Venise (Phần IV) – Đại Linh

PALAZZO DUCALE
(PALAIS DES DOGES)

Le Palais ducal, cũng được gọi là Palais des doges (cung điện của các công tước), không chỉ là nơi ở của các công tước (doge) mà còn là trụ sở của chính phủ và của tổ chức tư pháp của nước Cộng Hòa Venise (Sérénissime) trong hơn 10 thế kỷ qua.
Năm 726, những người Venise, sau khi đã tuyên bố rằng họ không muốn phụ thuộc vào hoàng đế của Byzance nữa, một hệ thống chính trị hiệu quả, đứng đầu là một thủ lĩnh được bầu lên, được gọi là doge (từ chữ latin dux, có nghĩa là kẻ lãnh đạo). Công tước (doge) suốt trong nhiều thế kỷ được chỉ định trong các gia đình có thế lực của thành phố.Ngày nay cung điện của các công tước vẫn là một trong những biểu tượng mạnh của Venise và của quá khứ huy hoàng của thành phố này.Ngoài ra Palais des doges thể hiện ví dụ đẹp nhất của kiến trúc vénéto-gothique. Hòn ngọc này chứa nhiều hòn ngọc khác bởi vì nhiều tác phẩm nghệ thuật phủ kín các bức tường và các trần nhà của các gian phòng được trang trí phong phú của cung điện.Là sự pha trộn huy hoàng của các kiến trúc byzantin, gothique và phục hưng, Palazzo Ducale trước đây là chỗ ở chính thức của 120 thống lĩnh cọng hòa (doges), cai trị Venise từ năm 697 đến năm 1797. Các thống lĩnh cộng hòa nối tiếp nhau ở Palais des Doges trong gần 600 năm. Thống lĩnh cộng hòa được bầu suốt đời. Lan truyền những câu chuyện về vài thống lĩnh hoàn toàn già nua đến 90 tuổi, ngủ đột ngột trong khi họp Hội Đồng. Vì vậy người ta phải chế tạo một chiếc ghế đặc biệt để thống lĩnh khỏi ngã lộn ngược. Tuy nhiên chức thống lĩnh chủ yếu là một chức lễ nghi
Đường quanh co của các gian phòng trong Palais des Doges cho các du khách một cái nhìn bao quát về sự xa hoa của các chính khách.Vào thế kỷ thứ XIX, một pháo đài được dựng lên ở chỗ của dinh thự gothique xinh đẹp ngày nay. Dinh thự này thường bị lửa tàn phá trong những năm 1500.
Titien, le Tintoret và Bellini thi đua tài năng để trang trí cung điện với các bức tranh và hình điêu khắc, cũng như các kiến trúc sư Antonio Rizzo và Pietro Lombardo.

GIOVANNI CASANOVA

Tên Casanova thường được liên kết với vẻ lịch sự với phụ nữ (galanterie), nhưng bởi những khía cạnh khác Giovanni Casanova (1725-1788) thuộc loại self made man của thế kỷ XVIII, đã sống một cách trọn vẹn, là bằng cớ sinh động của một trẻ mồ côi có thể đạt được sự thành công nhờ tinh thần táo bạo và trí tưởng tượng của mình. Casanova lấy công thức của Sénèque làm của mình : ” Hãy theo ý muốn của bạn, hoặc một cách đơn giản hơn, hãy làm điều mà bạn hài lòng”
Là đứa con bị bỏ rơi của một nữ nghệ nhân, Casanova không đẹp trai lắm nhưng uy nghi với con người của mình : tầm vóc cao lớn, cái nhìn bốc lửa, trí thông minh sắc bén. Ông đã dịch Iliade của Homère từ tiếng Hy lạp sang tiếng vénétien và đã viết hồi ký bằng tiếng Pháp.Casanova trong một thời gian ngắn đã là linh mục, nhưng bản chất hay thay đổi và dám nghĩ dám làm ông không ngừng chuyển từ hoạt động này qua hoạt động khác.
Ông du lịch khắp châu Âu, từ Londres đến Paris, Vienne. Nhân vật lãng mạn này thường sống bằng cách xoay xở, ông lần lượt là nhạc sĩ (ông chơi violon), con bạc, nhà ngoại giao, linh mục, người mạo hiểm, thư ký của chưởng khế, quân nhân, triều thần, nhà tài chánh, văn sĩ, nhân viên mật vụ cho cảnh sát của Vienne.
Bị buộc tội thực hành ma thuật (magie), Don Juan nổi tiếng này bị giam ở Palais des Doges.Cuộc mạo hiểm nổi tiếng nhất, được kể lại chi tiết trong hồi ký của ông, là cuộc vượt ngục khỏi nhà tù vào năm 1756. Những phòng giam nằm dưới mái nhà tù, và trên nguyên tắc không thể nào thoát được. Ông xác nhận là đã đi qua mái nhưng có thể ông chỉ thuê tiền các lính canh.
Casanova chết lúc lưu đày ở Bohême, năm 1798, trong cay đắng và cô đơn.

ĐẠI LINH
(30/11/2008)
(update 9/3/2017)

Bài này đã được đăng trong Du lịch đó đây. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s