CUỒNG NHĨ
(ATRIAL FLUTTER)
Adam J.Rosh, MD
Assistant Professor
Department of Emergency Medicine
Wayne State University School of Medicine
Detroit, MI
TEST 3
Anh được gọi đến giường của một bệnh nhân bị hạ huyết áp với biến đổi trạng thái tâm thần. Y tá trao cho anh một điện tâm đồ cho thấy cuồng nhĩ với tần số 150 đập mỗi phút với bloc 2/1.Anh cảm thấy rằng bệnh nhân không ổn định và quyết định chuyển nhịp cấp cứu (emergency conversion).
Anh buộc monitor leads vào bệnh nhân.Giai đoạn quan trọng kế tiếp trong chuyển nhịp điện ?
a. Điều chỉnh mức năng lượng thích đáng.
b. Đặt conductor pads hay paddles (palettes) lên bệnh nhânc. Nạp điện máy phá rung
d. Điều chỉnh chế độ đồng bộ (synchronization mode)
e. Tiêm tĩnh mạch 25 mcg Fentanyl
Câu trả lời đúng là d
Chuyển nhịp năng lượng thấp (Low-energy cardioversion) là rất thành công trong việc chuyển cuồng nhĩ thành nhịp xoang.
Hãy nhớ rằng, chuyển nhịp (cardioversion) khác với phá rung (defibrillation).
Chuyển nhịp được thực hiện ở những bệnh nhân với hoạt động điện tim có tổ chức với sự hiện diện của mạch (organized cardiac electrical activity with pulse), trong khi phá rung được thực hiện ở những bệnh nhân không có mạch (tim nhịp nhanh và rung thất vô mạch). Những bệnh nhân với những đập tim, nhận năng lượng trong thời kỳ trơ tương đối của tim, có nguy cơ rung thất. Do đó chuyển nhịp là timed shock nhằm tránh phát ra một sốc điện trong thời kỳ trơ tương đối của tim. Bằng cách kích hoạt chế độ đồng bộ (synchronization mode), máy sẽ nhận diện nhưng sóng R của bệnh nhân và không phát năng lượng điện trong những thời gian này. Bước chủ yếu khi chuyển nhịp là kích hoạt chế độ đồng bộ (synchronization mode) và xác nhận sự hiện diện của sync markers trên những sóng R trước khi phát năng lượng điện.
Reference : Emergency Medicine. PreTest
BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(28/1/2017)