Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 16 – BS Nguyễn Văn Thịnh

VIÊM MÀNG NÃO DO DO VI KHUẨN
(BACTERIAL MENINGITIS)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

TEST 4

Một nam tân binh 28 tuổi đến bệnh viện vì đau đầu, sốt, và cứng cổ. Nhiệt độ của bệnh nhân là 102,2 độ F và bệnh nhân từ chối cử động cổ của mình. Bệnh nhân có vẻ hơi mơ màng và co rúm lại khi ánh sáng chiếu vào trong phòng khám. Bệnh nhân không có dấu hiệu thần kinh khu trú và anh có thể thực hiện chọc dò tủy sống. Dấu hiệu nào đặc hiệu nhất để chẩn đoán viêm màng não vi khuẩn ?
a. Sự hiện diện của sợ âm thanh, sợ ánh sáng, và cứng cổ
b. Sốt cao hơn 102,2 độ F
x c. Phân tích dịch não tủy cho thấy bạch cầu đa nhân tăng cao
d. Phân tích dịch não tủy cho thấy protein tăng cao
e. Phân tích dịch não tủy cho thấy glucose tăng cao

Câu trả lời đúng là (c)
Số lượng bình thường của bạch cầu trong dịch não tủy là 5 hay ít hơn với 1 hay ít hơn bạch cầu đa nhân trung tính (PMN). Những số lượng lớn hơn phải được xem như là bằng cớ đối với nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Trong những trường hợp viêm màng não vi khuẩn cấp tính, đếm tế bào từ 1000/mcL đến 20.000/mcL được quan sát, thường chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Trong những trường hợp viêm màng não vô trùng (aseptic viral meningitis), đếm tế bào nói chung thấp hơn, chủ yếu là lymphocyte. Điều trị ban đầu với kháng sinh trước khi chọc dò tủy sống không thể ảnh hưởng đếm tế bào, mặc dầu sau 6 giờ cấy ít có khả năng dương tính hơn. Phải ghi chú rằng một nhóm bệnh nhân với viêm màng não vi khuẩn có thể có lymphocyte nổi trội. Do đó sự nổi trội lymphocyte không loại bỏ viêm màng não vi khuẩn và nên cho kháng sinh.(a) Bệnh cảnh lâm sàng cổ điển của viêm màng não vi khuẩn gồm sợ ánh sáng,
đau đầu, sốt, và cứng cổ. Không một triệu chứng nào trong số những triệu chứng này là đặc hiệu và một chọc dò tủy sống phải được thực hiện. Bệnh cảnh lâm sàng cổ điển bị biến đổi ở những tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid), vì vậy nghi ngờ lâm sàng phải cao hơn ở những bệnh nhân này.
(b) Nói chung sốt được nghĩ là cao trong viêm màng não vi khuẩn, nhưng không có con số đặc hiệu để chẩn đoán nó.
(d) Nói chung nồng độ protein của dịch não tủy biến thiên từ 15 đến 45 mg/dL. Những nồng độ lớn hơn 150 mg/dL thường được thấy trong viêm màng não vi khuẩn, nhưng có thể do những bệnh lý khác gồm áp xe của hệ thần kinh trung ương, viêm não, và những nhiễm trùng do nấm. Những nhiễm trùng do nấm thường có protein dịch não tủy rõ rệt tăng cao, thường hơn 1000 mg/dL.
(e) Nói chung nồng độ glucose giảm trong viêm màng não vi khuẩn.

Reference : Emergency Medicine. PreTest
Đọc thêm : Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 2, 10, 13, 14, 15

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/11/2018)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 16 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 17 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 18 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Cấp cứu bệnh nhiễm khuẩn số 19 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s