NGỘ ĐỘC PHENCYCLIDINE
(PCP INTOXICATION)
Advanced Medical Life Support (AMLS)
National Association of Emergency Medical
Technicians (NAEMT)
Chất gây ảo giác (hallucinogène) phổ biến nhất là phencyclidine (PCP), nguyên thủy đã được phát triển như thuốc gây mê và về sau được sử dụng như thuốc an thần thú y. Khi tiềm năng lạm dụng được khám phá, PCP đã được thay thế bởi những chất khác an toàn hơn. PCP có những tính chất kích thích và giảm áp lên hệ thần kinh trung ương. Ta tìm thấy nó dưới dạng bột kết tinh trắng, chất lỏng hay thuốc viên.
I. NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Với những liều thấp (10 mg hay ít hơn), PCP gây nên một phối hợp của những tác dụng hưng thần (effets psychoactifs), bao gồm euphorie, một sự mất định hướng, một trạng thái lú lẫn cũng như những thay đổi tính khí đột ngột (như một trạng thái tức giận). Những dấu hiệu tiêu thụ PCP có thể gồm có ban đỏ da, vã mồ hôi, tăng tiết nước dãi và mửa. Nói chung các đồng tử vẫn phản ứng. Nhăn mặt (grimaces faciales), nhãn chấn (nystagmus) hay những cử động nhãn cầu không tự ý là những tác dụng có thể nhận diện của sự sử dụng PCP liều thấp.
Những người tiêu thụ PCP ít nhạy cảm với đau hơn nhiều, điều này có thể cho họ cảm tưởng có một sức mạnh siêu nhân khi họ kích động. Thật vậy, với liều thấp, tỷ lệ tử vong gia tăng bởi vì nó được liên kết với hành vi tự hủy (comportement autodestructeur) liên kết với những tác dụng giảm đau và giảm áp của hệ thần kinh trung ương. Những bệnh nhân dưới ảnh hưởng của các thuốc gây ảo giác là một đe dọa cho chính mình và những kẻ khác, điều này cũng bao gồm những người cứu.
Những liều mạnh PCP (> 10 mg) có thể gây nên một giảm áp quan trọng của hệ thần kinh trung ương, trong đó một tình trạng hôn mê. Suy yếu hô hấp, cao huyết áp và tim nhịp nhanh là những dấu hiệu thường gặp. Cao huyết áp có thể gây nên những rối loạn tim, encéphalopathie, xuất huyết não và co giật. Những trường hợp ngộ độc PCP có thể cần xử trí một ngừng hô hấp và một trạng thái động kinh (état épileptique). Những bệnh nhân này phải được chuyển nhanh đến bệnh viện.
Sự xuất hiện đột ngột của một psychose do PCP có thể xảy ra ngay cả với liều thấp. Trạng thái này là một cấp cứu tâm thần thật sự, có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau ngộ độc. Lúc bị loạn thần, hành vi có thể thay đổi từ không đáp ứng (état catatonique) đến một thái độ hung bạo hay một tình trạng tức giận (état de rage). Những bệnh nhân này cực kỳ nguy hiểm, và một tăng cường cảnh sát phải hiện diện và theo kèm anh suốt trong thời gian xử trí cho đến khi đến bệnh viện.
II. SINH BỆNH LÝ
PCP là một thuốc gây mê phân ly (anesthésique dissociatif) có những tính chất ảo giác (propriétés hallucinatoires). Nó đồng thời có những tác dụng kích thích và giảm áp hệ thần kinh trung ương. Những tác dụng giống giao cảm (effets sympathomimétiques) của PCP có lẽ là do sự ức chế của recapture de la dopamine và noradrénaline. Thuốc ma túy này cùng tác dụng lên những récepteur nicotinique và những thụ thể của opiacés, có những tác dụng cholinergique và anticholinergique, là một chất đối kháng của glutamate ở các thụ thể NDMA và ảnh hưởng đường của dopamine. Rõ ràng, PCP gây những tương tác rất phức tạp mà những nhà nghiên cứu luôn luôn cố tìm hiểu. PCP được chuyển hóa bởi gan và có một demi-vie từ 15 đến 20 giờ.
III. CHẨN ĐOÁN
Hỏi bệnh bệnh nhân là thiết yếu để xác lập chẩn đoán. Bilan biologique phải bao gồm một xét nghiệm nước tiểu, một panneau métabolique, đo nồng độ đường huyết, đếm và công thức máu và một khí huyết động mạch. Một bạch cầu tăng cao, nồng độ azote uréique tăng cao trong máu và những nồng độ créatinine thường được quan sát ở những bệnh nhân ngộ độc PCP. Tan cơ vân (rhabdomyolyse) có thể được đánh giá bằng cách theo dõi créatine kinase trong máu và nồng độ myoglobine trong nước tiểu.
IV.ĐIỀU TRỊ
Điều trị ban đầu nhằm làm bệnh nhân an lòng và trấn an về những tác dụng tạm thời của chất ma túy. Anh phải có được một hỏi bệnh kỹ bệnh nhân để xác định nguyên nhân chính xác của những dấu hiệu và triệu chứng và nhận diện thuốc gây ảo giác được uống vào. Hỏi bệnh phải bao gồm loại và lượng chất ma túy được uống vào cũng như giờ uống. Một nội thông khí quản có lẽ sẽ cần thiết đối với những bệnh nhân bị ngộ độc nặng.
1. TIỀN VIỆN
Điều trị chủ yếu triệu chứng, điều này gồm xử trí đường khí, thông khí, tuần hoàn và sự thiết đặt đường tĩnh mạch. Hãy săn sóc những vết thương chấn thương theo protocole chuẩn.
2. BỆNH VIỆN
Một sự theo dõi tim được chỉ định ở những bệnh nhân nghi ngộ độc PCP có những tiền sử hay những yếu tố nguy cơ tim. Bệnh nhân phải được giữ yên lặng, phải tránh tất cả những cử động thô bạo, những ánh sáng chói và những tiếng động thừa. Có thể cần kềm giữ bằng phương tiện vật lý hay hóa học nếu bệnh nhân trở nên không thể dự kiến hay hung bạo. Nói chung các benzodiazépine tác dụng tốt đối với loại trường hợp này. Những thuốc chống loạn thần (antipsychotiques) như halopéridol không nên cho ở những bệnh nhân ngộ độc PCP bởi vì chúng gây loạn nhịp hay co giật. Sự sử dụng opiacés và hạ đường huyết phải được loại trừ.
Reference : AMLS. Prise en charge des urgences médicales
Đọc thêm : Cấp cứu ngộ độc số 55
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(29/12/2018)