1/ ĐAU ĐẦU GỐI : HẠN CHẾ NHỮNG TÁC HẠI CỦA TÌNH TRẠNG TĂNG THỂ TRỌNG
Trọng lượng quá mức là một yếu tố nguy cơ quan trọng của hư khớp gối (gonarthrose), sự phá hủy sụn xảy đến cho 10% những người trên 50 tuổi.ARTICULATION. Không có gì tầm thường hơn một đầu gối đau. Trước 50 tuổi, thường nhất đó là do những sụn nêm (ménisque), hai sụn amortisseur trong khớp, có thể bị nứt do chấn thương. Nhưng về sau này, 9 trường hợp trên 10 nguyên nhân là do sự phá hủy của sụn khớp (cartilage articulaire), hay hư khớp gối (gonarthrose) : 10% những người trên 50 tuổi, hoặc 5 triệu người ở Pháp, bị hư khớp gối, và 30% những người từ 65 đến 75 tuổi.
Khám lâm sàng là cần thiết cho chẩn đoán. ” Đau hằng định ngay khi ta sử dụng đầu gối hướng về một hư khớp gối (gonarthrose) mà chụp X quang đầu gối đủ để xác nhận, GS Pascal Richette, rhumatologue của bệnh viện Lariboisière (Paris) đã định rõ như vậy. Một đầu gối sưng, đau vào ban đêm và buổi sáng, được cải thiện sau đó, hướng hơn về một bệnh lý viêm (viêm đa khớp dạng thấp, goutte…) mà sự phân tích chọc dò hoạt dịch sẽ xác nhận.” Một đầu gối không vững nhưng không đau thật sự chỉ hơn một bệnh lý dây chằng.
Những yếu tố nguy cơ chính của hư khớp gối, sự lão hóa, những chấn thương ở đầu gối, nhưng trước hết sự quá tải trọng lượng (surpoids). Theo một phân tích méta mới đây, sự dư thừa trọng lượng tăng gấp đôi nguy cơ bị hư khớp gối, chứng béo phì tăng gấp 2,5. Từ nay ta nói ngay cả hư khớp gối chuyển hóa (gonarthrose métabolique). ” Ngoài ứng lực cơ học (contrainte mécanique) của tăng trọng lượng lên đầu gối, một tác dụng của viêm âm thầm liên kết với chứng béo phì được nghi ngờ. Như thế, sự tăng thể trọng càng gia tăng, tỷ lệ mắc phải hư khớp của các bàn tay càng gia tăng mặc đầu không có ứng lực cơ học, GS Jérémie Sellam, rhumatologue thuộc bệnh viện Cochin (Paris) đã nói rõ như vậy. Ngoài ra, những bệnh chuyển hóa liên kết với chứng béo phì (đái đường, cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa…) thêm vào nguy cơ béo phì riêng rẻ một nguy cơ hư khớp gối. ” Tuy nhiên giả thuyết này vẫn cần được tranh luận, vì đối với vài người ứng lực cơ học (contraine mécanique) vẫn là tác hại chính của sự tăng trọng lượng.
Khi đau xuất hiện thì đã quá muộn : sự phá hủy của sụn, ít được tưới máu, ít được phân bố thần kinh và ít được tái sinh, đã bắt đầu. ” Vài bệnh nhân rất bị thương tổn sẽ phải có một prothèse trong 5 đến 10 năm. Những bệnh nhân khác sẽ luôn luôn bị đau vừa phải. Những bệnh nhân khác sẽ rất đau một thời gian, rồi đau sẽ giảm..Những cường độ của đau là một chỉ dấu tính chất nhanh chóng của sự trầm trọng”, GS Richette đã giải thích như vậy.
Trong những khuyến nghị mới nhất, Société française de rhumatologie nhấn mạnh : sự điều trị thuốc phải được cá thể hóa và được tái đánh giá một cách đều đặn, và phải liên kết với nó những biện pháp không dùng thuốc.
Nếu có tăng thể trọng hay béo phì, sự làm gầy là một phần chính yếu của điều trị, cũng như sự chống lại tình trạng nhàn rổi không hoạt động (sédentarité). ” Một sự mất trọng lượng 10% đã có một hiệu quả đáng kể lên đau và có lẽ lên sự xuống cấp của sụn. Chirurgie bariatique có thể được xét đến, thí dụ nếu một người với một béo phì nặng bị đau ở các đầu gối đến độ bệnh nhân không ra khỏi nhà nữa, GS Sellam đã nhấn mạnh như vậy. Hư khớp đau (arthrose douloureuse) không những ảnh hưởng chất lượng sống, mà còn thời gian sống vì những bệnh chuyển hóa liên kết với tình trạng không hoạt động do đau.
Khi đau trở nên quá mạnh, sự đặt một prothèse có thể cần thiết. Ở Pháp, 80.000 đến 90.000 prothèse du genou được đặt mỗi năm. Theo một công trình nghiên cứu mới đây, số prothèse được đặt ở Hoa Kỳ phải tăng gấp đôi từ nay đến 2030, gấp bốn từ nay đến 2040. Một khuynh hướng có nguy cơ xảy ra toàn bộ. Prothèse có thể một phần (chỉ phần thương tổn được lấy đi) hay hoàn toàn ”
Với prothèse một phần, can thiệp và sự phục hồi nhanh hơn, nguy cơ bị những biến chứng ít hơn. Những động tác là tế nhị hơn và nguy cơ thất bại lớn hơn : 10% trong số chúng phải được mổ lại trong 10 năm, so với 5% những prothèse totale, GS Jean-Yves Jenny, chirurgien orthopédique của CHU de Strasbourg, đã giải thích như vậy. Prothèse một phần cũng gìn giữ tốt hơn những dây chằng, can thiệp vào proprioception của đầu gối.
Từ nay những bệnh nhân được mổ vào buổi sáng đôi khi được cho đứng dậy ngay buổi chiều nhờ những protocole phục hồi chức năng gia tốc sau khi mổ. ” Trong khoa của tôi, từ nay chúng tôi ngay cả thực hiện ngoại trú 1/3 những can thiệp này “, thầy thuốc ngoại khoa đã nói rõ như vậy. Sự phục hồi chức năng có thể được giới hạn vào sự tái tục những hoạt động bình thường.
Những nhiễm trùng và những tai biến huyết khối-nghẽn mạch là hiếm (dưới 1%). Nhưng vài bệnh nhân vẫn còn tiếp tục đau.” Những kết quả không hoàn hảo như trong prothèse de la hanche, trong đó 70% những người được mổ quên sự hiện diện của nó, so với chỉ 30% đối với prothèse du genou, mà khớp phức tạp hơn.” Những kết quả mà sự cá thể hóa càng ngày càng gia tăng của các prothèse sẽ cải thiện.
(LE FIGARO 6/5/2019)
Đọc thêm : TSYH số 392 : bài số 1, 2
2/ ” TÔI CÀNG ÍT CỬ ĐỘNG TÔI CÀNG ĐAU “
Đau không để tôi ngơi. Ban đêm, tôi phải đặt coussin giữa các đầu gối để có thể ngủ.” Vào 61 tuổi, từ bảy năm nay Claude bị hư khớp ở hai đầu gối. Không có vấn đề tăng thể trọng trong trường hợp của bà, nhưng một thể tạng gia đình thuận lợi : mẹ và hai người chị của bà bị hư khớp.
” Điều đó đã bắt đầu với đau ở chỗ hõm của đầu gối. Chỉ vào hai năm sau, khi đau đã gia tăng và khu trú ở phía trước và phía bên của đầu gối, mà hư khớp gối được gợi lên và được xác nhận bởi X quang. ”
Hư khớp gối này xảy ra ở khớp của xương bánh chè trên xương đùi (arthrose fémoro-patellaire). ” Càng ngày tôi càng trở nên bị đau khi lên và xuống cầu thang, và khi bước.” Claude cũng cần một thời gian débrouillage lúc thức dậy hay sau khi đã ngồi lâu.” Vào lúc dậy, trong một hay hai phút tôi có cảm tưởng khủng khiếp bị liệt…”
Còn về thuốc, paracétamol hầu như không làm giảm đau. Bà cũng dùng những thuốc kháng viêm ” nhưng rất ít, bởi vì những tác dụng phụ, mặc dầu điều đó giảm đau nhiều…”. Sau khi được theo dõi bởi rhumatologue, Claude được hướng về bệnh viện Cochin. Người ta đã rửa khớp (lavage intra-articulaire) cho tôi với tiêm corticoides làm tôi giảm đau nhiều, rồi nhiều mũi tiêm vào trong khớp acide hyaluronique nhưng không có tác dụng lắm.” Đau cũng khiến phải đi cà nhắc. Vì khớp bị biến dạng, một ostéotomie (cắt xương, dựng đứng lại rồi duy trì sự điều chỉnh này,” nhưng nó không có một hiệu quả nào lên triệu chứng đau “.
CHẲNG BAO LÂU NỮA : PROTHESE
Vì thế, Claude từ chối sự không hoạt động. ” Tôi sống, tôi cử động mac dau đi khập khiễng, tôi mang những semelle, những genouillière khi tôi bước lâu, đôi khi tôi dùng một chiếc gậy…Điều tệ hại nhất, đó là những vận chuyển công cộng. Thật may mắn, tôi còn lái xe, ngay cả đôi khi tôi đau khi bước vào xe.” Là giáo viên, Claude đã phải từ bỏ mẫu giáo mà bà rất ham me để đòi hỏi một nhiệm sở ở tiểu học, it gay go hơn về mặt vật lý. Từ lâu bà không chạy nữa, không còn có thể làm những cuộc đi chơi xa mà bà yêu thích nữa, nhưng tiếp tục đi đến bể tắm mỗi tuần. Là hội viên của Association française de lutte antirhumatismale, ba ngay cả đã theo một lớp đào tạo để làm linh hoạt những buổi giáo dục điều trị.
” Thật vậy, tôi càng ít động đậy tôi càng đau hơn. Cử động làm tôi giảm đau “, bà đã giải thích như vậy. ” Tôi rất hoạt động, và đó là điều làm tôi đứng vững. Những đau mãn tình cuối cùng làm suy sút tinh thần, làm hao mòn. Vậy Claude đã chọn prothèse. ” Trước hết ở đầu gối phải, rồi cái thứ hai sẽ tiếp theo sau.” Lời khuyên của bà ? ” Hãy sử dụng tất cả mọi phương tiện sẵn có để ít đau hơn, có một vệ sinh đời sống tốt và cử động, cử động…”
(LE FIGARO 6/5/2019)
Đọc thêm : TSYH số 412 : bài số 3
3/ DÙNG MỌI KHẢ NĂNG ĐỂ CHỐNG ĐAU
Vì không có điều trị chữa lành, sự điều trị hư khớp gối phải kết hợp tất cả những phương tiện để làm giảm đau và hạn chế sự trầm trọng của nó.
Cho đến nay không có một loại thuốc nào có thể chữa lành hay kềm hãm sự tiến triển của bệnh hư khớp gối, nhưng chúng giúp chống đau. ” Paracétamol không hiệu quả lắm. Những opioides faibles (tramadol, lamaline, codéine), khá hiệu quả, không luôn luôn được dung nạp tốt. Những thuốc chống viêm đôi khi bị chống chỉ định”, GS Richette đã nói như vậy. Những topique, những gel kháng viêm trên vùng đau, nhất là vào ban đêm, có hiệu quả và không có những tác dụng phụ.
Khả năng khác, tiêm ngấm (infiltration) cortisone hay acide hyaluronique trong khớp gối. Tiêm vào trong khớp những kháng thể anti-TNF hay anti-interleukine-1, công hiệu trong những phong thấp khớp, nhưng không có tác dụng trong hư khớp gối. Tiêm trong khớp PRP (plasma riche en plaquette) thiếu đánh giá có sức thuyết phục. ” Những kháng thể anti-NGF đầy hứa hẹn chống đau, nhưng không có tác dụng lên quá trình. Những thuốc khác đang được thử nghiệm, như những chất ức chế Wnt hay sprifermine, có thể có một tác dụng bảo vệ sụn “, thầy thuốc rhumatologue đã xác định như vậy.
Sự điều trị không dùng thuốc trước hết phải tập trung vào đầu gối. ” Điều đó có thể qua sự kê đơn một genouillière, có những tính chất chống đau, những orthèse, semelles amortissantes…cứ mỗi lần ta thắng đau một ít, GS Rannou, chuyên gia y khoa vật lý và phục hồi chức năng ở bệnh viện Cochin, đã giải thích như vậy. Kinésithérapie sẽ tìm cách làm các cơ mạnh hơn, điều này làm vững khớp, làm mạnh hơn các cơ chống lại sự tăng áp lực trên phần đau của gối và tác động lên nhận cảm bản thể (proprioception), sơ đồ cơ thể, để cân bằng với những circuit của đau mãn tính. Nhưng không có một vai trò nào đối với manipulations ostéopathiques.Khía cạnh quan trọng khác của điều trị, chống lại tình trạng nhàn rổi không hoạt động (sédentarité) : ” Bước, đi xe đạp, bơi lội…Hoạt động vật lý, khi cải thiện forme générale, làm giảm đau. Nhưng phải tránh những sport pivot như tennis, hand, bóng đá, rugby, cũng như chạy bộ.” Với một khía cạnh đặc biệt, những người trên 60 tuổi muốn chơi thể thao trở lại : ” Điều đó ngày càng có thể. Hiện nay chúng tôi ngay cả trắc nghiệm một exosquelette của đầu gối, cho phép bệnh nhân chơi ski trở lại !” vị thầy thuốc đã chỉ rõ như vậy
(LE FIGARO 6/5/2019)
4/ TRÁNH MẤT TÍNH ĐỘC LẬP KHI TA ĐAU ĐẦU GỐI.
Dầu cho tuổi tác và sự vạm vỡ như thế nào và dầu có hư khop hay không, một giờ hoạt động vừa phải mỗi tuần có thể đủ để duy trì cử động của mình.VIEILLISSEMENT. Đó là một tin vui đối với hàng triệu người đau ở háng, đầu gối hay mắt cá chân. Một giờ hoạt động vật lý vừa phải (hay mạnh mẽ) mỗi tuần có thể làm giảm rõ rệt nguy cơ mất autonomie.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ vừa công bố trong American Journal of Preventive medicine những kết quả của một công trình nghiên cứu được thực hiện giữa 2008 và 2014 ở 1564 người trưởng thành tuổi từ 49 đến 80 vào lúc thực hiện. Những người tình nguyện hoặc phải, hầu như mỗi ngày, kêu đau hay cứng khớp gối (93% những trường hợp), khớp háng (61%), và/hay mắt cá chân (11%), hay có nguy cơ (nghĩa là trên 70 tuổi, tăng thể trọng, đã được mổ hay chỉ bị thương ở đầu gối, hay sau cùng kêu đau và cứng khớp gối).1/3 trong số họ mỗi tuần có dưới 1 giờ hoạt động vật lý mức độ vừa phải.
PETANQUE (TRÒ CHƠI NÉM HÒN) VÀ CHA-CHA-CHA
Ngưỡng hoạt động báo hiệu bắt đầu từ đó tiên lượng trong 4 năm tiếp theo thay đổi một cách rõ rệt là 55 đến 56 phút mỗi tuần tùy theo ta xét đến sự xuất hiện của những triệu chứng cản trở những hoạt động hàng ngày hay một tốc độ bước dưới ngưỡng 1 mét mỗi giây (từ đó ta xem như rằng một rối loạn mobilité được khơi mào). Ngoài ra đó là điều đã xảy đến cho 24% những người tình nguyện của công trình nghiên cứu, thực hiện dưới 50 phút hoạt động vật lý đủ mạnh mỗi tuần, trong khi điều đó chỉ là trường hợp đối với 3% những người khác.
Hoạt động vật lý nhẹ (activité physique légère) tương ứng với yoga, tai-chi, trò chơi ném phi tiêu (jeu de fléchettes), billard…hay với những hoạt động vui chơi như đứng vẽ, chơi piano (ngồi), violon hay guitare. Một hoạt động vật lý trung bình tương đương với chơi golf, pétanque, với bowling hay với minigolf, nhưng cũng với nhảy tango, mambo hay cha-cha-cha. Trong cuộc sống hàng ngày, ta đánh giá rằng một hoạt động vật lý vừa phải tương ứng với dắt chó đi chơi, cào lá khô, xén cây, rửa tủ kính, quét dọn (máy hút hay chổi quét) hay với một giao hợp. Ngược lại, hoạt động vật lý là nhẹ, như thế không đủ, khi ta ủi quần áo, tưới cây hay nếu đó là làm bếp, rửa chén bát.
” Giữ gìn tính cử động là một enjeu ở mọi lứa tuổi, nhưng còn đúng hơn ở những lão niên. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng chính hoạt động vật lý nằm ở trung tâm của bien vieillir (già mà khỏe mạnh). Ngoài ra điều đó cho phép có hoạt động xã hội nhiều hơn “, GS Eric Boulanger, chuyên gia về biologie du vieillissement và chercheur Inserm (đại học y khoa và CHU de Lille) đã giải thích như vậy. ” Hoạt động xã hội chính nó cho phép kích thích tốt não bộ và buộc thấy rõ và nghe rõ, GS Boulanger đã nói như vậy. Đó là điều tôi gọi là sự lão hóa tích cực (vieillissement actif) để có được một sự lão hóa thành công (vieillissement réussi).
” KHÔNG CÓ TUỔI ĐỀ VẪN TRẺ ”
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nhận xét rằng những lợi ích được tìm thấy dầu tuổi tác, giới tính, sự vạm vỡ như thế nào và dầu có hư khớp hay không. Dĩ nhiên, ngưỡng tối thiểu khoảng một giờ hoạt động vật lý vừa phải mỗi tuần chỉ liên quan đến sự duy trì khả năng vận động. Nó không xét lại ngưỡng hai giờ rưỡi mỗi tuần được khuyến nghị đối với hệ tim-tuần hoàn. Tuy nhiên, GS Boulanger nhận xét, ” mục tiêu mỗi tuần này dường như có thể đạt được. Điều này thiết yếu về mặt động cơ, mặc dầu vẫn phải thận trọng và đòi hỏi những công trình nghiên cứu khác xác nhận điều đó”.
” Không có tuổi tác để quyết định vẫn trẻ, bởi vì không bao giờ quá muộn để bắt đầu hay tái tục một hoạt động vật lý mặc dầu ta đã phó mặc vài năm, vị thầy thuốc nói thêm như vậy. Lời khuyên thứ hai là điều đó phải là một thú vui thật sự. Sau cùng, hoạt động vật lý phải thích ứng với tình huống và với những ứng lực cá nhân.”
(LE FIGARO 15/4/2019)
5/ ĐAU LƯNG : HÃY CỬ ĐỘNG ĐỂ TRÁNH KHÔNG CHO NÓ KÉO DÀIRHUMATOLOGIE. Ai có thể huênh hoang đã không bao giờ bị đau lưng ? Hầu như chẳng có ai. Thật vậy, 4 người Pháp trên 5 bị đau lưng (lombalgie) trong cuộc đời mình. Hôm nay “tour de reins” là một trong những lý do khám bệnh thường gặp nhất trong y khoa tổng quát. Thường nhất những đau này không có hậu quả. ” Trong 90 đến 95% những trường hợp, tất cả trở lại bình thường trong vài ngày. Nếu, sau 4 đến 6 tuần, tiến triển không thuận lợi, nguy cơ là chuyển qua mạn tính “, GS Bruno Fautrel, rhumatologue ở bệnh viện là Pitié-Salpêtrière (Paris) đã nói rõ như vậy.
Đối với 7% những người liên hệ khi đó bắt đầu một cycle infernal với những ảnh hưởng quan trọng lên chất lượng sống và lên hoạt động nghề nghiệp. Đau lưng chiếm gần 1/3 những trường hợp nghỉ việc trên 6 tháng và nguyên nhân thứ ba nhập viện vì invalidité. Và, tổng cộng, chúng chiếm gần 1 tỷ chi phí mỗi năm cho Sécurité sociale.
Để chống lại sự chuyển qua mãn tính này, Caisse nationale d’assurance-maladie (Cnam) sẽ phát động trong những ngày sắp đến, một chiến dịch communication dành cho công chúng. ” Khẩu lệnh của chiến dịch : ” Điều trị, đó là cử động”, GS Bruno Fautrel đã xác nhận như vậy. Bởi vì, trái với một ý tưởng từ lâu được bảo vệ bởi các thầy thuốc và còn được phổ biến rộng rãi trong đại chúng, đau lưng không có nghĩa là nằm giường.
Thật vậy nằm liệt giường vẫn còn là phương tiện tốt nhất để thấy đau lưng tồn tại với thời gian. ” Một thời kỳ nằm liệt giường có thể làm giảm đau trong giai đoạn cấp tính, nhưng nó không được kéo dài hơn hai đến ba ngày. Ngay khi đau giảm dưới tác dụng của những thuốc giảm đau, phải bắt đầu lại càng nhanh càng tốt một mobilité bình thường có thể được “, BS Philippe Dupont, trưởng khoa phục hồi chức năng của Centre hospitalier sud-francilien và tác giả của Mal de dos. 100 questions/réponses đã nói rõ như vậy. ” Sự ngừng làm việc không phải là một giải pháp. Phải giúp đỡ bệnh nhân giữ một hoạt động vật lý, tiếp tục cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân.
Cử động và hoạt động sẽ cho phép vừa chống lại sự sợ tự làm mình đau, được gọi là “kinésiophobie”, vừa tránh sự xuất hiện một vòng luẩn quẩn : vì sợ đau, ta không động đậy nữa, điều này dẫn đến sự mất thích ứng với (désadaptation) với sự gắng sức và lót đường cho đau. Một mệnh lệnh cử động đôi khi có thể không chịu được đối với người đau. ” Dĩ nhiên phải thực hiện một hoạt động có thể chịu được. Nhưng cũng phải tách đau và tính trầm trọng. Ta thường có khuynh hướng nghĩ ” Tôi đau, vậy đó là trầm trọng”. Thế mà điều đó không nhất thiết là như vậy. Nếu đau dai dẳng, điều đó không vì thế có nghĩa rằng cuối cùng ta bị liệt “, BS Philippe Dupont đã nhấn mạnh như vậy.
Rõ ràng là, cử động, mặc dầu gây đau, nhiên hậu cho phép cải thiện đau. Và nếu cần, có thể hữu ích được theo kèm bởi một kinésithérapeute. ” Chúng tôi có thể giúp đỡ bệnh nhân tìm thấy một cử động sẽ cải thiện họ, mà không làm họ đau “, Xavier Dufour, đại diện của Collège de la masse-kinésithérapie đã xác nhận như vậy.
Ngoài sự không hoạt động vật lý và sự sợ đau, những yếu tố khác có thể làm dễ sự chuyển qua tình trạng mãn tính. Những yếu tố tâm lý-xã hội cũng đóng một vai trò. Những nhân viên có cảm giác người ta đòi hỏi họ quá nhiều, rằng người ta không giúp đỡ họ, có nhiều khả năng hơn ngừng việc vì đau lưng. Vài nghề nghiệp được phát hiện như là những nguồn cung cấp lớn đau lưng.
Một cách bất ngờ, chính những nghề liên kết với những hoạt động săn sóc điều trị bệnh nhân là bị liên hệ nhất. ” Các y tá và các aides-soignantes là rất bị đau lưng. Bất hạnh thay, họ không được dạy những động tác phòng ngừa trong thời gian học”, Xavier Dupont đã nhấn mạnh như vậy. Sự phòng ngừa, trong lãnh vực này cũng như trong những lãnh vực khác, vẫn còn là một cánh đồng cần được khai phá.
(LE FIGARO 13/11/2017)
Đọc thêm : TSYH số 299 : bài số 2, 9
6/ BURN-OUT : SAU CÙNG BỆNH ĐƯỢC CÔNG NHẬN
OMS vừa công nhận burn-out như là bệnh, định nghĩa như sau : ” Hội chứng do một stress kinh diễn ở một công việc không được quản lý tốt. 3 yếu tố xác định đặc điểm : một cảm giác bị kiệt sức (un sentiment d’épuisement), sự biểu lộ những tình cảm âm tính liên kết với công việc của mình, tính hiệu quả nghề nghiệp bị giảm.
(PARIS MATCH 20/6-26/6/2019)
7/ SANTÉ OSSEUSE : VAI TRÒ CHỦ YẾU CỦA NHỮNG SẢN PHẨM SỮA
Những sản phẩm sữa ở mọi lứa tuổi là những thức ăn tốt nhất đối với xương, nhờ effet matrice, một quan niệm mới, được giải thích bởi BS Jean-Michel Lecerf, endocrinologue, trưởng khoa dinh dưỡng, Viện Pasteur, CHRU, Lille
Hỏi : Một sức khỏe xương kém là gì ?
BS Jean-Michel Lecerf. Một cách điển hình, đó là bệnh loãng xương (ostéoporose), tương ứng với một sự loãng đi của khối xương (masse osseuse) và một sự hư hỏng chậm của cấu trúc của nó. Sự loãng xương làm khung xương dễ vỡ và sinh ra những nguy cơ : 74.000 gãy xương đùi, 56.000 gãy đốt sống và chừng ấy gãy xương cổ tay mỗi năm ở Pháp ! Chứng loãng xương chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ sau 60 tuổi. Khối xương vào lúc cao điểm (20 tuổi) càng thấp, ngưỡng gãy sau mãn kinh càng sớm. Những yếu tố làm dễ là tuổi tác, sự thiếu kích thích tố (carence hormonale), tình trạng nhàn rổi không hoạt động (sédentarité) và những bất quân bình dinh dưỡng.Hỏi : Những trụ cột của phòng ngừa ?
BS Jean-Michel Lecerf.
1. Một hoạt động vật lý đều đặn : bước, ít nhất 30 phút mỗi ngày, có lợi do tác dụng ép và trọng lực lên các xương, dầu cho tuổi tác và trọng lượng như thế nào.
2. Một cung cấp đủ protéine động vật (nhất là sữa) và calcium, chất khoáng làm rắn xương, có tính chất quyết định. Những người ăn chay có một mật độ xuống thấp hơn so với những động vật ăn tạp, với một nguy cơ gãy xương gia tăng 44% so với những động vật ăn tạp (công trình nghiên cứu trên 37.000 người) !
Hỏi : Sữa tác động theo nhưng cơ chế nào ?
BS Jean-Michel Lecerf. Xương là một mô sống đổi mới một cách liên tục với những phá hủy và tái tạo. Để chế tạo xương, không gì bằng các sản phẩm sữa (produits laitiers). Chúng chứa : 1. Lactosérum, mà những thành phần được hấp thụ nhanh bởi ống tiêu hóa, kích thích sự tổng hợp những protéine xương. 2. Caséine (ta làm fromage với thành phần này), được hấp thụ chậm hơn, bổ sung tác dụng này. 3. Calcium, mà những mất xảy ra hàng ngày. Để bù chúng, nhất là khi ta là thiếu niên trẻ tuổi hay trên 60 tuổi, phải tiêu thụ mỗi ngày ít nhất 800 đến 1000 mg, không quên ăn trái cây và rau xanh, mà tác dụng kiềm hóa làm giảm sự mất calcium. 4. Sau cùng, vitamine D : nó làm gia tăng sự hấp thụ calcium bằng đường ruột, gắn calcium lên xương và kềm hãm sự thải ra qua thận. Sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một nguồn dễ dàng của vitamine D, khi đó được sản xuất bởi da. Nếu không, ta tìm thấy vitamine D trong gan cá thu, thịt cá mỡ và với lượng thấp trong beurre, trứng, sữa…Ta cũng có thể bổ sung vào mùa đông (uống một liều duy nhất 100.000 đơn vị mỗi hai hay ba tháng)
Hỏi : Tác dụng matrice là gì ?
BS Jean-Michel Lecerf. Tác dụng của một chất dinh dưỡng dùng riêng rẻ ít có lợi hơn khi nó được dùng trong toàn thức ăn không bị biến thái, mà cấu trúc, được gọi là “matrice” phức tạp. Sữa là một tap hợp của ít nhất 2000 chất tương tác với nhau, điều này biến đối tác động của chúng. Một gramme calcium trong sữa có một tác dụng xương trên 25% một gramme calcium thuần túy. Cùng lượng như nhau, calcium hiện diện trong sữa sẽ được hấp thụ 6 lần tốt hơn calcium hiện diện trong rau épinard. Nhờ effet matrice, những mỡ bào hòa của những sản phẩm sữa (dùng không quá mức, hoặc thí dụ 30 đến 40 gramme fromage mỗi ngày) không gây hại cho hệ tim-mạch. Sự theo dõi, trong một thời gian từ 3 đến 22 năm, của 360.000 người ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, đã cho thấy rằng sự tiêu thụ đều đặn fromage làm giảm nguy cơ gãy xương 32%, sự tiêu thụ yaourt làm giảm 25% và sự tiêu thụ sữa làm giảm 9%.
Hỏi : Những lời khuyên của ông cho một sự tiêu thụ mỗi ngày ?
BS Jean-Michel Lecerf. Phải tiêu thụ 3 sản phẩm sữa mỗi ngày, nếu có thể những sản phẩm khác nhau, như yaourt và fromage, cũng như 400 đến 500 g trái cây và rau xanh (một hay hai phần mỗi bữa ăn)
(PARIS MATCH 29/5-5/6/2019)
Đọc thêm : TSYH số 427 : bài số 4
TSYH số 379 : bài số 7
TSYH số 360 : bài số 7
TSYH so 325 : bài số 3 và 5
8/ NƯỚC BƯỞI VẮT : CẨN THẬN
Khoảng QT của một điện tâm đồ đo thời gian của co bóp tim. Sự kéo dài của khoảng QT mở đường cho những rối loạn nhịp nghiêm trọng. Những nhà nghiên cứu Israel đã quan sát rằng khoảng QT được kéo dài bởi bưởi ở những người lành mạnh và còn kéo dài hơn ở những người có QT dài bẩm sinh hay gây nên bởi vài loại thuốc.
(PARIS MATCH 6/6-11/6/2019)
9/ RADIOTHÉRAPIE ADAPTIVE CÁCH MẠNG !
BS Agnès Tallet, oncologue, trưởng khoa radiothérapie, Viện Paoli-Calmette, Marseille, giải thích technique ciblée sous IRM, hoạt động độc nhất ở Marseille, Pháp
Hỏi : Technique d’irradiation sous IRM này đến từ đâu ?
BS Agnès Tallet. Kỹ thuật này là kết quả của một chặng đường dài. Những tiến bộ trong radiothérapie đã luôn luôn có mục tiêu là gia tăng những liều được phát ra lên khối u và giảm những liều có thể làm thuong tổn những cơ quan lành mạnh. Vào đầu những năm 2000, technique de “modulation d’intensité” du faisceau de radiation, tùy theo những vùng được bắn tia X, đã cho phép chúng ta điều trị những thể tích phức tạp, nhất là lõm (concave), chỉ cho tiếp xúc với những liều tối thiểu các mô lành mạnh. Từ 10 năm nay, chúng tôi có “imagerie embarquée”, nhờ scanner, cho phép trước mỗi buổi xạ trị, định rõ còn tốt hơn sự định vị trí của bệnh nhân dưới máy, sự định vị trí của đích và của những cơ quan lành bao quanh nó (trong những mô mềm, do một sự tương phản (contraste) không đủ, ta thường thêm vào, dưới gây tê, những mốc kim loại). Một giai đoạn mới đã đuoc vượt qua với sự hiệu chính, năm 2014 ở Hoa Kỳ (Washington University Saint-Louis, Missouri) của IRM embarquée, cặp với máy gia tốc các hạt (accélérateur để particules) rọi tia X khối u : đó là système MRIdian. IRM (không phát xạ) cung cấp những hình ảnh có résolution tốt hơn nhiều những hình ảnh của scanner, vì vậy có thể kiểm tra vị trí của khối u en temps réel, không những trước mà cũng trong những buổi phóng xạ trị liệu.
Hỏi : Điều đó mang lại sự cải thiện nào về chất ?
BS Agnès Tallet. Làm cho thấy rõ trong những mô mềm những đường biên chính xác của khối u (không phân biệt rõ với scanner, do đó cần những mốc gián tiếp như những clips), gia tăng độ chính xác của sự bắn tia X. MRIdian cũng thích nghi với những cử động của đích, liên kết với hô hấp : ngay khi đích đi ra ngoài truờng cần rọi tia X, sự bắn bị chẹn lại. Sau cùng MRIdian có một logiciel có khả năng tính lại liều tối ưu cần phát ra, một cách trực tiếp, tùy theo imagerie và những thay đổi của sự định vị trí khối u và của những cơ quan lân cận. Đó là lý do tại sao ta nói radiothérapie adaptive.
Hỏi : Kỹ thuật này cho phép điều trị những khối u nào ?
BS Agnès Tallet. Tất cả những khối u mà đối với chúng trước khi điều trị một IRM được yêu cầu, để định ranh giới (contourer), đích và những cơ quan cần được bảo vệ. Thí dụ, nếu một đốt sống phải được rọi tia X, phải “contourer” một cách hoàn hảo tủy sống (chỉ được thấy với IRM) để tránh nó. Ta cũng tiến hành như vậy đối với những ung thư khác nhau của các mô mềm (gan, tụy tạng, các hạch trong bụng, tiền liệt tuyến, cổ tử cung, những ung thư TMH), mà vài u ung thư cử động nhiều với hô hấp. Kích thước của các khối u không ảnh hưởng lên những khả năng của kỹ thuật này.
Hỏi : Hãy mô tả một thủ thuật điển hình.
BS Agnès Tallet. Thủ thuật được khởi động bằng một simulation en scanner et IRM, mà ta suy diễn, không cần sử hiện diện của bệnh nhân và theo những hình ảnh 3D-4D có được, dosimétrie tối ưu. Sau đó, vào mỗi buổi rọi tia X (một lần mỗi ngày), một IRM được thực hiện để đảm bảo rằng những positionnement anatomique đã không thay đổi. Nếu đó là trường hợp, liều phải phát ra được tính lại bằng ordinateur. Kiểm tra kéo dài 30 phút, rọi tia X, 10 phút
Hỏi : Cách mạng !
BS Agnès Tallet. Chắc chắn rồi ! MRIdian là một kỹ thuật làm giảm một cách đáng kể độc tính trên các mô lành mạnh đồng thời cho phép gia tăng liều trên các đích, như thế gia tăng tính hiệu quả của sự rọi tia X, đến độ những ung thư đề kháng với tia X (cancers radio-résistants) không còn đề kháng nữa. Điều đó là mới ! Vì vậy không phải là điên rồ khi tưởng tượng rằng kỹ thuật này một ngày nào đó có thể, trong vài trường hợp, thay thế ngoại khoa.
(PARIS MATCH 6/6-11/6/2019)
10/ ĐƯỢC ĐU ĐƯA LÀ CÓ LỢI
Và không những đối với các em bé, mà còn đối với người lớn ! Một công trình nghiên cứu Thụy Sĩ vừa cho thấy rằng một sự đu đưa chậm 4 giây trong một chiếc giường đu đưa (lit berçant) hay một chiếc võng làm dễ sự thiu ngủ, giấc ngủ và cải thiện trí nhớ.
(PARIS MATCH 7/2-13/2/2019)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/6/2019)