cơ thấy dịch tái tục trong trường hợp của một sự mở lại quá nhanh. BS Anthony Fauci, giám đốc của Viện quốc gia các bệnh dị ứng và những bệnh truyền nhiễm, đã lập lại những lời cảnh cáo trong buổi audition bởi commission des affaires sanitaires của Thượng Viện. Những buổi nói chuyện này đã diễn ra bằng vidéo, BS Fauci chính mình đã tự cách ly, tại nhà ông, sau khi đã bị tiếp xúc với những người bị nhiễm ở Nhà Trắng.
Ông đã lập lại với các thượng nghị sĩ rằng sự chậm lại của dịch bệnh là do những biện pháp được thực hiện để hạn chế những tiếp xúc và những sự di chuyển, nhưng rằng dịch bệnh đã không bị chặn lại, và rằng sự giở bỏ sớm những biện pháp hạn chế có nguy cơ kèm theo một sự tiến triển trở lại. ” Tôi sợ rằng nếu vài vùng, thành phố, tiểu bang, đốt giai đoạn và tái tục sớm những hoạt động nhưng không có những năng lực phản ứng đủ hiệu quà, chúng ta sẽ thấy xuất hiện trở lại những trường hợp mới, điều này có thể làm phát khởi trở lại dịch bệnh, ông đã nói như vậy. Fauci cũng đã cảnh giác chống lại sự chắc chắn cho rằng những trẻ em không bị bệnh, nhắc lại rằng nhiều trường hợp nhiễm Covid đã được chấn đoán ở những người trẻ.
(LE FIGARO 11 & 14/5/2020)
10. PHÁP-TRUNG : NHỮNG MỐI LIÊN HỆ NGUY HIỂM
Khả năng Covid-19 thoát ra từ một phòng thí nghiệm ởVũ Hán lại đẩy mạnh lên cuộc tranh cãi về việc bán những kỹ thuật công nghệ duale cho Trung quốc cộng sản.Covid-19 đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm P4 của Viện virus học Vũ Hán, chỗ trú của những virus nguy hiểm nhất của thế giới, như Donald Trump đã khẳng định như vậy ? Hay từ phòng thí nghiệm láng giềng P3, cũng thích ứng với sự nghiên cứu các coronavirus ? Phải chăng nó đã trốn phòng thí nghiệm P2 của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, trung tâm này thực hiện những nghiên cứu về coronavirus của dơi trong những điều kiện an toàn đôi khi đáng ngờ và nằm 300 m cách ” chợ ẩm” (marché humide) nổi tiếng, ở đây tất cả câu chuyện được xem như đã bắt đầu ?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, đã xác nhận hôm chủ nhật 3/5 có những ” bằng cớ to lớn” rằng Covid 19 phát xuất từ một phòng thí nghiệm của Vũ Hán, nhưng không nói rõ phòng thí nghiệm nào. Ông cũng đã không trả lời câu hỏi muốn biết virus đã được phóng thích cố ý bởi Bắc Kinh hay không.
Còn quá sớm để nói giả thuyết nào là có khả năng nhất. Nhưng sự kiện virus phát sinh ở Vũ Hán, trong thành phố, mà ở đó Bắc Kinh đã thiết đặt phòng thí nghiệm an toàn sinh học cao cấp (laboratoire de haute sécurité biologique), được cung cấp bởi những người Pháp, thêm vào đó là những cố gắng để che dấu của chính quyền trung quốc, đã đủ làm nổi lên trở lại một vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Pháp : bán những kỹ thuật công nghệ dual (nghĩa là có thể dùng cho những mục dich dân sự và quân sự), cho Cộng hòa nhân dân trung hoa, được cai trị bởi Đảng cộng sản từ năm 1949.
Nếu quả đúng rằng Pháp, lúc giao cho Trung Quốc một vật báu kỹ thuật công nghệ như P4, đã một cách vô ý hay một cách gian tiếp đóng một vai trò trong sự phát tán của virus, vụ việc sẽ gây rắc rối cho Paris, nhất là bởi vì chính quyền trung quốc chắc sẽ sử dụng nó trong chiến dịch bóp méo thông tin của họ. Có lẽ đó là lý do tại sao một vỏ bọc chì phủ xuống chủ đề trong giới quốc phòng và ngoại giao. Bởi vì P4 không chỉ là chủ đề nhạy cảm duy nhất.
Một dự án khác huy động những giới chiến lược : sự xây dựng một nhà máy chất đốt nguyên tử (combustibles nucléaires). Hồ sơ kéo dài từ 20 năm. Đối với Pháp đó là một hợp đồng khổng lồ. Nhưng có những nguy cơ, vì lẽ nó cũng nhờ đến một technologie duale, điều này được nhấn mạnh bởi nhiều chuyên gia.
Vào thời kỳ mà dự án đã được phát động bởi Jacques Chirac và thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, năm 2004, P4 đã là tâm điểm của một cuộc tranh cãi ở Pháp. Những người ủng hộ, những người hữu trách chính trị và những nhà khoa học, xác nhận rằng phải giúp đỡ Trung Quốc, vừa mới thoát khỏi dịch bệnh Sras (syndrome respiratoire aigu sévère), để có thể tự phòng chống lại các dịch bệnh. Nhưng Bộ quốc phòng, tình báo nước ngoài (DGSE) và Bộ ngoại giao thì hết sức chống lại một dự án mà theo họ có thể phục vụ cho một chương trình quân sự vũ khí vi trùng. Họ nghi ngờ Bắc Kinh muốn trang bị, nhiên hậu, 5 hoặc 7 phòng thí nghiệm P4, trong đó 2 có mục đích quân sự. ” Chúng tôi biết những bất trắc chuốc lấy và đã nghĩ rằng những người Hoa sẽ kiểm soát tất cả và nhanh chóng hất chúng tôi ra khỏi dự án. Chúng tôi đánh giá rằng cung cấp kỹ thuật công nghệ mũi nhọn này cho một nước mà chương trình phát triển quân sự là vô tận là điều nguy hiểm “, một nhà ngoại giao đã theo dõi sát sự vụ đã kể lại như vậy.Theo một nguồn cao cấp, dự án cũng gây một cuộc khủng hoảng ở Viện Pasteur, ở đây Assemblée des Cent, nghị viện của Viện, đã tố cáo sự tiếp cận mà hợp đồng cho phép, với vài trong những cơ sở dữ liệu của nó, trước khi bị áp đặt quyết định bởi lãnh đạo.” Có những lý lẽ ủng hộ, bởi vì Trung quốc có một vấn đề y tế thật sự với những dịch bệnh và nước Pháp có một ưu thế trong kỹ thuật công nghệ rất mũi nhọn này. Nhưng những người Hoa biết sao chép và dupliquer. Và chúng tôi nghĩ rằng P4 sẽ cho Trung quốc những công cụ nếu nó muốn; một ngày nào đó, phát động một chương trình vũ khí sinh học”, một nhà ngoại giao cao cấp, đã giải thích như vậy.
Các savant người Pháp đã đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy dự án. ” Đã có một sự mù quáng của cộng đồng khoa học, đã từ chối nhìn thực tế của hệ thống trung quốc. Các nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng sự cởi mở đối với chủ nghĩa tư bản sẽ biến Trung quốc thành một quốc gia bình thường. Đó là quên rằng Trung quốc trước hết vẫn là một Nhà nước léniniste, trong đó khoa học không độc lập nhưng được điều khiển bởi Đảng cộng sản”, Valérie Niquet, chuyên gia về châu Á ở Fondation pour là recherche stratégique (FRS), đã giải thích như vậy.Từ đầu của đại dịch, đảng và Nhà nước can thiệp vào công việc nghiên cứu, sửa đổi các ngày tháng và viết lại lịch sử của coronavirus. ” Tất cả những nghiên cứu khoa học ở Trung quốc cuối cùng chịu những những áp đặt của Đảng cộng sản trung quốc “, Josh Rogin, người theo dõi chủ đề cho Washington Post, đã nhắc lại như vậy. Nhưng chính những người hữu trách chính trị Pháp đã áp đặt cho chính quyền sự bán những kỹ thuật công nghệ, mà những đề kháng đã kềm hãm sự thực hiện hợp đồng. Vào thời kỳ đó, Trung quốc vừa vào OMC, tất cả các nước Phuơng tây phát triển với nó những đối tác (partenariat). Chính quyền Pháp đánh giá “soft power” (quyền lực mềm) kiểu trung hoa và hình ảnh cường quốc hòa bình (puissance pacifique) được phóng rọi bởi những bài diễn văn chính thống.
” Người ta đã nghĩ rằng chế độ sẽ tiến triển, sẽ cởi mở với những tư tưởng dân chủ, sẽ bình thường hóa”, một nguồn ngoại giao đã giải thích như vậy.
Những người Pháp đã nhanh chóng thất vọng. Sau khi khánh thành phòng thí nghiệm năm 2017, họ đã bị đẩy ra ngoài. Sự hợp tác giữa hai nước, phải đảm bảo sự đào tạo các nhà nghiên cứu trung hoa và sự kiểm soát những hoạt động bởi phía Pháp, đã không bao giờ khởi động.” Những người trung quốc, nhất là, không muốn người ta coi khinh họ. Họ muốn chứng tỏ rằng họ có thể xoay xở một mình, rằng Trung quốc nước lớn không cần những người đỡ đầu phương tây của họ nữa. Đó là sự khác nhau lớn giữa thời kỳ hiện nay và thế hệ của Cách mạng văn hóa”, một nhà ngoại giao chuyên về trung quốc đã phân tích như vậy. Phòng thí nghiệp đã nhanh chóng thoát khỏi sự kiểm soát của những người đỡ đầu Pháp. ” Nhưng vụ virus đối với ta chỉ là một điểm chi tiết. Chủ đề thật sự, đó là quan hệ của chúng ta với Trung quốc từ 30 năm qua. Chúng ta đã tạo ra con rồng. Trong nhiều thập niên, không ai muốn thấy những nhà lãnh đạo trung quốc là ai. Chúng ta không hay biết ý muốn trả thù của họ “, một nhà ngoại giao làm việc lâu ở Bác Kinh đã xác nhận như vậy.
Tuy vậy, Trung quốc không bao giờ che dấu những mục tiêu của mình cũng như ý chí có được những kỹ thuật công nghệ phương tây bằng tất cả mọi cách. ” Trung quốc không còn là nhà máy của thế giới nữa. Sự cởi mở đã cho phép Trung quốc có được những kiến thức và những kỹ thuật công nghệ, nhung không phải vì vậy mà nó nắm vững chúng một cách hoàn toàn. Một vài đã bị ăn cắp nhưng phần lớn đã được thụ đắc trong khung cảnh hợp tác “, một chuyên gia về trung quốc đã giải thích như vậy.(Centrale nucléaire de Taishan)
Ở lối vào của site của trung tâm nguyên tử Taishan, mà Pháp đã cung cấp hai réacteur EPR, 4 tấm biển báo cho các du khách. 1) Chúng ta mua kỹ thuật công nghệ nước ngoài. 2) Chúng ta tiêu hóa nó. 3) Chúng ta tái sản xuất nó ở cấp quốc gia. 4) Chúng ta xuất cảng nó. Sự hợp tác của Airbus, géant aéronautique européen, với Trung quốc, là một thí dụ về cách mà Pékin làm giảm sự chậm trong sự phát triển kỹ thuật công nghệ của nó. ”
Quyết định phải chuyển kỹ thuật công nghệ cho Trung quốc hay nguy cơ bi mất những hợp đồng, đó là sự nan giải muôn thuở của các nhà hữu trách công nghệ và chính trị ở Pháp. Nhất là khi ta đụng đến những technologie duale. Và nhất là từ khi Trung quốc từ chối một cách chính thức tính kín (étanchéité) giữa những lãnh vực dân sự và quân sự với sự thành lập, vào năm 2015, một ủy ban dẫn đường cho sự hội nhập dân sự-quân sự, được chủ tọa bởi Tập Cận Bình. Từ năm 2018, một đạo luật cũng bắt buộc các phòng thí nghiệm dân sự và quân sự hợp tác với nhau. ” Vấn đề với Trung quốc, là biết đặt giới hạn ở đâu. Điều cơ bản là nhận thức nguy cơ instrumentation của sự hợp tác khoa học và những trao đổi đại học phục vụ cho sự nắm bắt bởi Trung quốc những kỹ thuật công nghiệp, đôi khi trong những lãnh vực nhạy cảm, kể cả quân sự…”,
Vụ P4 phải chăng sẽ cho một coup de projecteur mới cho dự án nhà máy tái chế biến những chất thải nguyên tử (usine de retraitement des déchets nucléaires) mà Pháp muốn bán cho Trung quốc ? Như phòng thí nghiệm Vũ Hán, sự cụ thể hóa của dự án đã bị chậm lại vì những ngập ngừng của người Pháp, nhất là của Quai d’Orasy. ” Mục đích của Trung quốc là mang lại cho mình một nhà máy nguyên tử giá rẻ để tái sản xuất nơi khác ở Trung quốc rồi xuất cảng nó ra nước ngoài, nhất là trong những nước được xuyên qua bởi những “con đường tơ lụa”. Nhiều nhà ngoại giao tự hỏi về tính chất có căn cứ của một sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cho phép Trung quốc bắt kịp nước Pháp trong một khu vực mà Pháp giỏi hơn cả. ” Một nhà mày tái chế biến không có mục đích quân sự nói riêng. Tuy nhiên, như vài cơ sở hạ tầng cho phép phân lập những chất có thể làm phân rã hạt nhân, trong đó plutonium, trên lý thuyết điều này có thể cho phép một nước làm dễ sự gia tăng kho vũ khí nguyên tử (arsenal nucléaire) của mình.Hoa Kỳ, đã từng chống lại việc bán phòng thí nghiệp P4 của Pháp cho Trung Quốc, đã bắt đầu rung chuông báo động. Bộ Năng Lượng đã cấm những nhà nghiên cứu tham gia vào ” chương trình 1000 tài năng”. Chương trình này lôi kéo những tình hoa nước ngoài với những bourse financière thoải mái, kể cả những chuyên gia kỹ thuật công nghệ duale. Năm 2018, Hoa Kỳ cũng đã chấm dứt việc tài trợ cho vài hoạt động của P4 Vũ Hán, được thành lập sau khi Pháp ra đi. Những nhà ngoại giao của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh đã cảnh báo Chính phủ của họ về sự thiếu những biện pháp an toàn trong P4.
Tại sao chúng ta đã không tính sổ với Trung Quốc sớm hơn ? Tại sao chúng ta tiếp tục phơi nền kinh tế của chúng ta cho một nước tôn trọng quá ít những giá trị của chúng ta ? Tại sao chúng ta chuyển cho họ những kỹ thuật công nghệ nhạy cảm của chúng ta ? “, một nhà ngoại giao đã hỏi như vậy. “Bởi vì chúng ta sợ. Bởi vì sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc đã đạt một mức mà nó ảnh hưởng những quyết định của chúng ta.” Những mối liên hệ nguy hiểm được duy trì bởi virus với những phòng thí nghiệm của Vũ Hán phải chăng sẽ thay đổi tình thế ở Pháp, trong khi enjeu sắp đến là 5G chinoise, điều này lại còn có thể gia tăng sự phụ thuộc kỹ thuật công nghệ của Pháp ? ” Sau Covid, nhà ngoại giao nói tiếp, chính sách đối ngoại của Pháp phải tìm lại bản năng sinh tồn của nó. Chính sách này phải ưu tiên những quan hệ thương mãi của Pháp với những nước chia sẻ cùng những giá trị với chúng ta và có một hệ thống chuẩn tắc (sytème normatif) tương hợp với hệ thống của chúng ta : Hoa Kỳ, những nước châu Âu, Úc, Nhật..Nước Pháp phải tìm một con đường cho phép nó gìn giữ những lợi ích quốc gia của mình.
(LE FIGARO 4/5/2020)
Đọc thêm :
TSYH số 548 : bài số 10
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(17/5/2020)
Pingback: Thời sự y học số 550 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 551 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 555 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 557 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 559 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 575 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 576 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương