CHƯƠNG XIX
GIẢM ĐAU, AN THẦN, GÂY MÊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG
(ANALGESIE, SEDATION, NARCOSE DU PATIENT TRAUMATISE)
Dr. Jean-Marie Jacques
Service des Urgences
CH Hornu-Frameries, Hornu
Belgique
PHẦN V
VII. NHỮNG THUỐC GÂY TÊ TẠI CHỖ (ANESTHESIQUES LOCAUX)
Những kỹ thuật gây tê tại chỗ rất hữu ích để giảm đau ở những bệnh nhân chấn thương. Sự tiêm vào nơi thích hợp những thuốc gây tê tại chỗ có thể mang lại một sự giảm đau rất tốt, mà thường nhất không gây những tác dụng phụ của các thuốc giảm đau được cho bằng đường tổng quát. Regional anesthesia là sự sử dụng những thuốc gây tê tại chỗ để phong bế cảm giác từ một vùng của cơ thể, những phong bế tùng thần kinh cánh tay (brachial plexus block).
Những thuốc gây tê tại chỗ này có thể được sử dụng trong những chỉ định khác nhau :
+ Gây tê tại chỗ (anesthésie locale)
– Topique
– Tiêm ngấm dưới da (infiltration sous-cutanée)
+ Anesthésie loco-régionale
– Phong bế một dây thần kinh ngoại biên
– Phong bế tùng thần kinh
1. NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA CÁC THUỐC GÂY TÊ TẠI CHỖ
Một thuốc gây tê tại chỗ (anesthésique local) là một thuốc cho phép phong bế một cách đảo ngược sự dẫn truyền của các luồng thần kinh ở những dây thần kinh ngoại biên, bằng sự ức chế tính thẩm thấu của các kênh Na ở các tế bào có thể kích thích (cellules excitables) có nhiệm vụ truyền điện thế động, vậy điều này ngăn cản sự khử cực của màng tế bào. Bằng cách này, các thuốc gây tê tại chỗ có một tác dụng ổn định màng ở tất cả những tế bào có thể kích thích, chứ không chỉ ở những neuron.
3 yếu tố quan trọng để mô tả tính hiệu quả của thuốc gây tê :
– sức mạnh của thuốc gây tê (liên kết trực tiếp với độ hòa tan trong mỡ)
– tính chất nhanh chóng của tác dụng
– thời gian tác dụng (tùy thuộc trực tiếp vào sự gắn vào các protéines và sự co mạch nội tại hạn chế sự tan biến nội tại của thuốc ngoài nơi tác dụng).
Phần lớn của các thuốc gây tê tại chỗ có những tính chất giãn mạch, nhưng những chất co mạch có thể được cho đồng thời và như thế kéo dài thời gian tác dụng của thuốc và hạn chế liều cần thiết và như thế độc tính. Dẫu sao, nên cẩn thận đối với những tiêm lại những thuốc gây tê tại chỗ, ngay cả cách quãng, vì nguy cơ độc của những liều tích lũy.
Khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ, điều nhất thiết là kiểm tra sự vắng mặt của hồi lưu máu và thực hiện tiêm chậm và phải tôn trọng những liều lượng.
2. NHỮNG THUỐC GÂY TÊ TẠI CHỖ
Chúng được phân thành hai họ :
– những aminoesters : procaine, tétracaine
– những aminoamide : lidocaine, mépivacaine, bupivacaine, ropivacaine, prilocaine, articaine.
Những ester hầu như không còn được dùng nữa
Những thuốc gây tê được sử dụng nhất ở Anh (lidocaine, prilocaine và bupivacaine) tất cả đều là những amide.
Xylocaine là thuốc gây tê được sử dụng nhất, dùng riêng rẻ hay phối hợp với adrénaline. Cũng được liên kết với prilocaine, trong EMLA.
3. NHỮNG THUỐC GÂY TÊ TẠI CHỖ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
a. LIDOCAINE (LIGNOCAINE)
Thường được sử dụng để tiêm dưới da và phong bế tác dụng ngắn :
– Khởi đầu tác dụng là 5 phút đối với sử dụng ngoại biên, 20 phút đối với phong bế tùng thần kinh (plexus block)
– Thời gian tác dụng là 60-90 phút
– Liều tối đa là 3 mg/kg
– Liều tối đa với adrénaline là 7 mg/kg
b. PRILOCAINE
Prilocaine thường được sử dụng để intravenous regional anesthesia
– Khởi đầu tác dụng và thời gian tác dụng tương tự với lidocaine
– Liều tối đa là 5mg/kg
– Liều tối đa với adrenaline là 8 mg/kg
c. BUPIVACAINE
Khởi đầu tác dụng là 20 phút đối với bloc ngoại biên và 45 phút đổi với plexus bloc.
– Thời gian tác dụng là 24 giờ trong plexus block
– Liều tối đa là 2 mg/kg (có hay không có adrenaline)
Bupivicaine là độc hơn những thuốc gây tê tại chỗ khác và có một ái tính lớn đối với cơ tim, do đó làm cho hồi sức khó hơn
4. NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ
a. Độc tính tại chỗ
Những thuốc gây tê tại chỗ và đặc biệt hơn, lidocaine, là độc đối với dây thần kinh. Tuy nhiên, độc tính này chỉ được thể hiện trong rachianesthésie hay khi tiêm trong dây thần kinh, điều này có thể gây một thương tổn thần kinh thường trực.
b. Ngộ độc toàn thân
Ngộ độc toàn thân (toxicité systémique) là hậu quả của một sự tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, của một sự tái hấp thụ quan trọng (khi tiêm vào trong một vùng được phân bố mạch dồi dào) hay cho một liều quá mức. Ở những bệnh nhân chấn thương, vì sự nối kết với các protéine huyết tương bị giảm và vì một sự gia tăng của fraction libre, nên độc tính của các thuốc gây tê tại chỗ gia tăng bởi nhiễm toan, tăng kali huyết hay giảm oxy mô.
Nồng độ của thuốc gây tê tại chỗ khả dĩ gây nhưng tai biến toàn thân tỷ lệ nghịch với sức mạnh của thuốc được sử dụng. Đối với một tác nhân nhat định, độc tính tùy thuộc nồng độ huyết tương của nó, do, hoặc là :
– một sự tiêm tình cờ trong một huyết quản ;
– một liều duy nhất quá cao
– những liều tích lũy quá quan trọng
Những tác dụng phụ chính thuộc loại thần kinh hay tim-mạch. Độc tính thần kinh được biểu hiện bởi những tiền chứng, rồi bởi những co giật, và, ở giai đoạn sau cùng, bởi một hôn mê với suy giảm tim hô hấp. Những tiền chứng là quan trọng cần phát hiện, nhưng chúng có thể bị che khuất bởi một an thần liên kết. Trên bình diện tim, ta có thể tìm thấy những loạn nhịp, hạ huyết áp, tim nhịp chậm, thậm chí ngừng tim.
Sự phát hiện những tiền chứng là thiết yếu và buộc ngừng tiêm :
– Những dấu hiệu chủ quan : loạn cảm (paresthésie), cảm giác kiến bò của các chi, đau đầu, vị kim loại trong miệng, khó ở toàn thân, ébriété, chóng mặt, logorrhés, ảo giác, ù tai…
– Những dấu hiệu khách quan : tái mặt, tim nhịp nhanh, thở không đều, nón, mửa, lú lẫn, vắng ý thức, difficulté d’élocution, nhãn chấn, fasciculations,.
c. Những phản ứng đối với những thành phần được thêm
Adrénaline, được thêm vào thuốc gây tê tại chỗ, có thể gây một co mạch và như thế kéo dài thời gian tác dụng của phong bể tại chỗ. Tuy nhiên nên tránh sử dụng dung dịch adrénaline ở các đầu chi : ngón tay, mũi, tai, dương vật
Trong trường hợp tiêm không đúng lúc vào động mạch, adrénaline co th gây tim nhịp nhanh, những loạn nhịp khác, thậm chí đẩy nhanh một thiếu máu cục bộ cơ tim
d. Hypersensibilité
Những phản ứng dị ứng là ngoại lệ. Trong những trường hợp hiếm, conservateur được sử dụng trong những solutions adrénalinées thường là nguyên nhân hơn là chính thuốc gây tê tại chỗ.
VIII. ANESTHESIE LOCALE
Anesthésie topique nhằm phòng bế các mút thần kinh cảm giác bằng cách áp tác nhân gây tê lên da hay các niêm mạc.
Anesthésie par infiltration nhằm đưa tác nhân gây tê vào trong mô dưới da và những bình diện sâu hơn trên một diện tích giới hạn ở nơi phẫu thuật.
1. ANESTHESIE LOCALE TOPIQUE
Nó có nhiều lợi điểm : làm giảm đau do kim chích, sợ bị chích, nguy cơ nhiễm trùng, sự biến dạng các bờ của vết thương (điều này có thể gây trở ngại cho sự may vết thương). Anesthésie có thể được thực hiện ở niêm mạc, da hay các vết thương.
Để gây tê, ta có :
– lidocaine en spray hay en gel ;
– một hỗn hợp lidocaine (2,5%) và prilocaine (2,5%) : EMLA ;
– một dung dịch LAT.
Đừng quên rằng một anesthésie topique của mũi, miệng hay hầu có thể dẫn đến sự hủy bỏ phản xạ bảo vệ những đường hô hấp trên, với một nguy cơ hít dịch vào phế quản ; vậy phải tránh mọi thức ăn rắn hay lỏng trong 4 giờ tiếp theo sau.
Crème EMLA hay patch được sử dụng trên một da lành và được giữ bởi một pansement occlusif : thời gian tác dụng là 1-2 giờ và gây nên một gây tê trên một độ sâu tối đa 5 mm. Khi sử dụng trên một da bị thương tổn, nên giảm liều bởi vì một sự hấp thụ nhanh có thể dẫn đến một ngộ độc toàn thân.
Đối với Emla, thời gia tiếp xúc với niêm mạc không được vượt quá 20 phút để trách một sự kích thích tại chỗ.
Đối với da chỉ có crème Emla đi qua hàng rào da và gây nên một gây tê của toàn bộ bì. Nó phải được đặt lên da lành mạnh ít nhất một giờ trước động tác, dưới một pansement occlusif. Nó có một tác dụng co mạch. Do đó dạng vẻ trắng tại chỗ của da là một dấu hiệu tốt chứng tỏ thuốc gây tê ngấm bì và như thế hiệu quả. Pommade này cho phép đặt cathéter không đau ở trẻ em.
Oxybuprocaine (Novésine) là thuốc gây tê mắt tại chỗ. Sự nhỏ kéo dài bị chống chỉ định vì nguy cơ thương tổn giác mạc do mất cảm giác.
EMLA : lidocaine + prilocaine crème et patch
XYLOCAINE : lidocaine pommade, spray et gel
UNICAINE : oxybuprocaine collyre
Dung dịch LAT (hay TAL) không có sẵn trên thị trường nhưng khá dễ chế tạo tại địa phương, dưới dạng dịch, thậm chí gel. Đó là một dung dịch phối hợp lidocaine 4%, adrénaline 0,1% và tétracaine 0,5%. Dung dịch có thể được sử dụng để thực hiện gây tê tại chỗ một vết thương trước khi khâu. Với một tige-coton hay một compresse, ta đặt dung dịch trực tiếp lên các mép của vết thương, rồi đè chắc trong một giờ. LAT bị chống chỉ định trên các niêm mạc, nhất là của mũi và miệng. Tính hiệu quả của nó chủ yếu hữu ích đối với những vết rách của mặt và của da đầu. Ưu điểm của nó là giảm hay hủy bỏ đau khi tiêm. Gây tê tại chỗ có thể tránh nếu LAT được sử dụng đúng đắn. Vì tác dụng co mạch, LAT không được sử dụng ở các đầu chi (ngón tay, ngón chân), mũi, dương vật. LAT phải tránh sử dụng ở các vết bỏng hay những vết chợt.
2. ANESTHESIE LOCALE PAR INJECTION
Kỹ thuật nhằm tiêm một dung dịch thuốc gây tê trực tiếp vào trong các mô bằng cách đưa dần dần kim ra phía trước. Trong một cử động qua lại, ta tiêm nhẹ thuốc tê. Sự tiêm trong bì (injecion intradermique) có ưu điểm tác dụng nhanh hơn và lâu hơn tiêm dưới da. Tuy nhiên nó tạo nên một distorsion của các mô, điều này gây đau hơn. Tiêm ngấm có thể được thực hiện trên mép của vết thương hay trên da kế cận. Kỹ thuật này có thể được áp dụng để nắn xuống gãy, bằng cách tiêm từ 10 đến 15 ml thuốc gây tê vào nơi tụ máu, sau khi đã hút máu.
IX. GÂY TÊ TẠI CHỖ-VÙNG (ANESTHESIE LOCO-REGIONALE)
Vài kỹ thuật ALR có vẻ rất thích ứng trong cấp cứu, nhất là những phong bế ngoại biên (bloc périphérique), được đặc trưng bởi sự vắng mặt ảnh hưởng toàn thể (huyết động, thông khí, thần kinh trung ương).Vài injection locorégionale có thể được áp dụng trong cấp cứu. Những ALR péri-médullaire (rachianesthésie, analgésie péridurale) rõ ràng thuộc về độc quyền của thầy thuốc gây mê trong những điều kiện an toàn hoàn toàn, ngoài phòng cấp cứu. Cũng vậy đối với bloc du tronc, gian sườn, paravertébraux, interpleuraux và multibloc laryngé.
Một cách sơ đồ, hai tình huống thuận với sự áp dụng một ALR trong khung cảnh xử trí những bệnh nhân chấn thương ở khoa cấp cứu : những chấn thương của các chi và những chấn thương mặt. Trong chấn thương các chi, những kỹ thuật có vẻ được biết rõ, đặc biệt bloc fémoral. Những bloc của mặt có vẻ không được sử dụng đủ. Phong bế duy nhất, một cách nhất trí, dường như thích ứng với cấp cứu ngoài bệnh viện là phong bế dây thần kinh đùi (bloc du nerf fémoral).
Dĩ nhiên điều thiết yếu là tôn trọng những quy tắc cơ bản trước khi thực hiện ALR. Phải ghi vào trong hồ sơ sự mô tả hoàn toàn của những thương tổn và kết quả của khám thần kinh và mạch máu. Những chống chỉ định cổ điển của ALR phải được tôn trọng : nhiễm trùng tại chỗ và những rối loạn quan trọng của cầm máu.
Vài bloc có thể được mô tả, nhưng những cách thức thực hành và chi tiết để thực hiện chúng không thể được giải thích ở đây.
Một thăm khám thần kinh trước là cần thiết trước mọi ALG và phải được ghi vào trong hồ sơ.
X. VỊ TRÍ CỦA ANESTHESIE LOCOREGIONALE
Ngoài những phương tiện thuốc men, những kỹ thuật gây tê tại chỗ-vùng (ALR) trong vài trường hợp cho phép cải thiện việc xử trí các bệnh nhân. Thật vậy, chúng cho phép thực hiện vài động tác relevage, nắn cấp cứu (thí dụ làm mất sự đè ép các trục huyết quản-thần kinh khi bị trật khớp), bất động các gãy xương và vận chuyển trong những điều kiện tốt. Phát xuất từ những thực hành gây mê tốt, chúng phải có vị trí trong số những kỹ thuật giảm đau ngoài bệnh viện.
Sự phát triển và phổ biến những kỹ thuật mới ALR, sự hiện hữu của những thuốc gây tê tại chỗ mạnh và ít độc, việc nhạy cảm đối với sự xử trí đau, seniorisaion của các khoa cấp cứu, phải đưa đến một sự sử dụng gia tăng của những phương pháp giảm đau này.
Một vài điều kiện là những prérequis để thực hành tốt ALR :
– khả năng của các nguoi can thiep (intervenant)
– các kỹ thuật được nắm vững và được hợp thức hóa
– tôn trọng những chỉ định và chống chỉ định ;
– monitoring và theo dõi thích ứng với những kỹ thuật được sử dụng.
Mặc dầu có thể dự kiến thực hiện à froid một số những kỹ thuật ALR nào đó, việc thực hiện chúng trên một terrain thường không thuận lợi, hung dữ và gây nhiễm đôi khi tỏ ra khó khăn.
Các kỹ thuật ALR cần sự sử dụng các thuốc gây tê tại chỗ, lúc được tiêm vào gần các thân thần kinh, sẽ làm gián đoạn một cách hồi phục sự dẫn truyền của luồng thần kinh dọc theo các sợi thần kinh. Sự kế cận của những trục mạch máu dễ đưa đến nguy cơ làm vỡ các mạch máu với hậu quả là tiêm các thuốc gây tê tại chỗ vào circuit mạch máu. Phải biết đến nguy cơ này và có thể phòng ngừa bằng cách tôn trọng nghiêm chỉnh những lời khuyến nghị về việc thực hiện những động tác kỹ thuật này. Điều này buộc phải có sẵn mọi dụng cụ hồi sức cần thiết.
Chỉ định và chống chỉ định của ALR trước bệnh viện.
Do nguy cơ hạ huyết áp, tim nhịp chậm, thậm chí ngừng tim-tuần hoàn, nên việc thực hiện những phong bế gần tủy sống (gây mê ngoài màng cứng, rachinesthésie) bị cấm chỉ chính thức ngoài bệnh viện. Cũng vậy, việc thực hiện một gây mê tại chỗ-vùng bằng đường tĩnh mạch (ALRIV : anesthésie locorégionale intraveineuse) (cần thiết đặt một garrot và có nguy cơ gây ngộ độc các thuốc gây tê tại chỗ trong trường hợp lấy garrot đi quá sớm) không thích ứng với bối cảnh cấp cứu tiền viện.
Nhiều phong bế ngoại biên bị cấm chỉ trong bối cảnh này do nguy cơ gây ra bởi điều trị hay do cần phải có dụng cụ kích thích thần kinh (matériel de neurostimulation), làm cho việc thực hiện dài lâu và tế nhị. Nguy cơ do phong bế tùng cánh tay (plexus brachial) bằng đường trên đòn (tràn khí màng phổi) và các phong bế vùng thắt lưng (bloc lombaire) bằng đường sau là quá cao nên những kỹ thuật này không thể được sử dụng trong cấp cứu tiền viện. Các phong bế chi trên ở canal huméral hay của dây thần kinh tọa cần sử dụng một stimulateur của dây thần kinh để được thực hiện một cách đáng tin cậy. Phong bế tùng thần kinh nách (bloc axillaire) có thể được dự kiến bởi một thầy thuốc có kinh nghiệm để đảm bảo giảm đau một bệnh nhân bị chấn thương chi trên, nhưng hiếm khi được chỉ định tiền viện, điều này đặt vấn đề duy trì năng lực khi kỹ thuật chỉ được hiếm khi thực hành. Trên thực tiễn, phong bế duy nhất dường như thích ứng với cấp cứu ngoài bệnh viện là phong bế dây thần kinh đùi (bloc du nerf fémoral). Thật vậy, kỹ thuật này đặc biệt dễ thực hiện không cần đến kỹ thuật kích thích thần kinh, từ những mốc cơ thể học đơn giản không cần làm xê dịch bệnh nhân thái quá. Các gãy xương đùi là những chỉ định lựa chọn của kỹ thuật này. Kỹ thuật phong bế 3 en 1 cho phép mở rộng giảm đau đến các gãy xương của đầu xương đùi. Kỹ thuật này buộc trước đó mở thăm khám lâm sàng nghiêm túc để tìm kiếm những thương tổn mạch máu thần kinh có trước. Sự hiện diện của những rối loạn thần kinh vận động và cảm giác chống chỉ định sự thực hiện bloc fémoral. Bloc ilio-fascial được thực hiện tiền viện hơn bloc 3 en 1 dường như là một giải pháp thay thế đáng lưu ý. Cũng vậy, những tình huống khác chống chỉ định sự sử dụng những kỹ thuật này : sự hiện diện của những rối loạn đông máu và những nơi bị bẩn sâu do nguy cơ nhiễm trùng.
+ BLOC DU NERF FEMORAL
Động mạch và tĩnh mạch đùi và dây thần kinh đùi đều đi qua sau dây chằng bẹn, nằm sâu tận fascia lata.Đó là kỹ thuật ALR thường được sử dụng nhất trong y khoa cấp cứu, và ngay cả trong tiền viện. Kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản, có thể tiếp cận cho mọi thầy thuốc đã nhận đào tạo và nó mang lại một giảm đau rất tốt không tác dụng phụ rõ rệt.
Chỉ định tốt nhất là gãy thân xương đùi. Khi bloc được thực hiện tiền viện, nó cho phép một sự thoải mái lớn hơn để đỡ dậy và vận chuyển bệnh nhân hay để nắn xương gãy nếu cần.
Những kỹ thuật khác khá thường được sử dụng đối với một chỉ định tương tự : bloc 3 en 1 và bloc iliofascial. Bloc iliofascial hiện nay là kỹ thuật được khuyến nghị và không cần sử dụng một neurostimulateur
+ BLOC ILIO-FASCIAL– Bloc ilio-fascial có lẽ là phong bế hữu ích nhất trong tiền viện và thường được xem là một trong những intéret majeur của médicalisation
– Nó đã được mô tả như là hiệu quả hơn và an toàn hơn bloc “3 en 1′”, và có thể dễ thực hiện bởi các thầy thuốc cấp cứu được huấn luyện. Những chỉ định của nó là gãy cổ hay thân xương đùi, trật khớp háng, chấn thương đùi và đầu gối.– Nó cho phép gây tê các dây thần kinh đùi, fémoro-cutané và obturateur
– Bệnh nhân được đặt nằm ngửa. Một đường tương ứng với dây chằng bẹn và được vạch giữa épine du pubis và gai chậu trước trên (EIAS). Sau đó dường này được chia thành 3 phần có chiều dài bằng nhau. Điểm chọc nằm 2 cm dưới chỗ nối 1/3 ngoài và 1/3 giữa của đường này. Để an toàn, ta đánh mốc động mạch đùi đối diện nếp bẹn.
Một chiếc kim ngắn có đầu không gây chấn thương (21-23 gauge, 25-50 mm) được sử dụng. Một khi đã qua bề dày da, sự cảm nhận hai cái nẫy liên tiếp tương ứng với sự đi qua của các fascia lata và iliaca, cho phép đến trong espace ilio-fascial trong đó 20 đến 30 ml lidocaine 1% được tiêm vào.+ BLOC DU PIED
+ PHONG BẾ DÂY THẦN KINH CỔ TAY
+ PHONG BẾ DÂY THẦN KINH GIỮA
+ PHONG BẾ DÂY THẦN KINH QUAY
+ PHONG BẾ DÂY THẦN KINH TRỤ
Gây tê bàn tay và các ngón tay cần phong bế những dây thần kinh giữa, quay và trụ. Những phong bế dây thần kinh này có thể được thực hiện ở cùi chõ hay cổ tay. Nếu không có neurostimulateur, khuyên nên phong bế ở cổ tay. Ở mức này, chỉ có những nhánh cảm giác, còn những dây thần kinh vận động đã giã từ những thân thần kinh ở phần trên.Ở mặt trước của cổ tay, dây thần kinh giữa đi qua canal carpien, giữa những dây gân của các muscle fléchisseur radial (flexor carpi radialis) và long palmaire (palmaris longus). Bàn tay ở tư thế ngửa và cổ tay ưỡn, các dây gân được nhận diện một cách dễ dàng bằng cách yêu cầu bệnh nhân gấp cổ tay contre résistance. 5 ml thuốc tê tại chỗ được tiêm trong rãnh nằm giữa hai dây gân, trên một đường vòng tròn đi qua mõm quay (processus styloide). Một sự mất résistance được cảm thấy khi kim đi qua rétinaculum des fléchisseurs.
Ở cổ tay, dây thần kinh trụ chạy ở phải trong so với dây gân của muscle fléchisseur ulnaire du carpe và trên bờ trụ của động mạch trụ . Kim được đưa vào giữa hai mốc này trên một đường vòng đi qua processus styloide.
+ BLOC DE LA GAINE DES FLECHISSEURS
+ DIGITAL NERVE BLOCK (BLOC INTERDIGITAL METACARPIEN)Những dây thần kinh ngón tay, hai dorsal và hai palmar, đi kèm những huyết quản cánh tay. Một liều 1-2 mL thuốc gây tê tại chỗ có thể được tiêm vào đáy của ngón tay ở hai phía để bloc những dây thần kinh này và gây tê ngón tay. Bloc thường hiệu quả trong 5-10 phút. Một finger tourniquet được tạo từ ngón út của một gant tay ngoại khoa có thể được sử dụng, và sẽ gia tăng một cách đáng kể tính hiệu quả của bloc. Phải tránh những thuốc co mạch vì sự thiếu máu cục bộ của ngón tay sẽ xảy ra. Điều cũng quan trọng là tránh tiêm một thể tích lớn thuốc gây tê, vì sự sưng phồng có thể gây thiếu máu cục bộ ở phía dưới chỗ tiêm. Digital tourniquet phải được lấy đi vào cuối thủ thuật.
Những chỉ định của bloc interdigital métacarpien trong cấp cứu được hạn chế vào những động tác đơn giản, chỉ cần một thời gian garrot rất ngắn, thậm chí không có garrot.
+ BLOC EN BAGUE
Bloc interdigital métacarpien được ưa thích hơn anesthésie locale en bague.Thật vậy, l’anesthésie locale en bague :
– hiệu quả nhưng thường gây đau
– có thể gây thiếu máu cục bộ nếu thể tích thuốc tê được tiêm vào quá lớn (áp lực mô tăng cao)+ BLOC DES NERFS SUS- ET SOUS-ORBITAIRE ET DU NERF MENTONNIER
+ BLOC 3 en 1 DU PLEXUS LOMBAIRE
– Đó là bloc phối hợp của các dây thần kinh crural, fémoro-cutané và obturateur
– Thực hiện giảm đau và giãn cơ tứ đầu đủi
Référence :
– Prise en charge précoce du traumatisé grave. ARAMU
– European Trauma Course. EuSEM
– Trauma Care Manual
– PHTLS : Basic and Advanced Prehospital Trauma Life Support
– Cours de réanimation avancée néonatale & pédiatrique
– Médecine d’urgence préhospitalière
– Urgences médico-chirurgicales de l’adulte
– Urgence en neurologie. Journées scientifiques de la Société Française de Médecine d’Urgence 2007
– Essentials of Immediate Medical Care. C. John Eaton
– Traumatologie à l’usage de l’urgentiste. Dominique Saragaglia
– La prise en charge des plaies en urgence. Pr P. Lheureux
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(30/4/2018)