1/ BỆNH TRẦM CẢM Ở TUỔI THIẾU NIÊN
+ 30 đến 45% những thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi có những cảm giác trầm cảm (sentiments dépressifs) mức độ vừa phải và tạm thời và có đến 8% sẽ trải qua một đợt trầm cảm nặng (épisode dépressif majeur)
+ 800 đến 1000 thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chết vì tự tử mỗi năm ở Pháp ; nhưng tỷ lệ lưu hành (prévalence) của những tư tưởng tự tử (idées suicidaires) là quan trọng hơn nhiều trong lứa tuổi này, vì lẽ nó liên quan 15 đến 25% những thiếu niên.
+ 3 loại của những biểu hiện trầm cảm phải được phân biệt :
– Sự buồn rầu (tristesse), loại bình thường của khí chất, thường phản ứng lại một sự mất mát, một sự không thỏa mãn, một mối đe dọa hay một nỗi thất vọng.
– Khí chất trầm cảm (humeur dépressive), cái nhìn bi quan về thế giới và chính mình ; thường gặp ở thiếu niên, không được khinh xuất, nó có thể là một yếu tố nguy cơ của hội chứng trầm cảm.
– Đợt trầm cảm nặng hay đợt trầm cảm rõ nét (EDC : épisode dépressif caractérisé) : nhiều triệu chứng trầm cảm, mạnh và kéo dài, có một ảnh hưởng quan trọng lên những hoạt động và sự vận hành chức năng của cá nhân.
+ 9 triệu chứng
đặc trưng của trầm cảm : buồn bã hầu như thường trực, mất hứng thú và mất lạc thú đối với những hoạt động hàng ngày, cảm giác bị giảm giá hay tội lỗi, những ý tưởng tự tử, sự trì chậm tâm thần-vận động, mệt, mất cảm giác ăn ngon, những rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong sự chú ý.
(LE FIGARO 21/10/2019)
2/ BỆNH TRẦM CẢM CỦA CÁC THIẾU NIÊN, THƯỜNG GẶP NHƯNG CÓ THỂ CHỮA LÀNH
Nếu khí chất trầm cảm liên quan đến 8 thiếu niên trên 10, bệnh trầm cảm nặng có thể cần nhập viện. Phóng sự ở Maison de Solenn(La Maison de Solenn reçoit au total 3000 adolescents en consultation chaque année. Une cinquantaine sont suivis en hospitalisation de jour)
PSYCHIATRIE. Đó là 9 giờ của ngày thứ năm tháng 9. Các thiếu niên lần lượt đi vào trong phòng họp. với những lỗ cửa có kính rộng. Xa cái không khí làm ầm và ồn ào của một lớp học, sự cảm thấy vô cùng khó chịu của các cô và cậu này lộ ra tức thời. Chúng ta đang ở nhà thiếu niên (maison des adolescents) của bệnh viện Cochin, cũng được gọi là Maison de Solenn. Đó là giờ của groupe de parole dành cho những người trẻ được nhập viện ở đây vì chứng chán ăn tâm thần (anorexie), chứng sợ học đường (phobie scolaire), toan tính tự tử (tentative de suicide)…bấy nhiêu dấu hiệu thể hiện trạng thái trầm cảm của chúng.
Với 20 giường, Maison de Solenn tiếp nhận khoảng 1000 thiếu niên mỗi năm đối với một nhập viện hoàn toàn. Nói chung theo yêu cầu của những kíp thầy thuốc tâm thần khác. Và không bao giờ nhập viện cấp cứu. Đơn vị nhận tổng cộng 3000 thiếu niên đến khám mỗi năm và khoảng 50 được theo dõi trong hopital de jour.
Sáng đó họ đến tất cả 15 người, trong đó chỉ có ba cậu con trai. Các cô gái chen chúc nhau trên một canapé, như tất cả những người bạn gái đều làm như vậy. Vài cô chiếm lấy một gối dựa và siết chặt nó trong tay. Phần còn lại của nhóm chiếm các fauteuil. ” Thật là gay go khi họp ở đây, phải không “, GS Marie Rose Moro, pédopsychiatre đã nói như vậy. Bà điều khiển Maison de Solenn và làm sôi nổi groupe de parole. Người ta chờ Marie, đến trễ bởi vì cô làm đẹp. Buổi họp có thể bắt đầu.
Mỗi tuần, trong một giờ, các thiếu niên được mời phát biểu ý kiến về những chủ đề khiến chúng quan tâm.” Groupe de parole là một bộ phận của điều trị, BS Ralumeth Radjack, pédopsychiatre đã giải thích như vậy. Vì tất cả các thiếu niên hiện diện đều đau khổ tâm thần (souffrance psychique), nên chúng hiểu nhau và không phán đoán nhau. Được lắng nghe một cách khoan dung bởi những người khác, chúng có thể tỏ bày nỗi khó ở của mình.”
Zoé là bằng lòng, trong vài ngày nữa cô sẽ trở lại trường. ” Khi tôi đến đây, người ta đã nói với tôi rằng những thiếu niên khác cũng như tôi. Thế mà thật ra không hề như vậy. Tất cả điều mà tôi có, những kẻ khác không có.” Cô thiếu nữ bị một rối loạn ám ảnh cưỡng bức (TOC : trouble obsessionnel compulsif), một bệnh lý được đặc trưng bởi những ý tưởng tràn ngập (pensées envahissantes) và sự lặp lại của những cử chỉ hay những hành vi tinh thần lập lại, cho phép bệnh nhân dồn nỗi khổ của mình về một hướng. ” Người ta đă nói với tôi rằng tất cả mọi người đều bị TOC, Zoé nói tiếp như vậy, thế mà trên thực tế chỉ có một mình tôi…Nhưng vì tôi muốn trở về nhà nên những TOC của tôi đã biến mất trong một sớm một chiều.”
Những phát biểu liên kết nhau khá dễ dàng. Ít nhất là đối với các thiếu nữ, lần lượt lên bày tỏ. Các cậu con trai vẫn im lặng. Marie Rose Moro, pédopsychiatre, cố chuyển lời cho chúng, nhưng không thành công lắm. ” Vào lúc này, tôi thích quan sát hơn “, một trong những chàng thiếu niên đã nói như vậy, trong khi hai cậu khác vẫn lặng thinh, mũ choàng siết chặt trên đầu. ” Những chàng trai nói chung dễ bị thương tổn hơn, chỉ bởi vì chúng không nói “, GS Marie Rose Moro đã giải thích như vậy. Chúng có khuynh hướng biểu lộ nỗi khó ở của chúng bằng những hành vi nguy hiểm.
Claire bật khóc. Cô mong muốn trở về nhà. Từ chối đến một service soins études (vừa được điều trị vừa tiếp tục học). Những tổ chức này cho phép các thiếu niên còn cần một điều trị y khoa tiếp tục lên lớp ở trường đồng thời được theo dõi ở hospitalisation de jour. ” Đã 3 năm rồi tôi ở trong bệnh viện, điều đó làm tôi chán ngấy “, cô ta đă nói như vậy.” Em đã viếng thăm một service de soins études chưa ? Nó giống với một ký túc xá “, Marie Rose Moro trấn an cô một cách dịu dàng nhưng cứng rắn.
Buổi điều trị được tiếp tục chung quanh giấc ngủ, của Marion, mới 11 tuổi, rất bị kích động vào buổi chiều ” vì trăng tròn “, về sự đến của Grand Corps Malade khi chiếu phim về nó…Rồi BS Rahmeth Radjack kết luận bằng một bình luận về buổi điều trị vừa diễn ra. Mỗi thiếu niên sau đó tiếp tục lên lớp trong ngày, được đánh dấu bởi những lần khám bệnh với một pédopsychiatre, liệu pháp tâm lý cá nhân (psychothérapie individuelle) và những ateliers. ” Xuyên qua âm nhạc, hội họa hay may mặc, các thiếu niên cũng nói về chúng “, BS Radjack đã giải thích như vậy.
Ở đây, sự nhập viên luôn luôn được suy nghĩ. “Theo quy tắc chung khi ta có thể tránh điều đó thì càng tốt hơn. Đối với các thiếu niên này, mất học và xa gia đình không phải là điều dễ dàng “, Rahmeth Radjack đã nói tiếp như vậy. Đơn xin không ngớt nhưng thiếu chỗ. Ở Pháp, 8% các thiếu niên bị trầm cảm, theo Bộ y tế. Nhưng ở lứa tuổi này, điều chủ yếu là phân biệt cơn khủng hoảng của tuổi thiếu niên (crise d’adolescence) và bệnh trầm cảm. Trái với những người trưởng thành, ảnh hưởng tâm thần-vận động, đặc trưng của bệnh, thường không hiện diện. Trầm cảm sẽ được biểu hiện bằng nhiều cách, có thể đi từ tính dễ cáu (irritabilité) đến chứng sợ đi học (phobie scolaire) qua boulimie (chứng ăn vô độ) hay anorexie. ” Điều phải luôn luôn báo động, đó là một sự thay đổi đột ngột hành vi. Một sự giải tỏa các hoạt động mà nó vốn hết sức quan tâm, dầu đó là thể thao, học đường hay bè bạn ” Marie Rose Moro đã cảnh giác như vậy.
Tin vui là cứ mười thiếu niên bị trầm cảm thì hết chín sẽ lành bệnh. Ngay cả những thiếu niên bị nặng nhất sẽ không trở thành những người trưởng thành trầm cảm. ” Tuy nhiên, căn bệnh có thể biến đổi chúng, Marie Rose Moro đã kể lại như vậy. Những thiếu niên này thay đổi và tự cho phép mình làm điều mà chúng thích. Tôi nhớ mãi một thiếu nữ từng theo một filière scientifique và sau đó hướng về Ecole Boulle. Hôm nay cô ta chế tạo những nữ trang.
(LE FIGARO 21/10/2019)
3/ TA CÓ THỂ TIÊN ĐOÁN MỘT BỆNH LÝ TÂM THẦN MÃN TÍNH ?
Đứng trước một thiếu niên bị bệnh trầm cảm, ta có thể tiên đoán bệnh sẽ tiến triển như thế nào và làm sao phát hiện những dấu hiệu sớm của những bệnh tâm thần mãn tính, như lưỡng cực (bipolarité) hay tâm thần phân liệt ? Cuộc tranh luận làm cho cộng đồng các thầy thuốc tâm thần sôi nổi lên. ” Ở thời thiếu niên, tính dẻo của não (plasticité du cerveau) đến độ không gì đứng im, chúng có thể thay đổi “, GS Marie Rose Moro, trưởng Maison de Solenn đã nhấn mạnh như vậy. Chính vì vậy, nói chung, những pédopsychiatre thích hơn không cho một tiên lượng nào về tiến triển của những rối loạn của người thiếu niên.
Mặt khác, cả một trào lưu của tâm thần học phấn đấu để cho sự tiên đoán vào thời kỳ này của cuộc sống được ưu tiên, trong hy vọng can thiệp nhanh hơn. Thật vậy, chính vào cuối của thời kỳ thiếu niên và thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành mà phần lớn những rối loạn tâm thần mãn tính được chẩn đoán lần đầu tiên.
NGUY CƠ CỦA MỘT SỰ TIÊN ĐOÁN TỰ THỰC HIỆN.
” Trào lưu này đề nghị những bilan trong những centres experts. Các thanh niên sẽ trả lời một loạt trắc nghiệm và ra đi với một hay nhiều chẩn đoán tiềm năng “, BS Laelia Benoit, thầy thuốc tâm thần ở Maison de Solenn và tác giả của L’Adolescent “fragile”, đã giải thích như vậy Trong tâm thần học phải chăng ta có thể nói trước ?
Những bilan này là hữu ích, nhưng, như BS Laelia Benoit đã xác nhận, những pédopsychiatre sợ sự tiên tri tự thực hiện (prophétie auto-réalisatrice). Nguy cơ là nhốt các thiếu niên dưới một cái nhãn vào lúc mà chúng đang tìm bản sắc của mình.” Như thế đặt một chẩn đoán quá nhanh có thể ảnh hưởng sự xuất hiện của những triệu chứng “, BS Rhamet Radjack, pédopsychiatre ở Maison de Solenn đã nhấn mạnh như vậy.
Các thầy thuốc tâm thần trẻ em cũng cảnh giác những bệnh trầm cảm không điển hình, có thể làm sợ, sai, sự xuất hiện của một bệnh loạn thần (psychose). Thật vậy, những ảo giác thường gặp ở những thiếu niên trầm cảm. ” Chúng nghe những giọng nói chỉ trích chúng, làm giảm giá trị chúng. Hơi giống như những nghiền ngẫm (ruminations) ở người lớn trầm cảm, nhưng đứa trẻ thì nghe. Hiện tượng này biến mất khi bệnh trầm cảm được điều trị và không nhất thiết tiên đoán một bệnh loạn thần “, BS Laelia Benoit đã đảm bảo như vậy.
(LE FIGARO 21/10/2019)
4/ ” TỰ TỬ CỦA TRẺ EM, MỘT XUNG NĂNG TỨC THÌ ĐỨNG TRƯỚC NHỮNG XÚC CẢM KHÔNG CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC “
Hỏi : Tự tử là một thực tế ở những thiếu niên (adolescent), nhưng cũng ở các trẻ em. Tại sao một trẻ em hay một thiếu niên muốn quyên sinh ?
BS Boris Cyrulnik : Một trẻ nhỏ nhảy qua cửa sổ, đó không phải là một ước muốn chết thật sự. Thật vậy, một trẻ em không có một quan niệm về sự chết có thể so sánh với quan niệm của người lớn. Nó không cưỡng được một xung năng tức thì (pulsion instanée) đứng trước những xúc cảm không thể chịu đựng được, mà nó đáp ứng bằng auto-agression. Khi đó nó có thể đập đầu vào tường, cào mặt mình, tự cắn hay nhảy qua cửa sổ. Ở thiếu niên, cũng không có sự muốn chết thật sự. Mặc dầu quan niệm về sự chết của chúng gần giống với quan niệm của người lớn, nhưng đó đúng hơn là một ước muốn sống một cách khác, thoát khỏi một vấn đề mà xã hội hay affectivité đặt cho chúng.
Hỏi : Phải chăng có những tính dễ thương tổn (vulnérabilité) đặc biệt ở các trẻ em chuyển qua hành động ?
BS Boris Cyrulnik : Đó là những trẻ đã thụ đắc một tính dễ thương tổn tình cảm (vulnérabilité émotionnelle) trong những tháng đầu tiên của cuộc sống, do một sự làm nghèo đi của niche émotionnelle của chúng. Chụp hình ảnh thần kinh đã cho thấy hai thùy trước trán của nhũ nhi bị tắt như thế nào. Những circuit limbique của trí nhớ và cảm xúc ít hoạt động hơn nhiều so với amygdale rhinecéphale, cái bệ thần kinh của những xúc cảm như sự giận dữ, lo âu và mélancolie, lớn lên. Những thay đổi này xảy đến khi bà mẹ của đứa trẻ bất hạnh. Chủ yếu vì tình trạng cô đơn, những bạo lực gia đình hay tình trạng bấp bênh xã hội. Đối với những trẻ này, chỉ cần một lời quở trách hay một điểm xấu cũng có thể có tác dụng như một sự tấn công to lớn và dẫn đến tự tử. Tính bất ổn định tình cảm này có thể được bù bởi học đường, những cuộc gặp gỡ. Nhưng nó không biến mất.
Hỏi : Nếu tính thương tổn này vẫn hiện diện, điều này có nghĩa rằng nó có thể tái xuất hiện vào bất cứ lúc nào ?
BS Boris Cyrulnik : tính dễ thương tổn tình cảm có thể tái xuất hiện ở thời kỳ thiếu niên và khi xảy ra những xáo lộn xã hội, được trải nghiệm như những tấn công thật sự. Tính dễ thương tổn này buộc áp dụng những biện pháp phòng ngừa như không cô độc, dấn vào trong những hiệp hội hay những hoạt động thể thao, nghệ thuật hay văn hóa, thường đủ để phòng ngừa. Mặt khác, những cuộc khủng hoảng xã hội và văn hóa, do biến đổi những cơ cấu gia đình, tạo những thời kỳ trong đó các trẻ em và các thiếu niên tự tử nhiều hơn bởi vì người ta làm nghèo đi lớp vỏ bọc an toàn của chúng.
(LE FIGARO 21/10/2019)
Đọc thêm : Cấp cứu tâm thần số 1 (Tự tử)
5/ NHỮNG RỐI LOẠN TÂM THẦN, BỆNH LÝ ĐẦU TIÊN CỦA THANH NIÊN
Trong một quần thể toàn bộ có sức khoẻ tốt, lo âu, trầm cảm hay những rối loạn hành vi đè nặng và ảnh hưởng các trẻ em ngày càng sớm.JEUNESSE. Lo âu, trầm cảm, những rối loạn hành vi…trong vài năm, những rối loạn tâm thần đã chiếm vị trí đầu trên bục danh dự của các bệnh tác động sức khỏe của con em của chúng ta. Để đi đến kết luận này, GS Bruno Falissard, pédopsychiatre và giám đốc của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và sức khỏe của dân chúng, đã so sánh những dữ kiện của OMS, đánh giá số năm có sức khỏe tốt bị mất vì một bệnh lý, giữa 2000 và 2015.
Nhìn toàn bộ, những trẻ em giữa 5 và 15 tuổi càng ngày càng khá hơn. Nhưng vì sự cải thiện này ít rõ rệt hơn đối với sức khoẻ tâm thần, nên phần của những rối loạn tâm thần gia tăng “, đặc biệt hơn trong những nước Tây phương, tác giả của công trình nghiên cứu được công bố trên site của tạp chí Child and Adolescent Psychiatry and Mental Health, đã nhấn mạnh như vậy. Tạp chí này cũng đã cho phép xếp loại mỗi rối loạn tâm thần theo nỗi đau khổ mà các trẻ em cảm thấy. Kết quả : những rối loạn hành vi, những rối loạn lo âu, những rối loạn trầm cảm quan trọng và hội chứng tự kỷ-Asperger đứng đầu bục danh dự.
” Công trình nghiên cứu này chứng minh với chúng ta rằng những rối loạn hành vi là một bộ phận quan trọng của nỗi đau khổ của trẻ em. Thế mà những trẻ em xung động (impulsif) này hay những trẻ em không biết kiềm chế tốt nhất những cảm xúc của mình và không thể tự chủ thường chịu hai nỗi khổ. Chúng thấy khó ở và thường ta thấy chúng như những trẻ mất dạy chứ không như những trẻ đang đau khổ “, GS Bruno Falissard đã nhấn mạnh như vậy.
Phải nói rằng, một cách tổng quát hơn, đối với những người trưởng thành, khó tưởng tượng rằng một đứa trẻ có thể bị đau khổ về mặt tâm thần. Thế mà tuổi ấu thơ không phải là một lứa tuổi hạnh phúc đối với tất cả. ” Cách nay 25 năm, trầm cảm hầu như chỉ liên hệ những thiếu niên. Thế mà từ nay nó xuất hiện thường hơn trước 10 tuổi. Cách nay vài năm, để một trẻ nhỏ làm một trầm cảm, phải một loạt những biến cố khởi phát. Bây giờ không còn như thế nữa “, GS Marie Rose Moro, trưởng khoa ở Maison des adolescents de Cochin ở Paris, đã giải thích như vậy. Thế mà những hành động tự tử (actes suicidaires) ở những trẻ dưới 11 tuổi ngày càng nhiều.
Những rối loạn khác, từ lâu chỉ giới hạn vào những giằn vặt của tuổi thiếu niên, từ nay xảy ra ở những quần thể ngày càng nhỏ tuổi. Thí dụ đó là trường hợp của chán ăn tâm thần (anorexie mentale). Căn bệnh này, vốn xảy ra hơn ở những thiếu nữ thuộc giới khá giả sau tuổi dậy thì, giờ đây liên hệ càng ngày càng nhiều những thiếu nữ trước tuổi dậy thì nhưng cũng ở những cậu con trai và thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Đối với GS Xavier Pommereau, trưởng pole adolescent ở CHU de Bordeaux, những rối loạn của hành vi ăn uống đã trở thành một đề tài quan tâm thật sự. ” Bên cạnh những rối loạn cổ điển như chứng chán ăn tâm thần (anorexie mentale) và chứng ăn vô độ (boulimie nerveuse), chúng ta thấy xuất hiện những rối loạn mới “, nhà chuyên gia đã giải thích như vậy. Thí dụ, đó là su tăng thể (surpoids) trọng và chứng béo phì (obésité) liên kết với một sự khép mình và một chứng nghiện các trò chơi vidéo ở những cậu trai nhỏ hay chứng ăn vô độ (boulimie) với mửa, được gặp ở những thiếu nữ.” Vài trẻ có thể làm cho mình mửa 3 hay 4 lần mỗi ngày, với những nguy cơ thật sự cho sức khỏe “, Xavier Pommereau đã cảnh cáo như vậy.
Hiện tượng khác, gọi hỏi các pédopsychiatre, là sự bùng nổ của những hành vi tự hủy hoại thân thể (automutilation) : trong 20 năm, sự thực hành này đã gia tăng hơn 300% ở những người trẻ ” Một công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện ở 2000 thiếu niên 15 tuổi của các vùng Alsace và Poitou-Charrentes cho thấy rằng 33% trong số chúng đã tự hủy hoại thân thể ít nhất một lần “, GS Ludovic Gicquel, trưởng khoa tâm thần trẻ em và thiếu niên của CHU de Poitiers, đã xác nhận như vậy.
Những hành vi tự hủy hoại thân thể được gặp ngày càng nhiều ở những thiếu nữ rất trẻ. Nhưng không phải vì vậy mà chúng chứng tỏ một quá khứ chấn thương tâm thần. ” Chúng thể hiện một trạng thái khó ở (état de mal-être). Chúng chuyển qua hành động trên chính cơ thể mình bởi vì chúng cảm thấy không được nhận biết đủ. Mục dich duy nhất của chúng là có tiền và nổi tiếng. Đó là những thiếu nữ thiếu dự kiến, thiếu dấn thân “, GS Xavier Pommerau đã phân tích như vậy.
Bấy nhiêu rối loạn thể hiện tình trạng khó ở ở những thiếu niên trẻ tuổi nhất. Giữa 10 và 15% trong số chúng trải qua những lúc rất khó khăn, Marie-Rose Moro đã nhắc lại như vậy trong báo cáo của bà, “Mission bien-être et santé de jeunesse”, tháng 11/2016. Tuy vậy, mặc dầu pédopsychiatrie đã được dân chủ hóa, vài gia đình vẫn còn do dự nhờ đến những chuyên gia vì sợ stigmatisation. ” Những bệnh nhân đến trong phòng mạch của chúng tôi 4 năm sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên “, GS Maurice Corcos, trưởng khoa tâm thần trẻ em (pédopsychiatrie) ở Institut Mutualiste Montsouris ở Paris, đã xác nhận như vậy. Thế mà, như đối với nhiều bệnh lý, sự xử trí càng muộn, thì sự điều trị càng khó.
(LE FIGARO 23/4/2018)
6/ UN SPRAY NASAL ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM
SANTE MENTALE. FDA đã chấp thuận một spray nasal chứa chất eskétamine, một phân tử có thể được kê đơn, liên kết với một thuốc chống trầm cảm dùng bằng đường miệng, cho những người bị bệnh trầm cảm nặng, đề khẳng với những điều trị cổ điển. Được mô tả như là cách mạng, loại thuốc này có hiệu quả nhanh trị bệnh trầm cảm.Theo tổ chức y tế thế giới, khoảng 300 triệu người trên thế giới bị trầm cảm, một căn bệnh mà tính nghiêm trọng thường bị đánh giá thấp hay bị lẫn lộn với một déprime passagère. Những trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tự tử, nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở những người từ 15 đến 29 tuổi, cơ quan Liên hiệp quốc đã nhấn mạnh như vậy.
Luôn luôn theo OMS, dưới 1/2 những người bệnh nhân những điều trị thích đáng và, theo những chuyên gia, tiến triển quan trọng sau cùng trong điều trị bệnh trầm cảm có từ cách nay 30 năm với sự thương mãi hóa của Prozac (fluoxétine).
Điều đó nói lên tầm quan trọng của quyết định mà FDA vừa thông qua. Dựa trên ý kiến dương tính của một panel d’experts, autorité de régulation du médicament ở Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho sự bán một thuốc mới được hiệu chính bởi laboratoire Janssen.
Được thương mãi hóa dưới tên Spravato, spray nasal à l’eskétamine này, dẫn xuất từ kétamine, được dùng để làm thuyên giảm những người lớn bị trầm cảm, ở họ ít nhất hai điều trị cổ điển tỏ ra không hiệu quả. Ta ước tính rằng khoảng 1/3 những người trầm cảm bị liên hệ.
Psychotrope được sử dụng từ lâu như thuốc gây mê, sau đó được giới hội hè sử dụng do những tính chất gây sảng khoái của nó, kétamine, đôi khi được mệnh danh “Spcial K” hay “Kit Kat”, có đặc điểm tác động nhanh hơn bất cứ thuốc chống trầm cảm cổ điển nào : vài ngày so với 4 đến 6 tuần. Một sự nhanh chóng mà thuốc có được nhờ cách tác dụng độc đáo, rất khác với cách tác dụng của những thuốc chống trầm cảm cổ điển.
Những kết quả cũng cho thấy rằng ở những bệnh nhân mà tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, những tư tưởng tự tử biến mất ngay những giờ đầu.
THÁI ĐỘ DÈ DẶT.
Sự thương mãi hóa Spravato dưới dạng spray, một cách cho thuốc thực tiễn và an toàn, tuy nhiên gây vài lo sợ. Ngoài những tác dụng gây khoái trá và tăng cường những tri giác giác, kétamine cũng có thể gây ngủ gà hay những rối loạn phân ly. Theo Janssen, những tác dụng phụ này đã được quan sát trong những trắc nghiệm lâm sàng dưới một giờ sau khi dùng thuốc, khi bệnh nhân còn dưới sự theo dõi của những équipe médicale, nhưng chúng tan biến trong cùng ngày. Ngoài ra laboratoire xác nhận rằng nguy cơ nghiện không được cụ thể hóa trong những thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên vì những tác dụng phụ, nhưng cũng vì cần một sự theo dõi bệnh nhân trong hai giờ sau khi cho thuốc hay do nguy cơ lạm dụng và dùng sai, điều trị này, phải hít một hay hai lần mỗi tuần, chỉ có thể được cho trong môi trường bệnh viện hay bởi một médecin agréé. Vậy không có vấn đề để bệnh nhân sử dụng spray ở nhà.
Ta còn ghi chú rằng đơn xin phép cũng đã được đặt ở Cơ quan dược phẩm châu Âu tháng 10/2018.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 29/3/2019)
7/ NGỪNG CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM : COI CHỪNG HỘI CHỨNG CAIPSYCHIATRIE. Những cảm giác choc électrique trong đầu và những chóng mặt dữ dội. Một một sự buồn nôn “làm liệt người”. Những mất ngủ và những lo âu. ” Tôi khóc hoài, tôi cảm thấy khó ở “. Tim đập không ngừng. Một “sự khó chịu trong đầu”. Sự ngừng một điều trị chống trầm cảm có thể làm xuất hiện những triệu chúng rất invalidant. ” Không ai báo trước cho tôi rằng điều đó có thể dữ dội như thế “, Camille, 35 tuổi, vẫn còn bất ngờ bởi quy mô và thời gian của hiện tượng, đã chứng như vậy.
Như bà, giữa 30 và 70% những bệnh nhân (theo những công trình nghiên cứu) chịu điều mà các nhà tâm thần học gọi là hội chứng ngừng những thuốc chống trầm cảm. Bằng những triệu chứng được mô tả rất rộng, và mức độ nghiêm trọng của chúng thay đổi. Chúng xuất hiện trong vài ngày sau khi dừng viên thuốc cuối cùng và nói chung kéo dài nhiều tuần. Nhưng cũng có khi chúng dai dẳng trong thời gian. ” Sự xuất hiện của chúng thường gặp hơn với vài loại thuốc (những thuốc có một thời gian sống ngắn, như paroxétine hay venlafaxine), GS Emmanuel Haffen, thầy thuốc tâm thần ở CHU de Besançon đã nhấn mạnh như vậy. Nó cũng tùy thuộc vào các cá thể, mà ta chưa hiểu tại sao. Sau cùng, nguy cơ quan trọng hơn nếu điều trị đã kéo dài lâu và nếu liều lượng tăng cao.”
Sự xuất hiện của những triệu chứng rất gây khó chịu này được liên kết với một sự ngừng đột ngột điều trị. Nhưng một revue de littérature, được công bố năm 2015, đã cho thấy rằng hội chứng cũng “thường gặp” trong trường hợp cai từ từ. Bộ y tế chủ trương một sự ngừng “trong nhiều tuần hay tháng”, không định rõ nhiều hơn.
Đứng trước sự không rõ ràng của những prescription này, hai nhà nghiên cứu Anh, trong một bài báo được công bố 5/3/2019, chủ trương một sự giảm thang chậm hơn nhiều, trải ra trong nhiều tháng. Nói một cách khác, họ chủ trương giảm liều rất từ từ, đồng thời giảm ngày càng chậm lúc liều càng gần zéro.
” Bằng những thăm dò scintigraphie cérébrale, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng sự giảm liều có những ảnh hưởng tức thời lên sự dẫn truyền của sérotonine trong não”, BS Fayal Mouaffak, trưởng khoa ở bệnh viện Ville-Evrad, đã bình luận như vậy. Chất dẫn truyền thần kinh này, mà tác dụng được làm dễ bởi các thuốc chống trầm cảm, tác động lên một số lớn các thụ thể não liên quan trong sự điều hòa khí chất, sự tri giác giác quan và những chức năng nhận thức (fonction cognitive). Do đó tính đa dạng của các triệu chứng khi ngừng điều trị.
Hai tác giả của công trình nghiên cứu, Mark Horowitz và David Taylor, đã quan tâm vấn đề này sau khi chính họ đã trải qua những giằn vặt của sự cai thuốc. Tác giả thứ nhất, thầy thuốc tâm thần, kẻ đã ” trải nghiệm kinh nghiệm khó chịu nhất của đời ông “, vào lúc ngừng điều trị chống trầm cảm mà ông dùng từ 15 năm qua. Chóng mặt, mất ngủ, những rối loạn tập trung, tim đập nhanh và lo âu đã nhanh chóng khiến ông tiếp tục dừng lại thuốc. Tác giả thứ hai gợi lên những triệu chứng đi từ “sự không thoải mái” (inconfort) đến “sự hành hạ” (torture) khi thử ngừng thuốc, mặc dầu được thực hiện dần dần cách nay 20 năm. ” Sự thực, đó là đối với nhiều người, sự ngừng điều trị không nhẹ nhàng, cũng không diễn ra trong thời gian ngắn, ông ta đã nói như vậy. Thế mà các thầy thuốc tầm thường hóa hiện tượng.”
Trái lại, cũng thường có khi thấy thuốc xem những biểu hiện của cai thuốc như là một sự tái phát của trầm cảm và trở lại liều ban đầu.” Vài triệu chứng của trầm cảm và cai thuốc ăn khớp nhau, và các thầy thuốc có khuynh hướng tập trung vào điều làm họ quan tâm nhất, đó là nguy cơ tự tử “, GS Alain Mercier, thầy thuốc trong Val-d’Oise và thành viên của Collège national des généralistes enseigants đã nhấn mạnh như vậy. Hội chứng ngừng thuốc chống trầm cảm có nhiều đặc điểm, tuy nhiên ông đã nhấn mạnh như vậy : nó xuất hiện một cách nhanh chóng sau khi ngừng thuốc và để làm thuyên giảm bằng cách gia tăng liều lượng.
Hiện tượng được biết từ lâu. Tuy vậy, vì không có những khuyến nghị chính xác, nên mỗi thấy thuốc vẫn còn áp dụng những recettes của chính mình.” Sự ngừng thuốc chống trầm cảm phải xảy ra dưới sự theo dõi y khoa, GS Mercier đã ghi chú như vậy. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng, điều quan trọng là trấn an bệnh nhân về sự việc là điều đó sẽ không kéo dài và thiết đặt một sự ngừng cá thể hóa (arrêt individualisé)” Khoảng 3,7 triệu người Pháp dùng thuốc chống trầm cảm một cách kinh điển, theo Assurance-maladie. Thời gian điều trị trên 6 tháng trong khoảng 20% những trường hợp.
(LE FIGARO 25/3/2019)
8/ NHỮNG RỐI LOẠN CỦA HÀNH VI ĂN UỐNG : NHỮNG KỸ THUẬT HỨA HẸN.
BS Mohammed Taleb, psychiatre, groupe Sinoué, chef du pole psychiatrie, Nouvel Hopital de Navarre, Evreux : ” Những rối loạn này hôm nay có thể được nhắm đích và điều trị tốt hơn ”
Hỏi : Những rối loạn này tương ứng với gì ?
BS Mohammed Taleb. Chúng thuộc loại tâm thần, do nhiều yếu tố, phức tạp và được đặc trưng bởi một hành vi bất thường đối với thức ăn. Một sự lo lắng quá mức về trọng lượng và hình dạng của thân thể được liên kết mật thiết với những rối loạn này. 3 rối loạn hành vi ăn uống thường gặp.
1. Anorexie mentale (chán ăn tâm thần hay do thần kinh), kết hợp một sự mất cảm giác ăn ngon và một sự gầy ốm quan trọng (hơn 15% trọng lượng ban đầu), một hình ảnh bản thân bị rối loạn và tắt kinh.
2. Boulimie (chứng ăn vô độ), là sự lặp lại các cơn không cưỡng lại được với sự mất kiểm soát, trong đó một lượng lớn thức ăn được hấp thụ trong một thời gian rất ngắn (accès hyperphagiques), tiếp theo bởi những hành vi bù (thuốc nhuận trường, mửa, hoạn động vật lý mạnh) để kiểm soát trọng lượng.
3. Hyperphagie boulimique là sự lặp lại của các cơn hyperphagie nhưng không có những hành vì bù (comportements compensatoires). Vài nét tính cách (tính bốc đồng, tính hoàn hảo, những khó khăn trong quan hệ…) có thể được thêm vào cũng như những rối loạn liên kết : trầm cảm, lo âu, nghiện.
Hỏi : Những rối loạn này có thường gặp không ?
BS Mohammed Taleb. Anorexie và boulimie xảy ra ở phụ nữ 8 lần trên 10, hyperphagie 2 lần trên 3. Anorexie mentale (chán ăn tâm thần) liên quan 1,2% phụ nữ và 0,2% đàn ông, boulimie (chứng ăn vô độ) 1,5% population générale, hyperphagie boulimique 3 đến 5%. Cao điểm xuất hiện của anorexie giữa 13 và 17 tuổi, của boulimie giữa 11 và 20 tuổi. Hyperphagie xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Những yếu tố nguy cơ cũng là văn hóa (tôn thờ sự mảnh khảnh ở Tây phương) và di truyền, nhất là trong anorexie mentale, trong đó gène familial đóng vai trò 50 đến 70%
Hỏi : Những biến chứng là gì ?
BS Mohammed Taleb. 1. Đối với anorexie : sự mất dinh dưỡng và một tỷ lệ tự tử đến 10 lần cao hơn so với population générale. 2. Đối với boulimie : những rối loạn chuyển hóa nặng, tiêu hóa, tim và một nguy cơ tự tử hai lần cao hơn moyenne générale. 3. Trong hyperphagie : tăng thể trọng, béo phì và những biến chứng của chúng và một souffrance psychologique chịu trách nhiệm những toan tính tự tử và automutilations ở 30 đến 40% những bệnh nhân.
Hỏi : Điều trị như thế nào ?
BS Mohammed Taleb. Điều trị liên quan đến nhiều chuyên khoa. Thầy thuốc tâm thần là then chốt. Tâm lý liệu pháp chiếm trung tâm của điều trị. Không có một loại thuốc nào chống chán ăn tâm thần ; những thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn trong chứng ăn vô độ (boulimie) và chứng ăn nhiều (hyperphagie). Những rối loạn này biện minh một sự tái cân bằng (rééquilibrage) với một thầy thuốc chuyên khoa nội tiết và dinh dưỡng. Một điều trị sớm là thiết yếu để làm giảm những biến chứng và gia tăng những cơ may chữa lành. Thời gian chữa lành từ hai đến ba năm đối với chán ăn tâm thần, bảy đến tám năm đối với boulimie và hyperphagie. Vài bệnh nhân tái phát, một thiểu số trở thành mãn tính
Hỏi : Phải chăng những hướng điều trị mới được thăm dò ?
BS Mohammed Taleb. Neuromodulation (đặt những điện cực trong não) trong trường hợp đề kháng với điều trị và kích thích điện từ qua sọ là những kỹ thuật đầy hứa hẹn. Chúng nhằm điều chỉnh sự mất cân bằng chức năng của các mạng neurone có liên quan trong những rối loạn hành vi ăn uống.
GHI CHÚ :
– Anorexie mentale (chán an tâm thần) : anorexie essentielle, anorexie nerveuse, anorexie psychogène
Chán ăn tâm thần (do thần kinh) thường nhất xuất hiện vào thời kỳ thiếu niên (adolescence), phần lớn xảy ra ở phái nữ (80% những trường hợp). Người chán ăn (anorexique hay anorectique), thường xuất sắc và rất tích cực và có thể hội nhập rất tốt trong đời sống nghề nghiệp. Bị ám ảnh bởi trọng lượng của mình, bệnh nhân có thể lạm dụng thuốc nhuận trường hay thuốc lợi tiểu trong ý định làm gầy.
(PARIS MATCH 10-16/10/2019
9/ TA CÓ THỂ BẢO VỆ TỐT HƠN CÁC THIẾU NIÊN CHỐNG LẠI NHỮNG NGHIỆN NGẬP ?
Professeur Jean-Pierre Goullé
Toxicologue
Membre de l’Académie nationale de pharmacie
355 tử vong mỗi ngày : một phí tổn trực tiếp 22 tỷ euros, hoặc 1,1% của PIB ; một phí tổn xã hội hàng năm được ước tính gần 250 tỷ euro : sự tiêu thụ thuốc ma túy, hợp pháp hay không hợp pháp, ở Pháp đã đạt một mức càng báo động khi sự nghiện ngập càng bắt đầu sớm.
Lúc 17 tuổi, hơn 90% những thanh niên Pháp đã trải nghiệm một nước uống cồn, 59% đã bị say, cứ mười thanh thiếu niên thì có 4 đã tiêu thụ cannabis đến độ, đối với gần 10% trong số họ, trở thành phụ thuộc cùng với một khuynh hướng tiêu thụ rõ rệt nhiều chất cùng lúc…Và càng ngày càng sớm : ở troisième, một nửa học sinh hút thuốc lá và 1/4 đã trải nghiệm cannabis ; ở sixième, một nửa trong số chúng đã trải nghiệm rượu…Thế mà không một thiếu niên nào tránh được ; tất cả những môi trường xã hội-kinh tế bị ảnh hưởng, và các thiếu nữ đang bắt kịp các cậu con trai ! Kết quả : trong khi một khuynh hướng chung giảm tiêu thụ thuốc lá và rượu ở những học sinh trung học khắp nơi trên châu Âu, những thiếu niên của chúng ta vẫn luôn luôn trong số những người hút nặng nhất và những người uống nhiều nhất. Mặc dầu, giữa 2014 và 2017, sự trải nghiệm cannabis đã thoái lui trung bình gần 10%, nhưng sự tiêu thụ nó đều đặn (hơn 10 lần mỗi tháng) chỉ giảm 2% ; nhất là sự phụ thuộc ngày càng thường gặp, với những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe vật lý và tâm thần ở một lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm.
NHỮNG KẾT QUẢ HỌC ĐƯỜNG SỤT GIẢM
Thế mà, những dấu ấn sớm sự quen thuốc (les empreintes précoces forgent l’accoutumance) : sự tiêu thụ càng dài lâu, sự kiêng khem càng khó và phần đóng góp phải trả cho những độc chất này càng nặng. Những thăm dò chụp hình ảnh thần kinh (neuro-imagerie) cho thấy những chức năng não bị biến đổi, và, sự tiêu thụ bắt đầu lúc càng trẻ, nguy cơ những rối loạn tâm thần và những khó khăn học tập tỏ ra càng quan trọng. Vị trí thứ 26 của chúng ta trong PISA (Programme international pour le suivi des acquis des élèves), sự xếp loại hàng năm những hiệu năng giáo dục của những nước phát triển, có lẽ không xa lạ với kỷ lục đáng buồn này, cũng như số những tai nạn chết người trên đường xá và trên công lộ vẫn còn quá thường không được giải thích.
Thời kỳ thiếu niên là một thời kỳ không tuân thủ (période de transgression) và của những trải nghiệm mới, nhưng thường hoàn toàn ngây ngô và chỉ do thích nhận lãnh nguy cơ…Điếu thuốc đầu tiên, liều đầu tiên, joint đầu tiên, cachet đầu tiên, đó là miễn phí và được đề nghị bởi một kẻ sympa lúc ra khỏi trường học ; được trình bày như một sản phẩm tự nhiên, không nguy hiểm ! Và rồi thì mọi người đều dùng nó…Mối chằng chịt bắt đầu hoạt động một cách nhẹ nhàng, đến độ quên rằng điều đó luôn luôn là bất hợp pháp và có thể bị phạt nặng, thậm chí bị phát tù.
Đề nghị, ngay cả miễn phí, những thuốc ma túy, đó là đến năm năm tù giam và 75.000 euros tiền phạt, và 7 năm tù giam và 150.000 euro tiền phạt ở gần cơ sở học đường. Từ cuối tháng 11 năm 2018, chỉ việc sử dụng thuộc ma túy bất hợp pháp có thể bị phạt 200 euros…Một sự nhắc lại pháp luật như thế không phải là vô ích…Nhưng cha mẹ có đủ cảnh giác hay không ? Họ chỉ được thông tin về những triệu chứng báo động ? Những thay đổi đột ngột bạn bè, ăn mặc quần áo và hành vi ; những kết quả học đường sụt tự do ; những yêu cầu tiền túi ngày càng khẩn thiết…. Mặc dầu đi đến chỗ trộm cắp ! Quá nhiều thiếu niên để cho thử mà không biết tại sao ; chúng không có dự kiến, chúng không chơi thể thao hay những hoạt động khác, chúng không cảm thấy thoải mái trong bản thân cũng như trong môi trường. Ở lứa tuổi này, nếu khó tránh được những chấp nhận nguy cơ, cha mẹ có thể hạn chế những tổn hại bằng cách làm cho chúng cảm thấy rằng họ ở đó, sẵn sàng nói và giúp đỡ mà không kết tội cũng không can thiệp vào…Nhưng nhất là bằng cách chú ý để chính mình không nêu gương xấu. Và nếu một sự giúp đỡ bên ngoài tỏ ra cần thiết, buộc phải đi khám bác sĩ, dầu chỉ là để hiệu chính.
Tuổi trẻ của chúng ta hút quá nhiều, uống quá nhiều, dùng chất ma túy, được xem là mouton noir của châu Âu. Lỗi tại ai ? Chính sách của chúng ta về phòng ngừa có ngang tầm không ? Mặc dầu tất cả các cơ quan chủ chốt đều liên hệ, giáo dục quốc gia, sức khỏe, công lý, nông nghiệp, được huy động chung quanh những công trường lớn của Mission interministérielle de lutte contre les drogues et les conduites addictives. Nhưng Observatoire européen des drogues et toxicomanes không bỏ lỡ có hội nhắc chúng ta rằng thông tin và phòng ngừa phải được đưa vào trong những chương trình học đường ngay tiểu học với một khung cán bộ được đào tạo đủ để cha mẹ không bị bất lực trước người thiếu niên mà họ đã không dạy bảo vệ ngay khi còn nhỏ…
(LE FIGARO 7/1/2019)
Đọc thêm : TSYH số 323 bài số 8
10/ NHỮNG TRÒ CHƠI VIDEO CÓ TỐT CHO NÃO BỘ ?
Tất cả những giờ ngồi trước ordinateur để chơi không phải là vô ích…đối với não bộ. Vào năm 2015, một kíp những neuroscientifique Trung quốc và Úc đã phát hiện, ở những người chơi giỏi trong những trò chơi hành động (jeux vidéo d’action), một sự gia cố của vài cấu trúc của não bộ. Ta đã biết rằng những jeux vidéo d’action tăng cường những hiệu năng, đòi hỏi một sự chú ý thị giác tốt và một sự điều hợp không gian tốt. Thế mà, IRM (imagerie par résonance magnétique) chỉ rằng những hiệu năng tốt hơn này phát xuất từ insula, một vùng não ở đó hội tụ những đường vòng của sự chú ý và của sự điều hợp giác quan-vận động (circuit de l’attention và de la coordination sensorimotrice) : ở những người chơi giỏi, chất xám ở đó dày hơn và những nối kết giữa hai circuit được tăng cường. Do đó tính chất nhanh chóng của chúng.
(SCIENCES ET VIE 9,10,11 2019)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(19/12/2019)
Pingback: Thời sự y học số 599 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 622 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Cấp cứu nhi khoa số 36 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 625 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương