1/ LÀM SAO ĐÁP ỨNG THÁCH THỨC CỦA ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ?
Docteur Jerome Berge
Service de neuroradiologie diagnostique et
interventionnelle, CHU de Bordeaux
Professeur Jean-Pierre Pruvo
Service de neuroradiologie diagnostique et
interventionnelle, CHU de Lille.
Tai biến mạch máu não (AVC hay attaque cérébrale) là nguyên nhân đầu tiên gây phế tật ở Pháp. Nhờ sự tiến bộ của neuroradiologie interventionnelle, thrombectomie mécanique là một kỹ thuật mới cho phép lấy cấp cứu cục máu đông đã gây tai biến mạch máu não. Cuộc cách mạng điều trị đối với một bệnh lý thuờng gặp và nghiêm trọng này buộc chúng ta phải thắng 3 enjeux : y khoa, tổ chức và đào tạo, trong sự tôn trọng đạo đức và công minh.
Mục tiêu là đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận điều trị đối với tất cả những bệnh nhân trên lãnh thổ Pháp. Mạng lưới rất hiệu quả của 140 unité neuro-vasculaire của những bệnh viện của chúng ta tiếp nhận những bệnh nhân trong khi mỗi ngày và mỗi đêm các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, các thầy thuốc cấp cứu, neuroradiologue interventionnel và các thầy thuốc gây mê hợp tác để hướng những bệnh nhân có thể nhận một thrombectomie đến một trong 37 service de neuroradiologie interventionnelle có thể thực hiện chúng.
Défi médical được thực hiện bởi 37 service này là hiển nhiên và cho phép tùy ý sử dụng những thầy thuốc có đủ năng lực và hợp pháp để thực hiện những thrombectomie mécanique này. Mỗi service được nối với một mạng lưới những đơn vị thần kinh-mạch máu, về mặt địa lý cho phép gia tăng hiệu lực giám định chẩn đoán (expertise diagnostique) bằng những phương tiện truyền hình ảnh hiện đại và télémédecine. Những kết quả tuyệt vời, tránh được những di chứng chức năng, làm cho số những thrombectomie mécanique được thực hiện cấp cứu ở Pháp đã chuyển từ 1200 năm 2014 lên 2900 năm 2015 để đạt 4600 vào năm 2016 và 5800 năm 2017, hoặc gần 50 can thiệp bởi thầy thuốc thực hành và mỗi năm.
TỐI ƯU HÓA MAILLAGE TERRITORIAL
Những viễn ảnh y khoa về hoạt động cho 10 năm đến, suy diễn từ những dữ kiện của littérature, ước tính rằng 10% trong số 140.000 tai biến mạch máu não xảy ra hàng năm ở Pháp hội đủ điều kiện cho một thrombectomie. 14.000 bệnh nhân này là 3 lần nhiều hơn số thrombectomie được thực hiện hiện nay.
Thách thức về mặt tổ chức buộc chúng ta phải đề nghị một sơ đồ quốc gia để tối ưu hóa những điều trị. Giai đoạn đầu tiên dựa trên những điều kiện nhập viện của những bệnh nhân với hai giai đoạn chú yếu : trước hết sự nhận vào UNV (unité neuro-vasculaire), bởi vì hiện nay chỉ 60% những bệnh nhân bị AVC được nhận vào đó, rồi sự chuyển đến service de neuroradiologie interventionnelle (NRI). Số trung tâm NRI hiện nay rõ rệt không đủ và chúng được phân bố không đều, điều này buộc phải tối ưu hóa mạng lưới lãnh thổ theo một trong những khuyến nghị được đưa ra một cách nhất trí bởi sociétés savantes médicales.
Tính lâu dài và sự tăng cường của 37 service de neuroradiologie interventionnelle hiện nay phải là một ưu tiên. Để tối ưu hóa couverture territoriale một cách thực dụng và thực tiễn, phải thành lập 10 đến 12 trung tâm mới, ưu tiên trong những bệnh viện của những vùng lớn, ở đây các bệnh nhân ở quá xa những trung tâm NRI hiện nay ở CHU. Đức mới đây vừa chuyển từ 40 lên 114 trung tâm trong hai năm.
Thách thức đào tạo bổ sung sự tối ưu hóa offre de soins này. Khả năng đào tạo của chúng ta vẫn không đủ (hiện chỉ có 27 poste de chefs clinique dành cho neuroradiologie interventionnelle)
Cách nay gần 30 năm, nước chúng ta đã được công nhận đảm bảo một trong những xử trí tốt nhất thế giới những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bằng cách khai thông sớm các động mạch vành. Cùng những lợi ích như thế ở trong tầm tay của chúng ta nhờ thrombectomie đối với tai biến mạch máu não nặng. Sự mở khoảng một chục trung tâm thrombectomie và sự đào tạo những praticien expert là những mục tiêu ngắn hạn của chúng ta.
(LE FIGARO 19/11/2018)
2/ LÀM SAO THEO KÈM MỘT NẠN NHÂN BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ?
Professeur Isabelle Bonan
Spécialsiste en médecine physique
et réadaptation. Chef de service du
CHU de Rennes
Docteur Etienne Allart
Spécialsiste en médecine physique
et réadaptation. Chef de service de
l’unité post-AVC et traumatisé
cranien du CHU de Lille
Tai biến mạch máu não là một vấn đề y tế công cộng, do tần số của nó (khoảng 150.000 trường hợp mới mỗi năm ở Pháp) và do tiềm năng ảnh hưởng của nó lên cuộc sống hàng ngày (tai biến mạch máu não là nguyên nhân đầu tiên gây phế tật mắc phải của người lớn). Thật vậy, nó có thể là nguồn gốc của những khó khăn cản trở rất đa dạng, tùy theo những mạng não bị thương tổn. Trong số những khó khăn cản trở này, những sự yếu cơ thể thường có thể thấy được (liệt, rối loạn trương lực cơ, rối loạn bước hay rối loạn thăng bằng, rối loạn nuốt…), những di chứng nhận thức (séquelles cognitives) (ngôn ngữ, trí nhớ, sự chú ý, những chức năng chấp hành…), những di chứng hành vi và khí chất rất thường gặp và đôi khi khó nhận diện hơn. Khi đó ta nói phế tật không thể thấy được (handicap invisible), tuy nhiên có thể có những hậu quả quan trọng lên sự tái hội nhập gia đình, xã hội và nghề nghiệp. Toàn bộ những sự yếu này tác động đến mức độ autonomie của người bệnh trong cuộc sống hàng ngày và chất lượng sống của họ.
Những tiến bộ ngoạn mục nhất trước hết đã được thực hiện ở giai đoạn cấp tính của điều trị tai biến mạch máu não nhờ plan national AVC. Kế hoạch này đã nhạy cảm hóa toàn bộ những người can thiệp về tầm quan trọng của thời hạn trước khi đến khoa cấp cứu, nhờ sự triển khai những unité neuro-vasculaire và mới đây hơn nhờ sự phát triển những kỹ thuật thrombolyse intraveineuse và thrombectomie mécanique, những can thiệp được thực hiện cấp cứu bởi những neuroradiologue.
IMAGERIE MENTALE.
Nhưng sự cải thiện những kiến thức về những cơ chế tính dẻo của não sau tai biến mạch máu não (plasticité post-AVC) và những tiến bộ kỹ thuật đã mở ra những triễn vọng cho sự phát triển của những kỹ thuật phục hồi chức năng mới và cho sự tối ưu hóa sự phục hồi.
Những kỹ thuật mới, thăm dò in vivo sự vận hành chức năng não bằng chụp hình ảnh chức năng (imagerie fonctionnelle) hay neurophysiologie, đã cho phép hiểu tốt hơn sự vận hành não và chứng thực tác động của sự phục hồi chức năng. Thật vậy não bị thương tổn vẫn giữ những năng lực tính dẻo (capacités de plasticité), mà ta có thể làm dễ bằng những chương trình phục hồi chức năng cá thể hóa (rééducation individualisée). Người ta đã có thể chứng minh rằng tính dẻo (plasticité), hữu ích cho sự phục hồi sau tai biến mạch máu não, được làm dễ bởi nhiều phương tiện, như sự vận động thụ động (mobilisation passive), visualisation de la tâche, imagerie mentale hay sử dụng hữu hiệu một chức năng (” use it or lose it “), và được làm dễ bởi sự lặp lại những công việc và sự dấn thân trong công việc. Trong số những phương tiện kỹ thuật cải tiến, ta có thể kể sự đóng góp cho sự phục hồi vận động của robotique de rééducation, cho phép lập lại một số quan trọng những cử động và sự đóng góp của réalité virtuelle, cho phép đặt bệnh nhân trong một môi trường immersif.
Những kỹ thuật kích thích não không xâm nhập (stimulation cérébrale invasive) và neurofeedback, cho phép điều biển một cách trực tiếp những rối loạn của kích thích não (excitabilité cérébrale), là một hướng tương lai khác. Ngoài những giải pháp kỹ thuật này, bệnh nhân ngày càng trở nên acteur của sự điều trị và những chương trình autorééducation và télééducation phát triển theo chiều hướng này.
Toàn bộ những kỹ thuật này cần được vận dụng tùy theo ý kiến của một thầy thuốc y khoa vật lý và phục hồi chức năng (médecin de médecine physique et de réadaptation). Vị thầy thuốc này sẽ quyết định việc hướng bệnh nhân về những cơ sở chuyên môn hóa ít hay nhiều tùy theo những thiếu sót được quan sát và những năng lực phục hồi riêng cho mỗi cá nhân. Trong những cơ sở chuyên môn hóa, sự xử trí là multidisciplinaire và được điều hợp bởi médecin de médecine physique et de rééducation. Toàn bộ những thiếu sót, dầu là vận động, cảm giác, bàng quang-cơ vòng (vésiso-sphinctérien) được điều trị ở đó. Những điều trị không giới hạn vào làm dễ sử phục hồi mà còn đưa vào những biện pháp bù (mesures de compensation) để chữa những thiết sót còn lại để tạo điều kiện cho tính tự trị và sự tham gia vào xã hội. Một loạt những hỗ trợ kỹ thuật, người, môi trường hay những biện pháp xã hội có thể được đề nghị tùy theo nhu cầu.
Như thế, sự theo kèm nạn nhân bị tai biến mạch máu não ngay giai đoạn cấp tính rồi trong suốt quá trình là một sự cần thiết. Đó là đề nghị với nạn nhân một xử trí tối ưu, cá thể hóa và gần nhất với projet de vie của bệnh nhân. Sự thiết đặt những biện pháp phòng ngừa thứ cấp – điều trị cao huyết áp, bệnh đái đường, dyslipidémie, tăng thể trọng, tình trạng không hoạt động vật lý (để phòng ngừa tái phát) – là một điểm thiết yếu của điều trị, được đảm bảo bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, được tiếp sức bởi thầy thuốc điều trị. Sự theo dõi chuyên khoa hóa của những biến chứng hay những nhu cầu đặc hiệu sau tai biến máu não, như troubles cognitifs, spasticité, raideurs, mất tự trị, những rối loạn thăng bằng, appareillage, sự tiếp tục việc làm, việc lái xe, phải được giao phó cho thầy thuốc y khoa vật lý hay phục hồi chức năng.
(LE FIGARO 5/11/2018)
Đọc thêm : TSYH số 367
3/ ĐIỀU TRỊ TẠI BIẾN MẠCH MÁU NÃO : NHỮNG ENJEUX NÀO ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI ?
Professeur Norbert Nighoghossian
Chef de service d’urgences vasculaires cérébrales
Hôpital neurologique de Pierre-Wertheimer
Hospices civils de Lyon
Université Claude-Bernard Lyon
Ở Pháp, 150.000 người mỗi năm là nạn nhân của một tai biến mạch máu não. Ngoài những hậu quả cá nhân, phí tổn toàn bộ được ước tính gần 12 tỷ euro mỗi năm. Nguồn chính của những tai biến mạch máu não (85%) là những tai biến thiếu máu cục bộ não (AIC : accident ischémique cérébral) do một tắc nghẽn của một động mạch não bởi một cục máu đông nguồn gốc tim hay động mạch.Sự tắc nghẽn này gây nên một cách nhanh chóng những thương tổn não không thể hồi phục. Tùy theo định vị của cục máu đông, trên một động mạch cỡ lớn hay trung bình, một điều trị thuốc (thrombolyse intraveineuse) và/hay một động tác cơ học (thrombectomie) cho phép khai thông động mạch và làm giảm phế tật thần kinh.
Cho mãi đến năm 2015, chỉ có điều trị thuốc (thrombolyse par le r-TpA) là có để sử dụng. Điều trị này phải được thực hiện trong một thời hạn 4 giờ 30 sau khi xuất hiện những triệu chứng.
Tuy nhiên, sự đưa vào năm 2015 một thủ thuật cơ học lấy cục máu đông, thrombectomie, đã làm đảo lộn việc điều trị những tai biến mạch máu não do tắc một động mạch cỡ lớn, chiếm 25% những tai biến thiếu máu cục bộ não (AIC : accident ischémique cérébral).
Mặc dầu sự thành lập của gần 130 đơn vị thần kinh-mạch máu (UNV) ở Pháp, tầm quan trọng của những chi phí y tế liên kết với AVC gợi ý một hiệu năng hạn chế của offre de soins về mặt giảm phế tật thần kinh. Điều chứng thực này càng gây quan ngại khi sự tiếp cận những điều trị hiệu quả của tai biến thiếu máu cục bộ vẫn bị hạn chế : nhiều nhất 12% những bệnh nhân ở Pháp được điều trị bởi thrombolyse và dưới 5% bởi thrombectomie. Sự chênh lệch này giữa cung và cầu cần phải thay đổi vì lẽ sự mở rộng của thời hạn của can thiệp điều trị, chuyển từ 6 giờ lên 24 giờ trong năm 2018. Thật vậy, sự nhận diện muộn hơn bằng IRM của mô não “cần phải cứu” sẽ cho phép một sự giảm quan trọng hơn phế tật thần kinh.
Cũng vậy đối với thrombolyse iv mà người ta vừa cho thấy rằng, bởi một công trình nghiên cứu châu Âu tháng năm 2018, lợi ích ở những bệnh nhân bị một tai biến mạch máu não được chứng thực lúc thức dậy hay vào thời điểm không được biết, được chọn lọc bởi IRM. Cho đến nay AVC du réveil chỉ nhận một tiếp cận hạn chế filière de soins optimale.
Những yếu tố này hàm ý một sự xét lại sự tổ chức của filière AVC để gia tăng gần 30% sự nhập viện của những nạn nhân AVC vào những unité neuro-vasculaire, ở đây hiện nay chỉ 50% những nạn nhân AVC được điều trị. Tính không thích đáng của những điều trị cũng ở trong lãnh vực xử trí nhưng tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời (AIT), précurseur của những tai biến nặng hơn. Tuy vậy, những dữ kiện mới đây gợi ý một tiên lượng tốt hơn ở những bệnh nhân được xử trí trong 24 giờ.
Phương pháp này cần một sự đánh giá nhanh những nguyên nhân của AIT (accident ischémique transitoire), chủ yếu bằng những thăm dò động mạch và tim, phương tiện duy nhất để đảm bảo sự phòng ngừa tối ưu. Điều chứng thực này thúc phải thực hiện một sự xét lại quan trọng dispositif de soins dành cho AVC. Sự gia tăng của cung phải được theo kèm bởi một hiệu năng gia tăng.
(LE FIGARO 24/9/2018)
Đọc thêm : TSYH số 308
4/ ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO CÒN THAY ĐỔI QUA THEO CÁC VÙNG LÃNH THỔ.
Mặc dầu những tiến bộ được thực hiện, những cải tiến điều trị tạo nên những bất bình đẳng mới, nhất là sau một tai biến thiếu máu cục bộ thoáng qua (AIT).
URGENCES. Một cánh tay hay một cẳng chân đột ngột từ chối vâng lệnh, một sự khó phát âm, một thị giác mờ một bên…Có lẽ đó là một tai biến mạch máu não. Nó xuất hiện, hoặc là khi một dòng mạch của não bị bít, đó là tai biến thiếu máu cục bộ (accident ischémique) (80% những trường hợp), hoặc khi một động mạch bị vỡ và đó là tai biến xuất huyết. Những đột qụy kinh khủng này chịu trách nhiệm 30.000 trường hợp tử vong mỗi năm và những phế tật nặng nề.
Đứng trước cấp cứu tuyệt đối này, chỉ có một động tác cần phải làm : gọi điện thoại số 15. Đó là phương tiện an toàn nhất để được chuyển đến một bệnh viện có một unité neurovasculaire và “giảm 20 đến 30% tỷ lệ tử vong và những phế tật do tai biến mạch máu não “, GS Serge Timsit, chủ tịch của Société française neurovasculaire, đã giải thích như vậy. Sự phát triển của các đơn vị thần kinh-mạch máu (UNV) trên toàn lãnh thổ Pháp giữa 2010 và 2014 đã cho phép giảm tỷ lệ tử vong 13% giữa 2008 và 2013.
Những tỷ lệ này có thể quan trọng hơn nhiều. Thật vậy, ngay cả hôm nay, chỉ một nửa những nạn nhân của một tai biến mạch máu não thiếu máu cục bộ được điều trị bởi những đơn vị chuyên môn này ” Mặc dầu đó là một tiến bộ, vì lẽ, năm 2008, tỷ lệ là 20%, nhưng sự tiếp cận với UNV còn phải được cải thiện “, GS Timsit đã công nhận như vậy. Nhất là hôm nay những điều trị đã tiến triển. Bên cạnh thrombolyse có từ năm 2003 (một kỹ thuật cho phép làm tan cục máu đông bít động mạch và phải được thực hiện trong 4 giờ 30 sau tai biến), vào năm 2015, đã xuất hiện thrombectomie.Kỹ thuật neurologie interventionnelle này (thrombectomie) lấy cục máu đông trong động mạch bị bít và tránh một phế tật trên ba hoặc bốn trường hợp. ” Thế mà sự tiến bộ điều trị này không tiếp cận cho tất cả mọi người “, GS Norbert Nighossian, trưởng service de neurovasculaire (Lyon) đã lo sợ như vậy. Vào lúc này chỉ có khoảng 40 trung tâm có khả năng thực hiện thủ thuật thrombectomie. Và, vì thiếu những thầy thuốc có năng lực, nên dựa tất cả những UNV vào một centre de neurologie interventionnelle sẽ khó.
” Sự thực là có một sự bất công mới về lãnh thổ, được tạo ra với sự lên ngôi của thrombectomie. Vậy chúng ta phải suy nghĩ những cách hoạt động mới để hướng tức thời các bệnh nhân có đủ điều kiện để nhận thrombectomie, hoặc 10% những bệnh nhân bị AVC ischémique, đến đúng chỗ “, GS Igor Sibon, truong UNV de Bordeaux đã giải thích như vậy.Ngoài sự cải thiện việc xử trí những AVC constitué, hôm nay những thầy thuốc thần kinh đấu tranh để hành động lên thượng nguồn. Bởi vì một trường hợp trên bốn, tai biến mạch máu não được đi trước bởi một tai biến thiếu máu cục bộ tạm thời (AIT). Biến cố này có cùng những triệu chứng như tai biến mạch máu não nhưng, những dấu hiệu không kéo dài. Thế mà khi xử trí những AIT này trong 24 giờ, nguy cơ tai biến mạch máu não được giảm một nửa trong 3 tháng tiếp theo.
Vậy tất cả enjeu hiện nay là phát triển những cơ cấu có khả năng xử trí những AIT này. Hiện nay ở Pháp chỉ có hai cơ sở được xác nhận một cách rõ ràng, trong đó SOS-AIT, được thành lập bởi GS Pierre Amarenco ở bệnh viện Bichat ở Paris. ” Nếu tất cả những AIT được điều trị trong một clinique d’AIT như SOS AIT, điều đó cho phép tránh 5320 AVC constitués mỗi năm ở Pháp, hoặc một hiệu năng cao hơn hiệu năng của thrombolyse hay thrombectomie, lần lượt tránh 640 và 1560 tử vong hay dépendance mỗi năm, nhà chuyên gia đã giải thích như vậy, vào tháng năm 2018 ở Quotidien du médecin. Trong 24 giờ, bệnh nhân nhận tất cả những xét nghiệm cần thiết để biết nguyên nhân của tai biến. Như thế điều đó cho phép thiết đặt rất nhanh chóng những điều trị thích đáng.
Nhưng để phát triển những cơ cấu này, phải có những phương tiện mà những bệnh viện không luôn luôn có. “Thí dụ, ở bệnh viện Saint-Antoine, chúng tôi xử trí những AIT ở hôpital de jour, những hoạt động này không được valorisé “, GS Sonia Alamowitch, trưởng khoa thần kinh của bệnh viện Paris đã giải thích như vậy.
(LE FIGARO 29/10/2018)
5/ MỖI NĂM 1000 TRẺ EM SẼ BỊ MỘT TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
” Một buổi sáng, tôi đã nhận thức rằng con gái tôi Héloise, 18 tháng, không thể ngồi được. Tôi bồng nó trong tay, phia trái thân thể của Héloise vẫn bất động. Tôi đã tự nhủ rằng Héloise hẳn đã ngủ trên cánh tay của nó và rằng nó chỉ bị cóng và mệt. Tuy nhiên tôi đã có phản xạ gọi 15, mặc dầu không tưởng tượng một giây phút nào rằng Héloise có thể bị một tai biến mạch máu não. Tôi ngay cả không biết rằng điều đó hiện hữu ở những trẻ em !”, Domitille Beutter đã kể lại như vậy.
Như cô, nói chung người ta nghĩ rằng chỉ những người già mới là những nạn nhân của những tai biến mạch máu não. Thế mà mỗi năm 1000 trẻ em bị những biến cố khủng khiếp này.
” Với những hậu quả nghiêm trọng, vì lẽ AVC là nguyên nhân đầu tiên gây phế tật mắc phải ở trẻ em. Thật vậy 3/4 những trẻ em bị AVC sẽ có những di chứng vận động hay nhận thức. Thế mà, mặc dầu những bệnh nhân dưới 18 tuổi chỉ chiếm 1% các tai biến mạch máu não, nhưng chúng chiếm 10% những người sống với một phế tật sau những tai biến này “, BS Manoelle Kossorotoff, neuropédiatre ở bệnh viện Necker (Paris) đã giải thích như vậy.
DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC NHAU
Khi tai biến mạch máu não xảy ra ở trẻ em cũng như ở người lớn, mỗi phút đều quan trọng. Một xử trí càng nhanh càng tốt sau sự xuất hiện của những rối loạn đầu tiên cho phép hy vọng một sự phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên phải nghĩ rằng một bại liệt của một chi, một rối loạn ngôn ngữ hay thăng bằng, những co giật, một đau đầu dữ dội và đột ngột là một cấp cứu.
Khi những dấu hiệu này xuất hiện, buộc phải gọi cấp cứu. Tuy vậy khi có một trong những dấu hiệu này ở một đứa bé, chỉ 20% những người Pháp có phản xạ này, điều tra Odoxa tiết lộ như vậy. ” Và tất cả những công trình nghiên cứu cho thấy điều đó.Thời hạn trung bình của chẩn đoán ở các trẻ em là 24 giờ. Đó là quá muộn vì khi đó những thương tổn đã xuất hiện. Một dấu hiệu thần kinh không bao giờ được phớt lờ ở một em bé. Một đứa trẻ bắt đầu đi cà nhắc mà không có lý do rõ ràng, đó không bình thường”, BS Manoelle Kossorotoff đã nhấn mạnh như vậy.
Mặc dầu những triệu chứng của tai biến mạch máu não ở trẻ em giống với những triệu chứng được gặp ở người lớn, nhưng nguyên nhân không hoàn toàn giống nhau. Ở trẻ em, tỷ lệ những tai biến thiếu máu cục bộ não (AVC ischémique) (do một động mạch bị bít) và xuất huyết (AVC hémorragique) giống hệt nhau trong khi ở người lớn đa số là những tai biến thiếu máu cục bộ não). Nói chung những tai biến xuất huyết não được gây nên bởi những dị dạng của các mạch máu. Những mạch máu này thông thương với nhau một cách bất thường, tạo nên những vùng dễ vỡ “, BS Kossotoroff đã xác nhận như vậy. Về những tai biến thiếu máu cục bộ, trong một nửa những trường hợp, ở những trẻ cho đến khi đó vẫn khỏe mạnh và động mạch bị hẹp lại, sau một nhiễm trùng. Những vấn đề tim cũng có thể gây một nhồi máu não.
(LE FIGARO 29/10/2018)
Đọc thêm : TSYH số 494, bài số 10
6/ HIẾN GIAO TỬ (GAMETE) Ở PHÁP : TĂNG CAO !
Vào năm 2016, hơn 3000 cặp vợ chồng bị một vấn đề vô sinh (infertilité) đã đăng ký trong một centre d’assistance médicale à la procréation để có một em bé qua hiến giao tử (don de gamètes). Ở Pháp việc hiến này là nặc danh và không được thưởng tiền. Tuy vậy Agence de la biomédecine chứng thực một sự tiến triển mạnh cửa số những trường hợp hiến : + 38% những người hiến nữ và + 42% những người hiến nam giữa 2015 và 2016. Vào năm 2016, 746 phụ nữ đã hiến các noãn bào (ovocyte), 363 đàn ông hiến các tinh trùng với kết quả 1200 trẻ sinh ra đời. Để hiến, phải mạnh khỏe và tuổi từ 18 đến 37 đối với phụ nữ, từ 18 đến 45 đối với đàn ông. Agence de la biomédecine đã tiến hành một điều tra dư luận để hiểu khuynh hướng : gần một người trên hai ở lứa tuổi hiến nói sẵn sàng làm điều đó và, trong 73% những trường hợp, do tình đoàn kết với những cặp vợ chồng liên hệ.
(PARIS MATCH 6/12-12/12/2018)
7/ TẮM NƯỚC NÓNG TỐT CHỐNG LẠI BỆNH TRẦM CẢM
Theo một công trình nghiên cứu Đức, tắm nước nóng ở 40 độ C trong 30 phút, hai lần mỗi tuần, làm giảm hai lần mức trầm cảm hơn so với hai buổi hoạt động vật lý 45 phút mỗi tuần. Tắm tác động lên giấc ngủ, thường bị rối loạn ở những bệnh nhân trầm cảm.
(SCIENCE ET VIE 1/2019)
8/ RUNG NHĨ : NHỮNG NGUY HIỂM VÀ NHỮNG ĐIỀU TRỊ
GS Stéphane Hatem, cardiologue, Institut du coeur, Institut du coeur, hopital Pitié-Salpetrière, Paris : Điều trị rung nhĩ (fibrillation auriculaire hay atriale), loạn nhịp tim thường gặp và nguy hiểm, đang tiến triển.
Hỏi : Một rung nhĩ là gì ? (fibrillation auriculaire hay atriale)
GS Stéphane Hatem : Rung nhĩ là một loạn nhịp từng cơn hay thường trực, trong đó các tâm nhĩ đập rất nhanh (300 đến 500 lần/phút), không đều và không hiệu quả, thường được cảm thấy bằng những hồi hộp.Hỏi : Những nguy hiểm của nó là gì ?
GS Stéphane Hatem : Sự không hiệu quả của những đập nhĩ tạo điều kiện cho, do sự ứ đọng máu trong các tâm nhĩ, sự tạo thành các cục máu đông có thể di chuyển ra ngoài tim và tạo những embolies, nhất là trong não (Rung nhĩ là nguyên nhân tim thường gặp nhất của tai biến mạch máu não). Những tai biến do những thuyên tắc này (accidents emboliques) có thể trầm trọng, đôi khi tạm thời, mặc dầu không gây triệu chứng và lập lại, nguồn của những trouble cognitif và, nhiên hậu, sa sút trí tuệ.Sự không hiệu quả của những đập tim cũng có thể chịu trách nhiệm một sự làm đầy máu tâm thất tồi, làm mệt tim (suy tim). Rung nhĩ tự bản thân không gây chết đột ngột.
Hỏi : Đó có phải là một loạn nhịp hiếm ?
GS Stéphane Hatem : Đó là loạn nhịp thường gặp nhất ! Bệnh xảy ra ở 1 đến 2% những người Pháp, 12% những người 65 tuổi và hơn, gần 1 triệu người trong đất nước chúng ta, 11 triệu người ở châu Âu : bệnh gia tăng với sự lão hóa của dân số đến độ trở thành một vấn đề y tế công cộng. Ngoài tuổi tác, bệnh được làm dễ bởi những bệnh của van tim (nhất là van hai lá), cao huyết áp, rượu và chứng béo phì. Một phẫu thuật tim, một tăng năng tuyến giáp, ngừng thở ngắn lúc ngủ, sốt có thể khởi động rung nhĩ.Hỏi : Cơ chế gây bệnh là gì ?
GS Stéphane Hatem : Nó liên kết hai yếu tố : 1. Những ổ tế bào bất thường, nằm ở chỗ tiếp khẩu của các tĩnh mạch phổi trong tâm nhĩ trái, phát khởi rung thất. 2. Một quá trình thoái hóa mãn tính và im lặng của các tâm nhĩ mà cấu trúc mô bị biến đối với thời gian (fibrose, thâm nhiễm mỡ, tu chính cơ). Sự tái điều biến (remodelage) này làm xáo trộn sự truyền của luồng điện gây những đập tim, tạo điều kiện cho sự gia tăng những vòng kích thích (circuit excitateur) và làm trầm trọng bệnh.Hỏi : Ta có những điều trị nào ?
GS Stéphane Hatem :
1. Những thuốc chống loạn nhịp, có thể sử dụng một thời gian rất ngắn bằng đường tĩnh mạch, để cố tắt một rung nhĩ bắt đầu. Một giải pháp thay thế là choc électrique externe (cardioversion) với gây mê tổng quát. Thuốc này cũng được kê đơn bằng đường miệng để phòng ngừa trong FA épisodique hay để làm chậm tần số tim trong rung nhĩ thường trực (FA permanente).
2. Một thuốc chống đông là chủ yếu đề phòng ngừa nguy cơ tai biến thuyên tắc (accident embolique). Những thuốc chống ngưng kết tiểu cầu loại aspirine không được sử dụng.
3. Trong trường hợp điều trị thuốc thất bại trong rung nhĩ giai đoạn đầu, sự cắt bỏ nội mạch máu bằng radiofréquence những ổ bất thường (AR), đảm bảo 80% thành công với cái giá những biến chứng rất hạn chế những còn có 30 đến 40% tái phát sau một năm, có thể biện minh một can thiệp thứ hai. Trong tương lai sự cắt bỏ bằng tần số phóng xạ có thể có lợi cho hai chỉ định khác : những rung nhĩ im lặng hiện diện ở 30% những người có nguy cơ loạn nhịp và những thể tiến triển của rung nhĩ với suy tim, trong trường hợp này, so với điều trị nội khoa đơn độc, nó làm giảm 50% tỷ lệ tử vong toàn bộ và 44% những đợt mất bù của tim.
4. Về phòng ngừa, ngoài việc chống lại những yếu tố nguy cơ (rượu, cao huyết áp…), những công trình của chúng ta đã nhận diện vai trò có hại của mỡ lên mô nhĩ. Thật vậy, giảm cân thừa giảm nguy cơ xuất hiện và tái phát của rung nhĩ.
(PARIS MATCH 2/1-9/1/2019)
9/ CÁC PHỤ NỮ BẮT ĐẦU HÚT THUỐC HAI NĂM TRƯỚC KHI LY DỊ
Nên vợ nên chồng, có con hay ly dị…Bấy nhiêu biến cố gia đình, theo các nhà nghiên cứu Pháp, có một ảnh hưởng quan trọng lên chứng nghiện thuốc lá. Như thế, ở đàn ông cũng như đàn bà, việc thành vợ chồng chia hai nguy cơ bắt đầu hút thuốc trong hai năm tiếp theo. Còn những người hút thuốc, những cơ may ngừng hút được tăng gấp đôi sau khi đã thành chồng vợ. Sự sinh ra đời một đứa bé làm dễ sự bỏ thuốc, trong khi ngược lại, một sự ly dị gia tăng nguy cơ hút thuốc.” Ta đã biết rằng sự việc nên vợ nên chồng có những tác dụng có lợi lên sức khỏe, nhất là ở những người đàn ông. Sự ngừng thuốc lá lúc sinh một đứa con cũng được dự kiến và, chứng nghiện thuốc là thường được liên kết với những tình huống stress, nên khá logic rằng sự kỳ dị làm gia tăng nó “, Stéphane Legleye, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu này đã công nhận như vậy. Những chỗ mà những kết luận của công trình nghiên cứu này gây ngạc nhiên hơn, đó là chúng cho thấy một tính chất thời gian khác nhau tùy theo giới tính : nếu những người đàn ông ngừng hút thuốc chỉ vào năm sinh của đứa con, những phụ nữ, dự kiến ngừng thuốc lá đến 2 năm trước, vậy ngay trước khi có thai.
STRESS HAY ANTICIPATION
Còn ngạc nhiên hơn, nguy cơ bắt đầu hút gia tăng 2 năm trước khi ly dị và tối đa một năm ở các phụ nữ ; trong khi đó ở đàn ông nguy cơ tối đa chỉ vào năm ly dị. Nhạy cảm hơn với stress, các phụ nữ có thể sống khó khăn hơn những căng thẳng trong một cặp đang tan rã. ” Nhưng cũng có thể rằng những người đàn bà dự kiến nhiều hơn sự phân ly trong khi những người đàn ông chịu nó “, Stéphane Legleye đã giải thích như vậy
(SCIENCE ET VIE 1/2019)
10/ NGUY CƠ TIM CÀNG NGÀY CÀNG NỮ HÓA
Thuốc lá, đái đường và cao huyết áp : nếu đó là 3 yếu tố nguy cơ tim mạch được biết rõ, một công trình nghiên cứu quốc tế được thực hiện trên 500.000 người trưởng thành người Anh tiết lộ rằng những yếu tố nguy cơ này đe dọa các phụ nữ nhiều hơn là đàn ông. Đặc biệt, những tác hại của bệnh đái đường loại 1 ở đàn bà gần 3 lần quan trọng hơn ở đàn ông, những tác hại của thuốc lá và bệnh đái đường loại 2 50% cao hơn và của cao huyết áp 10% lớn hơn. Vậy nếu những người đàn ông vẫn bị những bệnh động mạch vành nhất, tình huống có thể ngược lại với sự gia tăng của ba yếu tố nguy cơ này trong population, các tác giả đã báo động như vậy.
(SCIENCE ET VIE 1/2019)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(18/1/2019)
Pingback: Thời sự y học số 530 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương