Thời sự y học số 419 – BS Nguyễn Văn Thịnh

CHUYÊN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ
PHẦN II

1/ TẠI SAO TA NGỦ VÀO BAN ĐÊM ?
Điều đó do sự thay đổi cường độ ánh sáng giữa ngày và đêm. Để quan sát dưới kính loupe các thành phần của bộ máy ngủ, ta hãy lấy trường hợp của một người khỏe mạnh, ngủ bình thường lúc 23 giờ. Ta ở vào mùa thu và, vào khoảng 18 giờ, trời bắt đầu xế chiều.Trong võng mạc, các tế bào hạch cảm thụ ánh sáng (cellules ganglionnaires photosensibles) bắt sự giảm cường độ ánh sáng này và truyền thông tin đến các nhân trên chéo thị (NSC : noyau suprachiasmique) qua đường võng mạc-dưới đồi thị (voie rétino-hypothalamique). Nằm trong vung dưới đồi thị (hypothalamus), ngay trên chỗ chéo của các dây thần kinh thị giác ; hai nhóm nhỏ neurones này, không lớn hơn hai hạt gạo, tạo nên đồng hồ sinh học của chúng ta. Đồng hồ sinh học này đóng vai trò chef d’orchestre, chỉ cho các cơ quan, qua những đường thần kinh và kích thích tố, rằng thời kỳ thức (période de veille) tiếp theo thời kỳ nghỉ ngơi, và ngược lại. Như thế, các nhân trên chéo thị gởi dần dần những chất dẫn truyền thần kinh (những phân tử cho phép sự lan truyền của xung động thần kinh từ neurone này đến neurone khác) đến tuyến tùng (glande pinéale), nằm ở đáy não, trên tiểu não, sau vùng dưới đồi (hypothalamus). Tuyến này khi đó tiết một kích thích tố làm dễ sự buồn ngủ, mélatonine.
MỘT CÁI CẮT ĐIỆN NEURONE
Ngáp, nháy mí mắt, không chú ý…Buồn ngủ càng lúc càng được cảm thấy, bởi vì mélatonine không phải là chất duy nhất tác động. Trong ngày, các chất gây ngủ (tạo điều kiện cho sự buồn ngủ) tích tụ trong não bộ của chúng ta. Ban ngày, khi các neurone hoạt động, chúng phát ra những phóng điện được gọi là những điện thế động. Và để được như vậy, chúng cần nhiên liệu, ATP, được phóng thích trong các mô của não và tích tụ trong vài cấu trúc, như vùng dưới đồi và vỏ não, như thế phản ánh sự mệt não (fatigue cérébrale).
Đạt đến một ngưỡng nào đó, những chất gây ngủ này sẽ kích hoạt dần dần những neurone chịu trách nhiệm sự thiu ngủ. Những neurone này nằm trong một nhân nhỏ của vùng dưới đồi, noyau préoptique ventro-latéral. Cùng lúc, chúng làm bất hoạt những cấu trúc chịu trách nhiệm sự thức tỉnh, lấy đi sự ức chế mà những cấu trúc này tác động trong ngày lên những neurone của sự thiu ngủ. Cũng hỏi giống như một cái cắt điện neurone (interrupteur neuronal), trên đó chỉ cần ấn ngay cả nhẹ cũng đủ làm xô ngã tất cả hệ thống.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

2/ SỰ VIỆC ĐỘT NGỘT CHÚI MŨI VÀ NG NGỦ CHE DẤU ĐIỀU GÌ ?
Mọi người đều đã từng trải nghiệm một sự buồn ngủ không cưỡng lại được này. Các mí mắt trở nặng, ngáp liên hồi. Trạng thái, giữa sự thức tỉnh và ngủ này, tự nó không phải là bất thường : chúng ta ngủ gà mỗi chiều trước khi ngủ. Ngược lại, nếu mỗi ngày, và ngay cả nhiều lần mỗi ngày, anh cảm thấy muốn chúi mũi, có lẽ đó là ngủ gà quá mức ban ngày (somnolence diurne excessive). Để chẩn đoán, một thầy thuốc chuyên về giấc ngủ sẽ yêu cầu anh nằm ngủ nhiều lần trong ngày, trong chỗ tranh tối tranh sáng và ở nơi yên tĩnh. Anh chìm đắm trong giấc ngủ trong vòng chưa đầy 5 phút ? Có lẽ, cũng như 3% những người Pháp, (theo một công trình nghiên cứu của Institut national du sommeil et de la vigilance năm 2011) anh bị chứng ngủ gà quá độ vào ban ngày (somnolence diurne excessive). Nguyên nhân ? Sự thiếu ngủ lập đi lập lại, dĩ nhiên, nhưng cũng có thể do sử dụng quá mức những thuốc ngủ hay những thuốc giải âu, hay có lẽ một rối loạn giấc ngủ thật sự (ngừng thở ngắn khi ngủ, narcolepsie…). Ngoài ra ngủ gà là nguyên nhân đầu tiên gây những tai nạn chết người trên xa lộ.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

3/ LÚC VỀ GIÀ TA NGỦ ÍT HAY NHIỀU ?
Ta ngủ ít hơn. Những kết cấu của giấc ngủ cũng thay đối với tuổi tác. Trong tử cung, thai nhi gần như luôn luôn ngủ, tránh khỏi những luân phiên ngày/đêm. Nhũ nhi, ngủ từng thời kỳ từ ba đến bốn giờ. Rồi giấc ngủ tổng cộng giảm. Những chu kỳ của nó ngắn, từ 50 đến 60 phút, xen kẽ giấc ngủ kích động, yên tĩnh và không xác định. Lúc 18 tháng, giấc ngủ không xác định (sommeil indéterminé) biến mất, phần của giấc ngủ yên tĩnh (sommeil calme) gia tăng, biến đổi thành giấc ngủ “chậm” (sommeil lent) và giấc ngủ kích động (sommeil agité) giảm, trở thành “nghịch lý”, hoặc cùng hai giai đoạn của giấc ngủ của người trưởng thành. Với các năm trôi qua, giấc ngủ nghịch lý đổi chỗ trong chu kỳ : một giờ sau giai đoạn thiu ngủ (endormissement) lúc 5 tuổi rồi hai giờ sau lúc 6-7 tuổi. Ở tuổi thiếu niên, sự ngủ muộn (sau 23 giờ) thường làm xáo trộn toàn bộ thời gian ngủ, ánh sáng xanh của các écran làm chậm sự tiết của mélatonine có tác dụng làm dễ sự thiu ngủ. Thế mà, nếu nó không được bù bởi một sự thức dậy muộn, các thiếu niên bị nợ ngủ : ta nói là ” syndrome de retard de phase “. Vài người già có một sự đi trước giai đoạn. Họ ngủ sớm hơn (khoảng 19 giờ) và thức dậy sớm hơn. Các lão niên trong các nhà dưỡng lão ăn tối sớm và cần ngủ ít hơn.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

4/ PHẢI CHĂNG PHẢI NGỦ NHIỀU ĐỂ CHÓNG LỚN ?
Ta thường nói như thế…và ta không lầm. Ta biết rằng những thiếu niên (khoảng 10-13 tuổi) phải ngủ để lớn lên bởi vì chính trong giấc ngủ chậm sâu (sommeil lent profond) mà kích thích tố tăng trưởng được tiết ra. Sự tăng vọt nhanh chóng của chúng (đến 1 cm mỗi tháng) làm kiệt quệ cơ thể, điều này giải thích tại sao chúng thường mệt, nhất là nếu chúng không ngủ đủ (9 giờ). Nhưng đối với các em bé, sự bí ẩn vẫn còn tồn tại. Vào năm 2011, một kíp nghiên cứu Hoa Kỳ đã phát hiện một mối liên hệ giữa số giờ ngủ và đường cong tăng trưởng của chúng. Những giấc ngủ của chúng, mà cơ cấu khác với cơ cấu của thiếu niên, can thiệp lên các kích thích tố như thế nào ? Hiện nay, ta chỉ biết rằng sự tăng vọt rất nhanh của các trẻ nhỏ (chúng tăng gấp đôi kích thước lúc sinh trong hai năm) có tác dụng làm kiệt sức.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

5/ GIẤC MƠ CÓ ÍCH GÌ CHO TA ?
Freud thấy trong những giấc mơ của chúng ta một lối thoát (échappatoire) cho những căng thẳng tâm thần tai hại bị tích tụ trong ngày. Ngay những năm 1980, Francis Crick, Giải Nobel y học, trình bày một giải thuyết có lẽ phải làm vừa lòng người cha của phân tâm học. Theo ông, những giấc mơ cho phép loại bỏ lượng thông tin thừa được bắt trong ngày. Những thông tin này, do làm tăng gánh não, có thể có hại cho nó. Cũng như ta làm giảm bớt mémoire của một ordinateur bằng cách hủy bỏ những dữ kiện vô ích, chúng ta nằm mơ để quên những ý tưởng ký sinh bằng cách “sắp xếp” chúng vào trong những câu chuyện nhỏ : những giấc mơ. Điều này giải thích tại sao nội dung của những giấc mơ chẳng có một ý nghĩa nào. Crick thú nhận rằng chừng nào những chất hóa học chịu trách nhiệm cơ chế này không được nhận diện, lý thuyết của nó phải được xem như phỏng đoán.
Những ý tưởng “giấc mơ hữu ích ” sẽ không biến mất. Nhiều nghiên cứu củng cố nó, gán cho nó một vai trò có lợi lên cảm xúc của chúng ta. Theo một công trình nghiên cứu Hoa Kỳ, được thực hiện trong những năm 1990, những phụ nữ vượt qua tốt nhất chứng trầm cảm gây nên bởi một cuộc ly dị cũng là những phụ nữ đã nằm mơ nhiều nhất về nó ! Như thế các giấc mơ góp phần điều biến những cảm xúc của họ. Matthew Walker, neuroscientifique de Berkeley, đi xa hơn. Theo ông ta, những giấc mơ tác dụng như một nhựa thơm để làm giảm bớt nỗi đắng cay của những kinh nghiệm đã trải qua ngày hôm trước. Trong cùng tâm trạng, vào năm 2000, nhà tâm lý học Phần Lan Antti Revonsuo xây dựng một lý thuyết, theo đó, cùng cách với những stimulateur de pilotage, những giấc mơ của chúng ta đôi khi ném chúng ta vào trong những kịch bản tai họa để chuẩn bị cho chúng ta tốt hơn phản ứng với những tình huống căng thẳng trên thực tế.
Giấc mơ có bảo vệ cho chúng ta không ? Lý thuyết hấp dẫn nhưng hoàn toàn huyễn hoặc theo vài nhà nghiên cứu, đối với họ giấc mơ chỉ là một sản phẩm phụ của giấc ngủ và của tư duy, không có chức năng đặc biệt. Neuropsychiatre Allan Hobson ngay cả tóm tắt chúng vào một épiphénomène và một sản phẩm thuần túy của sự tình cờ. Khi không có những kích thích trong khi ngủ, hoạt động bấp bênh của các neurone của chúng ta sẽ sinh ra những ảo tưởng này và những điều kỳ cục của chúng. Vụ việc được giải quyết ? Chưa phải. Nhà phân tâm học thần kinh từ 10 năm nay bảo vệ một lý thuyết khác : những hình ảnh được sinh ra khi nằm mơ dùng để thỏa mãn nhu cầu hoạt động to lớn của não bộ của chúng ta, đồng thời cho phép những thành phần của nó “souffler”. Cũng hơi giống với việc cha mẹ đặt những đứa con hiếu động trước một DVD để được yên ổn.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

6/ ĐIỀU GÌ LÀM TA BẤT ĐỘNG KHI TA NẰM MƠ ?
Bạn vỗ cánh bay mau trên một phong cảnh và liên kết những nhào lộn trên không chẳng chút khó khăn nào. Nhưng đối với bất cứ ai quan sát bạn vào lúc đó, không thể nghĩ rằng bạn đang bay. Điều đó dễ hiểu bởi vì bạn đang đắm mình trong giấc mơ, và hoàn toàn bất động… Tình trạng mất trương lực này là một trong những điều kiện cần thiết cho giấc mơ. Bằng cách này, não bộ không phải xử lý những thông tin vận động mà nó tạo thành. Như thế, não có thể tiếp tục chế biến giấc mơ, khi biết rằng anh không có nguy cơ “cất cánh bay” qua cửa sổ, vì lẽ anh bị liệt. Sự mất trương lực này là do một sự phong bế của những neurone vận động của tủy sống, những neurone này trực tiếp được nối kết với các cơ vân mà chúng chỉ huy những co bóp. Sự ức chế này được gây nên bởi glycine, một chất dẫn truyền thần kinh (một hợp chất hóa học), được phóng thích trong giấc ngủ nghịch lý bởi những neurone nằm trong não sau, ở đây định vị, ngoài những cơ quan khác, hành tủy (bulbe rachidien) (kiểm soát nhịp tim và hô hấp) và tiểu não, có liên hệ trong sự điều hòa những cử động và sự duy trì trạng thái cân bằng.Cần ghi nhớ rằng những cơ hô hấp, tim và nhãn cầu không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của glycine.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

7/ TA NẰM MƠ VÀO LÚC ĐẦU HAY CUỐI CHU KỲ GIẤC NGỦ ?
Đã một nửa thế kỷ nay các nhà khoa học cố hiểu biết một cách chính xác vào lúc nào các giấc mơ được tạo thành. Nhưng dầu ta đặt vào não các điện cực, ta không thể có một sự chắc chắn. Đó là bởi vì chu kỳ sinh học của các giấc mơ (cũng như sự biến thiên của nồng độ của một kích thích tố) đã không bao giờ được nhận diện..Trong trường hợp như thế, các nhà nghiên cứu chỉ có thể căn cứ trên những ký ức mà những người mơ còn giữ. Thế mà, trong 80% những trường hợp, một người chỉ nhớ về giấc mơ của mình nếu người ta đánh thức người này dậy trong giấc ngủ nghịch lý. Vậy các nhà khoa học trước hết đã kết luận rằng những giấc mơ đặc thù cho giai đoạn nghịch lý này. Ngoại trừ, từ đó, những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng ta cũng mơ trong giấc ngủ chậm, mặc dầu những giấc mộng này ngắn hơn, ít phức tạp hơn và ít tích chứa về mặt cảm xúc hơn những giấc mơ của giấc ngủ nghịch lý. Điều này mở cửa cho tất cả các loại giả thuyết. Một trong những giả thuyết này gợi ý rằng những giấc mơ của chúng ta không được tạo ra khi chung ta ngủ mà vào những lúc tỉnh giấc rất ngắn (microréveil) vài giây xảy ra trong giấc ngủ của chúng ta. Thật vậy, theo neurobiologiste người Pháp Jean-Pol Tassin, những giấc mơ của chúng chỉ có thể được tạo thành khi não có một hoạt động đủ để đạt đến tri giác. Chỉ những giai đoạn thức tỉnh mới cho phép tổ chức thành câu chuyện những hình ảnh tâm trí (images mentales). Quan niệm về những tỉnh giấc rất ngắn (microréveils) vì còn mù mờ, lý thuyết này, cũng như những lý thuyết khác, vẫn khó chứng minh. Trừ phi một ngày nào đó ta có thể thấy những giấc mơ của chúng ta như chụp hình ảnh não…
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

8/ PHẢI CHĂNG NHỮNG ĐIỀU MƠ THẤY ĐẶC THÙ CHO MỖI NGƯỜI.
Dĩ nhiên, những giấc mơ của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhân cách của chúng ta, và cõi vô thức của chúng ta, cũng như bởi vài biến cố đã trải qua hàng ngày, tình trạng stress của chúng ta, những sự kiện mang dấu ấn của đời sống của chúng ta…Tuy vậy, những giấc mơ của chúng ta không phải là một thế giới đặc quyền cho mỗi người. Bằng cớ : vài giấc mơ tái diễn trong population. Trong nhóm 5 giấc mơ thường gặp nhất là sự té ngã, sự bỏ chạy, tình dục, trường học và sự kiện đến trễ. Đến sau đó là vô số kịch bản, từ những kịch bản kỳ cục nhất đến những kịch bản dàn cảnh cái chết của một người thân hay ngay cả chính mình. Đó là kết quả của hai công trình nghiên cứu được tiến hành năm 2003 ở Québec và năm 2004 ở Đức.
KHÁC NHAU TÙY THEO TUỔI TÁC VÀ GIỚI TÍNH
Lạ lùng hơn : tuổi tác và giới tính ảnh hưởng những giấc mơ của chúng ta. Thí dụ các phụ nữ thường hơn nằm mơ thấy rằng họ bị hỏng kỳ thi, đến trễ hẹn hay một người thân đang chết. Người đàn ông thường mơ nhiều hơn về tình dục, mơ rằng họ tìm thấy tiền hay họ có uy quyền tối thượng. Và nếu như, ở năm 7 tuổi, các trẻ em nằm mơ chủ yếu các động vật (đặc biệt những động vật có vú ở các bé gái), bắt đầu từ 15 tuổi, những động vật này chỉ còn chiếm 10% những giấc mộng của chúng.
Tất cả các hình ảnh đều có màu sắc và chúng ta tiến hóa bằng cách sử dụng ngũ quan của chúng ta. Hơn nữa, nội dung của chúng có thể bị ảnh hưởng và diễn biến của chúng có thể bị biến đổi bởi những kích thích của môi trường của chúng ta trong khi chúng ta ngủ : tiếng gà gáy, một tia sáng đi xuyên qua cửa sổ, tiếng động của những công trình trên đường phố…Một thí nghiệm được tiến hành vào cuối những năm 1950 bởi người Mỹ William Dement đã cho thấy rằng sự việc cho một tia nước lạnh cường độ yếu lên sọ của những người ngủ sinh ra trong 40% những trường hợp những giấc mơ về cơn mưa rào hay nước chảy nhỏ giọt ! Trong thời đại của họ, các nhà siêu thực ngủ với lọ hoa đặt trên bàn ngủ để mơ về nó.
Cũng có một giấc mơ thường xảy ra đến độ nó dường như gần như phổ biến : giấc mơ, trong đó người nằm mơ không có khả năng động đậy, cố thoát một người truy đuổi một cách vô ích. Cảm giác liệt này khong hề do tâm lý, nhưng do một sự ức chế vận động, thường gặp trong giai đoạn giấc ngủ nghịch lý, và ngăn cản người nằm mơ động đậy (xem bài số 5). Trong lúc mơ, người nằm mơ ý thức ít hay nhiều tình trạng mất trương lực cơ này và hội nhập nó vào trong kịch bản của mình. Điểm phổ biến cuối cùng, sự vắng mặt thời gian nhìn lại (recul) đối với những biến cố. Nhìn thấy một con voi hồng cỡi trên một con chuột xanh không làm chúng ta ngạc nhiên hơn bay giữa các chim hải âu lớn. Mặc dầu điều đó số thể làm chúng ta khó chịu trong giấc mơ của chúng ta, nhưng chúng ta chấp nhận tình huống này. Cách đình chỉ sự phán đoán này là do một sự giảm hoạt động của những vùng trước trán (région préfrontale) của não, có liên hệ trong sự so sánh và tinh thần phê phán. Như thế, thùy trán (lobe frontal), tham gia vào sự suy nghĩ và cho phép chúng ta ý thức về điều mà chúng ta làm, ít hoạt động hơn nhiều khi chúng ta nằm mơ. Nhưng trong tất cả các trường hợp, có một tính dẻo (plasticité) của những giấc mơ, khác hẳn ý tưởng cho rằng giấc mơ đẩy chúng ta vào trong một thế giới hoàn toàn bị cắt đứt với thực tại.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

9/ SỰ KHÁC NHAU NÀO GIỮA NỖI KHIẾP SỢ VỀ ĐÊM VÀ ÁC MỘNG ?
Mặc dầu, hai giấc ngủ xấu (mauvais rêve) này được liên kết với sự sợ hãi ; nhưng những điểm tương tự dừng lại ở đó. Trước hết, nỗi khiếp sợ về đêm (terreur nocturne) xảy ra chủ yếu ở những trẻ em (khoảng 3%) giữa 3 và 5 tuổi, mặc dầu vài người trưởng thành còn bị cơn khiếp sợ về đêm này. Chủ yếu, cơn khiếp sợ về đêm được biểu hiện bởi một phản ứng đột ngột vào đầu đêm (trong giai đoạn 4 của giấc ngủ chậm sâu, giữa 60 và 90 phút sau thời kỳ thiu ngủ), nói chung được kèm theo bởi một tiếng kêu. Khi đó đứa trẻ ở trong một trạng thái hoảng sợ (état de panique) : ngồi trên giường, các đồng tử giãn nở, hơi thở ngắn và tim đập loạn xạ. Nhưng chú ý, mặc dầu bề ngoài vật lý của nó, đứa bé bị một cơn khiếp sợ về đêm vẫn còn thiu ngủ, khác với cơn ác mộng đánh thức người ngủ dậy ! Ngoài ra, trong trường hợp của một cơn khiếp sợ về đêm, đứa bé không ý thức về điều xảy ra cho nó và nó không có khả năng trả lời bất cứ câu hỏi nào hay lúc thức dậy không thể nhớ cơn gây khiếp sợ này. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên không nên thức đứa bé dậy mà để cho nó yên, đồng thời vuốt ve nó hay nói với nó một cách dịu dàng, để nó tiếp tục đêm ngủ của nó một cách yên tĩnh. Những chức năng sinh lý của những cơn cơn khiếp sợ về đêm này chưa hoàn toàn được nhận diện một cách rõ ràng. Còn về nguyên nhân, chúng có thể do một sự mệt quá mức hay một lo âu có liên quan với những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của đứa bé.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

10/ TẠI SAO TA LÀM ÁC MỘNG ?
Sau cùng các nhà khoa học đã khám phá điều đó : nếu chúng ta làm ác mộng, đó là để điều hòa những sợ hãi thật sự của chúng ta. Và đó không phải là những giấc mơ trở thành xấu, mà là một quá trình não hoàn toàn tách riêng.Tất cả bắt đầu ở hippocampe, một vùng của não được biết về vai trò trung tâm trong trí nhớ. Chính ở đó mà những câu chuyện đáng sợ được xây dựng, xảy ra trong những đêm ngủ của chúng ta.
Một cách cụ thể, hippocampe tập hợp những yêu tố gây âu lo (éléments anxiogènes) phát xuất từ những nỗi sợ hãi đã thật sự trải qua (nỗi lo âu mà bạn cảm thấy khi bạn đi qua cái parking ấy vào ban đêm) với những ký ức không quan trọng (chiếc xe hơi màu hồng luôn luôn đậu cạnh xe của bạn), được đào bới lúc trong đống tạp nhạp của trí nhớ.Một khi kịch bản được thiết đặt, những ký ức này kích hoạt những hạnh nhân (amygadale), nơi của trí nhớ về sự sợ hãi (mémoire de la peur). Vì những lý lẽ đã rõ : hạnh nhân nghĩ là đang sống lại một ký ức nguy hiểm ! Chính vì thế, hạnh nhân khởi phát ở người ngủ những cảm xúc sợ hãi (émotions de peur), điển hình của các ác mộng. Nhưng thường nhất, vỏ não trước trán (cortex préfrontal) can thiệp : sau khi chứng thực những yếu tố vô hại thậm chí kỳ cục được đưa vào trong kịch bản, nó ức chế phản ứng sợ hãi ở hạnh nhân. Kết quả : những ký ức về những sợ hãi giảm bớt. Và đó chính là bí quyết của những ác mộng ! Theo Tore Niesen, neuroscientifique canadien, đã hiệu chính ” modèle neurologique des cauchemars” này, những ác mộng này hoàn thành một chức năng chủ yếu : chức năng viết lại những ký ức về những nỗi sợ hãi gây rối loạn nhất của chúng ta để vô hiệu hóa chúng.
THỨC DẬY DẤU HIỆU MỘT SỰ THẤT BẠI
Nhưng đôi khi cỗ máy hăng tiết lên. Quá nhiều stress bị tích lũy ? Những ký ức quá mạnh mẽ ? Những yếu tố lông bông được đưa vào trong kịch bản (xe hơi màu hồng) không đủ để ngăn chặn sự sợ hãi. Vì vậy, trí nhớ về sự sợ hãi tiếp tuc theo đà. Cho đến khi người ngủ thức dậy trong một trạng thái hoảng sợ. Mọi công tác nhằm dập tắt những sợ hãi bị tiêu diệt. Và có lẽ điều gây ngạc nhiên nhất trong circuit cérébral của những ác mộng của chúng ta : khi chúng đánh thức chúng ta dậy, đó là vì chúng không làm tròn công tác của chúng, công việc biến hóa những nỗi khiếp sợ lớn ban ngày thành những mối khiếp sợ nhỏ ban đêm.
(SCIENCES ET AVENIR AUTOMNE 2015)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(16/1/2017)

Bài này đã được đăng trong Chuyên đề Y Khoa, Thời sự y học. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

3 Responses to Thời sự y học số 419 – BS Nguyễn Văn Thịnh

  1. Pingback: Thời sự y học số 515 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  2. Pingback: Thời sự y học số 605 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

  3. Pingback: Thời sự y học số 611 – BS Nguyễn Văn Thịnh | Tiếng sông Hương

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s