1/ LỰC SỐNG (FORCE VITALE) PHÁT XUẤT TỪ MỘT PHÂN TỬ NHỎ
Trong “Nhập môn nghiên cứu y khoa thí nghiệm” (introduction à l’étude de la médecine expérimentale), được công bố năm 1865, Claude Bernard, cha đẻ của sinh lý học hiện đại, không nói về năng lượng (énergie) mà về “force vitale” (lực sống), và định rõ ngay : ” Dầu cho tên mà người ra đặt cho nó là gì. Trong suốt thời gian sống của nó, ông đã viết như vậy, sinh vật vẫn dưới ảnh hưởng của lực sinh tồn sáng tạo này, và sự chết xảy đến khi nó không còn có thể được thực hiện”. Không những không theo chủ nghĩa thần bí, ông còn tin chắc rằng một ngày nào đó có thể quy điều bí ẩn này cho những tính chất vật lý-hóa học đơn thuần. Ông có lý !
Vào năm 1929, nhà sinh hóa học Đức Karl Lohmann khám phá rằng đường chỉ có thể được tách với sự hiện diện của một chất không vững và cho đến khi đó không được biết : adénosine triphosphate (ATP). Hôm nay ta biết rằng phân tử này tích giữ năng lượng dưới đang những liên kết hóa học (nối các nguyên tử với nhau) và hoàn lại nó khi mất đi một phosphate, trở thành adénosine diphosphate (ADP), sự cắt với phosphate sinh ra năng lượng. Ông nghi ngờ cơ chế này nhưng, vì không có phương tiện, nên không thể phát hiện nó.
Năm 1933, người Đức gốc Do thái Hans Adolf Krebs, nhà sinh hóa tài năng (và người khám phá lúc 30 tuổi chu kỳ của urée liên kết với sự thoái biến của những acide aminé trong cơ thể), từ giã đất nước mình, bị dày vò bởi sự dâng lên của chủ nghĩa nazisme, để định cư ở Anh. Năm 1937, ở đại học Sheffield (Yorkshire), ông khám phá quá trình sinh học trong tế bào, mà tất cả các chất đường, mỡ và protéine phát xuất từ thức ăn phải chịu. Và thật ngạc nhiên ! Đó là một sự nối tiếp của những phản ứng hóa học tạo thành những sản phẩm acide, luôn luôn như nhau, được đổi mới không ngừng trong một chu kỳ liên tục 11 giai đoạn. Vào mỗi giai đoạn, các enzyme can thiệp để đảm bảo sự biến hóa của một acide thành một acide khác, và oxygène được tiêu thụ.
Năm 1945, Fritz Albert Lipmann, người Đức gốc Do thái khác, đã trốn sang Hoa Kỳ và làm việc ở Massachusetts Hospital de Boston, mang lại một sự định rõ quan trọng : phân tử phát khởi chu kỳ Krebs là coenzyme A (CoA). Dầu cho chất nuốt vào là đường, mỡ hay protéine, chất này trở thành, ở một con người hay một động vật có vú, sau khi thoái biến, CoA ! Há không lạ lùng khi chứng thực rằng chất cuối cùng của tất cả những gì chúng ta ăn dẫn đến, trong các tế bào, một sản phẩm duy nhất ? Nhưng vì mục đích gì và tại sao một chu kỳ như thế ?
Tất cả những thí nghiệm được tiến hành trên thế giới dẫn đến cùng sự chứng thực : mục đích duy nhất của chu kỳ Krebs là biến đổi ADP trở lại thành ATP. Trong những năm tiếp theo, ta chứng thực rằng ATP là phổ biến, rằng nó là chất đốt của tất cả những tế bào động vật hay thực vật và của tất cả các vi sinh vật được biết. Rõ nét : là chất đốt của thế giới sống, ATP là “force vitale” mà Claude Bernard đã tiên đoán lực sống này sẽ được cụ thể hóa. Vấn đề còn lại là phải tìm thấy chu kỳ này đã xảy ra ở đâu trong những tế bào.
Sau Đệ nhị thế chiến, các nhà sinh học và hóa học say mê một cơ quan tử (organite) có hình bầu dục và dạng hạt, hiện diện thành đám trong tất cả các tế bào : ty lạp thể (mitochondrie : từ chữ hy lạp cổ “mitos” có nghĩa là “sợi chỉ”, và “chondros”, hạt). Nó được quan sát lần đầu tiên vào năm 1840, nhưng không ai biết vai trò của nó. Những tế bào của gan hay của các cơ, mỗi tế bào có 1000 đến 2000 ty lạp thể. Toàn bộ các ty lạp thể chiếm một thể tích lớn trong khoang tế bào, trung bình 20 đến 30%, 40% trong những tế bào của tim ! Vào đầu những năm 1950, sự xuất hiện cua kính hiển vi điện tử cho phép khám phá cấu trúc sâu kín của những thực thể lạ lùng này. Người ta chứng thực rằng chu kỳ Krebs diễn biến trong các ty lạp thể, rằng chúng là nơi oxygène sau cùng được tiêu thụ và rằng chúng hoạt động như những trung tâm năng lượng thật sự. Phải làm quen với ý nghĩ này : chúng ta không hô hấp với những lá phổi của chúng ta ; chúng chỉ là một cái lọc đơn thuần, cho phép oxygène gắn vào các hồng cầu của máu để các hồng cầu này phân bố khắp cơ thể. Hô hấp thật sự diễn ra trong các tế bào, trong lòng các ty lạp thể, nơi cuối cùng sử dụng oxygène và những gì chúng ta tiêu thụ, để đảm bảo sự sản xuất ATP, chất đốt phổ biến của thế giới sống.
Vào năm 1947, Krebs được bầu làm chủ tịch của Royal Society de Londres. Vào năm 1953, Krebs và Lipmann cũng nhận giải Nobel về sinh lý học hay y học do những công trình của họ. Vào năm 1957, Krebs công bố một công trình nghiên cứu xuất sắc về những biến hóa năng lượng ở người sống. Năm sau ông được Hoàng gia Anh phong quý tộc. Ông qua đời ở Oxford ngày 22 tháng 11 năm 1981. Lipmann tiếp tục những nghiên cứu ở đại học Havard (Boston), rồi ở Rockfeller Institute ở New York, thành phố ông qua đời ngày 24 tháng 7 năm 1986.
(PARIS MATCH 14/8-21/8/2019)
2/ LUỒNG GIÓ MỚI CHO CHRONOTHÉRAPIE
Người ta bắt đầu biết tốt hơn xét đến những nhịp sinh học như thế nào.RYTHME. Khi khen thưởng 3 nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Jeffrey Hall, Michael Rosbach và Michael Young, vì những công trình của họ lên các gène của đồng hồ sinh học nội tại (horloge biologique interne), giải Nobel y học năm 2017 cung giup cho những công trình thường kín mật, được thực hiện trong lãnh vực chronologie. Tuy vậy, sự xét đến những nhịp sinh học, nhất là nhịp circadien dựa trên sự luân phiên ngày-đêm mang lại những viễn cảnh mới trong y học người, như hai thí dụ mới đây chứng tỏ điều đó.
Trong bệnh Parkinson, một kíp nghiên cứu Hoa Kỳ đã cho thấy rằng những bệnh nhân được tiếp xúc hai lần mỗi ngày với một ánh sáng mạnh sẽ cải thiện những rối loạn giấc ngủ và làm giảm sự ngủ gà ban ngày, gần như thường gặp trong bệnh lý này, cũng như cải thiện tình trạng tổng quát của họ. Hiệu quả này có lẽ là do một sự tái đồng bộ (resynchronisation) của nhịp circadien, rất bị rối loạn trong bệnh Parkinson. Thí dụ khác, một kíp nghiên cứu của thành phố Lille mới đây đã cho thấy rằng những nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật van động mạch chủ ít xảy ra hơn khi can thiệp xảy ra vào buổi chiều chứ không phải buổi sáng, vì vài phản ứng sinh học không mong muốn của cơ tim tùy thuộc vào đồng hồ nội tại.
Hiện diện trong mỗi tế bào, đồng hồ nội tại này sinh những nhịp sinh lý 24 giờ (circadien). Tuy nhiên tất cả những nhịp này phải được đồng bộ hoá. Đó là vai trò của đồng hồ trung ương (horloge centrale) và của “donneurs de temps” mà donneur chính là ánh sáng ban ngày. Ánh sáng này, qua võng mạc, kích thích một vùng nhỏ ở trung tâm của não, noyau suprachiamatique, nhạc trưởng thật sự của thời gian nội tại (temps intérieur). Chính nó truyền “top” cho toàn cơ thể qua hệ thần kinh tự trị và qua sự tiết chu kỳ của các hormone : mélatonine, mà sự sản xuất cực đại trong đêm, và cortisol, mà sự sản xuất bởi các tuyến thượng thận bắt đầu gia tăng một ít trước khi thức tỉnh. Những synchronisateur khác cũng can thiệp, như sự luân phiên nghỉ ngơi/hoạt động, giờ ăn, đời sống xã hội, thể dục. Tổng cộng, 20 đến 40% các phân tử sinh học được sản xuất bởi cơ thể thay đổi ít nhiều theo nhịp ngày đêm (rythme circadien).
Từ lâu những thầy thuốc đã chứng thực rằng vài rối loạn cũng tùy thuộc thời điểm trong ngày. ” Ta thấy nhồi máu cơ tim xảy ra vào lúc đầu sáng 3 lần nhiều hơn thời gian còn lại, bởi vì sự xuất hiện của chúng được liên kết với những thay đổi của cao huyết áp tăng lên vào cuối đêm “, GS Pierre Boutouyrie, cardiologue (HEGP, Paris và Inserm) đã giải thích như vậy. Trong những bệnh viêm như viêm đa khớp dạng thấp, cấp tính hơn vào ban đêm. Trong médecine du travail, tác động trong thời gian dài hạn của sự làm việc theo ca (travail posté) hay sự làm việc ban đêm (travail de nuit), làm xáo trộn cycle circadien, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của ung thư. Cũng vậy đối với những bệnh lý viêm. ” Hệ miễn dịch đáp ứng theo một nhịp circadien. Số lượng những tế bào lympho hay đại thực bào dao động theo nhịp circadien này, cũng như năng lực của những tế bào này thâm nhiễm các mô hay sản xuất những phân tử chống vi khuẩn “, nhà nghiên cứu Hélène Duez (Inserm IP Lille) đã định rõ như vậy.
Khi đồng hồ nội tại bị rối loạn, ta có thể thử tái đồng bộ nó. Đó là điều được thực hiện trong những rối loạn của giấc ngủ, bằng cách khiến bệnh nhân cải thiện đồng hồ nội tại bằng những khác nhau rõ rệt hơn trong tiếp xúc ánh sáng ngày-đêm và trong chu kỳ hoạt động/nghỉ ngơi. Luminothérapie có một hiệu quả chống trầm cảm được biết rõ. Trong những rối loạn tâm thần nặng, can thiệp lên những nhịp circadien có thể bền lâu hơn : sự làm mất ngủ dưới sự kiểm soát, ở bệnh viện, có một tác dụng chống trầm cảm mạnh, mặc dầu tạm thời.
Ta cũng có thể thử dựa trên những thay đổi sinh học ngày đêm để gia tăng tính hiệu quả của những điều trị hay giảm bớt độc tính của chúng. Nhưng để có tác dụng, một loại thuốc phải đạt đích với liều lượng đúng, sau một loạt những biến hóa, nhất là trong gan và máu, bởi những phân tử sinh học mà một vài có nhịp ngày đêm. Vậy không hẳn là đơn giản. Những corticoides hiệu quả hơn và được dung nạp tốt hơn buổi sáng, có lẽ vì nhịp của cortisol, mà sự tiết đạt cao điểm giữa 7 và 9 giờ. ” Ta biết rằng những thuốc chống cao áp như sartan, hiệu quả buổi chiều hơn buổi sáng, nhưng ta không biết rõ tại sao “, GS Boutouyrie đã chỉ rõ như vậy. Nhiều thuốc chống viêm không stéroide được dung nạp tốt hơn buổi chiều…
Chính trong ứng thư học mà chronothérapie hứa hẹn nhất, với những kết quả đặc biệt đáng lưu ý trong ung thư đại trực tràng. Nhưng mục tiêu, cá thể hóa điều trị theo những đặc điểm của mỗi bệnh nhân, còn đòi hỏi nhiều tiến bộ.
(LE FIGARO 9/4/2018)
3/ NHỊP NGÀY ĐÊM (RYTHME CIRCADIEN) TRONG BỆNH LÝ UNG THƯ
Phần lớn các thuốc chống ung thư là độc đối với những tế bào phân chia. Thế mà, chu kỳ phân chia này là, trong mỗi tế bào, được điều hoà bởi horloge circadienne. ” Trong những tế bào ung thư, đồng hồ này nói chung bị biến thái. Bởi vì nó kiểm soát chu kỳ tế bào (cycle cellulaire), kết quả là một sự mất kiểm soát phân chia tế bào, của cơ chế chết do apoptose của tế bào ung thư (sẽ tăng sinh), và cũng của sự điều hoà chuyển hóa của các loại thuốc”, GS Francis Lévi, chuyên gia của chronologie des cancers (Warwick, Anh) đã giải thích như vậy.
Những dữ kiện thí nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng một điều trị chống ung thư được dung nạp tốt hơn khi nó được cho ở vài giờ trong ngày, và rằng khi đó nó cũng hiệu quả hơn. ” Phần lớn nhưng tế bào của ký chủ đã giữ một rythme circadien mà những tế bào ung thư đã đánh mất. Trong vi môi trường ung thư (microenvironnement tumoral), những tế bào ung thư này, vì đã bảo tồn nhịp circadien của chúng, nên có khả năng kiểm soát ung thư trong một chừng mực nào đó. Ta có thể giả định rằng cho một thuốc chống ung thư vào một lúc không đúng có hại cho nhịp circadien của bệnh nhân, và tạo điều kiện cho sự tiến triển của ung thư.” Dựa trên nhịp circadien cho phép giảm độc tính đối với cơ thể đồng thời gia tăng tính hiệu quả lên khối u.
Trong một công trình nghiên cứu ở những bệnh nhân với một ung thư đại trực tràng di căn, kíp của GS Lévi đã cho thấy rằng một hóa trị (chimiothérapie) được cho vào giờ tối ưu, gia tăng một cách đáng kể tỷ lệ sống còn của đàn ông (hơn 2 năm) nhưng không phải phụ nữ.Ta biết rằng giờ cho thuốc tối ưu này bị chênh lệch 4-6 giờ giữa đàn ông và đàn bà, mà sự chuyển hóa khác nhau.
LÀM CHẬM SỰ TĂNG TRƯỞNG UNG THƯ.
Nhiều kíp nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng ta có thể trên phương diện thí nghiệm làm chậm sự tăng trưởng của khối u bằng cách tăng cường sự điều hợp toàn bộ ngày và đêm bằng một luân phiên ánh sáng-bóng tối rõ rệt, một chế độ ăn uống được hoạch định, tiêm những synchronisateur như corticoides…Đối với BS Christian Focan, cancérologue (CHC, Liège, Belgique), ” một nửa các bệnh nhân có một nhịp bị biến đổi. Thế mà một nhịp ngày đêm tốt, đó là một ưu điểm trước, trong và sau điều trị. Có lẽ có lợi ích khi tái đồng bộ (resynchroniser) các bệnh nhân trước điều trị, thí dụ với một liều cortisol được cho vào buổi sáng và một liều mélatonine vào đầu buổi chiều, nhưng điều đó chưa được đánh giá trong lâm sàng”.
Hom nay, chronothérapie của những ung thư tìm cách xét đến tốt hơn những khác nhau này giữa các cá nhân. Phải biết mỗi thuốc chống ung thư chịu những biến hóa nào, nhiều giai đoạn của chuyển hóa của nó tương quan với nhau như thế nào, theo những động lực nào, chúng thay đổi ra sao theo giờ cho thuốc…Nhận diện những giai đoạn nguy kịch xác định giờ tối ưu cho mỗi thuốc cần sự điều biến của những dữ kiện này in vitro, in vivo ở chuột, rồi ở người “, GS Lévi đã giải thích như vậy.
(LE FIGARO 9/4/2018)
4/ NHỮNG BỆNH LÝ TIM MẠCH CŨNG THEO NHỊP NGÀY ĐÊM (RYTHME CIRCADIEN)
Những thầy thuốc biết rõ tác động của những nhịp ngày đêm lên hệ tim mạch. ” Huyết áp dùng để phân bố máu trong các cơ quan. Hoạt động cơ sinh nhu cầu, nó cao hơn trong thời kỳ thức tỉnh hơn là trong giấc ngủ, GS Boutouyrie đã nhắc lại như vậy. Hoạt động cơ cũng thay đổi theo những nhịp khác, nhất là mùa (rythme saisonnier), với những trị số vào mùa hè thấp hơn vào mùa đông, được giải thích bởi những mất nước và muối do vã mồ hôi và đôi khi khiến phải giảm vài điều trị lợi tiểu nặng vào mùa hè.”
” Huyết áp đạt một cao điểm trong giờ sau khi thức giấc. Đỉnh cao này là do sự kích hoạt đồng thời của tất cả những hệ thức tỉnh (système d’éveil) và gây một áp lực dư (surpression) trong các động mạch trong khoảng một giờ lúc thức tỉnh, bắt đầu trước khi đứng dậy và gia tăng sau đó. Sự tăng gánh huyết động này, do kéo lên các thành mạch, có thể đủ để làm mất ổn định và làm vỡ thành mảnh những mảng xơ vữa động mạch (plaque d’athérome) dễ vỡ trên các các động mạch vành, do đó xảy ra nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim “, thầy thuốc chuyên khoa tim đã giải thích như vậy.
Rất khó tránh đỉnh cao huyết áp này. Nếu vài loai thuốc chống cao áp (IEC và sartans) hiệu quả hơn khi cho buổi chiều hơn là buổi sáng, ta đã không thể đo tác dụng đặc hiệu của nó lên áp lực dư này (surpression) vào buổi sáng. ” Những điều trị chống cao áp khác như các thuốc lợi tiểu và những antagoniste calcique có một thời gian tác dụng dài đến độ điều đó không có tầm quan trọng. Với những phương thức hiện nay, ta điều chỉnh được 85-90% những cao huyết áp.”
Nhịp tim cũng rất nhạy cảm với hệ thần kinh tự trị, được kích hoạt buổi sáng hơn là buổi tối. ” Cú điện thoại nhận được giữa đêm là một kích thích mạnh đối với những loạn nhịp, bởi vì tim, nếu nó gia tốc nhanh, tái phân cực chậm hơn vào ban đêm “, thầy thuốc chuyên khoa tim đã định rõ như vậy. Đối với ông, cũng phải chẩn đoán và điều trị tốt hơn những ngừng thở ngắn lúc ngủ (apnée du sommeil). ” Tương đương với một stress lập lại, những apnée du sommeil có thể gia tăng huyết áp ban đêm cao hơn trị số ban ngày, đến độ huyết áp này mất nhịp circadien của nó. Đó là một yếu tố gia trọng của tất cả những bệnh lý tim phải tuyệt đối xử trí.”
(LE FIGARO 9/4/2018)
5/ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH THEO NHỊP NGÀY ĐÊM
IMMUNOLOGIE. Bị bệnh vào buổi sáng hay buổi chiều, điều đó thay đổi gì ? Một kíp những nhà nghiên cứu Thụy Sĩ vừa làm rõ đặc tính những khác nhau trong đáp ứng miễn dịch theo nhịp circadien, nghĩa là tất cả những hiện tượng sinh học kế tiếp nhau trong 24 giờ. Như thế cơ thể phản ứng với ánh sáng, với những kích thích tố để thiết đặt nhịp của giấc ngủ, của chuyển hóa và những quá trình sinh lý khác.Dưới sự chỉ đạo của Christoph Scheiermann, giáo sư dịch tễ học ở đại học Genève, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc những công trình nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này, trong những trường hợp nhiễm trùng hay các bệnh. Như thế họ đã có thể xác nhận rằng số những bạch cầu, những tế bào chuyên môn hóa trong phòng vệ miễn dịch của cơ thể, thay đổi một cách tự nhiên theo nhịp circadien. Như thế khiến ta nghĩ rằng phải xét đến đồng hồ nội tại này để thiết đặt những điều trị. ” Dường như thích đáng khi nghĩ rằng có thể có những áp dụng lâm sàng, từ ghép cơ quan cho đến những tiêm chủng “, Christoph Scheiermann (những kết quả được công bố trong tạp chí Trends in immunology) đã đánh giá như vậy.
Các nhà nghiên cứu đã có thể chứng thực rằng những nhồi máu cơ tim thường xảy ra hơn vào buổi sáng và khi đó có khuynh hướng nặng hơn những cơn nhồi máu xảy ra vào buổi chiều. Số những tế bào đơn nhân (monocyte), những tế bào miễn dịch chuyên môn trong sự chống lại các tác nhân gây bệnh, virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng, tăng cao trong ngày. Dường như chúng tăng nhiều hơn vào buổi chiều và ít hơn vào buổi sáng, dẫn đến một sự bảo vệ tim ít tốt hơn vào lúc ban đầu của ngày. Ở chương các nhiễm trùng bởi các ký sinh trùng, các nhà nghiên cứu đã chứng thực rằng bị nhiễm bởi một ký sinh trùng dạ dày-ruột vào buổi sáng cho phép loại bỏ nó tốt hơn so với một nhiễm trùng được phát khởi vào buổi tối. Ngược lại một độc tố liên kết với một viêm phổi sẽ được chống lại tốt hơn vào buổi chiều. Những triệu chứng của một dị ứng cũng theo nhịp ngày đêm : Nói chung chúng nặng hơn giữa nửa đêm và lúc trời sáng. Tuy vậy những cơ chế điều hòa sự dao động trong ngày của các bạch cầu vẫn còn bí mật.
(LE FIGARO 20/5/2019)
6/ VITAMINE D
GS Cédric Annweiler, chef du service de gériatrie, CHU d’Angers giải thích rằng những người Pháp thường thiếu vitamine D, tuy vậy chất này là thiết yếu cho sự cân bằng của nhiều chuyển hóa.
Hỏi : Vitamine D là gì và nó phát xuất từ đâu ?
GS Cédric Annweiler : Theo định nghĩa, những vitamine là những chất cần thiết cho cơ thể con người bởi vì cơ thể không thể chế tạo chúng. Từ hơn một thế kỷ này, dầu gan cá thu, giàu vitamine D, phòng ngừa bệnh còi xương (rachitisme) và tình trạng xương dễ vỡ, điều này khiến nó được xem như một vitamine. Trên thực tế, đó chủ yếu là một hormone : cơ thể có thể, dưới tác dụng của những tia tử ngoại B (UVB) của ánh nắng mặt trời, sản xuất nó trong da, bắt đầu từ một dẫn xuất của cholestréol. Và chế độ ăn uống cũng mang lại vitamine D.
Hỏi : Những thức ăn giàu vitamine D là gì ?
GS Cédric Annweiler : Có hai loại vitamine D : D2 (ergocalciférol), được mang lại bởi thực vật và nấm, và D3 (cholécalciférol), nguồn gốc động vật. Những thức ăn giàu D3 là cá mỡ (morue, saumon, thon, sardine, maquereau) và, trong một chừng mực ít hơn, những sản phẩm sữa và trứng. Sự cung cấp dinh dưỡng vitamine D được khuyến nghị là từ 200 đến 600 đơn vị quốc tế mỗi ngày, tùy theo tuổi. Không cho bổ sung và không ánh nắng mặt trời (đã sản xuất D3, hiệu quả hơn D2), phải ăn 140 sardines mỗi tuần hay 35 tấm bơ nhỏ !
Hỏi : Ở những người Pháp, nồng độ của vitamine D là gì ?
GS Cédric Annweiler : Ở những người có sức khỏe tốt, vitamine D trong máu (25-OH-calciférol) phải trên hoặc bằng 20 ng/ml. Nồng độ tối ưu giữa 20 và 40. Ở những người rất già, yếu ớt, bệnh và những người béo phì, ta khuyến nghị ít nhất 30 ng/ml (ta nói là insuffisance khi dưới 30 và carence khỉ dưới 10). 8 người Pháp trên 10 dưới mức 30ng/ml và gần như 1 trên 2 dưới mức 20, điều này là không đủ ! Sự chiếu ánh nắng mặt trời qua da đảm bảo 80% những cung cấp tự nhiên, chế độ ăn uống và sự cho bổ sung đảm bảo phần còn lại. Những yếu tố điều biến là tuổi tác (những người già ít tiếp xúc voi ánh nắng mặt trời hơn và da của họ nghèo tiền chất của D3), thời gian tiếp xúc với ánh nắng và cường độ của các tia tử ngoại (liên kết với mùa và với miền : ở Paris, từ tháng 10 đến tháng 4, không có đủ UVB để sản xuất D3), những thói quen ăn uống và, ăn mặc những crème solaire (chúng làm dừng hơn 80% những tia tử ngoại B),…
Hỏi : Những tác dụng khác nhau được quy cho vitamine D là gì ?
GS Cédric Annweiler :
1. Hai tác dụng (phối hợp với canxi) có lợi và chắc chắn : phòng ngừa những gãy xương ở người già, bởi vì vitamine D làm dễ sự hấp thụ trong ruột của canxi thức ăn và sự tái hấp thụ nó ở thận, như thế tránh ostéomalacie (xương mềm), ostéoporose (loãng xương) và gia tăng tính hiệu quả của các thuốc chống loãng xương. Vitamine D cũng phòng ngừa té ngã, có lẽ do một tác dụng lên các cơ (cơ co mạnh hơn, cơ ít mệt hơn) và trên não (điều hòa tốt hơn những cử động).
2. Vitamine D được liên kết với một sự giảm 5 lần nguy cơ bị Alzheimer trong 7 năm ở những người già.
3. Vitamine D kích thích vài gène sửa chữa những tế bào và những cơ chế miễn dịch, như thế làm giảm nguy cơ bị bệnh tự miễn dịch (maladie auto-immune).
4. Sau cùng, nó dường như kềm hãm sự tiến triển của vài ung thư. Theo một phân tích mới đây, nó không có tác động đáng kể tim mạch.
Hỏi : Làm sao duy trì một nồng độ bảo vệ thích đáng ?
GS Cédric Annweiler : Phải khuyến khích hoạt động ở ngoài trời. Từ tháng 10 đến tháng 4, một sự cho bổ sung có thể được đề nghị bởi thầy thuốc điều trị. Ở những người không đủ vitamine D, cần cho những điều trị tấn công (thí dụ 50.000 đơn vị mỗi tuần trong 1 đến 2 tháng), rồi duy trì (50.000 đến 100.000 đơn vị mỗi tháng), suốt đời.
(PARIS MATCH 5/9-11/9/2019)
Đọc thêm : TSYH số 375 : bài số 10 (Viamine D et AVC)
TSYH so 367 : bài số 4 (Viamine D et HTA)
TSYH so 280 : bài số 4, 5 (Vitamine D et Tuberculose)
7/ IMAGERIE OPTIQUE : KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC.
Ra đời cách nay 25 năm, tomographie par cohérence optique (OCT) đã trở nên cần thiết trong nhãn khoa. Nó cho phép, một cách không xâm nhập, thấy dưới dạng lát cắt và chụp những bề mặt của tất cả những cấu trúc của mắt và đo bế dày của chúng (võng mạc, giác mạc…). Từ 2013, có thể thấy những huyết quản võng mạc mà không cần tiêm thuốc nhuộm màu. Ngoài chẩn đoán, OCT làm dễ sự theo dõi những bệnh nhân bằng chụp hình ảnh và sự đánh giá đáp ứng với điều trị. Kỹ thuật này cũng được dùng trong khi mổ, trong chirurgie réfractaire (cận thị) và đôi khi cho phẫu thuật glaucome. OCT tương đương với siêu âm optique, thay vì sử dụng những sóng âm thanh (onde sonore), sử dụng những sóng ánh sáng (ondes lumineuses) vô hại, phản chiếu lên các mô và hoàn lại những tín hiệu, mà ordinateur khôi phục lại thành những hình ảnh chi tiết từng micromètre.
(PARIS MATCH 5/9-11/9/2019)
8/ NHẠC ĐƯỢC SÁNG TÁC CHO NHỮNG TRẺ SINH NON NẶNG.
Nhạc có một tác dụng có lợi trên những nối kết của những tế bào thần kinh của các nhũ nhi.NEONATOLOGIE. Saybie nhỏ bé cân nặng 245 g vào lúc sinh. Trọng lượng thấp nhất từng ghi được đối với một grand prématuré đã sống sót, một bệnh viện của San Diego (Hoa Kỳ) đã loan báo như vậy. Kỷ lục này chứng tỏ những tiến bộ được thực hiện trong điều trị nhưng em bé ra đời quá sớm này. Để làm dễ sự phát triển của não bộ của những trẻ sinh non này và như thế giảm bớt những di chứng, các thầy thuốc của đại học Genève (Thụy Sĩ) đã có ý tưởng mang lại cho chúng một môi trường âm thanh thuận lợi cho sự thuần thục của hệ thần kinh hơn là môi trường gây căng thẳng của bệnh viện. Để được như thế, họ đã hợp tác với nhạc sĩ Andreas Vollenweider. Ông đã sáng tác 3 khúc nhạc kéo dài 8 phút. Giai điệu và các nhạc cụ : đàn hạc (harpe), chuông con (clochette), sáo Ấn độ, đuoc lựa chọn một cách cẩn thận. Thế mà điều đó có hiệu quả : những thăm khám bằng chụp hình ảnh não xác nhận tác dụng có lợi lên tính nối kết của não (connectivité cérébrale) của các em bé.
(SCIENCES ET AVENIR 7/8-2019)
Đọc thêm : TSYH số 513 : bài số 10
9/ STRESS ĐƯỢC ĐO BẰNG NƯỚC DÃI
BIOLOGIE MEDICALE. Hàng không quân sự Hoa Kỳ quan tâm một khám phá của đại học Circinnati (Ohio) để phát hiện sự lo lắng của các phi công từ một mẫu nghiệm của nước dãi, máu, nước tiểu hay mồ hôi. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng nồng độ của các hormone de stress có thể được đánh giá theo sự hấp thụ của ảnh sáng tử ngoại trong một mẫu nghiệm của dịch cơ thể.
(SCIENCES ET AVENIR 7/8-2019)
10. NGỘ ĐỘC OPIOIDE : CHẤT ĐỐI KHÁNG KHÔNG KHÁ DỄ TIẾP CẬN ?MEDICAMENT: Tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng của các opioide, chịu trách nhiệm hơn 47.000 trường hợp tử vong năm 2017 ở Hoa Kỳ, không ở cùng mức ở Pháp, nhưng các người chủ chốt của lãnh vực lo ngại một sự lên trở lại đáng quan ngại của những trường hợp ngộ độc trong đất nước chúng ta (Pháp). ” Ta đã trở lại 450 trường hợp mỗi năm, gần với mức cũ của những năm 1990 trước khi xuất hiện những điều trị thay thế làm hạ tỷ lệ này “, GS Michel Reynaud, chủ tịch danh dự của France patients experts addictions (FPEA) đã giải thích như vậy. Tuy vậy có một chất đối kháng (antidote), naloxone, dễ sử dụng bằng spray nasal (Nalscue) hay nếu không có, bằng tiêm (Prenoxad), nhưng tình trạng sẵn có để sử dụng của nó có vấn đề. ” Những người có nguy cơ hay những người thân phải có sẵn nó để hành động nếu những dấu hiệu ngộ độc xuất hiện : rối loạn tri giác, chậm nhịp tim và nhịp thở, hẹp đồng tử (myosis)”, vị thầy thuốc đã giải thích như vậy.
” Phải bỏ động tác máy móc của người nghiện héroine (junkie) với ống tiêm sẵn sàng trong tay, ông nói thêm như vậy, hôm nay ngộ độc có thể xảy ra ở những bệnh nhân dùng opioides để điều trị triệu chứng đau quan trọng. Và điều đó không có nghĩa là phải làm phức tạp sự tiếp cận các thuốc đối với những người cần chúng.”
Chính vì vậy hiệp hội đã họp với 18 partenaires, trong đó có Fédération française d’addictologie, Fonds actions addictions và Fédération addiction để trình bày 12 đề nghị để phát triển và làm dễ sự tiếp cận đối với naloxone.
” Người ta đánh giá thấp tầm quan trọng của dược sĩ trong parcours de soins, tuy vậy chính sự tiếp xúc với dược sĩ được gán cho một tầm quan trọng đặc biệt trong parcours của một người phải đấu tranh với căn bệnh của mình “, Albert Caporossi, thư ký của FPEA, đã giải thích như vậy.
(LE FIGARO 2/9/2019)
Đọc thêm : TSYH số 505 : bài số 5
TSYH số 507 : bài số 10
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/9/2019)