Cầu Tràng Tiền – Huế
Cầu Tràng Tiền (Trường Tiền) bắc qua sông Hương, Huế dài 402,60m; rộng 5,40m, có sáu vài và mười hai nhịp, do Gusrave Eiffel thiết kế và xây dựng từ năm 1897 (năm Thanh Thái thứ 9) đến 1899 (năm Thành Thái thứ 11) thì hoàn thành và được đặt tên là cầu Thành Thái. Đầu cầu phía tả ngạn thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía hữu ngạn thuộc phường Phú Hội.
• Trận bảo năm Thìn (1904) gây hư hỏng nặng, đến năm 1906 được sửa chữa và giá cố lại bằng xi măng cốt thép.
• Năm 1907 vua Thành Thái bị đày đi đảo Réunion thì cầu được đổi tên là cầu Clémenceau (George Clémenceau thủ tướng Pháp 1906-1909 và 1917-1920).
• Năm 1937 hành lang dành cho người đi bộ và xe đạp được thêm vào, cũng như khoảng rộng hình bán nguyệt ở mỗi trụ cầu.
• Năm 1945 cầu được đổi tên là câu Nguyễn Hoàng.
• Năm 1946 cầu bị Việt Minh đặt mìn giật sập.
• Năm 1968 một lần nữa cầu bị Việt cọng đặt mìn giật sập 2 vài, cầu được sửa chữa bằng một cầu tạm nối hai đầu vài bị giật sập.
• Từ năm 1991 đến 1995 phần cầu tạm được thay thế bằng 2 vài tái tạo như những vài cũ. Nhưng phần phình rộng hình bán nguyệt ở mỗi trụ cầu bị tháo bỏ, chiều rộng của cậu cũng bị giảm bớt (giảm từ 6,20m xuống còn 5,40m).
• Kể từ 1995 câu được đổi tên là cầu Trường Tiền.
Chùa Cầu – Hội An
Được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Cầu làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (Năm 1719 Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”). Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản…
Còn tiếp…