1/ NHỮNG NHIỄM TRÙNG RĂNG-MIỆNG : ƯU TIÊN CHO SỰ PHÒNG NGỪA.
Sâu răng và bệnh cận răng (maladie parodontale) có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản.ODONTOLOGIE. Hai bệnh lý thuờng gặp nhất của bệnh lý răng, sâu răng và bệnh cận răng (maladie parodontale) do một nhiễm trùng vi khuẩn. Nhưng đó là những bệnh khác nhau. ” Ta có thể bị sâu răng mà không bị bệnh cận răng, hay ngược lại, GS Géraldine Lescailles, odontologue (Pitié-Salpetrière, Paris) đã nhấn mạnh như vậy. Ngoài ra, chúng ta không bình đẳng trước chúng. Do tính mẫn cảm cá nhân và gia đình, vài người sẽ phát triển sâu răng hơn, những người khác một bệnh cận răng.” Điều trị không đúng, chúng có thể là nguyên nhân của những biến chứng đôi khi nặng. Thế mà sự phòng ngừa của những nhiễm trùng này không hẳn là hoàn hảo.
Cơ chế gây nhiễm trùng của chúng là khác nhau, cũng như những vi khuẩn chịu trách nhiệm nhiễm trùng này. Miệng chứa hơn 700 loài vi khuẩn, thường cân bằng, cộng sinh trong môi trường miệng, mà nước dãi, do vai trò đệm, góp phần điều hòa những dao động.
Trong sâu răng, vài vi khuẩn, nhất là những liên cầu khuẩn, mà đường và acide được cung cấp làm dễ sự tăng trưởng của men (émail), rồi ngà răng (dentine). Nếu nhiễm trùng tiến triển, các vi khuẩn đi vào trong tủy răng, phần sống, được phân bố mạch và thần kinh của răng, bị hoại tử, và răng chết. Những vi khuẩn này có thể xâm thực phần chết này cho đến tận đỉnh (apex), đầu răng, ở đó chúng có thể gây nên một abcès răng, một bội nhiễm của răng. Từ đó tầm quan trọng của khử tủy (dévitalisation), cọ rửa và trám ống răng.
Trong vài abcès, sự nhổ răng có thể tỏ ra cần thiết. ” Nhưng những abcès cũng có thể có nguồn gốc là một nhiễm trùng của cận răng (parodonte) trong khi răng vẫn bình thường, hay một răng lầm vị trí “, GS Lecaille đã xác nhận như vậy. Abcès không được điều trị ngay cả có thể lan đến các mô chung quanh : ” Nhiễm trùng có thể lan đến má và gây một viêm tế bào. Nhiễm trùng loco-régionnale này là một biến chứng hiếm, nhưng tiềm năng rất nặng : ta có thể chết vì một abcès răng không được điều trị đúng đắn, có thể là nguồn gốc của một abcès não, một viêm xương nếu nhiễm trùng lan đến xương của hàm, hay một thrombophlébite do nhiễm trùng khuếch tán theo đường tĩnh mạch. ”
Sâu răng tiến triển, abcès răng thường đau đến độ chúng dẫn đến nha sĩ. Nhưng chúng ta không bình đẳng trước đau răng, và triệu chứng đau này, dao động, có thể tan biến đi khi nhiễm trùng trở nên mãn tính, tái xuất hiện ít hay nhiều khi các cơn.
Trái với sâu răng, bệnh cận răng (maladie parodontale), xuất hiện vào khoảng năm 50 tuổi, không đau và có thể tiến triển im lặng cho đến khi lòi chân răng. ” Ở cổ răng, một màng mảnh cột răng vào lợi răng. Nếu một sự đánh răng hiệu quả không đủ để loại bỏ các vi khuẩn xâm thực rãnh này, chúng sẽ tăng sinh, tạo điều kiện cho sự đi đến của những vi khuẩn khác, và sự xâm thực này sẽ phá hủy dần dần màng này. Do đó tính chất không đảo ngược được của bệnh cận răng “, GS Martine Bonnaure-Mallet, odontologue và microbiologiste (CHU et Inserm Rennes) đã giải thích như vậy.
Những vi khuẩn này được tổ chức một cách tự nhiên thành một biofilm, tạo thành plaque dentaire. ” Cách duy nhất đủ để phá vỡ biofilm đề kháng này, đó là đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày trong 2 phút, và chùi rửa khoảng giữa các răng (espace interdentaire) bằng bàn chải nhỏ (brossette). Dấu hiệu đầu tiên phải báo động, đó là sự xuất hiện của một xuất huyết lúc đánh răng. Sự viêm lợi răng ban đầu này vẫn còn có thể đảo ngược được với sự đánh răng đúng đắn. ” Sự lấy cao răng (détartrage) đều đặn và sự đánh bóng răng cũng làm giảm sự dính vi khuẩn này.” Nếu xuất huyết này dai dẳng, phải tuyệt đối đi khám một nha sĩ “, odontologue đã nhấn mạnh như vậy. Dấu hiệu báo động khác, một mùi hôi trong miệng. ” Nhưng người ta thường đến khám quá muộn, khi các răng trở nên di động, khi đó chúng tôi chỉ còn phải nhổ chúng đi…” Do đó tầm quan trọng phải đi khám răng một lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng của miệng. Thế mà, theo một công trình nghiên cứu, trong khi 63,7% đi khám một nha sĩ trong năm, thì chỉ một nửa làm điều đó mỗi năm, điều đó phải là quy tắc. Chẩn đoán, của sâu răng cũng như của bệnh cận răng, dựa trên khám lâm sàng và chụp hình ảnh, đề nghị những scanner dentaire chính xác hơn nhiều và ít gây bức xạ hơn, những “cone beams”, hữu ích nhất là trong sự phát hiện răng gãy, tìm kiếm những ổ nhiễm trùng hay đo chính xác một sâu răng. Sâu răng, abcès hay bệnh cận răng, khi nhiễm trùng biện minh cho điều đó, một điều trị kháng sinh được thực hiện. ” Cần cho những kháng sinh có kháng khuẩn phổ rộng như amoxicilline. Những khuyến nghị ấn định, đối với mỗi loại bệnh nhân và mỗi động tác, protocole cần phải theo để phòng ngừa và điều trị một nhiễm trùng răng, hay trước vài actes médicaux hay chirurgicaux, GS Lescaille đã xác nhận như vậy. Miệng là một bộ phận của cơ thể như tất cả phần còn lại, do đó tầm quan trọng của nó như là cửa vào tiềm năng của một nhiễm trùng.”
(LE FIGARO 17/9/2018)
2/ NHỮNG IMPLANT CŨNG CẦN MỘT VỆ SINH TỐTKhi quá muộn để có thể cứu một hay nhiều răng, vẫn còn có thể nhờ đến prothèse, và ngày càng thường hơn, implant dentaire. ” Nhưng những bệnh nhân đã mất răng vì một bệnh cận răng (maladie parodontale) có nguy cơ nhất bị những biến chứng và những nhiễm trùng quanh implant (péri-implnatite), bởi vì implant được thực hiện trong một mô sẹo có tiềm năng lành sẹo kém và phản ứng ít hơn đối với những biện pháp tái sinh. Vậy những bệnh nhân này có nhiều nguy cơ hơn bị mất các implant…” GS Monnet-Corti, odontologue (CHU Marseille) đã chỉ như vậy.
Khi đặt một implant để thay thế một răng thiếu, xương hàm được khoan để đặt vào đó một răng nhân tạo bằng hợp kim titane. Implant này, được đưa sâu vào trong xương, được phủ ở bề mặt bởi lợi răng, nhưng một lợi răng sẹo, không dây chằng, ít phân bố mạch…” Chính ở nơi này mà những nhiễm trùng có thể phát triển. Những nhiễm trùng quanh implant này không gây đau, và thường nhiễm trùng được khám phá do một mùi hôi trong miệng, những xuất huyết nhỏ lúc chãi răng, bởi vì lợi răng co rút lại và để xuất hiện implant, hay bởi vì implant này động đậy…” Vậy quá trình nhiễm trùng có thể so sánh với viêm cận răng (parodontite) cổ điển. ” Đó có thể cùng những vi khuẩn, nhưng chưa có sự nhất trí về điều trị những nhiễm trùng quanh implant này “, GS Monnet-Corti đã giải thích như vậy. KHÁM HÀNG NĂM
Vệ sinh đời sống kém, những yếu tố làm gia trọng như chứng nghiện thuốc lá có cùng tác dụng làm dễ lên những péri-implantite như trong bệnh cận răng. ” Thêm vào đó là một yếu tố thời gian : khi ta đặt một implant cho một rugbyman trẻ bị gãy răng lúc 25 tuổi, sau đó anh ta được theo dõi hay không : 40 năm sau, khung xương của anh ta di động, anh ta có thể đã phát triển một béo phì, một bệnh đái đường, đã bắt đầu hút thuốc…” Người chuyên gia đã nói như vậy.
Không có bảo đảm về tính lâu dài của implant. Ngoại trừ ở Thụy Điển hay trong vài tiểu bang của Hoa Kỳ, ở đó các bệnh nhân khám một cách hệ thống nha sĩ của mình mỗi 6 tháng trong suốt cuộc đời của họ, và ở đó sự phòng ngừa những những nhiễm trùng quanh implant (péri-implantite) này có thể rất hiệu quả. Vậy nhất thiết phải đi khám nha sĩ hàng năm.
Những nhiễm trùng sau một thủ thuật đặt implant (un geste d’implantologie) là khá hiếm ở Pháp, odontologue đã đánh giá như vậy. ” Tính chính xác này không nhất thiết luôn luôn ngang tầm trong những nước lôi kéo các bệnh nhân bởi vì phí tổn ở đó thấp hơn. Nhưng nhất là nguy cơ phần lớn là do thiếu theo dõi. Dĩ nhiên, chúng tôi buộc phải nhận những bệnh nhân này. Nhưng mối bận lòng là chúng ta không biết những implant nào, những vật liệu nào đã được sử dụng, với những vấn đề trách nhiệm pháp y, khiến chúng tôi khuyên không nên giải pháp này.”
(LE FIGARO 17/9/2018)
3/ MỘT ẢNH HƯỞNG TOÀN BỘ LÊN SỨC KHOẺ
Những liên hệ giữ sức khỏe miệng-răng và sức khỏe toàn bộ được nhận diện rõ. Sự đi qua trong máu của những liên cầu khuẩn miệng (streptocoques buccaux), đến gắn vào trên các van tim, với nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (endocardite bactérienne), hiếm nhưng rất nặng, được biết từ hơn 100 năm nay.
Ta cũng biết rằng có một tương quan giữa những bệnh tim-mạch và bệnh cận răng (maladie parodontale), với một nguy cơ bị bệnh tim mạch 1,3 lần cao hơn ở những người bị viêm cận răng (parodontite). Và những công trình nghiên cứu ở động vật đã cho thấy rằng sự tiêm vào trong máu Pseudomonas, những vi khuẩn rất có liên hệ trong bệnh cận răng, tạo điều kiện cho sự tạo thành những plaque d’athérome. Đối vài vài nhà nghiên cứu, mối liên hệ này giữa bệnh cận răng và xơ vữa động mạch từ nay được xác lập với một mức nguy cơ chứng cớ cao.
BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG VÀ HÉMOCHROMATOSE.
Sự kiện khác được biết rõ, bệnh đái đường mở đường cho bệnh cận răng. Vậy những bệnh nhân đái đường phải được theo dõi trên bình diện răng để tránh bị mất răng sớm. ” Đó là một mối liên hệ hai chiều : bệnh đái đường tạo điều kiện cho bệnh cận răng và bệnh cận răng làm nặng bệnh đái đường. Người ta đã chứng minh rằng một điều trị tốt bệnh cận răng ở bệnh nhân đái đường làm dễ một cân bằng đường huyết tốt hơn”, GS Bonnaure-Mallet đã nhấn mạnh như vậy.
Ngoài ra một công trình mới đây được công bố bởi équipe của ông cho thấy rằng hémochromatose, bệnh tăng gánh sắt di truyền (maladie de surcharge en fer), tạo điều kiện cho bệnh cận răng. ” Cũng dường như rằng cải thiện tình trạng răng có một ảnh hưởng dương trong vài bệnh lý viêm như bệnh viêm đa khớp dạng thấp và những Mici “, GS Lescaille đã xác nhận như vậy.
Ngược lại, một bilan dentaire và một sự tu sữa miệng là cần thiết trước mọi phẫu thuật tim nặng nề. ” Đó cũng là trường hợp trong ung thư học, bởi vì những điều trị này có một tác dụng làm suy giảm miễn dịch toàn bộ, giáo sư Lescaille đã chỉ rõ như vậy. Lý tưởng là thực hiện một khám răng hệ thống trong mọi bệnh mãn tính nặng, để cũng sữa chữa miệng.”
(LE FIGARO 17/9/2018)
4/ SÂU RĂNG : NHỮNG KẺ THÙ ĐƯỢC NHẬN DIỆN TỐT
Yếu tố chính tạo điều kiện cho sâu răng là sự cung cấp đường. Những soda sucré, phối hợp đường và acidité, đặc biệt có hại và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của các vi khuẩn có liên hệ trong sâu răng, đặc biệt Streptococcus mutans. Vi khuẩn này sản xuất acide làm xuống cấp men răng. ” Mọi sự hấp thụ soda làm gia tăng quá trình mất khoáng này của răng, mặc dầu nước dãi, với tác dụng đệm, làm đảo ngược một ít tác dụng này, GS Bonnaure-Mallet đã báo như vậy. Tần số tiêu thụ soda càng cao, thời gian tiếp xúc với răng càng gia tăng và nước dãi ít có khả năng đóng vai trò đệm này.”
Trong bệnh cận răng (maladie parodontale), chính chứng nghiện thuốc lá nằm ở hàng đầu. Một người hút thuốc mất răng trung bình từ 10 đến 15 năm trước một người không hút thuốc. Đối với GS Monnet-Corti, ” thuốc lá gia tăng nhiệt độ miệng và nồng độ CO trong miệng, thuận lợi cho sự phát triển của những vi khuẩn kỵ khí có hại đối với cận răng (parodonte). Những người hút thuốc cũng sản xuất ít nước dãi hơn”.
(LE FIGARO 17/9/2018)
5/ NGHIỆN NHƯNG TRÒ CHƠI VIDEO : BỆNH ĐƯỢC CÔNG NHẬN
OMS vừa công nhận bệnh nghiện này : đó là một tình trạng trong đó sự ưu tiên dành cho hoạt động này cuối cùng vượt trước tất cả những hoạt động khác, và tình trạng này gia trong mặc dầu những ảnh hưởng có hại của nó. Có 2,5 tỷ người chơi vidéo đều đặn trên thế giới.
(PARIS MATCH 5-11/7/2018)
6/ RÒ HẬU MÔN CỦA VUA MẶT TRỜI…VÀ NGHỆ THUẬT NGOẠI KHOA ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Vào thế kỷ XII, trách nhiệm của những động tác giải phẫu, cho đến khi đó được đảm trách bởi giới tăng lữ, ngừng lại, do lệnh của chánh quyền giáo hoàng. Công tác này thuộc về những “opérateur” (thủ thuật viên), địa vị tầm thường, thường mù chữ và lệ thuộc vào các thầy thuốc. Với thời gian, vài thủ thuật viên được giải thoát khỏi sự giám hộ y khoa, thành lập, ở Paris vào năm 1268, phường hội của họ, những Jurés de Saint-Come (saint patron của họ). Sự chia rẽ này là nguồn của những cãi cọ không ngừng giữa các thầy thuốc và những thủ thuật viên.
Vào thế kỷ XVIIè, những cuộc tranh cãi dữ dội đến độ vua Louis XIV phải can thiệp. Vào năm 1660, một quyết định của Nghị viện Paris tuyên bố tập hợp các opérateur và barbier (thợ cạo) vào trong một phường hội (corporation) duy nhất. Khi đó phần lớn các chirurgien “mở cửa tiệm trên đường phố” như các thương gia. Điều sỉ nhục rơi vào nghề nghiệp của họ. Khoa trưởng của đại học Paris, Guy Patin, phát ngôn viên của sự trừng phạt y khoa nhân danh xã hội (vindicte médicale) : ” Đó chỉ là những tên đầy tớ đi ủng (laquais bottés), ông tuyên bố như vậy năm 1672, một loại ông chủ nhỏ lố lăng mang râu quai nón và vung lên những dao cạo !”
Đít của Vua-Mặt trời đến cứu những thủ thuật viên (opérateur). Do một sự lật ngược trớ trêu của Lịch sử, tình hình ít vui vẻ của các chirurgien sẽ thay đổi nhờ cái đít của Vua Mặt Trời (cul du Roi-Soleil), vị vua mạnh nhất châu Âu. Năm 1686, Louis XIV, say mê những cuộc đi săn và những cuộc cỡi ngựa đi dạo dài lâu, bị một vết thương ở mông, rất thường gặp vào thời kỳ đó, được làm dễ bởi một vệ sinh tệ hại vùng hậu môn. Nhà vua không bao giờ tắm rửa, ngoại trừ một chút ở mặt, vì sợ rằng điều đó làm mềm da của ngài. Antoine d’Aquin, thầy thuốc hạng nhất của nhà vua, khám phá một abcès ở mông và như thường lệ, ông ta đề nghị điều trị bằng thụt (lavement). Không hiệu quả. Vua phải liệt giường và hủy bỏ những phiên họp của Hội đồng bộ trưởng, điều trước đây chưa từng xảy ra. Vua bị sốt. Triều đình lo lắng. Sau cùng, vào một đêm nào đó, vua cảm thấy đau dữ dội, tiếp theo sau bởi một sự thuyên giảm đột ngột : áp xe được tháo đi một cách tự nhiên. Tất cả trở lại bình thường. Louis tái tục hoạt động. Nhưng sau hai hay ba tuần, áp xe được tái tạo. Guy Crescent Fagon, thầy thuốc hạng hai của nhà vua (ông sẽ là thầy thuốc hạng nhất bắt đầu từ năm 1693), thử những cataplasme và onguent khác nhau cũng như eau thermale de Barèges. Không kết quả. Không biết phải làm gì nữa, Antoine d’Aquin và Fagon gọi đến Charles-François Félix, premier chirurgien du roi. Félix chấp hành đến và chẩn đoán một rò hậu môn (fistule anale), đường rò mảnh đi từ bên trong hậu môn và xuất ra ngoài ở mông dưới dạng một áp xe tái phát. Phải cắt bằng một lancette (dao rất mảnh) tất cả các mô, từ hậu môn đến áp xe. Vết thương, lúc lành sẹo, làm biến mất rò (fistule). Louis XIV chấp nhận ngay. Félix thú nhận không từng thực hành phẫu thuật này và muốn luyện tập. Điều mà ông đã làm, với sự đồng ý của nhà vua, trên vài người nghèo khổ của những dưỡng đường và những kỵ sĩ của quân đội, ở những người này những rò hậu môn không thiếu.
Cuộc mổ được gọi là ” la royale” đã xảy ra ngày 18 tháng 11 năm 1686 ở lâu đài Fontainebleau. Sau một lễ messe, trong đó nhà vua cầu nguyện để được thoát nạn, nhà vua bắt đầu qùy xuống, lỗ đít xoay về phía cửa sổ của gian phòng của nhà vua, trước sự hiện diện của một số hạn chế những nhân chứng, trong đó có Mme de Maintenon, linh mục xưng tội của nhà vua, cha Lachaise, các thầy thuốc và dược sĩ (apothécaire) và Quốc vụ khanh chính của nhà vua, François-Michel Le Tellier, marquis de Louvois, mà nhà vua nắm tay. ” Thưa ngài, hạ thần có thể xẻ được chưa ? “, Félix hỏi. ” Được !”, nhà vua đáp lại. Opérateur tiến hành một cách nhanh chóng và rất nhẹ nhàng nhưng không gây mê. Louis XIV không phát ra một âm thanh nào nhưng cắm các móng tay sâu vào thịt của Louvois, ông này cũng im lặng.
15 ngày sau, người ta phải chịu là đúng : sự chữa lành không hoàn toàn, nguy cơ tái phát. Nhà vua, đánh giá Félix, sự khiêm tốn của ông ta, lòng thật thà của ông ta và đánh giá ông ta rất cao, chấp nhận một can thiệp thứ hai. Cuộc mổ đã xảy ra không nhân chứng, ngày 7 tháng 12 năm 1686. Thành công hoàn toàn. Cuối tháng ba, vua Louis được chữa lành. Félix nhận số tiền đặc biệt 150.000 livres, đất đai, được phong quý tộc và đầy vinh quang. Một vinh quang dội sang tất cả phường hội của các chirurgien. Félix lợi dụng điều đó để yêu cầu phục hồi danh dự cho những chirurgien này. Vào tháng 11 năm 1691, một đạo dụ của nhà vua tách nghề thợ cạo-thợ cắt tóc (barbier-perruquier) và nghề mổ xẻ (chirurgien). Chỉ có chirurgien mới đủ thẩm quyền thực hiện những động tác mổ và các thầy thuốc không được lẫn lộn nữa.
Trong sự kế tục này, ngày 18 tháng 12 năm 1731, Louis XV chấp thuận sự thành lập Viện hàn lâm ngoại khoa. Từ đó, là chirurgien không còn là một sự xấu hổ nữa…
(PARIS MATCH 23/8-29/8/2018)
7/ HẠNH PHÚC VÀ TUỔI THỌ : MỐI LIÊN HỆ THUẬN
Hạnh phúc có phải là một yếu tố trường thọ thật sự hay đó chỉ là một chim mồi ? Để biết điều đó, những nhà dịch tễ học Singapour đã theo dõi, từ 2009 den 2015, 4478 người thuộc hai giới tính tuổi hơn 60. Những người này đã chịu vào lúc đầu thử nghiệm những bảng câu hỏi về hạnh phúc và được ghi bằng một điểm số (score). Lúc kết thúc công trình nghiên cứu, tỷ lệ tử vong (đổ đồng tất cả các nguyên nhân) trung bình dưới 20%ở những người được xếp loại ” hạnh phúc” so với những người được xếp loại “bất hạnh”. Mỗi khoảng điểm số đi từ 0 (bất hạnh) đến 6 (rất hành phuc) được liên kết với một sự giảm tỷ lệ tử vong 9%, xác lập sự sụt giảm 54% của tỷ lệ tử vong này ở những người có điểm số 6 so với những người có điểm số 0. Khuynh hướng này đã được tìm thấy dầu cho giới tính và tuổi tác như thế nào. Vậy mối liên hệ nghịch hạnh phúc-tỷ lệ tử vong đúng là có thật và mạnh.
(PARIS MATCH 4/10-10/10/2018)
8/ TRẦM CẢM NẶNG : HƯỚNG ĐIỀU TRỊ MỚI
Những rối loạn trầm cảm là khó điều trị khi chúng nghiêm trọng. BS Eleni Tzavara, Directrice de recherche Inserm-CNRS-Sorbonne. Université Paris và BS Raoul Belzeaux, Institut de neurosciences de la Timone et AP-HM, Marseille, mô tả một phương pháp mới.Hỏi : Chứng trầm cảm được biểu hiện như thế nào ?
BS Raoul Belzeaux : Đó là một rối loạn khí chất ngăn cản nhận thức điều đã trải nghiệm một cách bình thường và cảm thấy thoải mái. Trong khi một người có sức khỏe tốt luân phiên giữa tâm trạng vui và bực bội liên kết với những biến cố của đời sống của mình, bệnh nhân trầm cảm vẫn đứng sững, cau có và buồn bã, với những rối loạn giấc ngủ, cảm giác ăn ngon, thiếu ham muốn hành động và đôi khi ngay cả những ý nghĩ tự tử.
Hỏi : Bệnh có thường gặp không ?
BS Raoul Belzeaux : Vâng ! Gần 18% những người Pháp sẽ có ít nhất một lần trong đời mình một đợt trầm cảm. Nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở phụ nữ hai lần thường hơn so với đàn ông.
Hỏi : Một cơ chế sinh học được mô tả ?
BS Raoul Belzeaux : Từ cuối những năm 1950, cơ chế được giải thích bởi một sự mất cân bình của vài chất dẫn truyền thần kinh của não được gọi là monoamines (sérotonine, noradrénaline, dopamine). Sự điều chỉnh của những bất thường này biện minh cho sự chế tạo của tất cả những thuốc chống trầm cảm hiện nay. Giả thuyết này hôm nay bị tranh cãi : nó không giải thích thời hạn dài (nhiều tuần) mà những thuốc này cần để tác động, trong khi tất cả monoamine có tác dụng nhanh. Ngoài ra, sự mất quân bình của chúng không cần thiết cũng như không đủ để gây nên một trầm cảm. Nhiều yếu tố môi trường khác nhau cũng đóng một vai trò quan trọng (tuổi thọ bị xáo trộn, stress, tình cảm và vật chất bấp bênh…)
Hỏi : Những điều trị hiện nay, tính hiệu quả của chúng và tiến triển thông thường của bệnh trầm cảm ?
BS Raoul Belzeaux :
1. Hiện có khoảng 40 thuốc chống trầm cảm. Dầu đó là những sản phẩm xưa nhất (amitriptyline, clomipramine) hay mới nhất (inhibiteurs sélectifs de la recapture de la sérotonine, loai fluoxétine), chúng đều có hiệu quả như nhau và cao hơn placebo. Tuy nhiên 1/3 bệnh nhân đề kháng với những tác dụng của chúng.
2. Tiến triển không thể tiên đoán được : một sự chữa lành trong vài tuần hay trong hơn hai năm, một cách ngẫu nhiên hay với thuốc trầm cảm, hơi nhanh hơn là không điều trị. Những bệnh trầm cảm nặng đôi khi cần sismothérapie (những buổi choc điện với gây mê tổng quát), thường hiệu quả nhưng hiệu quả không luôn luôn dài lâu.
Hỏi : Một khám phá có thể tiên đoán, phát hiện, thậm chí điều trị những đề kháng với điều trị. Đó là khám phá nào ?
BS Eleni Tzavara : Trong khi những thuốc chống trầm cảm hiện nay tác động lên những monoamine ở ngoài các neurone, chúng tôi đã nghiên cứu bên trong những neurone này, trên một đường sinh học dường như liên kết với trầm cảm và đã có thể xác định vai trò quan trọng của một protéine được gọi là ELK-1. Trên những mô hình chuột bị trầm cảm, chúng tôi đã chứng minh rằng protéine này gia tăng trong máu và trong não so với những con chuột bình thường. Những đồng nghiệp của chúng tôi ở Canada của Douglas Institute Brain Bank đã làm cùng chứng thực trên những mô não sau chết của những bệnh nhân chết vì tự tử do một trầm cảm. Ở Marseille, BS Belzeaux đã quan sát rằng những biến thiên của ELK-1 trong máu của những bệnh nhân trầm cảm là một chỉ dấu phát hiện đáng tin cậy của tiến triển lâm sàng của họ. Sau cùng, trên nhiều mô hình động vật khác nhau, tôi đã có thể cho thấy rằng sự gia tăng của nồng độ ELK-1 (qua những virus vô hại đi vào trong não và mang gène ELK-1 sản xuất protéine) gây nên một trầm cảm và rằng sự ức chế protéine này bình thưởng hóa chúng.
Hỏi : Từ khám phá của ông và bà, những điều trị mới có thể tưởng tượng được không ?
BS Eleni Tzavara : Chúng tôi đã nhận diện một chất ức chế đặc hiệu của ELK-1. Những bệnh nhân đáp ứng với chất này có thể nhận diện được bằng xét nghiệm máu. Nếu một ngày nào đó nó được thương mãi hóa, nó có thể được phối hợp với những thuốc chống trầm cảm chuẩn để rút ngắn thời hạn tác dụng và gia tăng tính hiệu quả của chúng, hay được sử dụng một mình.
(PARIS MATCH 14/6-20/6/2018)
9/ TUỔI CỦA PHẪU THUẬT VIÊN
Các nhà nghiên cứu về y tế công cộng của những đại học Californie (Los Angeles) và Havard (Boston) đã đưa vào trong một công trình nghiên cứu 900.000 bệnh nhân, được mổ bởi 46.000 chirurgien của 20 can thiệp trong số thông thường nhất. Mục đích ? Để biết xem kinh nghiệm có cải thiện sự khéo léo phẫu thuật hay để xem, với tuổi tác, điều ngược lại có xảy ra không. Tiêu chuẩn chính được xét đến là tỷ lệ tử vong trong lúc mổ. Những kết quả cho thấy rằng đỉnh cao của tỷ lệ tử vong này xảy ra ở những phẫu thuật viên trẻ tuổi (40 tuổi và ít hơn) và giảm dần trong những lứa tuổi 40-49 tuổi và 50-59 tuổi, để đạt mức thấp nhất ở những người 60 tuổi và hơn, không phân biệt phẫu thuật viên nam hay nữ.
Kết luận : kinh nghiệm liên kết với tuổi làm cho những người mổ hiệu năng hơn.
(PARIS MATCH 31/5-6/6/2018)
10/ PACEMAKER SANS SONDE .
Hỏi : Một pacemaker là gì ?
GS Pascal Defaye. Cũng được gọi là stimulateur cardiaque, đó là một appareil implantable ngăn cản sự chậm lại của hoạt động điện của tim hay những tạm nghỉ (pauses) trong những đập của tim, chịu trách nhiệm malaise với mất tri giác (ngất). Pacemaker đầu tiên được đặt năm 1958. Một stimulateur standard gồm hai yếu tố : một hay nhiều sonde mềm được đưa bằng đường tĩnh mạch (với an thần nhẹ) lên các xoang tim (chủ yếu bên phải), ở đây ta cố định chúng, và một boitier được đặt dưới da ở mức xương đòn. Hộp này chứa électronique và batteries phát điện năng mà các sonde truyền cho tim. Những tiến bộ kỹ thuật đã cho phép thu nhỏ thiết bị này và gia tăng thời gian hoạt động của nó (hơn 10 năm)
Hỏi : Những bệnh nào biện minh cho việc đặt pacemaker ?
GS Pascal Defaye. Thường nhất đó là một sự lão hóa của mô thần kinh đảm bảo sự dẫn truyền và sự khuếch tán trong tim của những xung động điện phát sinh trong nhĩ phải. Nguyên nhân đôi khi là một dysfonctionnement của những tế bào thần kinh sinh những xung động này một cách tự động (bệnh nhĩ phải). Trong 20% các trường hợp, pacemaker là một dạng điều trị của suy tim, cho phép tái đồng bộ (resynchroniser) những co bóp thất
Hỏi : Những bất tiện liên kết với những pacemaker hiện nay ?
GS Pascal Defaye : Khâu yếu hiện nay là phần sonde bởi vì chúng de gay, không kéo dài vô tận, khó lấy ra khi phải thay thế chúng và có thể bị nhiễm trùng trong trường hợp nhiễm trùng huyết. Về boitier, với thời gian nó có thể kích thích da đến độ bị tống xuất.
Hỏi : Pacemaker không sonde hoạt động như thế nào ?
GS Pascal Defaye : Một rupture technologique đã xảy ra nam 2013 khi chúng tôi đặt, để điều trị những pause cardiaque, pacemaker đầu tiên không sonde. Pacemaker được đặt trong thất phải từ tĩnh mạch đùi (ở bẹn). Nó chứa “trọn gói” trong một capsule : batterie, circuit électrique và điện cực kích thích tim. Tuy nhiên khó lấy nó ra. Khi batterie cạn, một pacemaker thứ hai có thể được đưa lên bên cạnh pacemaker trước, nhưng chỉ có thế bởi vì kích thước của chúng không quan trọng (từ 2,5 đến 4 cm). Ta cũng không thể tiểu hình hóa (miniaturiser) chúng bởi vì thời gian sống của chúng quá ngắn. Sự đến của système par ultrasons là một cuộc cách mạng giải quyết vấn đề thể tích của batterie, vẫn ở suốt đời trong tim. Nó đo được 9 mm chiều dài. Thể tích của nó là 0,05 cm3, và nó được nhập vào hoàn toàn (và mãi mãi) trong thành của thất. ta sử dụng nó để tái đồng bộ tim trong suy tim. Nó được đưa lên trong thất trái từ động mạch đùi bằng cathétérisme. Bộ phận phát siêu âm được đặt ở ngực, trong cơ ngực ; những sóng siêu âm được bắt bởi stimulateur và máy kích thích này biến chúng thành điện năng. Không cần batterie nữa !
Hỏi : Những ưu điểm của nó là gì ?
GS Pascal Defaye : Thời gian sống của nó là vô hạn. Thay bộ phận phát sóng siêu âm (émetteur d’ultrasons) dễ thực hiện. Những nguy cơ liên kết với sonde không hiện hữu nữa. Không có nguy cơ tạo cục máu đông bởi vì stimulateur nhập vào trong thành thất (không cần điều trị chống đông máu)
Hỏi : Những công trình nghiên cứu phải chăng đã chuẩn nhận thiết bị này ?
GS Pascal Defaye : Một công trình nghiên cứu trên 90 bệnh nhân đang được tiến hành. Thời gian nhìn lại hiện nay của chúng tôi là 6 tháng. Những kết quả rất tốt. Những thử nghiệm chuẩn nhận khác sẽ tiếp theo. Nhiên hậu (vài năm), tất cả những bệnh nhân mới mà một kích thích tim được biện minh sẽ nhận những pacemaker không có sonde.
(PARIS MATCH 5-11/7/2018)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(7/10/2018)