Cấp cứu hô hấp số 65 – BS Nguyễn Văn Thịnh

NGHẼN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI
(PULMONARY EMBOLISM)

TEST 4

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

Một người đàn bà 82 tuổi trở nên bị khó thở cấp tính trong khi nghỉ ngơi ở đơn vị phục hồi chức năng (rehabilation unit). Bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu với độ bảo hòa oxy 86% ở khí phòng và trong tình trạng acute respiratory distress. Điện tâm đồ ban đầu ở trong giới hạn bình thường và không thay đổi từ một lần thăm khám mới gần đây. Lúc thính chẩn phổi, có tiếng thở hai bên giống nhau với vài ran rống rải rác. Y tá bảo với anh rằng cách nầy hai ngày bệnh nhân được kết hợp xương của một gãy xương đùi và được điều trị bằng thuốc chống đông. Xét vì bệnh sử và bệnh cảnh của bệnh nhân này, nguyên nhân khả dĩ nhất của những triệu chứng của bệnh nhân ?

a. Huyết khối nghẽn tắc tĩnh mạch (venous thromboembolism)
b. Nghẽn tắc động mạch phổi do khí (air embolism)
c. Nghẽn tắc động mạch phổi do mỡ (fat embolism)
d. Xuất huyết phổi
e. Gãy xương sườn

(c) Nghẽn tắc động mạch phổi do mỡ (fat embolism) chỉ sự hiện diện của những cầu mỡ (fat globules) trong nhu mô phổi và tuần hoàn ngoại biên sau một gãy xương dài, chấn thương quan trọng, hay thủ thuật chỉnh hình (orthopedic procedure). Những triệu chứng thường xuất hiện 1 đến 2 ngày sau biến cố hay sau đóng đinh nội tủy (intramedullary nailing). Không như nghẽn tắc động mạch phổi do huyết khối (thromboemboli), nghẽn tắc động mạch phổi do mỡ có thể đi qua mạng mạch máu phổi vào tuần hoàn động mạch toàn thân, ở đây bất cứ cơ quan nào cũng có thể bị thương tổn. Détresse respiratoire là một hội chứng ban đầu thường gặp với sau đó những biểu hiện thần kinh, vì tuần hoàn não đặc biệt nguy cơ. Điều trị chủ yếu là nâng đỡ (supportive) trong một khoa điều trị tăng cường.
(a) Bệnh nhân này có nguy cơ thấp hơn bị huyết khối nghẽn tắc tĩnh mạch (venous thromboembolism) vì bệnh nhân đã được điều trị chống đông một cách thích đáng.
(b) Nghẽn tắc động mạch phổi do khí (air embolism) là sự đi vào của khí trong những mạch máu ngoại biên hay trung tâm. Nó có thể thứ phát những biến chứng do điều trị, thí dụ trong khi sinh, chấn thương, và lạm dụng chất ma túy tĩnh mạch. Hầu hết các trường hợp nghẽn tắc khí (air entrapment) là hiền tính. Tuy nhiên, sự nghẽn tắc những lượng lớn của khí trong huyết quản có thể dẫn đến thương tổn thần kinh nặng, trụy tim mạch, và ngay cả tử vong. Người ta nghĩ rằng hơn 50 ml khí có thể gây hạ huyết áp và loạn nhịp tim và hơn 300 mL khí có thể gây tử vong.
(d) Xuất huyết phổi là một tình trạng không thông thường và có thể thứ phát hội chứng Goodpasture và những bệnh nhu mô phổi khác. Nó cũng có thể thứ phát chấn thương. Mặc dầu bệnh nhân này có nguy cơ cao hơn bị xuất huyết bởi vì bệnh nhân đang được điều trị với warfarin, một sự xuất huyết ngẫu nhiên trong như mô phổi là hiếm.
(e) Không có bệnh sử về một chấn thương mới để chỉ một gãy xương sườn ở bệnh nhân này.

Reference : Emergency Medicine. PreTest
Đọc thêm : Cấp cứu hô hấp số 42, 43, 64

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/10/2018)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu hô hấp, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

1 Response to Cấp cứu hô hấp số 65 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Cấp cứu hô hấp số 67 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s