TRẬT GỐI
(LES LUXATIONS DU GENOU)
Dominique SARAGAGLIA
Professeur des universités-Praticien hospitalier
d’orthopédie-traumatologie
Chef du service de chirurgie orthopédique et
de traumatologie du sport, urgences
CHU de Grenoble, hôpital sud
A. CƠ THỂ BỆNH LÝ
Ta phân biệt tùy theo sự di lệch của xương chày đối với xương đùi.
I. TRẬT RA TRƯỚC THUẦN TUÝ– Thường gặp : 30 đến 40% tùy theo séries
– Những thương tổn mạch máu thường gặp
– Đứt hai dây chằng chéo nhưng vài trường hợp hiếm dây chằng chéo sau vẫn nguyên vẹn
– Cơ chế tăng duỗi, đôi khi va chạm trực tiếp lên mặt sau của đầu gối
II. TRẬT RA SAU THUẦN TÚY– Hầu như cũng thường gặp như trật ra trước
– Những thương tổn của động mạch kheo thường gặp (hơn 40% trong vài séries)
– Đứt hai dây chằng chéo những vài trường hợp hiếm dây chằng chéo trước nguyên vẹn
– Choc trực tiếp lên tubérosité tibiale antérieure
III. TRẬT RA NGOÀI HAY VÀO TRONG
– Chúng hiếm hơn những trật ra trước hay sau ngoại trừ trong thực hành của ski
– Những thương tổn mạch máu cũng hiếm hơn (5-20%) nhất là trong những chấn thương có động lực thấp, trái với những chấn thương có động lực cao, trong đó chúng thường gặp hơn
– Có đứt hai dây chằng chéo cũng như những thương tổn dây chằng ngoại biên nghiêm trọng.
– Cơ chế thông thường tương ứng với một choc trực tiếp lên mặt ngoài (trật ra ngoài : luxation latérale) hay trên mặt trong của gối (trật vào trong : luxation médiale)IV. TRẬT XOAY
– Chúng tương đối hiếm và tương ứng với 5% những trật khớp gối
– Những laxité multidirectionnelle thật sự với sự phối hợp một cử động valgus-rotation externe đối với trật trước ngoài và sau ngoài và varus-rotation interne đối với trật trước-trong và sau-trong
– Những thương tổn mạch máu không thường gặp hơn trong trật khớp ngoài hay trong.
– Có đứt hai dây chằng chéo và những thương tổn nặng những dây chằng ngoại biên ngoài và trong
B. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ
+ Sắp thẳng hàng lại chi trong những trật ngoài hay trong (gần như không thể nếu không gây mê, đối với những trật ra trước hoặc ra sau).+ Tìm kiếm những thương tổn mạch máu : pouls pédieux và tibial postérieur, pouls capillaire, retour veineux
+ Tìm kiếm những thương tổn thần kinh (sciatique poplité externe+++)
+ Nhất thiết phải gọi thầy thuốc ngoại chỉnh hình và ngoại huyết quản (trong trường hợp thương tổn mạch máu liên kết)
– Trong trường hợp thương tổn mạch máu, tốt nhất là điều trị những thương tổn dây chằng trong thì hai, động tác revascularisation là chủ yếu và cấp cứu (trước giờ thứ 6). Chụp động mạch sẽ được đòi hỏi cấp cứu bởi thầy thuốc ngoại mạch máu.
– Nếu không có thương tổn mạch máu, khuynh hướng hiện nay là mổ và sửa chữa những thương tổn dây chằng (trong những ngày sau chấn thương) sau khi đã đảm bảo không có thương tổn mạch máu tiềm tàng (doppler artériel, chụp động mạch hay angio-IRM trước mổ gần như một cách hệ thống)
+ Trong vài trường hợp, điều trị chỉnh hình được tiến hành tốt có thể cho những kết quả đáng ngạc nhiên về chất lượng của kết quả cơ năng.
Reference : Traumatologie à l’usage de l’urgentiste.
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(15/5/2017)