Cấp cứu hô hấp số 61 – BS Nguyễn Văn Thịnh

BỆNH PHẾ QUẢN PHỐI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
(CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE)

Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI

TEST 1

Một người đàn ông 72 tuổi đến khoa cấp cứu với khó thở nặng dần. Những dấu hiệu sinh tồn khởi đầu gồm có tần số tim 93 đập mỗi phút, HA 110/50 mmHg và tần số hô hấp 20 hơi thở mỗi phút với một độ bảo hòa oxy 88% ở khí phòng. Bệnh nhân có vẻ mảnh khảnh và lo lắng. Bệnh nhân sử dụng các cơ phụ để thở. Mặc dầu những tiếng thở xa xăm, anh có thể nghe những ran ngáy cuối kỳ thở vào và một giai đoạn thở ra kéo dài. Một điện tâm đồ cho thấy những sóng P nhọn ở những chuyển đạo II, III và aVF. Xét bệnh sử và khám vật lý của bệnh nhân này, bệnh nhân có khả năng bị những tình trạng nào sau đây :
a. Viêm phế quản mãn tính (chronic bronchitis)
b. Hen phế quản
c. Khí phế thủng (emphysema)
d. Suy tim sung huyết (congestive heart failure)
e. Tràn khí màng phổi (pneumothorax)

Câu trả lời đúng là (c)
Bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) được nói đến như là một bệnh độc nhất nhưng thật ra là một bộ ba của 3 quá trình bệnh riêng biệt : khí phế thủng, viêm phế quản mãn tính, và hen phế quản. Kịch bản lâm sàng này mô tả một bệnh cảnh điển hình của khí phế thủng (emphysema). Bệnh nhân có vẻ khó thở, gầy gò, và lo âu. Bệnh nhân thường có một đường kính ngực trước-sau gia tăng và thường sử dụng nhưng cơ phụ để giúp thở. Những tiếng phổi xa xăm và liên kết với tiếng khò khè (wheezes), ran rít, và một giai đoạn thở ra kéo dài. Các bệnh nhân này thường được xếp loại là “pink puffers” và sử dụng môi mím để đẩy khí bị kẹt trong các phế nang nhờ giai đoạn thở ra kéo dài. Những cơn bộc phát phải được điều trị với corticosteroids, anticholinergic inhaler, và beta2 agonist cho từng hồi để giảm viêm, giảm sự sản xuất niêm dịch, và làm giãn cơ trơn trong một gắng sức để mở những đường khí ở phần xa. Những bệnh nhân với bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính có một nguy cơ cao hơn phát triển viêm phế quản vi khuẩn (bacterial bronchitis) và viêm phổi. Nói chung bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính được gây nên bởi hút thuốc nhưng cũng có thể do ô nhiễm không khí, tiếp xúc nghề nghiệp, và những yếu tố di truyền, như thiếu hụt alpha1-antitrypsin. Bệnh nhân có thể đòi hỏi oxygen bổ sung ngoại trú để hoạt động và thực hiện những hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày.
Những bệnh nhân với viêm phế quản mãn tính (a) được xem như “blue bloaters” vì sự sản xuất quá mức niêm dịch gây giảm thông khí. Những bệnh nhân này nói chung có độ bảo hòa oxygen thấp ở mức cơ bản. Họ thường có tầm vóc bé chắc nịch, ho có đờm, và một đường kính trước sau ngực bình thường.
Hen phế quản (a) được đặc trưng bởi tăng phản ứng (hyperreactivity) và viêm đường khí. Đó là một quá trình có thể đảo ngược trong khi khí phế thủng (emphysema) là một quá trình không đảo ngược.
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhân này không điển hình suy tim sung huyết (CHF) (d) hay tràn khí màng phổi (pneumothorax).

Reference : Emergency Medicine. PreTest

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(1/9/2018)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu hô hấp, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s