Thời sự y học số 539 – BS Nguyễn Văn Thịnh

1/ ANTOINE FLAHAULT : ” NHỮNG BIỆN PHÁP MẠNH TỨC THỜI, VÀ CHO ĐẾN MÙA HÈ “
Đối với nhà dịch tễ học Pháp, tình hình rất đáng lo ngại ở Ý và tiến triển của những đường cong dịch tễ biện minh cho việc đóng cửa các trường học và sự hạn chế việc đi lại.Là nhà dịch tễ học, Antoine Flahault là giáo sư y tế công cộng ở Đai Học Genève. Ông khuyến nghị một hành động mạnh và tức thời để kềm hãm dịch bệnh coronavirus ở châu Âu.Hỏi : Sự đáp trả của Pháp với những dấu hiệu đầu tiên của dịch bệnh coronavirus dường như là đủ với với ông ?
Antoine Flahault : Người ta đặt cho tôi cùng câu hỏi đối với Tây Ban Nha, , Thụy Sĩ…Không, đánh giá những chính sách chính phủ của những nước này hay những nước khác, không thuộc thẩm quyền của tôi. Ngược lại tôi lấy làm tiếc rằng chúng ta không có những khuyến nghị quốc tế chỉ những biện pháp phải thực hiện, và vào lúc nào. OMS phải hướng dẫn hành động của các quốc gia bằng cách ấn định nhưng chỉ tiêu khách quan, thí dụ, dựa trên thời gian tăng gấp đôi các trường hợp (temps de doublement des cas) hay trên số lượng những trường hợp mới mỗi ngày. OMS có thể sử dụng những điều lệ y tế, một hiệp ước được ký bởi tất cả các nước hội viên, cho nó tính hợp pháp để đưa ra những khuyến nghị này. Vả lại không quá muộn, bởi vì chúng ta chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình. Hôm thứ tư 11/3, ta đếm được 9 quốc gia có hơn 100 trường hợp mới mỗi ngày, điều này có thể được xem như một hoạt động sôi sục trên quan điển dịch tễ học.
Hỏi : Giới hữu trách y tế có thể làm gì ?
Antoine Flahault : Có hai loại can thiệp có thể chống lại một dịch bệnh. Những khuyến nghị thuộc phạm vi giáo dục y tế, như rửa tay, mang khẩu trang và tự cách ly (autoconfinement), và những biện pháp kéo theo những quyết định chính trị, có 4 : đóng cửa các trường học, hạn chế sự đi lại của dân chúng, hạn chế những cuộc tụ tập và những vồng bao vây y tế (cordon sanitaire) chung quanh những ổ dịch rất hoạt động. Các chuyên gia, dựa trên những dữ liệu củavăn liệu khoa học, biết rằng phải thực hiện chúng càng sớm càng tốt và càng lâu nếu có thể được.
Hỏi : Nghĩa là ?
Antoine Flahault : Ta biết rằng 4 biện pháp này đã được áp dụng ở những múc độ khác nhau vào năm 1918 ở Hoa Kỳ trong đại dịch lớn của cúm tây ban nha. Vào năm 2007, các nhà sử học và dịch tễ học đã công bố một bài báo trong tạp chí khoa học Jama. Họ đã so sánh những biện pháp được thực hiện và tỷ lệ tử vong do cúm trong nhiều thành phố của Hoa Kỳ : tỷ lệ này biến thiên tử 3658 tử vong đối với 100.000 dân ở Saint Louis, ở đó những biện pháp được thực thi rất nhanh và trong một thời gian 143 ngày, so với 807 tử vọng đối với 100.000 dân ở Pittsburgh, ở đây những biện pháp, ít hà khác hơn, chỉ được áp dụng trong 53 ngày. Thế mà kịch bản xảy ra hôm nay có nhiều điểm tương tự với kịch bản của đại dịch năm 1918 : đó là một virus hiền tính đối với đại đa số người dân, giết người theo cùng nhịp độ, và gây nên những nhập viện làm ứ đọng các bệnh viện. Và chúng ta không có thuốc điều trị cũng như vaccin
Hỏi : Vậy ông chủ trương một chiến lược rất can thiệp (stratégie interventionniste) ?
Antoine Flahault : Vâng. một chiến lược phòng ngừa. Khi ta nhìn tình hình ở Ý, thật sự rất khốn khổ, và những đường cong lên cao ở Pháp, ở Đức, ở Tây Ban Nha và Thụy sĩ, ta có lý do để lo lắng. Đó không phải cố ý làm lo sợ, bởi vì sự nhận thức nguy cơ của đại chúng dường như đã đủ cao. Vả lại, tôi không nói trước tương lai và sẽ rất bằng lòng rằng những chuyên gia khác với những lý luận khác chứng minh với tôi rằng tôi lầm. Những điều mà tôi khuyến nghị hôm nay, đó là vận dụng càng nhanh càng tốt những biện pháp mạnh, cho phép kềm hãm quá trình để tránh một sự quá tải của hệ thống y tế. Ta sẽ không ngăn cản đại dịch đến ở Pháp, nhưng ta sẽ làm chuyển hướng một chút, như những người Nam Hàn đã làm, đường cong lũy tiến gây lo ngại này.
(LE FIGARO 13/3/2020)

2/ AI LÀ NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ PHÁT TRIỂN THỂ NẶNG CỦA BỆNH ?
Trong đại đa số các trường hợp, nó xảy ra không được nhận biết, hay gây những triệu chứng hiền tính và ít đặc hiệu : sốt, ho khan…” Một grippette”, vài người ngay cả buột miệng bằng một cái bĩu môi khinh bỉ. Nhưng, như những virus hô hấp khác, Sars-Cov-2, xuất hiện ở Trung quốc vào tháng 12, cũng có thể, ở vài bệnh nhân, gây nên những dạng nghiêm trọng. ” Trong số những trường hợp nhiễm do coronavirusdương tính, được thông báo bởi chính quyền trung quốc, tần số của những thể nặng nhất nằm giữa 17 và 21%, và tỷ lệ gây chết (létalité) giữa 2 và 3%”, Santé publique France đã chỉ như vậy.
Ai là người có nguy cơ nhất phát triển một thể nặng ? ” Ta thiếu những dữ liệu”, GS Olivier Epaulard, trưởng khoa những bệnh nhiễm trùng ở CHU de Grenoble, đã ghi chú như vậy. Phần lớn các công trình nghiên cứu đã được thực hiện ở Hồ Bắc, nơi dịch bệnh của Trung quốc. Vì được thực hiện trong một thời gian kỷ lục, đôi khi với một phương pháp học có thể gây tranh cãi, nên những công trình nghiên cứu này phải được phân tích một cách thận trọng. ” Một nguồn thông tin khác là điều mà ta biết về những virus hô hấp khác được biết rõ hơn, như bệnh cúm hay VRS. Đối với bệnh cúm, ta có nhiều dữ liệu “, GS Epaulard đã nói như vậy.Trước hết, tuổi tác là một yếu tố gia trọng trong trường hợp nhiễm Sars-Cov-2. Gần như không đáng kể ở những người trẻ, tỷ lệ tử vong là 21,9% ở những người trên 80 tuổi, ta có thể đọc trong một báo cáo của OMS. Ngoài ra, đàn ông có nguy cơ hai lần nhiều hơn đàn bà (4,7% so với 2,8%, theo OMS), nhưng ở giai đoạn này, khó đánh giá đó là một tình trạng yếu ớt (fragilité) đặc biệt hay đó là những khác nhau về tình trạng sức khỏe tổng quát và về vệ sinh đời sống (thí dụ, ở Trung quốc, những người đàn ông hút thuốc nhiều hơn nhiều đàn bà)..
Bị một bệnh lý mãn tính cũng làm gia tăng nguy cơ. Trong một phân tích được công bố trong Intensive Care Medicine, những hồ sơ của 150 bệnh nhân được nhập viện ở 2 bệnh viện trung quốc, cho thấy rằng 63% những bệnh nhân chết có một bệnh lý có trước, so với 41% những bệnh nhân được chữa lành.
” Như đối với mọi virus hô hấp, ta có thể trông chờ có những thể nặng hơn ở những bệnh nhân bị bệnh tim, hô hấp, thần kinh và những người béo phì “. Olivier Epaulard đã chỉ rõ như vậy. Sốt liên kết với căn bệnh thể hiện một cố gắng to lớn đối với cơ thể, bị rung chuyển mạnh. Những bệnh lý có thể bị mất cân bằng, và trong khung cảnh của những bệnh hô hấp mãn tính (BPCO, hen phế quản…), ” nếu anh có thêm một nhiễm trùng hô hấp, điều đó có thể trở nên rất phức tạp “. Bệnh đái đường cũng được dẫn như là một bệnh kèm theo (comorbidité) làm gia tăng nguy cơ bị những thể nặng.” Ta biết rằng trong tình huống stress infectieux, đường không được quản lý cùng cách bởi cơ thể “, vị thầy thuốc đã giải thích như vậy. Theo báo cáo của OMS, về coronavirus, ” trong khi những bệnh nhân, khai không có bệnh kèm theo, có một tỷ lệ tử vong là 1,4%, những người có bệnh kèm theo có những ty lệ tử vong cao hơn nhiều : 13,2% đối với những bệnh tim mạch, 9,2% đối với bệnh đái đường, 8,4% đối với cao huyết áp, 8% đối với những bệnh hô hấp mãn tính và 7,6% đối với ung thư “.
Những người có nguy cơ khác : những bệnh nhân bị ung thư, bị suy yếu bởi căn bệnh nhưng cũng bởi hoá trị. Một công trình nghiên cứu tháng 7/2019 trong Infectious Diseases đã tính toán, trên khoảng 1500 bệnh nhân bị viêm phổi do virus, rằng những người được điều trị vì một ung thư rõ rệt có nhiều nguy cơ hơn : tỷ lệ tử vong 12% (so với 4%) với một virus cúm, 24% (so với 3%) với một coronavirus ! Những người bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt những người được điều trị bằng những thuốc làm suy giảm miễn dịch, cũng rất có thể có nguy cơ cao hơn, không những do nhiễm trùng mà còn do thể nặng.
NHIỀU NGUY CƠ HƠN Ở NHỮNG NGƯỜI HÚT THUỐC.
Sau cùng, những người hút thuốc lá cũng là một quần thể có nguy cơ (population à risque). ” Điều đó được biết rõ đối với những bệnh hô hấp khác”, GS Bertrand Dautzenberg, pneumologue và tabacologue, đã ghi chú như vậy. Một công trình nghiên cứu trung quốc, được thực hiện trên khoảng 1000 bệnh nhân bị nhiễm coronavirus đã tính toán rằng những bệnh nhân này có nhiều nguy cơ hơn có một thể nặng (21% so với 14% ở những người không hút thuốc), và phải được điều trị ở phòng hồi sức (12% so với 4%). ” Mối liên hệ nhân quả, được chứng minh trong những bệnh lý khác, chưa được chứng tỏ trong coronavirus ” GS Dautzenberg đã uyển chuyển như vậy. Tuy nhiên vị thầy thuốc này đưa ra những hướng giải thích : ” Các niêm mạc của những người hút thuốc lá “bắt” các virus tốt hơn nhiều, với nhất là nhiều hơn các thụ thể trên các phế quản”, và sự thanh lọc của các phế quản thực hiện kém, tạo điều kiện cho các virus có thể tăng sinh một cách yên ổn ở đó.
(LE FIGARO 7 & 8/3/2020)

3/ VIRUS CÓ THẬT SỰ TRỞ NÊN NGUY HIỂM HƠN SAU MỘT BIẾN DỊ ?
Đó là một trong những mối lo sợ chính từ lúc bắt đầu dịch bệnh : Sars-CoV-2, vecteur của Covid-19, phải chăng sẽ chịu những biến dị di truyền (mutation génétique), có thể làm cho nó còn hung dữ hơn không ? Một công trình nghiên cứu trung quốc, được công bố vào đầu tuần dường như xác nhận rằng đó là điều đã được làm. Theo những tác giả của nó, virus tiến hóa thành hai chủng phân biệt, trong đó chủng độc lực nhất cũng là chủng lan tràn nhất.Sự loan báo này không làm vừa lòng cộng đồng khoa học chút nào, khi họ đã không chậm trễ đánh bật nhiều thiếu sót. ” Công trình nghiên cứu này không những gồm những sai lầm kỹ thuật, nhưng ngoài ra nó dẫn đến những kết luận quá đáng. Các tác giả của công trình không có một yếu tố nào để nói rằng một trong các chủng là nguy hiểm hơn, cũng như ngay cả không có một yếu tố nào để nói rằng đó là hai dòng virus phân biệt “, Etienne Simon-Lorière, truởng laboratoire de génomique évolutive des virus à ARN ở Viện Pasteur, đã bình luận như vậy. ” Những biến dị mà những nhà nghiên cứu này đã nhận diện không phải là phản ảnh của một sự tiến hoá của virus, nhưng là những biến đổi nhỏ không hậu quả được quan sát, và đã bị giải thích quá đáng “, BS Bruno Lina, truởng Centre national de référence des virus respiratoires ở Lyon, đã xác nhận như vậy.
Tại sao công trình nghiên cứu này lại bị chỉ trích nhiều như vậy ? Trước hết, bởi vì nó chỉ dựa trên sự phân tích của 103 séquence génétique của virus. Một số lượng được đánh giá quá thấp bởi cộng đồng khoa học. Sau đó, bởi vì sự xuất hiện không ngừng của những biến dị là hoàn toàn được dự kiến đối với loại virus này, nhưng trong đại đa số các trường hợp. điều đó không thể hiện một mức độ nguy hiểm gia tăng.
Một khi nó đã gây nhiễm một tế bào người, coronavirus sẽ détourner một số yếu tố nào đó có lợi cho nó để sản xuất hàng ngàn bản sao (copie) chất liệu di truyền của riêng nó. Những công việc này được thực hiện không phải là không khó khăn và những sao bản thường bị những sai lầm. Ngoại trừ “trái với nhiều virus, những coronavirus có đặc điểm là có một hệ thống sửa chữa những sai lầm này “, Etienne Decroly, chuyên gia về virus học phân tử và giám đốc nghiên cứu ở CNRS, đã giải thích như vậy.” Những génome của chúng dài đến độ “sự kiểm soát chất lượng” này không hiệu quả đối với tất cả mọi trường hợp. Trung bình, một sao bản bị một biến dị thoát khỏi sự cảnh giac của hệ thống này.” Kết quả, chỉ một virus có thể cho hàng trăm ngàn virus, mỗi virus sẽ có đặc điểm nhỏ v ềdi truyền của mình. Vậy không có một séquence génétique duy nhất cố định nhưng hàng ngàn biến thể tiến hóa hằng định.
Mặc đầu thế, “nguy cơ một biến dị dẫn đến một sự thay đổi đặc điểm của virus là cực kỳ thấp”, nhà nghiên cứu nói rõ như vậy.” Trong 99,99% những trường hợp, những biến dị này không thay đổi gì hết, người ta nói đó là những biến dị thầm lặng (mutations silencieuses).” Và trong những trường hợp hiếm hoi, trong đó những biến dị này dẫn đến những thay đổi, điều này nói chung không trong chiều hương của một mức độ nguy hiểm gia tăng. ” Một virus giết tất cả những ký chủ mà nó gây nhiễm chắc chắn sẽ biến mất, vậy đó không phải trong lợi ích của nó”, Etienne Decroly đã giải thích như vậy.” Ngược lại, một virus gây nhiễm nhiều người mà không giết họ, sẽ lan tràn tốt hơn. Sự tiến hóa không chọn lọc những virus gây chết người nhất, mà là những virus lan tràn tốt nhất.” Thí dụ hiếm hoi về biến dị mang lại cho virus một lợi ích : chikungunya. Vào đầu những năm 2000, virus này đã có được năng lực được truyền bởi một loài muỗi khác với loài mà nó thường sử dụng. Điều đó đã không làm cho nó nguy hiểm hơn những dễ truyền bệnh hơn.
Sự tiến hóa di truyền của coronavirus chủng mới được tìm hiểu kỹ bởi các nhà khoa học trên thế giới. Bởi vì những thay đổi quan trọng sẽ có những hậu quá quan trọng, không những đối với chẩn đoán mà còn trong việc nghiên cứu vaccin. Nhưng, hiện giờ, một hiện tượng như thế đã không được quan sát.
(LE FIGARO 7 & 8/3/2020)

4/ TRUMP ĐẶT CHÂU ÂU TRONG TÌNH TRẠNG QUARANTAINE.Sau khi đã tương đối hóa trong một thời gian lâu, sau cùng Donald Trump đã đo lường mối đe dọa gây nên bởi coronavirus. Hôm thứ tư 11/3 buổi chiều, ông đã phát biểu trong khung cảnh long trọng nhất : ngồi sau Resolute Desk của phòng Bầu dục của Nhà Trắng. Trong khung cảnh dành cho những biến cố bi thảm nhất này, tổng thống Hoa Kỳ đã tuyển bố huy động toàn thể chống lại một hiện tượng mà chỉ mới cách nay một tuần ông ta đã nói rằng coronavirus cuối cùng sẽ biến mất ” như một phép màu ”
” Tôi tin chắc rằng bằng cách áp dụng và tiếp tục những biện pháp cứng rắn này, chúng ta sẽ làm giảm một cách đáng kể mối đe dọa đè lên các công dân của chúng ta, và cuối cùng chúng ta sẽ thắng con virus này một cách nhanh chóng và dứt điểm”, ông ta đã đảm bảo như vậy. Ông Trump đã bắt đầu chỉ rõ những kẻ chịu trách nhiệm. Ông cáo buộc Liên hiệp châu Âu, một thể chế mà ông thích quở trách, đã “thất bại” trước virus, dưới mắt của ông ta. Theo ông, đó là bởi vì cơ quan này đã tỏ ra thụ động, trong khi ông đã cấm hôm 31/1 nhập cảnh vào Hoa Kỳ những người nước ngoài đến từ Trung Quốc, và ông đã áp dụng những biện pháp hà khắc. ” Ngay từ đầu, chúng tôi đã áp đặt những hạn chế hà khắc đối với những đi lại phát xuất từ Trung quốc”, ” và đã áp dụng những biện pháp mạnh mẽ nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử cần đại để đối phó với một virus lạ “. Nhờ những biện pháp sớm này, ” chúng ta đã thấy ít hơn nhiều những trường hợp virus ở Hoa Kỳ so với châu Âu”. Sau đó ông lên án những người châu Âu. ” Liên hiệp châu Âu đã không biết áp dụng những biện pháp phòng ngừa như vậy và đã không muốn kiểm soát những đi lại phát xuất từ Trung Quốc, điều này có hậu quả tạo ra nhiều ổ dịch ở Hoa Kỳ bởi vì những du khách đến từ châu Âu “. ” Để ngăn cản những trường hợp mới đi vào trong đất nước của chúng ta, tôi sẽ đình chỉ tất cả những đi lại phát xuất từ châu Âu đến Hoa Kỳ trong 30 ngày đến”, ông đã tuyên bố như vậy.
Ông đã định rõ rằng Vương quốc Anh không bị liên hệ bởi biện pháp nhằm espace Schengen, sẽ bắt đầu có hiệu lực trong đêm thứ sáu, mặc dầu Hoa Kỳ có nhiều trường hợp hơn những nước khác của Liên minh châu Âu.
Những kiều dân Hoa Kỳ sẽ không bị liên hệ, cũng như những trao đổi thương mãi. Tổng thống cũng loan báo có thể xet lại những hạn chế đã được áp đúng nhắm vào châu Á. ” Hoa Kỳ trước hết”, khẩu hiệu mà ông đã ấn định cho mình từ khi bước vào chính trị, đã được áp dụng đúng từng ly từng tí. Vả lại, ông đã không có một lời trắc ẩn hay ủng hộ đối với những nước bị ảnh hưởng nhất.
Giới hữu trách chau Ẩu đã đả kích quyết định của Donald Trump hôm thứ năm 12/3. ” Coronavirus là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, không giới hạn ở một lục địa, và đòi hỏi sự hợp tác hơn là một hành động đơn phương”, đã tuyên bố như vậy chủ tịch của Commission européenne, Ursula von der Leyen, và chủ tịch của Hội đồng, Charles Michel, trong một tuyên bố chung. Ngay cả vương quốc Anh, đang thương thuyết với 27 nước của Liên hiệp châu Âu về Brexit, cũng đã chỉ trích quyết định của tổng thống Hoa Kỳ. Những ý kiến khoa học gợi ý rằng những hạn chế đi lại là không có hiệu quả, trong khi virus đã hiện diện gần như khắp nơi trên thế giới, các lãnh đạo châu Âu đã nhấn mạnh như vậy.
Trong khi trong những tuần qua ông đã thường xuyên so sánh coronavirus với cúm, giải thích khi thì dịch bệnh “sẽ qua đi”, khi thì được những đối thủ của ông phô bày để chống lại ông. Cuối cùng, dường như Trump đã nhận thức được vấn đề. Nhưng trong khi số những trường hợp đã gia tăng một cách nhanh chóng trong những ngày qua ở Hoa Kỳ, để đạt đến 1300 trường hợp trong 44 tiêu bang Hoa Kỳ, và với 33 người chết, tổng thống Hoa Kỳ dường như lo âu về mối nguy hiểm nhiễm virus đến từ nước ngoài hơn là sự tiến triển của nó trên lãnh thổ quốc gia.”Đối với đa số những người Mỹ, nguy cơ là rất, rất thấp”,”nhưng những người già phải rất, rất thận trọng”.” Virus không có một cơ may nào chống lại chúng ta”,” Không một quốc gia nào được chuẩn bị tốt như Hoa Kỳ. Chúng ta có nền kinh tế tốt nhất, hệ thống y tế tiên tiến nhất, và những thầy thuốc, những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu tốt nhất của thế giới”.
Những người thuộc đảng dân chủ trong những tuần qua đã chỉ trích sự không chuẩn bị của chính quyền Trump, nhất là sự thiếu những test chẩn đoán, sự chậm trễ trong sự phối hợp y tế ở mức liên bang, và những lời tuyên bố trấn an của tổng thống trong những tuần qua.
(LE MONDE & LE FIGAR 13/3/2020)

5/ HỆ THỐNG Y TẾ HOA KỲ KÉM CHUẨN BỊ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CƠN KHỦNG HOẢNG NÀY
Hệ thống y tế của Hoa Kỳ không được dự kiến để điều trị cấp cứu hàng triệu người nạn nhân của một dịch bệnh. Việc cấm đi vào lãnh thổ Hoa Kỳ đối với những người châu Âu lục dia, được loan báo hôm thứ tư 11/3, sẽ không thay đổi tình hình cơ cấu (situation structurelle) này, đã có trước khi Donald Trump đến Nhà Trắng. Từ nhiều tuần qua, những lời nói làm dịu lòng của tổng thống về coronavirus phản ánh hy vọng, thậm chí sự tính toán, rằng Covid-19 sẽ chỉ thật sự nguy hiểm đối với một thiếu số rất nhỏ người Mỹ và rằng nó sẽ biến mất với sự đi đến của những nhiệt độ mùa xuân.Vài con số tóm tắt quy mô của thách thức mà nền y tế của Hoa Kỳ phải đối phó, chủ yếu là y tế tư nhân, độc lập với Nhà nước liên bang, với các tiểu bang và những đơn vị hành chánh địa phương : Hoa Kỳ chỉ có 2,8 giường bệnh viện cho 1000 dân. Đó là 4 lần ít hơn Nam Hàn hay Nhật, và hơn hai lần ít hơn so với Pháp.
Ở Hoa Kỳ, chỉ lưu lại ở bệnh viện những người bệnh nặng và không thể được theo dõi một cách đúng đắn ở nhà. Nhất là vì lý đó phí tổn, các bệnh nhân rất nhanh chóng được trả về nhà, trước khi lành bệnh hoàn toàn. Trong thời buổi bình thường, trung bình 68% những giường bệnh viện này bị choáng chỗ. Vậy chỉ còn khoảng 300.000 giường sẵn sàng cho những người, càng ngày càng nhiều, mà sự hô hấp bị đe dọa bởi coronavirus. Thế mà đất nước Hoa Kỳ có 328 triệu dân.
Tệ hại hơn : chỉ có 45.000 giường trong những đơn vị điều trị tăng cường (unité de soins intensifs). Ngay cả khi xét đến sự kiện rằng người Mỹ trung bình hút thuốc ít hơn người Trung quốc hay người Ý trung bình, có thể rằng với nhịp độ tiến triển hiện nay của căn bệnh, những khoa điều trị tăng cường của Hoa Kỳ sẽ bị đầy ứ vào tháng 5.
NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO
Thời điểm này có thể đến gần nếu được xác nhận rằng, như người ta sợ điều đó, tỷ lệ những người Mỹ bị cao huyết áp nặng, bị đái đường và những bệnh mãn tính khác, góp phần vào sự gia tăng của những trường hợp lây nhiễm nặng. Thật vậy, phải điều trị những bệnh nhân này trong nhiều tuần ở đơn vị điều trị tăng cường. Ngoài ra, ta ước tính chỉ có 16.000 máy thở được thiết đặt trong những bệnh viện Hoa Kỳ.
Thêm vào những nhận xét gây lo ngại này là những yếu tố kinh tế bất lợi : rõ ràng nhất là thái độ ngập ngừng của các người Mỹ lúc khai bệnh, vì sợ đánh mất tiền thù lao. Vì thiếu luật liên bang về nghỉ việc được trả tiền vì lý đó sức khỏe, 1/4 những người Mỹ làm việc cho những xí nghiệp không dự kiến những trường hợp này.
Đối với những salarié ở mức thấp, tỷ lệ những nhân viên có quyền nghỉ bệnh được trả tiền (congé payé pour maladie) chỉ 50%. Thế mà đó thường là những người có nguy cơ cao, làm việc trong những tiệm ăn và những khác sạn. Do đó vào lúc này có những cuộc thảo luận ở Washington để indemniser những người Mỹ được trả thù lao theo giờ, buộc bị quarantaine.
Ngoài ra, 28 triệu công dân luôn luôn không có bảo hiểm bệnh tật. Những người được bảo hiểm, đặc biệt nhờ ông chủ của họ, phải trả tiền túi của mình một franchise nhiều ngàn dollar trước khi được đảm nhận hoàn toàn. Do đó một nguy cơ cao hơn so với châu Âu, lây nhiễm ở nơi làm việc. Sau cùng, lời hứa dành cho Donald Trump bởi các công ty bảo hiểm bệnh tật tư nhân, không lập hóa đơn trắc nghiệm coronavirus không đáng kể bao nhiêu vì lẽ các công ty bảo hiểm định lập hóa đơn một cách bình thường những chi phí của điều trị bệnh.
(LE FIGARO 13/3/2020)
Đọc thêm :
– TSYH số 536 : bài số 6

6/ HỆ THỐNG Y TẾ Ý TRONG TÌNH THẾ TUYỆT VỌNG ĐỨNG TRƯỚC CƠN BỘC PHÁT DỊCH BỆNH.
Ở bệnh viện Crémone, ở đông nam Milan, không ai trông chờ thấy đến vào cuối tháng hai chỉ trong một weekend 50 bệnh nhân với những dấu hiệu viêm phổi cần nhập viện. Thế mà từ một tuần nay, có gần 600 bệnh nhân đến bệnh viện. ” Vấn đề là bệnh nhân vẫn mạnh khỏe cho đến khi những triệu chứng xuất hiện. Và khi đó bệnh nhân xuống cấp rất nhanh và phải nội thông khí quản cấp cứu “, BS Angelo Pan, trưởng khoa các bệnh nhiễm trùng, đã giải thích như vậy. ” Chúng tôi có 148 bệnh nhân nhập viện vì Covid-19, trong đó 11 ở khoa điều trị tăng cường, và 24 được hỗ trợ hô hấp (assistance respiratoire), GS Rosario Canino, giám đốc của các dịch vụ y tế, đã nói như vậy. Chúng tôi làm việc 14 giờ mỗi ngày, và chúng tôi không còn kham được nữa. Chúng tôi cần các thầy thuốc gây mê, các chuyên gia bệnh nhiễm trùng, các chuyên gia về bệnh phổi, những interventionniste, những thầy thuốc hồi sức”, ông thốt lên như một lời kêu cứu.Bởi vì Ý có ít giường bệnh viện. Vào năm 2017, Ý có 3,2 giường đối với 1000 dân, hoặc gần hai lần ít hơn so với Pháp (6 đối với 1000). Ngược lại, về những bệnh nhân nguy kịch, hồi sức (réanimation), Ý có số giường gần bằng Pháp, đối với một dân số tương đương : 5100, theo những con số của bộ y tế, so với 4500 ở Pháp.Nhưng sự trang bị này, trong những ngày qua, càng ngày càng khó cho phép đối đầu với sự lan tràn tăng tốc của virus. Hôm qua Ý có gần 8000 người bị nhiễm, hoặc gần 9.200 kể từ khi bắt đầu cơn khủng hoảng. Và có gần 100 người chết hôm qua, nâng số nạn nhân lên 463. Số những trường hợp mới tiếp tục rất cao (610 hôm qua). Ở Ý, đất nước của những người già (pays à la population agée), 54% những người bị nhiễm cần được nhập viện, hoặc 4316 người. Với nhất là với một số lượng những người ở khoa điều trị tăng cường tiến triển một cách ngoạn mục : từ 229 người hôm 3/3 lên 733 chiều hom qua. Vấn đề là với sự tập trung của những ổ dịch ở phía bắc, phần lớn điều trị đè nặng lên vài vùng. Bắt đầu với Lombardie, chỉ một mình tỉnh này, hôm qua có 5469 người bị nhiễm kể từ lúc bắt đầu cơn khủng hoảng, trong đó 440 ở khoa điều trị tăng cường, so với 167 năm ngày trước.
Trong khi ở Ý, đó là những vùng quản lý hệ thống y te, Lombardie hiện giờ đối phó tốt nhất đối với sự đổ dồn đến của các bệnh nhân.” Các bệnh viện đã tự tổ chức để tạo ra nhiều chỗ cần thiết để đáp ứng với tình trạng khan cấp, Lugi Riccioni đã kể lại như vậy, cùng lúc đóng cửa các phòng mổ để dành chúng cho các bệnh nhân ở khoa điều trị tăng cường, và đào tạo trong vài ngày những y tá những động tác duy trì sự sống. Đó là một chiến công, bởi vì đã phải huy động các may móc, nhân viên trong một thời gian rất ngắn.” Nhưng với 400 người bị nhiễm ở khoa điều trị tăng cường, tất cả các giường của vùng bi chiem cho. Và gần 10% nhân viên y tế của những ổ dịch đầu tiên đã bị nhiễm bởi virus.
Cũng phải thu hồi tất cả những máy hỗ trợ hô hấp (machine à assistance respiratoire), kể cả trong những khoa khác.” Hôm qua ở khoa cardiologie intensive, tôi đã phải cho máy thở (ventilateur) cuối cùng còn lại của tôi và hôm nay tôi không còn có máy dự trữ nữa “, một cardiologue réanimatrice của một bệnh viện ở Milan, đã giải thích như vậy. Cũng vậy, huy động một phòng mổ đó cũng là hoãn lại một cuộc mổ. Vắn tắt, virus bắt đầu làm mọi người bị nguy hiểm.
” 3000 MÁY THỞ CHO CẢ NƯỚC Ý”
Để tìm những chỗ trong những vùng ít bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng, protection civile đã thành lập trong tuần qua ở Pistola (Toscane) một centre de centralisation của tất cả những capacité hospitalière của Ý. Những chuyển viện đầu tiên đã xảy ra giữa Lombardie và những vùng khác. Những vùng, ở đó, khắp nơi, người ta chuẩn bị cho sự đi đến của virus bằng cách tạo những giường mới trong khoa điều trị tăng cường. Tuy vậy, phải chăng những capacité là đủ ? ” Chúng tôi chỉ có 3000 máy thở trên toàn nước Ý, cardiologue en réanimation của một bệnh viện của Milan đã nói như vậy. Nếu nhu cầu vượt qua, chúng tôi sẽ không thể giúp những bệnh nhân mới.” Để làm dịu những lo lắng, Giuseppe Conte đã loan bảo rằng Ý sẽ chế tạo 500 máy mỗi tháng. Và loan báo tuyển mộ 20.000 bác sĩ và y tá, aides-soignants, kể cả trong số những người đã về hưu.
Những bóng ma của sự quá tải đã buộc đặt ra câu hỏi về sự lựa chọn những bệnh nhân. Trên hiện trường, chính các anesthésiste réanimateur đứng ở tuyến đầu. Từ 10 ngày qua, họ đặt câu hỏi cho hiệp hội các thầy thuốc gây mê, Siaarti : ” Phải làm gì khi chỉ có một giường cho hai bệnh nhân ?” Trong trường hợp này phải dành soins intensifs cho những người thật sự có thể hưởng được điều đó, Luigi Riccioni, thầy thuốc gây mê hồi sức trong một bệnh viện của Rome, và là chủ tịch của Comité éthique của Siaarti, đã nói như vậy. Chúng tôi không nói rằng chỉ phải điều trị những người trẻ và có sức khoẻ tốt. Và không điều trị những người già với những bệnh mãn tính. Nhưng khi không còn giường nữa, phải ưu tiên những người có thể hưởng lợi.”
Bởi vì sự lo sợ là virus đến với cùng độ hung dữ trong miền Nam, ít may mắn hơn miền Bắc.” Trong miền nam, ta đếm được 2,82 giường cho 1000 dân, so với 3,37 trong miền Bắc”, Luca Bianchi, giám đốc của Svimez, association pour le développement du Mezzogiorno, đã giải thích như vậy. Thống đốc mới của Calabre, mới được bầu, Jole Santelli (Forza Italia) đã cảnh cáo những người Ý của miền bắc đi đến miền nam : ” Ở Calabre, các bệnh viện đã được đóng cửa, những biện pháp tiết kiệm quan trọng đã được thực hiện, không một hợp đồng thuê nhân viên nào đã được cho phép.
(LE FIGARO 10/3/2020)
Đọc thêm :
TSYH số 536 : bài số 4
TSYH số 535 : bài số 4

7/ CÁC BỆNH VIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ CỦNG CỐ CÁC KHOA HỒI SỨC
Tất cả các trung tâm bệnh viện của Pháp chờ đợi một sự đổ dồn nhanh chóng của những bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt hô hấp.” Chúng tôi kiệt sức, cả thể xác lẫn tâm thần, hãy giúp đỡ chúng tôi !”. Những hình ảnh của nữ bác sĩ cấp cứu này của bệnh viện Crémone (bắc Ý), rõ ràng kiệt sức, được truyền hôm thứ ba bởi bài truyền hình Ý, không thể khiến hững hờ. Dịch bệnh Covid-19 không phải là vô hại. Và nhất là, nó sẽ không tha miễn nước Pháp. Theo những đường cong dịch tễ học, đất nước chúng ta theo cùng con đường với Ý, với chậm hơn 8 đến 10 ngày. ” Phải ngừng suy nghĩ rằng điều đó chỉ xảy đến cho những người khác, nó đang đến ở đây”, BS Damien Barraud, thầy thuốc khoa hồi sức ở centre hospitalier régional de Metz-Thionville đã báo động như vậy.
Từ nhiều tuần nay, các bệnh viện Phap chuẩn bị để đối đầu với một tình huống chưa từng có. Khắp nơi, người ta kiểm kê những giường có sẵn trong các khoa hồi sức ; người ta kiểm kê các máy thở, những máy oxy hết sức thiếu đối với những bệnh nhân Ý trong những ngày qua ; ta đảm bảo có đủ các khẩu trang ; ta hoãn lại những cuộc mổ được dự kiến đã lâu. ” Chúng tôi biết rằng dịch bệnh đang trên đường tiến và rằng sẽ có một đỉnh điểm của số lượng các trường hợp. Nếu đỉnh điểm này vượt quá năng lực của hệ thống y tế của chúng tôi, điều đó sẽ là một tai họa “, BS Barraud đã lấy làm lo ngại như vậy. Ở bệnh viện Metz-Thionville, khoa hồi sức, ở đó sẽ tiếp đón những trường hợp nặng, hiện chỉ có 24 giường. Cách nay một tuần, 8 giường bổ sung đã được lập ra. ” Tất cả các giường đã được bị choáng chỗ, vậy chúng tôi sẽ mở thêm 8 giường nữa”, vị thầy thuốc đã chỉ ra như vậy.
SỰ YÊN TĨNH TRƯỚC CƠN BÃO(một bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp trong một service de réanimation của bệnh viện Bichat, Paris)
Réanimation là dây thần kinh của cuộc chiến. Bởi vì nếu 80% những người bị nhiễm với những triệu chứng hiền tính, sẽ khỏi bệnh sau 1 đến 2 tuần, những bệnh nhân khác sẽ phát triển một viêm phổi có thể dẫn đến một suy kiệt hô hấp cấp tính. Những lá phổi, bị tấn công bởi virus, không còn có thể đảm bảo chức năng của chúng. Khi đó những bệnh nhân này có nhu cầu sinh tử phải nhận oxygène bằng thông khí cơ học (ventilation mécanique).” Số lượng những tử vong sẽ được xác định bởi năng lực của các khoa hồi sức”, một thầy thuốc ở CHRU để Strasbourg đã nhấn mạnh như vậy. ” Chính vì điều đó mà phải thiết đặt ngay lập tức những phương tiện người và dụng cụ cần thiết để hỗ trợ những khoa hồi sức này.”
Theo Direction générale de l’offre de soins (DGOS), Pháp có 5065 giường hồi sức (lits de réanimation) và 7364 giường của đơn vị điều trị tăng cường (ICU). Để so sánh, Y (có 1028 bệnh nhân ICU hôm thứ năm 12/3), có tổng cộng 5090 giường, công và tư. Một số lượng không đủ : trong vài bệnh viện, các thầy thuốc hồi sức từ nầy phải chọn nội thông khí quản những người có hy vọng sống cao nhất.
Hiện giờ, sự đổ dồn đến của những trường hợp nặng vẫn còn vừa phải trong phần lớn các bệnh viện của Pháp. Hôm thứ tư 11/3, bộ trưởng y tế Olivier Véran đã báo cáo 105 người được nhập viện ở khoa hồi sức. Sự yên tĩnh trước cơn bão. Bởi vì từ nay đó là một điều chắc chắn : nhịp độ sẽ tăng tốc một cách đáng kể trong những ngày đến.” Vào lúc này, chúng tôi nhận 2 đến 4 bệnh nhân mới mỗi ngày”, BS Barraud đã chỉ rõ như vậy. ” Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng của họ, họ phải được nhập viện trong một tuần, thậm chí hơn. Chúng tôi sẽ bị bảo hòa một cách nhanh chóng.”Các khoa cấp cứu chuẩn bị, nhất là họ ở tuyến đầu. ” Chúng tôi đã thiết đặt một nơi tiếp đón tách riêng cho những trường hợp nghi ngờ có những triệu chứng nhiễm trùng phổi. Và ngay khi ta có một nghi ngờ, ta làm một trắc nghiệm “, BS Mathias Wargon, thầy thuốc cấp cứu ở Centre hospitalier de Saint-Denis, đã giải thích như vậy. Hôm thứ năm 12/3, khoảng 10 bệnh nhân tiềm năng nhiễm coronavirus đã đến khoa. ” Điều đó gia tăng mỗi ngày từ hôm thứ hai “, thầy thuốc đã chứng thực như vậy. Nguy cơ thật sự : bị tấn công bởi những người hoảng sợ.
Những biện pháp này phải chăng sẽ đủ để giải quyết những thiếu hụt của một bệnh viện công đã bị suy yếu ? ” Cơ cấu bệnh viện của chúng tôi được dự kiến để nhận 160 bệnh nhân mỗi ngày, chúng tôi đã nhận từ 260 đến 300 bệnh nhân”, BS Maxime Gautier, thầy thuốc cấp cứu ở bệnh viện Lariboisière (Paris) đã chỉ rõ như vậy. ” Chúng tôi thiếu 8 thầy thuốc, chúng tôi đã làm việc 60 giờ mỗi ngày. Mỗi ngày chúng tôi đã quá tải.” Một điều chứng thực được nhất trí chia sẻ bởi các nhân viên y tế. ” Chúng tôi rất lo ngại gánh nặng công việc mà điều đó sẽ là trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Chúng tôi không được chuẩn bị để quản lý một công việc quá mức như vậy trong một thời gian lâu như vậy”, BS Barraud đã xác nhận như vậy. Mối lo âu quan trọng khác : bệnh viện sẽ có thể quan lý đồng thời những trường hợp nặng Covid-19 và tất các những bệnh nhân thường ngày khác hay không ? ” Những người không ngừng bị nhồi máu cơ tim và viêm phúc mạc, sẽ có những thiệt hại “, thầy thuốc cảnh báo như vậy.
(LE FIGARO 13/3/2020)

8/ ĐẠI DỊCH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG HƠN 13.000 NGƯỜI BỈ
Ph ả i chăng số lượng những trường hợp coronavirus sẽ gia tăng một cách đáng kể trong những tuần lễ đến trong đất nước của chúng ta (Bỉ) ? Ta phải dự kiến điều đó.
” Ngay cả nếu ta giả định rằng các quốc gia của Liên hiệp châu Âu sẽ thành công, như Trung quốc, thiết đặt một quarantaine và những biện pháp hà khắc để ngăn cản sự lan tràn của virus (như điều đó được thực hiện hiện nay ở Ý), số lượng những trường hợp nhiễm virus sẽ gia tăng một cách đáng kể trong những tuần đến”, các nhà nghiên cứu của Viện Bruegel đã viết như vậy trong một công trình nghiên cứu được công bố hôm thứ tư 14/3.
Như biểu đồ dưới đây chứng tỏ điều đó, ” cho đến nay, những đường cong nhiễm virus ở Ý, ở Đức, ở Pháp, ở Tây ban nha và những nơi khác đều tương tự với những đường cong được quan sát trong tỉnh Hồ Hắc của Trung quốc”, ở đây số những trường hợp được liệt kê đã ổn định sau một quarantaine tốt những ngày lan tràn của bệnh.DỰ KIẾN
” Vậy không có gì ngạc nhiên rằng số những trường hợp coronavirus đạt những mức tương tự với những mức của Hồ Bắc (khoảng 68.000 vào lúc rédaction) ở Ý và ở Pháp (có một dân số tương tự với Hồ Bắc). Kịch bản này không thể không biết vì lẽ sự lan tràn nhánh của nhiễm virus và những kịch bản tệ hại nhất hoàn toàn có thể”, các nhà nghiên cứu của Viện Bruegel đã đánh giá như vậy.
Thế còn ở nước Bỉ ? Giả sử rằng sự lan tràn theo cùng nhịp độ như trong tỉnh Hồ Bắc, số những trường hợp sẽ vượt quá 13.000 đơn vị (13.250)
Mặc dầu đó là một tiên đoán, nhưng một dự kiến tương đối đơn giản căn cứ trên, như người ta đã nói, giả thuyết rằng sự lan tràn của Covid-19 theo cùng profil như trong tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, nó chỉ rằng ta phải chờ đợi người ta loan báo những trường hợp mới mỗi ngày trong ít nhất một tháng nữa.
5% Ở KHOA ĐIỀU TRỊ TĂNG CƯỜNG
Các bệnh viện sẽ phải đối phó với một yêu cầu nhập viện gia tăng. Lại nữa, ta có thể thực hiện một dự kiến.
Theo OMS, ” về Covid-19, các dữ liệu hôm nay gợi ý rằng 80% những nhiễm virus là hiền tính hay không triệu chứng, 15% là những nhiễm virus nặng, cần oxygène và 5% là những nhiễm nguy kịch, cần một thông khí (ventilation).
Nói một cách khác : 20% những người bị nhiễm virus phải được nhập viện, trong đó 5% ở đơn vị điều trị tăng cường. Hay đối với Bỉ : khoảng 2.650 người được nhập viện, trong đó 660 ở đơn vị điều trị tăng cường, thêm vào những bệnh nhân được nhập viện vì những lý do khác.
(LE SOIR 13/3/2020)

9/ “LE CONFINEMENT, GIẢI PHÁP TỐT NHẤT”
Christie Morreale (PS) đã họp hôm thứ hai 2/3 toàn thể những đại diện của các généralistes wallons, những công đoàn các thầy thuốc (Absym và GBO), SSMG, Fédération des Maisons médicales, Centre de crise régional, AVIQ và Viện y tế công cộng, Sciensano.Cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 2 giờ với một giờ dành cho một séance de questions/réponses. Các thầy thuốc đã bày tỏ nhất là nỗi lo ngại về một nguy cơ thiếu các khẩu trang bảo vệ (masque de protection) hay những trắc nghiệm phát hiện (test de dépistage), và đă đặt những câu hỏi về sự vận chuyển các mẫu nghiệm. Họ cũng trình bày những khuyến nghị như thành lập những “bassin de dépistage”, ở đó một cabinet de référence cho một vùng nhất định sẽ thực hiện một cách đặc thù những điều tra phát hiện, hay thành lập những équipe médicale spécialisée. ” Tất cả những điều lo lắng và những khuyến nghị sẽ được truyền đạt cho fédéral và cho những entités fédérés “, phát ngôn viên của bà bộ trưởng đã đảm bảo như thế. Thật vậy, các đại dịch thuộc thẩm quyền của Fédéral, điều này hẳn làm gia tăng tính hiệu quả của cuộc chiến chống lại virus. Một comité de concertation sẽ được tổ chức ngày thứ tư 4/3. Ngoài ra, một chiến dịch quốc gia nhạy cảm hóa công chúng (campagne nationale de sensibilisation) sẽ tiếp theo sau, được chỉ đạo bởi Fédéral.
KHẨU TRANG BẰNG VẢI
” Vì lẽ sự khan hiếm các khẩu trang, chúng tôi đã tự hỏi có lợi ích nào khi khuyến nghị mang chúng “, BS Luc Henry, phó chủ tịch của Absym và đại diện médecine générale, đã nói rõ như vậy. ” Vậy chúng tôi đã bàn bạc về khả năng chế tạo các khẩu trang bằng vải (masque en tissu). Miễn là ta tìm được kết cấu tốt, ưu điểm của vải là ta có thể chế tạo nó ở Bỉ và nó có thể rửa và có thể dùng trở lại. Để chống lại những giọt nhỏ hô hấp (gouttelettes respiratoires), điều đó hẳn sẽ đủ.”
Dr Luc Henry đã đề nghị, thay vì gởi tất cả các thầy thuốc đa khoa ra mặt trận vì cả thảy 3 hay 4 bệnh nhân, hãy đào tạo những “MG spécialisés”, một đối với 100 trường hợp. Dr Herry khá làm an lòng. Ông không nghĩ đến một dịch bệnh số lượng lớn (épidémie massive) : vùng Vũ Hán, bị ảnh hưởng nhất, có 40.000 người bị nhiễm/ triệu cư dân, Trung quốc, 50 người bị nhiễm /triệu. Nếu Bỉ ngay cả đến con số đó, điều đó có thể quản lý được.
” GỞI MỘT BỆNH NHÂN ĐẾN BỆNH VIỆN LÀ MỘT ĐIỀU VÔ NGHĨA LÝ
Các nhà dịch tễ học nghiêm túc nhất tin tưởng vào 2000-3000 trường hợp lây nhiễm.
Về phương diện đó, ý kiến của BS Philippe Devis, intensivite ở CHC de Liège và chủ tịch của Absym, đã bị giải thích quá đáng. 50.000 người chết được loan báo bởi BS Devos là, như chính ông đã nói điều đó, một mức quá cao : tai họa (catastrophique). Vả lại, ông kết luận : ” Trong kịch bản tệ hại nhất, 0,4% những người Bỉ sẽ chết, đại đa số ở những người trên 80 tuổi. Hãy ngừng hoảng sợ.”
CHƯA CÓ ĐIỀU TRỊ
Về phương diện điều trị, BS Herry nói rõ rằng điều trị chống coronavirus không sẵn sàng và rằng ta không thể chờ một vaccin ngay tức thời. Israel đã loan báo một vaccin trong vài tuần và bộ trưởng y tế Hoa Kỳ trong vài tháng nhưng điều đó dường như quá lạc quan. ” Một điều trị phòng ngừa là lý tưởng. Nhưng không nên hoảng sợ. Cách ly (confinement) vẫn là vũ khí tốt nhất. Các thầy thuốc đa khaa phải tránh hành động thiếu thận trọng như mang bệnh nhân đến phòng mạch hay gởi bệnh nhân đến bệnh viện. Dịch bệnh sẽ không lan nhanh. Coronavirus chỉ sống sót ba giờ và những giọt nhỏ hô hấp rơi xuống đất, trái với virus của bệnh sởi, tự lan tràn. Một xà phòng tốt cũng đủ, nếu ta rửa tay trong 40 giây. Không cần một thuốc khử trùng…Hôm nay ta đếm được 3000 người chết, tương đương với số những người chết trong một tai nạn đường xá xảy ra mỗi ngày trên thế giới. Cúm mùa (grippe saisonnière) giết 1000 người mỗi năm ở Bỉ. Không nên hoảng sợ.”
Trong lúc chờ đợi, những khuyến nghị cho thầy thuốc đa khoa là những khuyến nghị như sau : mẫu nghiệm phát hiện coronavirus được gởi cho phòng xét nghiệm chỉ được thực hiện ở những người có những dấu hiệu lâm sàng, đến từ một vùng dịch hay đã tiếp xúc với một người bị nhiễm. Chỉ trong những trường hợp này trắc nghiệm mới được bảo hiểm y tế bồi hoàn.” Thật là vô ích làm ngập tràn các laboratoire d’analyse với những trắc nghiệm vô ích.” Về những bệnh nhân không triệu chứng, họ ít lây nhiễm, BS Herry đã nhắc lại như vậy. ” Những bệnh nhân trẻ dưới 9 tuổi có một miễn dịch đáp ứng tốt với virus. Chính những người già là dễ thương tổn nhất. Các thầy thuốc đa khoa không phải hoảng sợ…”
(LE JOURNAL DU MEDECIN 6/3/2020)

10/ COVID-19 DƯỜNG NHƯ THA MIỄN NHỮNG PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ NHỮNG EM BÉ
CORONAVIRUS. Sau hai tháng dịch bệnh, những thông tin y khoa bắt đầu dần dần lọt ra ngoài về coronavirus Vũ Hán. Trong những trang của Lancet, các nhà nghiên cứu rút ra một kết luận thận trọng từ kinh nghiệm còn hạn chế của họ : các nhà nghiên cứu đă không quan sát thấy, ở 9 phụ nữ có thai và các em bé của những sản phụ này, một hậu quả nào có thể quy một cách hợp lý cho Covid-19.Không phải là không có lý do khi người ta lo lắng cho những phụ nữ có thai trong một dịch bệnh nhiễm trùng hô hấp khả dĩ gây nên những viêm phổi. Thật vậy, thai nghén thường kèm theo một tình trạng suy giảm miễn dịch ; điều này nhằm tránh không để cho cơ thể người mẹ thải bỏ những cấu trúc thai nhi, được xem như là “vật lạ” trên quan điểm gène và, trong những tuần lễ cuối, sự xê dịch lên trên của cơ hoành có thể gây thêm một nguy cơ cho hai lá phổi của thai nhi. Tình trạng giảm oxy mô (hypoxie) cũng kém chịu được do nhu cầu oxygène gia tăng và do phù các đường hô hấp.
Đại dịch toàn cầu của cúm tây ban nha (grippe espagnole) đã gây nên một tỷ lệ tử vong 37% ở những phụ nữ có thai (so với chỉ 2 đến 6% trong dân thường) và cúm mễ tây cơ (grippe mexicaine) được liên kết trong nhóm này (phụ nữ có thai) một nguy cơ nhập viện cao hơn 4 lần. Gần Covid-19 hơn, 50% những phụ nữ có thai bị nhiễm bởi virus của SRAS năm 2002-2003 được đưa vào khoa điều trị tăng cường (ICU) và 33% phải được đặt hô hấp nhân tạo. Tỷ lệ tử vong trong nhóm phụ nữ có thai tăng lên 25%, hoặc rõ rệt cao hơn trong population générale, trong nhóm này tỷ lệ tử vong dầu sao cũng đạt 11%.
CESARIENNE.
Hunjun Chen và các cộng sự viên đã công bố những dữ liệu của 9 phụ nữ có thai đến khám ở một bệnh viện đại học của Vũ Hán trong tuần lễ cuối cùng của tháng giêng. Tất cả các bệnh nhân đều ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ và có sức khỏe tổng quát tốt. Ở tất cả những sản phụ này, chẩn đoán nhiễm bởi virus Covid-19 đã được xác nhận bằng một phết họng (frottis de gorge). Một cách tổng quát, các tác giả nói rõ rằng các phụ nữ có thai này có một bệnh cảnh lâm sàng có thể so sánh với bệnh cảnh, đã được mô tả cho đến lúc ấy, ở những người khác bị nhiễm coronavirus ; họ bị sốt, nhưng không có một nhiệt độ tăng cao (>39 độ C). Điều chứng thực gây ấn tượng nhất là sự hiện diện của một lymphopénie ở 5 trong số những bệnh nhân. Tuy nhiên không một bà mẹ tương lai nào đã phát triển một viêm phổi và tất cả đều sống sót. Họ được cho oxygène bổ sung qua một canule mũi cũng như một điều trị thường nghiệm bằng những kháng sinh và những thuốc chống virus, mà tính chất chính xác không được nói rõ trong bài báo.
Tất cả các phụ nữ đều bị mổ lấy thai. Ở vài bệnh nhân có một chỉ định sản khoa, nhưng các thầy thuốc cũng mong muốn tránh nguy cơ em bé bị lây nhiễm bởi virus khi sinh tự nhiên. Không một em bé nào đã bị nhiễm trong tử cung, như được xác nhận bởi những phân tích âm tính của dịch ối, của máu cuống rốn và của những frottis de gorge được thực hiện ngay sau khi sinh. Những score d’Apgar bình thường (từ 8 đến 10) và coronavirus đã không được phát hiện trong sữa mẹ.
MỘT BƯỚC ĐẦU KHIÊM TỐN
Những dữ liệu này mặc dầu làm an lòng nhưng chỉ được thực hiện trên một số lượng nhỏ phụ nữ có thai. Chúng có lẽ sẽ được xác nhận trong một quần thể quan trọng hơn. Điều quan trọng là phải khảo sát Covid-19 một cách đặc hiệu ở những phụ nữ có thai, để xác lập nhiên hậu có cần thiết phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt trong nhóm những bệnh nhân này hay không, như điều được thực hiện với những khuyến nghị về việc tiêm chủng những bà mẹ tương lai chống bệnh cúm mùa. Một điều chứng thực khác rất thích đáng là các em bé dường như không bị lây nhiễm trong tử cung ; nếu người mẹ còn bài xuất virus qua phổi vào lúc sinh, vậy em bé sẽ phải được bảo vệ chống lại một nhiễm virus sau khi sinh. Tuy nhiên, tài liệu xuất bản của Huijun Chen và các cộng sự không nói gì hết về chủ đề này. Phết âm đạo (frottis vaginal) cũng không được thực hiện ở các bệnh nhân, vì điều này có thể cho những chỉ dấu về tính lây (contagiosité) của virus lúc sinh bằng đường âm đạo. Sau cùng, chúng ta cũng nhấn mạnh rằng những kết quả này, có được trong tam cá nguyệt thứ ba của thai nghén, dĩ nhiên không nói gì hết về nguy cơ đối với thai nhi ở một giai đoạn sớm hơn của thai nghén.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 28/2/2012)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(16/3/2020)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

6 Responses to Thời sự y học số 539 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 540 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 545 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 556 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 558 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  5. Pingback: Thời sự y học số 566 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  6. Pingback: Thời sự y học số 570 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s