Thời sự y học số 434 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHUYÊN ĐỀ BỆNH THẦN KINH
PHẦN III

1/ TDAH XẢY RA Ở NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TỐT
Được biết nhiều hơn ở trẻ em, hội chứng này cũng xảy ra ở những người lớn.COMPORTEMENT. Chúng xảy ra ba lần nhiều hơn những người tâm thần phân liệt, và tuy vậy, những bài báo đại chúng dành cho chúng là hiếm, như thể số phận của những người lớn bị những rối loạn của sự chú ý có hay không có tăng hoạt động (TDAH : trouble déficitaire de l’attention avec/sans hyperactivité) không làm ai quan tâm : chính quyền đã không bao giờ phát động “plan TDAH”, cũng như những người hoạt động y tế, ngay cả không nghe nói đến điều đó trong thời gian đi học. 3 trong những triệu chứng chính của TDAH là sự không chú ý (inattention), tình trạng tăng hoạt động (hyperactivité) và tính xung động (impulsivité), mỗi triệu chứng được “dosé” một cách khác nhau tùy theo người. Nhưng nhiên hậu gây nên một cuộc sống chao đảo của những người trưởng thành trong cơn nguy ngập.
Điều đó đã được thực hiện từ lâu trong những nước khác như Anh, Hòa Lan, Na Uy, Hoa Kỳ …, thế thì tại sao một sự chậm trễ như thế ở Pháp ? ” Hậu quả, đó là một sự đánh mất cơ may to lớn đối với những người trưởng thành có hành trình thường rất chao đảo này và gia đình của họ “, các BS Régis Lopez và Hervé Caci, lần lượt là những thầy thuốc tâm thần ở CHU Gui-de-Chauliac de Montpellier và ở CHU Lenval de Nice (và cùng tác giả của “le TDAH de l’enfant à l’adulte”, được xuất bản tháng 11 năm 2016), đã đồng loạt tố cáo như vậy. ” Điều đó càng đáng tiếc khi với một điều trị thích đáng, những người lớn này có thể sống một cuộc sống bình thường.” Nhờ tính thích tranh luận của họ và của các đồng nghiệp , một mạng (réseau) ra đời ở miền nam nước Pháp, với sự thiết đặt những centre de référence ở Bordeaux, chẳng bao lâu ở Montpellier và ở Nice. Christine Gétin, chủ tịch của hiệp hội TDAH-France nhận xét rằng hiệp hội nhận nhiều appel mỗi tuần từ những người trưởng thành không biết phải hướng về thầy thuốc chuyên khoa nào. Chúng tôi có ngay cả những thầy thuốc gọi chúng tôi để biết phải gởi cho ai những bệnh nhân của họ !”
Hậu quả bi thảm : trong số 5% những trẻ em bị một TDAH, một phần nhỏ sẽ nhận được một chẩn đoán sớm, một điều trị tối ưu và do đó một đời sống trường thành bình thường. Đối với những trẻ khác, ảnh hưởng rất thay đổi. ” Vài trẻ bị điều trị lâu dài nhưng không thành công cho những rối loạn lưỡng cực, những trẻ khác được điều trị vì chúng trầm cảm, hay vì những chứng nghiện có hay không có chất gây nghiện. Thế mà một công trình nghiên cứu của Anh đã cho thấy rằng khi những người trưởng thành được điều trị, chúng không tái phát và sự hội nhập (réinsertion) của chúng dễ dàng hơn nhiều so với những đứa trẻ được điều trị với placebo”, BS Caci đã nhấn mạnh như vậy.
Để khoảng 1% những người trưởng thành (những người mà TDAH là handicapant nhất) trong tình huống thất bại càng không thể chấp nhận được khi nhận biết chúng không phải là một mối bận lòng. ” Chẩn đoán của TDAH dựa trên những tiêu chuẩn chính xác được chuẩn nhận sau hàng ngàn tài liệu xuất bản. Vậy không có một lý do gì, ngoài sự không biết hay những thành kiến, để chẩn đoán này được xác lập một cách chậm trễ như vậy”, BS Caci đã nhấn mạnh như vậy. Một ý kiến được chia sẻ bởi BS Lopez : ” Theo những tiêu chuẩn quốc tế của DSM, phải có sự hiện diện của ít nhất 5 triệu chứng của TDAH trong số 9 triệu chứng liên quan đến sự không chú ý (inattention) và 9 triệu chứng khác liên quan đến tính xung động (impulsivité). Chúng cũng phải hiện diện trước tuổi 12 và chúng phải có một ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực của đời sống. Sau cùng, những triệu chứng này không được giải thích bởi một bệnh khác (chấn thương sọ, bệnh di truyền…).”
Cuối cùng, những người này nằm trên một quỹ đạo sống bất lợi hơn những người khác và nguy cơ tử vong của họ được nhân lên gấp 5 (tai nạn đường xá, tự tử..). Đó là điều không thể chấp nhận xét vì những điều trị đã chứng minh tính hiệu quả ! Giáo dục tâm lý giúp họ hiểu hoạt động như thế nào để thích ứng tốt hơn.
Cũng có những chương trình coaching attentionnel trong đó người bị TDAH học cách thiết đặt những hệ thống nhắc nhở (trên điện thoại, agenda của họ…). ” Coaching này quan trọng, bởi vì những người bị TDAH thường vô tổ chức “, BS Caci đã nhấn mạnh như vậy. “Biết dành ưu tiên cho những công việc, tổ chức thời gian của mình, học không hoãn lại tất cả cho ngày mai, làm những fiches visuelles … giúp những người bị khuyết tật này bù những thiếu sót của não bộ của họ “, BS Lopez đã ghi nhận như vậy.
Coaching này thường được thực hiện bổ sung cho thérapie cognitive và comportementale để giúp họ lấy lại niềm tin nơi mình. ” Những điều trị thuốc cũng có thể được kê đơn : méthylphénidate là thuốc duy nhất hiện có ở Pháp, nhưng ở ngoại quốc cũng có những thuốc với những cơ chế tác dụng khác.”
(LE FIGARO 10/10/2016)

2/ “ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN, CHÚNG TÔI KHÔNG HIỆN HỮU”
Đối với Paul César, 45 tuổi, trở thành nhiếp ảnh gia và nhà sáng tạo xí nghiệp trẻ trong lãnh vực expertise par drone, sau nhiều nghề nghiệp mà ông ta thật sự quá ít sáng tạo, chẩn đoán được thực hiện mới đây : ” Chỉ mới cách nay 3 năm mà tôi biết rằng tôi bị một TADH (khuyết tật về sự chú ý nhưng không tăng hoạt động (déficit de l’attention sans hyperactivité) và, nếu tôi đã biết được điều đó, chính là nhân lúc con trai tôi được chẩn đoán khuyết tật này. Trước đây, tôi được cho là đảng trí, xung động (impulsif), luôn luôn hoãn lại ngày mai điều phải làm hôm nay và ngoài ra, suốt trong học trình của tôi, trên những học bạ của tôi, tôi chỉ được quyền ” có thể làm tốt hơn”. Mặc dầu được xác lập muộn, chẩn đoán này đã cho phép tôi hiểu hơn sự vận hành chức năng của não của tôi (như thể não không có bộ phận lọc và do đó bị kích thích một cách thường trực) và tại sao tôi đã làm việc vào phút cuối, ban đêm thường hơn ban ngày.”
Như thế điều đó có cải thiện công việc hàng ngày của mình ?
” Hôm nay với ergothérapeute, tôi đã học tự tổ chức bằng cách ghi chú tất cả điều tôi phải làm để không quên gì hết, bằng cách tự áp đặt một thời gian để làm điều đó, bằng cách học tổ chức theo thứ bực và phân chia những công việc của mình…Để không luôn phản ứng với cơn bốc đồng nữa, điều này những người thân không chịu được, tôi cũng học chờ thời thí dụ bằng cách nhờ một cuốn sổ tay ghi những tình huống mà tôi đối đầu và những loại phản ứng phải theo tùy theo những trường hợp. Với psychologue, tôi cố khoi phục niềm tin của mình.
CẢM GIÁC BỊ RỎ RƠI.
Đó là một trong những lý do làm cho Paul César và gia đình cảm thấy hơi bị bỏ rơi.
” Đối với chính quyền, những người lớn bị TDAH không hiện hữu ! Thế mà tôi chứng thực cùng sự không quan tâm về phía Bộ giáo dục : khi một đứa trẻ kích động và bắt đầu nhiều chuyện cùng lúc, mỗi lúc, mỗi ngày (như trường hợp của con tôi), điều có tinh thần xây dựng là gợi chẩn đoán TDAH hơn là xếp loại đứa trẻ như là nghịch ngợm và trừng phạt nó một cách thường trực, nhưng đó không phải là điều được làm trên thực tế. Tuy vậy từ khi con tôi và tôi dùng thuốc điều trị, những triệu chứng này đã cải thiện nhiều và những người thân của chúng tôi cũng cảm thấy điều đó.”
Thế thì, đối với Paul César và đối với tất cả những người khác, đặc biệt những người đã không có cơ may có một chân đoán được xác lập đúng lúc và không có phương tiện để điều trị, điều đó phải thay đổi. Và nhanh…
(LE FIGARO 10/10/2016)

3/ MỘT VẤN ĐỀ DI TRUYỀN CHỨ KHÔNG PHẢI GIÁO DỤC !
Như thường xảy ra với các bệnh tâm thần, cha mẹ trong một thời gian lâu đã bị quy tội. Việc có một đứa trẻ bi TDAH rất thường đã bị quy cho một giáo dục lỏng lẻo trong khi hôm nay ta biết rằng thuyết quyết định di truyền (déterminisme génétique) giải thích 70% tính thừa kế của rối loạn! ” Ngoài ra, khi TDAH được chẩn đoán ở một đứa trẻ, cha hay mẹ ít nhất cũng có cùng rối loạn từ thời thơ ấu trong 40% những trường hợp, BS Hervé Caci, pédopsychiatre ở CHU Lenval de Nice đã xác nhận như vậy. Điều này càng gia tăng nguy cơ rằng gia đình bị lên án.” Cuối cùng phần liên quan đến những yếu tố môi trường là khá thấp : đặc biệt bị lên án là những chất nhuộm màu thức ăn, sự tiếp xúc với chì và chứng nghiện thuốc lá ở người mẹ. Vậy đúng là lúc ngừng quy tội các gia đình và cách mà họ đã giáo dục các con mình.
SỰ ĐIỀU HÒA SAI DOPAMINE
” Những gène có liên quan dường như là những gène đóng một vai trò trong chuyển hóa dopamine và ngoài ra, lúc chụp hình ảnh não, hệ kích hoạt dopamine ở những người bị bệnh TDAH khác với những người khác. Một sự điều hòa sai của dopamine có thể là nguyên nhân, vì vậy từng lúc có quá nhiều dopamine và không đủ vào những lúc khác. Dopamine là chất trung gian của circuit de la récompense et de la motivation : nếu circuit này bị hăng tiết lên rất nhanh (đó là trường hợp của TDAH), điều đó được thể hiện bởi sự mong muốn bắt đầu nghìn dự án cùng lúc, nhưng hết hơi rất nhanh, vì thiếu motivation. Để duy trì một mức dopamine đủ, người bị bệnh TDAH tự kích thích mình : điều đó được thể hiện bởi một tăng hoạt động (hyperactivité), một tăng tính xung động (impulsivité) lớn và không có khả năng chờ đợi. Dopamine dùng để tập trung, để chú ý. Vả lại đó là lý đó tại sao, điều trị là một régulateur của dopamine (một inhibiteur de sa recapture)”, BS Régis Lopez, thầy thuốc tâm thần của CHU Gui de Chauliac de Montpellier, đã giải thích như vậy.
Nghiên cứu cũng quan tâm đến những rối loạn giấc ngủ (xem bài dưới đây) bởi vì chúng ảnh hưởng 75% những người bị TDAH ở mọi lứa tuổi.
(LE FIGARO 10/10/2016)

4/ TDAH VÀ NHỮNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ“Mất ngủ và chậm giai đoạn (retard de phase) (ngủ muộn-dậy muộn) thường gặp. Cũng vậy, ta tìm thấy một tỷ lệ lớn hơn những người với một TDAH và một syndrome des jambes sans repos (7 lần nhiều hơn trong population générale) một nguyên nhân quan trọng của mất ngủ làm gia trọng sự mệt nhọc ban ngày của họ. Vì vệ sinh giấc ngủ kém và vì những rối loạn giấc ngủ được thêm vào này, một người tăng hoạt động (hyperactif) trên hai ngủ gà và thiếu ngủ nếu bệnh nhân không kích động. Tuy vậy 25% những người trưởng thành bị TDAH là ngủ gà mặc dầu họ không bị nợ ngủ (dette de sommeil) : giả thuyết là TDAH ở vài bệnh nhân có thể do một rối loạn của vigilance như những hypersomnie. Ngoài ra, ở những người bị TDAH, những sóng não được ghi là chậm hơn, như thể não của họ thiu ngủ “. BD Régis Lopez, thầy thuốc tâm thần của CHU Gui de Chauliac de Montpellier đã đảm bảo như vậy.
(LE FIGARO 10/10/2016)

4/ SỰ TRẦM TƯ MẶC TƯỞNG ĐIỀU HÒA CÁC NEURONE
Ta biết rằng, trong não, sau một tháng trầm tư mặc tưởng (méditation), cortex cingulaire antérieur được kích hoạt một cách bất thường. Ở đó các neurone được kích thích một cách đồng bộ hơn nhiều so với những người không thực hành trầm tư mặc tưởng. Sự giảm lo âu đó trầm tư phải chăng liên quan với hoạt động điện chu kỳ không điển hình này ? Đó là kết luận đạt được bởi các nhà nghiên cứu của đại học Oregon (Hoa Kỳ), sau nhiều trắc nghiệm khác nhau trên chuột.
(SCIENCES ET AVENIR 5/2017)

5/ XƠ CỨNG RẢI RÁC

Những con số
– 80.000 người bị bệnh xơ cứng rải rác ở Pháp
– 30 tuổi : tuổi trung bình bắt đầu của các triệu chứng
– Nguyên nhân dẫn đầu gây phế tật nặng không do chấn thương ở những người ở lứa tuổi 30
– 1500 đến 2000 trường hợp mới mỗi năm.

CĂN BỆNH : Xơ cứng rải rác là một căn bệnh của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng não bộ và tủy sống. Mệt, rối loạn bước, rối loạn cảm giác, mắt và đường tiểu…danh sách những triệu chứng là dài. Nguyên nhân chính xác của xơ cứng rải rác vẫn không được biết rõ, nhưng nó được xem như một bệnh viêm tự miễn dịch (maladie inflammatoire auto-immune), nghĩa là do một loạn năng của hệ miễn dịch. Thật vậy, bao myéline bọc các dây thần kinh và cho phép một sự truyền tốt luồng thần kinh ở đây bị phá hủy bởi vài trong số những tế bào của bệnh nhân, những tế bào lympho. Căn bệnh thường tiến triển một cách thất thường, bởi các cơn, và cường độ cũng như những hậu quả của nó rất thay đổi từ người này đến người khác.
ĐIỀU TRỊ : Chưa thể chữa lành bệnh Xơ cứng rải rác. Tuy nhiên, những điều trị hiện có (trong 10 năm qua đã thực hiện những tiến bộ lớn) cho phép làm chậm lại tiến triển của nó, cải thiện chất lượng sống của những người bị bệnh và giảm những dấu hiệu lâm sàng. Ta ước tính rằng những thuốc mới nhất làm giảm trung bình từ 30 đến 50% tần số các cơn.
Trong điều trị bệnh, cần phân biệt hai thì : điều trị các cơn và điều trị nền. Điều trị các cơn trước hết dựa trên sự sử dụng những thuốc chống viêm (những corticoides mạnh), thường được tiêm truyền trong một thời kỳ ngắn và trong môi trường bệnh viện. Thì hai, thuộc một phương pháp khác hẳn, được chia thành 3 loại sản phẩm : những immunomodulateur hạn chế cường độ của đáp ứng viêm ; những immunosuppresseur tác động trực tiếp lên những tế bào miễn dịch để làm ngừng hay hạn chế tác dụng của chúng ; và những kháng thể đơn dòng (anticorps monoclonaux), những thuốc có cơ chế tác dụng rất nhắm đích. Tất cả những loại thuốc này được dùng, hoặc dưới dạng uống, hoặc dưới dạng tiêm (mông hay dưới da), được thực hiện tại nhà bởi chính bệnh nhân hay bởi y tá, hoặc ở bệnh viện. Trong tất cả các trường hợp, sự phục hồi chức năng chiếm một vị trí chủ yếu, với sự giúp ở của kinésithérapeute, orthophoniste và psychologue. Từ mới đây, một thử nghiệm cải tiến sử dụng những tế bào gốc đã bắt đầu ở châu Âu. Nước Pháp cũng tham gia vào.
(SCIENCES ET AVENIR 3/2014)

6/ XƠ CỨNG RẢI RÁC : NHỮNG THÁCH THỨC CỦA PHÁT HIỆN SỚM.Những kỹ thuật IRM mới cho phép chẩn đoán căn bệnh ngay những triệu chứng đầu tiên. Một con chu bài để làm giảm những biến chứng.
Ta phát hiện xơ cứng rải rác càng sớm, càng có thể giảm những biến chứng một cách dễ dàng. Trong cuộc chạy đua để chẩn đoán này, chụp hình ảnh bằng cộng hưởng từ hạt nhân đóng một vai trò nổi trội, bởi vì đó là công cụ an toàn nhất để phát hiện bệnh. Trong những năm qua, những tiến bộ của neuro-imagerie đã đơn giản hóa những tiêu chuẩn chẩn đoán. Cho đến năm 2010, cần thực hiện ít nhất hai IRM cách nhau 3 tháng để đảm bảo tính chất tiến triển của các thương tổn của hệ thần kinh trung ương, và phát hiện một số quan trọng những thương tổn. Từ nay, chỉ cần một IRM cũng đủ để xác lập chẩn đoán ngay những triệu chứng đầu tiên gợi ý xơ cứng rải rác.
Trong một tương lai gần, những kỹ thuật IRM được gọi là không quy ước sẽ còn cải thiện thêm nữa sự phát hiện và theo dõi sự thoái hóa thần kinh (neuro-dégénration). Chúng dựa trên điều mà các chuyên gia gọi là pondération du signal được ghi khi thăm dò. Không chỉ có những hình ảnh được quan sát, mà còn những dữ kiến, một khi được xử lý, cho phép xác định những cơ chế thương tôn trong não. ” Những rối loạn của cấu trúc não có thể được nhận diện nhiều tuần trước khi xuất hiện một thương tổn trên IRM conventionnelle. Bởi vì một thương tổn chỉ là giai đoạn cuối của một quá trình bệnh lý bắt đầu trước khi ta có thể thấy nó”, GS Jean Pelletier, thầy thuốc thần kinh của bệnh viện là Timone (Marseille) đã giải thích như vậy. Nói một cách khác, enjeu là “thấy” thương tổn trước khi thương tổn này xuất hiện.
(SCIENCES ET AVENIR 3/2014)

7/ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ CỨNG RẢI RÁC : NHỮNG TẾ BÀO GỐC : MỘT THỬ NGHIỆM MANG HY VỌNG.
Đó là thử nghiệm châu Âu đầu tiên sử dụng những tế bào gốc trưởng thành (cellules souches adultes) trong điều trị xơ cứng rải rác. Được phát động vào mùa xuân năm 2013 và được mệnh danh là Mesems (Mesenchymal Stem Cells for Multiple Sclerosis), thử nghiệm này hiện nay đang được tiến hành trong nhiều nước (Pháp, Đức, Đan Mạch, Tây ban nha, Vương quốc Anh, Ý). Thử nghiệm được thực hiện ở khoảng 160 bệnh nhân, trong đó 12 ở Pháp, được phân bố trong những bệnh viện khác nhau của Pháp và sự theo dõi được đảm trách bởi CHU de Toulouse. Điều trị dựa trên sự sử dụng những tế bào gốc trung mô (CSM : cellules souches mésenchymenteuses), những tế bào này có thể được phân lập trong nhiều mô và có nhiều tiềm năng (multipotent) (có thể sản xuất nhiều loại tế bào). Được lấy trong tủy xương của các bệnh nhân, rồi được cấy để chúng tăng sinh, sau đó chúng lại được tiêm vào bằng đường tĩnh mạch. Những tế bào này có những tính chất kháng viêm và có thể điều biến tính miễn dịch. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng chúng cũng làm dễ những cơ chế sửa chữa myéline.
(SCIENCES ET AVENIR 3/2014)

8/ NÃO NAM GIỚI BỊ BỆNH TỰ KỶ NHIỀU HƠN
Bệnh tự kỷ (autisme) xảy ra ở đàn ông 4 đến 5 lần nhiều hơn ở đàn bà. Tại sao một sự khác nhau như thế ? Một consortium international các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết : một liên hệ với bề dày của vỏ não (cortex), lớp ngoài của não. Để chứng tỏ điều đó, họ đã đặt tương quan giữa những số đo của bề dày của vỏ não (ở những bệnh nhân tự kỷ và những người mạnh khỏe) với những thống kê về sự xuất hiện của bệnh…Và người ta đã chứng thực rằng 80% những phụ nữ tự kỷ có một vỏ não gần với vỏ não của đàn ông. Bây giờ còn phải kiểm tra xem có một liên hệ nhân quả giữa bề dày của vỏ não và bệnh.
(SCIENCES ET AVENIR 5/2017)

9/ ALZHEIMER : NGUY CƠ CÁ NHÂN GIẢM
Những số trường hợp tiếp tục gia tăng ở Pháp do sự lão hóa của dân số.ALZHEIMER. Thường thường, những thông kê liên quan bệnh Alzheimer và những rối loạn thoái hóa thần kinh khác, những démence, khá làm suy sút tinh thần vì lẽ số bệnh nhân không ngừng gia tăng ở Pháp và trên thế giới. Các nhà dịch tễ học tìm hiểu những con số này trong mọi hướng, với nhiều chương trình informatique, xác nhận rằng đó cũng là thành quả của những tin vui như sự gia tăng của hy vọng sống (espérance de vie)
Nếu ta biểu thị quần thể bệnh (population malade) dưới dạng nước được chứa trong bồn tắm, chiếc bồn này tiếp tục đầy. ” Không phải bởi vì số lượng của các bệnh nhân mới (incidence) gia tăng ở Pháp mà bởi vì những trường hợp tử vong có khuynh hướng giảm xuống “, GS Philippe Amouyel, tổng giám đốc của Fondation plan Alzheimer đã giải thích một cách bóng bảy như vậy. ” Ta có thể ngay cả nói rằng số lượng bệnh nhân Alzheimer có khuynh hướng giảm “, ông đã nói thêm như vậy ”
Dầu sao đó là điều mà công trình nghiên cứu vừa được công bố bởi BS Catherine Helmer và những đồng nghiệp của Isped ở đại học Bordeaux, đã chỉ rõ như vậy. ” Ở Pháp một sự giảm tỷ lệ démence trong thời gian cách nhau 10 năm chỉ được tìm thấy đối với các phụ nữ.
LÀM CHẬM TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH
Từ một cohorte phát xuất từ cộng đồng đô thị Bordeaux năm 1999-2000 và được theo dõi đều đặn từ đó trên bình diện cognitif. Họ đã quan sát một sự giảm đáng kể của incidence của démence giữa những năm 1990 và những năm 2000. ” Khó mà định rõ đó là một sự giảm incidence thật sự hay một sự chênh lệch tuổi xuất hiện bệnh, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh như vậy. Tuy nhiên ở những lứa tuổi cao, một mối lợi sống thêm được vài năm thường cho phép họ không phát triển bệnh démence, vì chết vì một nguyên nhân khác.”
Bởi vì, “sau 65 tuổi, ta có nguy cơ chết 3 lần nhiều hơn là phát triển một démence”, BS Helmer đã giải thích như vậy. Chính vì vậy, trong lúc chờ đợi một thuốc chữa lành căn bệnh, các thầy thuốc cũng quan tâm một điều trị nhằm làm chậm lại tiến triển của bệnh. Và tại sao không ngay cả trước những triệu chứng đầu tiên vì lẽ ta biết rằng, về mặt sinh học, căn bệnh Alzheimer bắt đầu 15 đến 20 năm trước khi nó có thể thấy được. ” Vào khoảng 80 tuổi, xác suất chết là từ 30 đến 40% mỗi năm, GS Amouyel đã minh họa như vậy, vậy chỉ cần ta làm lùi lại tuổi xuất hiện của bệnh Alzheimer chỉ 5 năm là ta có hai lần bị bệnh ít hơn”.
Nhưng chúng ta hãy trở lại công trình nghiên cứu Bordeaux. ” Dường như rằng ở một lứa tuổi nhất định, hôm nay nguy cơ bị démence có khuynh hướng hạ, BS Helmer đã kết luận như vậy, ta có thể nói rằng có vẻ có một sự cải thiện, nhưng ta không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó.” Bằng những loại thuốc nào ? ” Trong số những yếu tố có thể giải thích khuynh hướng này, có sự cải thiện trình độ giáo dục, nhà nghiên cứu đã giải thích như vậy. Và chính các phụ nữ là đã hưởng lợi nhất. Sau đó một sự cải thiện toàn bộ của sự điều trị những yếu tố nguy cơ tim-mạch : bệnh đái đường, chứng nghiện thuốc lá, chứng tăng cholstérol huyết, cao huyết áp..”Một công trình nghiên cứu được công bố năm nay phát xuất từ công trình nghiên cứu Framingham, một thành phố nhỏ của tiểu bang Massachusetts (Hoa Kỳ), trong đó 5000 dân (và các hậu duệ của hơn) được theo dõi một cách đều đặn từ năm 1948, vừa xác nhận khuynh hướng này. Trong một thời kỳ 30 năm, đã có một sự giảm toàn bộ 20% của tỷ lệ mắc bệnh démence mỗi thập niên, nhưng chỉ ở những người có một trình độ học vấn cao.
” Những nhà nghiên cứu người Anh đã tính toán phần nguy cơ có thể quy cho những yếu tố nguy cơ tim mạch và đã ước tính 30%, nhưng đó là từ observationnel, điều này không chứng tỏ một mối liên hệ nhân quả “, GS Amouyel đã nhấn mạnh như vậy. Và dầu sao vẫn còn 70% nguy cơ còn lại không được giải thích. Hơi như thể là việc tránh thuốc lá, bệnh béo phì và điều trị đúng đắn chống cao huyết áp hay bệnh đái đường giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa não nhưng không đủ.
Cuối cùng, ta có cảm tưởng rằng nếu các nhà nghiên cứu đã hiểu làm thế nào đóng một trong hai vòi nước đổ đầy bồn tắm (robinet của những yếu tố nguy cơ tim mạch), nhưng họ vẫn chưa tìm được bằng cách nào khởi động vòi nước kia. Việc luôn luôn hoạt động vật lý, trí tuệ và xã hội là hữu ích, nhưng cơ chế sinh học thật sự của bệnh, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được. Ít nhất là vào lúc này.
(LE FIGARO 21/9/2016)

10/ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MẤT TRÍ NHỚ
Giấc ngủ là căn bản để chuyển và tích trữ của những ký ức, duy trì những năng lực nhận thức (capacité cognitive). Những công trình của một kíp những nhà nghiên cứu của đại học Berkeley (Californie), được công bố trong tạp chí khoa học “Neuron” phản bác ý tưởng phổ biến theo đó những nhu cầu ngủ giảm với tuổi tác nhưng không gây hậu quả, trong khi suốt đời chúng vẫn không thay đổi. Nhưng não bộ của những người già không còn có thể thỏa mãn họ về thời gian và chất lượng. Điều sẽ giảm chủ yếu là những giai đoạn ngủ sâu (40% toàn bộ thời gian), trong đó được sản sinh những sóng chậm sửa chữa (ondes lentes réparatrices), cho phép tồn trữ những ký ức trong hippocampe (trí nhớ trong thời gian ngắn hạn) trong khi chúng được sắp xếp trong vỏ não trán (trí nhớ trong thời gian dài hạn). Vậy sự suy đồi trí nhớ sẽ liên quan trực tiếp với sự suy thoái dần dần của giấc ngủ sâu.
(PARIS MATCH 27/4-3/5/2017)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(29/5/2017)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

6 Responses to Thời sự y học số 434 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 489 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 501 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 601 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  4. Pingback: Thời sự y học số 603 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  5. Pingback: Thời sự y học số 605 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  6. Pingback: Thời sự y học số 608 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s