1/ ĐAU MÃN TÍNH BẤT TRỊ : NHỮNG ĐIỀU TRỊ TỐT HƠN
Mặc dầu sự đóng góp không thể chối cãi của vài kỹ thuật, tính chất phức tạp của đau vẫn là một trở ngại cho sự biến mất của chúng.NEUROLOGIE. Một người Pháp trên năm phàn nàn bị chứng đau mãn tính. Đó là những trường hợp đau kéo dài trên 3 tháng. Đối với 3 triệu người trong số họ, những đau dữ dội này chống lại với những thuốc điều trị. ” Một đau mãn tính, vẫn tồn tại sau khi đã sử dụng hai hay ba thuốc giảm đau thuộc những classe khác nhau với liều đúng đắn, có thể được xem là réfractaire “, GS Didier Bouhassira, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh ở trung tâm đánh giá và điều trị đau (CETD : centre d’évaluation et de traitement de la douleur) của bệnh viện Ambroise-Paré (Boulogne) đã chỉ rõ như vậy. Vì đã không thể được làm thuyên giảm bởi thầy thuốc đa khoa hay chuyên khoa của mình, 400.000 bệnh nhân được nhận mỗi năm trong một trong số 250 consultations dành cho đau. Những consultation không đáp ứng đủ nhu cầu, với một thời hạn chờ đợi từ 1 đến 6 tháng.
Đau, trải nghiệm giác quan và xúc cảm khó chịu (expérience sensorielle et émotionnelle désagréable), liên kết với một thương tổn thật sự hay được cảm thấy, luôn luôn có tính chất cực kỳ cá nhân, chủ quan, với những thành phần vật lý và tâm lý rất chằng chịt. Đối với GS Serge Perrot, rhumatologue (CETD Hotel-Dieu, Paris), thuật ngữ đau mãn tính là thích hợp hơn để giải thích những đau mãn tính đề kháng này. ” Thí dụ trong hư khớp gối (arthrose du genou), đau cơ học (douleur mécanique) là do áp lực kích hoạt, vào mỗi bước đi, những thụ thể xương (récepteur oseux) bị lộ trần do sự hao mòn của sụn khớp. Chúng gởi một cách thường trực những thông điệp đau (message douloureux) đến não. Cuối cùng não tự nhạy cảm hóa (se sensibiliser), hội nhập đau này, trở thành tự trị (s’autonomiser) và sau đó tồn tại ngay cả khi ngừng bước. Một đau viêm (douleur inflammatoire) do tràn dịch khớp cũng có thể được thêm vào, được truyền bởi những thụ thể khác nằm trong màng hoạt dịch bao phủ khớp.” Vậy để điều trị tốt, phải nhận diện và đánh giá tất cả những cơ chế liên quan trong triệu chứng đau này.
Sự tự trị hóa (autonomisation) của những vòng điều biến đau của não (circuit cérébral de modulation de la douleur) xảy ra dầu nguyên nhân ban đầu của đau mãn tính là gì.” Sự phát hiện, sự tri giác, sự kiểm soát đau khi đó bị rối loạn, GS Bouhassira đã giải thích như vậy. Chụp hình ảnh não cho thấy rằng kích thước của vài vùng hay của những vòng neurone (circuit neuronal) liên quan trong cơ chế đau bị biến đổi ở những người đau mãn tính. Những tính chất của những neurone nociceptif bị rối loạn lâu dài, chúng trở nên dễ bị kích thích hơn nhiều và vẫn như vậy lâu hơn. Công trình nghiên cứu các chất trung gian thần kinh (neuromédiateur) liên quan trong những biến đổi này hẳn sẽ mở ra những hướng điều trị mới. ” Những thay đổi liên kết với sự nhạy cảm hóa trung ương này, phần lớn là chức năng, chỉ có thể đảo ngược rất chậm.
Phần lớn những đau cơ-xương (douleurs musculo-squelettiques) là do nociception quá mức, sự kích hoạt quá mức của các thụ thể của đau, trong khi douleur neuropathique phản ánh những thương tổn của các sợi thần kinh xảy ra khi phẫu thuật, khi bị một chấn thương hay một căn bệnh, thí dụ bệnh zona hay đái đường, nguồn gốc của những cảm giác đau rát, phóng điện…Vài đau là hỗn hợp, như những đau của ung thư. Fibromyalgie là một trường hợp riêng biệt, có nhiều định vị, nhưng không có thương tổn rõ ràng.
Những đau mãn tính bất trị (douleur chronique réfractaire) cũng có một thành phần tâm lý mạnh, điều biến sự cảm nhận đau. Thông điệp đau (message douloureux) có thể bị ức chế ở tủy sống bởi những sợi thần kinh lớn của xúc giác (tact), của cảm giác sờ tay (toucher), mà sự kích hoạt ức chế sự nhận cảm đau (do do tính hiệu quả của massage và châm cứu chống đau). ” Vòng ức chế (circuit inhibiteur) khác xuống từ vỏ não trước trán (cortex préfrontal), liên qua trong bệnh trầm cảm (dépression), và xuống từ système limbique, liên quan trong chứng lo âu (anxiété). Tình trạng lo âu và những tư tưởng trầm cảm càng hiện diện, hệ ức chế đau này càng ít hiệu quả “, GS Julien Nizard, thầy thuốc chuyên thần kinh (centre douleur-soins palliatifs, CHU Nantes đã giải thích như vậy.
Vả lại, những đau mãn tính đề kháng này thường xuất hiện vào những thời kỳ khó khăn hơn. Những yếu tố di truyền cũng can thiệp, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ như vậy. ” Vài gène làm cho sự xuất hiện đau mãn tính hậu phẫu nhiều hơn, hay làm giảm sự nhạy cảm với những thuốc giảm đau “, GS Perrot đã xác nhận như vậy. Ngoài ra, việc phát hiện những yếu tố nhạy cảm (facteur de susceptibilité) này, để phòng ngừa tốt hơn nguy cơ này, là đối tượng của một công trình nghiên cứu châu Âu.
Những đau mãn tính này, vì trở nên bất trị với những điều trị cổ dien, nên thường phải nhờ đến những thuốc khác. ” Điều đó khá dễ trong những đau đầu và migraine. Chúng ta bất lực nhiều hơn trong những douleur neuropathique, ít nhạy cảm đối với những thuốc chống viêm, GS Bouhassira đã chỉ như vậy. Những thuốc như những thuốc động kinh hay những thuốc chống trầm cảm chỉ cho những kết quả một trường hợp trên hai, thường với cái giá của những phản ứng phụ. Tính hiệu quả của chúng còn ít hơn đối với vài loại đau tăng (douleur viscérale) hay những fibromyalgie. ” Nhiều hướng điều trị đang được nghiên cứu, trong số đó vài chất được trích ra từ nọc độc của rắn mamba, có tác dụng điều hòa tính dễ bị kích thích của các tế bào thần kinh.
(LE FIGARO 29/2/2016)
2/ MỘT CHIẾN LƯỢC ĐẶC HIỆU ĐỐI VỚI UNG THƯ
Theo một điều tra, trong 20 trung tâm chống ung thư, 28% những bệnh nhân bị đau mãn tính liên hệ với ung thư. Những trường hợp đau này thường hỗn hợp, với những hậu quả càng mạnh lên chất lượng sống khi chúng có một thành phần neuropathique. ” Không vận dụng những cơ chế căn bản khác nhau, những đau ung thư có những đặc thù liên kết với tiến triển của khối u, với khung cảnh của stress sinh lý liên quan với những phối hợp điều trị đặc biệt, với những di chứng của những động tác ngoại khoa hay của những điều trị, biện minh một điều trị đặc hiệu trong ung thư học “, GS Yvan Krakowski, thầy thuốc ung thư chuyên về đau (Institut Bergonié) đã giải thích như vậy. ” Với những tiến bộ của những điều trị chống ung thư, bệnh nhân ngày càng được điều trị ngoại trú, và chỉ được nhập viện những trường hợp càng ngày càng nặng, trong tình huống rất tiến triển, điều này che khuất những tiến bộ thật sự được thực hiện trong điều trị những đau này. Đau là triệu chứng đầu tiên được báo cáo bởi các bệnh nhân cách nầy 20 năm, hôm nay đau rơ rệt đến sau mệt, mặc dầu vẫn còn những tình huống kịch tính.”
” QUẢN LÝ TỐT CÁC OPIOIDES ”
Đối với nhà ung thư học, viec quản lý tốt các opioides đó cũng là cả mot sự khó khăn, vi phải kê đơn sớm, co những chỉ định đúng đắn, và với một stratégie d’épargne để tránh những tác dụng phụ của chúng và để chế ngự nguy cơ gia tăng, với sự kê đơn chúng rộng rãi hơn, có càng ngày càng nhiều những bệnh nhân trở nên đề kháng với những tác dụng của nó “.
Ung thư là một mô hình đau không ổn định (douleur instable), với một đau nền (doulrur de fond) và những cơn bộc phát. Trong những cơn này, sự xuất hiện của Fentanyl có tác dụng nhanh cho phép chế ngự đau trong vài phút nhưng phải được dành cho những bệnh nhân đã được điều trị bởi opioides.
Trong tình huống palliative avancée, trong đó mục tiêu không còn là loại bỏ ung thư nữa, sự chống đau và sự thoải mái của bệnh nhân chuyển qua hàng đầu và nhờ đến tất cả những phương tiện khả dĩ. ” Khi đó ta có thể được cho phép sử dụng một số lớn những loại thuốc và những phương tiện an thần nếu đau trở nên không nén được ”
Mặc dầu đã không có cuộc cách mạng điều trị, nhiều thuốc mới đây đã mang lại một bổ sung trong điều trị những đau hỗn hợp hay neuropathique. ” Đó là điều trị multimodale, sự sử dụng được soi sáng những thuốc động kinh, những thuốc chống trầm cảm, những thuốc giảm đau, những kỹ thuật tại chỗ như kích thích qua da hay những patch de capsaicine…cho phép chế ngự ngay cả những đau bất trị. ” Nhưng đó là một phương pháp khó, đa khoa, đòi hỏi nhiều thời gian và năng lực của những chuyên khoa khác nhau.
(LE FIGARO 29/2/2016)
3/ CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO NHỮNG NGƯỜI CAO TUỔI
Đau và tuổi già, sự liên kết là cổ điển. Trên 85 tuổi, 90% những người già chịu những đau mãn tính dai dẳng, và nguyên nhân của chúng gia tăng với tuổi già. Hầu như các người già đều bị hư khớp. ” Những bệnh chính chịu trách nhiệm douleur neuropathique, khó điều trị nhất, cũng được liên kết với sự lão hóa, những bệnh đái đường, zona hay những tai biến mạch máu não “, GS Nizard , CHU de Nantes đã nhấn mạnh như vậy. ” Vì những người già bị nhiều hội chứng trầm cảm hơn và ít hoạt động hơn, nên hệ ức chế đau của họ cũng ít hiệu quả hơn nhiều. Vậy một cách toàn bộ, họ có những douleur rebelle hơn, nhưng cũng khó điều trị hơn bởi vì nhạy cảm hơn với những tác dụng phụ của thuốc, và thường được điều trị vì nhiều bệnh, với nguy cơ tương tác.”
Vậy điều trị những người già này trước hết đòi hỏi một đánh giá chính xác đau. ” Không phải luôn luôn dễ dàng bởi vì họ thường đánh giá thấp triệu chứng đau của họ, không có thói quen phàn nàn hay xem làm đau như là bình thường khi người ta già “, người chuyên gia đã giải thích như vậy.” Ngoài ra, những thầy thuốc điều trị, thường sợ những tác dụng phụ hay những quá liều, có khuynh hướng đánh giá thấp triệu chứng đau của những bệnh nhân già này “, mặc dầu những đơn thuốc phải rất chú ý.
” Còn hơn ở những người trẻ nhất, phải liên kết những điều trị không dùng thuốc với những điều trí dùng thuốc, phải nhờ đến những liệu pháp vật lý điều trị triệu chứng, kích thích điện da (élestrostimulation cutanée) trên những vùng đau, châm cứu, thể dục, những kỹ thuật phục hồi chức năng (technique rééducative), nếu cần với sự giúp đỡ của một kiné, hay một chiếc gậy, một orthèse. ” Ưu tiên, đó là làm họ cử động, mặc dầu họ bị hư khớp. ” Phải tuyệt đối tránh vòng luẩn quẩn của tình trạng bất động và của chứng trầm cảm.”
(LE FIGARO 29/2/2016)
4/ ĐAU MÃN TÍNH : NHỮNG ĐIỀU TRỊ KHÔNG THÍCH ĐÁNG
Đau mãn tính liên quan đến 12 triệu người Pháp. Thế mà, trong 70% các trường hợp, những người này không nhận một điều trị thích đáng.ANTALGIQUE. ” Tôi không bao giờ cảm thấy khỏe. Ngay cả khi tôi hơi ít đau hơn, tôi biết rằng ngày mai tôi sẽ rất đau..” ” Khi cơn đau xoáy vào sọ tôi ngừng lại một giờ hay hai trong ngày, đó như thể tôi ở trên thiên đường. ” Hai lời chứng này, trong số những lời chứng khác, được thu nhận bởi David Le Breton, nhà xã hội học, trong Tenir, Douleur chronique et réinvention de soi, minh họa cuộc sống hàng ngày của 20% những người Pháp sống với một đau mãn tính. Ung thư, đau lưng (lombalgie), hư khớp, migraine, fibromyalgie, endométriose, rhumatisme inflammatoire, hội chứng ruột dễ bị kích thích (côlon irritable)…” Đau là triệu chứng chính của một số lớn những bệnh nhân “, GS Serge Perrot, chủ tịch của Société française d’étude et de traitement de la douleur đã nhắc lại như vậy. Đau quấy rầy cuộc sống của 12 triệu người. Thế mà con số gây ấn tượng này sẽ tiếp tục gia tăng. Bởi vì, như Serge Perrot đã nhắc lại điều đó, ” kể từ 70 tuổi, một nửa dân chúng có triệu chứng đau “.
Tuy vậy, những tiến bộ thực sự đã được thực hiện trong đánh giá và điều trị đau từ khi thiết đặt kế hoạch đau (plan douleur) đầu tiên, vào năm 1995. Mặc dầu vậy, ngay cả hôm nay, 70% truong hop đau không duoc nhận một điều trị thích đáng và dưới 3% những bệnh nhân được theo dõi trong những trung tâm chuyên khoa, société savante da báo động như vậy trong một cuốn sách trắng được công bố tháng 10 năm 2017. Thế mà điều chứng thực là đáng hãi hùng : một nửa các bệnh nhân có một chất lượng sống rất bị biến đổi. Đến độ 30% những bệnh nhân bị đau có những ý nghĩ tự tử, BS Emile Olié, thầy thuốc tâm thần ở CHU de Montpellier đã nhắc lại như vậy, nhân hội nghị SFETD vào tháng 11 năm 2017.
Ngay cả trong những đau liên kết với ung thư, sự điều trị vẫn rất không thuần nhất trên thực địa. ” Mặc dau một tiến triển rõ rệt, những công trình nghiên cứu cho thấy rằng 40% những bệnh nhân ung thư đáng lý ra phải được cho morphine đã không nhận được nó “, GS Serge Perrot đã xác nhận như vậy. Tuy vậy, một cách nghịch lý, những đơn thuốc của những thuốc giảm đau nha phiến mạnh đã tiến triển 74% giữa 2005 và 2015. ” Tỷ lệ tăng cao, nhưng với trị số tuyệt đối, điều này biểu hiện 600.000 đến 700.000 người Pháp sẽ có ít nhất một đơn thuốc của những thuốc giảm đau nha phiến mạnh. Vả lại, sự kê đơn gia tăng nhất là trong những đau không liên kết với ung thư “, GS Bicolas Authier, trưởng centre de la douleur ở CHU Clermont-Ferrand đã giải thích như vậy. Thật vậy, những opioid mạnh (fentanyl, oxycodone và morphine) ngày càng được kê đơn trong những đau xương khớp khi những điều trị cổ điển không còn hiệu quả nữa.
” Ngoài ra, chúng ta hầu như không có những thuốc giảm đau pallier 2 nữa. Đó là bình thường khi chúng ta kê đơn nhiều opioide mạnh hơn. Hôm nay chúng ta phải làm giảm đau bệnh nhân với một arsenal không ngừng thu giảm “, Anne-Marie Magnier, giáo sư y khoa tổng quát ở đại học Pierre-et-Marie-Curie ở Paris đã phân tích như vậy. Thí dụ, các thuốc chống viêm không stéroide, đã từng được sử dụng rộng rãi trong rhumatologie, từ nay cần phải tránh lúc sử dụng lâu dài. Ngoài nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, chúng đã cho thấy một độc tính lên thận và tim mạch. ” Cũng phải biết rằng không phải tất cả mọi người đều chịu được codéine ”
Ngoài ra, các thuốc giảm đau không làm thuyên giảm tất cả đau. Thật vậy, những đau loại neuropathique, như những đau của zona hay của đái đường hay những đau của fibromyalgie hay của ruột dễ kích thích, được gọi là đau nociplastique hay dysfonctionnelle, không đáp ứng hay đáp ứng ít với những thuốc này. Đối với những loại đau này, các thuốc được sử dụng thuộc về loại thuốc chống động kinh hay những thuốc chống trầm cảm.
” Hôm nay, điều chúng ta thiếu, đó là những thuốc mới. Những điều trị là xưa cũ, không đủ hiệu quả hay bị dung nạp kém. Thí dụ chúng ta cần những thuốc giảm đau hiệu quả như morphine nhưng không có tác dụng phụ “, GS Alain Eschalier, chủ tịch của Institut Analgesia đã phân tích như vậy. Những thuốc thăm dò những đường dược liệu mới cũng đang được nghiên cứu. Nhưng những cải tiến thật sự còn phải chờ đợi.
(LE FIGARO 18/12/2017)
5/ CHỨNG BÉO PHÌ : TỶ LỆ PHẪU THUẬT TĂNG CAOTừ 2008 den 2014, số những người được mổ ở Pháp đã được nhân lần 2,7 lần (45.474 thủ thuật năm 2014).
– từ nay sleeve gastrectomie là động tác được thực hiện nhiều nhất (60% những trường hợp)
– trước bypass (30%) và
– anneau gastrique, sụt từ 55 xuống 9% vì một tỷ lệ thất bại và biến chứng cao (Santé publique France)
(PARIS MATCH 22/3-28/3/2018)
6/ CÁCH VIRUS ZIKA LÀM TEO NÃO ĐÃ ĐƯỢC GIẢI MÃ.
Với hơn 2 triệu trường hợp ở Brésil, Zika đã gây nên một cơn khủng hoảng y tế quan trọng năm 2015. Mối liên hệ giữa bệnh sốt này và chứng đầu nhỏ (microcéphalie) của những nhũ nhi được sinh ra từ những bà mẹ mang virus đã được xác lập.
Những cơ chế, qua đó Flavivirus này gây nên những não bị teo, vẫn không được biết rõ. Một kíp nghiên cứu Pháp-Bỉ vừa làm sáng tỏ điều đó. Chính lúc bám vào trong tế bào gốc của não thai nhi mà Zika phá sự cân bằng sản xuất của các neurone. Bình thường vào lúc phát triển vỏ não, những tế bào gốc thực hiện một neurogenèse directe (bằng cách sản sinh một cellule-souche khác và một neurone), rồi một neutogenèse indirecte (bằng cách sản sinh một cellule-souche và mot progéniteur trung gian thay vì neurone). Tế bào trung gian này giảm tốc sự sản xuất các neurone. Thế mà lúc tăng sinh, Zika khiến phải neurogenèse directe hơn là indirecte.
Nó cũng biến đổi sự sống còn của các neurone, do đó một lượng thấp một cách bất thường của các neurones và những não nhỏ (microcéphalie). ” Hiểu cơ chế điều hòa này cho phép dự kiến những điều trị “, Laurent Nguyễn, thuộc laboratoire GIGA-Neurosciences của Đại học Liège đã hy vọng như vậy. Nhờ những modulateur pharmacologique này, các nhà nghiên cứu như thế đã thành công hủy bỏ những nào nhỏ ở những con chuột bị nhiễm Zika.
(SCIENCE & VIE 3/2018)
7/ SUY THẬN : PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
GS Eric Rondeau, chef du pole Maladies du rein et des voies urinaires, bệnh viện Tenon, Paris, điểm lại tình hình suy thận ở Pháp.
Hỏi : Những con số của suy thận ở Pháp là gì ?
GS Eric Rondeau. Giữa 2 và 3 triệu người có một mức độ suy thận nào đó, nhưng thường không biết điều đó. Những người mà thận không còn hoạt động nữa và đạt đến giai đoạn suy thận cuối cùng (IRT : insuffisance rénale terminale) được phân ra như sau : khoảng 46.000 đang được thẩm tách và hơn 36.000 mang một thận ghép chức năng (rein greffé fonctionnel). 11.000 trường hợp mới được thẩm tách mỗi năm, nhưng chỉ 3.500 có thể được ghép thận. 65% những suy thận tận cùng liên quan đến đàn ông.
Hỏi : Những bệnh nào có thể tạo điều kiện hay dẫn đến suy thận ?
GS Eric Rondeau. Cao huyết áp (25% những trường hợp) và đái đường (25%) là những nguồn cung ứng chính của suy thận và suy thận tận cùng (insuffisance rénale terminale). Những suy thận giai đoạn cuối (IRT) khám phá muộn, không nguyên nhân có thể nhận diện, cũng tạo một nhóm quan trọng (15%). Những nguyên nhân khác ít gặp hơn : viêm cầu thận nguyên phát tự miễn dịch (glomérulonéphrite primitive autoimmune), viêm vi cầu thận nhiễm trùng, các bệnh di truyền (thí dụ : polykystose rénale)
Hỏi : Những dấu hiệu và những thăm dò xác nhận chẩn đoán ?
GS Eric Rondeau. Những bệnh thận thương im lặng và được khám phá muộn, điều này gây trở ngại cho sự nhận diện chúng. Nếu không, một huyết áp tăng cao, những phù ở hai chi dưới, máu (hématurie) hay quá nhiều protéine trong nước tiểu (protéinurie) là những dấu hiệu khiến phải đo những nồng độ urée và créatinine trong máu, mà sự tăng cao xác nhận chẩn đoán. Khi đó cần thiết một thầy thuốc thận học để bổ sung bilan bằng một siêu âm (hình thái của thận, tình trạng các đường tiểu), tìm kiếm bệnh tự miễn dịch hay di truyền, thậm chí một sinh thiết (lấy mô thận) để định rõ nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của nó và hướng dẫn chẩn đoán.
Hỏi : Có những đặc điểm riêng cho suy thận ở đàn bà không ?
GS Eric Rondeau. Vài bệnh được thấy nhiều nhất ở phụ nữ, như lupus érythémateux disséminé (90% những trường hợp) và những viêm thận bể thận vi khuẩn mãn tính (90% những trường hợp. Suy thận làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ và tạo điển kiện cho sự xuất hiện của những biến chứng trong trường hợp thai nghén, như cao huyết áp và tiền sản giật (một cấp cứu), tạo một nguy cơ sinh tử đối với bà mẹ và đe dọa trẻ em sinh non và/hoặc hypotrophie foetale.
Hỏi : Nói chung sự xử trí suy thận nhằm điều gì ?
GS Eric Rondeau. Để ngăn cản một suy thận khởi đầu hay trung bình tiến về suy thận tận cùng (IRT). Điều đó cần phải sự kiểm soát tốt một cao huyết áp, bệnh đái đường, sự giảm cân thặng dư, hydratation đúng đắn (1,5 đến 2 lít nước chia đều trong ngày), giáo dục điều trị bệnh nhân (chế độ ăn uống ít protéine, muối, đường và potassium) và tránh những thuốc có hại cho thận khi chúng được sử dụng dài lâu (AINS)
Hỏi : Sự điều trị suy thận tận cùng như thế nào ?
GS Eric Rondeau. Bù công của thận ở đây là cần thiết bằng thẩm tách (dialyse), qua hai kỹ thuật khả dĩ và tương đương về tính hiệu quả : thẩm tách máu (hémodialyse) (ba buổi lọc máu ở trung tâm chuyên môn mỗi tuần, 4 giờ mỗi buổi) hay thẩm tách phúc mạc (dialyse péritonéale) (6 ngày trên 7, ở nhà). Giải pháp khác là ghép thận, điều trị tốt nhất của suy thận giai đoạn cuối về mặt chất lượng sống và tỷ lệ sinh tồn của bệnh nhân. Ghép thận có thể thực hiện trước tuổi 75, ngoài vài chống chỉ định chính thức (thí dụ ; ung thư tiến triển không được chữa lành). Mẫu ghép có thể phát xuất từ một người chết hay, càng ngày càng thường ở Pháp, từ một người hiến sống, bà con với người bệnh hay không. Do tình trạng khan hiếm, thời hạn chờ đợi của một trái thận hiện nay là 2 năm. Tỷ lệ sống còn của những mẫu ghép lúc 1 năm là hơn 90%, lúc 5 năm là 75% và lúc 11 năm là 50%.
Hỏi : Một lời khuyên cuối cùng ?
GS Eric Rondeau. Quá nhiều chẩn đoán bị muộn (1/3 các trường hợp) trong khi một phát hiện sớm có thể làm chậm lại, thậm chí làm ngừng sự tiến triển. Một xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm điều tra phát hiện ở những người có nguy cơ (cao huyết áp, đái đường, béo phì, tiền sử gia đình về bệnh thận) phải được thực hiện một cách hệ thống.
(PARIS MATCH 22/3-28/3/2018)
8/ TỪ LỨA TUỔI NÀO TA CÓ THỂ CÓ NHỮNG KÝ ỨC ?
Các trẻ em có khả năng ghi nhớ ngay khi sinh, nhưng chúng chịu sau đó một hiện tượng “amnésie infantile”. Để biết ở lứa tuổi nào hiện tượng này xảy ra, các nhà khoa học của đại học Emory d’Atlanta (Hoa Kỳ) đã công bố trong một công trình nghiên cứu thống kê trên 83 trẻ em. Kết quả : trong khi các trẻ từ 5 đến 7 tuổi nhớ 63 đến 72% điều mà chúng đã sống trước 3 tuổi, những trẻ từ 8 đến 9 tuổi chỉ còn nhớ lại 35% những biến cố này. Kết luận của các nhà nghiên cứu là đứa trẻ có một năng lực tự nhiên quên những ký ức cũ của mình, để thiết đặt một trí nhớ tự thuật (mémoire autobiographique) có kết quả hơn.
(SCIENCES ET AVENIR 4/2018)
9/ BỆNH TIỀN ĐÁI ĐƯỜNG KHÔNG HIỆN HỮU !
Hiệp hội bệnh đái đường của Pháp vừa nhắc lại rằng nồng độ bình thường của đường huyết lúc đói là từ 0,7 đến 1,1 g/l. Rằng ta chỉ nói đái đường bắt đầu từ 1,26 g/l. Rằng vùng giữa 1,1 và 1,26, thường được gọi là “tiền đái đường” (prédiabète), là ảo (virtuel) và không kèm theo một dấu hiệu nào của bệnh ; nó chỉ chỉ rằng phải ăn ít đường hơn và thực hành thể dục.
(PARIS MATCH 19/4-25/4/2018)
10/ FIN DE VIE : AN THẦN SÂULuật Claes-Leonetti 2/2/2016 xác nhận rằng mọi người có quyền có một fin de vie xứng đáng và không đau đớn, bằng một an thần sâu (SP : sédation profonde). Bộ y tế vừa bình luận điều này : An thần sâu gây một sự mất ý thức của bệnh nhân, ngủ sâu cho đến khi chết, mà không tự mình gây nên cái chết này. Đó không phải là một euthanasie. 3 loại bệnh nhân bệnh nan y có thể nhận an thần sâu : những bệnh nhân mà tiên lượng sinh tồn bị đe dọa trong thời gian ngắn hạn và căn bệnh chống lại với các loại thuốc, những bệnh nhân yêu cầu ngừng điều trị giữ cho họ sống vì căn bệnh của họ và nguy cơ đau khổ to lớn (các thầy thuốc phải nhất trí kiểm tra rằng quyết định này không bị ràng buộc và được soi sáng) và những bệnh nhân không thể diễn đạt và ở họ các thầy thuốc cho rằng sự khăng khăng điều trị (obstination thérapeutique) là phi lý.
(PARIS MATCH 19/4-25/4/2018)
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(30/4/2018)
Pingback: Thời sự y học số 572 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương
Pingback: Thời sự y học số 590 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương