Cấp cứu chỉnh hình số 25 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHẤN THƯƠNG MẮT CÁ CHÂN
(ANKLE INJURIES)

George M. Elliot
Resident Physician
University of Michigan Medical Center
Saint Joseph Mercy Hospital
Ann Arbor, Michigan

– Bàn chân bị lật vào bên trong (inversion) (thường nhất) : do dây chằng ngoài (lateral ligaments) tương đối yếu và mắt cá trong (medial malleolus) ngắn hơn.
– Bàn chân xoay ngoài (eversion) : nói chung nghiêm trọng hơn inversion với sự bất ổn định khớp (joint instability) lớn hơn
– Những loại gãy xương thông thường khác được mô tả trong bảng 1.– Xếp loại Weber (bảng 2) có thể được xử dụng để xếp loại những gãy xương mác (fibular fractures) theo định vị và hình dạng của chúng.

I. LÂM SÀNG
– Chấn thương mới đây với đau, sưng, biến dạng, và khó đi lại.
– Giảm biên độ cử động (ROM)
Khám vật lý
– Biến dạng rõ rệt
– Mắt cá ấn chẩn đau khi sờ : kiểm tra những phần trước và sau của hai mắt cá.
– Giảm biên độ cử động
– Luôn luôn khám mạch máu-thần kinh hoàn chỉnh, đánh giá capillary refill và
các mạch dorsalis pedis và chày sau (posterior tibial).
– Luôn luôn khám toàn chi gồm biên độ cử động của đầu gối và háng.
– Coi chừng đau quy chiếu (referred pain) do một thương tổn đầu gối hay
háng.

II. XỬ TRÍ CẤP CỨU
– Bất động qua Jones dressing hay pillow splint ở khoa cấp cứu.
– Chườm đá và đưa cao chi để giảm sưng phù
– Thuốc giảm đau
– Chụp hình ảnh : phim X quang 3 tư thế (trước sau, mortise, và bên) của khớp bị thương tổn ; cũng xét đến những phim của chân và đầu gối.+ Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, và bone scan đôi khi co thể được sử dụng nhưng có tính hữu ích hạn chế ở khoa cấp cứu.
– Ottawa ankle rules : thực hiện chụp X quang mắt cá/chân ở những bệnh nhân với thương tổn cấp tính với một trong những tiêu chuẩn sau :
+ Nhạy cảm đau khi sờ ở bờ sau hay đỉnh của mắt cá trong
+ Nhạy cảm đau khi sờ ở bờ sau hay đỉnh của mắt cá ngoài
+ Không có khả năng tì ngay sau tai nạn và trong khoa cấp cứu.
+ Nhạy cảm đau khi sờ ở nền của xương đốt bàn thứ năm (fifth metatarsal), xương thuyền (navicular), hay xương hộp (cuboid).
– Kháng sinh tĩnh mạch đối với gãy hở
– Hội chẩn chỉnh hình tức thời đối với tất cả gãy xương không vững hay hở hay những gãy xương cần operative repair ; cũng hội chẩn mạch máu đối với gãy vô mạch (pulseless fractures)
– Nắn thường được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa chỉnh hình, nhưng nắn tức thời phải được thực hiện bởi thầy thuốc cấp cứu đối với significant tenting hay không có mạch ; phải được thực hiện với thuốc giảm đau (conscious sedation)
– Splint (đặt nẹp) vs. cast (bó bột) : nói chung được thực hiện qua một nẹp không viên chu (non-circumferential splint) như một posterior splint hay sugar tong để cho phép giảm sưng. Bó bột (cast) được đặt bởi thầy thuốc chỉnh hình vào một thời điểm sau
– Discharge planing : bất động, đi bằng nạng, không tì, kiểm soát đau, những dấu hiệu cảnh cáo đối với compartment syndrome, và nghỉ ngơi, đắp (nước đá, và đưa cao chi.
– Follow-up : đảm bảo bệnh nhân close follow-up được dự kiến với chuyên khoa chỉnh hình
+ những tình huống đặc biệt : những bệnh nhân già, những bệnh nhân ở trong căn hộ với nhiều cầu thang, sống đơn độc,…, có thể cần hỗ trợ thêm.
+ Những biến chứng về lâu về dài gồm viêm khớp sau nắn (post-reduction arthritis : 30%), đau mãn tính, reflex sympathetic dystrophy, và poor malunion

Reference : Emergency Medicine. Quick Glance

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(26/3/2017)

Bài này đã được đăng trong Cấp cứu chỉnh hình, Chuyên đề Y Khoa. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s