1. ROSACÉE, MỘT BỆNH MÃN TÍNH TRONG 3 GIAI ĐOẠN
Cũng được gọi là couperose (bệnh sùi đỏ mặt), chứng bệnh này cần một điều trị cho mỗi dạng của nó.
2-3 % dân Pháp bị chứng bệnh sùi đỏ mặtDERMATOLOGIE. ” Thưa bác sĩ, tôi bị acné lúc 4 tuổi mặc dầu tôi đã không bị nó vào tuổi thiếu niên ! “. Trên thực tế, điều mà người này bị không phải là mụn (acné), mà là rosacée (bệnh sùi đỏ mặt) trong giai đoạn papulo-pustuleuse của nó, với những mụn trắng (bouton blanc) và những mụn đỏ xấu. Căn bệnh mãn tính này, cũng được gởi là couperose, ảnh hưởng đến mặt. Nó xảy ra ở 2 đến 3% của dân số Pháp, nhiều hơn ở những người có da nhạt màu và ở phụ nữ hai lần nhiều hơn đàn ông. Những triệu chứng nói chung được biểu lộ khoảng năm 40 tuổi và tập trung ở phần giữa của mặt, nói chung tránh chỗ chung quanh của mặt và miệng.
Rosacée được liên kết với một sự giãn mạch quá mức của các huyết quản nhỏ của mặt và trước hết gây nên những bouffées de chaleur ở giữa mặt, những nốt ban đỏ và những cảm giác kim châm. Ở giai đoạn này, thầy thuốc trước hết sẽ đề nghị xác nhận những yếu tố làm dễ những cơn bộc phát này.Thật vậy, nếu rosacée chỉ phát triển khi thể địa di truyền thuận lợi với nó (những dân có da nhạt màu đặc biệt bị liên hệ), nó tiến triển nhanh hơn khi những huyết quản nhỏ của mặt giãn đáp ứng với sự nóng lên của mặt. Phần lớn các bệnh nhân quan sát rằng vài thức ăn, rượu, những cảm xúc hay ánh nắng mặt trời làm trầm trọng những triệu chứng của họ.
” Một hỏi bệnh hoàn chỉnh cho phép xác định những yếu tố mà mỗi người mẫn cảm hơn hay chịu nhiều nhất “, GS Jean-Luc Schmutz, trưởng khoa bệnh ngoài da-dị ứng của CHRU de Nancy đã chỉ như vậy. Không có điều trị rất thỏa mãn ở giai đoạn này, là giai đoạn mà những nốt ban đỏ tạm thời không đáp ứng với laser. ” Gel de brimodinine, một thuốc giãn mạch, cho phép giảm bớt những nốt ban đỏ, có thể được sử dụng nhưng khó sử dụng bởi vì nó gây nên một hiệu quả dội ngược đôi khi trong ngày.” Vậy ông khuyến nghị tốt hơn là tránh những yếu tố khả dĩ gây nên những cơn bộc phát này và khuyên mút một cục nước đá để làm lạnh mặt. ” Nhưng nhất là không nên sử dụng crème có chất cortisone có thể duy trì bệnh và có thể làm nặng do tạo một tình trạng phụ thuộc corticoide.”
Laser có thể được sử dụng khi bệnh đi vào giai đoạn hai, gây nên couperose khi những huyết quản nhỏ vẫn giãn và trở nên có thể thấy được dưới bề mặt của da. Những vùng bị bệnh cũng thường sưng phồng và đỏ, đã trở nên sần sùi và tróc vảy. Laser có thể làm biến mất những huyết quản nhỏ nổi rõ và những mụn ban đỏ trong hai đến ba năm : rosacée là một bệnh mãn tính mà những triệu chứng tái xuất hiện dưới tác dụng của những yếu tố gây ra nó. Điều trị này (laser), gây cảm ứng da với ánh sáng mặt trời, phải được thực hiện trong mùa đông.“Acnée rosacée ” xuất hiện (đó là tên cũ của forme papulo-pustuleuse) ở vài bệnh nhân khi da bị tấn công, bị xâm nhập bởi một phù thường trực, khi da chế tạo quá nhiều sébum. Điều này tạo điều kiện cho sự tăng sinh của vài vi khuẩn và ký sinh trùng. Nó được phân biệt với acné thật sự bởi sự vắng mặt của những chấm đen.
Vào giai đoạn này, ban đỏ xuất hiện thường trực và những mụn xuất hiện không yếu tố phát khởi. Thầy thuốc có thể kê đơn một điều trị tại chỗ như métronidazole hay ivermectine, tác động lên những mầm bệnh chịu trách nhiệm những mụn và tác dụng lên một acarien, Demodex folliculorum, dường như đóng một vai trò trong rosacée. Những điều trị này có một tác dụng chống viêm, đặc biệt hiệu quả trên bệnh lý này vì lẽ viêm là vecteur chính của sự tiến triển của nó.
Đối với những dạng nghiêm trọng nhất, có thể bắt đầu điều trị bằng một kháng sinh bằng đường miệng để làm giảm những thương tổn trong hay trước khi áp dụng điều trị tại chỗ. Những điều trị này phải được áp dụng một cách tích cực, nói chung trong nhiều tuần, và hiệu quả của chúng sẽ được duy trì bằng một sự sử dụng đều đặn trong thời gian dài hạn. Khi những thương tổn không đáp ứng với những điều trị này, có thể sử dụng isotrétinoine. Ở vài bệnh nhân, rosacée mãn tính này ảnh hưởng đến mắt, gây đỏ mắt, cảm giác kim châm và ngứa nhưng nhất là khô mắt, nhất thiết phải được xử trí bởi vì nhiên hậu nó có thể ảnh hưởng lên thị giác.
” Dầu giai đoạn mà ta tấn công rosacée là giai đoạn nào, ta càng điều trị sớm, kết quả có được càng thỏa mãn và nhanh “, GS Schmutz đã nhắc lại như vậy. ” Không nên do dự đi khám khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.” Như thế những phụ nữ, vì thường đi khám ngay những mụn đỏ đầu tiên, nên ít phát triển hơn nhiều một rhinophyma, giai đoạn cuối của bệnh. Hiện nay không có một điều trị nào dứt điểm chống lại căn bệnh mãn tính này nhưng, kết hợp với những biện pháp phòng ngừa, chúng cho phép làm chậm lại tiến triển và tránh những triệu chứng gây khó chịu nhất.
(LE FIGARO 22/1/2018)
2. COUPEROSE : HÃY NGỪNG LÊN ÁN RƯỢU
Không, rượu không gây nên rhinophyma, giai đoạn cuối của rosacée. Nhưng nó tạo điều kiện cho sự xuất hiện…Thật vậy, rượu là một chất giãn mạch mạnh, tác dụng rất nhanh lên những huyết quản nhỏ của mặt. Vậy đó là một trong những lý do rhinophyma chiếm đa số (95%) ở đàn ông trên 50 tuổi : đàn ông tiêu thụ rượu nhiều hon đàn bà. Vả lại, mặc dầu đàn ông được đả thông về nguy cơ rằng rosacée của họ có thể tiến triển thành dạng xấu xí này (rhinophyma), vì đàn ông có những khó khăn với rượu, nên dẫu sao vẫn khó tránh tiêu thụ nó hơn.
Tuy nhiên, một yếu tố khác có một ảnh hưởng quan trọng lên sự biểu hiện khác nhau của rosacée giữa hai giới tính : các phụ nữ, vì điều trị bệnh của mình sớm hơn những người đàn ông, nên tránh một sự tiến triển thành rhinophyma, giai đoạn cuối của nó, vẫn hiếm vì lẽ nó chỉ liên quan 5% những bệnh nhân.
Rosacée là một bệnh tùy thuộc trước hết loại da và những yếu tố di truyền : vậy rượu, ngay cả được tiêu thụ quá mức, không phát khởi bệnh lý này ở một người không nhạy cảm nó.
MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ PHẢI TUYỆT ĐỐI TRÁNHTuy nhiên ở một người bị rosacée, rượu là một trong những yếu tố phải tuyệt đối tránh bởi vì nó làm dễ những cơn bộc phát giãn mạch, dần dần sẽ dẫn đến sự xuất hiện của phù và những thương tổn có thể tiến triển thành một rhinophyma. Rhinophyma là hậu quả của sự phì đại của những huyết quản và của những tuyến bã có nhiều trên mũi, tạo thành những nodule có khả năng xâm chiếm tất cả bề mặt của nó nhưng cũng có thể hiện diện trên những vùng khác của mặt. Dạng vẻ đặc biệt xấu xí của chúng là khó chịu được, nhất là, về phương diện văn hóa, một cái mũi hình củ hành (nez bulbeux) như vậy vẫn liên kết với chứng nghiện rượu mặc dầu rượu không phải là nguyên nhân. Ngoài ra nó có thể tạo một tắc nghẽn cho sự hô hấp thoải mái.
Vậy không nên do dự đi khám, trước khi sự khó chịu tâm thần hay vật lý xuất hiện : có những điều trị hiệu quả. Nếu rhinophyma được điều trị khá sớm, sự sử dụng isotrétinoine có thể đủ để làm giảm những thương tổn. Khi những cục u (excroissance) quá quan trọng, ngoại khoa vẫn là điều trị quy chiếu để lấy chúng đi bằng dao mổ hay với những công cụ cắt bỏ khác như laser.
Rất hiệu quả, những can thiệp này cho phép loại bỏ tất cả những thương tổn xấu xí để mang lại cho da và mũi một dạng vẻ thỏa mãn. Tuy nhiên, cũng như đối với tất cả những dạng của rosacée, những điều trị này không dứt điểm : phải tránh tiếp xúc lần nữa với những yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của nó để tránh không để cho những triệu chứng tái xuất hiện.
(LE FIGARO 22/1/2018)
3. COUPEROSE : NHỮNG ĐIỀU TRỊ LÀM KHIẾP SỢ
Những buổi laser, hiệu quả, phải được cách quãng ít nhất một tháng.
DERMATOLOGIE. Những huyết quản nhỏ giãn trên mặt, trên má đỏ ửng mỗi khi xúc động…Couperose hay rosacée, những vết đỏ của mặt là một bệnh lý hiền tính, nhưng có thể khó sống trên bình diện tâm lý. Thậm chí thật sự handicapant trong cuộc sống hàng ngày. ” Có gương mặt đỏ da luôn luôn gây bất lợi. Ở cực điểm, điều đó có thể dẫn đến một phobie sociale thật sự,érythrophobie (sợ đỏ mặt trước công chúng) “, GS Bernard Cribier, dermatologue ở CHU de Strasbourg, đã đảm bảo như vậy.
Trên thực hành, những thầy thuốc chuyên bệnh người da gọi là couperose khi các thương tổn chủ yếu là một giãn của các mạch máu nhỏ trên mũi và má và một khuynh hướng đỏ mặt (érythème). Với sự hiện diện của những triệu chứng khác như những “bouffées de chaleur”, những thương tổn viêm hay một thương tổn mắt, họ dùng hơn thuật ngữ rosacée. Nhưng couperose và rosacée ngày càng xuất hiện như là những mặt của cùng một bệnh mãn tính. Thường gặp, nhất là ở những người có da nhạt màu (personnes à peau claire), những bệnh lý này nói chung bắt đầu giữa 30 và 50 tuổi, và tiến triển bằng những cơn bộc phát. Lúc đầu, những mụn đỏ thường tạm thời, được phát khởi bởi hoạt động vật lý, ánh sáng mặt trời, những thay đổi nhiệt độ đột ngột hay rượu ; rồi thì chúng có thể trở thành thường trực.
Trong vài dạng, chính những thương tổn viêm (những mảng đỏ, thậm chí pustules) nổi trội : nặng nhất là một biến dạng xấu xí của mũi, được gọi là rhinophyma. Những triệu chứng mắt, mắt rát, cảm giác vật lạ, hiện diện ở một bệnh nhân trên hai và phải được tìm kiếm một cách hệ thống.
Về những nguyên nhân, chúng hoàn toàn không được làm sáng tỏ. ” Sự tiêu thụ rượu tạo điều kiện cho những cơn giãn mạch, nhưng trái với thành kiến, rượu không chịu trách nhiệm về rosacée “, GS Olivier Chosidow, thầy thuốc chuyên khoa d ở CHU Henri-Mondor (Créteil) đã nhấn mạnh như vậy. ” Từ lâu bệnh này đã được trình bày như là nguồn gốc mạch máu. Hôm nay, thì ra rằng những cơ chế viêm cũng có liên quan, với một vai trò của những tác nhân nhiễm trùng, Bernard Cribier đã nói rõ như vậy. Những tài liệu xuất bản ngay cả đã gợi ý một sự lây truyền do ghép ở những người ghép mặt.”
BẢO VỆ CHỒNG LẠI NHỮNG YẾU TỐ LÀM NẶNG.Sự điều trị nhờ đến những mỹ phẩm, rất hữu ích để làm giảm sự khó chịu và che dấu những thương tổn, và nhờ đến những điều trị nội khoa, laser hay những thuốc chống viêm, thậm chí kháng sinh tùy theo trường hợp. Dầu cho những thương tổn là gì, phản xạ đầu tiên là bảo vệ những da yếu ớt này, chống lại những yếu tố làm gia trọng (ánh nắng mặt trời, nhiệt, lạnh..). Những thầy thuốc chuyên khoa đã khuyến nghị sử dụng những mỹ phẩm lỏng (cosmétiques fluides), đồng thời tránh nước hoa và những chất bảo quản. Những mỹ phẩm được kê đơn một cách hệ thống với điều trị bằng laser. Laser ngăn cản sự trầm trọng hóa của các thương tổn mạch máu, trái với những điều trị viêm, chỉ có tính cách tạm ngừng. Nói một cách khác, chúng làm thuyên giảm các cơn, nhưng không phòng ngừa chúng. ” Hiện nay, 3 loại thuốc duy nhất được cho phép trong chỉ định này có tính chất thường nghiệm (empirique). Đó là métronidazole, acide azélaique dùng tại chỗ, doxycycline, một kháng sinh được cho bằng đường miệng chống mụn.
(LE FIGARO 11/4/2011)
4. RƯỢU : TIẾNG KÊU BÁO ĐỘNG CỦA OMS
Tổ chức y tế thế giới vừa công bố báo cáo về những tác hại của rượu lên sức khoa trên thế giới : 3 triệu trường hợp tử vong (hoặc 1 trên 20) có thể được quy cho rượu năm 2016, ba lần trên bốn ở những người đàn ông. Những tai nạn (công lộ và những tai nạn khác) chiếm 28% tỷ lệ tử vong, những bệnh tiêu hóa (xơ gan, ung thư gan) 21%, những bệnh tim mạch (cao huyết áp, tai biến mạch máu não) 19%, những ung thư, nhiễm trùng và những rối loạn tâm thần, phần còn lại. Những người châu Âu là những người tiêu thụ nhiều nhất. Có 2,3 tỷ người uống rượu đều đặn trên thế giới ; 25% những người trẻ từ 15 đến 19 tuổi cũng vậy. Gần 45% rượu được tiêu thụ dưới dạng rượu nặng ; 34% bia và 12% rượu vang. OMS kêu gọi 192 quốc gia hội viên tiến hành chiến dịch phòng ngừa can ngăn hơn nữa.
(PARIS MATCH 11/10-17/10/2018)
5/ UNG THƯ PHỔI : ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN
Cuộc tranh luận được phát động trở lại về sự cần thiết của công tác điều tra phát hiện có tổ chức (dépistage organisé).
SANTE PUBLIQUE. Có nên thiết đặt một điều tra phát hiện có tổ chức của ung thư phổi ? Cách nay hai năm, Bộ y tế, cấp có nhiệm vụ đưa ra những khuyến nghị và đánh giá về y tế, đã trả lời không, mặc cho các société savante. Tuy vậy, những société savante này nghĩ co bằng cớ cần thiết về tính hữu ích của điều tra phát hiện với NLST. Công trình nghiên cứu quy mô lớn này của Hoa Kỳ đã cho thấy một sự giảm 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở những người hút thuốc hay đã từng hút thuốc (từ ít nhất 15 năm), được điều tra phát hiện mỗi năm bằng một scanner faiblement dosé.Nhưng Bộ y tế đã đánh giá rằng công tác điều tra phát hiện, ở giai đoạn này, có “quá nhiều nguy cơ và bất tiện ” so với những lợi ích rất không chắc chắn”. Hôm nay, các chuyên gia, với những dữ kiện mới, được mang lại bởi một thử nghiệm châu Âu, mong muốn xét lại vấn đề. Trong thử nghiệm này, được mệnh danh Nelson, sự giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đã đạt 26%. Đó là điều được tiết lộ lúc thông báo những kết quả của công trình nghiên cứu trong hội nghị thứ 19 về ung thư phổi ở Toronto, cuối tháng 9. Ngoài ra, Nelson đã giảm số những dương tính giả so với thử nghiệm NLST. Thật vậy trong công trình nghiên cứu này, đối với những nodule được gọi là “trung gian”, không quá lớn không quá nhỏ, chiến lược là sau 3 tháng làm lại một scanner de suivi để tính sự tăng trưởng của nodule, điều mà chúng tôi gọi là temps de dédoublement. Điều này có ưu điểm là giảm bớt sự lo âu của các bệnh nhân, những phí tổn, những thăm dò phụ, cũng như sự tiếp xúc với các phóng xạ”, GS Bernard Milleron, chủ tịch danh dự của Intergroupe francophone de cancérologie thoracique (IFCT), đã giải thích như vậy. Người bảo vệ nhiệt tình sự điều tra phát hiện này nhấn mạnh rằng một ung thư phổi, được phát hiện ở một giai đoạn sớm, chữa lành trong 90% các trường hợp. Thế mà, trên hơn 45.000 ung thư được chẩn đoán mỗi năm, 40% được chẩn đoán ở một giai đoạn tiến triển, trong khi những di căn đã bắt đầu phát triển. Khi đó bệnh khó điều trị và ngay cả hôm nay, nó là nguyên nhân thứ hai gây tử vong bởi ung thư ở người đàn ông và nguyên nhân thứ ba ở phụ nữ. “Để chữa lành nhiều bệnh nhân hơn, chúng ta sẽ phải hướng về một chẩn đoán sớm hơn và do đó điều tra phát hiện, mặc dầu scanner có những hạn chế”, GS Julien Mezières, pneumologue và oncologue ở CHU de Toulouse, đã nhấn mạnh như vậy
NHỮNG EXAMEN KHÔNG THÍCH HỢP
Tính khả thi của công tác điều tra phát hiện này, bằng scanner phóng xạ thấp, được trắc nghiệm từ hai năm nay ở la Somme. Một nửa những thầy thuốc đa khoa của tỉnh này của Pháp tham gia công trình nghiên cứu được thực hiện bởi BS Olivier Leleu. ” Trên 900 scanner được thực hiện từ 2016, 54 dương tính. Và tổng cộng chúng tôi đã chẩn đoán 22 ung thư, phần lớn rất khu trú. Những kết quả của chúng tôi hoàn toàn giống với hai thử nghiệm lớn Nelson và NLST”, chef de service de pneumo-oncologie d’Abbeville, đã xác nhận như vậy. Đối với ông, hôm nay điều quan trọng là tổ chức điều tra phát hiện bởi vì điều đó đã được thực hiện bởi các thầy thuốc đa khoa. Thật vậy, 70% những thầy thuốc đa khoa tham gia công trình nghiên cứu la Somme đã thực hiện một điều tra phát hiện cho những bệnh nhân hút thuốc nặng của họ. Tuy nhiên, những thăm dò được đòi hỏi không thích đáng, như chụp X quang ngực hay một scanner cổ điển gây bực xạ hơn.
(LE FIGARO 15/10/2018)
6/ PHÒNG NGỪA CHỐNG HIV ĐỐI VỚI NHỮNG SÉRONÉGATIF
Một phương pháp phòng ngừa chống virus của sida (HIV), được chuẩn nhận vì tính hiệu quả bởi nhiều công trình nghiên cứu lớn, đang thắng thế. Phương pháp này bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bằng cách sử dụng, trước khi tiếp xúc, một loại thuốc liên kết hai sản phẩm chống HIV. Sự phòng ngừa này nhằm vào những người đàn ông và đàn bà không bị nhiễm virus, không sử dụng những préservatif (30% những người đàn ông huyết thanh âm tính) và có, do pratique sexuelle của họ, một nguy cơ cao bị lây nhiễm. Sự kê đơn ban đầu phải được thực hiện bởi một thầy thuốc chuyên về HIV, một thầy thuốc bệnh viện hay của một trung tâm điều tra phát hiện, và những kê đơn tiếp theo sau đó bởi một médecin de ville. Hai protocole, bằng sử dụng liên tục nhiều ngày trước khi tiếp xúc và hai ngày sau, hay bằng sử dụng cách quảng (prises intermittentes), đều có thể, tùy theo những trường hợp.
(PARIS MATCH 21/6-27/6/2018)
7/ VIÊM TÚI CÙNG ĐẠI TRÀNG : PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
GS Yann Parc, trưởng khoa ngoại tổng quát và tiêu hóa, bệnh viện Saint-Antoine, Paris, mô tả thái độ xử trí của bệnh viêm túi cùng của đại tràng (diverticulite du colon), một bệnh thường gặp, đôi khi nguồn của những biến chứng nghiêm trọng.
Hỏi : Những thuật ngữ bệnh túi cùng (diverticulose) và viêm túi cùng (diverticulite) chỉ gì ?
GS Yann Parc : Thành của đại tràng được cấu tạo bởi những lớp chồng lên nhau : một niêm mạc trong (muqueuse interne) tiếp xúc với phân và hấp thụ nước, một lớp cơ làm lan tràn những sóng co thắt (onde de contraction), cho phép sự tiến tới của cục phân (bol fécal) cho đến tận hậu môn, cũng như những lớp khác. Với tuổi tác và dưới tác dụng của sự tăng áp lực liên kết với transit, những chỗ hở (déhiscence) nhỏ được tạo thành trong cơ, qua đó niêm mạc trong luồn vào như một doigt de gant cho đến khi tạo thành những thoát vị nhô ra ngoài ống tiêu hóa. Sự biến đổi cơ thể học này, được gọi là bệnh túi cùng (diverticulose), vẫn không triệu chứng. Đôi khi, một túi cùng bị tắc nghẽn và trở nên vị trí của một tăng sinh vi khuẩn : đó là một viêm túi cùng, thường khu trú ở đại tràng sigma (đại tràng tận cùng trước trực tràng)
Hỏi : Tần số của chúng ở Pháp là gì ?
GS Yann Parc : rất thường gặp, diverticulose gia tăng với tuổi tác : nó liên quan 50% những người trên 70 tuổi. Từ vài thập niên, ta quan sát nó ở một số ngày càng nhiều những người trẻ. Nguy cơ phát triển một viêm túi cùng là 4% trong một cuộc đời. Yếu tố nguy cơ duy nhất được nhận diện là dùng những thuốc chống viêm không phải stéroide (AINS).
Hỏi : Một viêm túi cùng được biểu hiện như thế nào ?
GS Yann Parc : Cơn điển hình được biểu hiện bởi đau bụng dưới về phía trái, xuất hiện dần dần, liên kết với một arrêt du transit và một sốt vừa phải. Nó có thể bị biến chứng bởi sự xuất hiện của một abcès hay trong vài trường hợp, một viêm phúc mạc. Hoặc có thể được tạo thành một fistule, đường thông bất thường giữa ruột già và bàng quang hay da. Đôi khi một chỗ hẹp của đại tràng được tạo nên làm phong bế transit.
Hỏi : Bilan được thực hiện là gì ?
GS Yann Parc : Bilan máu tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng. Sự vắng mặt của chúng loại bỏ chẩn đoán viêm túi cùng. Sự hiện diện của chúng khiến đòi hỏi một scanner với hai mục tiêu : xác nhận chẩn đoán và phát hiện một biến chứng như một áp xe. Về chẩn đoán viêm phúc mạc, biến chứng nghiêm trọng nhất, nó thuần lâm sàng.
Hỏi : Điều trị của viêm túi cùng là gì ?
GS Yann Parc : Điều trị đã tiến triển. Ta không còn cho kháng sinh nữa trong những thể đơn giản ở những bệnh nhân không có bệnh lý liên kết, bởi vì chúng không ảnh hưởng lên tiến triển của cơn. Ta điều trị đau, ta khuyên nghỉ ngơi và theo dõi ngoại trú. Nếu điều trị thuận lợi, điều này là quy tắc, ta dừng lại ở đó. Trong trường hợp biến chứng, các kháng sinh được yêu cầu, và bệnh nhân cần được nhập viện. Nếu một áp xe được phát hiện, ta loại bỏ nó bằng dẫn lưu bằng cách thiết đặt, dưới kiểm soát X quang, một ống dẫn lưu xuyên qua da, điều này thường đủ.
Hỏi : Khi nào ngoại khoa là cần thiết ?
GS Yann Parc : Vào hai lúc. 1. Hoặc cấp cứu, với một tỷ lệ tử vòng 8%. Thầy thuốc ngoại khoa lấy đi vùng bệnh và đôi khi phải đặt, tạm thời hay không, một hậu môn nhân tạo. 2. Hoặc cách xa các cơn, để sửa chữa những fistule hay những hẹp phức tạp. Sự cắt bỏ phòng ngừa của đại tràng sigma để tránh những tái phát đã mất tín nhiệm bởi vì tỷ suất lợi ích-nguy cơ của chiến lược này là bất thuận lợi. Đôi khi nó được yêu cầu nhưng hiếm hơn.
Hỏi : Những khuyến nghị của ông là gì ?
GS Yann Parc : Một chế độ ăn uống giàu sợi (rau xanh, trái cây) làm giảm nguy cơ diverticulose. Nguy cơ phát triển một diverticulite giảm nếu ta tránh những thuốc kháng viêm không stéroide (AINS). Những biện pháp khác (probiotiques, antiseptiques digestifs, chế độ ăn uống) không hiệu quả. Vậy phải ăn bình thường.
(PARIS MATCH 4/10-10/10/2018)
8/ 3 KHÁM PHÁ VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHỮNG DỊCH BỆNH LỚN
Bệnh dịch hạch, bệnh hủi và bệnh lao vẫn còn chịu trách nhiệm những dịch bệnh khủng khiếp. Để hiểu rõ hơn cách tác dụng của chúng, 3 équipe khoa học đã vạch lại lịch sử của 3 tai ương này.
1. Châu Âu thời trung cổ đã từng là ngã tư của bệnh hủi.
Mặc dầu châu Âu ngày nay không còn biết đến bệnh hủi nữa, nhưng nó đã từng l một ngã tư thật sự trong sự bành trường của bệnh này. Thật vậy, sự phân tích của 90 bộ xương Anh, Ý và Đan mạch, giữa 300 và 1400 năm sau thiên chúa giáng sinh, vừa chứng minh rằng phần lớn các giống gốc (souches) được biết của bệnh này đã từng đi qua châu Âu. Hai giả thuyết, theo các nhà nghiên cứu châu Âu đã khảo sát chúng : hoặc là bệnh hủi phát sinh ở phía tây của Eurasie, hoặc tất cả những giống gốc này đã được đưa vào đó trước thời kỳ trung cổ. Sự lan tràn của chúng có thể được khuếch đại bởi việc buôn bán soc (để lấy thịt và bộ lông mà vài souche ancienne có thể gây nhiễm.
2. Peste bubonique đã xuất hiện cách nay 400 năm
Khi nào vi khuẩn đã có được năng lực gây nhiễm trùng các con bọ chét, như thế gây những trận dịch dịch hạch được gọi là “bubonique” ? Các nhà nghiên cứu người Đức đã tìm thấy dấu vết của bệnh dịch hạch ở Nga, trong mộ của hai người chết cách nay 3800 năm. Theo phân tích génome của những vi khuẩn này, peste bubonique ra đời cách nay khoảng 4000 năm, 1000 năm sớm hơn điều được chấp nhận cho đến khi đó, và có lẽ trong những thảo nguyên của Eurasie.
3. Đế quốc La mã đă xuất cảng bệnh lao.
Khi so sánh các génome của 552 vi khuẩn gây bệnh lao, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã vạch lại lịch sử của nó. Gốc châu Phi, vi khuẩn lao đã phân chia thành những souche khác nhau cách nay khoảng 5000 năm. Nhưng nếu vài vi khuẩn lao vẫn khu trú ở vài vùng địa lý, những vi khuẩn khác đã lan tràn trên thế giới. Đó là trường hợp của souche L4, xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất sau J.C, và hôm nay rất tập trung trên vành đai Địa Trung Hải. Theo các nhà nghiên cứu, sự bành trướng của Đế quốc La Mã đã tạo điều kiện cho sự phát triển của souche này.
(SCIENCE ET VIE 10/2018)
9/ NHỮNG HƯỚNG MỚI ĐIỀU TRỊ CÁC DÂY THANH ÂM
Quan sát các dây thanh âm rung en temps réel, sửa chữa chúng nhờ tiêm vào những tế bào gốc, hay ngay cả tái phân bố thần kinh (réinnerver) chúng trong trường hợp bại liệt. Bấy nhiêu hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn đối với những rối loạn nghiêm trọng của giọng nói.
Đối với tự điển, đó là toàn bộ những âm thanh được sản sinh bởi các dây thanh âm. Đối với nữ ca sĩ Barbara, đó là “âm nhạc của tâm hồn”. Nhưng đối với nhiều người chuyên nghiệp (giáo viên, luật sư, ca sĩ, diễn viên hài…), giọng nói dĩ nhiên còn hơn thế nhiều. Dầu cao hay trầm, khàn một cách tự nhiên hay thanh, đó là một dấu ấn duy nhất chuyên chở những cảm xúc của chúng ta. Khi nó biến mất, không còn âm thanh, chữ hay tiếng hát nữa. ” Sự nhận thức tầm quan trọng của nó thường chỉ xảy ra khi mất nó”, BS Elizabeth Fresnel, người sáng lập Laboratoire de la voix (Paris) đã ghi nhận như vậy. Một journée mondiale de la voix, diễn ra 16/4/2018, đã được tổ chức nhằm làm cho nhạy cảm tầm quan trọng của giọng nói.Một trong những công cụ liên lạc cổ nhất của nhân loại là một nhạc cụ rất lạ lùng. Bằng dây và cũng bằng gió (à cordes et aussi vent), nhạc cụ này được được vùi sâu trong cơ thể của chúng ta và làm can thiệp nhiều cấu trúc cơ thể học. Ở bình diện thứ nhất, các dây thanh âm, hai cơ nhỏ được phủ bởi niêm mạc dạng trắng xà cừ, từ 20 đến 25 mm chiều dài. Chúng nằm cạnh nhau, căng ra, rung, lượn sóng, tách rời ra. Đối với các chuyên gia tiếng nói, các phoniatre, mục tiêu là đến càng gần càng tốt để hiểu những cử động của chúng và có thể sửa chữa chúng. ” Chúng ta đang sống một cuộc cách mạng chẩn đoán và điều trị thật sự “, BS Jean Abitbol, ORL ở Paris, chuyên gia quốc tế về tiếng nói, trong hội nghị châu Âu vừa rồi ở Barcelone, vào tháng 10 năm 2017, đã tâm sự như vậy.
TỪ DYSPHONIE ĐẾN APHONIE
Để hiểu tốt hơn, chúng ta hãy nhắc lại những nguyên tắc hoạt động của cơ quan rất đặc biệt này. Các dây thanh âm tách xa ra khi chúng ta thở, nằm cạnh nhau khi chúng ta nói, nhưng chúng ta không nhận thức điều đó. Dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố (“forçage” vocal, thuốc lá, ô nhiễm, mầm bệnh, tính toan của dạ dày do một hồi lưu dạ dày-thực quản, sau một phẫu thuật tuyến giáp, bệnh Parkinson, chấn thương, những bất thường bẩm sinh…), các dây thanh âm, cũng được gọi là plis vocaux, có thể bị viêm, có thể có những nodule, có thể cứng lại, thậm chí bị liệt. Trên thực hành, tiếng nói mờ đi, trở nên khàn. Đó là dysphonie. Ở giai đoạn tối hậu, aphonie, tiếng nói chỉ còn là một tiếng thầm thì đơn thuần, và không còn nghe được nữa.Trong phần lớn các trường hợp, démarche diagnostique là quan sát một cách chính xác những dây thanh âm đang hoạt động và hiểu những nguyên nhân làm chúng loạn năng. ” Chính ánh mặt trời trên quả táo (pommeau) của một chiếc gậy trong khu vườn của Palais-Royal vào năm 1894 đã mang lại cho Manuel Garcia ý tưởng sử dụng, lần đầu tiên, một chiếc gương để quan sát những dây thanh âm của chính mình “, Jean Abitbol đã kể lại như vậy. Hơn 150 năm sau, những ánh mặt trời đã được thay thế bằng những công cụ hiệu năng hơn nhiều. Trước hết đã có laryngoscope, một fibre optique được đưa vào qua họng hay mũi. Sau đó, trong những năm 1980, vidéo-fibroscopie, được phát triển bởi Abitbol, nhằm cặp một microcaméra với laryngoscope. ” Từ đó chúng ta đã chuyển từ 25 lên 4000 hình ảnh mỗi giây, người chuyên gia đã lấy làm phấn khởi như vậy. Và những thiết bị mới nhất, cặp với một hệ thống huỳnh quang ảo (système de fluorescence virtuelle), narrow band imaging, cho phép một chẩn đoán còn chính xác hơn.” Không quên sự nhờ đến vidéostroboscopie, cho phép thấy những dây thanh âm rung chậm lại. Trong laboratoire của Gipsa (Grenoble image parole signal automatique), Nathalie Henrich-Bernardoni, giám đốc nghiên cứu, nhờ đến những kỹ thuật khác, hiện dành cho phòng thí nghiệm. ” Chúng tôi đo áp lực ở thanh môn (glotte) hay chúng tôi nhờ đến siêu âm để thấy những chuyển động rung của nó, vidéokymographie “, nhà nghiên cứu đã nói như vậy.
Trong các cabinet ORL, các thăm dò có mục đích phát hiện mọi dạng vẻ nghi ngờ để thực hiện một sinh thết và cho phép loại bỏ một bệnh lý trầm trọng (ung thư). Nếu một điều trị là cần thiết, khuynh hướng là làm cho nó càng ít xâm nhập càng tốt, bởi vì các dây thành âm là mỏng manh. Nhưng có khi có thể phải nhờ đến một động tác ngoại khoa (microchirurgie, laser), thí dụ trước sự hiện diện của một nodule. ” Nhưng không bao giờ cấp cứu bởi vì nodule đôi khi có thể biến mất một cách ngẫu nhiên với rééducation vocale “, BS Lise Crevier-Buchman, ORL, phoniatre (bệnh viện Georges-Pompidou, Paris) đã nhấn mạnh như vậy.
SỰ TÁI SINH CỦA CÁC DÂY THANH ÂM BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO
Quan trọng hơn nhiều là những thử nghiệm tái sinh bằng liệu pháp tế bào sử dụng những tế bào gốc. Được phát động ở Nhật Bản, hai thử nghiệm hiện đang được tiến hành trên thế giới. Một ở Thụy Điển, thử nghiệm kia ở Pháp, ở hôpital de la Conception ở Marseille. Thử nghiệm thứ nhất sử dụng những tế bào gốc xuất phát từ tủy xương, thử nghiệm thứ hai (Cells Cordes) nhờ đến mô của bệnh nhân. Trong hai trường hợp, các tế bào gốc được tiêm lại trực tiếp vào chính các dây thanh âm được gọi là sẹo (cordes cicatricielles). ” Nghĩa là những dây thanh âm không rung một cách đúng đắn nữa, thí dụ vì những lý do bẩm sinh hay sau một phẫu thuật lên các dây thanh âm “, Alexia Mattei, phoniatre, đã nói rõ như vậy. “Anh đã tung quan sát da bàn tay của anh khi anh giúi chúng vào trong một máy điện sấy tay (sèche-mains électrique) ? Lưng của bàn tay rung một cách trương lực, như một dây thanh âm bình thường, nhưng đã của lòng bàn tay thì chùng hơn, như một corde cicatricielle “, Antoine Giovanni đã nhận xét như vậy. Nhờ sự ủng hộ tài chánh, Cells Cordes đã tuyển mộ 8 bệnh nhân đầu tiên. ” Trên 6 bệnh nhân đã đạt đến giai đoạn cuối của sự theo dõi 1 năm, 4 đã có được một sự cải thiện rõ rệt, Alexia Mattei đã xác nhận như vậy. Những kết quả rất đáng phấn khởi trong khi những điều trị quy ước thường gây thất vọng. Bây giờ chúng tôi dự kiến theo đuổi công trình nghiên cứu bằng một thử nghiệm so sánh với placebo hay corticoides trên một số lượng bệnh nhân lớn hơn.”
MỘT THỬ NGHIỆM TIỀN PHONG GHÉP THANH QUẢN
Khả năng khác, được thực hiện ở Pháp bởi một thầy thuốc ngoại khoa duy nhất, GS Jean-Paul Marie. Trở về từ Hoa Kỳ, ông đã phát triển ở CHU de Rouen một kỹ thuật mũi nhọn được gọi là technique de réinnervation des cordes vocales. Kỹ thuật này được dành cho những trường hợp nặng, cho những bệnh nhân có những dây thần kinh quặt ngược bị những thương tổn sau phẫu thuật tuyến giáp hay sau mổ ngực và cho những bệnh nhân bị những di chứng cấu âm và hô hấp. Equipe của ông dự kiến ngay cả một thử nghiệm tiền phong ghép thanh quản. Nhưng các nhà nghiên cứu của Gipsa-lab ở Grenoble như Lucie Bailly đã cố chọc thủng bí mật của tính đàn hồi của các dây thanh âm. Để nhiên hậu tạo những dây thanh âm mới và có lẽ một ngày nào đó ghép chúng ! Một con đường mới.
(SCIENCES ET AVENIR 4/2018)
Đọc thêm : TSYH số 475.
10. CANNABIS MÉDICAL : CHẲNG BAO LÂU NỮA SẼ ĐƯỢC CHO PHÉP Ở PHÁP ?
Khoảng 30 nước đã cho phép sử dụng cannabis trong điều trị do những tác dụng giảm đau, chống co thắt hay chống mửa. Có những áp dụng tiềm năng khác. Cơ quan an toàn thuốc quốc gia (ANSM : Agence nationale de sécurité du médicament) đã bổ nhiệm một ủy ban đánh giá lợi ích điều trị của loại thuốc ma túy này và dạng mà nó sẽ lấy (giọt, viên…). Phán quyết được dự kiến cuối năm 2018.
(PARIS MATCH 4/10-10/10/2018)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(25/10/2018)
Pingback: Thời sự y học số 508 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 595 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 602 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 607 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Cấp cứu nhiễm khuẩn số 22 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 613 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 622 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương